Khối C thất thế vì sao?
Dư luận đang lo lắng về việc rớt giá thê thảm của khối C. Khối C bị sĩ tử từ chối, xã hội quay lưng… đằng sau đó có những hệ lụy gì? Giáo sư Phong Lê - nguyên Viện trưởng Viện Văn học có bài viết phân tích nguyên nhân của hiện tượng này.
Là
người có thâm niên hơn 30 năm làm thầy trên nhiều bục giảng, với giáo
sư Phong Lê - nguyên Viện trưởng Viện Văn học, chuyện học văn- dạy văn
và sự quay lưng với khối C cũng đang là mối bận tâm lớn ở ông.
Giáo sư Phong Lê.
|
Khối C thất thế, suy thoái các giá trị nhân văn
Theo như công bố của các báo, số lượng thí sinh ở Hà Nội đăng kí thi
khối C là 4,44% ở TPHCM có 1,4%, cả nước con số cũng không được 5%. Con
số này cho thấy tình cảnh "thê lương" của khối C khiến cho nhiều người,
nhất là những người làm trong các ngành Khoa học nhân văn sẽ phải nghĩ
rất nhiều. Việc đi tìm nguyên cớ không khó, ai cũng có thể thấy được
nguyên cớ, nhưng quan trọng là giải pháp. Đây không phải là sự đột biến
mà nó thể hiện xu hướng đã thấy từ nhiều năm trở lại đây, năm sau lại
thấp hơn năm trước, điều đó nghiêm trọng và đáng lo hơn rất nhiều.
Đăng kí khối C quá ít, càng ngày càng ít, mà ra trường vẫn không có
việc làm - đó là điều trớ trêu, muốn có một chỗ làm (có thể là trái
nghề) phải chạy nhiều chục, hàng trăm triệu đồng!...
Sự thất thế của khối C theo tôi cục diện này chưa phải là đã đến đáy
nhưng cái đáy đó ai cũng đã nhìn thấy. Đừng chờ đến đáy mới giải quyết
vấn đề. Bởi điều này về sâu xa báo hiệu sự suy giảm rất khủng khiếp về
giá trị nhân văn. Để đào tạo nên một con người cần cung cấp tri thức
khoa học và tri thức về xã hội, đây là hai yếu tố căn cốt. Hiện nay có
xu hướng lao vào tri thức thực dụng với sự lên ngôi của các ngành học
như Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Ngoại ngữ... Những nghề nghiệp nhanh
chóng sinh lãi. Điều này, nhất thời tạo ra sự sung mãn của xã hội nhưng
con người ngày càng trở nên cằn cỗi. Chạy đua làm tiền rồi chạy đua tiêu
tiền nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất: xây nhà to, mua xe đẹp...
còn nhu cầu tinh thần thì ngày càng co hẹp, teo tóp…Một tập thơ in ra
chỉ khoảng 300-500 bản. Tác giả bỏ tiền in rồi lại ôm về nhà đem đi
tặng. Tiểu thuyết cũng chỉ khoảng 1.000 bản. Sách nghiên cứu cũng chỉ có
thế. Một con số để thử suy nghĩ, cuốn sách đầu tiên của tôi in năm 1972
với số lượng 1 vạn 200 nghìn bản, khi đó dân số miền Bắc là 20 triệu
người. Bây giờ dân số là ngót 90 triệu nhưng sách chỉ 1.000 bản một tựa
mà cũng rất khó bán. Một cuốn sách ra đời hầu hết là rơi vào im lặng may
ra có một bài điểm sách, còn một ca sĩ cỡ diva hát sai ca từ thì nóng
ran khắp các trang báo. Tất nhiên chẳng nên trách một cá nhân nào, nhưng
những nghịch lí, hoặc trái khoáy như vậy, nó báo hiệu trạng thái bất
thường, hoặc bệnh hoạn của xã hội.
Ở Hàn Quốc, lương giáo sư từ 5.000 đô la trở lên, lương giáo sư ở
Việt Nam chỉ khoảng 300 đô la. Sự so sánh không phải là 300 đô với 5.000
đô mà là ở thu nhập đó so với bình quân thu nhập quốc dân. Lương giáo
sư ở Việt Nam như thế thì làm sao thu hút được người tài theo học. Cha
mẹ các em cũng như các em sẽ hướng đến các ngành học ra trường dễ xin
việc, việc có lương cao. Thị hiếu của xã hội coi nhẹ tri thức khoa học
xã hội điều này rất nguy hiểm, nó lí giải phần nào sự cằn cỗi về đời
sống của con người ngày hôm nay.
Phải có nền tảng tinh thần và đạo lí để tạo nên nền móng cho sự giàu
có, phải có nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Chúng ta muốn có những
Bill Gate nhưng phải vô cùng giàu có về nhân văn chứ không phải chỉ của
cải vật chất. Bill Gate cũng như nhiều tỉ phú khác dành phần lớn tài sản
của mình làm từ thiện chứ không phải dành cho con để con phải đi chính
đôi chân của mình. Đó là cách nghĩ rất văn minh, cách nghĩ rất có tri
thức cả về khoa học lẫn nhân học của người giàu thế giới.
Khối C thất thế vì sao?
Khối C tụt giảm theo tôi có hai lí do. Lí do trước hết là thuộc xã
hội, khối C ra trường khó kiếm việc, kiếm được việc thì cũng lay lắt.
Tôi nghe có chuyện cô giáo dạy văn có bằng thạc sĩ muốn xin được việc
giáo viên dạy cấp 3 phải mất cả trăm triệu đồng. Lấy đâu ra từng ấy tiền
để xin việc, xin được việc thì bao giờ mới kiếm đủ từng đó tiền để bù
lại.
