Với ông Lý Quang Diệu, mặc dù ông đã
lạc quan rằng, Nhật Bản sẽ trỗi dậy từ những thách thức tái thiết hiện
nay, nhưng ông tin là các tác động tiêu cực với nền kinh tế sẽ kéo dài vài năm hay thậm chí lâu hơn nữa.
Với Singapore, khi đối mặt với thực tế chiến lược
trỗi dậy của một Trung Quốc đang gia tăng và một Nhật Bản yếu đi, dường
như họ đang theo đuổi một chính sách thắt chặt quan hệ quốc phòng với
Mỹ. Ông Lý hoàn toàn tán thành chọn lựa này, và nhấn mạnh: "Singapore và
Mỹ cùng chia sẽ niềm tin rằng, một sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ trong
khu vực sẽ tăng cường hòa bình và ổn định".
Cùng lúc đó, ông dự báo: "Sẽ có những thay đổi quan
trọng trong cân bằng quyền lực vào 10 năm tới với sự trỗi dậy của Trung
Quốc".
Và sau đây là những câu trả lời của ông Lý Quang Diệu qua văn bản.
- Ông cho rằng Nhật Bản sẽ nổi lên trong giai đoạn của những thách thức to lớn này là mạnh hơn hay yếu đi?
Mạnh hơn về sự đoàn kết con người nhưng yếu đi về kinh tế.
- Trong cuốn sách mới của mình, ông chỉ ra rằng,
Nhật Bản đã đối mặt với những thách thức lớn như dân số sụt giảm và sự
già hóa dân số. Thảm họa 11/3 dường như làm gia tăng thách thức ấy. Ông
thấy tác động 11/3 thế nào với tương lai của Nhật?
Tương lai của Nhật Bản là một nền kinh tế yếu hơn
trong vài năm. Những năm suy giảm có thể tiếp tục trừ phi Nhật Bản gia
tăng dân số bằng nhập cư hay tăng tỉ lệ sinh.
- Những thay đổi của Nhật sẽ tác động gì tới địa chính trị khu vực?
Nhật Bản là một nền kinh tế lớn thứ hai khu vực. Bất kể sự sụt giảm nào cũng tác động tới toàn bộ đối tác kinh tế trong khu vực.
Ông Lý Quang Diệu. Ảnh: globalpost |
- Những gì chúng ta nên xem xét khi nhìn vào các
tranh cãi gần đây ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước khác như Việt
Nam và Philippines về mặt chiến lược khu vực và tham vọng của Trung
Quốc?
Trung Quốc đã đề xuất giải quyết tranh chấp bằng con
đường song phương. Tất cả các bên tranh chấp khác đều nhỏ hơn nhiều so
với Trung Quốc.
- Tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng
Mỹ Robert Gates đã tuyên bố kế hoạch của Mỹ trong việc triển khai các
tàu tuần duyên mới (LCS) đến Singapore. Singapore đã ký Thỏa thuận Khung
Chiến lược (SFA) với Mỹ. Ông cho rằng Singapore cần làm nhiều hơn để
tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ?
Singapore sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu của Mỹ.
Singapore và Mỹ chia sẻ một sự tin tưởng rằng, sự hiện diện mạnh mẽ của
Mỹ trong khu vực sẽ góp phần tăng cường ổn định và hòa bình khu vực,
đồng thời cam kết tăng cường hơn nữa hợp tác quốc phòng song phương theo
tinh thần và tầm nhìn của SFA năm 2005.
- Tuyên bố triển khai các tàu tuần duyên mới của
bộ trưởng Gates cho thấy, Mỹ tin rằng, họ nhất định cần tăng cường sự
hiện diện và tham gia của mình tại Đông Nam Á để cân bằng với ảnh hưởng
đang trỗi dậy của Trung Quốc. Ông đánh giá thế nào về chiến lược cân
bằng giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương?
Để cân bằng với một cường quốc lớn như Trung Quốc, Mỹ cần hợp tác với Nhật và hợp tác với các quốc gia ASEAN.
