Năng lượng có một vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ cải thiện
chất lượng cuộc sống mà còn làm cho kinh tế và xã hội phát triển. Do đó,
mỗi quốc gia dù giàu hay nghèo đều coi việc đảm bảo nguồn năng lượng là
tiền đề cần thiết cho sự phát triển bền vững của mình. Đông Á hiện là
một trong những khu vực có mức cầu về năng lượng lớn trên thế giới.
Trong tương lai mức cầu này sẽ còn tăng hơn nữa cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của các nền kinh tế trong khu vực. Vì vậy, việc đảm bảo an ninh
năng lượng đang ngày càng trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với toàn khu
vực này.
Để góp phần tìm hiểu cũng như giải quyết các vấn đề toàn cầu nói chung và vấn đề an ninh năng lượng nói riêng, bài viết dưới đây sẽ xem xét thực trạng vấn đề an ninh năng lượng ở Đông Á hiện nay và đưa ra một số giải pháp về an ninh năng lượng phù hợp cho khu vực.
1. An ninh năng lượng là gì?
An ninh năng lượng là một khái niệm rộng và mở. Nó bắt đầu được đề cập đến kể từ thập niên 70 của thế kỷ trước, đặc biệt là giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973-1974. Thời kỳ này, an ninh năng lượng được hiểu theo nghĩa hẹp đồng nghĩa với “an ninh dầu lửa”, tức là đảm bảo khả năng tự cung cấp dầu ở mức cao nhất đồng thời giảm mức nhập khẩu dầu và kiểm soát được những nguy cơ đi kèm việc nhập khẩu. Tuy nhiên, ngày nay những thay đổi trong thị trường dầu và các năng lượng khác cùng sự xuất hiện nhiều nguy cơ như tai nạn, chủ nghĩa khủng bố, đầu tư kém vào cơ sở hạ tầng và thị trường hạn chế... đã khiến khái niệm này không còn phù hợp. Trải qua nhiều tranh luận, khái niệm an ninh năng lượng hiện nay được thống nhất đó là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, sạch và rẻ.
Có thể nói trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, an ninh năng lượng cũng như nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống khác đang nổi lên như những vấn đề toàn cầu hết sức bức thiết.
Trước hết, đó là do vai trò quyết định của an ninh năng lượng đối với an ninh của mỗi cá nhân con người và sự phát triển bền vững của từng quốc gia. Có thể thấy, năng lượng không những gắn liền mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Từ những sinh hoạt tối thiểu như ăn, ở đến các hoạt động lao động, vui chơi giải trí của con người đều cần đến năng lượng. Nhờ có năng lượng mà cuộc sống con người ngày càng được nâng cao với ngày càng nhiều tiện nghi phục vụ cuộc sống như điều hoà, tivi, tủ lạnh, xe máy... Do vậy, an ninh con người sẽ bị đe doạ nghiêm trọng một khi năng lượng không còn. Xét ở cấp nhà nước, an ninh năng lượng là tiền đề cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Đó là vì sự đảm bảo về năng lượng sẽ giúp cho mọi hoạt động của quốc gia ổn định và phát triển. Còn ngược lại, khi năng lượng có nguy cơ suy giảm thì mọi hoạt động của quốc gia sẽ bị ngừng trệ, dẫn đến nhiều thiệt hại vô cùng nghiêm trọng. Đơn cử như chỉ một phút mất điện, tổn thất trên thị trường giao dịch chứng khoán có thể tính đến hàng tỷ đô la, còn các hoạt động sản xuất và dịch vụ khác cũng chỉ trong tích tắc ấy tổn thất khó mà tính hết. Chính do tầm quan trọng của an ninh năng lượng như vậy nên hiện nay vấn đề này đang được mọi quốc gia cũng như mọi cá nhân trên toàn thế giới hết sức quan tâm.
An ninh năng lượng hiện đang trở thành một vấn đề toàn cầu còn do việc thực hiện nó mang tính chất xuyên quốc gia, đòi hỏi sự tham gia hợp tác của tất cả các quốc gia trên thế giới. Không một quốc gia nào trên thế giới dù giàu mạnh đến mấy có khả năng tự mình đảm bảo được an ninh năng lượng, mà đều cần có sự hợp tác với các quốc gia khác, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi mà sự phụ thuộc giữa các quốc gia đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Thực tế đã chứng minh ngay cả những nước thường xuyên xuất khẩu năng lượng cũng có lúc lại phải nhập khẩu năng lượng và sự phụ thuộc về năng lượng giữa các khu vực đang dẫn đến tình trạng an ninh năng lượng ở một quốc gia bị đe doạ lập tức sẽ ảnh hưởng ngay đến an ninh năng lượng ở các quốc gia khác. Ngày nay, nguy cơ đe doạ đến an ninh năng lượng xuất hiện ngày một nhiều khiến cho vấn đề này càng trở nên bức thiết và đòi hỏi sự hợp tác giải quyết của toàn thế giới vì một nền an ninh năng lượng toàn cầu.
