Trung Quốc và Nhật
Bản là hai quốc gia có quan hệ lịch sử lâu đời trên nhiều lĩnh vực nhưng
cũng trải qua nhiều bước thăng trầm khác nhau. Mối quan hệ giữa hai
quốc gia láng giềng này có tầm quan trọng to lớn tới môi trường chiến
lược khu vực, tác động đến việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của các
quốc gia liên quan, đặc biệt là các nước ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á,
nơi mà cả Trung Quốc và Nhật Bản đang ra sức tăng cường ảnh hưởng. Hiện
nay, Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất
thế giới và có nhiều khả năng trở thành quốc gia cạnh tranh vị trí siêu
cường số 1 thế giới với Mỹ trong tương lai. Còn Nhật Bản, sau giai đoạn
phát triển thần kỳ về kinh tế vào những năm thuộc thập kỷ 60 và 70 của
thế kỷ trước đã trở thành siêu cường kinh tế thứ hai toàn cầu được cả
thế giới ngưỡng mộ. Ngày nay, Nhật Bản cũng đang trên đường tìm kiếm vai
trò chính trị tương xứng với tiềm năng kinh tế của mình ở khu vực Châu
Á-*Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới(1).
Hoàn cảnh như vậy đã dẫn đến những va chạm lợi ích giữa hai quốc gia.
Trong bài viết này, người viết tập trung đi sâu phân tích những thách
thức và triển vọng trong quan hệ hai nước Nhật Bản- Trung Quốc.
Đây là trở ngại mang tính kết cấu liên quan tới việc cạnh tranh quyền lãnh đạo Đông Á xuất phát từ lợi ích chiến lược mỗi quốc gia. Nhật Bản luôn liên minh với Mỹ nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, tranh thủ lôi kéo các nước ASEAN vào không gian kinh tế chung. Trong khi đó, Trung Quốc, do tiềm lực kinh tế và quân sự còn hạn chế so với Mỹ, nên đã hướng mạnh đến một thế giới đa cực, phản đối các liên minh quân sự, nhằm phân tán quyền lực và giảm sức ép từ Mỹ. Chính vì vậy, Trung Quốc luôn coi Hiệp ước An ninh Nhật- Mỹ với những sửa đổi gần đây theo hướng mở rộng không gian nhiệm vụ của nó chính là nhằm vào Trung Quốc. Bắc Kinh cho rằng, Mỹ lợi dụng Nhật Bản để kiềm chế Trung Quốc, luôn coi Trung Quốc là đối thủ thách thức vị trí bá quyền của Mỹ, do đó Mỹ tăng cường trợ giúp Nhật Bản biến nước này thành trợ thủ đắc lực trong việc thực hiện mục tiêu của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ – Nhật củng cố liên minh an ninh- quân sự của họ làm cho hố ngăn cách Nhật-Trung ngày càng lớn(2).
Trung Quốc cho rằng có nhiều thế lực tại Nhật Bản vẫn chưa từ bỏ hẳn chủ nghĩa quân phiệt, phản đối Nhật Bản tăng cường vai trò của lực lượng quân đội và đi ngược lại Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản. Thái độ của Trung Quốc đối với việc Nhật Bản ứng cử vào ghế ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mở rộng hiện nay là chưa rõ ràng, có thể chính quyền Bắc Kinh đang nghe ngóng và có biện pháp phản đối tế nhị hơn. Điều chắc chắn là phía Trung Quốc không muốn Nhật Bản ngồi vào chiếc ghế này và như thế đương nhiên sẽ gây trở ngại cho những cố gắng của phía Nhật Bản.
Ngược lại, Nhật Bản từ lâu đã cảnh báo về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, phản đối việc EU bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Cũng tại Nhật Bản, đã ra đời thuyết về “mối đe dọa Trung Quốc”. Chính vì thuyết này mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phải thuyết phục các nước Châu Á khác và tuyên truyền về “sự trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc nhằm loại bỏ những chiến dịch tuyên truyền về thuyết “mối đe dọa Trung Quốc”. Thực sự, đây không phải là cuộc tranh chấp giữa những tên gọi của những học thuyết khác nhau mà rõ ràng là sự cạnh tranh vị thế chính trị giữa hai nước đầy tham vọng, sự lo ngại của hai bên trong việc xác định giữa việc Nhật Bản hay Trung Quốc sẽ là nước nắm vai trò lớn hơn ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, từ đó tiến hành các biện pháp ngăn chặn và kiềm chế lẫn nhau.
2. Tranh giành nguồn năng lượng dầu mỏ
Một trong những rào cản chính trong quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản xuất phát từ việc cạnh tranh nguồn năng lượng, đặc biệt là dầu lửa để phục vụ sự phát triển kinh tế của đất nước mình, chính điều đó dẫn tới va chạm lợi ích giữa hai quốc gia.
Từ năm 2002, Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu lửa đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Dự đoán đến năm 2010, lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc có thể lên tới 40%, thậm chí có thể tăng lên 60% vào năm 2020. Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê nhà nước Trung Quốc cho biết, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 đạt mức 10,5% tăng 1% so với năm 2005(3). Với đà tăng trưởng như vậy, Trung Quốc rất cần nguồn năng lượng để đảm bảo cho quá trình tăng trưởng mạnh của nền kinh tế. Chính sách an ninh năng lượng, an ninh kinh tế đòi hỏi Trung Quốc phải tích cực hơn trong việc tìm kiếm các nguồn bổ sung năng lượng, nhiên liệu tự nhiên, đặc biệt là các mỏ dầu.
Điều này dường như còn thiết yếu hơn đối với Nhật Bản, bởi Nhật là nước rất nghèo tài nguyên thiên nhiên, hầu hết các nguyên nhiêu liệu chủ yếu đều nhập khẩu (nước này buộc phải nhập khẩu hầu như toàn bộ số dầu lửa cần thiết, lên tới 99,7%). Nhật Bản không có mỏ uranium và các nguồn năng lượng thay thế địa nhiệt... Trên thực tế Nhật Bản chỉ cung cấp được gần 18% nguồn năng lượng, trong đó năng lượng mặt trời chiếm 2%. Trong những năm tới, Nhật Bản tiếp tục là nước nhập khẩu năng lượng thứ ba trên thế giới. Nhưng do tình hình năng lượng thế giới có nhiều biến động phức tạp, Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng và buộc phải có chính sách an ninh năng lượng đúng đắn nhằm duy trì nền kinh tế khổng lồ của mình.
Gần đây, hai nước đang tranh chấp quần đảo Điếu Ngư (phía Nhật gọi là Senkaku) – thuộc vùng biển Hoa Đông, gồm 7 đảo nhỏ, nơi theo thăm dò khảo sát của Nhật Bản năm 1999 có trữ lượng khoảng 200 tỷ mét khối khí đốt. Gần đây, cả hai bên đều có những động thái khẳng định chủ quyền với vùng đảo này. Vào ngày 10/11/2004, Nhật Bản tố cáo tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng lãnh hải của Nhật Bản ngoài khơi Okinawa. Nhật Bản đã mở chiến dịch truy đuổi tàu ngầm trên trong 2 ngày tại Biển Đông Trung Quốc(4). Cho dù Trung Quốc đã xin lỗi về sự kiện trên, song sau đó có nhiều tàu nghiên cứu của nước này vẫn đột nhập vào vùng biển Nhật Bản gần đảo Okinotori. Các tàu trên có nhiều khả năng do thám đáy biển vì mục đích khí đốt. Theo thống kê từ phía Nhật, trong năm 2004, Trung Quốc đã tiến hành 34 cuộc “nghiên cứu” như vậy tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản.
