Trung Quốc đang là nhà đầu tư và tài trợ lớn nhất của Campuchia với các dự án trong nhiều lĩnh vực quan trọng.
Ngày 2.4, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kết thúc chuyến thăm 3 ngày
đến Campuchia với cam kết nâng kim ngạch thương mại song phương từ 2,5
tỉ USD (năm 2011) lên 5 tỉ USD trước năm 2017, theo Reuters. Trong các
cuộc hội đàm tại Phnom Penh, ông Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Campuchia Hun
Sen cũng đã thảo luận về vấn đề tranh chấp ở biển Đông. AFP dẫn lời cố
vấn Sri Thamrong của ông Hun Sen nói lập trường của Campuchia là muốn
các bên liên quan giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ ASEAN - Trung
Quốc và không quốc tế hóa vấn đề này. Trước đó, Phnom Penh thông báo
chuyện biển Đông không nằm trong nghị trình của Hội nghị thượng đỉnh
ASEAN diễn ra ngày 3 - 4.4.
Đầu tư toàn diện
Từ năm 1994 đến tháng 6.2011, với mức đầu tư trị giá 8,8 tỉ USD, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Campuchia. Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực như thủy điện, khoáng sản, dệt may, ngân hàng, tài chính, du lịch và nông nghiệp. Hội đồng phát triển Campuchia cũng ước tính đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào nước này trong năm 2011 là 1,19 tỉ USD, nhiều xấp xỉ 10 lần so với Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn là nhà tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất của Campuchia với giá trị hơn 2,1 tỉ USD, chủ yếu là vốn vay ưu đãi để phát triển cầu đường, thủy lợi.
Theo nghiên cứu Cambodia -China Relation: Past, Present and Future của nghiên cứu sinh người Campuchia Phou Sambath tại ĐH Thành Công (Đài Loan), Bắc Kinh đã lập tức viện trợ 6 triệu USD cho Phnom Penh sau khi hai bên nối lại quan hệ chính thức vào năm 1997. Sau đó, Thủ tướng Campuchia Hun Sen ra lệnh đóng cửa Văn phòng liên lạc Đài Loan tại Phnom Penh dù Đài Bắc đang là nhà đầu tư lớn của nước này. Tháng 2.1999, Thủ tướng Hun Sen thăm chính thức Trung Quốc và mang về khoản vay không lãi trị giá 200 triệu USD cùng 18,3 triệu USD viện trợ.
Đến tháng 10.1999, phái đoàn quân sự cấp cao Campuchia đến thăm Trung Quốc và sau đó, một số nguồn tin cho hay, Bắc Kinh đề nghị cung cấp 250 xe tăng, 230 đơn vị pháo binh, 100 xe tải quân sự cùng số lượng lớn súng máy cho Phnom Penh. Tháng 5.2010, Thủ tướng Hun Sen thông báo Trung Quốc hứa viện trợ 257 xe tải quân sự và 50.000 bộ quân phục cho quân đội Campuchia. Tháng 8.2011, Trung Quốc cho Campuchia vay 195 triệu USD để mua trực thăng quân sự Z-9 của nước này, theo Reuters. Bên cạnh đó, hai bên còn tập trận chung và tàu chiến Trung Quốc thường xuyên ghé thăm Campuchia.
Giáo dục và văn hóa cũng là lĩnh vực đầu tư mà Trung Quốc chú trọng nhằm gia tăng “quyền lực mềm” tại Campuchia, theo báo Phnom Penh Post. Năm 2009, Trung Quốc mở Viện Khổng Tử tại Campuchia, tài trợ cho khoảng 75 trường dạy tiếng Hoa tại nước này, đồng thời cũng miễn giảm học phí để sinh viên Campuchia sang du học.
