Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

15. Chiều hướng chiến lược ngoại giao của Mỹ và xu thế phát triển quan hệ Trung - Mỹ


Một năm trở lại đây, sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kết thúc, kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao không giảm. Trước bối cảnh đó, về mặt ngoại giao, Tổng thống Obama giữ lời hứa trong bầu cử, vào ngày 31/8/2010, tuyên bố kết thúc hoạt động tác chiến của quân đội Mỹ tại Irắc và sẽ rút toàn bộ quân đóng tại Irắc vào cuối năm 2012. Theo sau đó là Hội nghị NATO tháng 12/2010 quyết định NATO và quân đội Mỹ sẽ bắt đầu rút quân khỏi. Ápganixtan từ năm 2014. Đồng thời với xu thế kết thúc hai cuộc chiến tranh tại Irắc và Ápganixtan, Mỹ cũng đang xem xét và tìm kiếm phương hướng ngoại giao và chiến lược, an ninh của mình thời kì hậu chiến tranh Irắc, đẩy mạnh hành động “quay trở lại” và khôi phục vai trò và vị thế của mình ở các khu vực trên thế giới. Song trước mắt, trong một hai năm tới, trọng điểm chiến lược toàn cầu của Mỹ vẫn là hai cuộc chiến tranh Irắc và Ápganixtan, ngoại giao Mỹ vẫn chưa và cũng như không thể hoàn toàn tiến vào “thời kì hậu chiến tranh Irắc”.
Việc Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển và “thời kì chiến tranh Irắc” của Mỹ có xu hướng kết thúc đã khiến cho một số thế lực của giới ngoại giao và chiến lược của Mỹ bắt đầu suy nghĩ và tìm kiếm phương hướng trọng điểm của nước mình, của toàn cầu và chiến lược ngoại giao của Mỹ hậu chiến tranh Irắc. Những điều này khiến cho chiến lược ngoại giao của Mỹ đối với Trung Quốc thể hiện rõ trạng thái có nhiều thay đổi và không xác định ở mức độ nhất định về mặt tư duy chiến lược.
Chiến lược ngoại giao và an ninh của Mỹ đang chuẩn bị chuyển từ “thời kì chiến tranh Irắc” sang “thời kì hậu chiến tranh Irắc”, hướng đi đó vẫn chưa xác định
Ngày 31/8/2010, việc Mỹ kết thúc hoạt động tác chiến tại Irắc, thêm vào đó, cuối năm 2010, Mỹ và NATO đã đưa ra quyết định năm 2014 bắt đầu rút quân ra khỏi Ápganixtan, chứng tỏ chiến lược toàn cầu đầu thế kỉ 21 của Mỹ đang hướng tới “thời kì hậu chiến tranh Irắc” hoặc “thời kì hậu chiến tranh Irắc-Ápganixtan”. Chính quyền Obama và Đảng Dân chủ có ý đồ kết thúc hai cuộc chiến tranh và chiến lược ngoại giao, an ninh Mỹ do họ chủ đạo nhưng đến nay họ vẫn chưa có cách nào thực hiện được. Mỹ vẫn chưa thực sự bước vào thời kì chiến lược mới, chỉ là tính đến và chuẩn bị chiến lược toàn cầu và ngoại giao Mỹ “‘thời kì hậu chiến tranh Irắc ở một vài mặt nào đó.
Trong năm đầu tiên tranh cử và cầm quyền, Obama đã xây dựng cho mình một hình tượng hoàn toàn không giống Bush và phái bảo thủ mới của Đảng Cộng hòa; Đối mặt với những tổn hại nghiêm trọng đến hình tượng quốc tế và quan hệ ngoại giao Mỹ do chiến tranh Irắc mang lại, Chính quyền Obama và Đảng Dân chủ trong năm đầu tiên cầm quyền đã thi hành các chính sách ‘‘ngoại giao sức mạnh thông minh”, “ngoại giao lắng nghe ’ và “ngoại giao mỉm cười”. Obama, Biden, Hillary v.v… hầu như liên tục đến thăm rất nhiều nước châu Âu, châu Á, Trung Đông, châu Phi, Khu vực Mỹ La-tinh, đến đâu cũng có thái độ nhượng bộ, lắng nghe, khiêm tôn, thân thiện, nhằm cải thiện những tổn hại nghiêm trọng về hình tượng và quan hệ đối ngoại của Mỹ trong thời kỳ Bush. Có thể nói, những hành động ngoại giao “khôi phục hình tượng và quan hệ đối ngoại của Mỹ” trong năm đầu tiên của Chính quyền Obama đã thực hiện được những mục tiêu ban đầu. Hình tượng quốc tế của Mỹ đã được khôi phục khá nhiều, quan hệ của Mỹ với các nước trên thế giới như liên minh, Hồi giáo… đã có phần cải thiện, cơ bản đã trở về thời kì và trạng thái trước chiến tranh Irắc.