Nhưng còn có một nguyên nhân nữa thuộc về ngành giáo dục. Từ lâu lắm
rồi, qua các kết quả thi cử mới thấy việc học khối C thật thảm hại. Bởi
chỉ cần thuộc bài, và làm theo văn mẫu. Có cần gì đến thông minh, sáng
tạo hoặc sự giàu có về cảm xúc, tâm hồn.
Sách giáo khoa thì vẫn chỉ là những bổn cũ soạn lại, lặp đi lặp lại
năm này qua năm khác, trong khi thực tiễn đời sống, và sáng tạo văn
chương luôn luôn thay đổi khiến cho những ai yêu văn, thích văn có hứng
thú học văn đều phát ớn
Việc đào tạo giáo viên dạy văn lại quá dễ dãi. Ở Pháp, trường Sư phạm
là ngôi trường vinh quang nhất, ai được học ở đó đều rất vinh dự và tự
hào, tấm bằng sư phạm là một bảo đảm về chất lượng. Còn ở ta, một thời
truyền tụng rằng “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Điều này để lại
di chứng mà hiện nay chúng ta đã, đang và sẽ phải chịu hậu quả.
Trong nhà trường còn nhiều hiện tượng đáng buồn khác để dẫn đến sự
suy thoái của khối C. Học sinh giỏi toán mới học được làm giáo viên
toán, giỏi vật lí mới học thành thầy dạy vật lí… còn các môn khoa học xã
hội không phải lúc nào cũng thu hút được người học giỏi bộ môn đó theo
học để thành thầy. Tôi là sinh viên khoá đầu tiên của khoa Văn Đại học
Tổng hợp trước đây (nay là Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn). Ngay
từ hồi đó tôi đã nhận thấy vào học văn có hai loại: một là rất giỏi và
yêu thích môn văn chỉ thích học văn chứ không thích học gì khác. Một
loại là khó theo được các môn khác thì học văn.
Đến bây giờ vẫn vậy. Không học được toán- lí- hoá, không học được
khối B, khối D, không có năng khiếu để thi khối V… thì mới tính đến việc
cố gắng học thuộc lòng để theo khối C. Nguy hại hơn ngay cả các em giỏi
văn giờ cũng không muốn theo học khối C nữa vì sợ bị đánh đồng với đa
số còn lại, nếu theo học khối C thì cũng chỉ hướng tới các ngành thời
thượng như báo chí, quan hệ công chúng… chứ không mặn mà với khoa học
nhân văn.
Đầu vào như vậy, nên đầu ra giáo viên dạy Văn rất thấp. Cả về tri
thức lẫn khả năng sư phạm. Tôi vẫn còn nhớ như in thầy cô giáo dạy Văn
của mình, những người giống như thầy phù thuỷ có thể mê hoặc, quyến rũ
học trò bằng tình yêu đối với văn học, nhiệt tình với bài giảng và học
trò. Những thầy cô như vậy ngày càng vắng bóng trên bục giảng.
Thêm vào đó, chương trình giáo khoa lại quá nặng. Từ cấp I lớp 1 các
em đã phải mang vác một chiếc ba lô nặng trịch khoảng dăm cân. Chỉ nghĩ
đến đã sợ làm gì còn niềm vui với học tập với sách vở. Chương trình dạy -
học văn của chúng ta quá đơn điệu, nhàm chán. Hàng chục năm nay vẫn
những đoạn trích đó, những bài văn mẫu đó trong khi thời đại đã thay
đổi, văn chương cũng khác, tác phẩm cũng nhiều...
5, 10, 15 năm nuôi dưỡng học sinh trong bầu không khí cực nhọc, khổ
sở của văn chương như vậy thì học sinh muốn yêu môn Văn cũng khó.
“Cát sê của một ca sĩ teen hiện nay
cũng đã vào khoảng 15-20 triệu đồng/sô (hát 2-3 ca khúc), ca sĩ trẻ hay
ca sĩ hạng B’ đã 25-30 triệu đồng/sô, ca sĩ hạng B là 30-40 triệu
đồng/sô, và ca sĩ hạng A thì từ 45-60 triệu đồng/sô (ngay cả thí sinh
vừa thắng giải nhất VN Idol cũng đã đề nghị 2.000 USD/sô). Riêng các
diva, ngôi sao ca nhạc thì dao động từ 5.000-10.000 USD/sô… Chương trình
Dạ Tiệc Trắng của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, với giá vé lên đến 4 triệu
đồng…” (Tuổi trẻ, 5/5/2011).
Bỏ ra 4 triệu đồng để có một vé vào nhà hát - cho những ai có nhiều
tiền, đó là điều hiểu được. Nhưng hẳn là không bình thường khi món tiền
đó cao hơn lương hưu của một giáo sư. Mà tôi tin là trong số những người
hào phóng vào nhà hát có người lại rất ngại hoặc không bao giờ nghĩ đến
việc bỏ ra dăm bảy chục nghìn để mua một quyển sách, dù nó là kết quả
lao động nhiều năm của tác giả là nhà văn hay nhà khoa học có tiếng.
Nhuận bút đương trả cho các tác phẩm trên chắc cũng chỉ nhỉnh hơn giá vé
xem một đêm diễn.
Giải pháp nào cho hiện trạng sĩ tử từ chối khối C?
