1. Nguyễn Văn Thanh (Chủ biên):
"Nhận diện chủ nghĩa tự do mới"
Chủ
nghĩa tự do mới đã đem lại những thành công tại các nước phát triển và
đang phát triển. Tuy nhiên, việc "nhận diện" ra bản chất của nó có tính
cấp thiết hơn bao giờ hết bởi nó đang bộc lộ ra những tác động tiêu cực
nguy hại. Tác giả cuốn sách khẳng định, trong mọi trường hợp, "thị
trường không thể là nhân tố quyết định tuyệt đối kinh tế, chính trị và
xã hội của thế giới. ... thị trường vẫn là nơi để tìm kiếm lợi nhuận chứ
không phải nơi làm nên những giá trị cao đẹp vĩnh hằng".
Bối cảnh lịch sử
Tiến sĩ
khoa học xã hội Đại học Paris Susan George cho rằng: vào năm 1945 hoặc
1950, "nếu bạn nghiêm túc đề xuất bất kỳ một ý tưởng hoặc một chính
sách nào trong 'bộ đồ nghề tiêu chuẩn' của chủ nghĩa tự do mới - như
những gì chúng ta đang chứng kiến ngày nay - bạn sẽ bị chế giễu hoặc
được người ta đưa đi bệnh viện tâm thần. Ít ra là ở phương Tây, vào thời
đó, hầu như mỗi người đều - hoặc là môn đệ của John Maynard Keynes,
hoặc là của chủ nghĩa xã hội dân chủ hay là dân chủ Thiên chúa giáo - và
thậm chí, cũng không hiếm người nhiễm một màu sắc mác xít nào đó".
Những người đi theo chủ nghĩa tự do mới đúng là "của hiếm".
Quan điểm
của John Maynard Keynes chiếm ưu thế nổi trội trong thời gian đó. Theo
đó quan điểm của Keynes, nhà nước phải can thiệp trực tiếp vào kinh tế
để thực hiện toàn dụng lao động, tức là có việc làm cho toàn xã hội,
giải quyết tận gốc nạn thất nghiệm và góp phần tích lũy tư bản. Có thể
gọi tên đó là nhà nước phúc lợi, vì nó coi trọng những vấn đề xã hội;
hoặc gọi là nhà nước can thiệp, vì nó có tác động không nhỏ vào điều
tiết nền kinh tế. Những nội dung đó là nền tảng của học thuyết Keynes
được nêu ra trong tác phẩm nổi tiếng "Lý thuyết chung về việc làm, lãi
suất và tiền tệ" xuất bản năm 1936, có ảnh hưởng rất lớn đến tư duy kinh
tế chính trị đương thời và chính sách kinh tế của thế kỷ XX.
Nhưng tới năm 1944,
Freidrich August von Hayek đã xuất bản tác phẩm "Con đường dẫn tới sự nô
lệ" nhằm phê phán mạnh mẽ về mặt lý luận và chính trị của chủ nghĩa can
thiệp nhà nước vào kinh tế của Keynes. Từ tác phẩm này của Hayek, người
ta biết đến một khái niệm mới: Chủ nghĩa tự do mới. Mục đích của Hayek
khi xuất bản cuốn sách này là chống mọi sự hạn chế của nhà nước đối với
sự vận hành tự do của các cơ chế thị trường. Những rào cản do các nhà
nước dựng lên chẳng những ảnh hưởng đến tự do kinh tế mà còn tiềm ẩn
những mối đe dọa về chính trị. Thực tế, chủ nghĩa tự do mới cũng không
phủ nhận hoàn toàn vai trò của nhà nước. Nó chỉ muốn có một nhà nước
tối thiểu hay nói đúng hơn là nó cần những nhà nước với quy mô do nó
định đoạt, vận hành theo nó yêu cầu.
Theo Hayek, phải để
cho thị trường quyết định không chỉ là kinh tế, thương mại mà cả những
vấn đề lớn về xã hội và chính trị; nhà nước phải giảm bớt vai trò của
mình trong nền kinh tế; các tập đoàn tư bản phải được hoàn toàn tự do;
cá nhân phải được coi trọng hơn tập thể; phải kiềm chế các công đoàn.