Nhìn bề ngoài có thể thấy mục đích chính của ngoại giao Mỹ trong năm đầu tiên Obama cầm quyền là “cải thiện và khôi phục hình tượng nước Mỹ và quan hệ đối ngoại”; ngoại giao Mỹ trong năm cầm quyền thứ 2 của ông là tiếp tục nhắc lại việc “khôi phục và duy trì vị thế và ảnh hưởng của Mỹ”. Sau khi cơ bản đã thực hiện được mục tiêu ngoại giao của năm đầu tiên, từ năm 2010 đến nay, ngoại giao Mỹ đã áp dụng “thế tiến công”, bắt đầu can thiệp ngày càng nhiều vào các công việc của khu vực và quốc tế, theo đuổi “sự quay trở lại” các khu vực trên thế giới, nâng cao vị thế và ánh hưởng của Mỹ trên toàn cầu. Để thực hiện được mục tiêu chiến lược này, Mỹ đã không ngần ngại lựa chọn cách “thách thức” thậm chí đối kháng cục bộ.
Từ năm 2010 trở lại đây, Mỹ rõ ràng đã đẩy nhanh tiến độ “quay trở lại” Đông Nam Á và toàn châu Á. Mỹ đã mượn “Biển Đông”, “sự kiện tàu Cheonan”, “sự kiện đào Yeonpyeong” và “bất ổn tại nước Cộng hoà Cưrơgưxtan” đế mở rộng ảnh hưởng của mình ở châu Á, củng cố quan hệ với các nước đồng minh, tăng cường quan hệ với các nước châu Á như Đông Nam Á, đối phó và ngăn chặn những ảnh hưởng và vị thế ngày càng cao của Trung Quốc ở châu Á. Tại Trung Đông, Mỹ lại lần nữa sắp xếp ván cờ “Thúc đẩy đàm phán hòa bình Trung Đông”, tổ chức Hội nghị cấp cao Palextin và Ixraen, với ý đồ để thúc đẩy Đàm phán hòa bình Trung Đông giành được tiến triển. Mỹ còn gây thêm sức ép và uy hiếp đối với Iran. Gần đây, Mỹ đã tăng cường can dự vào các công việc của các nước Bắc Phi và Trung Đông như Libi, lại một lần nữa áp dụng hành động quân sự.
Cho dù Mỹ có thể hoàn toàn rút quân và thoát khỏi Irắc và Ápganixtan, trọng điểm của chiến lược toàn cầu trở về tình hình truyền thống là đối phó với các nước địa chính trị khác, cũng khác với việc Mỹ tất nhiên hoặc có thể đối phó với các cường quốc mới nổi lên như Trung Quốc, Nga như đối phó với Liên Xô và Trung Quốc thời kì Chiến tranh Lạnh. Vì tình hình quốc tế đã nảy sinh những thay đổi cơ bản, thế giới dần hướng tới toàn cầu hóa, đa cực hóa, dân chủ hóa và phụ thuộc lẫn nhau, những nước lớn như Trung Quốc chủ yếu quan tâm đến phát triển, không tranh giành thế giới và mở rộng ý thức hệ với nước Mỹ. Do đó, Mỹ sẽ không vì những lợi ích, ý chí, điều kiện và năng lực vốn có mà cô lập, ngăn chặn các cường quốc khác trên thế giới giống như thời Chiến tranh Lạnh, đối kháng toàn diện với các cường quốc khác. Toàn cầu hóa, đa cực hóa, đa phương hóa, dân chủ hóa, phụ thuộc lẫn nhau, sự phức tạp hóa của tình hình toàn cầu hóa và quan hệ giữa các nước đã hình thành nên hạn chế đối với tất cả các lực lượng và quốc gia trên thế giới, không một nước nào được phép tùy ý hành động, kể cả Mỹ-cường quốc hùng mạnh nhất-cũng không ngoại lệ. Hơn nữa, các cường quốc khác cũng có khả năng tạo dựng quan hệ đối ngoại và quan hệ với Mỹ, một mình Mỹ không thể quyết định toàn cục quan hệ quốc tế và mối quan hệ với các nước lớn khác. Kết thúc chuyến thăm và làm việc tại Mỹ của Chủ tịch Hồ cẩm Đào tháng 1/2011, Mỹ đã đồng ý cùng Trung Quốc thiết lập và phát triển mối “quan hệ đối tác hợp tác”.
