Nằm
lọt trong thung lũng Mường Hoa, bao bọc là những núi cao trên dưới
2.000 mét, bãi đá cổ lớn gợi sự chú ý với nhiều bản khắc phong phú. Có hình vạch tròn khá giống mặt trời, hình nam nữ giao phối, hay những vạch kẻ song song...
Bí ẩn quanh bãi đá cổ Sa Pa
Hai
bãi đá cổ nằm trên địa phận ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van, quanh con
suối Mường Hoa (suối Hoa) trong thung lũng Mường Hoa, cách thị trấn Sa
Pa 7 km theo hướng Đông Nam.
Tại
Hầu Thào, các viên đá tập trung thành hai bãi lớn. Bãi một nằm cạnh bản
Pho - một bản của người H'Mông trên sườn núi sát đường cái - kéo dài
xuống gần lòng suối. Số lượng đá có chạm khắc ở đây không nhiều, nhưng
đều là những khối đá lớn, có khối dài tới 13m. Các bản chạm khắc có quy
mô, mật độ dày, cấu trúc hình khắc phức tạp. Bãi hai nằm giáp ranh biên
giới xã Hầu Thào và Lao Chải, trên con đường mòn từ đường cái qua các
thửa ruộng bậc thang lên bản Hầu Chư Ngài, bản H'Mông trên đỉnh núi, còn
gọi là đường lên Hang đá. Đây là một bãi đá rộng với trên 100 hòn đá có
hình chạm khắc thuộc nhiều loại, có những hình độc bản (chỉ xuất hiện
trên một viên duy nhất). Ở các vùng ngoại vi như khu vực dưới chân Cầu
Mây nổi tiếng của xã Tả Van, hay sang địa phận xã Tả Van và Sử Pán rải
rác có một vài hòn đá đơn lẻ, chạm khắc với hoa văn không khác biệt
nhiều so với hai bãi kể trên.
Nhìn
tổng thể, các hình chạm khắc có thể quy về vài nhóm chính: hình tròn
khắc vạch tương đối giống cấu trúc hoa văn thời kỳ văn hóa Hoa Lộc có
thể dùng để tượng trưng cho mặt trời, hình nam nữ giao phối, nhấn mạnh
vào bộ phận sinh dục, các đường vạch song song tựa như những quẻ Kinh
dịch, ngắn hoặc có thể kéo dài ôm lấy viên đá dường như thể hiện những
cánh đồng, hoặc thửa ruộng bậc thang, các hình vuông, chữ nhật đục chìm
là nhà cửa hoặc tượng trưng cho khu dân cư sinh sống... Đại bộ phận đều
mang đậm dấu ấn của tư duy tạo hình giản đơn và khúc triết, xuất phát từ
những con người nguyên sơ có đời sống gắn bó sâu sắc với tự nhiên.
Đến
nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra những nhận định chính xác về
nguồn gốc hình thành và chủ nhân đích thực của bãi đá này. Theo một số
tài liệu lịch sử và dân tộc học, lịch sử hình thành dân cư vùng thung
lũng Mường Hoa có hai giai đoạn. Giai đoạn sớm cách nay chừng 900 năm,
nơi đây từng là khu vực sinh sống của một xã hội Tày cổ, có tổ chức và
thiết kế hoàn chỉnh, phát triển đời sống vật chất và tinh thần tới trình
độ cao. Sau đó không rõ lý do đã xảy ra một cuộc di cư lớn, toàn bộ
cộng đồng này chuyển đi, bỏ lại thung lũng hoang vắng. Hiện ở Sa Pa vẫn
có một vài nhóm nhỏ người Tày sinh sống tại những vùng đất bằng phẳng
phía nam thuộc các xã Bản Hồ, Thanh Phú, Nậm Sài.
Giai
đoạn muộn chính là sự hình thành của lớp cư dân hiện tại, mà những cư
dân sớm nhất là người H'Mông, đến đây lập nghiệp chừng 300 năm trước.
Vậy xảy ra hai giả thuyết về nguồn gốc hình thành bãi đá, một thuộc về
nhóm cư dân hiện tại, đa sắc tộc và sống rải rác. Một thuộc về nhóm cư
dân cổ mà những hiểu biết về họ còn nhiều mơ hồ, song dường như đây là
một cộng đồng lớn, có tổ chức xã hội và từng đạt đến một trình độ văn
minh nhất định.
