HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á - ASEAN
|
||
Khẩu hiệu
"Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng" |
||
Nơi đặt
Ủy ban Thư ký
|
||
Thành
phố lớn nhất
|
||
|
||
10
|
||
-
|
Surin Pitsuwan (Thái Lan)
|
|
-
|
8 tháng 8
năm 1967
|
|
-
|
16 tháng 12
năm 2008
|
|
-
|
Tổng số
|
4,464,322 km²
2,772,344 mi² |
-
|
Ước lượng 2008
|
577
triệu
|
-
|
129 /km²
208 /sq mi |
|
Ước tính 2007
|
||
-
|
Tổng số
|
16,431.2 tỷ
USD
|
-
|
5,962
USD
|
|
GDP (chính thức)
|
Ước tính 2008
|
|
-
|
Tổng số
|
1,505.7 tỷ
USD
|
-
|
2,609
USD
|
|
HDI (2007)
|
0,542 (thấp) (hạng 174¹)
|
|
|
||
Trang
web
http://www.asean.org/ |
||
10
|
||
1
|
Nếu
xem như một thực thể độc lập.
|
|
2
|
||
3
|
Tăng dân số hàng năm
1.6%
|
Hiệp hội
các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asia Nations,
viết tắt là ASEAN) là một liên
minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông
Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8
năm 1967 với các
thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines,
để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp
tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị
Bali năm 1976, tổ chức này bắt
đầu chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại
khi Thái Lan đề nghị khu
vực thương mại tự do năm 1991. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các
cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác. Đến năm 1999, ASEAN gồm 10 thành
viên (riêng Đông Timo chưa kết nạp).
LỊCH
SỬ
ASEAN có tiền thân là một tổ chức
được gọi là Hiệp hội Đông Nam Á,
thường được gọi tắt là ASA, một
liên minh gồm Philippines, Malaysia và Thái Lan được thành lập năm 1961. Tuy
nhiên, chính khối này, được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967, khi các bộ trưởng ngoại giao
của năm quốc gia – Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái
Lan – gặp gỡ tại toà nhà Bộ ngoại giao Thái Lan ở Bangkok và ký
Tuyên bố ASEAN, thường được gọi là Tuyên bố Bangkok. Năm vị bộ
trưởng ngoại giao – Adam Malik của Indonesia, Narciso Ramos của Philippines,
Abdul Razak của Malaysia, S. Rajaratnam của Singapore,
và Thanat Khoman của Thái
Lan – được coi là những người cha sáng lập của tổ chức.
Những động cơ cho sự ra đời của
ASEAN là để các thành viên giới tinh túy cầm quyền có thể tập trung cho việc xây dựng quốc gia), nỗi sợ
hãi chung về chủ nghĩa cộng sản, đã làm giảm lòng tin ở hay
mất tin cậy vào những cường quốc nước ngoài trong thập niên 1960, cũng như một
tham vọng về phát triển kinh tế; không đề cập tới tham vọng của Indonesia trở
thành một bá chủ trong vùng thông qua việc hợp
tác cấp vùng và hy vọng từ phía Malaysia và Singapore để kiềm chế Indonesia và
đưa họ vào trong một khuôn khổ mang tính hợp tác hơn. Không giống như Liên minh châu Âu, ASEAN được thiết kế để phục vụ
chủ nghĩa quốc gia.
Năm 1976, nhà nước Melanesian Papua New Guinea được
trao quy chế quan sát viên. Trong suốt thập niên 1970, tổ chức này bám vào một
chương trình hợp tác kinh tế, sau Hội nghị thượng đỉnh Bali năm 1976. Nó đã
giảm giá trị hồi giữa thập niên ’80 và chỉ được hồi phục khoảng năm 1991 nhờ
một đề xuất của Thái Lan về một khu vực tự do thương
mại cấp vùng. Sau đó khối này mở rộng khi Brunei Darussalam trở thành thành
viên thứ sáu sau khi gia nhập ngày 8 tháng 1 năm 1984, chỉ một tuần sau khi học
giành được độc lập ngày 1 tháng 1.
Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam
trở thành thành viên thứ bảy. Lào và Myanmar gia nhập hai năm sau ngày 23 tháng
7 năm 1997. Campuchia đã dự định gia nhập cùng Lào và Myanmar, nhưng bị trị
hoãn vì cuộc tranh giành chính trị nội bộ. Nước này sau đó gia nhập ngày 30
tháng 4 năm 1999, sau khi đã ổn định chính phủ.
Trong thập niên1990, khối có sự gia
tăng cả về số thành viên cũng như khuynh hướng tiếp tục hội nhập. Năm 1990,
Malaysia đề nghị thành lập một Diễn đàn Kinh tế Đông Á
gồm các thành viên hiện tại của ASEAN và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản
và Hàn Quốc, với mục tiêu cân bằng sự gia tăng ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Tổ chức Hợp tác Kinh tế
Châu Á Thái Bình Dương (APEC) cũng như tại vùng châu Á như một tổng thể.