Trong tình hình ngoại giao chuẩn bị chuyển hướng, ngoại giao Mỹ đối với Trung Quốc vẫn bộc lộ trạng thái và xu hướng có tính hai mặt
Trọng điểm chiến lược toàn cầu của Mỹ “thời kì hậu chiến tranh Irắc” sẽ chuyển sang hướng nào? Trong bài phát biểu chính thức kết thúc hành động tác chiến của Mỹ tại Irắc ngày 31/8/2010, Tổng thống Obama đã bày tỏ rõ: chiến tranh Irắc đã tiêu tốn quá nhiều tài nguyên và tinh lực của nước Mỹ, bây giờ đã đến lúc chuyển những tài nguyên và tinh lực đó vào trong nước, chấn hưng nền kinh tế và thực lực của nước Mỹ. Nếu Mỹ thật sự có thể chuyển trọng điểm chiến lược quốc gia, tài nguyên và sức chú ý vào các công việc trong nước, đây là việc tốt đối với nước Mỹ và thế giới. Vấn đề là Mỹ, bao gồm cá nhân Obama có làm được điều này không? Hơn 60 năm lịch sử sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ Hai đã minh chứng, sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Mỹ chưa từng hoàn toàn đặt trọng điểm chiến lược vào trong nước, Mỹ chưa và cũng không thể thay đổi cũng như từ bỏ mục tiêu chiến lược khu vực nhà nước và toàn cầu trong việc “lãnh đạo thế giới”. “Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia” mà Mỹ công bố trong mấy chục năm lại đây đã chứng minh rõ điều này.
Do đó, tình hình thực tế về ngoại giao giữa Irắc, Ápganixtan và Mỹ quyết định, trong một hai năm, Mỹ không thể hoàn toàn thực hiện được sự thay đổi chiến lược sang “thời kì hậu chiến tranh Irắc”, vẫn chưa thể thực sự kết thúc “thời kì Irắc” của chiến lược ngoại giao và an ninh sau khi Mỹ bước vào thế kỉ 21, cũng có thể nói, chưa thể khẳng định Trung Quốc hiện nay, thậm, chí trong vài năm tới nhất định sẽ trở thành mục tiêu và đối tượng trọng điểm trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Đồng thời, cục diện quan hệ Trung-Mỹ và thế giới thời kì gần đây cho thấy Trung Quốc ngày càng không còn là “bên tiếp nhận” trong việc bố trí chiến lược, mà đồng thời cũng là “bên tạo dựng” chiến lược. Những tình hình này nói lên rằng Trung Quốc hiện tại và trong tương lai cũng có năng lực và điều kiện nhất định để tô tạo chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc và toàn cầu, cũng như ảnh hưởng đến tính chất và xu hướng chiến lược ngoại giao của Mỹ đối với Trung Quốc và toàn cầu.
Có thể dự đoán, những vấn đề mới và cũ còn tồn tại trong chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc và trong quan hệ hai nước sẽ có phần gia tăng, một số mâu thuẫn và bất đồng trong thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên, nhưng chiến lược của Mỹ với Trung Quốc không thể nảy sinh những thay đổi cơ bản, ngoại giao nội chính Mỹ vẫn không đủ điều kiện để có những thay đổi lớn trong chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc và trong quan hệ Trung-Mỹ. Sự phát triển của Trung Quốc, và ngoại giao nội chính Mỹ cũng chưa dẫn đến tình hình là Mỹ trong thời gian tới phải thay đổi chiến lược của mình với Trung Quốc và quan hệ Trung-Mỹ. Cũng có thể nói, tình hình chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc và quan hệ Trung-Mỹ sau Chiến tranh Lạnh cũng không vì những thay đổi của ngoại giao nội chính Mỹ năm 2011 mà biến đổi, trong một hai năm tới khả năng thay đổi cũng không lớn.