Ngày 10/08/2005, Nhật Bản lại tố cáo Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Nhật Bản sau khi một tập đoàn dầu khí của Trung Quốc khoan khí đốt tại địa điểm Chunxiao trên biển Hoa Đông. Nhật lo ngại từ địa điểm này Trung Quốc có thể dùng ống dẫn hút túi khí đốt lớn trữ lượng 200 tỷ m3 kéo dài sâu vào phần lãnh hải Okinawa của Nhật Bản. Trước tình thế này, lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản đã yêu cầu Quốc hội cung cấp 240 triệu USD cho tài khóa năm 2006 nhằm bổ sung trang thiết bị hiện đại, tăng cường khả năng tác chiến của các chiếm hạm phục vụ cho công tác tuần tra bảo vệ giếng dầu và khí đốt trong vùng lãnh hải của mình. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đã tuyên bố giành lại quyền quản lý ngọn hải đăng, sự việc này cho thấy Nhật Bản đang tiến hành một bước then chốt trong việc quy hoạch và tiếp nhận chủ quyền quần đảo Điếu Ngư.
Sự thiết hụt nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế đất nước buộc Nhật Bản và Trung Quốc phải tìm kiếm nhập khẩu nguồn dầu khí ở nước ngoài. Điều này, liên quan tới nước Nga, một cường quốc dầu khí trên thế giới, là nước láng giềng của cả Nhật Bản và Trung Quốc. Hiện nay, hai nước đang chạy đua trong việc thuyết phục Nga xây dựng đường ống dẫn dầu qua lãnh thổ nước mình. Bắc Kinh đang đẩy mạnh kế hoạch xây dựng khoảng 2.400km đường ống dẫn dầu từ Angask Siberia tới Đại Thanh thuộc tỉnh Hắc Long Giang. Trong khi đó Tokyo lại muốn xây dựng 4.000km đường ống dẫn dầu từ Taishet tới Nokhodka Thái Bình Dương.
3. Vấn đề Đài Loan.
Mặc dù trong tuyên bố ngoại giao, Nhật Bản ủng hộ hướng đến “một nước Trung Quốc”, song trên thực tế Nhật Bản luôn tăng cường quan hệ với Đài Loan vì mối quan hệ này đáp ứng được yêu cầu về kinh tế và an ninh chính trị đối với Nhật Bản. Không chỉ là một trong những nhà đầu tư hàng đầu mà Nhật Bản vẫn có quan hệ chính trị an ninh gần gũi với Đài Loan. Bắc Kinh phê phán Tokyo là quá gần gũi với lực lượng theo đuổi độc lập cho Đài Loan. Và xem ra, về thực chất, có thể Nhật cũng chưa muốn Trung Quốc- Đài Loan hợp nhất, vì như thế sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản. Việc có được môi trường ổn định xung quanh khu vực Eo biển Đài Loan có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt đối với Nhật Bản vì nó đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các con đường nhập khẩu nguyên liệu và hoạt động xuất nhập khẩu của Nhật Bản. Nhiều chuyên gia an ninh Mỹ và Nhật Bản lo ngại rằng nếu Trung Quốc kiểm soát Đài Loan, Trung Quốc sẽ sử dụng các cảng của Đài Loan cho những tầu ngầm có thể hoạt động tự do khắp vùng biển Tây Thái Bình Dương. Tầm quan trọng của Eo biển Đài Loan đã được các thường dân Nhật Bản công nhận rộng rãi trong thời gian diễn ra các cuộc tập trận tên lửa nhằm vào Đài Loan của Trung Quốc năm 1995-1996, khi một số chuyến tàu buôn và chuyến bay vượt qua Eo biển Đài Loan đã bị hủy bỏ(5).
Liên kết với Đài Loan cũng chính là nhằm tạo một vành đai bao bọc khống chế sức mạnh của Trung Quốc đang trỗi dậy cạnh tranh vai trò với Nhật Bản. Điều này thể hiện rõ trong Tuyên bố chung vào tháng 2/2005 tại cuộc họp 2+2 giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Mỹ và Nhật Bản, xác định Đài Loan là “mục tiêu chiến lược chung” trong Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật. Điều này có nghĩa là trong trường hợp xảy ra chiến tranh ở eo biển Đài Loan, Nhật sẽ đứng về phía Mỹ ủng hộ Đài Loan. Đây được xem là một sự thay đổi quan trọng nhất của Hiệp ước An ninh giữa hai nước kể từ năm 1996 bởi vì trước đó, các cuộc họp về phạm vi an ninh Mỹ-Nhật chỉ đưa ra khái niệm chung chung là “vùng xung quanh Nhật Bản”. Bắc Kinh cũng kịch liệt phản đối sự việc chính phủ Nhật Bản đã cấp thị thực nhập cảnh cho cựu Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy (nhân vật ủng hộ mạnh mẽ nhất chủ trương giành độc lập cho Đài Loan là người bị Bắc Kinh coi là kẻ thù chính)(6) tới thăm Nhật Bản vào cuối năm 2004. Năm 2005, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua luật miễn thị thực dành cho khách du lịch Đài Loan tới thăm Nhật Bản dưới 90 ngày. Luật miễn thị thực đã được thông qua bất chấp sự phản đối của Trung Quốc đại lục. Những việc làm kể trên của phía Nhật Bản không thể làm hài lòng Trung Quốc. Có thể thấy, trong tương lai, Nhật Bản sẽ tiếp tục gây sức ép cản trở Trung Quốc trong vấn đề thống nhất Đài Loan, qua đó ngăn không cho Trung Quốc có khả năng gây khó dễ cho các tàu thuyền xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua Eo biển trên, đồng thời buộc Trung Quốc phải “mặc cả” với họ(7) trong việc giải quyết những bất đồng giữa hai bên.
4. Những vấn đề lịch sử
Một thách thức lớn nữa đối với quan hệ Trung –Nhật là nhiều vấn đề lịch sử đến nay vẫn chưa được hai bên giải quyết thấu đáo, tạo nên những rào cản trong quan hệ hai quốc gia.
Trung Quốc cho rằng Nhật Bản không nhìn nhận đúng mức cuộc chiến do Nhật Bản gây ra trong giai đoạn 1931-1945 khiến 35 triệu người Trung Quốc, chủ yếu là dân thường thiệt mạng và bị thương. Một vấn đề gây trở ngại khác là phía Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho những phụ nữ Trung Quốc bị quân đội Hoàng gia Nhật Bản cưỡng bức làm nô lệ tình dục trước và trong suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.