Muốn chấn hưng được thì không chỉ báo động suông mà phải có chính
sách cần từ 5 đến 10 năm may ra mới có sự thay đổi. Còn về lâu dài phải
dựa vào cả một nền tảng giáo dục gồm gia đình, nhà trường và xã hội. Mỗi
đứa trẻ phải được sự giáo dục từ chính bố mẹ, coi tri thức khoa học
nhân văn như của cải tinh thần, không cứ muốn theo đuổi các ngành xã hội
nhân văn mới học văn. Điều này thì phải mấy thế hệ mới có thể cải thiện
được.
Con người không được nuôi dưỡng về tâm hồn thì cái ác sẽ nảy sinh.
Không có tri thức tâm hồn chỉ có thể tạo nên một thứ giàu xổi, một thứ
giàu bất chấp tất cả buôn gian bán lận, không từ một thủ đoạn nào để
kiếm lợi cho mình. Từ gia đình đến nhà trường, rộng ra là xã hội đều
đang bị nhiễm độc bởi sự ngự trị của xu hướng làm tiền, kiếm tiền.
Khi một tội ác diễn ra, về sâu xa căn nguyên là giáo dục và đời sống
tinh thần. Giáo dục từ gốc là gia đình rồi nhà trường và xã hội. Đời
sống tinh thần là các giá trị nhân văn do con người tạo ra và cho con
người hưởng thụ. Trong gia đình, giáo dục đã mất gốc, các nền nếp xưa
không còn giữ lại được, đầy rẫy những chuyện thường luân bại lý như con
giết cha, vợ giết chồng, anh giết em… Nhà trường thì bỏ lửng, thầy cô
lên lớp trống hết giờ là thôi. Xã hội thì không có các biện pháp, chính
sách kiềm chế sự phát triển nóng của cái thời thượng, đặt các giá trị về
đúng chỗ. Đời sống văn hoá tinh thần bị nhiễm độc, các giá trị bị đảo
lộn. Cái thời thượng lên ngôi, cái nền tảng bị bỏ qua, bỏ quên.
Tri thức khoa học và tri thức tâm hồn đó là đôi cánh nâng đỡ con
người. Nhưng mải mê chạy theo thời thượng, chúng ta đã bỏ quên đã coi
nhẹ. “Cầm vàng mà lội qua sông” cái mất đi không thể khôi phục trong một
sớm một chiều. Đó là tình cảnh bi kịch của đời sống hôm nay.
Quay lưng với khối C - đứng về lâu dài, và ở tầm bao quát, đó là sự
quay lưng với các giá trị làm người (tâm hồn, nhân cách), là sự coi rẻ
hoặc gạch bỏ các giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc và nhân loại.
Hãy nhìn vào những tội ác diễn ra trên khắp mặt đời sống hôm nay, tìm
đến nguyên nhân sâu xa của nó - chính là sự bỏ quên hoặc coi nhẹ này và
như vậy- nếu để kéo quá dài mà không có cách xoay chiều để “chấn hưng”
khối C thì sẽ là một thương tổn lớn cho cả một hoặc nhiều thế hệ.
Mỗi cá nhân, từng gia đình và xã hội phải lường trước hậu quả đó.
Theo: http://kienthucngaynay.vn
Giáng Ngọc (ghi) (Theo http://dantri.com.vn)
Cà phê pha loãng
TT - Thu nhập cầu thủ VN liệu có quá cao? Chất lượng
bóng đá VN có phải đang đi xuống? Đó là hai câu hỏi đặt ra cho câu
chuyện “Nghịch lý bóng đá VN: thu nhập cao, chất lượng thấp!”...
Lượng khán giả bình quân trong một trận đấu ở V-League liên tục giảm - Đồ họa: Vĩ Cường
|
>> Nền bóng đá ảo>> Giá ảo không có lợi cho bóng đá VN>> Bóng đá Việt Nam:Thu nhập cao, chất lượng thấp!
Không chỉ ta, mà Tây cũng choáng khi nghe thu nhập của
giới cầu thủ. Ngay Mario Goetze, ngôi sao bóng đá 19 tuổi của Đức, khi
nhận lương 1 triệu euro/năm đã phải thốt lên: “Tại sao đôi chân lại làm
ra nhiều tiền hơn bộ óc?”! Đơn giản bởi bố Mario là một chuyên gia máy
tính nhưng thu nhập không bằng 1/10 con trai mới vào nghề đá bóng.
Thu nhập cầu thủ VN cao hay thấp?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, một giáo sư vật lý hàng
đầu VN có gần 100 bài viết đăng trên những tạp chí chuyên ngành nổi
tiếng thế giới có lương 6,5 triệu đồng/tháng. Cộng thêm cả tiền nghiên
cứu mỗi năm được vài chục triệu, bình quân thu nhập 10 triệu đồng/tháng.
Trong 10 năm lao động của giáo sư, ông được 1,2 tỉ đồng.
Trong khi đó, 10 năm đá bóng của Việt Thắng giúp cầu
thủ này kiếm khoảng 10 tỉ đồng tiền lương, thưởng và thực hiện khoảng ba
lần chuyển nhượng cũng kiếm được thêm khoảng 20 tỉ đồng. Trên cơ sở
tính là 10 năm lao động, thu nhập của ông giáo sư chỉ bằng 1/16 cầu thủ.
Còn nếu tính theo tuổi thọ nghề nghiệp, một đời nghiên cứu của ông giáo
sư (30 năm) cũng chỉ xấp xỉ 1/10 thu nhập của Việt Thắng làm 10 năm!