2. Thực trạng sử dụng năng lượng ở các quốc gia Đông Á những năm gần đây
Nhắc đến các nguồn năng lượng ở Đông Á thông thường người ta nói đến ba nguồn chủ yếu đó là than, dầu và khí ga hay còn được gọi là “năng lượng tam đại vương”. Trong ba nguồn năng lượng này, than có trữ lượng nhiều hơn cả, chiếm khoảng 14,6% trữ lượng than của thế giới([1]). Phần lớn trữ lượng than ở Đông Á tập trung ở hai quốc gia là Trung Quốc và Inđônêxia. Chủng loại than ở đây cũng khá đa dạng bao gồm than non, antraxit, than đá, than đen... Lượng than sản xuất ở Đông Á phần lớn cung cấp cho các quốc gia trong khu vực, chủ yếu là các quốc gia hiếm tài nguyên như Nhật Bản, Hàn Quốc, chỉ xuất khẩu một số ít ra bên ngoài. So với than, trữ lượng dầu và ga ở Đông Á chỉ chiếm một tỷ lệ hết sức khiêm tốn, khoảng 3,35% và 5,15% trữ lượng của thế giới([2]). Trong lĩnh vực dầu, Trung Quốc vẫn là nước có trữ lượng lớn nhất ở khu vực với 18,3 tỷ thùng([3]), sau đó là Inđônêxia và Malaixia. Dầu của Đông Á được đánh giá có chất lượng tốt với hàm lượng lưu huỳnh thấp. Mặc dù trữ lượng không lớn nhưng dầu của khu vực cũng đã được xuất khẩu sang một số thị trường như Mỹ, Úc..., chủ yếu dưới hình thức dầu thô. Trong lĩnh vực khí ga, Inđônêxia là quốc gia có trữ lượng nhiều nhất khu vực đồng thời cũng là nước xuất khẩu khí ga lớn nhất ở đây với khối lượng xuất khẩu ròng khoảng 1,37 Tcf (đơn vị tương đương với nghìn tỷ m3). Nhìn chung phần lớn lượng ga được sử dụng trong khu vực và xuất khẩu là dưới hình thức ga lỏng (LNG).
Từ đầu thập niên 90, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của khu vực đã khiến cho cầu về năng lượng tăng mạnh. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến 1996, tổng cầu năng lượng của các quốc gia Đông Á tăng trung bình 5,5%/năm, trong khi mức trung bình của thế giới là 1,5%/năm([4]). Theo số liệu thống kê thì toàn bộ khu vực đã tiêu thụ hơn 21% lượng dầu, 7% lượng ga và gần 35% lượng than của cả thế giới([5]). Tuy nhiên mức độ này đã chững lại kể từ khi khu vực lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng năm 1997-1998. Bước sang năm 1999, cùng với sự phục hồi dần dần của các nền kinh tế Đông Á cầu về năng lượng ở khu vực này bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại và kể từ đó đến nay liên tục có sự gia tăng mạnh mẽ.
Trước hết về dầu, năng lượng được sử dụng nhiều nhất ở Đông Á. Theo số liệu thống kê, trong vòng 5 năm kể từ năm 2000 đến 2004 mức dầu tiêu thụ của các quốc gia Đông Á đã tăng 11,6%, từ 17,190 triệu thùng/ngày lên đến 19,187 triệu thùng/ngày (Bảng 1). Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là những nước tiêu thụ dầu nhiều hơn cả, chiếm tới gần 74,3% lượng dầu tiêu thụ của toàn khu vực và 17,6% tổng lượng dầu tiêu thụ của thế giới năm 2004. Dự kiến từ nay đến năm 2020 cầu về dầu của khu vực sẽ tăng trung bình 4% mỗi năm, từ hơn 17 triệu thùng/ngày lên hơn 28 triệu thùng/ngày vào năm 2010 và hơn 37 triệu thùng/ngày vào năm 2020.
Để góp phần tìm hiểu cũng như giải quyết các vấn đề toàn cầu nói chung và vấn đề an ninh năng lượng nói riêng, bài viết dưới đây sẽ xem xét thực trạng vấn đề an ninh năng lượng ở Đông Á hiện nay và đưa ra một số giải pháp về an ninh năng lượng phù hợp cho khu vực.
1. An ninh năng lượng là gì?
An ninh năng lượng là một khái niệm rộng và mở. Nó bắt đầu được đề cập đến kể từ thập niên 70 của thế kỷ trước, đặc biệt là giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973-1974. Thời kỳ này, an ninh năng lượng được hiểu theo nghĩa hẹp đồng nghĩa với “an ninh dầu lửa”, tức là đảm bảo khả năng tự cung cấp dầu ở mức cao nhất đồng thời giảm mức nhập khẩu dầu và kiểm soát được những nguy cơ đi kèm việc nhập khẩu. Tuy nhiên, ngày nay những thay đổi trong thị trường dầu và các năng lượng khác cùng sự xuất hiện nhiều nguy cơ như tai nạn, chủ nghĩa khủng bố, đầu tư kém vào cơ sở hạ tầng và thị trường hạn chế... đã khiến khái niệm này không còn phù hợp. Trải qua nhiều tranh luận, khái niệm an ninh năng lượng hiện nay được thống nhất đó là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, sạch và rẻ.
Có thể nói trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, an ninh năng lượng cũng như nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống khác đang nổi lên như những vấn đề toàn cầu hết sức bức thiết.