Hai
giả thuyết về nguồn gốc hình thành bãi đá, một thuộc về nhóm cư dân
hiện đại, đa sắc tộc và sống rải rác. Một thuộc về nhóm cư dân Tày cổ mà
những hiểu biết về họ còn nhiều mơ hồ, song dường như đây là một cộng
đồng sống lớn, có tổ chức xã hội và từng đạt đến một trình độ văn minh
nhất định.
Dựa
vào giả thuyết về nguồn gốc hình thành bãi đá trên, ta có thể tạm phân
chia nội dung nội dung các bức chạm khắc thành hai loại ý nghĩa. Loại một có nội dung mang ý nghĩa tôn giáo hoặc dùng trong những hoạt động có tính tôn giáo, thể hiện những ý thức sơ khai đầu tiên về tự nhiên và con người.
Đó là những bức chạm đơn giản trên những viên đá kích thước nhỏ và vừa,
mỗi bức là một hoặc vài hình chạm đặt cạnh nhau. Như tổ hợp các đường
vạch song song; tổ hợp vạch song song và hình tròn; hình người, các
đường song song và hình tròn. Tương ứng với đó có thể hiểu là theo từng
nội dung là mặt trời- ruộng đất, con người-ruộng đất, mặt trời-ruộng
đất-con người. Những môtíp này có ý nghĩa không xa lạ với các biểu tượng
tôn giáo thường gặp ở các dân tộc sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp
tôn thờ tự nhiên, hay các ý niệm tôn giáo sơ khởi đầu tiên của con người
như thờ mặt trời, bái phật giáo... Chủ nhân của chúng là những cộng
đồng tôn giáo nhỏ, sống thành từng nhóm nhỏ phân tán, chưa hình thành
cộng đồng lớn với lối sống quần cư.
Ở
các viên đá lớn có diện tích chạm khắc dày đặc, các môtíp không thay
đổi nhưng có tần số xuất hiện nhiều lần trên một bức chạm và được sắp
đặt theo những kết cấu phức tạp, không còn đơn giản là đặt các hình cạnh
nhau một cách vô thức mà tuân theo những cấu trúc, sắp xếp có chủ ý.
Bức chạm khắc có hình dạng tựa như là một tấm bản đồ mô tả về một vùng
đất với đồng ruộng là những nhóm đường vạch song song, nối liền hoặc
được liên kết với nhau bằng các đường vạch dài có thể hiểu là đường đi
hoặc các dòng suối, nhà cửa hay khu dân cư là những nhóm hình vuông hay
chữ nhật đúc chìm. Ta xếp các viên đá này vào loại hai, nội dung mang ý nghĩa hành chính, là các bản đồ phân chia khu vực, hay những quy ước phân định đất đai
- một loại hương ước về lãnh thổ tương tự tục lệ của người Việt dưới
đồng bằng. Các bức chạm này do đó sẽ gắn với những ý thức hệ phức tạp
hơn, có sự phát triển phong phú và tích lũy lâu dài về tư duy nhận thức.
Nó thuộc về một cộng đồng lớn, có lối sống quần cư, bắt đầu dư thừa của
cải vật chất và hình thành tổ chức xã hội.
Như
vậy ta lại có thể nhìn nhận mối liên hệ giữa hai dòng ý nghĩa của các
hình chạm theo hai hướng: một là sự phát triển tư duy nhận thức từ thấp
đến cao, dẫn đến hình chạm từ đơn giản phát triển thành phức tạp; hai là
sự phân chia theo mục đích sử dụng, một để phục vụ cho nhu cầu tôn
giáo, một là những quy ước mang tính hành chính xã hội.
Trong
vùng hiện vẫn còn lưu truyền một truyền thuyết của người H'Mông về sự
xuất hiện của bãi đá đồ sộ này. Việc đặt ra những câu chuyện huyền
thoại, cổ tích về những điều mình chưa hiểu được là một thói quen thường
thấy ở các xã hội thị tộc cổ, và chỉ chứng tỏ một điều là những hiện
vật ấy có trước, và có lẽ đã tồn tại rất lâu trước khi xuất hiện truyền
thuyết, cụ thể hơn là trước khi những người H'Mông đặt chân lên đất
Mường Hoa. Và giả thuyết cho rằng nguồn gốc của các bức chạm cổ trên đá
thuộc về cộng đồng người Tày có thời gian cư trú tại Mường Hoa cách đây
trên 900 năm trở nên có cơ sở hơn.