Tuy nhiên, tỉ lệ ấy không phải là cao nếu so sánh với
nước ngoài. Cụ thể đại học Princeton, Mỹ đã trả cho GS Ngô Bảo Châu
khoảng 300.000 USD/năm. Trong khi đó, tiền lương Barcelona trả cho Messi
là 15 triệu USD/năm. Tỉ lệ là 1/50! Cứ cho là GS Ngô Bảo Châu bền bỉ
làm việc cho Princeton được 20 năm thì thu nhập của ông cũng chỉ bằng
1/25 Messi đá bóng trong 10 năm.
Nhưng ở nước ngoài thường người ta chẳng quan tâm đến
sự chênh lệch đó. Một số vị giáo sư từng làm việc ở nước ngoài đều cười
rất vui và nói: “Chúng tôi làm toán, nghiên cứu vật lý chẳng ai xem cả.
Chứ Messi, Beckham đá bóng thì khối người xem”! Như vậy xét về tỉ lệ
chênh lệch, thu nhập của cầu thủ VN vẫn còn thấp so với cầu thủ nước
ngoài.
Thật ra, câu chuyện thu nhập của cầu thủ VN thường bị
mọi người săm soi với vẻ không hài lòng bởi hai lý do: 1-Mặt bằng thu
nhập của lao động VN còn quá thấp. Một công nhân chỉ có 2 triệu
đồng/tháng, còn anh đá bóng thì cả trăm triệu đồng. 2-Ở nước ngoài không
ai so bì với Messi vì khi anh chơi bóng, khán đài mấy chục ngàn chỗ
ngồi đều kín mít. Thậm chí cả tỉ người trên hành tinh này còn dán mắt
vào màn hình theo dõi anh. Còn cầu thủ VN thì sao?
Giá cả và chất lượng
Cầu thủ VN thu nhập cả trăm triệu đồng/tháng nhưng nếu
sân bóng đông khán giả, truyền hình tranh nhau mua bản quyền để phục vụ
nhu cầu của người hâm mộ thì không nói làm gì. Đằng này sân bóng ngày
mỗi vắng mà thu nhập cầu thủ ngày một cao mới là chuyện nghịch lý.
Theo số liệu của Liên đoàn Bóng đá VN (VFF), lượng khán
giả đến sân trong ba mùa bóng gần đây đã đi xuống. Cụ thể, năm 2009 số
khán giả bình quân đến sân xem một trận đấu V-League là 10.326 người.
Năm 2010 con số này giảm còn 8.297 người, và năm nay là 7.395 người!
Khán giả bỏ sân bởi sau một thời gian bóng đá khá sạch
nhờ vụ công an mở chiến dịch trị cầu thủ, trọng tài (năm 2005), thì nay
bóng ma tiêu cực đang có chiều hướng phát triển mạnh trở lại. Bên cạnh
đó, chất lượng cầu thủ cũng không được nâng lên bởi nhiều đội bóng chỉ
vung tiền để hái quả mà không muốn trồng cây! Tại AFF Cup 2010, chỉ cần
vắng Công Vinh, Việt Thắng là ông Calisto “hết phép”. Rồi bây giờ đến
ông Goetz cũng lại chỉ có ngần ấy tên cầu thủ để lựa chọn mà thôi.
Đã có người ví bóng đá VN hiện tại giống như pha cà
phê: chỉ có một lượng cà phê đủ để pha mười phin nhưng có đến 14 người
uống nên đành phải nhâm nhi cà phê nước dão vậy! Tương tự, lượng cầu thủ
VN đủ chuẩn để chơi V-League chỉ đủ cung ứng cho 10 đội nhưng chúng ta
có đến 14 đội nên mới xảy ra tình trạng các đại gia lôi kéo cầu thủ
giỏi, tạo nên những vụ chuyển nhượng vượt quá giá trị thật của cầu thủ.
Đến giờ trình độ bóng đá VN vẫn chưa thể bằng Thái Lan, nhưng thu nhập của cầu thủ VN thì vượt xa cầu thủ Thái Lan!
HUY THỌ
http://thethao.tuoitre.vn/The-thao/453121/Ca-phe-pha-loang.html
Thu
nhập của các VĐV bóng đá VN trước giờ vẫn được coi là cao nhất, nhưng
tiền thưởng mà Lê Quang Liêm đang có được đã đưa anh lên hàng số 1.
Như Thành, Công Vinh rất cao
Cách đây khoảng 9 năm, khi còn khoác áo cầu thủ, Lê Huỳnh Đức có thu nhập cao nhất làng bóng Việt với khoản thu cả mùa vào khoảng 200 triệu đồng. Đó chỉ là “muỗi” so với mức thu nhập của cầu thủ hiện tại. Cầu thủ nào đang giữ kỷ lục về mức thu của cả mùa? Chúng tôi đã hỏi một số HLV thì khá ngạc nhiên khi đội bóng có tiếng được thưởng “khủng” như Hà Nội T&T lại chỉ có cầu thủ đứng thứ 2. Cao nhất thuộc về cầu thủ (loại 1) của The Vissai Ninh Bình (NB). Theo HLV Nguyễn Văn Sỹ, trung vệ Như Thành được trả lương 80 triệu đồng/tháng. Trừ tháng 9 chỉ được nhận 75% vì đội tạm nghỉ sau V-League, Thành nhận lương cả năm là 935 triệu đồng. NB cả mùa thắng 11 trận, trong đó 4 trận thắng được thưởng 500 triệu đồng, cầu thủ loại 1 như Thành được nhận 20 triệu đồng/trận. 7 trận thắng được thưởng 1 tỉ, Như Thành được chia 40 triệu đồng. 6 trận hòa được thưởng 10 triệu đồng/trận. Như vậy, cộng cả lương, thưởng, thu nhập của Thành trong năm 2011 đến nay đã là hơn 1,3 tỉ đồng.
