Bàn về những sự việc căng thẳng trên Biển Đông thời gian gần đây, học giả Aileen S.P.Baviera vừa có bài viết đăng trên RSIS Commentaries No. 91/2011 ngày 14/6, nhan đề “China and the South China Sea: Time for Code of Conduct?”; hoặc trên The Manila Times.Tác
giả đã nêu diễn biến những vụ việc đáng quan ngại xảy ra trên Biển Đông
xuất phát từ động thái của Trung Quốc, khẳng định bản chất vô lý của
Trung Quốc trên Biển Đông, nhấn mạnh yêu cầu cần có COC trong bối cảnh
hiện nay và kiến nghị thái độ của các bên liên quan nhằm hướng tới mục
tiêu giải quyết hòa bình tranh chấp trên Biển Đông.
Trong
những tháng qua, nhiều vụ việc xảy ra trên Biển Đông đã làm rõ hơn thực
tế có vẻ như là Trung Quốc ngày càng sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự
để gây sức ép và ảnh hưởng đối với các đối thủ có tuyên bố chủ quyền
trên vùng biển này, đặc biệt là Philíppin và Việt Nam.
Hồi
tháng Hai, giới truyền thông đăng tải sự cố ngư dân Philíppin bị tàu
Trung Quốc đe dọa và tấn công. Ngày 2/3/2011, hai tàu hải giám Trung
Quốc tiếp cận cản trở hoạt động của tàu thăm dò dầu khí MV Veritas
Voyager của Philíppin và đòi tàu này ngừng hoạt động tại khu vực bãi Cỏ
Rong (Reed Bank) – nơi họ nói là thuộc quyền chủ quyền của Bắc Kinh.
Tiếp
đó, Trung Quốc thông báo kế hoạch thả neo dàn khoan dầu khí tại vùng
quần đảo Trường Sa. Cuối tháng Năm, hải quân Philíppin phát hiện nhiều
cột mốc và một phao nổi tại vùng bãi cạn Amy Douglas Bank được cho là do
tàu của Trung Quốc cắm, cho thấy dấu hiệu của các kế hoạch xây dựng
công trình trên biển có thể được triển khai. Trong khi đó, một tàu hải
giám của Trung Quốc lại tiếp cận một tàu thăm dò dầu khí của Tập đoàn
Dầu khí quốc gia Việt Nam
(Petrovietnam), cắt phá dây cáp chuyên dụng do tàu này thả xuống vùng
biển mà Hà Nội tuyên bố là thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều cuộc biểu tình phản đối ở Hà Nội.
Đòi
hỏi về chủ quyền không phải là điều gì mới mẻ, bởi đó là tranh chấp lâu
dài, nơi mà một bên tranh chấp hoặc một nước nào đó có hành động gì thì
các bên khác luôn có phản ứng cứng rắn.
Nhưng
điều mới mẻ chính là hành động của Trung Quốc, giờ đây lại được hỗ trợ
bởi khả năng hải quân hiện đại hơn, cũng như sự thể hiện một tham vọng
chủ quyền lớn hơn và tâm lý dân tộc kiên quyết hơn, điều đang được minh
chứng là vấn đề gây quan ngại lớn nhất (cho ổn định khu vực).
Trò
chơi phỏng đoán cứ lặp đi lặp lại là liệu những động thái đòi hỏi chủ
quyền lãnh hải gần đây được triển khai với sự nhận thức đầy đủ và ủng hộ
hoàn toàn của chính quyền trung ương Bắc Kinh, hay như Stein Tonneson
và nhiều ý kiến khác lập luận rằng điều đó không phản ánh một chiến lược
mới của Trung Quốc, mà là “hàng loạt động thái do tham mưu sai, không
được điều phối tốt và đôi khi là ngạo mạn” mà các cơ quan, bộ phận cấp
dưới ở Trung Quốc tiến hành khi họ thực thi trách nhiệm của mình. Song
rốt cuộc thì không có cách giải thích nào có thể mang lại sự an ủi cho
các nước láng giềng của Trung Quốc.
Thực
tế, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố sự vi phạm chủ
quyền Philíppin như một số ý kiến nêu lên là “những hoạt động nghiên
cứu hải dương bình thương” và sự cố với Việt Nam cũng chỉ là “những hoạt
động giám sát và thực thi pháp luật về hải dương bình thường” trong
“các vùng lãnh hải của Trung Quốc”.
Thực
vậy, tờ “China Daily” hồi cuối năm ngoái từng ra thông báo rằng cơ quan
giám sát hải dương của Trung Quốc (CMS) – tức Cục Hải giám đã được tăng
cường thêm hơn 1.000 nhân viên, 36 tàu và nhiều trang thiết bị mới nhằm
tăng cường “khả năng hoạt động”.
Được
thành lập năm 1998, CMS tuyên bố đến hết năm 2005 cơ quan này có 91 tàu
tuần tra, và đến cuối năm 2010 tăng lên 300 tàu và 10 máy bay.
