Võ Minh tập (Sưu tầm)
31. Tổ chức bộ máy hành chính làm sao cho gọn, nhẹ, thiết thực, hiệu quả,
đang là đề tài nghiên cứu, thí nghiệm của nhiều nước. Số bộ của mỗi nước
ở các nước dao động từ 14 đến 18 bộ trong bộ máy hành chính. Số lượng
bộ trong các nước phát triển thường thấp hơn số lượng bộ trong các nước
đang phát triển.
- Mỹ: 14 bộ trong bộ máy hành chính.
- Bỉ: 15 bộ.
- Đức: 16 bộ.
- Brunây: 12 bộ.
- Inđônêxia: 20 bộ ngành, 12 bộ nhà nước, 4 cơ quan ngang bộ và 3 cơ quan cao cấp, hưởng quy chế của bộ .
- Malayxia: 25 bộ.
- Philipin: 20 bộ.
- Thái Lan: 15 bộ.
- Xingapo: 14 bộ.
- V.v..
Xu thế tổ chức bộ đa ngành đang được tiếp tục nghiên cứu và có xu thế phát triển tại một số nước. (Số liệu rút trong tạp chí "Tổ chức Nhà nước", cơ quan của Bộ Nội vụ Việt Nam, số 4/2010
- Mỹ: 14 bộ trong bộ máy hành chính.
- Bỉ: 15 bộ.
- Đức: 16 bộ.
- Brunây: 12 bộ.
- Inđônêxia: 20 bộ ngành, 12 bộ nhà nước, 4 cơ quan ngang bộ và 3 cơ quan cao cấp, hưởng quy chế của bộ .
- Malayxia: 25 bộ.
- Philipin: 20 bộ.
- Thái Lan: 15 bộ.
- Xingapo: 14 bộ.
- V.v..
Xu thế tổ chức bộ đa ngành đang được tiếp tục nghiên cứu và có xu thế phát triển tại một số nước. (Số liệu rút trong tạp chí "Tổ chức Nhà nước", cơ quan của Bộ Nội vụ Việt Nam, số 4/2010
30. Báo chí nước ngoài đưa tin Phó Thủ tướng Thường
trực Nguyễn Sinh Hùng trả lời chất vấn tại phiên họp sáng 12-6-2010, kỳ
họp thứ 7 của Quốc hội Việt Nam khoá XII: "Năm 2010, GDP của Việt Nam sẽ
là 106 tỷ USD. Năm 2020 gần 300 tỷ. Năm 2030 gần 700 tỷ USD. Tỷ lệ dư
nợ bình quân là 50% GDP. Như vậy, dư nợ đến năm 2020 có thể lên đến 150
tỷ là an toàn. Vừa vay, vừa trả mỗi năm khoảng 2-3%. Đến năm 2030, dư nợ
của Việt Nam có thể là 350 tỷ USD, vừa vay vừa trả khoảng 3-4% GDP.
Chuyện tiêu cực, thất thoát, tham nhũng phải tìm mọi biện pháp hạn chế.
Còn phải tính toán, cân lên đặt xuống, xin ý kiến Quốc hội. Nhưng đây là
quyết tâm mang tầm chiến lược tới khi Việt Nam trở thành nước công
nghiệp vào năm 2020".
29. Báo
chí nước ngoài đưa tin, ngày 14-6-2010, tại Hà Nội, Ngân hàng xuất,
nhập khẩu Mỹ (US Ex-Im Bank - UEIB) vừa ký một hợp đồng tín dụng trị giá
500 triệu USD với Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhằm thúc đẩy hàng và
dịch vụ của Mỹ sang Việt Nam, hướng vào các dự án hạ tầng cơ sở có ưu
tiên cao.
Theo các chuyên gia thẩm định của
Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam, thì trong 5-10 năm tới, Việt Nam
cần từ 70-80 tỷ USD đầu tư vào hạ tầng cơ sở.
28. Báo chí nước ngoài gần đây đưa tin Việt Nam đang có nhiều cố gắng nâng
tốc độ tăng trưởng kinh tế lên. Giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng trưởng
bình quân đạt 7,2%/năm. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010, ước đạt
106 tỷ USD, gấp hơn 2 lần so với năm 2005 (53 tỷ USD). GDP bình quân
đầu người theo giá thực tế ước đạt khoảng 1.200USD. Chỉ số phát triển
con người (HDI) của Việt Nam năm 2007-2008 đạt 0,7333, xếp hạng 105/177
quốc gia và vùng lãnh thổ, thuộc nhóm trung bình cao của thế giới. Đến
nay, Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp. (ISSTH sưu tầm) (18-6-2010)
27. Việt Nam hiện có khoảng 500 nghìn lao động đang làm việc tại 40 quốc gia
và vùng lãnh thể trên thế giới, với khoảng 30 ngành nghề khác nhau, từ
lao động giản đơn đến lao động kỹ thuật cao và chuyên gia. Đa số lao
động đi làm việc tại nước ngoài thông qua các doanh nghiệp hoạt động
dịch vụ và tổ chức nghề nghiệp như doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự
nghiệp, doanh nghiệp trúng thầu ở nước ngoài, nhận thầu, đầu tư ra nước
ngoài, thực tập nâng cao tay nghề và hợp đồng cá nhân.