Trở lại với CLB Hà Nội T&T, Công Vinh nhận lương 50 triệu
đồng/tháng, cả năm là 720 triệu đồng. Hà Nội T&T thắng 13 trận,
trong đó ngoài 20 triệu đồng như mỗi anh em khác được nhận, có nhiều
trận Vinh được thưởng riêng 30 triệu đồng vì đã ghi bàn quan trọng, như
trận đánh dấu sự trở lại của anh giúp CLB thắng Navibank Sài Gòn tới 4-0
(Vinh ghi 2 bàn). Hay trận Vinh cũng ghi 2 bàn giúp thắng Đồng Tháp tới
7-1, ghi 1 bàn khi CLB thắng ĐTLA trên sân khách... Cộng với 10 triệu
đồng/người/trận hòa (hòa 7 trận) và 50 triệu đồng từ ngôi á quân
V-League (VFF thưởng 1,5 tỉ đồng), thu nhập của Vinh đã gần 1,3 tỉ đồng.
Thủ môn Dương Hồng Sơn cũng vào khoảng 1,1 tỉ đồng. Cầu thủ trẻ Văn
Quyết không hề kém cạnh đàn anh khi “bỏ túi” khoảng 800 - 900 triệu
đồng.
Ở các đội khác, Minh Phương (SHB Đà Nẵng) được vào khoảng 1 tỉ đồng. Quang Hải, Tài Em của Navibank được hơn 700 triệu đồng (lương 40 triệu đồng/tháng, thưởng thắng sân khách cả đội được 500 triệu đồng, thắng sân nhà 300 triệu đồng). Hoàng Đình Tùng của Thanh Hóa được khoảng hơn 600 triệu đồng. Đội vô địch SLNA vừa chia tiền thưởng cuối mùa, cầu thủ loại 1 như Huy Hoàng, Trọng Hoàng... được 100 triệu đồng/người. Thu nhập cả năm bao gồm lương, thưởng của Hoàng vào khoảng 605 triệu đồng.
Quang Liêm, Tiến Minh đang vọt lên
Việc đứng vào hàng ngũ siêu Đại kiện tướng quốc tế cùng với việc thi đấu thành công ở một số giải quốc tế uy tín giúp kỳ tài cờ vua Lê Quang Liêm (hạng 25 TG) có thêm nhiều lời mời dự tranh các giải đấu lớn với số tiền thưởng cao ngất ngưởng. Thống kê sơ bộ từ đầu năm 2011 đến nay, thu nhập riêng về tiền thưởng cho thành tích cao ở các giải quốc tế của Quang Liêm ước tính gần 2 tỉ đồng. Hiện đang tranh tài tại World Cup cờ vua ở Nga, Quang Liêm đã nắm trong tay phần thưởng 16 ngàn USD. Nếu lọt vào vòng tứ kết, Quang Liêm sẽ cầm chắc 50 ngàn USD, một phần thưởng đi vào kỷ lục cho một VĐV Việt Nam từ trước đến nay khi dấn thân vào làng thể thao nhà nghề TG.
Tay vợt cầu lông số 1 Việt Nam Nguyễn Tiến Minh (hạng 7 TG) cũng có
khoản thu nhập ổn định từ hệ thống các giải Super series. Chỉ cần lọt
vào đến tứ kết hay bán kết, Tiến Minh cũng đã có thu nhập vài ngàn USD.
Ngôi vô địch hay á quân các giải trong hệ thống Grand Prix Gold cũng
giúp Tiến Minh “bỏ túi” gần 5.000 USD. Thành tích vô địch giải Việt Nam
mở rộng vừa kết thúc cũng giúp Tiến Minh “ẵm” các khoản thưởng gần 100
triệu đồng. Tính chung từ đầu năm đến nay, Tiến Minh được hơn 300 triệu
đồng, đó là chưa kể thu nhập từ quảng cáo cho Becamex, mỗi tháng trung
bình 50 triệu đồng.
Về thu nhập VĐV môn golf vì đây là môn “nhà giàu” mới phát triển đang thu hút nhiều người chơi, Tổng thư ký Hiệp hội Golf Nguyễn Ngọc Chu cho biết giải thưởng tuy lớn, có khi trị giá cả căn nhà cao cấp hay chiếc xe hơi đời mới, nhưng chưa VĐV VN nào đạt được vì trình độ các golf thủ VN vẫn còn kém so với TG. Các giải golf tổ chức tại VN đa phần là các VĐV nước ngoài giành giải, còn VĐV có chiến thắng cũng chỉ là giải chưa đến trăm triệu đồng nhưng cũng không ổn định suốt mùa.