Tuy nhiên, đề xuất này đã thất bại bởi nó gặp sự phản đối mạnh mẽ từ Nhật Bản
và Hoa Kỳ. Dù vậy, các quốc gia thành viên tiếp tục làm việc để hội nhập sâu
hơn. Năm 1992, kế hoạch Biểu thuế Ưu đãi Chung (CEPT) được ký kết như một thời
gian biểu cho việc từng bước huỷ bỏ các khoản thuế và như một mục tiêu tăng
cường lợi thế cạnh tranh của vùng như một cơ sở sản xuất hướng tới thị
trường thế giới. Điều luật này sẽ hoạt động như một khuôn khổ cho Khu vực Tự do
Thương mại ASEAN. Sau cuộc Khủng hoảng Tài
chính Đông Á năm 1997, một sự khôi phục lại đề nghị của Malaysia được đưa
ra tại Chiang
Mai, được gọi là Sáng kiến Chiang Mai,
kêu gọi sự hội nhập tốt hơn nữa giữa các nền kinh tế của ASEAN cũng như các
quốc gia ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật
Bản, và Hàn Quốc).
Bên cạnh việc cải thiện nền kinh tế
của mỗi quốc gia thành viên, khối cũng tập trung trên hoà bình và sự ổn định
của khu vực. Ngày 15 tháng 12 năm 1995, Hiệp
ước Đông Nam Á Không Vũ khí Hạt nhân đã được ký kết với mục tiêu biến Đông
Nam Á trở thành Vùng Không Vũ khí Hạt
nhân. Hiệp ước có hiệu lực ngày 28 tháng 3 năm 1997 nhưng mới chỉ có một
quốc gia thành viên phê chuẩn nó. Nó hoàn toàn có hiệu lực ngày 21 tháng 6 năm
2001, sau khi Philippines phê chuẩn, cấm hoàn toàn mọi loại vũ khí hạt nhân
trong vùng.
Sau khi thế kỷ 21 bắt đầu, các vấn
đề chuyển sang khuynh hướng môi trường hơn. Tổ chức này bắt đầu đàm phán các
thoả thuận về môi trường. Chúng bao gồm việc ký kết Thoả
thuận về Ô nhiễm Khói bụi Xuyên biên giới ASEAN năm 2002 như một nỗ lực
nhằm kiểm soát ô nhiễm khói bụi ở Đông Nam Á. Không may thay, nó không thành
công vì những vụ bùng phát khói bụi Malaysia năm
2005 và khói bụi Đông Nam Á
năm 2006. Các hiệp ước môi trường khác do tổ chức này đưa ra gồm Tuyên
bố Cebu về An ninh Năng lượng Đông Á, the ASEAN-Wildlife Enforcement
Network in 2005, và Đối
tác Châu Á Thái Bình Dương về Phát triển Sạch và Khí hậu, cả hai đều nhằm giải
quyết những hiệu ứng có thể xảy ra từ sự thay đổi khí hậu. Thay đổi khí hậu
cũng là vấn đề được quan tâm hiện nay.
Trong Hiệp ước Bali II năm 2003,
ASEAN đã tán thành khái niệm hoà bình dân chủ, có nghĩa
là mọi thành viên tin rằng các quá trình dân chủ sẽ thúc đẩy hòa bình và ổn
định trong khu vực. Tương tự, các thành viên phi dân chủ đều đồng ý rằng đây là
điều mà mọi quốc gia thành viên đều mong muốn thực hiện.
Các lãnh đạo của mỗi nước, đặc biệt
là Mahathir Mohamad của
Malaysia, cũng cảm thấy sự cần thiết hội nhập hơn nữa của khu vực. Bắt đầu từ
năm 1997, khối đã thành lập các tổ chức bên trong khuôn khổ của họ với mục tiêu
hoàn thành tham vọng này. ASEAN+3
là tổ chức đầu tiên trong số đó được
thành lập để cải thiện những quan hệ sẵn có với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn
Quốc. Tiếp đó là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á còn rộng
lớn hơn, bao gồm tất cả các nước trên cộng Ấn Độ, Australia và New Zealand.
Nhóm mới này hoạt động như một điều kiện tiên quyết cho Cộng đồng Đông Á đã được lên kế hoạch, dự định
theo mô hình của Cộng đồng châu Âu hiện đã không còn hoạt động
nữa. Nhóm Nhân vật Nổi
bật ASEAN đã được tạo ra để nghiên cứu những thành công và thất bại có thể
xảy ra của chính sách này cũng như khả năng về việc soạn thảo một Hiến chương ASEAN.
Năm 2006, ASEAN được trao vị
thế quan sát viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Đổi lại, tổ chức này
trao vị thế "đối tác đối thoại" cho Liên hiệp quốc. Hơn nữa, ngày 23 tháng 7 năm đó, José Ramos-Horta, khi ấy là Thủ tướng Đông Timor,
đã ký một yêu cầu chính thức về vị thế thành viên và hy vọng quá trình gia nhập
sẽ kết thúc ít nhất năm năm trước khi nước này khi ấy đang là một quan sát viên
trở thành một thành viên chính thức.
Năm 2007, ASEAN kỷ niệm lần thứ 40
ngày khởi đầu, và 30 năm quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Ngày 26 tháng 8
năm 2007, ASEAN nói rằng các mục tiêu của họ là hoàn thành mọi thoả thuận tự do
thương mại của Tổ chức này với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,
Australia và New Zealand vào năm 2013, vùng với việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào
năm 2015. Tháng 11 năm 2007 các thành viên ASEAN đã ký Hiến chương ASEAN, một
điều luật quản lý mọi quan hệ bên trong các thành viên ASEAN và biến ASEAN
thành một thực thể luật pháp quốc tế.[ Cùng trong năm ấy, Tuyên
bố Cebu về An ninh Năng lượng Đông Á tại Cebu ngày 15 tháng 1
năm 2007, của ASEAN và các thành viên khác của EAS (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật
Bản, New Zealand, Hàn Quốc), khuyến khích an ninh năng lượng bằng
cách tài trợ vốn cho các nghiên cứu về năng lượng thay thế cho các loại nhiên liệu quy ước.