Trước hết, đó là do vai trò quyết định của an ninh năng lượng đối với an ninh của mỗi cá nhân con người và sự phát triển bền vững của từng quốc gia. Có thể thấy, năng lượng không những gắn liền mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Từ những sinh hoạt tối thiểu như ăn, ở đến các hoạt động lao động, vui chơi giải trí của con người đều cần đến năng lượng. Nhờ có năng lượng mà cuộc sống con người ngày càng được nâng cao với ngày càng nhiều tiện nghi phục vụ cuộc sống như điều hoà, tivi, tủ lạnh, xe máy... Do vậy, an ninh con người sẽ bị đe doạ nghiêm trọng một khi năng lượng không còn. Xét ở cấp nhà nước, an ninh năng lượng là tiền đề cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Đó là vì sự đảm bảo về năng lượng sẽ giúp cho mọi hoạt động của quốc gia ổn định và phát triển. Còn ngược lại, khi năng lượng có nguy cơ suy giảm thì mọi hoạt động của quốc gia sẽ bị ngừng trệ, dẫn đến nhiều thiệt hại vô cùng nghiêm trọng. Đơn cử như chỉ một phút mất điện, tổn thất trên thị trường giao dịch chứng khoán có thể tính đến hàng tỷ đô la, còn các hoạt động sản xuất và dịch vụ khác cũng chỉ trong tích tắc ấy tổn thất khó mà tính hết. Chính do tầm quan trọng của an ninh năng lượng như vậy nên hiện nay vấn đề này đang được mọi quốc gia cũng như mọi cá nhân trên toàn thế giới hết sức quan tâm.
An ninh năng lượng hiện đang trở thành một vấn đề toàn cầu còn do việc thực hiện nó mang tính chất xuyên quốc gia, đòi hỏi sự tham gia hợp tác của tất cả các quốc gia trên thế giới. Không một quốc gia nào trên thế giới dù giàu mạnh đến mấy có khả năng tự mình đảm bảo được an ninh năng lượng, mà đều cần có sự hợp tác với các quốc gia khác, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi mà sự phụ thuộc giữa các quốc gia đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Thực tế đã chứng minh ngay cả những nước thường xuyên xuất khẩu năng lượng cũng có lúc lại phải nhập khẩu năng lượng và sự phụ thuộc về năng lượng giữa các khu vực đang dẫn đến tình trạng an ninh năng lượng ở một quốc gia bị đe doạ lập tức sẽ ảnh hưởng ngay đến an ninh năng lượng ở các quốc gia khác. Ngày nay, nguy cơ đe doạ đến an ninh năng lượng xuất hiện ngày một nhiều khiến cho vấn đề này càng trở nên bức thiết và đòi hỏi sự hợp tác giải quyết của toàn thế giới vì một nền an ninh năng lượng toàn cầu.
2. Thực trạng sử dụng năng lượng ở các quốc gia Đông Á những năm gần đây
Nhắc đến các nguồn năng lượng ở Đông Á thông thường người ta nói đến ba nguồn chủ yếu đó là than, dầu và khí ga hay còn được gọi là “năng lượng tam đại vương”. Trong ba nguồn năng lượng này, than có trữ lượng nhiều hơn cả, chiếm khoảng 14,6% trữ lượng than của thế giới([1]). Phần lớn trữ lượng than ở Đông Á tập trung ở hai quốc gia là Trung Quốc và Inđônêxia. Chủng loại than ở đây cũng khá đa dạng bao gồm than non, antraxit, than đá, than đen... Lượng than sản xuất ở Đông Á phần lớn cung cấp cho các quốc gia trong khu vực, chủ yếu là các quốc gia hiếm tài nguyên như Nhật Bản, Hàn Quốc, chỉ xuất khẩu một số ít ra bên ngoài. So với than, trữ lượng dầu và ga ở Đông Á chỉ chiếm một tỷ lệ hết sức khiêm tốn, khoảng 3,35% và 5,15% trữ lượng của thế giới([2]). Trong lĩnh vực dầu, Trung Quốc vẫn là nước có trữ lượng lớn nhất ở khu vực với 18,3 tỷ thùng([3]), sau đó là Inđônêxia và Malaixia. Dầu của Đông Á được đánh giá có chất lượng tốt với hàm lượng lưu huỳnh thấp. Mặc dù trữ lượng không lớn nhưng dầu của khu vực cũng đã được xuất khẩu sang một số thị trường như Mỹ, Úc..., chủ yếu dưới hình thức dầu thô. Trong lĩnh vực khí ga, Inđônêxia là quốc gia có trữ lượng nhiều nhất khu vực đồng thời cũng là nước xuất khẩu khí ga lớn nhất ở đây với khối lượng xuất khẩu ròng khoảng 1,37 Tcf (đơn vị tương đương với nghìn tỷ m3). Nhìn chung phần lớn lượng ga được sử dụng trong khu vực và xuất khẩu là dưới hình thức ga lỏng (LNG).
Từ đầu thập niên 90, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của khu vực đã khiến cho cầu về năng lượng tăng mạnh. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến 1996, tổng cầu năng lượng của các quốc gia Đông Á tăng trung bình 5,5%/năm, trong khi mức trung bình của thế giới là 1,5%/năm([4]). Theo số liệu thống kê thì toàn bộ khu vực đã tiêu thụ hơn 21% lượng dầu, 7% lượng ga và gần 35% lượng than của cả thế giới([5]). Tuy nhiên mức độ này đã chững lại kể từ khi khu vực lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng năm 1997-1998. Bước sang năm 1999, cùng với sự phục hồi dần dần của các nền kinh tế Đông Á cầu về năng lượng ở khu vực này bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại và kể từ đó đến nay liên tục có sự gia tăng mạnh mẽ.