Lan Phương - Quỳnh Anh
http://thethao.thanhnien.com.vn/pages/20110903/vdv-nao-thu-nhap-cao-nhat-viet-nam.aspx
Cách đây khoảng 9 năm, khi còn khoác áo cầu thủ, Lê Huỳnh Đức có thu nhập cao nhất làng bóng Việt với khoản thu cả mùa vào khoảng 200 triệu đồng. Đó chỉ là “muỗi” so với mức thu nhập của cầu thủ hiện tại. Cầu thủ nào đang giữ kỷ lục về mức thu của cả mùa? Chúng tôi đã hỏi một số HLV thì khá ngạc nhiên khi đội bóng có tiếng được thưởng “khủng” như Hà Nội T&T lại chỉ có cầu thủ đứng thứ 2. Cao nhất thuộc về cầu thủ (loại 1) của The Vissai Ninh Bình (NB). Theo HLV Nguyễn Văn Sỹ, trung vệ Như Thành được trả lương 80 triệu đồng/tháng. Trừ tháng 9 chỉ được nhận 75% vì đội tạm nghỉ sau V-League, Thành nhận lương cả năm là 935 triệu đồng. NB cả mùa thắng 11 trận, trong đó 4 trận thắng được thưởng 500 triệu đồng, cầu thủ loại 1 như Thành được nhận 20 triệu đồng/trận. 7 trận thắng được thưởng 1 tỉ, Như Thành được chia 40 triệu đồng. 6 trận hòa được thưởng 10 triệu đồng/trận. Như vậy, cộng cả lương, thưởng, thu nhập của Thành trong năm 2011 đến nay đã là hơn 1,3 tỉ đồng.
Như Thành Công Vinh |
Ở các đội khác, Minh Phương (SHB Đà Nẵng) được vào khoảng 1 tỉ đồng. Quang Hải, Tài Em của Navibank được hơn 700 triệu đồng (lương 40 triệu đồng/tháng, thưởng thắng sân khách cả đội được 500 triệu đồng, thắng sân nhà 300 triệu đồng). Hoàng Đình Tùng của Thanh Hóa được khoảng hơn 600 triệu đồng. Đội vô địch SLNA vừa chia tiền thưởng cuối mùa, cầu thủ loại 1 như Huy Hoàng, Trọng Hoàng... được 100 triệu đồng/người. Thu nhập cả năm bao gồm lương, thưởng của Hoàng vào khoảng 605 triệu đồng.
Quang Liêm, Tiến Minh đang vọt lên
Việc đứng vào hàng ngũ siêu Đại kiện tướng quốc tế cùng với việc thi đấu thành công ở một số giải quốc tế uy tín giúp kỳ tài cờ vua Lê Quang Liêm (hạng 25 TG) có thêm nhiều lời mời dự tranh các giải đấu lớn với số tiền thưởng cao ngất ngưởng. Thống kê sơ bộ từ đầu năm 2011 đến nay, thu nhập riêng về tiền thưởng cho thành tích cao ở các giải quốc tế của Quang Liêm ước tính gần 2 tỉ đồng. Hiện đang tranh tài tại World Cup cờ vua ở Nga, Quang Liêm đã nắm trong tay phần thưởng 16 ngàn USD. Nếu lọt vào vòng tứ kết, Quang Liêm sẽ cầm chắc 50 ngàn USD, một phần thưởng đi vào kỷ lục cho một VĐV Việt Nam từ trước đến nay khi dấn thân vào làng thể thao nhà nghề TG.
Lê Quang Liêm Tiến Minh trong nhóm những VĐV thu nhập cao của VN - Ảnh: Khả Hòa - Hoàng Anh - C.T.V |
Về thu nhập VĐV môn golf vì đây là môn “nhà giàu” mới phát triển đang thu hút nhiều người chơi, Tổng thư ký Hiệp hội Golf Nguyễn Ngọc Chu cho biết giải thưởng tuy lớn, có khi trị giá cả căn nhà cao cấp hay chiếc xe hơi đời mới, nhưng chưa VĐV VN nào đạt được vì trình độ các golf thủ VN vẫn còn kém so với TG. Các giải golf tổ chức tại VN đa phần là các VĐV nước ngoài giành giải, còn VĐV có chiến thắng cũng chỉ là giải chưa đến trăm triệu đồng nhưng cũng không ổn định suốt mùa.
Lan Phương - Quỳnh Anh
http://thethao.thanhnien.com.vn/pages/20110903/vdv-nao-thu-nhap-cao-nhat-viet-nam.aspx
Thu nhập nghệ sĩ - kẻ khóc người cười
TT - Những dư luận xung quanh việc “ông hoàng catsê”
Đàm Vĩnh Hưng nhận đến 20.000 USD (hơn 400 triệu đồng) để hát tại đám
cưới của con một đại gia ở Hà Tĩnh một lần nữa cho thấy nghệ sĩ hiện tại
dư dả hơn rất nhiều nhờ những khoản thu có vẻ “vặt vãnh” như thế.
Kỳ 1: Choáng váng khoảng cách catsê
Nghệ sĩ Việt có trăm nẻo “mưu sinh”, và “giá” của nghệ sĩ cũng chênh lệch đáng kể.
Với một đêm diễn, có ca sĩ nhận 100-200 triệu đồng, có người mẫu nhận 40-60 triệu đồng nhưng diễn viên kịch chỉ nhận 500.000-1 triệu đồng. Trong ảnh: những ca sĩ có catsê cao: Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà (từ trái sang) - Ảnh: Gia Tiến |
Góp vui trong “đám cưới bạc tỉ” tại Hà Tĩnh ngoài Đàm
Vĩnh Hưng còn có ba danh ca hải ngoại khác mà catsê được chính người
trong cuộc xác nhận là 5.000 USD hoặc “cao gấp 4-5 lần so với hát ở Mỹ”.
Dù thực hư các con số thế nào thì đó cũng là khoản tiền “hậu hĩnh” cho
khoảng mười mấy phút “lao động nghệ thuật” của giới ca sĩ. Có lẽ đó cũng
là lý do vì sao dù luôn than vãn làm sô hay băng đĩa đều “thu được vốn
là mừng”, nhưng các ca sĩ vẫn mạnh tay chi ào ào cho các dự án băng đĩa
lẫn live show tiền tỉ của mình. Bởi họ đã có những “nguồn thu xung
quanh” bù đắp.