Ngôi đền Yasukuni luôn là tâm điểm gây căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc, bởi Trung Quốc cho rằng ngôi đền này là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Ngôi đền Yasukuni thờ 2,5 triệu người Nhật Bản chết trong chiến tranh, trong đó bao gồm cả 14 tội phạm chiến tranh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai(8). Trung Quốc và Hàn Quốc đều cho rằng ngôi đền này ca ngợi những hành động tàn bạo trong Thế chiến của Nhật. Tân Thủ tướng Abe là người trước đây từng viếng thăm ngôi đền Yasukuni nhiều lần, nhưng ông đã khôn khéo từ chối trả lời về khả năng tiếp tục duy trì các cuộc viếng thăm ngôi đền này trong tương lai với tư cách là Thủ tướng Nhật Bản(9).
Gần đây nhất, việc Nhật Bản cho phát hành bộ sách giáo khoa lịch sử phổ thông trong đó đề cập “sai lệch” các sự kiện quân đội Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, vụ thảm sát Nam Kinh... đã bị Trung Quốc phản đối kịch liệt. Trung Quốc là nước vốn có nhiều bất đồng với Nhật Bản về chương trình sách giáo khoa của Nhật Bản viết về những vấn đề lịch sử. Theo nhiều chuyên gia phân tích chính trị cho rằng, vấn đề lịch sử chỉ là cái cớ để hai bên sử dụng trong việc kích động sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở hai quốc gia này, song rõ ràng, nếu hai nước muốn cải thiện và thúc đẩy quan hệ thì một yếu tố quan trọng là phải có những nhận thức chung về lịch sử một cách đúng đắn.
5. Vấn đề hạt nhân ở Bán đảo Triều Tiên
Tokyo và Bắc Kinh đang mâu thuẫn với nhau về cách thức đối phó hữu hiệu đối với các vụ thử tên lửa của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND)Triều Tiên. Ngay sau khi Bình Nhưỡng thực hiện các vụ phóng tên lửa hồi tháng 7/2006, chính quyền Nhật Bản đặc biệt, là ông Abe đã phản ứng dữ dội trước các vụ thử tên lửa, ban hành các lệnh trừng phạt cả gói của riêng mình, trong đó có lệnh cấm tàu thuyền của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cập vào các cảng của Nhật Bản trong vòng 6 tháng... và đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhằm tìm kiếm một nghị quyết trừng phạt nghiêm khắc với nước này. Tuy nhiên, điều đó đã bị Trung Quốc kịch liệt phản đối. Trung Quốc chỉ trích bản nghị quyết của Liên hợp quốc do Nhật Bản đề xuất, cho rằng nó sẽ làm cho tình hình xấu hơn và gây tổn hại các nỗ lực nhằm tiếp tục các cuộc đàm phán sáu bên, chỉ nên khiển trách hơn là trừng phạt nước láng giềng nghèo khổ này và cho rằng Nhật Bản đã ‘phản ứng thái quá” trong cách ứng xử và đề nghị Nhật Bản phải đồng ý giải quyết vấn đề một cách ôn hòa hơn. Đáp lại phản ứng của Trung Quốc, Nhật Bản đe dọa sẽ cắt giảm các khoản đóng góp của mình cho Liên hợp quốc- tổ chức quốc tế lớn nhất và yêu cầu Trung Quốc cần tăng mức đóng góp tài chính hơn nữa. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, vấn đề hạt nhân, tên lửa ở Bán đảo Triều Tiên chính là một “con bài” quan trọng để phía Bắc Kinh mặc cả với Tokyo trong việc đàm phán giải quyết những vấn đề tranh chấp giữa hai bên.
6. Tăng cường tiềm năng quân sự
Hiện nay, cả hai bên, Trung Quốc và Nhật Bản, đều tích cực tăng cường tiềm năng quân sự của mình. Trung Quốc công bố đầu tư cho ngân sách quốc phòng ở mức tương đương khoảng 30 tỷ USD một năm. Tuy nhiên, David Shambaugh, Giám đốc Chương trình chính sách Trung Quốc thuộc trường Đại học George Washington, cho rằng những khoản chi tiêu không được công bố có thể nâng chi tiêu quốc phòng hằng năm của Trung Quốc lên tới 45 tỷ USSD hoặc 50 tỷ USD(10). Sự đầu tư lớn nhằm nâng cấp khả năng quân sự của Trung Quốc là sự e ngại lớn đối với Nhật Bản, bởi nó sẽ đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nhật Bản, vì Trung Quốc là nước láng giềng kề cận với Nhật Bản. Mặc dù chính phủ Nhật Bản chưa công bố tăng ngân sách quốc phòng của năm nay (năm 2003 ước khoảng 42 tỷ USD), nhưng thực tế họ đang chuyển mạnh từ thái độ hòa bình và phòng thủ khu vực thời hậu chiến sang năng động hơn về mặt quân sự trong khu vực. Tokyo đã tăng cường lực lượng Phòng vệ và tham gia vào các chiến dịch tại Irac. Việc gần đây Nhật Bản tiến hành nâng cấp Cục phòng vệ của mình lên thành Bộ Quốc phòng nhằm phản ánh đúng chức năng của cơ quan này trong tình hình mới. Đồng thời, việc có nhiều dấu hiệu cho thấy, trong thời gian gần đây, Nhật Bản đang có những động thái tích cực hướng tới sửa đổi điều 9 trong Hiến pháp để Nhật Bản có vai trò tích cực hơn trong đời sống an ninh và chính trị trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới, cũng khiến cho Trung Quốc và các nước trong khu vực quan ngại.
Hiện tại, Trung Quốc đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, do vậy, nhu cầu về vốn và khoa học công nghệ rất lớn. Trong quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc nhìn thấy cơ sở giải quyết được những vấn đề nêu trên, vì vậy trong chiến lược kinh tế đối ngoại, Trung Quốc coi duy trì quan hệ đối ngoại với Nhật Bản là nội dung quan trọng mang ý nghĩa chiến lược. Và trên thực tế trong những năm qua, đầu tư của Nhật vào Trung Quốc luôn ở quy mô lớn, chiếm vị trí hàng đầu trong số các nhà đầu tư nước ngòai vào Trung Quốc đại lục. Trong lĩnh vực thương mại, kim ngạch mậu dịch song phương giữa hai nước cũng liên tục tăng mạnh trong vài năm gần đây. Năm 2005, kim ngạch xuất nhập khẩu Trung – Nhật đạt gần 190 tỷ USD, và năm 2006 đã đạt mức kỷ lục 201 tỷ USD. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Kể từ khi phục hồi năm 2003 đến nay, kinh tế Nhật Bản đã có tác động mạnh mẽ tới sự tăng trưởng của ngoại thương Trung Quốc.