Tuy nhiên, trong bối
cảnh một thế giới hoang tàn và đổ nát sau hai cuộc chiến liên tiếp, ý
tưởng của Hayek thật lạc lõng và ngông cuồng. Hơn lúc nào hết, nhà nước
phải phát huy vai trò điều tiết nền kinh tế để khôi phục lại sau những
tổn thất nặng nề của chiến tranh. "Đề huề giai cấp" cũng là yêu cầu bức
thiết để xóa đi cơn ác mộng phát xít. Vào lúc đó, nhà nước can thiệp của
Keynes đã (tam thời) thắng thế trước nhà nước tối thiểu của Hayek.
Mãi cho tới năm 1974,
chủ nghĩa tự do mới của Hayek đã lợi dụng cuộc khủng hoảng trong năm
này, tăng trưởng thấp và lạm phát cao, chế độ kim bản vị của đôla bị
Nixon hủy bỏ, để buộc học thuyết của Keynes phải cáo chung và giành vị
thế độc tôn cho chủ nghĩa tự do mới.
Bản chất của chủ nghĩa tự do mới
Tại cuộc gặp vào
tháng Tư năm 1947, tại khách sạn Công viên ở Thụy Sĩ, những học giả nổi
tiếng đã tổ chức một hội nghị nhằm cổ súy cho chủ nghĩa tự do mới. Họ
bàn bạc về việc tổ chức các cuộc gặp gỡ, xuất bản các ấn phẩm nhằm quảng
bá cho một cuộc tái cơ cấu nhà nước theo hướng phục vụ cho thị trường
và tích lũy tư bản. Tiến sĩ Susan George nhận định: "Họ đã chi hàng trăm
triệu đô la, nhưng kết quả thật xứng đáng với từng đồng xu họ bỏ ra,
bởi lẽ họ đã khiến chủ nghĩa tự do mới trông như là điều kiện tự nhiên
và bình thường của nhân loại". Kết quả không nằm ngoài chủ đích của
Hayek, "đứa con đẻ" của ông đã được "trình bày như một tất yếu lịch sử,
một trật tự kinh tế và xã hội duy nhất, như một chân lý cuối cùng và
vĩnh viễn của con người".
Tuy nhiên,
cần phải nhìn nhận rằng chủ nghĩa tự do mới không phải là thành tựu của
chủ nghĩa tư bản, nó được thực hiện một cách có chủ đích rõ ràng. Tác
giả Nguyễn Văn Thanh đã viết: cùng với thời gian, chủ nghĩa tự do mới
"hiện lên khinh bạc và lạnh lùng trước khổ đau của nhân loại, bởi nó đã
tước bỏ của những kẻ yếu, những người nghèo, các công cụ và chế độ hỗ
trợ cho họ vượt qua khó khăn, dồn tiền, dồn sứ cho người giàu nhân danh
mở rộng tái sản xuất để cuối cùng, theo họ, sẽ làm lợi cho cả người
nghèo thông qua hiệu ứng của thẩm thấu". Nhưng trên thực tế, mọi việc
lại không diễn ra như vậy. Bởi cái mà chủ nghĩa tự do mới mang lại chính
là hố sâu phân cách giàu nghèo ngày càng được mở rộng.
Năm 1992, cựu Tổng
thống Mỹ Richard Nixon khẳng định: "Thế kỷ XXI có thể là thế kỷ đầu tiên
trong đó đa số nhân dân thế giới được hưởng tự do kinh tế. Thế kỷ XX đã
dạy cho chúng ta bốn bài học kinh tế lớn: Chủ nghĩa cộng sản không mang
lại hiệu quả. Chủ nghĩa xã hội không mang lại hiệu quả. Kinh tế do nhà
nước chỉ huy không mang lại hiệu quả. Chỉ có thị trường tự do mới giải
phóng triệt để tài năng sáng tạo của cá nhân, và là động cơ của tiến
bộ". Nixon còn khẳng định thêm lần nữa sự thần kỳ của tự do mới: "bí
quyết thành công của Hoa Kỳ là ở chỗ thành công đó không phụ thuộc vào
chính phủ mà đều do các thiết chế tư nhân và nhiều nhân tố cấu thành của
xã hội tự do làm ra". Sự chủ động của tư nhân và cạnh tranh cũng như
sức mạnh quân sự là những chủ đề xuyên suốt trong tư duy kinh tế chính
trị của Nixon.