Tính theo tỷ lệ dân số, vùng bắc Trung bộ và vùng đồng bằng sông Hồng có số lượng người đi làm việc ở nước ngoài nhiều nhất: Hà Tĩnh có 1,72% dân số toàn tỉnh có người đi làm việc tại nước ngoài, Nghệ An là 1,25%, Bắc Giang 1,4%,... Vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền núi phía Bắc có số lượng người đi lao động nước ngoài thấp nhất.
Trong số lao động đi làm việc tại nước ngoài, nữ chiếm khoảng 30%.
Lương khoảng từ 3 - 4 triệu VNĐ/tháng ở thị trường thu nhập thấp, khoảng từ 7-12 triệu VNĐ ở thị trường có thu nhập trung bình (Malayxia), từ 15-20 triệu đồng ở thị trường có thu nhập cao (Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan).
Hằng năm, lượng tiền người lao động gửi về nước vào khoảng 2 tỷ USD. (ISSTH sưu tầm) (19-10-2020)
Tính theo tỷ lệ dân số, vùng bắc Trung bộ và vùng đồng bằng sông Hồng có số lượng người đi làm việc ở nước ngoài nhiều nhất: Hà Tĩnh có 1,72% dân số toàn tỉnh có người đi làm việc tại nước ngoài, Nghệ An là 1,25%, Bắc Giang 1,4%,... Vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền núi phía Bắc có số lượng người đi lao động nước ngoài thấp nhất.
Trong số lao động đi làm việc tại nước ngoài, nữ chiếm khoảng 30%.
Lương khoảng từ 3 - 4 triệu VNĐ/tháng ở thị trường thu nhập thấp, khoảng từ 7-12 triệu VNĐ ở thị trường có thu nhập trung bình (Malayxia), từ 15-20 triệu đồng ở thị trường có thu nhập cao (Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan).
Hằng năm, lượng tiền người lao động gửi về nước vào khoảng 2 tỷ USD. (ISSTH sưu tầm) (19-10-2020)
26. Tính đến năm học 2009-2010, cả nước có hơn 804 nghìn giáo viên phổ
thông, trong đó có hơn 347,8 nghìn giáo viên tiểu học, gần 314 nghìn
giáo viên trung học cơ sở và hơn 142,4 nghìn giáo viên trung học phổ
thông.Phần lớn giáo viên phổ thông đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên
chuẩn, trong đó, giáo viên tiểu học có 99,09%; giáo viên trung học cơ sở
98,25% và giáo viên trung học phổ thông có 98,91%. Trong số giáo viên
trung học phổ thông đạt trình độ trên chuẩn có 6% là trình độ thạc sĩ,
tiến sĩ. Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ ở các tỉnh hằng năm đều đạt trên 90%. Chỉ tính riêng trong năm
học 2009 - 2010, cả nước có hơn 30 nghìn lượt nhà giáo đã được tham gia
các lớp tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (ISSTH sưu tầm, báo "Nhân Dân", ngày 20-11-2010) (3-12-2010)
25. Ngày 28-12-2010, Tổng cục Thống kê Việt Nam ra Thông báo số 48/BC-TCTK, về tình hình kinh tế - xã hội năm 2010: GDP:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với năm 2009.
Trong đó:
+ Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm.
+ Công nghiệp, xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm. + Dịch vụ tăng 6,52%, đóng góp 3,11 điểm phầm trăm. Nông nghiệp:
- Sản lượng lúa cả năm 2010 ước tính đạt gần 40 triệu tấn, tăng 1, 04 triệu tấn so với năm 2009.
Thuỷ sản:
- Sản lượng thuỷ sản năm 2010, ước tính đạt 5127, 6 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2009.
Hàng hoá, dịch vụ: -
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế
năm 2010, ước tính đạt 1561,6 nghìn tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm
trước.
Giao thông vận tải:
- Vận
tải hành khách năm 2010, ước tính đạt 2460,5 triệu lượt khách, tăng
13,5 và 108,1 tỷ lượt khách/km, tăng 15,6% so với năm 2009. Viễn thông:
- Số thuê bao điện thoại phát triển mới năm 2010, ước tính đạt 44,5 triệu thuê báo, tăng 0,6% so với năm 2009.
