Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

54. Vấn đề Cô dâu Việt Nam và chú rễ Đài Loan

Phần 1: 
Vấn đề Cô dâu Việt Nam và chú rễ Đài Loan
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và việc Việt Nam ra nhập WTO, chắc chắn quan hệ kinh tế -văn hóa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới trong đó có khu vực Đông Bắc Á sẽ ngày một phát triển hơn. Cùng với sự gia tăng đầu tư trực tiếp,quan hệ buôn bán, trao đổi văn hóa,v.v.. số lượng người từ các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á đến Việt Nam làm ăn cũng ngày một gia tăng, kéo theo sự gia tăng các cuộc hôn nhân giữa người Việt Nam với công dân của các quốc gia trong khu vực. Bài viết này đề cập cụ thể tới hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông Đài Loan.
Theo thống kê của Văn phòng Kinh tế -Văn hóa Đài Bắc tại TP Hồ Chí Minh, từ năm 1995 đến cuối tháng 10 năm 2004 có 84.479 phụ nữ Việt Nam kết hôn với đàn ông đến từ Đài Loan, được phân ra từng năm như sau:



Năm
Số người
Năm
Số người
1995
1.476
2000
13.863
1996
3.351
2001
12.417
1997
4.827
2002
13.743
1998
5.035
2003
11.358
1999
8.482
Đến tháng10/2004
8.529

Nguồn: Phan An, Phan Quang Thịnh, Nguyễn Quới, Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan, Nxb. Trẻ, 2004, tr.8-9.


Về phía Đài Loan, vấn đề kết hôn giữa đàn ông Đài Loan với các cô gái Việt Nam đã được Văn phòng Cục lãnh sự Bộ ngoại giao Đài Loan thống kê sớm nhất vào năm 1994 với 530 người, và những số liệu từ năm 1997 trở về trước được thống kê đầy đủ hơn so với số liệu của Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc ở thµnh phè Hồ Chí Minh. Trái lại, số liệu của Văn phòng kinh tế -Văn hóa Đài Bắc ở TP Hồ Chí Minh từ những năm 1998 lại đây lại có xu hướng đầy đủ, tỷ mỉ hơn so với số liệu thống kê của Cục Lãnh sự Bộ ngoại giao Đài Loan. Theo thống kê của Cục Lãnh sự Bộ ngoại giao Đài Loan từ năm 1994 đến năm 2000, tỷ lệ cô dâu Việt Nam so với cô dâu các nước Đông Nam Á ở Đài Loan tăng khá nhanh. Năm 1994, cô dâu người Việt Nam chiếm 10,8%, năm 1995 chiếm 26,0%, năm 1997 là 36,7%, năm 1998 là 52,3%, năm 1999 là 54,8% và năm 2000 là 61,6%.
Về con số cụ thể  của Cục lãnh sự Bộ ngoại giao Đài Loan đã cấp cho các cô dâu thuộc các nước Đông Nam Á di trú đến Đài Loan thông qua hôn nhân từ năm 1994-2000 như sau:


Số lượng visa của Đài Loan đã cấp cho cô dâu các nước Đông Nam Á
di trú đến Đài Loan(1994-2000)


Năm
Thái Lan và Myanma
Malaysia
Philippine
Indonesia
Singapore
Việt Nam
1994
870
55
1183
2247
14
530
1995
1301
86
1757
2409
52
1969
1996
1973
73
2085
2950
18
4113
1997
2211
96
2128
2464
50
9060
1998
1173
102
544
2331
85
4644
1999
1184
106
603
3643
12
6790
2000
1259
65
487
4381
3
12327
Tổng số
9971
583
878
20425
234
39433



Nguồn: Phan An, Phan Quang Thịnh, Nguyễn Quới, Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan, Nxb. Trẻ, 2004, tr.11.

Số liệu ở bảng trên cho thấy, từ năm 2000 số lượng các cặp hôn nhân cô dâu Việt, chú rể Đài Loan tăng vọt so với những năm trước đó và tiếp tục như vậy cho đến năm 2003 với trên 11.000 người mỗi năm.
Sau năm 1997, số lượng các cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan đột ngột gia tăng ở một vài địa phương thuộc đồng bằng Nam bộ như: Tây Ninh, Cần Thơ, Đồng  Tháp…Một số tỉnh đã rộ lên “cơn sốt” lấy chồng ngoại. Lấy ví dụ ở tỉnh Tây Ninh (một tỉnh giáp với Cămpuchia, khá xa TP.Hồ Chí Minh), theo thống kê của Hội phụ nữ tỉnh và Sở Tư pháp, năm 1995 mới chỉ có 78 vụ kết hôn giữa cô dâu Việt và chú rể Đài Loan. Sau đó, con số này cứ tăng dần. Năm cao nhất, năm 2004 với 2.200 vụ. Trong số 11.047 phụ nữ lấy chồng nước ngoài, có