Hiện nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức do vừa trải qua khủng hoảng, song Nhật Bản vẫn là một nước công nghiệp phát triển cao, có nguồn lực tài chính dồi dào, là chủ nợ lớn nhất và là một trong những nước có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Trong những năm qua, Nhật luôn viện trợ ODA cho Trung Quốc nhiều hơn các nước khác. Mặc dù sức mạnh kinh tế của Trung Quốc hiện nay chưa bằng Nhật Bản, song, triển vọng phát triển của Trung Quốc thì khó ai có thể nghi ngờ; đồng thời, cùng với sức mạnh kinh tế lớn dần, thì vai trò của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới sẽ phát triển ngày càng lớn hơn. Trong khi nền kinh tế của Nhật đang gặp khó khăn thì thị trường khổng lồ Trung Quốc chính là lối thoát quan trọng, bởi đây chính là một thị trường thương mại, đầu tư và lao động khổng lồ với sức mua lớn và giá nhân công rẻ. Thực tế cho thấy, nhu cầu nhập khẩu và đầu tư của Trung Quốc chiếm phần nhiều trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
Thay lời kết
Nhìn chung, về xu hướng trong những năm tới, rõ ràng là Trung Quốc và Nhật Bản đều xem nhau là những đối tác quan trọng cần hợp tác và cũng là đối thủ lớn nhất của nhau ở khu vực. Điều này phản ánh trong tuyên bố của Trung Quốc coi Nhật Bản là láng giềng hữu nghị và xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài ổn định với Nhật Bản. Và ngược lại, về phía Nhật Bản cũng có động thái tương tự, thể hiện khá rõ qua sự kiện gần đây, sau khi Thủ tướng Abe nhậm chức đã tiến hành chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài, đi thăm Trung Quốc. Thông qua chuyến thăm này, dù chỉ trong một ngày 8/10/2006, ông Abe đã làm dịu bớt đáng kể những căng thẳng chính trị giữa hai nước từ nhiều năm qua mà thời cựu Thủ tướng Koizumi đã không giải quyết được, thậm chí còn làm căng thẳng hơn như chúng ta đã biết. Một minh chứng rõ nét gần đây nhất là chuyến công du tới xứ sở hoa anh đào từ ngày 11-13/4/2007 sau 7 năm quan hệ “giá lạnh” giữa hai nước của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, đây được coi là chuyến thăm “tan băng” trong quan hệ hai nước lớn ở Châu Á, sau chuyến thăm “phá băng” của Thủ tướng Abe tới Bắc Kinh vào tháng 10/2006.(11) Trong một bữa tiệc chiêu đãi người đồng nhiệm Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Abe khẳng định “Chúng ta cần phải xây dựng mối quan hệ Nhật-Trung ổn định hướng tới tương lai, cần phát triển những lợi ích chung thông qua đối thoại trên nhiều lĩnh vực...” Thông qua chuyến thăm này, hai vị nguyên thủ của Nhật Bản và Trung Quốc cũng thể hiện quyết tâm đối mặt với những vấn đề lịch sử cũng như những thách thức hiện nay, xóa bỏ những hiểu lầm và thiếu tin cậy lẫn nhau, thiết lập mối quan hệ chiến lược cùng có lợi đồng thời cũng mở đường cho mối quan hệ song phương tốt đẹp trong tương lai.
Dư luận cho rằng, mặc dù những chuyến thăm này có góp phần làm cho quan hệ Nhật – Trung “sáng sủa” hơn, song những nguy cơ hồi sinh chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa nước lớn, những tranh chấp biển đảo và kể cả những mâu thuẫn có từ quá khứ lịch sử như đã đề cập vẫn còn là những vấn để nổi cộm mà hai bên luôn phải quan tâm giải quyết mới có thể duy trì được quan hệ ổn định để cùng nhau phát triển. Do vậy, quan hệ giữa hai bên trong những năm tới sẽ tiến triển theo xu hướng phức tạp là, cả hai luôn đều cần đến nhau, nhưng vẫn theo động thái vừa kiềm chế, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác phát triển. Nhiều nhà phân tích nhận định: Trong tình hình ASEAN đang tiến tới ký kết Hiệp định mậu dịch tự do với Trung Quốc và Nhật Bản, nếu hai nước này “hữu hảo” với nhau thì không chỉ có lợi cho an ninh và ổn định khu vực, thu hút đầu tư về phía Đông, mà còn đảm bảo cho quan hệ kinh tế Nhật-Trung phát triển, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế mậu dịch và đầu tư vào khu vực phát triển. Đây còn là xu hướng tích cực không chỉ có lợi cho Trung Quốc và Nhật Bản mà còn cho cả hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở khu vực Đông Á và thế giới(12).
TRẦN HOÀNG LONG
(Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Xuân Bình (chủ biên): Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh lạnh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà nội, 2000.
2. Nguyễn Thanh Bình, Quan hệ Nhật-Trung từ sau chiến tranh thế giới II đến nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà nội 10/2004.
3. Đỗ Minh Cao, Quan hệ Nhật- Trung xung quanh vấn đề năng lượng, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4/2007.
4. Hà Phương, Triển vọng mới trong quan hệ Trung- Nhật, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày3/3/2007.
5. Hồng Hà, Trung-Nhật: Phần chìm của tảng băng, http://www.vnn.vn, ngày 17/04/2007.
6. Nguyễn Ngọc Hùng, Ám lạnh trong quan hệ Trung- Nhật, http://www.mofa.gov.vn, số 15, ngày 20/04/2005.
7. Quang Linh, “Tan băng” trong quan hệ Trung-Nhật, http://www.ktdt.com.vn, ngày10/04/2007.
8. Kiên Trần, Cuộc chiến tranh năng lượng của Trung Quốc, http://www.vnn.vn, ngày 03/03/2005.
9. Sách giáo khoa lịch sử Nhật Bản khiến Trung Quốc, Hàn Quốc nổi giận. www.vnn.vn, ra ngày 06/04/2005.
10. Trần Kiên, Chuyến đi “phá băng”, www.vnn.vn, ra ngày 10/04/2007.
11. Quan hệ Trung-Nhật “tan băng” có lợi cho Đông Á, tinvietonline.com, ra ngày 25/04/2007.
12. Thủ tướng Abe sẽ cải thiện Quan hệ Nhật – Trung, ww.vtc.com.vn, ra ngày 27/09/2006.
(1) Nguyễn Ngọc Hùng, Ấm lạnh quan hệ Trung- Nhật, http://www..mofa.gov.vn, ngày 20/04/2005.
(2) Hà Phương, Triển vọng mới trong quan hệ Trung- Nhật, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 3/3/2007.
(3) Đỗ Minh Cao, Quan hệ Nhật- Trung xung quanh vấn đề năng lượng, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bác Á số 4/2007.
(4) Kiên Trần, Cuộc chiến tranh năng lượng của Trung Quốc, http://www.vnn.vn, ra ngày 30/03/2005.
(5) Tokyo và Đài Loan với điệu nhảy Tăngô, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế Viễn Đông số tháng và 2/2007.
(6) Tokyo và Đài Loan với điệu nhảy Tăngô, Tạp chí Kinh tế Viễn Đông số tháng 1và 2/2007.
(7) Liệu có xảy ra đối đầu Trung- Nhật, http://www.vnn.vn, ra ngày 11/04/2005.
(8) Đến Yasukuni lại là tâm điểm quan hệ Trung- Nhật, http://www.vnmedia.vn, ra ngày 04/04/2007.
(9) Tân Thủ tướng Abe sẽ cải thiện Quan hệ Nhật- Trung, http://www.vtc.vn, ra ngày27/09/2006.
(10) Nhật Bản hay Trung Quốc chi nhiều cho quân sự, Tài liệu Tham khảo đặc biệt, ra ngày 4//3/2006.
(11) Những dấu hiệu tan băng, http://www.vietnet.com, ngày 11/04/2007.
(12) Hà Phương, Triển vọng mới trong quan hệ Trung- Nhật, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt nam, gày3/3/2007.