Khách quốc tế đến Việt Nam:
- Tổng số khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 lên 5 triệu lượt người, tăng 34,8% so với năm trước.
Đầu tư toàn xã hội:
-
Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010 theo giá thực tế, ước
tính đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2009 và bằng 41,9%
GDP.
Ngân sách nhà nước:
- Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến ngày 15-12-2010, ước tính bằng 109,3% dự toán năm.
- Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến ngày 15-12-2010, ước tính bằng 98,4% dự toán năm.
Kim ngạch hàng hoá xuất, nhập khẩu:
- Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2010, ước tính đạt 71,6 tỷ USD, tăng 28,5% so với năm 2009.
- Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2010 đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2009.
Tiêu dùng:
- Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2010 tăng 9,19% so với bình quân năm 2009.
Giá vàng và đô la Mỹ:
-
Chỉ số giá vàng tháng 12-2010 tăng 5,43% so với tháng 11-2010; tăng 30%
so với cùng kỳ năm 2009. Chỉ số giá đô la Mỹ, tháng 12-2010, tăng 2,86%
so với tháng 11-2010; tăng 9,68% so với cùng kỳ năm 2009.
Dân số:
- Dân
số cả nước đến năm 2010, ước tính là 86,93 triệu người, tăng 1,05% so
với năm 2009; trong đó dân số nam: 42,94 triệu người, chiếm 49,4% tổng
dân số cả nước, tăng 1,09%; dân số nữ: 43,96 triệu người, chiếm 50,6%,
tăng 1%. Lực lượng lao động:
- Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2010 là 50,51 triệu người, tăng 2,68% so với năm 2009.
Tỷ lệ thất nghiệp:
- Tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 trong độ tuổi là 2,88%.
Tỷ lệ hộ nghèo:
- Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 ước tính 10,6%, giảm so với mức 12,3% năm 2009.
Giáo dục:
- Năm học 2009-2010, tỷ lệ tốt nghiệp khối trung học phổ thông là 92,6% (năm học 2008-2009 là 83,8%).
- Năm
học 2009-2010, cả nước có 149 trường đại học, tăng 3 trường so với năm
học 2008-2009; 227 trường cao đẳng, tăng 4 trường; 282 trường trung cấp
chuyên nghiệp (trong đó có 75 trường dân lập). -
Tổng số sinh viên đại học, cao đẳng năm học 2009-2010 là 1,9 triệu sinh
viên, tăng 12% so với năm học 2008-2009 (trong đó, 85% sinh viên là ở
các trường công lập).
- Tổng số học sinh trung cấp chuyên nghiệp năm học 2009-2010 là trên 685 nghìn học sinh, tăng 9,4% so với năm học trước.
- Số sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng năm 2010 là 257 nghìn sinh viên, tăng 15% so với năm trước.
- Số sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp là 207 nghìn học sinh, tăng 5%.
Đào tạo nghề: -
Năm 2010, cả nước có 118 trường cao đẳng nghề; 280 trường trung cấp
nghề; 810 trung tâm dạy nghề và 1000 cơ sở khác có dạy nghề.
-
Số học sinh học nghề năm 2010 của cả nước là trên là 1748 nghìn lượt học
sinh, trong đó, 360,4 nghìn học sinh cao đẳng và trung cấp nghề, tăng
17% so với năm trước và 1387 nghìn lượt học sinh sơ cấp nghề và học nghề
thường xuyên, tăng 3,9%.
Y tế:
-
Trong năm 2010, cả nước có 119,1 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất
huyết (89 người chết); 45 nghìn người bị bệnh sốt rét (13 người chết);
7,9 nghìn trường hợp mắc bệnh viêm gan vi rút; 907 người bị viêm não (24
người chết),...
-
Tính từ ca đầu tiên đến ngày 16-12-2010, cả nước có 231,2 nghìn người
nhiễm HIV, trong đó, 91,9 nghìn người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và
48,9 nghìn người đã chết do AIDS. Văn hoá, thể thao:
-
Trong năm 2010, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra 12,7 nghìn
cơ sở, qua đó, phát hiện và xử lý 2,7 nghìn cơ sở vi phạm; cảnh cáo và
đình chỉ hoạt động hơn 200 cơ sở, thu giữ và tiêu huỷ hàng nghìn sản
phẩm "văn hoá" có nội dung không phù hợp.
Giao thông:
-
Trong 11 tháng của năm 2010, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 12,6 nghìn
vụ tai nạn giao thông, làm chết 10,4 nghìn người và làm bị thương 9,2
nghìn người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tăng
13,4%; số người chết tăng 0,13%, số người bị thương tăng 31,8%. Bình
quân một ngày có 38 vụ tai nạn giao thông, làm chết 31 người và làm bị
thương 28 người.