Hiện tại và thời gian tới, chiến lược của Mỹ với Trung Quốc và quan hệ Trung-Mỹ có một số mặt tích cực và tiêu cực tồn tại lâu nay sẽ có thể tiếp tục tồn tại và phát triển; cùng với sự phát triển không ngừng của Trung Quốc, trong một số lĩnh vực mới nổi, những mâu thuẫn và bất đồng giữa Mỹ gặp khó khăn, bất đồng chính trị nghiêm trọng và ngoại giao đang chuẩn bị chuyển hướng.
Đồng thời, kết quả bầu cử giữa kì của Mỹ khiến cho bất đồng về mặt nội chính và ngoại giao trong nước, đặc biệt là giữa quốc hội và tổng thống càng trầm trọng hơn, khiến cho khả năng Quốc hội và Chính phủ Mỹ cùng chung một lập trường trong vấn đề nội chính và ngoại giao thấp đi. Việc điều hành công việc nội chính khó khăn sẽ khiến Tổng thống Obama dành nhiều thời gian và công sức cho công tác ngoại giao để xử lý mối quan hệ với các quốc gia khác và giải quyết các vấn đề quốc tế, giành được nhiều thành tích ngoại giao hơn. Có thể nói, những việc trên tương đối có lợi cho quan hệ Trung-Mỹ trong hai năm tới. Do quan hệ cơ bản trong hai năm tới của Chính quyền Obama và Đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện là quan hệ đối lập và đối kháng, họ sẽ tiến hành đấu tranh và đối kháng về nhiều vấn đề, mà lĩnh vực đối kháng của họ chủ yếu là vấn đề trong nước, bao gồm quan niệm và giá trị. Trong phần lớn các lĩnh vực, hai Đảng, Quốc hội và Nhà Trắng Mỹ sẽ không lựa chọn những sách lược mang tính đối kháng với Trung Quốc. Cuộc bầu cử giữa kì của Mỹ kết thúc ngày 3/11/2010 đã cho thấy rõ việc tập trung vào những vấn đề Trung Quốc và quan hệ Trung- Mỹ sẽ không tăng thêm điểm cho các chính trị gia.
1/Quốc hội và Chính phủ Mỹ vẫn sẽ mượn vấn đề kinh tế-thương mại và tỷ giá của đồng nhân dân tệ để gây áp lực cho Trung Quốc
Kinh tế trong nước khó khăn khiến cho Quốc hội và Chính phủ Mỹ tăng cường lời lẽ và hành động gây sức ép cho Trung Quốc về vấn đề kinh tế-thương mại và tỷ giá hối đoái, nhưng sau bầu cử giữa kỳ, những bất đồng về vấn đề này trong nội bộ Quốc hội, giữa Quốc hội và Chính phủ có thể tăng thêm, tính khả năng nhất trí trong hành động thấp.
Tình hình trong nước khó khăn, tranh chấp gia tăng, Mỹ khó mà lựa chọn được phương pháp hiệu quả để thay đổi cục diện, việc chuyển hướng ra bên ngoài tìm kiếm nguyên nhân và đột phá là cách làm truyền thống của Mỹ. Đối mặt với tình hình kinh tế liên tục ảm đạm và không có cách nào thay đổi khó khăn trong nước, Quốc hội, Công đoàn và một số doanh nghiệp Mỹ đã coi việc bảo hộ thương mại và nâng giá đồng nhân dân tệ là một trong những con đường giải quyết vấn đề kinh tế Mỹ. Điều này càng tăng thêm sức ép cho Chính phủ Mỹ và Trung Quốc.
Trước bầu cử giữa kỳ năm 2010, Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết yêu cầu tăng giá đồng nhân dân tệ, Thượng viện vì gần sát bầu cử nên chưa tiến hành biểu quyết dự thảo nghị quyết này. Ngày 16/3/2011 Thượng nghị sĩ bang Niu Yoóc Mỹ, Charles Schumer, đã công bố phiên bản mới về “dự luật Schumer”, khởi động chương trình lập pháp, lại một lần nữa tạo sức ép với Trung Quốc, về vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ. Chủ tịch Liên minh Tiền tệ công bằng Mỹ (FCQ, ông Charles Blum, trước đó tiết lộ, nghị sĩ Quốc hội chuẩn bị cùng gửi thư lên Tổng thống Obama, thúc giục ông gây sức ép đối với Trung Quốc về vấn đề tỷ giá hối đoái, hơn nữa, thư yêu cầu là chữ kí của hàng trăm nghị sĩ hai viện.