Ca sĩ - thiên hạ đệ nhất catsê
"Thù
lao một vai kịch, diễn tập ròng rã, diễn triền miên không bằng một phân
đoạn phim truyền hình, mỗi ngày có thể quay mấy phân đoạn"
NSƯT Việt Anh
|
Thực tế cho thấy ca sĩ hiện vẫn là giới kiếm tiền
nhanh, dễ và khá nhất so với nghệ sĩ ở những lĩnh vực khác. Hiện tại một
người mẫu hàng đầu như Thanh Hằng (nghề nghiệp được cho là được hưởng
thù lao xa xỉ nhất) thường có catsê 40-60 triệu đồng, trong khi một ca
sĩ hạng sao như Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm... có catsê vào khoảng từ 100-200
triệu đồng, không tính thuế cho một đêm diễn “sự kiện”.
Người mẫu không chỉ có thù lao thấp hơn mà số sô diễn
trong ngày, trong tuần cũng không bao giờ bằng ca sĩ. Giỏi lắm một siêu
mẫu có chừng ba sô diễn một tuần đã là “như mơ”. Trong khi với những ca
sĩ đương thời thì một đêm chạy sô bốn điểm diễn là bình thường, hỏi sao
các chân dài hiện nay không tính đường lấn sân ca hát dù thực lực có
hạn! Nếu đem ra so thì catsê của người mẫu và ca sĩ hạng xoàng là ngang
nhau, 300.000-500.000 đồng/sô. Nhưng ca sĩ thì ít nhất cũng được một,
hai sô/đêm và một tuần cũng ít nhất có ba đêm “lên sân khấu”. Tính ra
nếu không tiêu xài hoang phí, dù là ca sĩ hạng xoàng cũng sống được với
nghề.
Nhưng giới ca sĩ vẫn luôn than vãn, về việc làm live
show hay băng đĩa đều lỗ, dù vé xem live show có bán đến 4-5 triệu
đồng/vé và đĩa có khi bán đến 500.000 đồng/album. Ca sĩ Đức Tuấn cũng
từng úp mở rằng đã lỗ đến một nửa với live show Thiên Thai đầu tư gần 5
tỉ đồng cho hai đêm diễn tại TP.HCM và Hà Nội vào năm ngoái. Tuy nhiên
anh vẫn không tỏ ra quá lo lắng vì đã làm được một chương trình “để đời”
và chỉ cần “cày” khoảng một đến một năm rưỡi là sẽ bù đắp được. Không
phải là cái tên đình đám nhất làng nhạc Việt, nhưng catsê của Đức Tuấn
cũng ở khoảng 35-40 triệu đồng/sô sự kiện. Với những sô biểu diễn bình
thường, catsê của anh ở mức 25-30 triệu đồng. Và lịch chạy sô của anh
cũng thuộc hàng “ná thở” với đủ loại chương trình biểu diễn, ra mắt sản
phẩm, hội nghị khách hàng, khai trương, giao lưu văn hóa... khắp các
tỉnh thành trong nước và nước ngoài.
Với những ca sĩ đã có “hạng”, trừ việc phải bỏ tiền ra
làm album hay tổ chức live show, bất cứ chương trình biểu diễn nào của
họ đều quá “hời”. Một sự thật đáng lưu tâm là khi ca sĩ lao động nhọc
nhằn nhất, hát phòng trà với 20-30 ca khúc/đêm (riêng Đàm Vĩnh Hưng có
thể hát một lèo đến 40 ca khúc/đêm) thì catsê dành cho “ngôi sao”, như
chia sẻ từ phòng trà WE, cũng vào khoảng 50 triệu đồng, chỉ bằng 1/2 hay
1/4 so với việc hát đôi ba ca khúc ở các sự kiện. Vậy nên rất nhiều
giọng hát “thường thường bậc trung” vẫn vui với nghề bởi 10 triệu đồng
tiền thù lao cho một sô diễn đã là... “mê ly”.
Diễn viên điện ảnh: catsê bí mật
Các diễn viên điện ảnh ở ta đa số là tay ngang, thế
nhưng khi đã chạm được cái ngõ hẹp của ngành nghệ thuật thứ bảy này thì
ma lực của nó đã giữ chân họ lại. Kinh phí làm phim luôn là một con số
ảo, vì thế catsê cho diễn viên cũng luôn là một điều bí mật. Và nếu thử
hỏi một ai đó về catsê của họ khi tham gia một dự án phim nhựa rình
rang, bạn sẽ khó mà nhận được câu trả lời, hoặc nếu có cũng không chính
xác vì còn phải cộng trừ nhân chia cho các khoản môi giới, thuế... Với
đôi ba phim chiếu tết đình đám, diễn viên chính có thể nhận trên dưới
100 triệu đồng.
Còn như một số nhà sản xuất thạo tin đã tiết lộ, “kỷ
lục gia” catsê phim điện ảnh tại VN đã thuộc về Dustin Nguyễn với vai
diễn trị giá 500 triệu đồng trong Giữa hai thế giới. Được biết,
Johnny Trí Nguyễn mới đây đã tham gia một dự án phim ở Ấn Độ với catsê
không dưới 100.000 USD. Nhưng đó là thù lao mà anh nhận được từ một dự
án ngoài nước, còn dự án trong nước thì catsê cho bộ phim sắp ra mắt
Cưới ngay kẻo lỡ của Johnny cũng trên dưới 10.000 USD (200 triệu đồng).