Khi đi sâu vào bản
chất của chủ nghĩa tự do mới, câu chuyện thành công lại không được mong
đợi như tại Hoa Kỳ. Tác giả đã phân tích: "một chế độ tự do mới điển
hình bao gồm các chính sách tiền tệ để giảm lạm phát và duy trì cán cân
tài chính (thường thực hiện bằng giảm chi tiêu công và tăng lãi suất),
áp dụng thị trường lao động "linh hoạt" (có nghĩa là bỏ điều tiết thị
trường lao động, co dãn về thời gian lao động và cắt phúc lợi xã hội),
tự do hóa thương mại và tài chính, và "tư hữu hóa bất cứ thứ gì tư nhân
có thể làm được", như lời cựu Thủ tướng Pháp Raffarin. Những chính sách
đó là cuộc tấn công của tầng lớp thượng lưu toàn cầu (chủ yếu là tư bản
tài chính của các nước tư bản hàng đầu) chống nhân dân lao động thế
giới. Trong xã hội đi theo chủ nghĩa tư bản mới, những thành quả của các
thập kỷ tiến bộ xã họi và những nỗ lực phát triển đã bị đảo ngược. Sự
bất bình đẳng trong thu nhập và tài sản đã đạt những mức chưa từng thấy.
Tại phần lớn thế giới, nhân dân lao động bị bần cùng hóa. Cả một loạt
nước rơi vào tình cảnh nghèo khổ".
Nhận định
Một mặt, chủ nghĩa tự
do mới đã đem lại những thành công tại các nước phát triển và đang phát
triển. Mặt khác, nó đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng.
Người ta đang dần nhận ra các mặt tiêu cực của nó. Tác giả cuốn sách
khẳng định: "Thị trường không thể là nhân tố quyết định tuyệt đối kinh
tế, chính trị và xã hội của thế giới. ... thị trường vẫn là nơi để tìm
kiếm lợi nhuận chứ không phải nơi làm nên những giá trị cao đẹp vĩnh
hằng. Con người phải quyết định chứ không thể để cho thị trường tác yêu
tác quái. Trước những thăng trầm của thị trường, dẫu quy luật cung cầu
có tác dụng điều tiết rất lớn, nhưng con người vẫn là nhân tố quyết định
trực tiếp bằng hệ thống công cụ chính sách và cơ chế".
Còn đối với Việt Nam,
nếu có mặt tích cực nào đó từ các thiết chế hoặc các luận thuyết tư bản
chủ nghĩa thì chúng ta sẽ cân nhắc trong quá trình hội nhập. "Nhưng nếu
chủ quyền độc lập dân tộc bị xâm phạm, chủ nghĩa xã hội thể hiện trong
sự phát triển công bằng của chúng ta bị đe dọa, thì chúng ta phải đấu
tranh kiên quyết chống chủ nghĩa tự do mới, loại trừ những lý thuyết độc
hại ấy ra khỏi đời sống chính trị và tư tưởng, kinh tế và văn hóa của
xã hội ta".
Một số lời bình
"Từ cuối thể kỷ XIX cho đến giữa những năm 1970, thế giới đã chứng kiến ba lần "lột xác" của chủ nghĩa tư bản; chủ nghĩa tư bản tự do cổ điển trước Tổng khủng hoảng 1929-1933 và Chiến tranh thế giới thứ nhất và hai; chủ nghĩa tư bản "nhân dân" của học thuyết Keynes từ năm 1950 đến 1975; và chủ nghĩa tư bản tự do mới từ cuối những năm 1970 đầu những năm 1980 cho đến nay. Chủ nghĩa tự do mới ngày nay khác với các hình thái của chủ nghĩa tự bản trước đây ở quy mô rộng lớn hơn do có thêm nhiều nước nằm trong quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, đã làm cho các dân tộc gần với nhau hơn, và do toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang tiếp tục trên một phạm vi rộng hơn vứoi cường độ mạnh mẽ hơn.