Từ tình hình trên có thể thấy, không thể gạt bỏ việc Thượng viện sẽ tiếp tục thảo luận vấn đề đồng nhân dân tệ, thậm chí thông qua dự luật. Nếu hai viện đều thông qua dự luật về đồng nhân dân tệ thì khả năng phê duyệt của Tổng thống Obama là rất lớn, bởi vì Obama không giống như Bush, là người có nhận thức và lập trường vững chắc trong quan hệ Trung-Mỹ, có thể đối mặt một cách kiên định trước quyết định của Quốc hội khi đó về vấn đề đãi ngộ tới huệ quốc. Đồng thời, nói về quan hệ Trung-Mỹ, hiện tại trong nước Mỹ cũng thiếu sự ủng hộ và bảo vệ từ giới doanh nghiệp hoặc các lực lượng khác.
Tuy nhiên, dù cho hai viện của Quốc hội đều thông qua, và Tổng thống Obama cũng đã ký nghị quyết về tỷ giá đồng nhân dân tệ, cũng không có nghĩa là không thể tránh được xung đột toàn diện trong quan hệ thương mại Trung-Mỹ và quan hệ giữa hai nước. Do đó nghị quyết Quốc hội chỉ là trao quyền cho tổng thống áp dụng hành động tương ứng, chứ không yêu cầu tổng thống áp dụng hành động toàn diện. Với tình hình này, tổng thống Obama và Chính phủ Mỹ rất có thể sẽ từng bước áp dụng hành động ở một vài sản phẩm và lĩnh vực, chứ không cùng lúc áp dụng hành động ngăn chặn đối với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ bằng cách nâng cao thuế quan, điều này có thể ảnh hưởng đến thương mại vài trăm triệu, hơn một tỷ hoặc có thể đến vài tỷ USD. Đương nhiên, Tổng thống và Chính phủ Mỹ vẫn sẽ tiếp tục tăng thêm sức ép đối với Trung Quốc về vấn đề tỷ giá hối đoái.
2/ Những lo lắng và ứng phó của Mỹ đối với thực lực, đặc biệt là thực lực quân sự và sự đẩy mạnh các hoạt động của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng
Cùng với Sự phát triển liên tục của Trung Quốc, thực lực kinh tế, quân sự và ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc đều tiếp tục nâng cao, tuy về tổng thể dòng chính trong chính sách Mỹ vẫn chưa coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là những thách thức và mối đe dọa đối với Mỹ, nhưng trên thực tế họ xác định mối quan hệ Trung-Mỹ là mối quan hệ cạnh tranh, Trong nước Mỹ có rất nhiều dư luận tỏ ra lo lắng và cảnh giác đối với sự phát triển hiện đại hóa quân sự Trung Quốc, trên cơ sở đó có thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc, trong đó phần lớn là dư luận từ phía quân đội, Nhưng trong đó cũng không thiếu những lời kêu gọi lý trí và nhìn nhận một cách bình tĩnh tình hình khó khăn của mối quan hệ Trung-Mỹ. Từ những tuyên bố nhiều lần của Nhà Trắng và phát biểu của Obama có thể thấy, về tổng thể, hai bên Trung-Mỹ đều đang cố gắng kiểm soát tình hình xấu, cố gắng ngăn chặn những tình hình xấu làm tổn hại và phá hoại toàn cục quan hệ Trung-Mỹ.
Từ năm 2000 trở lại đây, việc trình Quốc hội báo cáo hàng năm về tình hình sức mạnh quân sự Trung Quốc đã trở thành thông lệ của phía quân đội Mỹ. Một mặt, Lầu Năm Góc thừa nhận sự hiện đại hóa quân sự Trung Quốc phản ánh sự trỗi đậy của Trung Quốc với tư cách nước lớn trên toàn cầu, nhưng đồng thời cũng lo lắng Trung Quốc có thể trở thành đối thủ cạnh tranh lợi ích của Mỹ tại Thái Bình Dương; lo lắng sức mạnh quân sự Trung Quốc “không minh bạch” ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực quan trọng này, sự phát triển kĩ thuật quân sự Trung Quốc có thể gây cản trở cho hoạt động của Mỹ tại các cửa ngõ chính của Trung Quốc và vùng biển quốc tế Tây Thái Bình Dương.