Trước hết về dầu, năng lượng được sử dụng nhiều nhất ở Đông Á. Theo số liệu thống kê, trong vòng 5 năm kể từ năm 2000 đến 2004 mức dầu tiêu thụ của các quốc gia Đông Á đã tăng 11,6%, từ 17,190 triệu thùng/ngày lên đến 19,187 triệu thùng/ngày (Bảng 1). Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là những nước tiêu thụ dầu nhiều hơn cả, chiếm tới gần 74,3% lượng dầu tiêu thụ của toàn khu vực và 17,6% tổng lượng dầu tiêu thụ của thế giới năm 2004. Dự kiến từ nay đến năm 2020 cầu về dầu của khu vực sẽ tăng trung bình 4% mỗi năm, từ hơn 17 triệu thùng/ngày lên hơn 28 triệu thùng/ngày vào năm 2010 và hơn 37 triệu thùng/ngày vào năm 2020.
Bảng 1: Mức tiêu thụ dầu của Đông Á
Đơn vị: triệu thùng/ngày
Quốc gia |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
Trung Quốc |
4,985 |
5,030 |
5,379 |
5,791 |
6,684 |
In-đô-nê-xi-a |
1,049 |
1,088 |
1,115 |
1,132 |
1,150 |
Nhật Bản |
5,577 |
5,435 |
5,359 |
5,455 |
5,288 |
Ma-lai-xi-a |
441 |
448 |
489 |
480 |
504 |
Phi-lip-pin |
348 |
347 |
332 |
330 |
336 |
Xing-ga-po |
654 |
716 |
699 |
668 |
748 |
Hàn Quốc |
2,229 |
2,235 |
2,282 |
2,300 |
2,280 |
Đài Loan |
816 |
819 |
844 |
868 |
877 |
Thái Lan |
725 |
701 |
766 |
836 |
909 |
Các nước Đông Á khác |
366 |
386 |
408 |
386 |
411 |
Khu vực Đông Á |
17,190 |
17,205 |
17,673 |
18,246 |
19,187 |
Thế giới |
75,751 |
76,252 |
77,046 |
78,294 |
80,757 |
So với dầu, than được sử dụng ít hơn nhưng những năm gần đây mức tiêu
thụ than ở Đông Á cũng có sự gia tăng đáng kể. Năm 2004 tổng mức tiêu
thụ than của khu vực là 1235,5 đơn vị tương đương triệu tấn dầu, trong
đó Trung Quốc chiếm khoảng 77,4%([6]).
Ngoài Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cũng là những quốc gia
tiêu thụ than nhiều trong khu vực. Thực chất sự gia tăng trong mức tiêu
thụ than của khu vực chủ yếu do mức tiêu thụ than lớn của các quốc gia
này, đặc biệt là Trung Quốc. Than hiện nay chiếm 65% trong tổng mức tiêu
thụ năng lượng của Trung Quốc. Về dài hạn, nhu cầu về than của Trung
Quốc sẽ còn tăng đáng kể, dự kiến sẽ gấp đôi vào năm 2020 và điều này sẽ
góp phần làm tăng mức tiêu thụ than chung của toàn khu vực Đông Á trong
tương lai.
Mức tiêu thụ ga thấp nhất trong ba loại nhiên liệu ở Đông Á. Tuy
nhiên có nhiều ý kiến cho rằng sắp tới với ưu điểm ít tác hại đến môi
trường ga sẽ thay thế vị trí của dầu và than trở thành nguồn năng lượng
chính của khu vực.
Thực tế cho thấy kể từ cuối thập niên 1990 trở lại đây mức tiêu thụ
ga của Đông Á có chiều hướng ngày càng tăng mạnh. Nếu như năm 1994 lượng
tiêu thụ ga của cả khu vực chỉ ở mức 144,7 Tcf thì đến năm 2004 đã tăng
lên gần gấp đôi với 266,6 Tcf ([7]). Dự kiến mức tiêu thụ ga của các quốc
gia Đông Á sẽ còn tiếp tục tăng nữa, khoảng 5-6% mỗi năm từ nay cho đến năm 2020.
3. Những vấn đề đặt ra đối với an ninh năng lượng ở Đông Á hiện nay
a) Sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng truyền thống
Có thể thấy các nguồn năng lượng truyền thống ở Đông Á đều là các
“năng lượng nằm dưới đất” hay “năng lượng hầm mỏ” và không có khả năng
tái tạo. Để có được một mỏ năng lượng phải mất hàng chục đến hàng trăm
triệu năm kiến tạo địa chất vì vậy nguy cơ cạn kiệt các nguồn năng lượng
này là không tránh khỏi, nhất là khi tốc độ khai thác của các quốc gia
trong khu vực đang ngày một tăng lên. Trên thế giới người ta dự đoán
rằng với đà khai thác như hiện nay trữ lượng dầu mỏ chỉ còn được hơn 40
năm, khí đốt khoảng 60 năm và than đá khoảng 230 năm([8]).