"Từ cuối thể kỷ XIX cho đến giữa những năm 1970, thế giới đã chứng kiến ba lần "lột xác" của chủ nghĩa tư bản; chủ nghĩa tư bản tự do cổ điển trước Tổng khủng hoảng 1929-1933 và Chiến tranh thế giới thứ nhất và hai; chủ nghĩa tư bản "nhân dân" của học thuyết Keynes từ năm 1950 đến 1975; và chủ nghĩa tư bản tự do mới từ cuối những năm 1970 đầu những năm 1980 cho đến nay. Chủ nghĩa tự do mới ngày nay khác với các hình thái của chủ nghĩa tự bản trước đây ở quy mô rộng lớn hơn do có thêm nhiều nước nằm trong quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, đã làm cho các dân tộc gần với nhau hơn, và do toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang tiếp tục trên một phạm vi rộng hơn vứoi cường độ mạnh mẽ hơn.
Không sôi động ồn ào
như toàn cầu hóa, chủ nghĩa tự do mới thâm nhập ngày càng sâu hơn trong
các nước, cả trên phương diện kinh tế cũng như chính trị, huy động được
các thiết chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ
quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mai Thế giới (WTO) có sự hậu thuẫn lớn
lao của các tập đoàn xuyên quốc gia và những chính quyền tư sản đang nắm
quyền. Nhận diện chủ nghĩa tự do mới là điều rất cần thiết trong bối
cảnh chủ nghĩa tự do mới đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế vĩ mô,
đến chính trị và sinh hoạt quốc gia và quốc tế.
Ở nước ta, chủ nghĩa
tự do mới cũng đã hiện diện trên một số lĩnh vực, chủ yếu là kinh tế,
tài chính và thương mại, trên một loạt những phạm trù như hiệu quả kinh
tế, cạnh tranh, lao động và tiền lương, chế độ sở hữu, giá cả, trợ cấp
và một số chính sách xã hội. Cũng như đối với các quy luật và phạm trù
khác mà ta gặp trên đường hội nhập, phải nghiên cứu tìm hiểu và có thái
độ đúng mực, không phủ định sạch trơn cũng không thể tiếp thu một cách
không cân nhắc, không phê phán.
Vô luận thế nào cũng
không được xa rời các nguyên tắc chủ quyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội khi tiếp cận với một biến thái của chủ nghĩa tư bản.
Đây là
cuốn sách đầu tiên đề cập chủ nghĩa tự do mới một cách tương đối hệ
thống ở nước ta nên không tránh khỏi còn những thiếu sót, mong được bạn
đọc đóng góp ý kiến bổ khuyết. Tôi hoan nghênh cố gắng của tác giả
Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển - Quỹ hòa
bình và phát triển Việt Nam. Xin cảm ơn Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
đã tận tình giúp đỡ để cuốn sách sớm được ra mắt bạn đọc".
2. Vũ Dương Ninh (Chủ biên):
Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á
giữa thế kỷ XIX - Đầu thế kỷ XX
giữa thế kỷ XIX - Đầu thế kỷ XX
Các nước Đông Á bước vào thế kỷ XX với những gam mầu
sáng và tối. Nhật Bản nhanh chóng hội nhập với văn minh phương Tây, tiến
hành công cuộc Duy tân từ nửa sau thế kỷ XIX đã vươn lên hàng ngũ các
nước tư bản chủ nghĩa. Vương quốc Xiêm tiến hành cải cách, trong chừng
mực nhất định đã thoát khỏi tình cảnh nô dịch ngoại bang, không bị biến
thành thuộc địa như các nước láng giềng. Cùng năm 1868 trên bầu trời
Đông Á đã xuất hiện hai ngôi sao duy tân – Minh Trị ở Đông Bắc,
Chulalongkorn ở Đông Nam.
Trong khi đó, nước Trung Hoa rộng lớn, sau Chiến
tranh thuốc phiện đã trượt dài trên con đường lệ thuộc tư bản phương
Tây. Và ở Việt Nam, những cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm đều bị dập
tắt, đất nước cũng không thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
Nhiều cố gắng tìm kiếm con đường cải cách như Vận động Mậu Tuất 1898 ở
Trung Quốc, những ý tưởng canh tân ở Việt Nam từ Nguyễn Lộ Trạch, Phạm
Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện…cuối thế kỷ XIX đến phong trào Đông
Du, Đông Kinh nghĩa thục của Phan Bội Châu, Lương Văn Can…và xu hướng
dân chủ, dân quyền của Phan Châu Trinh đầu thế kỷ XX ở Việt Nam đều
không trở thành hiện thực.