Ngày 27 tháng
2 năm 2009, một Thoả thuận Tự do Thương mại giữa 10 quốc gia thành viên
khối ASEAN và New Zealand cùng đối tác thân cận
của họ là Australia đã được ký kết, ước tính rằng Thỏa thuận Tự do Thương
mại này sẽ làm tăng GDP của 12 quốc gia lên thêm hơn $48 tỷ USD trong giai đoạn
2000-2020.
CÁC
THÀNH VIÊN
Hiện nay, tổ chức này gồm 10 quốc
gia thành viên được liệt kê theo ngày gia nhập:
Các quốc gia gia
nhập sau:
Vương quốc Brunei
(ngày 8
tháng 1 năm 1984)
Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng
7 năm 1995)
Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
Liên bang Myanma
(ngày 23
tháng 7 năm 1997)
Vương quốc
Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)
Hai quan sát viên
và ứng cử viên:
Đông
Timo: Ứng cử viên của ASEAN
CƠ CẤU
TỔ CHỨC
Bộ máy hoạt động của ASEAN được quy
định như sau:
- Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN (ASEAN Summit): Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của hiệp hội, họp chính thức 1 năm 1 lần.
- Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting-AMM): theo Tuyên bố Băng cốc năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN, có thể họp không chính thức khi cần thiết.
- Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers-AEM):AEM họp chính thức hàng năm và có thể họp không chính thức khi cần thiết. Trong AEM có hội đồng AFTA được thành lập theo quyết định của hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 tại Singapore.
- Hội nghị Bộ trưởng các ngành: Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể đó. Hiện có Hội nghị Bộ trưởng năng lượng, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp. Các Hội nghị Bộ trưởng ngành có trách nhiệm báo cáo lên AEM.
- Các hội nghị bộ trưởng khác: Hội nghị Bộ trưởng của các lĩnh vực hợp tác ASEAN khác như y tế, môi trường, lao động, phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ, thông tin, luật pháp có thể được tiến hành khi cần thiết để điều hành các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực này.
- Hội nghị liên Bộ trưởng (Join Ministerial Meeting-JMM):JMM được tổ chức khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN. JMM bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN.
- Tổng thư ký ASEAN: Được những Người đứng đầu Chính phủ ASEAN bổ nhiệm theo khuyến nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ là 3 năm và có thể gia hạn thêm, nhưng không quá một nhiệm kỳ nữa; có hàm Bộ trưởng với quyền hạn khởi xướng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt động của ASEAN, nhằm giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN. Tổng thư ký ASEAN được tham dự các cuộc họp các cấp của ASEAN, chủ toạ các cuộc họp của ASC thay cho Chủ tịch ASC trừ phiên họp đầu tiên và cuối cùng. Tổng thư ký hiện nay là ông Surin Pitsuwan.
Uỷ ban thường
trực ASEAN (ASEAN Standing Committee-ASC): ASC bao gồm chủ
tịch là Bộ trưởng Ngoại giao của nước đăng cai Hội nghị AMM sắp tới, Tổng thư
ký ASEAN và Tổng Giám đốc của các Ban thư ký ASEAN quốc gia. ASC thực hiện công
việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM.
Cuộc họp các quan
chức cao cấp (Senior Officials Meeting-SOM): SOM được chính
thức coi là một bộ phận của cơ cấu trong ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần
thứ 3 tại Manila 1987. SOM chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN và họp
khi cần thiết; báo cáo trực tiếp cho AMM.
Cuộc họp các quan
chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials Meeting-SEOM): SEOM
cũng đã được thể chế hoá chính thức thành một bộ phận của cơ cấu ASEAN tại Hội
nghị Cấp cao Manila
1987. Tại hội nghị
Cấp cao ASEAN 4 năm 1992,
5 uỷ ban kinh tế ASEAN đã bị giải tán và SEOM được giao nhiệm vụ theo dõi tất
cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế ASEAN . SEOM họp thường kỳ và báo cáo
trực tiếp cho AEM.
Cuộc họp các quan
chức cao cấp khác: Ngoài ra có các cuộc họp các quan chức cao cấp về môi
trường,ma tuý
cũng như của các uỷ ban chuyên ngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa học và
công nghệ, các vấn đề công chức, văn hoá và thông tin. Các cuộc họp này báo cáo
cho ASC và Hội nghị các Bộ trưởng liên quan.
Cuộc họp tư vấn
chung (Joint Consultative Meeting-JCM): Cơ chế họp JCM
bao gồm Tổng thư ký ASEAN, SOM, SEOM, các Tổng giám đốc ASEAN. JCM được triệu
tập khi cần thiết dưới sự chủ toạ của Tổng thư ký ASEAN để thúc đẩy sự phối hợp
giữa các quan chức liên ngành. Tổng thư ký ASEAN sau đó thông báo kết quả trực
tiếp cho AMM và AEM.