Cũng có đánh giá lạc quan hơn về dầu mỏ như số liệu của Ngân hàng thế
giới cho rằng trữ lượng dầu của quả đất có thể còn khai thác đến 600 năm
nữa([9]).
Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa nếu so thời gian này với thời gian
để hình thành được một mỏ năng lượng mới thì chắc chắn loài người sẽ hết
năng lượng trước khi có thể khai thác tiếp được.
Ở Đông Á mặc dù trữ lượng của các nguồn năng lượng này khá lớn nhưng
cũng chỉ chiếm phần nào của thế giới nên nguy cơ cạn kiệt sẽ sớm hơn
nhiều. Có nhiều lý do của việc cạn kiệt nhanh chóng những năng lượng
truyền thống ở Đông Á nhưng chủ yếu là hai lý do sau:
Thứ nhất, do hoạt động khai thác năng lượng trong khu vực còn bừa
bãi, hạn chế về quy mô và tổ chức. Ví dụ như ở Trung Quốc, có đến hàng
trăm hoạt động khai thác than quy mô nhỏ. Còn ở Việt Nam và một số nước
khác, nạn “than thổ phỉ” vẫn đang tiếp diễn làm rò rỉ nghiêm trọng nguồn
năng lượng này.
Thứ hai, vì phần lớn các nước trong khu vực là những nước đang phát
triển nên trình độ công nghệ còn thấp kém, không khai thác được triệt
để, bỏ phí nhiều nguồn năng lượng. Bên cạnh đó cũng do trình độ công
nghệ còn thấp nên khả năng thăm dò tìm kiếm các mỏ năng lượng mới để bổ
sung bị hạn chế, khiến cho năng lượng ở khu vực cạn kiệt nhanh chóng.
Cho đến nay và kể cả mươi, mười lăm năm nữa các năng lượng truyền
thống chắc chắn vẫn chiếm phần lớn trong tổng mức tiêu thụ năng lượng
của các quốc gia Đông Á, chính vì vậy nguy cơ cạn kiệt của các nguồn
năng lượng truyền thống sẽ còn là một trong những thách thức lớn đối với
khu vực này trong tương lai.
b) Sự gia tăng mức tiêu thụ năng lượng của các quốc gia trong khu vực
Như trên đã đề cập, trong những năm gần đây mức tiêu thụ năng lượng
của Đông Á có sự gia tăng mạnh mẽ. Điều này có ba nguyên nhân:
Một là, do các nước Đông Á vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài chính, đang trong quá trình phục hồi nên tiêu tốn nhiều năng lượng.
Hai là, các nước đang phát triển trong khu vực đang bước vào giai
đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá chuẩn bị cho sự “cất cánh” nền
kinh tế nên sử dụng nhiều năng lượng để phát triển các ngành công nghiệp
và cơ sở hạ tầng.
Ba là, do việc duy trì trợ cấp năng lượng cũng như sử dụng các thiết
bị và nhà máy lỗi thời và kém hiệu quả ở các nước đang phát triển Đông Á
làm lãng phí và rò rỉ nhiều năng lượng.
Mức tiêu thụ năng lượng lớn ở Đông Á không chỉ dẫn đến những vấn đề
về môi trường mà quan trọng hơn cả là nó đe doạ nghiêm trọng đến tình
hình an ninh năng lượng ở khu vực do cung không đáp ứng đủ cầu về năng
lượng. Có thể thấy như Trung Quốc hiện nay là nước sản xuất dầu lớn thứ 7
thế giới nhưng cung về dầu trong nước vẫn không đáp ứng kịp với cầu.
Kết quả là kể từ năm 1993 Trung Quốc đã phải nhập khẩu một khối lượng
dầu lớn từ Trung Đông và trở thành nước nhập khẩu dầu ròng. Cũng tương
tự như vậy đối với trường hợp của Inđônêxia và Malaixia là những nước
sản xuất dầu và ga lớn ở Châu Á, do không đáp ứng kịp nhu cầu nội địa về
những năng lượng này nên gần đây cũng bắt đầu phải tăng cường nhập khẩu
từ Trung Đông. Dự kiến hai quốc gia này sẽ trở thành những nước nhập
khẩu dầu ròng trong vài năm tới.
Tiến tới mức tiêu thụ năng lượng của Đông Á sẽ còn tăng hơn nữa do
tốc độ phát triển kinh tế và công nghiệp hoá nhanh chóng của các nước
trong khu vực, mà chủ yếu là Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. An ninh
năng lượng của Đông Á do vậy tương lai chắc chắn sẽ còn bị thách thức
nhiều.