Gây quan ngại
Thời gian qua, các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Campuchia hứng chịu không ít chỉ trích và nghi ngờ. Trong đó, các dự án của doanh nghiệp Trung Quốc mua quyền khai thác bị cáo buộc đe dọa môi trường sinh thái địa phương. Reuters dẫn lời Giám đốc Tổ chức Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quốc gia Campuchia Chut Wutty chỉ ra nhiều bất ổn trong dự án của Công ty bất động sản Thiên Tân. Công ty này thuê vùng đất rộng 340 km2, gần bằng nửa diện tích Singapore, của Công viên quốc gia Botum Sakor ở tỉnh Koh Kong, tây nam Campuchia, trong thời gian 99 năm để biến thành khu nghỉ dưỡng cao cấp. Thời gian thuê quá lâu khiến ông Chut nghi ngờ: “Bạn nghĩ sau 99 năm đất này sẽ được trả lại cho Campuchia và người Trung Quốc sẽ bị đuổi đi? Không đời nào”.
Ngoài ra, người dân thuộc diện giải tỏa còn tố cáo bị chuyển đến vùng tái định cư thiếu nước sạch và không có trường học cũng như chẳng biết làm gì để sống, theo Reuters. Ngược lại, nhà của các kỹ sư Trung Quốc không chỉ khang trang mà còn được binh sĩ Campuchia bảo vệ.
Đập thủy điện Kamchay ở tỉnh Kampot, giáp tỉnh Kiên Giang của Việt Nam, thuộc Công ty Sinohydro (Trung Quốc) và được khởi công vào năm 2007 cũng bị chỉ trích. Trong khi người dân sống gần nhiều dự án khác thiếu công ăn việc làm, thì nhà thầu Trung Quốc lại thuê phần lớn công nhân đến từ nước họ. Vì thế, nhiều người dân vô cùng bất bình. Reuters dẫn lời ông Sem On, một người dân tại thủ đô Phnom Penh, nói: “Họ có tiền nên cũng có quyền”.
Văn Khoa
Hoạt động xây dựng tại Công viên quốc gia Botum Sakor ngày 20.2.2012 - Ảnh: Reuters |
Đầu tư toàn diện
Từ năm 1994 đến tháng 6.2011, với mức đầu tư trị giá 8,8 tỉ USD, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Campuchia. Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực như thủy điện, khoáng sản, dệt may, ngân hàng, tài chính, du lịch và nông nghiệp. Hội đồng phát triển Campuchia cũng ước tính đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào nước này trong năm 2011 là 1,19 tỉ USD, nhiều xấp xỉ 10 lần so với Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn là nhà tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất của Campuchia với giá trị hơn 2,1 tỉ USD, chủ yếu là vốn vay ưu đãi để phát triển cầu đường, thủy lợi.
Theo nghiên cứu Cambodia -China Relation: Past, Present and Future của nghiên cứu sinh người Campuchia Phou Sambath tại ĐH Thành Công (Đài Loan), Bắc Kinh đã lập tức viện trợ 6 triệu USD cho Phnom Penh sau khi hai bên nối lại quan hệ chính thức vào năm 1997. Sau đó, Thủ tướng Campuchia Hun Sen ra lệnh đóng cửa Văn phòng liên lạc Đài Loan tại Phnom Penh dù Đài Bắc đang là nhà đầu tư lớn của nước này. Tháng 2.1999, Thủ tướng Hun Sen thăm chính thức Trung Quốc và mang về khoản vay không lãi trị giá 200 triệu USD cùng 18,3 triệu USD viện trợ.
Đến tháng 10.1999, phái đoàn quân sự cấp cao Campuchia đến thăm Trung Quốc và sau đó, một số nguồn tin cho hay, Bắc Kinh đề nghị cung cấp 250 xe tăng, 230 đơn vị pháo binh, 100 xe tải quân sự cùng số lượng lớn súng máy cho Phnom Penh. Tháng 5.2010, Thủ tướng Hun Sen thông báo Trung Quốc hứa viện trợ 257 xe tải quân sự và 50.000 bộ quân phục cho quân đội Campuchia. Tháng 8.2011, Trung Quốc cho Campuchia vay 195 triệu USD để mua trực thăng quân sự Z-9 của nước này, theo Reuters. Bên cạnh đó, hai bên còn tập trận chung và tàu chiến Trung Quốc thường xuyên ghé thăm Campuchia.