Đã có không ít cuốn sách, bài báo đề cập đến những
vấn đề trên với nhiều quan điểm khác nhau, nhiều cách đánh giá khác
nhau. Trước yêu cầu ngiên cứu những kinh nghiệm lịch sử phục vụ công
cuộc Đổi mới của nước nhà, ĐHQG Hà Nội đã đề xuất một đề tài khoa học
đặc biệt mang tên Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ
XIX - đầu thế kỷ XX. Chủ đích của công trình nghiên cứu nhằm xem xét vấn
đề từ bối cảnh chung của thế giới và khu vực, xu thế phát triển và
những khả năng vận động trong thời đại mà chủ nghĩa tư bản đang mở rộng
phạm vi kiềm toả trên quy mô thế giới, cách ứng xử của các chính quyền
quốc gia phương Đông và hệ quả của nó. Từ góc độ tiếp cận như vậy mới có
thể tìm lời giải đáp trong phương sách khác nhau và kết quả thành bại
của những phong trào cải cách đã từng diễn ra ở Đông Á như Nhật Bản,
Thái Lan, Trung Hoa và Việt Nam. Các chương viết về tình hình chung và
đi sâu vào từng quốc gia được lựa chọn đều nhằm mục tiêu chung đó.
Lịch sử đã đi qua song kinh nghiệm người xưa để lại
với sự hưng thịnh và suy vong của các vương triều mãi mãi là những bài
học bổ ích và có ý nghĩa thiết thực. Từ phong trào cải cách ở Đông Á
cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX có thể thấy nổi lên những kinh nghiệm về
sự lựa chọn mô hình và chiến lược cải cách, về sự phát huy yếu tố nội
lực kết hợp với việc tiếp thu yếu tố bên ngoài, về những bước đi tạo nên
nhịp điệu hợp lý cho tiến trình cải cách và phát triển, về sự đào tạo
và trọng dụng nhân tài - lực lượng có tầm quan trọngđặc biệt đối với kết
quả của đường lối chủ trương, cuối cùng là bài học về sự giải quyết
thoả đáng mối quan hệ giữa hội nhập quốc tế và giữ vững chủ quyền quốc
gia, bản sắc dân tộc….Hy vọng cuốn sách Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX sẽ đem lại cho bạn đọc đôi điều bổ ích và các tác giả luôn hoan nghênh ý kiến trao đổi và bàn luận.
3. TS. Hoàng Khắc Nam:
Quan hệ Việt Nam - Thái Lan 1976 - 2000
Với tiêu đề của cuốn sách là Quan hệ Việt Nam - Thái Lan (1976 -
2000), TS. Hoàng Khắc Nam đã đưa người đọc trở lại chặng đường một phần
tư thế kỷ kể từ ngày quan hệ Việt Nam - Thái Lan được chính thức thiết
lập đến khi nhân dân hai nước cùng cả loài người bước vào ngưỡng cửa của
thế kỷ mới. Là một giảng viên đại học về lịch sử Quan hệ quốc tế, đồng
thời nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ quốc tế trong khu vực, tác giả đã
phác họa một bức tranh tổng thể về quan hệ hai giữa nước qua từng giai
đoạn lịch sử đến trước 1975. Tiếp đó, cuốn sách đặt trọng tâm vào hai
chương tương ứng với hai giai đoạn bang giao từ 1976 đến 1989 và từ 1989
đến năm 2000.
Có thể nói, đây là hai giai đoạn hết sức sôi động nhưng đầy phức tạp
trong quan hệ Việt - Thái. Với quan điểm khoa học đánh giá hết sức khách
quan các sự kiện lịch sử, tác giả không ngần ngại khi trở lại những năm
tháng đầy cam go trong quan hệ "đối đầu" giữa hai khối Đông Dương và
ASEAN, trong đó bao hàm quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan. Chỉ
có thể lý giải tình trạng đó trong sự phân tích những nhân tố bên ngoài
và những nhân tố bên trong trên bàn cờ quốc tế, những toan tính từ các
cường quốc và những lựa chọn của từng quốc gia có liên quan. Nhưng xu
thế hòa dịu giữa các siêu cường, nhu cầu hòa bình và ổn định của các
bước Đông Nam Á cùng sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của các nhà nước
đã mở ra một hướng đi mới cho mối quan hệ khu vực. Quan hệ Việt Nam -
Thái Lan cũng đi theo dòng chảy chung đó để hợp lưu cùng xu thế khu vực
hóa và toàn cầu hóa.
