Tại Hội thảo an ninh hàng hải Biển Đông
Thượng nghị sỹ McCain đã có bài phát biểu liên quan đên các vấn để tại
Biển Đông. Tại sao điều này quan trọng đối với Mỹ? Đây là câu hỏi mà
nhiều người Mỹ sẽ hỏi, đặc biệt là khi chúng tôi liên quan đến 3 cuộc
xung đột đã xảy ra và khi nợ quốc gia của chúng tôi thực sự trở nên
không bền vững. Tại sao Mỹ nên quan tâm đến tranh chấp lãnh hải của các
nước cách xa nửa vòng trái đất?
Chắc
chắn có lý do kinh tế để tham gia. Khu vực Biển Đông là nguồn quan
trọng về việc làm và tài nguyên thiên nhiên có lợi cho nhiều người Mỹ.
Tuy nhiên, có lẽ xét rộng hơn là yếu tố chiến lược. Trung tâm địa chính
trị thế giới hấp dẫn đang chuyển sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương,
một khu vực, trong đó nhiều nước đang trỗi dậy cùng một lúc về sự giàu
có và sức mạnh. Điều này tạo ra sự va chạm giữa các quốc gia, nơi các
tranh chấp cũ vẫn chưa được giải quyết. Mỹ có một lợi ích an ninh quốc
gia trong việc duy trì một sự cân bằng chiến lược thuận lợi trong khu
vực quan trọng này. Và trọng tâm đó là để bảo vệ sự tự do phổ quát trong
việc đi lại và đi vào các vùng biển như một nguyên tắc căn bản của trật
tự quốc tế.
Những
nỗ lực phủ nhận tự do hàng hải trên Biển Đông đặt ra một thách thức
nghiêm trọng đến trật tự quốc tế, dựa trên luật lệ, rằng Mỹ và đồng minh
của chúng tôi đã duy trì trong nhiều thập kỷ. Nếu những nỗ lực này
thành công sẽ cho phép một nước áp đặt tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của
mình bằng vũ lực và biến Biển Đông thành một khu vực không cho các tàu
thương mại và quân sự của các quốc gia khác, kể cả Mỹ, đi vào. Khi đó,
hậu quả sẽ là thảm khốc. Điều đó có thể thiết lập một tiền lệ nguy hiểm
để làm suy yếu luật pháp quốc tế, theo cách mà những người có ý định
bệnh hoạn, không còn nghi ngờ gì nữa, sẽ áp dụng ở nơi khác. Điều đó có
thể tạo ra sự khuyến khích gia tăng quyền lực gây phiền hà khắp mọi nơi
để sử dụng vũ lực, điều mà các phương tiện pháp lý và hoà bình không thể
bảo đảm cho họ. Và nó sẽ đưa chúng ta đến gần hơn vào một ngày, khi hải
quân Mỹ thấy rằng không thể đi vào và hoạt động một cách an toàn ở Tây
Thái Bình Dương.
“Vậy thì Mỹ nên làm những gì?
Thứ nhất, về
lập trường của Mỹ trên Biển Đông, chúng ta nhận thấy rằng, nếu có thể,
một chính sách rõ ràng có thể ổn định hơn so với một chính sách không rõ
ràng. Tôi hoan nghênh Ngoại Trưởng Clinton khi tuyên bố rằng các bên
tranh chấp trên Biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán đa
phương, và chúng ta sẽ tìm cách tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán. Đa
số các nước châu Á hoan nghênh tuyên bố đó. Trên hết, đây là mối quan hệ
của Trung Quốc với các nước láng giềng, không phải giữa Trung Quốc với
Mỹ. Tuy nhiên, rất hữu ích cho chúng ta tiếp tục nói rõ quan điểm của
Mỹ, để các nước khác có thể biết, Mỹ chấp nhận những yêu sách nào, yêu
sách nào chúng ta không chấp nhận, và những hành động nào chúng ta chuẩn
bị để hỗ trợ các chính sách và các đối tác của chúng ta, đặc biệt là
Philippines, một nước đồng minh có ký hiệp ước.
Thứ hai, Mỹ
nên hỗ trợ các đối tác ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp của họ
trên Biển Đông, như một phương tiện cổ vũ ASEAN đoàn kết hơn để đối mặt
với Trung Quốc. Trung Quốc tìm cách khai thác sự chia rẽ giữa các thành
viên ASEAN - làm cho họ chống đối nhau, để phục vụ cho kế hoạch riêng
của Trung Quốc. Giải quyết các tranh chấp trên biển giữa các nước ASEAN,
như Malaysia và Brunei gần đây đã thực hiện, sẽ cho phép các đối tác
của chúng ta thiết lập một mặt trận thống nhất hơn.
Thứ ba ,
Mỹ cần giúp đỡ các đối tác ASEAN tăng cường sự phòng thủ trên biển và
khả năng phát hiện để phát triển và triển khai các hệ thống cơ bản như
radar cảnh báo sớm và các tàu an ninh ven biển, tăng cường tập trận
chung, cung cấp một hình ảnh hoạt động phổ biến hơn ở Biển Đông và khả
năng đối phó tốt hơn với các mối đe dọa.