Các cuộc họp của
ASEAN với các bên đối thoại: ASEAN có 11 Bên đối thoại: Australia, Canada, EU, Nhật
Bản, Hàn Quốc, New Zealand,
UNDP, Nga, Trung
Quốc, Ấn Độ, Mỹ.ASEAN cũng đối thoại theo từng lĩnh vực với Pakistan. Trước khi có cuộc
họp với các Bên đối thoại, các nước ASEAN tổ chức cuộc họp trù bị để phối hợp
có lập trường chung. Cuộc họp này do quan chức cao cấp của nước điều phối
(Coordinating Country) chủ trì và báo cáo cho ASC.
Ban thư ký ASEAN
quốc gia: Mỗi nước thành viên ASEAN đều có Ban thư ký quốc gia
đặt trong bộ máy của Bộ Ngoại giao để tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt
động liên quan đến ASEAN của nước mình. Ban thư ký quốc gia do một Tổng Vụ
trưởng phụ trách
Ủy ban ASEAN ở
các nước thứ ba: Nhằm mục đích tăng cường trao đổi và thúc đẩy mối quan
hệ giữa ASEAN với bên đối thoại đó và các tổ chức quốc tế ASEAN thành lập các
uỷ ban tại các nước đối thoại. Uỷ ban này gồm những người đứng đầu các cơ quan
ngoại giao của các nước ASEAN tại nước sở tại. Hiện có 10 Uỷ ban ASEAN tại: Bon
(Đức), Brussel (Bỉ), Canberra (Úc), Geneva (Thụy
Sĩ), London
(Anh), Ottawa (Canada), Paris (Pháp), Seoul (Hàn
Quốc), Washington,
(Hoa Kỳ),
Wellington
(New
Zealand).
Ban thư ký ASEAN: Ban thư
ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định ký tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Bali,1976 tăng cường phối
hợp thực hiện các chính sách, chương trình và các hoạt động giữa các bộ phận
khác nhau trong ASEAN, phục vụ các hội nghị của ASEAN.
LỘ
TRÌNH ASEAN
Trong thập niên 1960, sự thúc đẩy giải thực đã mang lại chủ quyền
cho Indonesia và Malaysia cùng các quốc gia khác. Bởi việc xây dựng quốc gia
luôn là khó khăn và dễ gặp sự can thiệp từ bên ngoài, giới cầm quyền muốn được
tự do thực hiện các chính sách độc lập, với nhận thức rằng các nước láng giếng
sẽ kiềm chế không can thiệp vào công việc nội bộ của họ. Về lãnh thổ, các thành
viên nhỏ như Singapore và Brunei luôn lo ngại về các biện pháp bạo lực và cưỡng
bức từ các nước láng giềng lớn hơn như Indonesia và Malaysia. "Thông qua
đối thoại chính trị và xây dựng lòng tin, căng thẳng sẽ không leo thang thành
đối đầu bạo lực trong các quốc gia thành viên ASEAN từ khi nó được thành lập
hơn ba thập niên trước".
Lộ trình ASEAN có thể truy nguồn gốc
từ việc ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á. "Các nguyên
tắc nền tảng được thông qua trong hiệp ước này gồm: tôn trọng lẫn nhau về độc
lập, chủ quyền, bình đẳng, tính toàn vẹn lãnh thổ, và bản sắc quốc gia của tất
cả các nước:
- quyền của mọi Nhà nước duy trì sự tồn tại quốc gia của mình không gặp trở ngại từ sự can thiệp, phá hoại, cưỡng bức từ bên ngoài;
- không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
- giải quyết các khác biệt hay tranh chấp bằng biện pháp hoà bình;
- từ bỏ đe doạ hay sử dụng bạo lực; và
- hợp tác có hiệu quả với nhau".
Ngoài mặt, quá trình tư vấn và đồng
thuận được cho là một cách tiếp cận trong việc đưa ra quyết định, nhưng Lộ
trình ASEAN đã được điều khiển thông qua những tiếp xúc thân cận giữa các cá
nhân chỉ trong giới lãnh đạo, họ thường cùng chần chừ trong việc định chế hoá
và pháp điển hoá sự hợp tác, có thể làm tổn hại tới sự kiểm soát của chế độ của
họ với việc tiến hành hợp tác trong vùng. Vì thế, tổ chức có một vị thư ký điều
hành.[29]
Tất cả các đặc tính trên, nói gọn là
không can thiệp, không chính thức, tối thiểu hoá việc định chế hoá, tư vấn và
đồng thuận, không sử dụng vụ lực và không đối đầu đã tạo thành cái được gọi là
Con đường ASEAN.
Từ cuối thập niên 1990, nhiều học
giả đã cho rằng nguyên tắc không can thiệp đã làm tổn hại tới những nỗ lực của
ASEAN trong việc giải quyết vấn đề Myanmar, vi phạm nhân
quyền và ô nhiễm khói bụi trong vùng. Tuy nhiên, với
cách tiếp cận dựa trên đồng thuận, mọi thành viên trên thực tế đều có quyền phủ
quyết và các quyết định thường bị giảm xuống mức mẫu thức chung thấp
nhất. Có một sự tin tưởng rộng rãi rằng các thành viên ASEAN phải có một
quan điểm ít cứng nhắc hơn về hai nguyên tắc chủ yếu này khi họ muốn được coi
là một cộng đồng liên kết chặt chẽ và có liên quan.