I. Những thách thức trong quan hệ Nhật - Trung
1. Cạnh tranh vị thế chính trịĐây là trở ngại mang tính kết cấu liên quan tới việc cạnh tranh quyền lãnh đạo Đông Á xuất phát từ lợi ích chiến lược mỗi quốc gia. Nhật Bản luôn liên minh với Mỹ nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, tranh thủ lôi kéo các nước ASEAN vào không gian kinh tế chung. Trong khi đó, Trung Quốc, do tiềm lực kinh tế và quân sự còn hạn chế so với Mỹ, nên đã hướng mạnh đến một thế giới đa cực, phản đối các liên minh quân sự, nhằm phân tán quyền lực và giảm sức ép từ Mỹ. Chính vì vậy, Trung Quốc luôn coi Hiệp ước An ninh Nhật- Mỹ với những sửa đổi gần đây theo hướng mở rộng không gian nhiệm vụ của nó chính là nhằm vào Trung Quốc. Bắc Kinh cho rằng, Mỹ lợi dụng Nhật Bản để kiềm chế Trung Quốc, luôn coi Trung Quốc là đối thủ thách thức vị trí bá quyền của Mỹ, do đó Mỹ tăng cường trợ giúp Nhật Bản biến nước này thành trợ thủ đắc lực trong việc thực hiện mục tiêu của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ – Nhật củng cố liên minh an ninh- quân sự của họ làm cho hố ngăn cách Nhật-Trung ngày càng lớn(2).
Trung Quốc cho rằng có nhiều thế lực tại Nhật Bản vẫn chưa từ bỏ hẳn chủ nghĩa quân phiệt, phản đối Nhật Bản tăng cường vai trò của lực lượng quân đội và đi ngược lại Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản. Thái độ của Trung Quốc đối với việc Nhật Bản ứng cử vào ghế ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mở rộng hiện nay là chưa rõ ràng, có thể chính quyền Bắc Kinh đang nghe ngóng và có biện pháp phản đối tế nhị hơn. Điều chắc chắn là phía Trung Quốc không muốn Nhật Bản ngồi vào chiếc ghế này và như thế đương nhiên sẽ gây trở ngại cho những cố gắng của phía Nhật Bản.
Ngược lại, Nhật Bản từ lâu đã cảnh báo về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, phản đối việc EU bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Cũng tại Nhật Bản, đã ra đời thuyết về “mối đe dọa Trung Quốc”. Chính vì thuyết này mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phải thuyết phục các nước Châu Á khác và tuyên truyền về “sự trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc nhằm loại bỏ những chiến dịch tuyên truyền về thuyết “mối đe dọa Trung Quốc”. Thực sự, đây không phải là cuộc tranh chấp giữa những tên gọi của những học thuyết khác nhau mà rõ ràng là sự cạnh tranh vị thế chính trị giữa hai nước đầy tham vọng, sự lo ngại của hai bên trong việc xác định giữa việc Nhật Bản hay Trung Quốc sẽ là nước nắm vai trò lớn hơn ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, từ đó tiến hành các biện pháp ngăn chặn và kiềm chế lẫn nhau.
2. Tranh giành nguồn năng lượng dầu mỏ
Một trong những rào cản chính trong quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản xuất phát từ việc cạnh tranh nguồn năng lượng, đặc biệt là dầu lửa để phục vụ sự phát triển kinh tế của đất nước mình, chính điều đó dẫn tới va chạm lợi ích giữa hai quốc gia.
Từ năm 2002, Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu lửa đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Dự đoán đến năm 2010, lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc có thể lên tới 40%, thậm chí có thể tăng lên 60% vào năm 2020. Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê nhà nước Trung Quốc cho biết, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 đạt mức 10,5% tăng 1% so với năm 2005(3). Với đà tăng trưởng như vậy, Trung Quốc rất cần nguồn năng lượng để đảm bảo cho quá trình tăng trưởng mạnh của nền kinh tế. Chính sách an ninh năng lượng, an ninh kinh tế đòi hỏi Trung Quốc phải tích cực hơn trong việc tìm kiếm các nguồn bổ sung năng lượng, nhiên liệu tự nhiên, đặc biệt là các mỏ dầu.
Điều này dường như còn thiết yếu hơn đối với Nhật Bản, bởi Nhật là nước rất nghèo tài nguyên thiên nhiên, hầu hết các nguyên nhiêu liệu chủ yếu đều nhập khẩu (nước này buộc phải nhập khẩu hầu như toàn bộ số dầu lửa cần thiết, lên tới 99,7%). Nhật Bản không có mỏ uranium và các nguồn năng lượng thay thế địa nhiệt... Trên thực tế Nhật Bản chỉ cung cấp được gần 18% nguồn năng lượng, trong đó năng lượng mặt trời chiếm 2%. Trong những năm tới, Nhật Bản tiếp tục là nước nhập khẩu năng lượng thứ ba trên thế giới. Nhưng do tình hình năng lượng thế giới có nhiều biến động phức tạp, Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng và buộc phải có chính sách an ninh năng lượng đúng đắn nhằm duy trì nền kinh tế khổng lồ của mình.
Gần đây, hai nước đang tranh chấp quần đảo Điếu Ngư (phía Nhật gọi là Senkaku) – thuộc vùng biển Hoa Đông, gồm 7 đảo nhỏ, nơi theo thăm dò khảo sát của Nhật Bản năm 1999 có trữ lượng khoảng 200 tỷ mét khối khí đốt. Gần đây, cả hai bên đều có những động thái khẳng định chủ quyền với vùng đảo này. Vào ngày 10/11/2004, Nhật Bản tố cáo tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng lãnh hải của Nhật Bản ngoài khơi Okinawa. Nhật Bản đã mở chiến dịch truy đuổi tàu ngầm trên trong 2 ngày tại Biển Đông Trung Quốc(4). Cho dù Trung Quốc đã xin lỗi về sự kiện trên, song sau đó có nhiều tàu nghiên cứu của nước này vẫn đột nhập vào vùng biển Nhật Bản gần đảo Okinotori. Các tàu trên có nhiều khả năng do thám đáy biển vì mục đích khí đốt. Theo thống kê từ phía Nhật, trong năm 2004, Trung Quốc đã tiến hành 34 cuộc “nghiên cứu” như vậy tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản.
Ngày 10/08/2005, Nhật Bản lại tố cáo Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Nhật Bản sau khi một tập đoàn dầu khí của Trung Quốc khoan khí đốt tại địa điểm Chunxiao trên biển Hoa Đông. Nhật lo ngại từ địa điểm này Trung Quốc có thể dùng ống dẫn hút túi khí đốt lớn trữ lượng 200 tỷ m3 kéo dài sâu vào phần lãnh hải Okinawa của Nhật Bản. Trước tình thế này, lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản đã yêu cầu Quốc hội cung cấp 240 triệu USD cho tài khóa năm 2006 nhằm bổ sung trang thiết bị hiện đại, tăng cường khả năng tác chiến của các chiếm hạm phục vụ cho công tác tuần tra bảo vệ giếng dầu và khí đốt trong vùng lãnh hải của mình. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đã tuyên bố giành lại quyền quản lý ngọn hải đăng, sự việc này cho thấy Nhật Bản đang tiến hành một bước then chốt trong việc quy hoạch và tiếp nhận chủ quyền quần đảo Điếu Ngư.