Vai diễn của Thái Hòa trong Long ruồi cũng tương tự, nhưng sau
khi phim đạt doanh thu khủng, nhà sản xuất đã thưởng thêm cho anh số
tiền “kha khá gọi là...”. Thực tế không có nhiều diễn viên điện ảnh được
thù lao ưu ái như thế. Thậm chí có diễn viên còn không nhận đồng thù
lao nào, miễn là được có mặt trong một bộ phim hoành tráng, hầu hết đều
chỉ nhận được một khoản catsê “cho vui” từ 20-50 triệu đồng cho một vai
chính mà thôi.
Nói về catsê, nghệ sĩ kịch nói Ái Như (trái) tặc lưỡi: “Nhắc đến thấy tủi thân thôi!” - Ảnh: Gia Tiến |
Nghệ sĩ kịch, cải lương: tủi thân với catsê “hẻo”
Cũng mang nghiệp diễn nhưng các nghệ sĩ kịch nói, cải
lương “hẻo” hơn nhiều so với các diễn viên điện ảnh - truyền hình. Nghệ
sĩ kịch nói Ái Như tặc lưỡi: “Nhắc đến thấy tủi thân thôi!”. Một nghệ sĩ
sân khấu kịch hay cải lương cũng chỉ có thể kiếm được trung bình
500.000 đồng cho một suất diễn dành cho vai diễn chính, có thoại, có số
phận. Còn những vai phụ hoặc làm dàn bao thì chỉ có giá từ
100.000-200.000 đồng cho một đêm diễn. Những ngôi sao như Thành Lộc, Hữu
Châu, Thanh Thủy mỗi suất diễn có thể nhận thù lao cao hơn nhưng chẳng
đáng là bao so với ba tiếng đồng hồ khản tiếng trên sân khấu với đủ mọi
hỉ, nộ, ái, ố trên đời. NSƯT Anh Tú (trưởng đoàn kịch 1 Nhà hát Tuổi
Trẻ) thì “bật mí” con số 300.000 đồng cho mỗi suất diễn của mình.
Thu nhập của các diễn viên hài có thể khá hơn nếu họ
chịu chạy sô các tụ điểm ở thành phố vào dịp cuối tuần hoặc chạy sô tỉnh
hay sô hải ngoại. Catsê cho các nhóm hài ba người từ 500.000-1,5 triệu
đồng nếu diễn ở tụ điểm, 2 triệu nếu diễn ở quán bar, 2-5 triệu nếu đi
tỉnh.
Riêng đối với nghệ sĩ cải lương muốn sống được với nghề
họ phải làm siêng đi hát cúng đình, chùa, miếu vào mùa lễ hội với mức
thù lao vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Nếu đi diễn tỉnh hát hội chợ
hay đại nhạc hội thì được vài triệu đồng cho một lần hát hai bản vọng
cổ. Cũng có vài nghệ sĩ cải lương được mời đến các phòng VIP của quán
nhậu, hát vài bản vọng cổ không micro ngay bên bàn tiệc cùng với một
nhạc sĩ guitar phím lõm, sau đó có thể nhận được số tiền boa khá hậu
hĩnh từ các đại gia. Với những trường hợp cá biệt, nghệ sĩ còn được tặng
những món quà giá trị lớn ngay trên bàn nhậu, tuy nhiên cái giá phải
đánh đổi cũng không ít.
Các nghệ sĩ hài, nghệ sĩ cải lương cũng có thể tăng thu
nhập nếu được các bầu sô hải ngoại mời lưu diễn. Tuy nhiên thường thì
họ phải tự lo chi phí visa, giấy tờ và sẽ “gỡ” lại khi sang nước ngoài
bằng cách chạy sô cuối tuần, bán đĩa, đi hát đám tiệc mừng thọ, mừng
sinh nhật cho những bà con Việt kiều nào có nhu cầu...
Diễn viên truyền hình “sống tốt”
Ở lĩnh vực phim truyền hình, theo đạo diễn Xuân Phước -
giám đốc Hãng phim Xuân Phước: “Các diễn viên đóng vai chính catsê 5-6
triệu đồng/tập. Những diễn viên dù không đóng vai chính nhưng xếp vào
hạng A được ký hợp đồng theo phân đoạn. Giá cũng dao động từ
400.000-500.000 đồng/phân đoạn. Trong khi đó diễn viên phụ chỉ khoảng
200.000-300.000 đồng/phân đoạn”. Tuy nhiên trên thực tế, mức catsê đối
với những ngôi sao cho phim truyền hình cao hơn mặt bằng chung nhiều
(trên 10 triệu đồng/tập tùy từng hãng phim).
Trào lưu độc quyền diễn viên có vẻ không còn thích hợp
mà thay vào đó là diễn viên ký hợp đồng đóng khoảng 2-3 bộ phim cho một
hãng phim. Catsê sẽ giảm một chút nhưng bù lại thu nhập ổn định hơn. Đạo
diễn Xuân Phước cho hay: “Với thu nhập như vậy, diễn viên truyền hình
không những sống được mà còn sống tốt nữa. Những diễn viên chỉ đóng vai
phụ cũng kiếm được kha khá nếu chăm chỉ làm việc. Việc diễn viên truyền
hình sau vài năm đóng phim mà mua được xe hơi (loại bình thường) là
chuyện thường”.
|
NHÓM PHÓNG VIÊN VĂN HÓA - VĂN NGHỆ
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/485050/Thu-nhap-nghe-si---ke-khoc-nguoi-cuoi.html