CHÍNH
SÁCH
Ngoài việc tư vấn và đồng thuận, quá
trình lập chương trình nghị sự và ra quyết định của ASEAN có thể được hiểu một
cách rõ ràng trong những điều khoản của cái gọi là Track I và Track II. Track I
nói về việc thực hiện ngoại giao trong các kênh chính phủ. Những người tham gia
được coi như những đại diện của quốc gia của mình và phản ánh quan điểm chính
thức của chính phủ của họ trong những cuộc đàm phán và thảo luận. Mọi quyết
định chính thức được thực hiện theo Track I. Vì thế, "Track I đề cập tới
các quá trình liên chính phủ". Track II hơi khác biệt Track I, liên quan
tới các nhóm dân sự xã hội và các cá nhân khác với nhiều kết nối với những
người làm việc bên cạnh các chính phủ. Track II cho phép các chính phủ thảo
luận các vấn đề gây tranh cãi và thử nghiệm các ý tưởng mới mà không phải đưa
ra các tuyên bố chính thức hay các cam kết mang tính bắt buộc, nếu cần thiết,
rút lui về quan điểm.
Dù các cuộc thảo luận Track II thỉnh
thoảng được nêu ra như nhữngd ví dụ về sự liên quan của xã hội dân sự trong quá trình đưa ra quyết định cấp
vùng của các chính phủ và các bên thứ hai khác, các tổ chức phi chính phủ hiếm
khi tiếp cận được với nó, tuy nhiên những người tham gia từ các cộng đồng hàn
lâm là một nhóm 12 cố vấn. Tuy nhiên, những cố vấn này, trong hầu hết các
trường hợp, có kết nối chặt chẽ với các chính phủ của họ, và sự phụ thuộc vào
nguồn tài chính của chính phủ cho các hoạt động hàn lâm và liên quan tới chính
sách đó, và nhiều công việc trong Track II đã từng có trải nghiệm quá trình
quan liêu.[30]
Những gợi ý của họ, đặc biệt trong việc hội nhập kinh tế, thường gần gũi với các quyết
định của ASEAN hơn là lập trường của phần còn lại của xã hội dân sự.
Track hoạt động như một diễn đàn cho
xã hội dân sự ở Đông Nam Á được gọi là Track III. Những người tham gia Track
III nói chung là các nhóm dân sự xã hội đại diện cho một ý tưởng hay nhóm riêng
biệt. Các mạng lưới của Track III
tuyên bố đại diện cho các cộng đồng và những người phần lớn ở bên ngoài các
trung tâm quyền lực chính trị và không có khả năng thực hiện thay đổi hữu ích
mà không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Track này tìm cách gây ảnh hưởng trực tiếp
tới các chính sách của chính phủ bằng cách lobby, tạo áp lực qua truyền thông. Những người tham gia Track III cũng tổ
chức và/hay tham gia các cuộc họp cũng như các hội nghị để tiếp cận với các
quan chức của Track I.
Tuy các cuộc họp của Track II và
những tác động của nó với những người tham gia Track I đã gia tăng và dày đặc
hơn, hiếm khi phần còn lại của xã hội dân sự có cơ hội tương tác với Track II.
Cơ hội tiếp cận với Track I càng hiếm hơn.
Xem xét ba Track, rõ ràng cho tới
hiện tại, ASEAN đã được điều hành bởi các quan chức chính phủ, những người khi
mà các vấn đề ASEAN còn được quan tâm, chỉ đại diện cho chính phủ chứ không
phải người dân của họ. Trong một bài diễn văn tại lễ kỷ niệm lần thứ 38 ngày
thành lập ASEAN, Tổng thống đương nhiệm của Indonesia Tiến sĩ Susilo Bambang Yudhoyono đã thừa nhận:
“Tất cả các quyết định về các hiệp
ước, và khu vực tự do thương mại, về các tuyên bố và các kế hoạch hành động,
đều do các Lãnh đạo chính phủ, các bộ trưởng và quan chức cao cấp thực hiện. Và
thực tế rằng trong đông đảo đại chúng, có ít sự hiểu biết, chưa nói tới sự đánh
giá, về những sáng kiến lớn mà ASEAN đang thực hiện thay mặt cho họ.”
CÁC
CUỘC HỌP
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN
Tổ chức này tổ chức các cuộc họp,
được gọi là Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, nơi các nguyên thủ quốc gia của mỗi thành viên gặp mặt
để thảo luận và giải quyết các vấn đề khu vực, cũng như để tổ chức các cuộc hội
hop khác với các nước bên ngoài khối với mục đích thúc đẩy quan hệ bên ngoài.
Hội nghị Thượng đỉnh Chính thức các
nhà Lãnh đạo ASEAN được tổ chức lần đầu tại Bali, Indonesia năm 1976. Cuộc họp
thứ ba được tổ chức tại Manila năm 1987 và trong cuộc họp này, các lãnh đạo đã quyết
định sẽ gặp nhau năm năm một lần. Sau đó, hội nghị thượng đỉnh thứ tư được tổ
chức tại Singapore năm 1992 nơi các nhà lãnh đạo lại đồng ý sẽ gặp gỡ thường
xuyên hơn, quyết định tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba năm một lần.[34]
Năm 2001, họ quyết định gặp nhau hàng năm để giải quyết các vấn đề cấp bách ảnh
hưởng tới khu vực. Các quốc gia thành viên được sắp xếp đứng ra tổ chức hội
nghị thượng đỉnh theo tên nước trong bảng chữ cái ngoại trừ Myanmarvoons đã từ
bỏ quyền đăng cai hội nghị năm 2006 của mình vào năm 2004 vì áp lực từ Hoa Kỳ
và Liên minh châu Âu.[35]
Tới tháng 12 năm 2008, Hiến chương
ASEAN bắt đầu có hiệu lực và cùng với nó, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN sẽ được tổ
chức hai năm một lần.