- Qua Đối thoại Shangri-La, Singapore góp phần thế nào để đảm bảo an ninh trong khu vực?
Singapore là địa điểm để thảo luận về những vấn đề an
ninh nhạy cảm hữu ích cho tất cả các bên liên quan. Chúng tôi cung cấp
một nơi gặp gỡ trung lập mà không có sự thiên vị với bất kỳ bên nào.
- Năm nay là tròn 10 năm Đối thoại Shangri-La, và Trung Quốc cuối cùng đã quyết định cử bộ trưởng quốc phòng tham dự?
Trung Quốc ban đầu đã nghi ngờ về giá trị trao đổi
thảo luận, có lẽ sẽ là mục tiêu của các câu hỏi đến từ những thành viên
khác tham gia Đối thoại. Nhưng giờ đây, họ quyết định cử bộ trưởng quốc
phòng tham dự. Họ cần phải tin đây là nơi hữu ích cho đối thoại, cho
trao đổi các quan điểm dẫn tới việc xây dựng lòng tin.
- Gần đây, một khuôn khổ địa chiến lược mới "Ấn Độ
- Thái Bình Dương" đã trở nên phổ biến với các chuyên gia chính sách.
Ông có cho rằng nó có thể hữu ích hơn "châu Á - Thái Bình Dương" trong
việc giải quyết các thách thức an ninh và kinh tế mà các quốc gia trong
khu vực đối mặt?
Ấn Độ có thể ổn định Ấn Độ Dương. Tôi không chắc là hải quân của họ có mở rộng tầm với hiệu quả tới Thái Bình Dương.
- Ấn Độ gần đây đã rất tích cực trong việc thể
hiện sự hiện diện ở Thái Bình Dương. Ông có cho rằng điều này có ích với
an ninh khu vực?
Đúng, nó có lợi cho hòa bình và ổn định.
- Mặc dù có rất nhiều nỗ lực từ các nước ASEAN,
nhưng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông dường như vẫn chưa tiến tới một
giải pháp hòa bình. Những vụ việc gần đây xảy ra càng cho thấy tình hình
bất ổn vẫn còn. Vậy các bên tuyên bố chủ quyền và những cường quốc
chính trong khu vực có thể/nên làm gì để giải quyết vấn đề này?
Giải quyết vấn đề phù hợp với Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS).
- Ông đã đề cập tới tầm quan trọng của việc giữ
cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc với ổn định khu vực. Những nước khác
trong khu vực gồm cả Nhật Bản và Singapore có thế và nên làm gì để đạt
mục tiêu này?
Nhật Bản có thể là đối tác của Mỹ cho hòa bình và ổn
định. Singapore có thể đóng một vai trò nhỏ hơn như một hòn đảo, nơi Mỹ
có thể chuẩn bị đạn dược và các thiết bị quân sự khác.
- Ông nghĩ thế nào về "chiến lược hóa học" giữa Mỹ
và Trung Quốc, đặc biệt khi Trung Quốc ngày càng trở nên tự tin khi sức
mạnh quốc gia gia tăng? Ông có nghĩ một hệ thống lưỡng cực có thể bền
vững và thiết thực?
Chúng ta cần chờ đợi và chứng kiến mối quan hệ ấy
phát triển thế nào. Có nhiều lợi ích khi Trung Quốc hợp tác với Mỹ.
Trung Quốc cần thị trường, công nghệ và bí quyết Mỹ để phát triển.
- Năm 2012 - 2013 sẽ là thời điểm nhiều nước lớn
trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ có thể tiến hành thay đổi lãnh
đạo. Ví dụ như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc...Có một số dự đoán về bất ổn
trong khu vực. Vậy quan điểm của ông thế nào, và ông nghĩ sao để có thể
ngăn ngừa tác động tiêu cực với khu vực?
Tôi không cho rằng thay đổi lãnh đạo là bất ổn. Sẽ có
những thay đổi quan trọng trong cán cân quyền lực vào 10 năm tới với sự
trỗi dậy của Trung Quốc.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-20-ly-quang-dieu-hien-ke-on-dinh-bien-dong-
Thụy Phương (Theo asahi)