Thiệt hại do thiên tai:
- 355
người chết và mất tích, 600 người bị thương; 2,6 nghìn ngôi nhà bị sụp
đổ, cuốn trôi; 30 nghìn ha lúa bị mất trắng,...
- Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2010 ước tính khoảng 11,7 nghìn tỷ đồng.
Bảo vệ môi trường:
- Chất thải, chất độc ngày một gia tăng.
Tóm lại (Nhận xét của ISSTH):
- Trong năm 2010, Việt Nam có nhiều cố gắng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Tuy
nhiên, sản xuất kinh doanh trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn do
thị trường tài chính, tiền tệ có những diễn biến phức tạp; lạm phát vẫn
đang còn có xu hướng tăng cao; chỉ số giá tiêu dùng tăng; giá vàng, giá
đô la Mỹ tăng. Quản lý bộc lộ nhiều yếu kém, sơ hở, dẫn đến nhiều vụ
thất thoát kinh tế - tài chính, như vụ VINASHIN.
24. Tổng
số dân số của Việt Nam vào 0 giờ, ngày 1-4-2009 là 85.789.573 người, là
nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philíppin) và đứng
thứ 13 trong số những nước đông dân số nhất trên thế giới. Sau 10 năm,
dân số Việt Nam tăng thêm 9,47 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 947
nghìn người.
Gần đây, có một tờ báo nước ngoài viết, dân số Việt Nam đến tháng 3- 2011 là 89 triệu người.
Theo
tính toán của các nhà dân số học, từ nay đến giữa thế kỷ XXI, dân số
Việt Nam còn tiếp tục tăng, có thể đạt ngưỡng 100 triệu người, vì Việt
Nam là nước "mắn đẻ". Nửa sau thế kỷ XXI, dân số Việt Nam sẽ chững lại
dần và đi vào ổn định, đồng thời có nguy cơ già hoá, vì tuổi thọ của
người Việt Nam tiếp tục tăng, hiện nay, trung bình là khoảng 74 - 75
tuổi.
23. Đến
nay, bộ máy của Chính phủ Việt Nam đã được thu gọn lại, từ 48 đơn vị
vào năm 2001, nay chỉ còn 30 Bộ và cơ quan ngang Bộ và 8 cơ quan thuộc
Chính phủ. Cấp sở và tương đương, từ 19-27, nay còn 17-20; các phòng ở
cấp huyện từ 12-15, nay còn 12-13. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành
được làm rõ hơn.
22. - Hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam đạt trên 70%; đào tạo nghề chiếm 55%.
-
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực
của Việt Nam đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước ở
châu Á tham gia xếp hạng.
- Chỉ số kinh tế tri thức của Việt Nam là 3,02 điểm, xếp thứ 102/133 quốc gia được phân loại.
- Chỉ
số năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam đạt 3,39 điểm và
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế xếp thứ 73/133 nước được xếp hạng,
giảm 5 bậc so với trước.
- Tính đến cuối năm 2010, cả nước có:
+ 123 trường cao đẳng nghề.
+ 303 trường trung cấp nghề (tăng gấp 3,29 lần so với năm 1998).
+ 810 trung tâm dạy nghề (tăng 5,18 lần).
+ Hơn 1 nghìn cơ sở khác có tham gia dạy nghề.
+ Dạy nghề trình độ trung cấp từ 75,6 nghìn tăng lên 360 nghìn người.
+ Hiện có khoảng 600 nghề có nhu cầu đào tạo.
21. Quốc hội Việt Nam qua các nhiệm kỳ:
Tháng
8-1945, dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Bác Hồ kính yêu, toàn dân Việt Nam
đã đứng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi, đánh đổ ách đô
hộ của thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc. Ngày 2-9-1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Ngày 6-1-1946, bằng phương thức bầu cử dân chủ, bình đẳng,
trực tiếp và bỏ phiếu kín, nhân dân ta đã bầu ra Quốc hội đầu tiên,
đánh dấu bước phát triển mới của Nhà nước Việt Nam độc lập.
Trải
qua 12 nhiệm kỳ, Quốc hội nước ta đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, xứng
đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà
nước cao nhất.
Ngày 16-8-1945, hơn 60 đại biểu dự QUỐC DÂN ĐẠI HỘI do Mặt trận Việt Minh triệu tập ở Ðình Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định Tổng khởi nghĩa.
Khóa I (1946 - 1960)
Bầu ngày 6-1-1946. Tổng số đại biểu: 403 (đại biểu được bầu: 333; đại biểu không qua bầu cử: 70).
KHÓA II (1960 - 1964)
Bầu ngày 8-5-1960. Tổng số đại biểu: 453. Số đại biểu được bầu: 362; đại biểu khóa I miền nam lưu nhiệm: 91.