c) Tình hình bất ổn ở các quốc gia Trung Đông
Những năm gần đây có thể thấy các nước Đông Á đang ngày càng trở nên
phụ thuộc vào Trung Đông hơn bao giờ hết do mức gia tăng nhập khẩu năng
lượng, chủ yếu là dầu mỏ từ khu vực này. Ước tính trong tổng số dầu thô
nhập khẩu từ bên ngoài của Đông Á có đến 87-95% là được nhập từ Trung
Đông và cung cấp cho hơn 2/3 mức tiêu thụ năng lượng ở khu vực. Chính vì
vậy những bất ổn ở Trung Đông sẽ là thách thức vô cùng to lớn đối với
tình hình “an ninh dầu”, một trong những nguồn năng lượng chủ chốt ở
Đông Á. Hiện tại ở Trung Đông tồn tại những bất ổn chính sau:
Trước hết là những bất ổn về chính trị, quân sự giữa các nước trong
khu vực. Trung Đông từ xưa đã là khu vực thường xuyên diễn ra những
tranh chấp, xung đột. Lịch sử đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc
chiến tranh xảy ra ở đây, tiêu biểu phải kể đến là các cuộc chiến tranh
dai dẳng giữa nhà nước Israel và nhân dân Palestine. Kể từ sau Chiến
tranh Lạnh, mặc dù trên thế giới xu thế hoà bình nổi trội nhưng ở Trung
Đông các cuộc xung đột cả cũ lẫn mới vẫn tiếp tục diễn ra. Cuộc chiến
tranh giữa Israel và Palestine diễn ra triền miên suốt nhiều thập kỷ.
Tiếp đó là các cuộc chiến tranh giữa Israel với Syria và Lebanon, xung
đột biên giới thường xuyên giữa Ả Rập Saudi và Yemen, cuộc nội chiến ở
Iran... Tất cả khiến cho Trung Đông trở thành khu vực bất ổn nhất thế
giới hiện nay.
Thứ hai là những bất ổn về kinh tế. Sự yếu kém về kinh tế và mức tăng
dân số nhanh kể từ cuộc khủng hoảng dầu cuối những năm 1970 đã góp phần
làm trầm trọng thêm tình hình bất ổn vốn có của khu vực.
Thứ ba là bất ổn do sự can thiệp của Mỹ vào khu vực kể từ sau sự kiện
11/9. Sự kiện khủng bố đã khiến cho Mỹ trở nên quan tâm hơn về sự phổ
biến vũ khí phá huỷ hàng loạt (WMD) và sự lan rộng của chủ nghĩa khủng
bố ở Trung Đông. Mỹ cho rằng Iran, Iraq và những kẻ khủng bố cùng với
những vũ khí phá hủy hàng loạt sẽ là mối sự đe doạ lớn đối với kinh tế
và chính trị của bản thân Mỹ và các cường quốc phương Tây, từ đó đã có
nhiều hành động can thiệp gây xáo động tình hình trong khu vực.
Trước mắt những bất ổn ở Trung Đông vẫn chưa có chiều hướng giảm và
bất cứ lúc nào cũng sẽ là mối đe doạ lớn đối với an ninh năng lượng của
Đông Á một khi các nước trong khu vực này vẫn tiếp tục phụ thuộc vào
Trung Đông.
d) Vấn đề an toàn vận chuyển trên biển
Sự phụ thuộc ngày càng lớn của các nước Đông Á vào việc nhập khẩu dầu
từ Trung Đông đã đưa đến một thách thức nữa cho an ninh năng lượng của
khu vực, đó là vấn đề an toàn vận chuyển trên biển.
Chúng ta đều biết, đường biển là con đường chính để đưa dầu của Trung
Đông đến với Đông Á. Các tàu chở dầu sẽ từ Vịnh Ba Tư vượt biển Ả Rập
và Ấn Độ Dương, qua eo biển Malacca và cuối cùng vượt biển Đông và Nam
Trung Hoa để vào khu vực. Do vậy, sự an toàn của con đường này có vai
trò quyết định đối với việc đảm bảo “an ninh dầu” của Đông Á. Tuy nhiên,
hiện nay an ninh của tuyến đường vận chuyển dầu này đang bị đe doạ bởi
nhiều nguy cơ.
Có thể thấy trước tiên là những nguy cơ như bão tố làm đắm tàu hay
nạn cướp biển. Những con số thống kê gần đây cho thấy eo biển Malacca là
nơi thường xuyên xảy ra nạn đắm tàu và cũng là nơi có nạn cướp biển lan
tràn. Thêm vào đó, hai quốc gia ở hai bên eo biển là Inđônêxia và
Malaixia luôn có những bất ổn chính trị trong nước, khiến cho an ninh
đường biển ở khu vực này hết sức bấp bênh.
Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn phải kể đến là nguy cơ tình trạng xung
đột, tranh chấp lãnh thổ trên biển ngày càng quyết liệt giữa các quốc
gia Đông Á đang khiến đường biển qua khu vực trở nên phức tạp hơn bao
giờ hết. Tiêu biểu là các tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản về đảo
Senkaku/Diaoyutai (Điếu Ngư) ở biển Nam Trung Hoa và giữa Trung Quốc và
Việt Nam về các đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở biển Đông.