79,8% lấy chồng Đài Loan; 10,5% lấy chồng Hàn Quốc; còn lại là các nước khác. Ở tỉnh Cần Thơ, theo số liệu của Sở Tư pháp, từ năm 2000 đến tháng 2 năm 2004, có 12.076 vụ kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài, trong số đó là 11.229 vụ giữa người Việt Nam với người Đài Loan, chiếm 92,98%. Một số xã, phường của tỉnh Cần Thơ có số người “lấy chồng ngoại”nhiều hơn chồng nội, như chẳng hạn xã Tân Lập thuộc huyện Thốt Nốt còn được người dân gọi là “đảo Đài Loan”. Năm 1999, cả xã có 79 vụ kết hôn, trong số đó có 11vụ kết hôn giữa người Việt với nhau, còn lại 68 vụ kết hôn với người nước ngoài. Trong số 68 vụ kết hôn với người nước ngoài thì kết hôn giữa các cô gái Việt Nam với đàn ông Đài Loan chiếm 64 vụ. Năm 2000, cũng tại xã trên, tổng số vụ kết hôn là 156, chỉ  có 16 vụ kết hôn giữa người Việt với nhau, còn lại 140 vụ kết hôn giữa các cô gái Việt Nam và đàn ông Đài Loan.
Việc gia tăng các cuộc hôn nhân cô dâu Việt-chồng Đài Loan có nhiều lý do, trong đó, có sự tăng cường các hoạt động buôn bán, đầu tư giữa Việt Nam và Đài Loan.Số liệu thống kê cho thấy, cùng với sự gia tăng số vốn đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam, liên quan tới sự gia tăng các cặp hôn nhân Đài-Việt.
Ngay sau khi Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường, xóa bỏ bao cấp, mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài thì các nhà đầu tư Đài Loan đã sớm có mặt tại Việt Nam. Đến năm 1993, việc đầu tư vào Việt Nam được được đẩy mạnh cùng với chính sách hướng nam(Southward Policy) của Đài Loan. Tháng 7 năm 1993, Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội được thành lập. Trước đó, một tổ chức tương tự “Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Đài Bắc” cũng được thành lập tại TP.Hồ Chí Minh. Quan hệ kinh tế-văn hóa giữa Việt Nam và Đài Loan được mở rộng và tăng cường trên mọi lĩnh vực.
Trong lĩnh vực đầu tư, số vốn Đài Loan ở Việt Nam khá lớn, luôn là một trong số 10 nước dÉn đầu. Số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam cho thấy đến hết năm 2005,số vốn đầu tư Đài Loan vào Việt Nam là 7,7 tỷ đôla Mỹ và con số này có thể vượt quá 10 tỷ đô la nếu tính cả số vốn đầu tư thông qua nước thứ ba. Như vậy, cứ 5 tỷ đô la Mỹ đầu tư trực tiÕp của nước ngoài ở Việt Nam thì có 1 tỷ lµ của các nhà đầu tư Đài Loan. Khoảng 3.500 công ty Đài Loan đang hoạt động ở Việt Nam, phần lớn trong số đó là các công ty vừa và nhỏ, 80% số công ty trên tập trung ở TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Các công ty, xí nghiệp của Đài Loan tạo việc làm cho 800.000 người Việt Nam và đóng vai trò tích cực trong việc phát triển kinh tế Việt Nam và góp phần thắt chặt quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia. Ở Việt Nam, Đài Loan đầu tư vào nhiều lĩnh vực như: điện tử, công nghệ thông tin, công nghiệp tiêu dùng, ô tô- xe máy, cơ sở hạ tầng. Việc gia tăng những hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư kéo theo gia tăng các lĩnh vực khác như du lịch, trao đổi văn hóa giữa hai nước. Số lượng người Đài Loan đến Việt Nam làm ăn, tham quan du lịch…cũng tăng theo.Tất cả những hoạt động trên, dĩ nhiên, cũng có những tác động nhất định đến hôn nhân Đài -Việt.
Song, ở mức độ khác, cũng cần thấy rằng phần lớn những cặp hôn nhân cô dâu Việt-chú rể Đài xảy ra ở vùng Nam bộ Việt Nam, trong khi đó hiện tượng trên ở Bắc bộ và Trung bộ là không đáng kể. Lý giải điÒu này có thể do, thứ nhất, là do hoạt động kinh tế, đầu tư của người Đài Loan chủ yếu tập trung  vào các tỉnh Nam bộ và do đó dẫn tới sự tập trung số lượng đông đảo các thương gia, chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, kỹ sư, công nhân người Đài Loan…ở Nam bộ và nhất là TP. Hồ Chí Minh. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy hôn nhân cô dâu Việt-chú rể Đài xuất hiện khá sớm tại những nơi có nhiều người Đài Loan sinh sống. Sự quen biết giữa những nhà doanh nghiệp, nhân viên người Đài Loan với những thiếu nữ người Việt làm trong các cơ sở sản xuất, văn phòng của họ mở đầu cho những mối quan hệ có thể dẫn đến hôn nhân. Nguyên nhân thứ hai, cũng khá quan trọng,  miền đất Nam bộ, nhất là các tỉnh quanh TP. Hồ Chí Minh, là nơi có nhiều người Hoa sinh sống. Theo thống kê, cả nước ước tính có khoảng 1 triệu người Hoa là công dân Việt Nam và khoảng 5.000 Hoa kiều. Hiện có 45 vạn người Hoa đang sinh sống tại TP.Hồ Chí Minh và khoảng 40 vạn người Hoa sinh sống ở các tỉnh Nam bộ.Những người Hoa là cầu nối, là tầng lớp trung gian, giúp các chú rể Đài Loan và các cô gái Việt hiểu nhau hơn.
Sự gần gũi về địa lý cũng là nguyên nhân đáng lưu ý, Đài Loan gần với Việt Nam hơn so với các nước khác ở Đông Nam Á. Ngay từ xa xưa giữa Việt Nam và Đài Loan đã có những quan hệ giao lưu buôn bán. Từ năm 1995 trở lại đây, đường bay giữa TP.Hồ Chí Minh và Đài Bắc, TP.Cao Hùng  được thiết lập đã nối liền Việt Nam với Đài Loan sau vài giờ bay, tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triÓn quan hệ kinh tế-văn hóa giữa hai quốc gia, cũng như quan hệ hôn nhân Đài-Việt.
Sự tương đồng về ngôn ngữ, văn hóa giữa Đài Loan và người Việt gốc Hoa đã khiến cho họ trở thành lực lượng trung gian giữa các cô dâu Việt Nam và chú rể Đài Loan. Một nghiên cứu công bố gần đây cho thấy, ở TP.Hồ Chí Minh có 41,18% phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan là người Hoa. Mặt khác, khác với đồng bằng Bắc bộ, chỉ có người Việt sinh sống, ngược lại, đồng bằng Nam bộ từ lâu đã có sự cư trú xen cài giữa người Việt và các dân tộc khác như người Chàm, người Khơ me…nên hiện tượng hôn nhân hỗn hợp giữa người Việt với các dân téc khác là chuyện bình thường. Do vậy, hiện tượng cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan cũng không có gì đặc biệt, người dân dễ chấp nhận.
Sau ngày giải phóng, nhất là những năm sau đổi mới, kinh tế-xã hội nước ta có những thay đổi lớn, đời sống người dân được cải thiện.Song, sự phát triển kinh tế trong những năm qua cũng cho thấy có sự phân tầng trong cộng đồng dân cư. Khoảng cách giàu-nghèo, giữa đô thị và nông thôn ngày càng nới rộng, nhất là vùng sâu, vùng xa, là những nơi trước kia vốn là những căn cứ cách mạng. Tỷ lệ đói nghèo ë vùng sâu, vùng xa có nơi vượt trên 50%,do độc canh cây lúa là chủ yếu, năng xuất lao động thấp, dôi thừa sức lao động trong nông nghiệp,v.v….Cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn còn nhiều thiếu thốn: đường giao thông, mạng lưới điện, trường học, trạm y tế…
Cùng với đói nghèo về vật chất, thu nhập là sự thiếu thốn về đời sống tinh thần. Việc học hành của con cái không được cha mẹ quan tâm, khiến cho mặt bằng dân trí rất thấp. Người dân chỉ tập trung lo kiếm sống. Trong khi đó, đại bộ phận thanh niên ở vùng sâu, vùng xa không có việc làm nhưng lại muốn đổi đời nhanh chóng. Đây là lý chính làm bùng lên “làn sóng”lấy chồng ngoại ở Việt Nam thời gian gần đây nói chung và víi người Đài Loan nói riêng ở đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện tượng các cô gái Việt lấy chồng Đài Loan diễn ra trong bối cảnh như vậy.Ở đây, chúng tôi muốn lưu ý đến sự phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam-Đài Loan, nhất là lĩnh vực đầu tư của họ, mặt khác là tình trạng nghèo đói ở vùng nông thôn, nhất là vùng nông thôn Nam bộ. Việt Nam và Đài Loan có nhiều tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán.Tất cả những nguyên nhân trên sẽ có tác động nhất định đến các mối quan hệ hôn nhân giữa các cô dâu Việt Nam và chú rể Đài Loan.
Về cô dâu Việt Nam, lấy chồng Đài Loan từ 18 đến 25 tuổi chiếm khoảng 80-85%. Độ tuổi kết hôn bình quân có xu hướng giảm và thấp hơn độ tuổi kết hôn trung bình của phụ nữ Việt Nam. Theo số liệu thống kê của công an các tỉnh Tây Ninh, Kiên Giang, Bình Dương từ năm 1999 đến năm 2002 độ tuổi của các cô dâu Việt Nam như sau:



Độ tuổi của cô dâu (%)
Tuổi cô dâu
1999
2000
2001
2002
Bình quân
18-21
49,0
62,7
63,0
63,0
59,5
22-25
27,4
31,3
24,4
26,5
27,5
26-30
21,5
4,0
12,2
10,2
12,0
Trên 30
1,9
1,9
0,0
0,0
1,0
Nguồn: Phan An, Phan Quang Thịnh, Nguyễn Quới, Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan, Nxb. Trẻ, 2004, tr.33.


Về quê quán, theo một thống kê của Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Đài Bắc ở TP.Hồ Chí Minh  nơi sinh của 9.217 cô gái lấy chồng Đài Loan trong 10 tháng đầu năm 2003 như sau: An Giang là 5,32% (490 người), Bạc Liêu 5,66% (522 người), Cần Thơ 18,74% (1727 người), TP.Hồ Chí Minh 6,69% (617 người), Đồng Nai 4,77% (440 người), Đồng Tháp 14,42% (1329 người), Sóc Trang 6,42% (592 người), Tây Ninh 20,21% (1863 người)… Như vậy, các tỉnh Nam bộ có nhiều cô gái lấy chồng Đài Loan là: Cần Thơ,Tây Ninh, Đồng Tháp, Vĩnh Long…và đại bộ phận các cô gái trên đều sống ở vùng sâu vùng xa của các địa phương trên, một số nơi trước đây là căn cứ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp,Mỹ. Theo một nghiên cứu gần đây của Ủy ban đân số, gia đình và trẻ em, trong tổng số phụ nữ lấy chồng Đài Loan từ năm 2001 đến năm 2003 thì có đến 89,025% là ở nông thôn, chỉ có 10,98%là ở thành phố và thị xã.
Trình độ văn hóa của các cô dâu, nhìn chung là thấp, số có trình độ PTTH và đại học rất ít. Trong số 9217 cô được phỏng vấn, có trình độ văn hóa như sau: tiểu học (7.744 người) chiếm 84,02%; PTCS (1.180 người) chiếm12,08%; PTTH (227 người) chiếm 3,01%; §ại học (16 người ) chiếm 0,17%.
Về ngoại ngữ, tiếng Hoa và tiếng Anh của các cô gái lấy chồng Đài Loan rất kém: 72,4% không biết tiếng Hoa; 17,7% biết chút ít; 5,9% có thể sử dụng để giao tiếp; chỉ có 3,9%là sử dụng thông thạo. Về tiếng Anh: 84,7% không biết; 13,3% biết chút ít; 2% có thể giao tiếp được.
Nghề nghiệp của các cô dâu, nhìn chung đều có liên quan tới nông nghiệp(không có sự phân định rõ, làm nông là chính, có kết hợp với các nghề liên quan tới nông nghiệp), trong đó: làm ruộng 34,0%; nội trợ 26,1%; thợ may, uốn tóc 19,7%; công nhân viên 11,8%; buôn bán lặt vặt 5,9%; các nghề khác 2,5%.
Hoàn cảnh gia đình: 1,5% có mức sống khá giả; 8,4% có mức sống tương đối khá; 63,1% có mức sống trung bình; 19,2% có mức sống khó khăn và 7,9% có mức sống rất khó khăn. Hầu hết các cô được sinh ra từ các gia đình đông con. Gia đình có 3 con chiếm 12,8%; 4 con chiếm 20,7%; 5 con chiếm 22,7%; trên 5 con chiếm 35%.