Từ thập niên 90, nhất là từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của
ASEAN, quan hệ Việt - Thái vừa mang tính song phương giữa hai quốc gia,
vừa mang tính đa phương trong mối quan hệ giữa các thành viên của Hiệp
hội. Do vậy, mối quan hệ đa phương đã tạo nên những hiệu ứng tích cực
cho mối quan hệ Việt - Thái và đến lượt nó, mối quan hệ song phương lại
là một động lực góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của khu vực. Tác
động qua lại trong bối cảnh hòa bình và ổn định đã nhân lên gấp bội sức
mạnh của từng nước thành viên, tạo dựng một môi trường thuận lợi cho sự
hợp tác và phát triển trong toàn Đông Nam Á. Bằng những sự kiên chính
trị dược khai thác một cách thấu đáo, những số liệu kinh tế được phân
tích một cách cặn kẽ cùng các nguồn tài liệu phong phú về các lĩnh vực
hoạt động, TS. Hoàng Khắc Nam đã mang lại cho cuốn sách của mình một độ
tin cậy cao và một nguồn tài liệu tham khảo có giá trị. Anh chị em sinh
viên, nghiên cứu sinh cùng các nhà nghiên cứu có thể tìm thấy ở đây
nhiều điều bổ ích vì tính hệ thống của các sự kiện, độ sâu sắc của các
lập luận và sự vận dụng thành công những lý thuyết chung về quan hệ quốc
tế. Đương nhiên, cũng có thể tìm thấy ở đây những câu hỏi cần làm sáng
tỏ những vấn đề có thể luận bàn. Chắc hẳn tác giả sẽ rất hoan nghênh vì
đó chính là động lực của sự phát triển khoa học.
4.TS. Lê Văn Mỹ (cb);
Ngoại giao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
20 năm đầu thế kỷ XXI.
20 năm đầu thế kỷ XXI.
Trong
những năm qua, đặc biệt là 10 năm đầu của thế kỷ XXI, ngoại giao Trung
Quốc có những nét nổi bật, có nhiều thành công và cũng có những hạn
chế. Ngoại giao Trung Quốc đã thực sự giúp cho việc tạo một ảnh hưởng
ngày càng mở rộng của Trung Quốc trên thế giới. Người ta kỳ vọng nhiều
vào những sự tốt đẹp của "trỗi dậy hòa bình", xây dựng "xã hội hài hòa"
của Trung Quốc, song cũng không ít quốc gia vẫn có nhiều quan ngại đối
với Trung Quốc. Tuy nhiên, với vai trò lớn trong trật tự thế giới và
cục diện mới của thế giới, các hoạt động ngoại giao của Trung Quốc sẽ
càng trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn và cũng sẽ không dễ nắm bắt
được hết các ý định của cường quốc này trong tương lai.
Việt
Nam là nước láng giềng có chung biên giới đất liền và trên biển với
Trung Quốc. Việt Nam có mối quan hệ lịch sử lâu đời trên nhiều lĩnh vực
với Trung Quốc, mối quan hệ sẽ còn được tiếp tục mãi trong tương lai.
Nhưng cũng phải thấy rằng, quan hệ Việt nam - Trung Quốc cũng là loại
quan hệ có nhiều "vấn đề" nhất. Bởi vậy, nghiên cứu toàn diện về ngoại
giao Trung Quốc là rất quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn đối với an ninh
và phát triển của Việt Nam.