1. Một số giải pháp tăng cường an ninh năng lượng ở Đông Á
a) Lập kho dự trữ năng lượng
Một trong những giải pháp trước mắt mà các quốc gia Đông Á cần thực
hiện ngay đó là việc thành lập hệ thống các kho dự trữ năng lượng mà chủ
yếu là các kho dự trữ dầu. Đây là giải pháp để đối phó với tình trạng
khẩn cấp khi có sự gián đoạn cung cấp dầu từ Trung Đông cho khu vực. Mức
độ kho dự trữ tuỳ theo yêu cầu ở từng quốc gia cụ thể và được tính bằng
số ngày tiêu thụ dầu ròng. Hiện nay trong khu vực Đông Á, trừ Nhật Bản
và Hàn Quốc còn lại các quốc gia khác đều hầu như có ít hoặc không có
các hệ thống dự trữ dầu. Tuy nhiên với nhận thức rõ ràng về nguy cơ ngày
càng lớn đối với “an ninh dầu” trong khu vực, các quốc gia này cũng
đang bắt đầu xúc tiến các chương trình xây dựng các kho dự trữ dầu. Ví
dụ như ở Thái Lan hiện nay, chính phủ đang phối hợp với Cơ quan chính
sách năng lượng quốc gia để tiến hành tăng cường chương trình xây dựng
kho dự trữ gồm ba giai đoạn. Giai đoạn một sẽ là thiết lập một hệ thống
có thể tách các kho dự trữ tạm thời và bắt buộc một cách tự nhiên trong
khi mức độ kho dự trữ bắt buộc vẫn không thay đổi. Giai đoạn hai mức độ
kho dự trữ bắt buộc sẽ được tăng lên 5% (tương đương với 36 ngày tiêu
thụ dầu). Giai đoạn ba, yêu cầu phải xây dựng một kho dự trữ dầu độc lập
của chính phủ để tăng cường mức dự trữ dầu từ 36 ngày lên 51 ngày tiêu
thụ dầu. Ở Đài Loan, cùng với việc chuyển sang tư nhân hoá và bãi bỏ quy
định đối với công nghiệp dầu, việc tái thiết các hệ thống kho dự trữ
dầu cũng đang được xem xét. Dự kiến sau khi Đạo luật kinh doanh dầu có
hiệu lực, Đài Loan sẽ bắt đầu xây dựng kho dự trữ dầu của chính phủ
tương đương với 30 ngày tiêu thụ dầu trong thời gian ngắn dưới sự kiểm
soát của Uỷ ban năng lượng, một đơn vị của Bộ Kinh tế. Còn ở Trung Quốc
vừa mới đây chính phủ cũng đã vạch ra khuôn khổ xây dựng các kho dự trữ
dầu để đảm bảo an ninh năng lượng và có lẽ sẽ đệ trình một nghiên cứu
khả thi cho Hội đồng quốc gia vào cuối năm nay. Đối với Singapo, từ năm
1998 Thủ tướng Zhu Rongji đã chỉ thị cho Uỷ ban Kế hoạch và Phát triển
quốc gia xem xét việc chuẩn bị hệ thống kho dữ trữ dầu cũng như chuẩn bị
các luật cần thiết đối với việc thiết lập hệ thống kho dự trữ dầu chính
phủ và kho dự trữ dầu bắt buộc của các công ty.
b) Tăng cường sử dụng những nguồn năng lượng thay thế
Trước mắt các nguồn năng lượng truyền thống ở khu vực chưa cạn kiệt
ngay được nhưng nguy cơ này trong tương lai như đã nói là chắc chắn, vì
vậy giải pháp sử dụng các nguồn năng lượng thay thế đối với các quốc gia
Đông Á là rất cần thiết. Nó không những giúp kéo dài thời gian sử dụng
các nguồn năng lượng truyền thống, mà còn đóng góp tích cực cho việc bảo
vệ môi trường trong khu vực. Hiện nay người ta đã tìm ra rất nhiều loại
năng lượng thay thế như năng lượng hạt nhân và các loại năng lượng tái
sinh khác như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng nước, năng
lượng sóng biển, năng lượng hyđrô, năng lượng sinh khối, năng lượng địa
nhiệt... Nhưng việc sử dụng các năng lượng này vẫn còn rất hạn chế chủ
yếu do chi phí sử dụng các nguồn năng lượng này còn đắt, lại đòi hỏi đến
những kỹ thuật cao cũng như trang thiết bị hiện đại mà các nước trong
khu vực, hầu hết là các nước đang phát triển khó lòng đáp ứng được. Để
cải thiện tình hình này trước mắt sẽ còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, gần
đây có thể thấy triển vọng sử dụng năng lượng hạt nhân như là năng lượng
thay thế chính ở khu vực đang có sự phát triển. Không kể các nền kinh
tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đang ngày càng gia tăng
việc sử dụng năng lượng hạt nhân trong các nhà máy điện, các nước đang
phát triển khác trong khu vực cũng đang bắt đầu chuẩn bị đưa năng lượng
hạt nhân vào việc sản xuất điện trong nước. Ví dụ như Việt Nam đang tiến
hành nghiên cứu tiền khả thi cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân
đầu tiên dự kiến vào khoảng năm 2017 đến 2020.
c) Xây dựng một cơ chế hợp tác an ninh năng lượng toàn khu vực
Xây dựng một cơ chế hợp tác an ninh năng lượng toàn khu vực có thể
nói là một giải pháp mang tính tổng thể đối với việc tăng cường an ninh
năng lượng của khu vực Đông Á hiện nay. Với cơ chế này các quốc gia Đông
Á sẽ có thể trao đổi kinh nghiệm cũng như hỗ trợ lẫn nhau trong việc
đối phó với những nguy cơ làm suy giảm an ninh năng lượng khu vực, từ đó
giúp cho an ninh năng lượng của khu vực được tăng cường. Cụ thể cơ chế
này sẽ có nhiệm vụ:
Thứ nhất, đảm bảo an ninh năng lượng cho các quốc gia trong khu vực.