Nhưng so với những năm trước, báo cáo năm 2010 đã xuất hiện những thay đổi nhỏ. Báo cáo này vốn định đưa ra vào tháng 3 năm đó, nhưng thời gian chính thức ra mắt đã lùi lại khoảng 5 tháng. Báo cáo hàng năm có tên gọi “Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc”, nhưng tiêu đề năm 2010 lại là “Phát triển quân sự và an ninh của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Ngoài ra, trong báo cáo năm 2010, quân đội Mỹ cho rằng 10 năm qua, Trung Quốc đã tăng nhanh tiến độ chuyển biến, quân lực đã phát triển đủ mạnh để ảnh hưởng đến những vụ việc diễn ra bên ngoài Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc hiện nay có thể đưa ra những đóng góp cho việc nỗ lực gìn giữ hòa bình thế giới, viện trợ nhân đạo và tấn công cướp biển, về vấn đề này, Mỹ tỏ ra hoan nghênh và mong muốn hợp tác phát triển hơn nữa.
“Thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc”, “Thuyết về sự thù địch từ Trung Quốc” vẫn tiếp tục tồn tại trong đảng cầm quyền và đảng đối lập của Mỹ, thậm chí có lúc trở thành trào lưu chính của một số ngành trong chính phủ và cách nhìn nhận của Quốc hội; nhưng lực lượng chủ yếu trong chính sách ngoại giao Mỹ mà những người đứng đầu là tổng thống, ngoại trưởng, trợ lý các công việc an ninh quốc gia tổng thống thì vẫn chưa coi Trung Quốc là đối thủ và thù địch. Họ vẫn có ý đồ giành được sự ủng hộ và hợp tác của Trung Quốc trong các công việc khu vực và quốc tế, vẫn lựa chọn chính sách hai mặt “tiếp xúc và phòng ngừa” đối với Trung Quốc từ sau Chiến tranh Lạnh kéo dài cho đến nay. Chưa có dấu hiệu rõ ràng nào chửng tỏ nhận thức và chính sách của lãnh đạo và quan chức cấp cao Chính phủ Mỹ như Tổng thống Obama, Ngoại trưởng Hillary đối với Trung Quốc nảy sinh những thay đổi quan trọng khác với năm đầu tiên cầm quyền.
3/ Sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á không ngừng tăng cường, kế hoạch “quay trở lại châu Á” của Mỹ làm gia tăng cạnh tranh và mâu thuẫn với Trung Quốc
Cùng với sự phát triển kinh tế Trung Quốc, ảnh hưởng về mặt phát triển kinh tế tại châu Á tăng lên rõ ràng, Trung Quốc đã thay thế Mỹ và Nhật Bản trở thành động lực chính trong tăng trưởng kinh tế châu Á, đối tác thương mại chính và thị trường xuất khẩu chủ yếu của đa số các nước và khu vực châu Á. Sức ảnh hưởng chính trị của Mỹ về các mặt ý thức hệ, dân chủ, nhân quyền, phương thức phát triển, v.v. tại châu Á giảm rõ rệt so với 10 năm trước, Mỹ đã không còn là nơi đầu tư và thị trường lớn nhất trong việc xuất khẩu những sản phẩm của rất nhiều nước và khu vực châu Á, vị thế kinh tế và ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á giảm rõ rệt.
Chính quyền Obama cảm thấy lo lắng đối với sự thật và xu hướng là vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á đang được nâng cao, còn vị thế và ảnh hưởng của Mỹ lại hạ xuống. Họ hạ quyết tâm lựa chọn hành động ứng phó với xu thế phát triển bất lợi này cho Mỹ, Bắt đầu từ cuối năm đầu tiên cầm quyền, Chính quyền Obama đã từng bước lựa chọn hành động ứng phó với sự tăng lên của sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á. Cụ thể là: (1) Tỏ rõ, sự nhất thể hóa khu vực châu Á-Thái Bình Dương không thể trả giá cho việc làm yếu đi sức ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này; (2) Gia nhập và đẩy nhanh tiến trình Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Trung Quốc không tham gia, cố gắng trở thành hội viên của Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS); (3) Gia nhập “Hiệp ước hợp tác và thân thiện Đông Nam Á”, tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đối thoại hàng năm giữa Mỹ và ASEAN (1+10); (4) Thông qua các vấn đề “sự kiện tàu Cheonan”, “sự kiện đảo Yeonpyeong”, “đảo Điếu Ngư” để lựa chọn đứng về phía Nhật-Hàn vô điều kiện, tăng cường quan hệ liên minh với Nhật-Hàn; (5) Lợi dụng “vấn đề biển Đông”, gây chia rẽ quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, khiến cho về vấn đề an ninh, các nước này phải đề phòng Trung Quốc, cần đến Mỹ, đứng về phía Mỹ.