Giáo dục và văn hóa cũng là lĩnh vực đầu tư mà Trung Quốc chú trọng nhằm gia tăng “quyền lực mềm” tại Campuchia, theo báo Phnom Penh Post. Năm 2009, Trung Quốc mở Viện Khổng Tử tại Campuchia, tài trợ cho khoảng 75 trường dạy tiếng Hoa tại nước này, đồng thời cũng miễn giảm học phí để sinh viên Campuchia sang du học.
Gây quan ngại
Thời gian qua, các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Campuchia hứng chịu không ít chỉ trích và nghi ngờ. Trong đó, các dự án của doanh nghiệp Trung Quốc mua quyền khai thác bị cáo buộc đe dọa môi trường sinh thái địa phương. Reuters dẫn lời Giám đốc Tổ chức Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quốc gia Campuchia Chut Wutty chỉ ra nhiều bất ổn trong dự án của Công ty bất động sản Thiên Tân. Công ty này thuê vùng đất rộng 340 km2, gần bằng nửa diện tích Singapore, của Công viên quốc gia Botum Sakor ở tỉnh Koh Kong, tây nam Campuchia, trong thời gian 99 năm để biến thành khu nghỉ dưỡng cao cấp. Thời gian thuê quá lâu khiến ông Chut nghi ngờ: “Bạn nghĩ sau 99 năm đất này sẽ được trả lại cho Campuchia và người Trung Quốc sẽ bị đuổi đi? Không đời nào”.
Ngoài ra, người dân thuộc diện giải tỏa còn tố cáo bị chuyển đến vùng tái định cư thiếu nước sạch và không có trường học cũng như chẳng biết làm gì để sống, theo Reuters. Ngược lại, nhà của các kỹ sư Trung Quốc không chỉ khang trang mà còn được binh sĩ Campuchia bảo vệ.
Đập thủy điện Kamchay ở tỉnh Kampot, giáp tỉnh Kiên Giang của Việt Nam, thuộc Công ty Sinohydro (Trung Quốc) và được khởi công vào năm 2007 cũng bị chỉ trích. Trong khi người dân sống gần nhiều dự án khác thiếu công ăn việc làm, thì nhà thầu Trung Quốc lại thuê phần lớn công nhân đến từ nước họ. Vì thế, nhiều người dân vô cùng bất bình. Reuters dẫn lời ông Sem On, một người dân tại thủ đô Phnom Penh, nói: “Họ có tiền nên cũng có quyền”.
Văn Khoa
Cơ sở vươn ra biển
Nghiên cứu sinh Phou Sambath cho rằng Campuchia có vai
trò lớn trong chiến lược trỗi dậy của Trung Quốc. Trong đó, ông Phou
Sambath nhận định rằng Trung Quốc không ngừng hỗ trợ Campuchia vì muốn
tận dụng vai trò của nước này trong các tổ chức quốc tế, đặc biệt là
ASEAN. Ngoài ra, vị trí địa lý của Campuchia hứa hẹn đem lại nhiều lợi
ích cho Trung Quốc khi các cảng biển ở tỉnh Sihanoukville có thể được
dùng để kiểm soát vịnh Thái Lan và eo biển Malacca. Xa hơn, các cảng
trên còn có thể đóng vai trò bàn đạp tiến ra cả Thái Bình Dương lẫn Ấn
Độ Dương. Thêm vào đó, các căn cứ không quân của Campuchia có thể trở
thành điểm tiếp liệu cho máy bay Trung Quốc hoạt động tại các vùng biển
trên.
Ngô Minh Trí
|
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120402/trung-quoc-dan-sau-tai-campuchia.aspx
Từ khóa