Sự thiết hụt nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế đất nước buộc Nhật Bản và Trung Quốc phải tìm kiếm nhập khẩu nguồn dầu khí ở nước ngoài. Điều này, liên quan tới nước Nga, một cường quốc dầu khí trên thế giới, là nước láng giềng của cả Nhật Bản và Trung Quốc. Hiện nay, hai nước đang chạy đua trong việc thuyết phục Nga xây dựng đường ống dẫn dầu qua lãnh thổ nước mình. Bắc Kinh đang đẩy mạnh kế hoạch xây dựng khoảng 2.400km đường ống dẫn dầu từ Angask Siberia tới Đại Thanh thuộc tỉnh Hắc Long Giang. Trong khi đó Tokyo lại muốn xây dựng 4.000km đường ống dẫn dầu từ Taishet tới Nokhodka Thái Bình Dương.
3. Vấn đề Đài Loan.
Mặc dù trong tuyên bố ngoại giao, Nhật Bản ủng hộ hướng đến “một nước Trung Quốc”, song trên thực tế Nhật Bản luôn tăng cường quan hệ với Đài Loan vì mối quan hệ này đáp ứng được yêu cầu về kinh tế và an ninh chính trị đối với Nhật Bản. Không chỉ là một trong những nhà đầu tư hàng đầu mà Nhật Bản vẫn có quan hệ chính trị an ninh gần gũi với Đài Loan. Bắc Kinh phê phán Tokyo là quá gần gũi với lực lượng theo đuổi độc lập cho Đài Loan. Và xem ra, về thực chất, có thể Nhật cũng chưa muốn Trung Quốc- Đài Loan hợp nhất, vì như thế sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản. Việc có được môi trường ổn định xung quanh khu vực Eo biển Đài Loan có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt đối với Nhật Bản vì nó đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các con đường nhập khẩu nguyên liệu và hoạt động xuất nhập khẩu của Nhật Bản. Nhiều chuyên gia an ninh Mỹ và Nhật Bản lo ngại rằng nếu Trung Quốc kiểm soát Đài Loan, Trung Quốc sẽ sử dụng các cảng của Đài Loan cho những tầu ngầm có thể hoạt động tự do khắp vùng biển Tây Thái Bình Dương. Tầm quan trọng của Eo biển Đài Loan đã được các thường dân Nhật Bản công nhận rộng rãi trong thời gian diễn ra các cuộc tập trận tên lửa nhằm vào Đài Loan của Trung Quốc năm 1995-1996, khi một số chuyến tàu buôn và chuyến bay vượt qua Eo biển Đài Loan đã bị hủy bỏ(5).
Liên kết với Đài Loan cũng chính là nhằm tạo một vành đai bao bọc khống chế sức mạnh của Trung Quốc đang trỗi dậy cạnh tranh vai trò với Nhật Bản. Điều này thể hiện rõ trong Tuyên bố chung vào tháng 2/2005 tại cuộc họp 2+2 giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Mỹ và Nhật Bản, xác định Đài Loan là “mục tiêu chiến lược chung” trong Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật. Điều này có nghĩa là trong trường hợp xảy ra chiến tranh ở eo biển Đài Loan, Nhật sẽ đứng về phía Mỹ ủng hộ Đài Loan. Đây được xem là một sự thay đổi quan trọng nhất của Hiệp ước An ninh giữa hai nước kể từ năm 1996 bởi vì trước đó, các cuộc họp về phạm vi an ninh Mỹ-Nhật chỉ đưa ra khái niệm chung chung là “vùng xung quanh Nhật Bản”. Bắc Kinh cũng kịch liệt phản đối sự việc chính phủ Nhật Bản đã cấp thị thực nhập cảnh cho cựu Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy (nhân vật ủng hộ mạnh mẽ nhất chủ trương giành độc lập cho Đài Loan là người bị Bắc Kinh coi là kẻ thù chính)(6) tới thăm Nhật Bản vào cuối năm 2004. Năm 2005, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua luật miễn thị thực dành cho khách du lịch Đài Loan tới thăm Nhật Bản dưới 90 ngày. Luật miễn thị thực đã được thông qua bất chấp sự phản đối của Trung Quốc đại lục. Những việc làm kể trên của phía Nhật Bản không thể làm hài lòng Trung Quốc. Có thể thấy, trong tương lai, Nhật Bản sẽ tiếp tục gây sức ép cản trở Trung Quốc trong vấn đề thống nhất Đài Loan, qua đó ngăn không cho Trung Quốc có khả năng gây khó dễ cho các tàu thuyền xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua Eo biển trên, đồng thời buộc Trung Quốc phải “mặc cả” với họ(7) trong việc giải quyết những bất đồng giữa hai bên.
4. Những vấn đề lịch sử
Một thách thức lớn nữa đối với quan hệ Trung –Nhật là nhiều vấn đề lịch sử đến nay vẫn chưa được hai bên giải quyết thấu đáo, tạo nên những rào cản trong quan hệ hai quốc gia.
Trung Quốc cho rằng Nhật Bản không nhìn nhận đúng mức cuộc chiến do Nhật Bản gây ra trong giai đoạn 1931-1945 khiến 35 triệu người Trung Quốc, chủ yếu là dân thường thiệt mạng và bị thương. Một vấn đề gây trở ngại khác là phía Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho những phụ nữ Trung Quốc bị quân đội Hoàng gia Nhật Bản cưỡng bức làm nô lệ tình dục trước và trong suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.
Ngôi đền Yasukuni luôn là tâm điểm gây căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc, bởi Trung Quốc cho rằng ngôi đền này là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Ngôi đền Yasukuni thờ 2,5 triệu người Nhật Bản chết trong chiến tranh, trong đó bao gồm cả 14 tội phạm chiến tranh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai(8). Trung Quốc và Hàn Quốc đều cho rằng ngôi đền này ca ngợi những hành động tàn bạo trong Thế chiến của Nhật. Tân Thủ tướng Abe là người trước đây từng viếng thăm ngôi đền Yasukuni nhiều lần, nhưng ông đã khôn khéo từ chối trả lời về khả năng tiếp tục duy trì các cuộc viếng thăm ngôi đền này trong tương lai với tư cách là Thủ tướng Nhật Bản(9).
Gần đây nhất, việc Nhật Bản cho phát hành bộ sách giáo khoa lịch sử phổ thông trong đó đề cập “sai lệch” các sự kiện quân đội Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, vụ thảm sát Nam Kinh... đã bị Trung Quốc phản đối kịch liệt. Trung Quốc là nước vốn có nhiều bất đồng với Nhật Bản về chương trình sách giáo khoa của Nhật Bản viết về những vấn đề lịch sử. Theo nhiều chuyên gia phân tích chính trị cho rằng, vấn đề lịch sử chỉ là cái cớ để hai bên sử dụng trong việc kích động sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở hai quốc gia này, song rõ ràng, nếu hai nước muốn cải thiện và thúc đẩy quan hệ thì một yếu tố quan trọng là phải có những nhận thức chung về lịch sử một cách đúng đắn.