Viễn cảnh về sự hiện diện to lớn đó của Trung Quốc – dù là hải quân, bán quân sự hay dân sự - tại các vùng biển tranh chấp cứ như là họ được toàn thế giới thừa nhận là thực thi pháp luật Trung Quốc một cách “bình thường” trên vùng lãnh hải “không thể tranh cãi” của họ, đều không phải là điều mà các quốc gia láng giềng có thể đón nhận.
Viễn cảnh về sự hiện diện to lớn đó của Trung Quốc – dù là hải quân, bán quân sự hay dân sự - tại các vùng biển tranh chấp cứ như là họ được toàn thế giới thừa nhận là thực thi pháp luật Trung Quốc một cách “bình thường” trên vùng lãnh hải “không thể tranh cãi” của họ, đều không phải là điều mà các quốc gia láng giềng có thể đón nhận.
Và
nếu tàu bè, con người và tài sản của các nước láng giềng và các công ty
nước ngoài tham gia hoạt động khai thác tài nguyên có thể đều là mục
tiêu đe dọa (của Trung Quốc), thì tại sao những tàu thuyền thương mại
khác đi qua các tuyến đường biển liên quan lại không phải là những đối
tượng bị đe dọa trong tương lai?
Nếu
những xu thế hiện tại được tiếp tục, thì các hứa hẹn tôn trọng tự do
hàng hải mà Bắc Kinh vẫn thường tuyên bố sẽ là giả dối.
Thời
điểm hiện tại, Trung Quốc tỏ ra là nước có hành động phản đối mạnh mẽ
nhất đối với các hoạt động thăm dò dầu khí đơn phương. Trước khi xảy ra
những vụ việc gần đây nhất, Trung Quốc đã ngăn cản không cho các công ty
dầu khí quốc tế như BP và ExxonMobil triển khai hoạt động thăm dò tại
vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, cảnh báo rằng làm như vậy sẽ
ảnh hưởng đến các dự án của chính các công ty này tại Trung Quốc.
Các
quan chức và học giả Trung Quốc cũng đang lớn tiếng nói về việc cùng
phát triển, có thể điều đó cho thấy lý do đằng sau sức ép mạnh mẽ là Bắc
Kinh muốn “đánh cùi chỏ” để ép Việt Nam và Philíppin quay lại đường
hướng cùng khai thác, từ bỏ hoạt động thăm dò đơn phương, theo tinh thần
hợp tác ba bên ban đầu về thăm dò địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế
của Philíppin. (Dự án nghiên cứu ba bên này rơi vào tình trạng mập mờ,
không có nội dung dứt khoát cuối cùng vào năm 2008 sau khi bị cản trở
bởi các vấn đề chính trị tại Philíppin – tác giả).
Và
nếu như vậy, đó có thể là một niềm tin khác thường, nhưng là một điều
mà cả Việt Nam và Phiplíppin cần xem xét cẩn trọng xét trên đối sách cân
bằng các mục tiêu về an ninh và kinh tế của mỗi nước, trong khi vẫn
thúc đẩy lợi ích quốc gia và ổn định khu vực.
Thậm
chí như vậy, thì công luận đối lập ở Philíppin cũng có thể sẽ ngăn cản
bất cứ thỏa thuận nào liên quan đến nội dung cùng thăm dò tài nguyên tại
những vùng nằm gần đất nước này nhất.
Trước
những đám mây đen căng thẳng đang tích tụ như vậy, điều cần thiết là
các bên liên quan phải nghiêm túc theo đuổi các cuộc đàm phán không chỉ
về các hướng dẫn triển khai Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển
Đông (DOC) năm 2002, trong khi DOC tỏ ra không đủ hiệu lực giải quyết
những sự kiện phát sinh. Cái mà chúng ta cần là Bộ qui tắc ứng xử của
các bên ở Biển Đông (COC) – văn bản chuyên biệt cho việc phòng ngừa xung
đột vũ trang trên những vùng biển tranh chấp.
Lợi
ích của Trung Quốc cũng như của mỗi nước khác trên Biển Đông sẽ cần
được giải quyết thông qua đối thoại và đàm phán. Tuy nhiên, Trung Quốc
phải chấm dứt thái độ hăm họa, nếu không phải là sử dụng vũ lực trên
thực địa, với mục đích gây sức ép buộc các bên tranh chấp phải thừa nhận
tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Trung
Quốc phải thể hiện trách nhiệm lớn trong việc hạ nhiệt căng thẳng quân
sự và khôi phục bầu không khí mang tính xây dựng cho đối thoại.
Mặt
khác, Việt Nam, Philíppin và cả khối ASEAN sẽ tích cực đưa ra những
đồng thuận của mình về vấn đề Biển Đông và làm cho Trung Quốc hiểu rõ
giới hạn của cách tiếp cận đa phương đã đề xuất nhằm giải quyết tranh
chấp, cũng như mong muốn đặt ra đối với COC.
Nghiên cứu Biển Đông (giới thiệu)
Aileen S.P.Baviera - Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Học viện Công nghệ Nanyang (Xingapo), đồng thời là giáo sư tại Trung tâm châu Á - Đại học Philíppin,