KHÓA III (1964 - 1971)
Bầu ngày 26-4-1964. Tổng số đại biểu: 453. Số đại biểu được bầu: 366; đại biểu lưu nhiệm: 87.
KHÓA IV (1971 - 1975)
Bầu ngày 11-4-1971. Tổng số đại biểu được bầu: 420.
KHÓA V (1975 - 1976)
Bầu ngày 6-4-1975. Tổng số đại biểu được bầu: 424.
KHÓA VI (1976 - 1981)
Bầu ngày 25-4-1976. Tổng số đại biểu được bầu: 492.
KHÓA VII (1981 - 1987)
Bầu ngày 26-4-1981. Tổng số đại biểu được bầu: 496.
KHÓA VIII (1987 - 1992)
Bầu ngày 19-4-1987. Tổng số đại biểu được bầu: 496.
KHÓA IX (1992 - 1997)
Bầu ngày 19-7-1992. Tổng số đại biểu được bầu: 395.
KHÓA X (1997 - 2002)
Bầu ngày 20-7-1997. Tổng số đại biểu được bầu: 450.
KHÓA XI (2002 - 2007 )
Bầu ngày 19-5-2002. Tổng số đại biểu được bầu: 498.
KHÓA XII (2007-2011 )
Bầu ngày 20-5-2007. Tổng số đại biểu được bầu: 493
KHOÁ XIII (2011-2015)
Bầu ngày 22-5-2011. Tổng số đại biểu được bầu: 500.
Ngày 16-8-1945, hơn 60 đại biểu dự QUỐC DÂN ĐẠI HỘI do Mặt trận Việt Minh triệu tập ở Ðình Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định Tổng khởi nghĩa.
Khóa I (1946 - 1960)
Bầu ngày 6-1-1946. Tổng số đại biểu: 403 (đại biểu được bầu: 333; đại biểu không qua bầu cử: 70).
KHÓA II (1960 - 1964)
Bầu ngày 8-5-1960. Tổng số đại biểu: 453. Số đại biểu được bầu: 362; đại biểu khóa I miền nam lưu nhiệm: 91.
KHÓA III (1964 - 1971)
Bầu ngày 26-4-1964. Tổng số đại biểu: 453. Số đại biểu được bầu: 366; đại biểu lưu nhiệm: 87.
KHÓA IV (1971 - 1975)
Bầu ngày 11-4-1971. Tổng số đại biểu được bầu: 420.
KHÓA V (1975 - 1976)
Bầu ngày 6-4-1975. Tổng số đại biểu được bầu: 424.
KHÓA VI (1976 - 1981)
Bầu ngày 25-4-1976. Tổng số đại biểu được bầu: 492.
KHÓA VII (1981 - 1987)
Bầu ngày 26-4-1981. Tổng số đại biểu được bầu: 496.
KHÓA VIII (1987 - 1992)
Bầu ngày 19-4-1987. Tổng số đại biểu được bầu: 496.
KHÓA IX (1992 - 1997)
Bầu ngày 19-7-1992. Tổng số đại biểu được bầu: 395.
KHÓA X (1997 - 2002)
Bầu ngày 20-7-1997. Tổng số đại biểu được bầu: 450.
KHÓA XI (2002 - 2007 )
Bầu ngày 19-5-2002. Tổng số đại biểu được bầu: 498.
KHÓA XII (2007-2011 )
Bầu ngày 20-5-2007. Tổng số đại biểu được bầu: 493
KHOÁ XIII (2011-2015)
Bầu ngày 22-5-2011. Tổng số đại biểu được bầu: 500.
20. Các đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Đại hội I họp từ ngày 27 đến ngày 31-3-1935, tại Ma Cao.
- Đại hội II họp từ ngày 11 đến ngay 19-2-1951, tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang.
- Đại hội III họp từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960, tại Hà Nội.
- Đại hội IV họp từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976, tại Hà Nội.
- Đại hội V họp từ ngày 27 đến ngày 31-3-1982, tại Hà Nội.
- Đại hội VI họp từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986, tại Hà Nội.
- Đại hội VII họp từ ngày 24 đến ngày 27-6-1991, tại Hà Nội.
- Đại hội VIII họp từ ngày 28-6 đến ngày 1-7-1996, tại Hà Nội.
- Đại hội IX họp từ ngày 19 đến ngày 22-4-2001 , tại Hà Nội.
- Đại hội X họp từ ngày 18 đến ngày 25-4-2006, tại Hà Nội.
- Đại hội XI họp từ ngày 12 đến ngày 19-1-2011, tại Hà Nội.
18. Báo chí nước ngoài đưa tin dân số Việt Nam đang già hoá trông thấy. Theo
dự báo của Liên hiệp quốc, tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam sẽ chỉ tăng
từ 7,5% trong năm 2005 lên tới 26% vào năm 2050 và dự kiến năm 2014, tỷ
lệ người già sẽ là 10% so với dân số của cả nước. Thực tế, đến nay, số
người 60 tuổi trở lên là 9% và đến năm 2010, con số này là 9,4%, tức
tăng 0,4% chỉ trong 1 năm.