Thực chất chiến lược “quay trở lại châu Á” của Chính quyền Obama là mưu tính duy trì vị thế và vai trò chủ đạo truyền thống của Mỹ tại châu Á. về cách làm, Mỹ không thể giống như trước đây, chỉ thiên về đem lại ý thức hệ và quan niệm giá trị, cung cấp thị trường và vốn cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hiện nay, để duy trì vai trò chủ đạo tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ cần dựa vào sức mạnh quân sự của mình nhiều hơn, dựa vào vấn đề an ninh, dựa vào việc mâu thuẫn và tranh chấp giữa Trung Quốc với một vài nước châu Á.
4/ Trong quan hệ Trung-Mỹ, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục lợi dụng và can dự vào vấn đề Đài Loan và Tây Tạng
Cùng với sự cải thiện và ấm lên của quan hệ hai bờ, những tổn hại trong quan hệ Trung-Mỹ về vấn đề Đài Loan đã giảm đi, nhưng vấn đề này chưa hoàn toàn xóa bỏ, đôi khi vẫn xuất hiện trong quan hệ Trung-Mỹ. Dự tính Mỹ vẫn sẽ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan, duy trì việc tiếp xúc quân sự và chính thức với Đài Loan, có lúc việc tiếp xúc, thăm hỏi giữa các cấp cũng gia tăng. Nhưng mấy chục năm lịch sử đã chứng minh, về quan hệ chính thức với Đài Loan, Mỹ vi phạm 3 thông cáo chung tương đối ít. Trọng điếm từ nay về sau vẫn sẽ là ngăn chặn và phản đối việc Mỹ bán trang thiết bị vũ khí tiên tiến, hạng nặng cho Đài Loan, về vấn đề can thiệp vào Tây Tạng và Tân Cương, phản ứng của Chính phủ Mỹ đối với sự kiện “14/3” và “5/7” xuất hiện hai năm gần đây khá ôn hòa. Điều này chứng tỏ, so với những năm 90 của thế kỉ trước, vị thế và vai trò của Mỹ trong chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc và quan hệ Trung-Mỹ về vấn đề dân chủ, nhân quyền can thiệp Tây Tạng đã hạ xuống tương đối, tính đối kháng đối lập về vấn đề này giữa hai nước đã yếu đi.
5/ năm 2010, quan hệ Trung-Mỹ gặp nhiều trở ngại hơn, tranh chấp không ngừng, nhưng tình hình và bố cục của quan hệ Trung-Mỹ sau Chiến tranh Lạnh không có sự thay đổi, nhận thức và chiến lược tổng thể của Mỹ với Trung Quốc chưa xuất hiện thay đổi lớn
Phần lớn những vấn đề tồn tại trong quan hệ Trung-Mỹ năm 2010 là vấn đề Đài Loan, can thiệp Tây Tạng v.v… Bên cạnh đó,  cho dù tranh chấp trong quan hệ Trung-Mỹ năm 2010 gia tăng, Mỹ cũng chưa thay đổi chính sách tiếp xúc với Trung Quốc. Tháng 5/2010, chiến lược Trung-Mỹ và đối thoại kinh tế đã giành được tiến triển; tháng 9 cùng năm, phó Trợ lý các công việc an ninh quốc gia của tổng thống và Chủ tịch Ủy ban kinh tế của tổng thống Mỹ đã đến thăm Trung Quốc; Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Tổng Thống Obama đã có cuộc đàm phán tại Niu Yoóc, hai bên đã đạt được thỏa thuận Chủ tịch HỒ Cẩm Đào đến thăm Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến thăm Trung Quốc v.v. Tất cả những điều này cho thấy kết cấu và tình hình quan hệ Trung-Mỹ năm 2010 không có những thay đổi cơ bản.