Nếu quốc gia nào có nguy cơ suy giảm an ninh năng lượng thì các quốc gia
khác sẽ có trách nhiệm giúp đỡ bằng mọi biện pháp như tài chính, kỹ
thuật... để an ninh năng lượng của quốc gia đó lại được đảm bảo như
trước.
Thứ hai, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia về năng lượng. Tiêu biểu
là việc thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia giàu năng lượng nhưng thiếu
tiền và công nghệ để khai thác với các quốc gia thiếu năng lượng nhưng
có khả năng đáp ứng về tiền và công nghệ hiện đại. Sự hợp tác này sẽ
giúp cả hai bên cùng có thể đảm bảo được an ninh năng lượng của quốc
gia, giảm thiểu sự phụ thuộc vào bên ngoài. Ví dụ như hợp tác giữa Trung
Quốc và một số nước thành viên ASEAN là những nước có trữ lượng dầu và
ga lớn nhưng thiếu tiền, công nghệ tiên tiến và thiết bị cho việc khai
thác, mở rộng các nguồn năng lượng với các nước nghèo năng lượng là Nhật
Bản, Hàn Quốc, Singapore nhưng có tiền, công nghệ, thiết bị và cần làm
giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu của từ Trung Đông.
Thứ ba, tạo điều kiện phát triển những dự án chung về cung cấp năng
lượng cho toàn khu vực. Ví dụ như dự án xây dựng đường ống dẫn khí ga
xuyên qua tất cả các quốc gia trong khu vực.
Thứ tư, giảm thiểu những bất đồng giữa các quốc gia có thể ảnh hưởng
đến an ninh năng lượng khu vực. Chẳng hạn thực hiện các biện pháp xây
dựng lòng tin giữa các nước trong khu vực, tăng cường đối thoại giữa các
nước tranh chấp về các khu vực trên đường vận chuyển dầu...
Hiện nay cơ chế dự kiến có thể là một Tổ chức năng lượng Đông Á (EAEO) với thành viên là toàn bộ các quốc gia trong khu vực.
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của các nước trong khu vực như hiện nay
có thể nói chắc chắn rằng trong nhiều năm tới năng lượng sẽ vẫn còn
đóng vai trò hết sức quan trọng. Do tính chất xuyên quốc gia của vấn đề
này nên biện pháp tốt nhất để an ninh năng lượng được đảm bảo đó là bên
cạnh những giải pháp riêng của từng quốc gia cần có một sự tác chặt chẽ
của toàn khu vực trong lĩnh vực năng lượng. Nhận thức rõ điều này ngày
15/1/2007 vừa qua nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ hai, các
quốc gia thành viên đã ra Tuyên bố Cebu về an ninh năng lượng Đông Á,
khẳng định lại cam kết tập thể về đảm bảo an ninh năng lượng của khu vực
đồng thời đưa ra các mục tiêu và biện pháp thực hiện cụ thể. Hy vọng
rằng với sự hợp tác này vấn đề an ninh năng lượng của Đông Á bước đầu sẽ
được giải quyết góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của toàn
khu vực trong tương lai.
HOÀNG MINH HẰNG
(ThS, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adiole Emmanuel. Energy Insecurity and Multilateral Cooperation In East Asia. UNU/IAS Working Paper No. 46, February, 1998.
2. BP Statistical Review of World Energy 2005
3. Domingo L. Siazon. Energy Sercurity and the Possibility of Nuclear Power in Asia.
Speech in Tokyo International Forum on “Energy Security and
Environment: The Role of Nuclear Power”, 08 July 2002, Keidanren Kaikan
Hall, Tokyo.
4. Koyama Ken. Energy Sercurity in Asia. World Energy Council 18th, Congress, Buenos Aires, October 2001.
5. Nguyễn Trần Quế. Những vấn đề toàn cầu ngày nay. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1999.
6. Robert Priddle. A New Perspective on Energy Security. 25th Annual IAEE Conference, Aberdeen, Scotland 26 - 29 June 2002.
7. Robert Priddle. The IEA's Role in Asian Energy Sercurity Co-operation, 2nd Seminar on Energy Sercurity in Asia, Tokyo, 6 March 2001.
8. Số liệu thống kê của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) trên Website: http://www.eia.doe.gov.
9. Wu Lei. East Asian Energy Security and Middle East Oil, VoL. XLV, No 47 (25/11/2002).
([1]) Số liệu thống kê của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) trên Website: http://www.eia.doe.gov
([2]) Số liệu thống kê của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) trên Website: http://www.eia.doe.gov
([3]) Số liệu thống kê của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) tính đến ngày 1/1/2005 trên Website: http://www.eia.doe.gov
([4]) Số liệu của Cơ quan thông tin năng lượng (EIA) trên Website: http://www.eia.doe.gov
([5]) Số liệu của Cơ quan thông tin năng lượng (EIA) trên Website: http://www.eia.doe.gov
([6]) BP Statistical Review of World Energy 2005.
([7]) BP Statistical Review of World Energy 2005.
([8]) Nguyễn Trần Quế, Những vấn đề toàn cầu ngày nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1999, tr. 257.
([9]) Nguyễn Trần Quế, Sđd tr. 257.
Nguồn: Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4, 2007