Nguyên nhân già hoá là kinh tế tăng trưởng, đời sống của người dân được cải thiện; ngành y tế phục vụ tốt.
Nguyên nhân già hoá là kinh tế tăng trưởng, đời sống của người dân được cải thiện; ngành y tế phục vụ tốt.
17. Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố ngày 28-6-2011 về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2011:
- GDP ước tính tăng 5,57% so với 6 tháng đầu năm 2010.
-
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm 2011 đến ngày 22-6-2011
đạt 5666,7 triệu USD, bằng 56,7% cùng kỳ năm 2010, bao gồm vốn đăng ký
4399,2 triệu USD của 445 dự án được cấp giấy phép mới (giảm 49,9% về vốn
và giảm 30,1% về số dự án so với cùng kỳ năm trước); vốn đăng ký bổ
sung 1267,5 triệu USD của 132 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm ước tính đạt
5300 triệu USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2010.
Trong
số các ngành kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 6 tháng đầu
năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có số vốn đăng ký dẫn đầu
với 3333,2 triệu USD; tiếp đến là ngành xây dựng đạt 474,8 triệu USD.
TP
Hồ Chí Minh dẫn đầu về đầu tư nước ngoài về vốn đăng ký với 1422,7
triệu USD, chiếm 32,3% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là Bà Rịa - Vũng Tàu
468,1 triệu USD, chiếm 10,6%; Hà Nội 427,1 triệu USD, chiếm 9,7%,...
Trong
số 35 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam 6 tháng đầu năm,
Singapo là nhà đầu tư lớn nhất với 1236,2 triệu USD, chiếm 28,1% tổng
vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu HC Hồng Công 533,8 triệu USD,
chiếm 12,1%; Hàn Quốc 376,7 triệu USD, chiếm 8,6%; Malaixia 346,6 triệu
USD, chiếm 7,9%; Vương quốc Anh 329,8 triệu USD, chiếm 7,5%; Nhật Bản
303,2 triệu USD, chiếm 6,9%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 261,8 triệu USD,
chiếm 6%.
16. Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố dân số Việt Nam xếp thứ 13 thế
giới (khoảng 87 triệu người). Việt Nam đã thực thi tốt chính sách kế
hoạch hóa gia đình, thành công trong việc tuyên truyền rộng rãi ở mọi
tầng lớp nhân dân về lợi ích của việc giảm đà gia tăng dân số.
Tuy
nhiên, Quỹ Dân số Liên hiệp quốc đầu tháng 7/2011 này vừa cảnh báo chất
lượng dân số của Việt Nam còn thấp sẽ cản trở sự phát triển của đất nước
này.
15. Ngày
24-7-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt quy hoạch
nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020. Theo đó, trong 10 năm tới, Việt Nam
có khoảng 30,5 triệu lao động qua đào tạo. Dự kiến đến năm 2020, cả nước
có 573 trường đại học, cao đẳng. Mục tiêu là tăng nhanh tỷ lệ nhân lực
qua đào tạo trong nền kinh tế lên mức 70% năm 2020. Trong đó, tỷ lệ nhân
lực qua đào tạo ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng tương ứng từ 15,5% lên
50%; ngành công nghiệp từ 78% lên 92%; ngành xây dựng từ 41% lên 56%;
ngành dịch vụ tăng từ 67% lên 88%.
Quy
hoạch cũng đưa ra dự báo sơ bộ tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển
nhân lực cho cả giai đoạn 2011-2020 ước tính khoảng 2135 nghìn tỷ đồng,
chiếm 12% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó, tổng vốn đầu tư trực
tiếp cho giáo dục - đào tạo và dạy nghề dự kiến khoảng 1225 - 1300
nghìn tỷ đồng.
14. Báo
chí nước ngoài đưa tin trong 7 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã đón 3,42
triệu lượt khách nước ngoài, tăng 17,3% so với năm 2011. Du khách đến
từ Trung Quốc đang dẫn đầu với 785,7 nghìn lượt người. Hàn Quốc đứng thứ
hai với 300,7 nghìnlượt người, tăng 4%. Mỹ xếp thứ ba với 273,4 nghìn
lượt người. . Lương du khách đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Pháp, Singapo,
Campuchia đều tăng đáng kể.
Việt
Nam đang nhằm mục tiêu đến năm 2020, sẽ đón 10,3 triệu lượt khách quốc
tế và thu nhập từ du lịch đến năm 2020 đạt 19 tỷ USD.