Thứ tư, Thượng
viện Mỹ cần quan tâm hơn đến Công ước LHQ về Luật Biển. Tôi biết điều
này không phổ biến ở một số người bảo thủ. Tôi có nghi ngờ về chính bản
thân mình. Nhưng thực tế là, chính phủ các nhiệm kỳ kế tiếp của cả hai
đảng đã tôn trọng những nhận xét cơ bản của Công ước, mặc dù không cần
phải ký. Trong khi đó, các nước như Trung Quốc đã ký công ước mà không
thực hiện đúng, nhắm tới việc từ chối “không cho các nước” đi vào vùng
biển quốc tế. Điều này làm cho Mỹ dựa vào ân huệ của các nước ngoài cũng
như dựa vào sức mạnh lớn hơn của chính mình để bảo đảm quyền đi lại của
Mỹ. Nhưng những điều này là đặc ân, không thể được xem như lúc nào cũng
có sẵn, đó là lý do Hải quân Mỹ hỗ trợ mạnh mẽ Công ước LHQ về Luật
Biển và tính pháp lý của nó, để bảo đảm nó phục vụ cho các hoạt động hải
quân của chúng ta. Do đó, vì lý do an ninh quốc gia, Thượng viện cần
phải quyết định, đã đến lúc phê chuẩn Hiệp ước Luật Biển.
Thứ năm , chúng
ta cần phải chuyển sức mạnh của lực lượng Mỹ, chú trọng nhiều hơn vào
những khu vực cạnh tranh mới trỗi dậy, đặc biệt là Ấn Độ Dương và Biển
Đông. Tôi đã tham gia với các đồng nghiệp của tôi ở Hội đồng Quân sự
Thượng viện, Thượng nghị sĩ Carl Levin và Jim Webb, để kêu gọi cho thêm
thời gian đánh giá lại kế hoạch về các căn cứ của chúng ta ở NB và Guam.
Tôi đã làm như thế để Mỹ không phải rút khỏi châu Á, mà là tăng cường
cam kết của chúng ta đối với an ninh trong khu vực.
Không
phải là Quốc hội có ý kiến về các thỏa thuận căn cứ trong khu vực, mà
thực tế tình hình mới và chi phí vượt quá mức đã đặt vấn đề về các kế
hoạch hiện tại của chúng ta, Quốc hội phải đặt những câu hỏi khó. Mục
tiêu của chúng ta nên chuyển tới nơi có vị thế địa lý hơn, đưa quân đội
rải rác ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, như Bộ trưởng Quốc phòng
Gates đã mô tả và trung tâm của nỗ lực đó sẽ luôn luôn là những cam kết
căn cứ của chúng ta với các đồng minh lịch sử như NB và HQ.
Cuối cùng,
Mỹ phải tiếp tục các khoản đầu tư cần thiết vào khả năng phòng thủ của
chúng ta, đặc biệt là lực lượng hải quân, để duy trì sức mạnh quân sự
hàng đầu thế giới. Chúng ta đang phải đối mặt với áp lực rất lớn trong
nước để cắt giảm chi tiêu, gồm cả chi tiêu quốc phòng, và một số cắt
giảm chắc chắn cần thiết. Những người có lý có thể không đồng ý về việc
cắt giảm này, nên cắt thêm bao nhiêu. Nhưng gần đây, khi Tổng thống cam
kết cắt giảm 400 tỷ USD về chi tiêu quốc phòng trong thời gian 12 năm -
không có cơ sở chiến lược hợp lý về lý do tại sao con số này đã được lựa
chọn hoặc những gì rủi ro gì nó sẽ gây ra, và Bộ trưởng Quốc phòng chỉ
được nói về điều đó một ngày trước khi sự việc xảy ra - tôi nghĩ rằng
những người có lý lẽ cũng có thể đồng ý rằng, điều này không có cách nào
để lên kế hoạch quốc phòng của chúng ta. Chúng ta phải “lên kế hoạch”
dựa vào chiến lược hướng dẫn, không thể dựa vào những con số tùy tiện.
Những
sự kiện hiện đang xảy ra trên Biển Đông sẽ đóng một vai trò quyết định
trong việc định hình sự phát triển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
trong thế kỷ này. Và Mỹ phải tiếp tục tham gia tích cực vào quá trình
đó. Về vấn đề này, tôi gặp rắc rối do các báo cáo gần đây của một số
đồng nghiệp của tôi trong Quốc hội và một số ứng cử viên tổng thống
thuộc Đảng Cộng hòa, cho thấy mong muốn rút khỏi thế giới và giảm các
cam kết của chúng tôi ở nước ngoài. Mỹ đã mắc phải sai lầm đó trước đây,
và chúng ta nên học bài học lịch sử này, không để nó lặp lại. Cuối
cùng, lịch sử cho chúng ta thấy rằng, chính Mỹ được hưởng lợi lớn nhất
nhờ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, đó là duy trì bởi quyền lực và sự
lãnh đạo của Mỹ. Chúng ta từ bỏ vai trò đó là nguy hiểm cho thế giới và
cho chính chúng ta.
Nếu
các bạn đến từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chỉ để mang một thông
điệp về nhà với các bạn, thông điệp đó sẽ là: Luôn có xu hướng cô lập ở
Mỹ, nhưng người Mỹ đã bác bỏ nó trước đây, và tôi tin rằng bây giờ người
Mỹ sẽ bác bỏ nó một lần nữa. Sẽ luôn có một cơ sở vững chắc của Mỹ hỗ
trợ cho một chính sách quốc tế mạnh mẽ ở nước ngoài. Chính sách đó sẽ
không thay đổi, kể cả ở Mỹ. Chúng tôi sẽ không rút khỏi hoặc bị đẩy ra
khỏi khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ ở lại đó, thực hiện
cam kết với bạn bè và đồng minh của chúng tôi, và chúng ta sẽ cùng nhau
thành công.
http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/1693-bai-phat-bieu-cua-thuong-nghi-si-mccain
Tiến Anh (giới thiệu)