Xuất
phát từ mục tiêu trên, Viện Nghiên cứu Trung Quốc đã xuất bản cuốn
sách này, đề cập đến những vấn đề nổi bật trong chính sách đối ngoại và
quan hệ ngoại giao của Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI và dự báo đến
năm 2020. Cuốn sách có dày 315 trang, bố cục gồm 2 phần với những nội
dung cụ thể như sau:
Phần một: Những vấn đề nổi bật trong chính sách đối ngoại và quan hệ ngoại giao của Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI
- Chương 1: Tình hình thế giới, khu vực và tình hình Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI. - Chương 2: Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước phát triển (đề cập Mỹ, EU) - Chương 3: "Ngoại giao láng giềng" của Trung Quốc (đề cập đến Nga, Ấn, Nhật và ASEAN). - Chương 4: Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước đang phát triển ở khu vực Trung Á, Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Vùng Caribê - Chương 5: Ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân của Trung Quốc - Chương 6: Trung Quốc mở ra cục diện mới cho ngoại giao đa phương
Phần hai:
Dự báo những vấn đề nổi bật về tình hình thế giới, khu vực, tình hình
Trung Quốc và những nhân tố có thể tác động đến sự điều chỉnh chiến
lược và chính sách đối ngoại của Trung Quốc giai đoạn 2011 - 2020
- Chương 1: Xu thế diễn biến của tình hình quốc tế khu vực và tình hình Trung Quốc trong thập niên tới (2011 - 2020) - Chương 2: Những dự báo về ngoại giao Trung Quốc giai đoạn 2011 - 2020
Đây
là tài liệu tham khảo quan trọng cho các môn học Chính sách đối ngoại
Trung Quốc, Chính sách đối ngoại Việt Nam, Chính trị học so sánh, Chính
trị quốc tế hiện đại, An ninh Châu Á - Thái Bình Dương. Các bạn sinh
viên có thể liên hệ Phòng Đọc của Thư viện Khoa QHQT để tham khảo tài
liệu này.
|
5. Học viện ngoại giao:
Đông Tây Nam Bắc diễn biến chính
trong quan hệ quốc tế từ 1945.
trong quan hệ quốc tế từ 1945.
Quyển
sách này đề cập đến quan hệ giữa Đông và Tây nói chung, và đặc biệt là
quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô; với cuộc chạy đua vũ trang, quan hệ trong
khối phương Tây và khối Cộng sản, và quan hệ Bắc-Nam (các vấn đề phi
thực dân hóa và kinh tế). Mặt khác, nó cũng chú trọng trình bày các xu
hướng dài hạn và phân tích các lực đẩy, cũng như các mối quan hệ
nhân-quả. Trong quyển sách này, chính trị quốc tế, hay nói các khác là
mối quan hệ giữa các quốc gia được đề cập. Mặc dù nó đề cập đến nhiều
chủ đề và cố gắng có những góc nhìn toàn cầu, nó không phải là một trình
bày toàn diện của lịch sử thế giới. Các sự kiện trong nước chỉ được
thảo luận ở mức đủ thể hiện chính sách đối ngoại của quốc gia. Quyển
sách cũng chủ yếu liên quan đến chính trị ở cấp độ chóp bu. Vì trên thực
tế, các quyết định của quốc gia thường được đưa ra ở cấp độ này; một
phần cũng do không đủ chỗ để thảo luận về các quá trình ra quyết định ở
các nước khác nhau. Các công thức mô tả quốc gia như những đơn vị, như
“Mỹ hành động thế này” hay “Anh tin thế kia”, là để cho dễ hình dung.
Hai cường quốc, Mỹ và Liên Xô, được chú ý nhất, vì hai nước này là hai diễn viên chủ chốt nhất trong thời kì hậu chiến. Mỹ có thể đã được phân tích nhiều hơn Liên Xô, một phần do Mỹ là cường quốc có thế lực thống trị lớn hơn, và cũng còn do kiến thức của chúng ta về Mỹ - một quốc gia cởi mở hơn phong phú hơn kiến thức về quốc gia đóng cửa hơn là Liên Xô.