Cuộc họp thượng đỉnh chính thức diễn ra trong ba ngày. Chương trình nghị sự
như sau:
Lãnh đạo các quốc gia thành viên sẽ
tổ chức một cuộc họp nội bộ tổ chức. Lãnh đạo các quốc gia thành viên sẽ tổ chức một hội thảo
cùng với các ngoại trưởng của Diễn đàn Khu vực ASEAN.
Một cuộc họp, được gọi là ASEAN+3 ,
được tổ chức cho các lãnh đạo của ba Đối tác Đối thoại (Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc). Một cuộc họp riêng rẽ, được gọi là ASEAN-CER, được tổ chức cho các
lãnh đạo của hai Đối tác Đối thoại khác (Australia, New Zealand).
Trong cuộc họp thượng đỉnh thứ năm
tại Bangkok, các lãnh đạo đã quyết định gặp gỡ "không chính thức" với
nhau trong mỗi hội nghị chính thức:[34]
Hội nghị thượng đỉnh Đông Á
Các bên tham gia Hội nghị Thượng
đỉnh Đông Á:
ASEAN
ASEAN+3
Các thành viên khác
Quan sát
viên
Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) là
một diễn đàn liên châu Á được các lãnh đạo 16 quốc gia Đông Á và khu vực tổ
chức hàng năm, với ASEAN có một lập trường chỉ đạo chung. Hội nghị thượng đỉnh
thảo luận các vấn đề gồm thương mại, năng lượng và an ninh và hội nghị thượng
đỉnh có một vai trò trong việc xây dựng cộng đồng vùng.
Các thành viên của hội nghị gồm 10
quốc gia thành viên ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,
Australia và New Zealand tổng cộng chiếm tới gần một nửa dân số thế giới. Nga
cũng đã xin gia nhập làm thành viên cuộc họp thượng đỉnh vào vào năm 2005 là
một khách mời cho EAS Đầu tiên theo lời mời của
nước chủ nhà - Malaysia.
Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên được
tổ chức tại Kuala Lumpur ngày 14 tháng 12 năm 2005 và các cuộc họp sau đó được
tổ chức sau cuộc gặp gỡ hàng năm của các lãnh đạo ASEAN.
Hội nghị Thượng đỉnh kỷ niệm
Một hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm là
một hội nghị do một quốc gia không thuộc ASEAN tổ chức để đánh dấu một dịp kỷ
niệm ngày thiết lập quan hệ giữa ASEAN và quốc gia tổ chức. Quốc gia tổ chức
mời các lãnh đạo chính phủ các quốc gia thành viên ASEAN tới để thảo luận tương
lai của việc hợp tác và đối tác.
Diễn đàn Khu vực
Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) là một
cuộc đối thoại chính thức, đa bên trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Tới thời
điểm tháng 7 năm 2007, nó gồm 27 bên tham gia. Các mục tiêu của ARF là khuyến
khích đối thoại và tham vấn, và thúc đẩy xây dựng lòng tin và chính sách ngoại
giao ngăn chặn trong khu vực. ARF được tổ chức lần đầu năm 1994. Các bên tham
gia ARF hiện tại như sau: toàn bộ thành viên ASEAN, Australia, Bangladesh,
Canada, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Liên minh châu Âu, Ấn
Độ, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn
Quốc, Mông Cổ, New Zealand, Pakistan, Papua
New Guinea, Nga, Timor-Leste,
Hoa Kỳ
và Sri Lanka.
Trung Hoa Dân Quốc (cũng gọi là Đài Loan) đã bị
trục xuất từ khi ARF thành lập, và các vấn đề về Eo biển Đài Loan không được thảo luận tại các cuộc
họp của ARF cũng như được đề cập tới trong Tuyên bố của Chủ tịch ARF.
Các cuộc gặp khác
Ngoài các cuộc họp ở trên, các cuộc
họp thường xuyên khác cũng được tổ chức. Chúng bao gồm Cuộc họp Bộ trưởng ASEAN
Thường niên cũng như các uỷ ban nhỏ hơn khác, như Trung
tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á. Các cuộc họp tập trung vào các chủ đề
riêng biệt, như quốc phòng hay môi trường, và do các Bộ trưởng, thay vì các nguyên thủ quốc gia tham dự.
ASEAN+3
ASEAN+3 là một cuộc họp giữa ASEAN, Trung Quốc, Nhật
Bản và Hàn Quốc, và chủ yếu được tổ chức trong mỗi kỳ họp thượng đỉnh ASEAN.
ADMM+
ADMM+ là Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN
mở rộng. Ngoài 10 thành viên Hiệp hội Đông Nam Á, còn có 8 nước khác tham dự là
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Mỹ và Nga.
Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM)
Diễn đàn Hợp tác Á-Âu
(ASEM) là một quá trình đối thoại không chính thức được đưa ra sáng kiến năm
1996 với mục tiêu tăng cường hợp tác giữa các quốc gia châu Á và châu Âu, đặc
biệt giữa các thành viên Liên minh châu Âu và ASEAN. ASEAN, được đại diện
bởi vị Tổng thư ký của mình, là một trong 45 đối tác ASEM. Họ cũng chỉ định một
đại diện trong ban quản lý Quỹ Á-Âu (ASEF), một tổ chức văn
hoá xã hội gắn liền với cuộc Gặp gỡ.
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Nga
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Nga là
một cuộc gặp gỡ hàng năm giữa các lãnh đạo các quốc gia thành viên và Tổng thống Nga.
Cộng đồng kinh tế
ASEAN đã nhấn mạnh trên việc hợp tác
khu vực trong “ba trụ cột” về an ninh, văn hoá xã hội và hội nhập kinh tế. Các
nhóm khu vực đã có những thành quả lớn nhất trong hội nhập kinh tế, với mục
tiêu tạo lập một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.
Khu vực Tự do Thương mại
Nền tảng của AEC là Khu vực Tự do
Thương mại ASEAN (AFTA), một kế hoạch thuế xuất ưu đãi bên ngoài chung để
khuyến khích dòng chảy tự do của hàng hoá bên trong ASEAN. Khu vực Tự do
Thương mại ASEAN (AFTA) là một thoả thuận của các quốc gia thành viên ASEAN
liên quan tới chế tạo địa phương tại mọi quốc gia ASEAN. Thoả thuận AFTA được
ký ngày 28 tháng 1 năm 1992 tại Singapore. Khi thoả thuận AFTA được ký lần đầu
tiên, ASEAN có sáu thành viên, là, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore và Thái Lan. Việt Nam gia nhập năm 1995, Lào và Myanmar năm 1997, và
Campuchia năm 1999. Những thành viên gia nhập sau vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các
quy định của AFTA, nhưng họ đã chính thức được coi là một phần của AFTA khi họ
bị yêu cầu ký thoả thuận này khi gia nhập vào ASEAN, và được trao các khung
thời gian dài hơn để đạt tới các quy định về miễn giảm thuế của AFTA.
Khu vực Đầu tư Toàn diện
Khu vực Đầu tư Toàn diện ASEAN
(ACIA) sẽ khuyến khích dòng chảy tự do của đầu tư bên trong ASEAN. Các nguyên
tắc chính của ACIA như sau:
- Mọi ngành công nghiệp đều phải được mở cửa cho đầu tư, ngoại trừ những ngành sẽ từ từ bị loại bỏ theo lộ trình
- Quy tắc đối xử quốc gia được trao ngay lập tức cho các nhà đầu tư ASEAN với ít ngoại lệ
- Hạn chế ngăn trở đầu tư
- Hợp lý hoá quá trình và các thủ tục đầu tư
- Tăng cường minh bạch
- Tiến hành các biện pháp khuyến khích đầu tư
Việc thực hiện đầy đủ ACIA với việc
loại bỏ các danh sách ngoại lệ hiện tại trong chế biến nông nghiệp, đánh cá, lâm
nghiệp và khai thác mỏ được quy định vào năm 2010 cho hầu hết thành viên ASEAN
và năm 2015 cho Campuchia, Lào, Myanmar, và Việt Nam.[52]
Thương mại trong Dịch vụ
Một Thoả thuận Khung của ASEAN về
Thương mại trong Dịch vụ được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại
Bangkok tháng 12 năm 1995. Theo AFAS, các quốc gia thành viên ASEAN tham gia
vào các vòng đàm phán tự do hoá thương mại trong dịch vụ liên tục này với mục
tiêu ngày càng tạo ra các cam kết cấp độ cao hơn. Các cuộc đàm phán đã dẫn tới
các cam kết đặt ra các lộ trình cho các cam kết cụ thể là một bộ phận của Thoả
thuận Khung. Các lộ trình thường được gọi là các gói cam kết dịch vụ. Hiện tại,
ASEAN đã ký kết bảy gói cam kết theo AFAS.
Thị trường hàng không duy nhất
Thị trường Hàng không Duy nhất ASEAN
(SAM), do Nhóm Làm việc Vận tải Hàng không ASEAN đệ trình, được Cuộc họp các
Quan chức Vận tải Cao cấp ASEAN ủng hộ, và được các Bộ trưởng Vận tải ASEAN xác
nhận, sẽ đưa ra mọt thoả thuận bầu trời mở cho khu vực vào năm 2015. ASEAN SAM
được mong đợi sẽ hoàn toàn tự do hoá đi lại bằng đường hàng không giữa các quốc
gia thành viên, cho phép ASEAN được hưởng lợi ích trực tiếp từ sự tăng trưởng
giao thông đường không trên thế giới, và cũng tự do hoá cho các dòng chảy du
lịch, thương mại, đầu tư và dịch vụ giữa các quốc gia thành viên. Bắt đầu từ
ngày 1 tháng 12 năm 2008, những hạn chế trên các quyền tự do hàng
không thứ ba và thứ tư giữa các thành phố thủ đô của các quốc gia thành
viên về dịch vụ chở khách đường không sẽ bị xoá bỏ, trong khi đó từ ngày 1
tháng 1 năm 2009, sẽ có sự tự do hoá hoàn toàn trong việc chuyên chở hàng hoá
bằng hàng không trong khu vực. Tới ngày 1 tháng 1 năm 2011, quyền tự do lưu
thông thứ năm giữa mọi thành phố thủ đô sẽ được tự do hoá.