Đồng thời, cùng với sự trỗi dậy và các hoạt động liên quan của Trung Quốc gia tăng, đặc biệt là việc phát triển sức mạnh quân sự, sự gia tăng các hoạt động ở Tây Thái Bình Dương, .khiến cho quân đội Mỹ vốn quen với những hoạt động thông suốt, không gặp trở ngại từ mấy chục năm nay cảm thấy “không thuận tiện”, bị “quấy nhiễu” và “đe dọa” tất nhiên Mỹ sẽ có những phản ứng và đối phó. Việc Mỹ lợi dụng sự tranh cãi giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á với Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ, lãnh hải và tài nguyên để lôi kéo các nước châu Á, cùng nhau đối phó với sự gia tăng hoạt động và trỗi dậy của Trung Quốc đã trờ thành sách lược và phương pháp duy trì vị thế, vai trò và lợi ích của Mỹ tại châu Á.
Chiến lược “quay trở lại châu Á” mà dựa vào quân sự là chính của Mỹ đã đem lại nhiều mâu thuẫn và bất đồng mới, thậm chí dẫn đến nguy cơ đối kháng quân sự mới trong quan hệ Trung-Mỹ. Đối với việc hiện diện quân sự và hoạt động tương quan của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chúng ta cần nhận thấy, tuy điều đó đã tạo thành mối đe dọa nào đó đối với lợi ích an ninh Trung Quốc, nhưng không phải là sự đối khang và thách thức trực tiếp với nước này. Động cơ và mục đích chính trong thái độ và hành động của Mỹ về các vấn đề biển Đông, tập trận chung ở biển Hoàng Hải, đảo Điếu Ngư vẫn là lôi kéo các nước châu Á, chứ không phải chỉ nhằm vào Trung Quốc.
Lời kết
Sự tranh chấp về vấn đề biển Đông giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ từ năm 2010 trở lại đây lại một lần nữa cho thấy trong rất nhiều tình huống, Mỹ và Trung Quốc không thể tránh khỏi mâu thuẫn, và xung đột khi theo đuổi lợi ích quốc gia của riêng mình. Do đó, trong tương lai, những xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương như vấn đề biển Đông vẫn sẽ không ngừng xảy ra, song phía Mỹ cũng hy vọng hai nước có thể thông qua “cơ chế đối thoại an ninh trên biển” để có thể kiềm chế những bất đồng giữa hai bên trong phạm vi có thể kiểm soát.
Cùng với việc không ngừng tăng cường thực lực tổng thể của Trung Quốc, cạnh tranh giữa các nước trên thế giới ngày càng gay gắt, tranh chấp về thương mại và tỷ giá hối đoái sẽ tồn tại lâu dài. Biện pháp giải quyết căn bản vẫn là ở chỗ Trung Quốc thực hiện sự thay đổi phương thức phát triển của bản thân, giảm thiểu sự phụ thuộc của nền kỉnh tế Trung Quốc vào thị trường Mỹ, và thực sự cần thực hiện phướng thức đó là vì muốn thúc đẩy nhu cầu trong nước phát triển. Chỉ cần giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ tồn tại vấn đề thương mại mất cân bằng nghiêm trọng, Quốc hội và Chính phủ Mỹ sẽ không dừng lại ở việc phê phán và gây áp lực đối với Trung Quốc về vấn đề thương mại và tỷ giá hối đoái.
Lập trường và hành động của Mỹ về các vấn đề đảo Điếu Ngư, tranh chấp biển Đông, tập trận chung ở biển Hoàng Hải v.v…cho đến nay đã tạo thành mối đe dọa và thách thức bất  định đối với Trung Quốc, nhưng cũng vẫn chưa hình thành sự thù địch và đối kháng về những vấn đề này giữa hai nước, Lập trường phía Mỹ có một số thay đổi mới, một mặt nhằm vào Trung Quốc, nhưng chủ yếu vẫn là xuất phát từ nhu cầu gìn giữ mối quan hệ liên minh, giữ vững vị thế và ảnh hưởng của nó ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mặt khác nhằm vào Trung Quốc chỉ là lý do thứ 2. Do đó, phải coi trọng cao độ và giải quyết ổn thỏa những mâu thuẫn, bất đồng và đối lập này, nhưng cũng phải tiến hành khống chế và quản lý, đề phòng nó tạo thành sự quấy rối và phá hoại nghiêm trọng đối với tình hình chung của quan hệ Trung-Mỹ và toàn cục chiến lược của Trung Quốc.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 14/5/2012
(Tạp chí “Thế giới đương đại ” – Trung Quốc)
Copy từ blog PGS.TS Văn Ngọc Thành (ĐHSP Hà Nội)