Cần
lưu ý một điều là thói quen sống của hai tộc người là hoàn toàn khác
nhau. Người H'Mông đến cư trú tại Sa Pa và vùng thung lũng Mường Hoa này
bằng con đường vượt qua các đỉnh núi của dãy Hoàng Liên Sơn như trong
câu chuyện truyền thuyết trên. Họ định cư trên các đỉnh cao, chiếm giữ
nguồn nước và lan dần xuống thấp nhưng không bao giờ xuống quá sườn núi.
Thói quen sống của người Tày ở miền núi là bám vào những vùng thung
lũng tương đối bằng phẳng, gần những nguồn nước lớn có thể canh tác
trồng trọt dễ dàng. Con đường vào thung lũng Mường Hoa của họ có lẽ là
men theo suối Hoa, tìm chỗ định cư ở những dải đất bằng phẳng hai bên
bờ. Khi hình thành một cộng đồng lớn, họ sống lan tỏa ra khắp lòng thung
lũng, vươn dần lên những khu đất phẳng trên cao. Địa thế khu vực bãi đá
chạm khắc so với lòng thung lũng là con suối Hoa cũng không quá cao,
chỉ lưng chừng ven sườn các ngọn núi và rải xuống gần sát bờ suối. Đó là
khu vực sinh sống quen thuộc của người Tày. Thêm một cơ sở nữa để có
thể giải thích nguồn gốc của bãi đá nghiêng về giả thuyết thứ nhất.
Tuy
nhiên, đây vẫn chỉ là những phỏng đoán mang tính chủ quan. Bãi đá cổ
vẫn còn những bí ẩn chưa thể khai phá khi sợi dây liên hệ giữa quá khứ
và hiện tại mơ hồ, khó hiểu như chính bản thân nó vậy.
Truy tìm nguồn gốc bãi đá cổ Sapa
Những
bí ẩn về bãi đá cổ nổi tiếng ở Sapa đang có cơ hội hé mở khi lần đầu
tiên, toàn bộ hoa văn của hơn 200 viên đá đã được in dập lại và được
nghiên cứu theo công nghệ hiện đại.
Nhà khoa học người Pháp Phillipe Le Failler và các cộng sự Việt Nam đang gấp rút thực hiện công việc này, trước tình trạng bãi đá cổ Sapa có thể bị biến dạng bởi tác động của thiên nhiên và con người.
Nhà khoa học người Pháp Phillipe Le Failler và các cộng sự Việt Nam đang gấp rút thực hiện công việc này, trước tình trạng bãi đá cổ Sapa có thể bị biến dạng bởi tác động của thiên nhiên và con người.
Tại thung lũng Mường Hoa, với diện tích khoảng 8 km2, nơi đây có những bãi đá cổ vốn rất nổi tiếng. Các
nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu nét hoa văn đặc biệt trên các
viên đá cổ. Phillipe Le Failler - chuyên gia hàng đầu của Viện Viễn đông
Bác Cổ, cùng một số cộng sự người Việt Nam đang dập để lấy mẫu hoa văn
trên các tảng đá. Dụng cụ là chuối quả, giấy bản, mực in và máy định vị.
Viên
đá có tên HT4, còn gọi là Hòn đá Bố, nằm trên địa phận xã Hầu Thào,
huyện Sapa, là một trong những viên đá cuối cùng Phillipe dập lấy mẫu. Sau
7 tháng làm việc, tính đến nay, nhóm nghiên cứu của Phillipe đã dập
được toàn bộ gần 200 viên đá, với tổng cộng 3000 bản dập. Tất cả những
bản dập này cũng như những dữ liệu định vị của các viên đá sẽ được nhập
vào máy tính, sắp xếp, tính toán số lượng, sự lặp lại của các mẫu hoa
văn,... làm cơ sở để giải mã về các hoa văn, hình vẽ bí ẩn.
Theo
Phillipe Le Failler, Viện Viễn đông Bác Cổ: "Công việc nghiên cứu cho
những kết luận ban đầu, có thể là một bản đồ, một bài cúng,..."
Bí ẩn của những hoa văn này đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ rất lâu. Ngay
từ năm 1925, giáo sư Pháp Victor Goloubev đã đưa ra những giả thuyết
giải thích về các hoa văn này. Những hoa văn lạ, đẹp và nhiều hình dạng:
bậc thang, hình người, con đường, chữ viết... và nhiều hình bí ẩn khác.