5. Vấn đề hạt nhân ở Bán đảo Triều Tiên
Tokyo và Bắc Kinh đang mâu thuẫn với nhau về cách thức đối phó hữu hiệu đối với các vụ thử tên lửa của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND)Triều Tiên. Ngay sau khi Bình Nhưỡng thực hiện các vụ phóng tên lửa hồi tháng 7/2006, chính quyền Nhật Bản đặc biệt, là ông Abe đã phản ứng dữ dội trước các vụ thử tên lửa, ban hành các lệnh trừng phạt cả gói của riêng mình, trong đó có lệnh cấm tàu thuyền của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cập vào các cảng của Nhật Bản trong vòng 6 tháng... và đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhằm tìm kiếm một nghị quyết trừng phạt nghiêm khắc với nước này. Tuy nhiên, điều đó đã bị Trung Quốc kịch liệt phản đối. Trung Quốc chỉ trích bản nghị quyết của Liên hợp quốc do Nhật Bản đề xuất, cho rằng nó sẽ làm cho tình hình xấu hơn và gây tổn hại các nỗ lực nhằm tiếp tục các cuộc đàm phán sáu bên, chỉ nên khiển trách hơn là trừng phạt nước láng giềng nghèo khổ này và cho rằng Nhật Bản đã ‘phản ứng thái quá” trong cách ứng xử và đề nghị Nhật Bản phải đồng ý giải quyết vấn đề một cách ôn hòa hơn. Đáp lại phản ứng của Trung Quốc, Nhật Bản đe dọa sẽ cắt giảm các khoản đóng góp của mình cho Liên hợp quốc- tổ chức quốc tế lớn nhất và yêu cầu Trung Quốc cần tăng mức đóng góp tài chính hơn nữa. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, vấn đề hạt nhân, tên lửa ở Bán đảo Triều Tiên chính là một “con bài” quan trọng để phía Bắc Kinh mặc cả với Tokyo trong việc đàm phán giải quyết những vấn đề tranh chấp giữa hai bên.
6. Tăng cường tiềm năng quân sự
Hiện nay, cả hai bên, Trung Quốc và Nhật Bản, đều tích cực tăng cường tiềm năng quân sự của mình. Trung Quốc công bố đầu tư cho ngân sách quốc phòng ở mức tương đương khoảng 30 tỷ USD một năm. Tuy nhiên, David Shambaugh, Giám đốc Chương trình chính sách Trung Quốc thuộc trường Đại học George Washington, cho rằng những khoản chi tiêu không được công bố có thể nâng chi tiêu quốc phòng hằng năm của Trung Quốc lên tới 45 tỷ USSD hoặc 50 tỷ USD(10). Sự đầu tư lớn nhằm nâng cấp khả năng quân sự của Trung Quốc là sự e ngại lớn đối với Nhật Bản, bởi nó sẽ đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nhật Bản, vì Trung Quốc là nước láng giềng kề cận với Nhật Bản. Mặc dù chính phủ Nhật Bản chưa công bố tăng ngân sách quốc phòng của năm nay (năm 2003 ước khoảng 42 tỷ USD), nhưng thực tế họ đang chuyển mạnh từ thái độ hòa bình và phòng thủ khu vực thời hậu chiến sang năng động hơn về mặt quân sự trong khu vực. Tokyo đã tăng cường lực lượng Phòng vệ và tham gia vào các chiến dịch tại Irac. Việc gần đây Nhật Bản tiến hành nâng cấp Cục phòng vệ của mình lên thành Bộ Quốc phòng nhằm phản ánh đúng chức năng của cơ quan này trong tình hình mới. Đồng thời, việc có nhiều dấu hiệu cho thấy, trong thời gian gần đây, Nhật Bản đang có những động thái tích cực hướng tới sửa đổi điều 9 trong Hiến pháp để Nhật Bản có vai trò tích cực hơn trong đời sống an ninh và chính trị trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới, cũng khiến cho Trung Quốc và các nước trong khu vực quan ngại.
II. Triển vọng trong quan hệ Nhật- Trung
Mặc dù còn nhiều những vướng mắc kể trên, thực tế, Trung Quốc rất cần có những quan hệ tốt với Nhật Bản. Bởi lẽ, sau những thăng trầm trong nền kinh tế chính trị, Trung Quốc cần môi trường xung quanh ổn định để tập trung vào phát triển kinh tế, hiện đại hóa đất nước nhằm hướng tới những mục tiêu chiến lược xa hơn. Hơn nữa, việc duy trì mối quan hệ này còn giúp Trung Quốc nâng cao vị thế trên trường quốc tế nói chung và quan hệ với Mỹ nói riêng, giảm sức ép từ chính Liên minh Mỹ- Nhật và cũng là thách thức cân bằng trong khi Mỹ là siêu cường duy nhất muốn thao túng nền chính trị thế giới. Cũng cần phải thấy rằng, việc duy trì quan hệ tốt với Nhật Bản còn có yếu tố tương đồng về lịch sử và văn hoá. Chính sự tương đồng về văn hóa, trong một số quan niệm chuẩn mực về đời sống sẽ tạo cơ sở thuận lợi cho duy trì và tăng cường quan hệ song phương trong những tình huống và thời điểm lịch sử nhạy cảm.Hiện tại, Trung Quốc đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, do vậy, nhu cầu về vốn và khoa học công nghệ rất lớn. Trong quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc nhìn thấy cơ sở giải quyết được những vấn đề nêu trên, vì vậy trong chiến lược kinh tế đối ngoại, Trung Quốc coi duy trì quan hệ đối ngoại với Nhật Bản là nội dung quan trọng mang ý nghĩa chiến lược. Và trên thực tế trong những năm qua, đầu tư của Nhật vào Trung Quốc luôn ở quy mô lớn, chiếm vị trí hàng đầu trong số các nhà đầu tư nước ngòai vào Trung Quốc đại lục. Trong lĩnh vực thương mại, kim ngạch mậu dịch song phương giữa hai nước cũng liên tục tăng mạnh trong vài năm gần đây. Năm 2005, kim ngạch xuất nhập khẩu Trung – Nhật đạt gần 190 tỷ USD, và năm 2006 đã đạt mức kỷ lục 201 tỷ USD. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Kể từ khi phục hồi năm 2003 đến nay, kinh tế Nhật Bản đã có tác động mạnh mẽ tới sự tăng trưởng của ngoại thương Trung Quốc.