13. Theo
báo cáo kết quả kỳ thi tốt nghiệp năm học 2010-2011, cả nước có 887,8
nghìn học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, đạt 95,72% và 119,8 nghìn
học sinh tốt nghiệp bổ túc trung học, đạt 85,35%, mức đạt cao hơn so
với các tỷ lệ tương ứng của năm học trước là 92,57% và 66,71%.
Trong
kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay, cả nước có 52/63 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương đạt tỷ lệ tốt trên 90%, trong đó: (1)
Nam Định 99,89%. (2) Hưng Yên 99,84%. (3) Ninh Bình 99,79%. (4) Tuyên
Quang 99,77%. (5) Thái Bình 99,72%. (6) Hà Nam 99,65%. (7) Bắc Ninh
99,62%.
Đã nhiều năm nay, Nam Định vẫn dẫn đầu cả nước về số học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học có số điểm cao nhất.
12. Theo quy hoạch của Chính phủ, dự kiến đến năm
2020 có 573 trường đại học, cao đẳng, trong đó có 259 trường đại học và
314 trường cao đẳng. Trong giai đoạn 2011-2015 sẽ thành lập thêm 158
trường, trong đó có 70 trường đại học và 88 trường cao đẳng.
Về
cơ sở dạy nghề, đến năm 2015, có 190 trường cao đẳng nghề (60 trường
ngoài công lập), 300 trường trung cấp nghề (100 trường ngoài công lập),
920 trung tâm dạy nghề (320 trung tâm ngoài công lập). Đến năm 2020, có
230 trường cao đẳng nghề (80 trường ngoài công lập), 310 trường trung
cấp nghề (120 trường ngoài công lập), 1.050 trung tâm dạy nghề (350
trung tâm ngoài công lập).
Trong số lao động nước ngoài làm việc tại Việt
Nam, có 60% là người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; 28,5% là người châu
Âu và 11,5% là các nước khác.
Đang có hiện tượng nhiều lao động nước ngoài vào Việt Nam không có giấy phép.
10. Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) vùa công bố báo cáo phát
triển con người toàn cầu năm 2011. Chí số phát triển con người HDI của
Việt Nam năm 2011 không thay đổi so với năm 2010 và Việt Nam đứng trong
nhóm các nước có mức phát triển con người vào loại trung bình và xếp thứ
128/187 nước được khảo sát. HDI của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc,
Malayxia, Inđônêxia, Thái Lan, Philíppin và cao hơn Campuchia và Lào.
9. Báo chí nước ngoài đưa tin 7 kỳ quan thiên nhiên mới đã được thế giới
bầu chọn: (1) Rừng Amadôn. (2) Vịnh Hạ Long. (3) Thác Iguazu. (4) Đảo
Jeju. (5) Đảo komodo. (6) Sông Ngầm Vườn quốc gia Puerto Princesa (7)
Núi Table.
8. Theo Văn kiện Đại hội XI của Đảng, năm 2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người đạt 1.168 USD.
7. Về
các chỉ tiêu phát triển của đất nước, theo Văn kiện Đại hội XI của Đảng
(2011), đến năm 2020, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm
trong nước (GDP) bình quân 7-8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng
khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế
đạt khoảng 3 nghìn USD. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm
khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng
dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công
nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, tỷ lệ
lao động nông nghiệp khoảng 30-35% lao động xã hội.
Đến
năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của
thế giới; tốc độ tăng dân số ổn định ở mức khoảng 1%; tuổi thọ bình
quân đạt 75 tuổi; đạt 9 bác sĩ và 26 giường bệnh trên 1 vạn dân.
Lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội..
Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,5-2%/năm.
Xóa nhà ở đơn sơ, tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 70%, bình quân 25m2 sàn xây dựng nhà ở tính cho 1 người dân.
Giáo
dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến năm 2020, có một số lĩnh vực
khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại.
Số sinh viên đạt 450 trên một vạn dân.
Về
môi trường cần được cải thiện. Đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng và cây
công nghiệp đạt 45%. Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải áp dụng công
nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên
80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường.
95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất
thải y tế được xử lý đạt đúng tiêu chuẩn.
6.
Báo chí nước ngoài đưa tin trong năm 2011, tại Việt Nam, có 50 nghìn
doanh nghiệp bị phá sản, giải thể. Quý 1-2012, có 20 nghìn doanh nghiệp
bị phá sản, giải thể, dẫn đến hàng triệu người bị thất nghiệp. Những
doanh nghiệp phải giải thể tập trung ở lĩnh vực bán buôn, bán lẻ chiếm
hơn 26%; công nghiệp khai khoáng gần 15%; xây dựng và bất động sản hơn
10%. Hàng tồn kho rất nhiều, tới 35%.