Các thoả thuận tự do thương mại với các quốc gia khác
ASEAN đã ký kết các thoả thuận tự do
thương mại với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand và gần
đây nhất là Ấn Độ. Ngoài ra, hiện nay tổ chức này đang đàm phán thoả thuận tự
do thương mại với Liên minh châu Âu. Đài Loan cũng đã thể hiện sự quan tâm tới
một thoả thuận với ASEAN nhưng cần vượt qua những trở ngại về ngoại giao từ
Trung Quốc.
Hiến chương
Ngày 15 tháng 12 năm 2008 các thành
viên ASEAN gặp gỡ tại thủ đô Jakarta của Indonesia để đưa ra một hiến chương, được ký kết tháng 11
năm 2007, với mục tiêu tiến gần hơn tới "một cộng đồng kiểu Liên minh châu
Âu". Hiến chương biến ASEAN thành một thực thể pháp lý và các mục tiêu tạo
lập một khu vực tự do thương mại duy nhất cho khu vực gồm 500 triệu dân. Tổng thống
Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã nói rằng
"Đây là một sự phát triển quan trọng khi ASEAN đang đoàn kết, hội nhập và
biến mình thành một cộng đồng. Nó đã được hoàn thành khi ASEAN tìm kiếm một vai
trò tích cực hơn trong các vấn đề châu Á và quốc tế ở thời điểm khi hệ thống
thế giới đang trải qua một sự thay đổi chấn động," ông thêm, đề cập tới sự
thay đổi khi hậu và dịch chuyển kinh tế. Đông Nam Á không còn là một vùng bị
chia rẽ, bị chiến tranh tàn phá như trong thập niên 1960 và 1970." Các
nguyên tắc nền tảng bao gồm:
a)
tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng sự toàn vẹn lãnh
thổ và bản sắc quốc gia của mọi quốc gia thành viên ASEAN;
b)
có chung cam kết và trách nhiệm trong việc tăng cường hoà
bình khu vực, an ninh và thịnh vượng;
c)
bác bỏ sự gây hấn và đe doạ sử dụng vũ lực hay các hành
động khác theo bất kỳ cách nào không thích hợp với luật pháp quốc tế;
d)
dựa trên sự giải quyết hoà bình các tranh chấp;
e)
không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia
thành viên ASEAN;
f)
tôn trọng quyền của mọi Quốc gia bảo đảm sự tồn tại của
mình và không bị sự can thiệp, lật đổ hay ép buộc từ bên ngoài;
g)
tăng cường tham vấn về những vấn đề ảnh hưởng nghiêm
trọng tới lợi ích chung của ASEAN;
h)
trung thành với sự cai trị của pháp luật, quản lý tốt,
các nguyên tắc dân chủ và định chế chính phủ;
i)
tôn trọng các quyền tự do nền tảng, khuyến khích và bảo
vệ nhân quyền, và khuyến khích công bằng xã hội;
j)
tán thành Hiến chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc
tế, gồm cả luật nhân đạo quốc tế, đã được tán thành bởi các quốc gia thành viên
ASEAN;
k)
tránh tham gia vào bất kỳ chính sách hay hoạt động nào,
gồm cả việc sử dụng lãnh thổ của mình, được theo đuổi bởi một quốc gia thành
viên hay không phải là thành viên của ASEAN hay bất kỳ một bên phi quốc gia
nào, đe doạ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định kinh tế chính trị của
các quốc gia thành viên ASEAN;
l)
tôn trọng những sự khác biệt văn hoá, ngôn ngữ và tôn
giáo của người dân ASEAN, trong khi nhấn mạnh những giá trị chung theo tin thần
thống nhất trong đa dạng;
m)
the centrality of ASEAN in external political, economic,
social and cultural relations while remaining actively engaged,
outward-looking, inclusive and non-discriminatory; and
n)
tôn trọng các quy định thương mại đa bên và các quy định
của ASEAN dựa trên các chế độ cho sự áp dụng hiệu quả các cam kết kinh tế và
dần giảm bớt hướng tới loại bỏ tất cả các rào cản với sự hội nhập kinh tế của
khu vực, trong một nền kinh tế định hướng thị trường".
Tuy nhiên, cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới đang diễn ra đã được coi như một mối đe doạ với
những mục tiêu của bản hiến chương, và cũng đặt ra ý tưởng về một cơ cấu nhân
quyền sẽ được đàm phán trong cuộc hội nghị thượng đỉnh sắp tới vào tháng 2 năm
2009. Đề xuất này đã gây ra tranh cãi, bởi cơ quan này sẽ không có quyền áp đặt
cấm vận hay trừng phạt các quốc gia vi phạm vào quyền của công dân nước mình và
vì thế sẽ không có nhiều hiệu quả.
NGUỒN:
vi.wikipedia.org/wiki/Hiệp_hội_các_quốc_gia_Đông_Nam_Á
TU CHỈNH:
- 17-10-2010: Đưa bản tin lên mạng - Thêm vào hội nghị ADMM+.
*****
File: ITN-010811-ASEAN-To
chuc ASEAN.doc
Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri@yahoo.com
www.tranhchapbiendong.com
Tu chỉnh:
8 tháng 1 năm 2011