Hiện nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức do vừa trải qua khủng hoảng, song Nhật Bản vẫn là một nước công nghiệp phát triển cao, có nguồn lực tài chính dồi dào, là chủ nợ lớn nhất và là một trong những nước có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Trong những năm qua, Nhật luôn viện trợ ODA cho Trung Quốc nhiều hơn các nước khác. Mặc dù sức mạnh kinh tế của Trung Quốc hiện nay chưa bằng Nhật Bản, song, triển vọng phát triển của Trung Quốc thì khó ai có thể nghi ngờ; đồng thời, cùng với sức mạnh kinh tế lớn dần, thì vai trò của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới sẽ phát triển ngày càng lớn hơn. Trong khi nền kinh tế của Nhật đang gặp khó khăn thì thị trường khổng lồ Trung Quốc chính là lối thoát quan trọng, bởi đây chính là một thị trường thương mại, đầu tư và lao động khổng lồ với sức mua lớn và giá nhân công rẻ. Thực tế cho thấy, nhu cầu nhập khẩu và đầu tư của Trung Quốc chiếm phần nhiều trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
Thay lời kết
Nhìn chung, về xu hướng trong những năm tới, rõ ràng là Trung Quốc và Nhật Bản đều xem nhau là những đối tác quan trọng cần hợp tác và cũng là đối thủ lớn nhất của nhau ở khu vực. Điều này phản ánh trong tuyên bố của Trung Quốc coi Nhật Bản là láng giềng hữu nghị và xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài ổn định với Nhật Bản. Và ngược lại, về phía Nhật Bản cũng có động thái tương tự, thể hiện khá rõ qua sự kiện gần đây, sau khi Thủ tướng Abe nhậm chức đã tiến hành chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài, đi thăm Trung Quốc. Thông qua chuyến thăm này, dù chỉ trong một ngày 8/10/2006, ông Abe đã làm dịu bớt đáng kể những căng thẳng chính trị giữa hai nước từ nhiều năm qua mà thời cựu Thủ tướng Koizumi đã không giải quyết được, thậm chí còn làm căng thẳng hơn như chúng ta đã biết. Một minh chứng rõ nét gần đây nhất là chuyến công du tới xứ sở hoa anh đào từ ngày 11-13/4/2007 sau 7 năm quan hệ “giá lạnh” giữa hai nước của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, đây được coi là chuyến thăm “tan băng” trong quan hệ hai nước lớn ở Châu Á, sau chuyến thăm “phá băng” của Thủ tướng Abe tới Bắc Kinh vào tháng 10/2006.(11) Trong một bữa tiệc chiêu đãi người đồng nhiệm Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Abe khẳng định “Chúng ta cần phải xây dựng mối quan hệ Nhật-Trung ổn định hướng tới tương lai, cần phát triển những lợi ích chung thông qua đối thoại trên nhiều lĩnh vực...” Thông qua chuyến thăm này, hai vị nguyên thủ của Nhật Bản và Trung Quốc cũng thể hiện quyết tâm đối mặt với những vấn đề lịch sử cũng như những thách thức hiện nay, xóa bỏ những hiểu lầm và thiếu tin cậy lẫn nhau, thiết lập mối quan hệ chiến lược cùng có lợi đồng thời cũng mở đường cho mối quan hệ song phương tốt đẹp trong tương lai.
Dư luận cho rằng, mặc dù những chuyến thăm này có góp phần làm cho quan hệ Nhật – Trung “sáng sủa” hơn, song những nguy cơ hồi sinh chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa nước lớn, những tranh chấp biển đảo và kể cả những mâu thuẫn có từ quá khứ lịch sử như đã đề cập vẫn còn là những vấn để nổi cộm mà hai bên luôn phải quan tâm giải quyết mới có thể duy trì được quan hệ ổn định để cùng nhau phát triển. Do vậy, quan hệ giữa hai bên trong những năm tới sẽ tiến triển theo xu hướng phức tạp là, cả hai luôn đều cần đến nhau, nhưng vẫn theo động thái vừa kiềm chế, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác phát triển. Nhiều nhà phân tích nhận định: Trong tình hình ASEAN đang tiến tới ký kết Hiệp định mậu dịch tự do với Trung Quốc và Nhật Bản, nếu hai nước này “hữu hảo” với nhau thì không chỉ có lợi cho an ninh và ổn định khu vực, thu hút đầu tư về phía Đông, mà còn đảm bảo cho quan hệ kinh tế Nhật-Trung phát triển, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế mậu dịch và đầu tư vào khu vực phát triển. Đây còn là xu hướng tích cực không chỉ có lợi cho Trung Quốc và Nhật Bản mà còn cho cả hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở khu vực Đông Á và thế giới(12).
TRẦN HOÀNG LONG
(Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Xuân Bình (chủ biên): Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh lạnh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà nội, 2000.
2. Nguyễn Thanh Bình, Quan hệ Nhật-Trung từ sau chiến tranh thế giới II đến nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà nội 10/2004.
3. Đỗ Minh Cao, Quan hệ Nhật- Trung xung quanh vấn đề năng lượng, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4/2007.
4. Hà Phương, Triển vọng mới trong quan hệ Trung- Nhật, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày3/3/2007.
5. Hồng Hà, Trung-Nhật: Phần chìm của tảng băng, http://www.vnn.vn, ngày 17/04/2007.
6. Nguyễn Ngọc Hùng, Ám lạnh trong quan hệ Trung- Nhật, http://www.mofa.gov.vn, số 15, ngày 20/04/2005.
7. Quang Linh, “Tan băng” trong quan hệ Trung-Nhật, http://www.ktdt.com.vn, ngày10/04/2007.
8. Kiên Trần, Cuộc chiến tranh năng lượng của Trung Quốc, http://www.vnn.vn, ngày 03/03/2005.
9. Sách giáo khoa lịch sử Nhật Bản khiến Trung Quốc, Hàn Quốc nổi giận. www.vnn.vn, ra ngày 06/04/2005.
10. Trần Kiên, Chuyến đi “phá băng”, www.vnn.vn, ra ngày 10/04/2007.
11. Quan hệ Trung-Nhật “tan băng” có lợi cho Đông Á, tinvietonline.com, ra ngày 25/04/2007.
12. Thủ tướng Abe sẽ cải thiện Quan hệ Nhật – Trung, ww.vtc.com.vn, ra ngày 27/09/2006.
(1) Nguyễn Ngọc Hùng, Ấm lạnh quan hệ Trung- Nhật, http://www..mofa.gov.vn, ngày 20/04/2005.
(2) Hà Phương, Triển vọng mới trong quan hệ Trung- Nhật, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 3/3/2007.
(3) Đỗ Minh Cao, Quan hệ Nhật- Trung xung quanh vấn đề năng lượng, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bác Á số 4/2007.
(4) Kiên Trần, Cuộc chiến tranh năng lượng của Trung Quốc, http://www.vnn.vn, ra ngày 30/03/2005.
(5) Tokyo và Đài Loan với điệu nhảy Tăngô, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế Viễn Đông số tháng và 2/2007.
(6) Tokyo và Đài Loan với điệu nhảy Tăngô, Tạp chí Kinh tế Viễn Đông số tháng 1và 2/2007.
(7) Liệu có xảy ra đối đầu Trung- Nhật, http://www.vnn.vn, ra ngày 11/04/2005.
(8) Đến Yasukuni lại là tâm điểm quan hệ Trung- Nhật, http://www.vnmedia.vn, ra ngày 04/04/2007.
(9) Tân Thủ tướng Abe sẽ cải thiện Quan hệ Nhật- Trung, http://www.vtc.vn, ra ngày27/09/2006.
(10) Nhật Bản hay Trung Quốc chi nhiều cho quân sự, Tài liệu Tham khảo đặc biệt, ra ngày 4//3/2006.
(11) Những dấu hiệu tan băng, http://www.vietnet.com, ngày 11/04/2007.
(12) Hà Phương, Triển vọng mới trong quan hệ Trung- Nhật, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt nam, gày3/3/2007.