5. Trong
cuộc họp bên lề Hội nghị thường niên Hội đồng Thống đốc ngân hàng phát
triển châu Á (ADB) lần thứ 45, tại Malina, Philíppin, Hiệp hội các nước
ASEAN đã chính thức ra mắt Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN (AIF), quỹ lớn nhất
từ trước tới nay của ASEAN, nhằm hỗ trợ cho các dự án phát triển cơ sở
hạ tầng quan trọng của các nước thành viên.
Thông
cáo báo chí ngày 3-5-2012 của Ban Thư ký ASEAN và ADB cho biết AIF sẽ
tài trợ cho các dự án xây dựng đường bộ, đường sắt, điện, nước và các
nhu cầu cơ sở hạ tầng quan trọng khác của các nước ASEAN, ước tính
khoảng 60 tỷ USD/năm.
4. Một vài con số
phát triển của Việt Nam trong những năm gần đây:
Tính từ năm 1986
(năm Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới) đến nay, mức tăng trưởng kinh tế trung
bình của Việt Nam đạt từ 7 - 8% mỗi năm.
Thu nhập bình
quân đầu người tăng gấp 11 lần so với trước đổi mới.
Từ năm 2008,
Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp.
Tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện tại chiếm khoảng 80% GDP.
Xuất khẩu đạt
100 tỷ USD trong năm 2011.
Đầu tư nước
ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt 200 tỷ USD vào cuối năm 2011.
Về cơ cấu nền
kinh tế, xét trên phương diện quan hệ sở hữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt
Nam hiện nay gồm khoảng 34% từ kinh tế nhà nước, 5% từ kinh tế tập thể, 31% từ
kinh tế hộ, 11% từ kinh tế tư nhân trong nước và 19% từ khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài.
Dân số Việt Nam
hiện có hơn 86 triệu người, gồm 54 dân tộc anh em; 70% dân số sống ở nông thôn.
Tỷ lệ người
nghèo trung bình mỗi năm giảm từ 2-3% và cứ 10 năm giảm còn một nửa; giảm từ
75% năm 1986 xuống còn 9,5% năm 2010.
Hiện nay, tại
Việt Nam có 95% người lớn biết đọc, biết viết.
Sinh viên đại
học, cao đẳng tăng gấp 9 lần trong 25 năm qua.
Tuổi thọ trung
bình của dân cư tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73 tuổi năm 2010.
Hiện có khoảng
25/86 triệu người đang sử dụng internet.
3. Theo số liệu của Bộ Y tế Việt Nam, đến cuối năm 2010, dân số Việt Nam là 87 triệu người (lấy số chẵn).
Tỷ lệ tăng dân số giảm từ 3,5% (năm 1960) xuống còn 1,05% năm 2010.
Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam tính đến cuối năm 2010 là 73 tuổi..
2. Hạ tầng giao thông đường bộ của Việt Nam đang phát triển. Tổng chiều dài
đường bộ tăng từ 217, 1 nghìn km năm 2000 lên 256,5 nghìn km, tăng 39,3
nghìn km, trong đó, đường cao tốc từ 24 km năm 2000 tăng lên 264 km năm
2010; quốc lộ tăng từ 15,5 nghìn km lên 17 nghìn km. Trong 10 năm qua,
Việt Nam đã phát triển thêm 16,7 nghìn km đường xã, 12,4 nghìn km đường
huyện, hơn 5 nghìn km đường tỉnh.
1. Việt Nam hiện có 35 chương trình đào tạo tiên
tiến, triển khai tại 23 trường đại học với 3.620 sinh viên theo học; 107
cán bộ quản lý và 322 giảng viên được tập huấn và bồi dưỡng nâng cao
trình độ nghiệp vụ chuyên môn tại các trường đại học tiên tiến trên thế
giới. Đã có 246 sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo tiên tiến có
trình độ chuyên môn, kỹ năng và tiếng Anh thành thạo.
Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã hợp tác đào tạo với 209 cơ sở đào tạo ở nước
ngoài, chủ yếu ở các nước phát triển; đã có 534 lưu học sinh đi học tại
các cơ sở nước ngoài được hỗ trợ kinh phí. Hiện có 314 chương trình liên
kết đào tạo với nước ngoài trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học,
trong đó, 114 chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cấp phép,
170 chương trình do các đại học quốc gia và đại học vùng cấp phép, với
25 nghìn học viên.
Cả nước hiện có 153
trường đại học và 139 trường cao đẳng có đơn vị chuyên trách làm công
tác bảo đảm chất lượng; 115 trường đại học và 86 trường cao đẳng hoàn
thành báo cáo tự đánh giá. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức kiểm tra,
thành tra 18 cơ sở giáo dục đại học có nhiều chương trình liên kết đào
tạo với nước ngoài, kịp thời chấn chỉnh các hoạt động này.