Thế nhưng, bãi đá cổ đang có nguy cơ bị biến dạng. Một số họa tiết bị
mờ vì mưa nắng bào mòn. Một số bị biến dạng do chính những hình khắc
mới.
Mới
đây người ta lại phát hiện thêm những bãi đá cổ tương tự ở xã Tả Phìn
(Lào Cai) và Vị Xuyên (Hà Giang), cùng với những hoa văn và cách bài trí
bí ẩn. Phillipe
Le Failler dự định sẽ tiến hành dập lấy mẫu tiếp những bãi đá này. Và
khi công việc hoàn thành, ông sẽ có trong tay hệ thống toàn bộ các mẫu
hoa văn của các bãi đá cổ được phát hiện tại Việt Nam. Cùng với việc cập
nhật dữ liệu thông tin và nghiên cứu trên máy tính, Phillipe tin rằng
bí ẩn mà người xưa gửi gắm trên những viên đá này chắc chắn sẽ được giải
mã trong tương lai không xa.
Khám phá Bãi đá cổ Sapa giữa lòng Hà Nội
Lần
đầu tiên, sáu phiến đá với hình khắc giống hệt những phiến đá cổ Sapa,
một trong rất nhiều tư liệu quý về Bãi đá cổ, đã được trưng bày tại Bảo
tàng sân trường ĐH Mỹ thuật và Viet Art Centre (Trung tâm nghệ thuật
Việt) từ ngày 15 đến 30-9-2006.
Được
biết, từ năm 2003 trở lại đây, trường Đại Học Mỹ thuật Hà Nội đã tiến
hành khảo sát và làm được trên 150 bản rập cỡ lớn, chụp nhiều ảnh tư
liệu về Bãi đá cổ. Các tư liệu này đã được phân loại theo mô-tip khác
nhau.
Chính
những hình khắc đầy ngẫu hứng mang tính nghệ thuật khác biệt, sự bí ẩn
về ý nghĩa và những người kiến tạo ra chúng đã thôi thúc những nhà khoa
học của Viện Mỹ thuật quyết định trưng bày tư liệu tổng quan về bãi đá.
Qua
gần một thế kỷ được phát hiện, nhiều nhà nghiên cứu đã đến Sapa tìm
hiểu nhưng những bí ẩn về các phiến đá cổ tại đây, bởi lẽ các hình khắc
trên phiến đá cũng như "những nhà nghệ thuật kiến tạo nên nó" vẫn còn là
điều tranh cãi chưa có hồi kết.
Theo
họ, việc công khai những phiến đá cổ sẽ giúp công chúng hình dung rõ về
những bãi đá còn nhiều bí ẩn và gợi mở các vấn đề nghiên cứu có liên
quan cho các nhà khoa học. Đồng
thời, những hoạt động khoa học như thế này sẽ giúp những người trực
tiếp tham gia nghiên cứu nhận được nhiều ý kiến đóng góp tích cực đối
với việc tìm hiểu nghệ thuật chạm khắc bãi đá cổ Sapa.
Song
song với hoạt động triển lãm, trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (Viện Mỹ
thuật) còn kết hợp với Sở Văn hoá Thông tin Lào Cai, Trung tâm Tiền sử
Đông Nam và Trung tâm nghệ thuật Việt tổ chức cuộc toạ đàm khoa học bàn
về các vấn đề có liên quan đến Bãi đá cổ. Tại Viet Art Centre (Trung tâm
nghệ thuật Việt) diễn ra ba buổi sinh hoạt học thuật do Tiến sĩ Nguyễn
Việt - Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á làm chủ tọa. Chủ đề chính
của chương trình bao gồm các vấn đề cơ bản như: "Các hình khắc trên đá ở Sapa: Khai quật, điều tra khảo cổ học, điều tra dân tộc, địa lý nhân văn", "Phân loại kỹ thuật khắc đá: Phân loại nội dung và thử giải thích nội dung" và cuối cùng là "Lịch sử khắc đá Thế giới và Việt Nam, cơ sở, nhận thức về bãi đá Sapa". Khách mời của tọa đàm gồm có các nhà sử học, khảo cổ học, địa chất học, dân tộc học và nghệ thuật học...
Mục
đích của chương trình khoa học này là cố gắng liên kết các giả thiết
nhằm tìm ra quan điểm chung về chủ nhân, nội dung và các phương pháp bảo
tồn hiệu quả Bãi đá cổ.
Nguồn: Dân Trí, Tia Sáng, vtv.vn, vnexpress.net, www.vtc.vn (2004, 2006)