Sách có 444 trang gồm 12 chương:
Chương I: Thế giới từ 1945-1950
Chương II: Chiến trang lạnh ở châu Âu, 1945-1949
Chương III: Chiến tranh lạnh lan ra toàn cầu, 1945-1962
Chương IV: Hòa hoãn Đông-Tây, 1962-1975
Chương V: Căng thẳng trở lại giữa Đông và Tây, 1975-1984
Chương VI: Kết thúc chiến tranh lạnh, 1984-1990
Chương VII: Các cường quốc chủ yếu và các cuộc xung đột khu vực sau Chiến tranh lạnh, 1990-2004
Chương VIII: Chạy đua vũ trang, 1945-2004
Chương IX: Phát triển tình hình trong khối phương Tây, 1945-2004
Chương X: Liên Xô/Nga và các nước cộng sản cũ, 1945-2004
Chương XI: Phi thực dân hóa
Chương XII: Quan hệ kinh tế giữa Bắc và Nam, 1945-2000
Sách do Nhà xuất bản Thế Giới ấn hành năm 2009
6. Steephen Leed và Glen Strathy:
Sự sụp đổ các nền kinh tế trong tương lai
Trong bối cảnh như hiện nay, thì cuốn sách Sự sụp đổ của các nền kinh tế trong tương lai của Steephen Leed và Glen Strathy đã thực sự trở thành tài liệu có giá trị góp phần trả lời cho những câu hỏi trên. Với những nội dung quan trọng, cuốn sách đã phác họa nên một bức tranh khá toàn diện về một vấn đề lớn nhất mà nền kinh tế Hoa Kỳ phải đối diện ngay trong thế kỷ XXI này cũng như có những cảnh báo, giải pháp cho vấn đề đó.
Bằng lối viết sâu sắc, lập luận chặt chẽ, cuốn sách đề cập cụ thể nhiều vấn đề: bài học từ vụ nổ bong bóng công nghệ cao; quá trình đụng độ với khủng hoảng; sự sụp đổ của của các nền văn minh; tình hình Trung - Ấn và tương lai của dầu mỏ; những cảnh báo, dự đoán về một thế giới của ngày mai: suy giảm, ngưng trệ hay sẽ phải tiếp tục đối đầu; những điểm mù tâm lý: tuân thủ, nhà chức trách và tư duy nhóm; làm thế nào để các nhà đầu tư có thể thu lợi nhuận bằng cách vượt qua tư duy nhóm; kế hoạch lựa chọn năng lượng thay thế cho dầu mỏ... Không chỉ nhìn nhận, phân tích những khó khăn, những nhân tố ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ trong thời gian sắp tới, các tác giả còn quay ngược trở lại phân tích, tìm nguyên nhân và cách giải quyết những khủng khoảng, khó khăn đã từng một thời làm chao đảo nước Mỹ. Và Mỹ đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì từ những khó khăn đó để có thể đối diện với cuộc khủng hoảng năng lượng này.
Đanh thép, sáng suốt kèm theo một chút đe dọa, gợi mở và có xen lẫn cái nhìn của một nhà tiên tri, cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị đối với những nhà cầm quyền, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách của Mỹ trong quá trình tìm hướng đi mới, đối mặt với những nguy cơ có khả năng xảy ra để vượt qua cơn bão khủng hoảng năng lượng này.
Cuốn sách được xuất bản bởi Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2011, nội dung bao gồm 303 trang, được trình bày trong 10 chương:
Chương 1: Bài học từ cuộc khủng hoảng gần đây: vụ nổ bong bóng công nghệ cao;
Chương 2: Quá trình đụng độ với khủng hoảng;
Chương 3: Sự sụp đổ của các nền văn minh: nguyên nhân và giải pháp;
Chương 4: Những điểm mù tâm lý của chúng ta: Tuân thủ, nhà chức trách và tư duy nhóm;
Chương 5: Sự điên loạn của phố Wall: Làm thế nào để nhà đầu tư có thể thu lợi nhuận bằng cách vượt qua tư duy nhóm;
Chương 6: Cuộc khủng hoảng nguy hiểm nhất từ trước tới nay;
Chương 7: Trung - Ấn và tương lai của dầu mỏ;
Chương 8: Sự tàn phá của giá dầu 200 USD/ 1 thùng;
Chương 9: Thập kỷ 1970 dạy chúng ta những gì về đầu tư trong những thập kỷ tới;
Chương 10: Thế giới của ngày mai: Suy giảm, ngưng trệ hay trận quyết đầu;
Chương 11: Lên kế hoạch để sống sót: Lựa chọn thay thế cho dầu mỏ;
Chương 12: Ưu tiên nhầm chỗ: Trở ngại lớn nhất của chúng ta ngày nay;
Chương 13: Lựa chọn cá nhân của bạn: Giàu có đến mức phát điên hay nghèo khó đáng thương;
Chương 14: Kiếm tiền trong sự sụp đổ sắp tới;
Chương 15: Khu vực hấp dẫn đầu tư tiếp theo: Năng lượng thay thế.