Trả lời câu hỏi, tại sao các cô lại lấy chồng người nước ngoài: 78,94% cho rằng do cuộc sống bản thân và gia đình gặp khó khăn; 65,5% do thất nghiệp không có việc làm; 62,56 % cần tiền để giải quyết khó khăn đột xuất; chỉ có 47,1% là thích lấy chồng ngoại. Như vậy phần lớn các cô gái lấy chồng ngoại do hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Về chú rể Đài Loan, theo thống kê của Văn phòng kinh tế-Văn hóa Đài Bắc tại TP.Hồ chí Minh, độ tuổi trung bình của họ như sau: năm 1996: 35,5 tuổi; năm 1997: 36,0 tuổi; năm 1998: 35,9 tuổi; năm 1999: 36,3 tuổi; năm 2000: 36,6 tuổi.Như vậy tuổi trung bình của chú rể là 35-36 tuổi, được phân chia cụ thể như sau: Từ 20 đến 30 chiếm 21,04%; từ 31 đến 40 chiếm 50,98%; từ 41 đến 50 là 20,74%; từ 51 đến 60 là 5,02%, trên 60 là 2,21%.
Về học vấn của các chú rể, cũng theo thống kê của Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Đài Bắc tại TP.Hồ Chí Minh: mù chữ 0,05%; tiểu học 4,17%; PTCS 55,80%; PTTH 34,48%; trung cấp 3,84%; đại học và trên đại học 1,66 %. Về quê quán: là những huyện sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí chủ yếu hoặc từ các gia đình công nhân ở các khu công nghiệp. Nghề nghiệp: Công nhân 46 %; nông dân 3,0%; tri thức 4,5%; thất nghiệp và làm những việc linh tinh 31,0%. Như vậy, các chú rể chủ yếu làm các công việc lao động phổ thông, lái xe, chủ cơ sở sản xuất nhỏ, làm ruộng. Đại đa số các đối tượng trên đến từ khu vực có thu nhập thấp.
Phần lớn các cặp vợ chồng Đài-Việt chênh lệch nhau từ 15 đến 20 tuổi. Tuổi bình quân của các cô gái Việt Nam kết hôn với đàn ông Đài Loan là 20, phía Đài Loan là 30. Tuy vậy, vẫn còn tỷ lệ khá cao tõ 12%-15% chênh nhau trên 20 tuổi. Còn có một số trường hợp chênh lệch tuổi còn quá đáng, gây sự chú ý của dư luận.
Tình trạng hôn nhân của những người tham gia vào hôn nhân Việt-Đài: Về phía các cô gái Việt Nam, theo nghiên cứu gần đây của Ủy Ban dân số gia đình và trẻ em, trong số 635 cặp hôn nhân Đài-Việt ở sáu tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được phỏng vấn (Vĩnh Long,An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang) cho thấy: 89,9%(571 người) chưa có người yêu; 7,7%(49 người đang có người yêu); 0,15% (1 người) đang có chồng; 1,4% có chồng nhưng đã ly hôn hoặc ly thân. Về phía chú rể Đài Loan: chưa có vợ 87,9%(558 người); đang có vợ 1,4% (9 người); 6,8% (43 người) có vợ nhưng đã ly dị hoặc góa vợ; 3,9% không trả lời.
Quá trình tìm hiểu: Phần lớn các cô dâu tham gia phỏng vấn cho biết họ không thể tự tìm đến chú rể. Để làm quen được với chú rể, các cô phải thông qua những người giới thiệu.Họ có thể là những người đã lấy chồng Đài Loan (28,6%); những người thân trong gia đình (10,2%); người trong họ hàng (14,3%); hàng xóm(4,1%); qua môi giới (28,6%), không ai giới thiệu (2,0%). Như vậy, hôn nhân thông qua môi giới, thực tế không quá nhiều như nhiều thông tin ®ại chúng đã phản ánh mà chủ yếu do bạn bè của bố mẹ và bạn bè của con cái giới thiệu.Đồng thời, tỷ lệ hôn nhân do môi giới không đồng đều giữa các tỉnh, cao nhất ở tỉnh Cần Thơ (40,1%), Đồng Tháp (29,3%), Hậu Giang (25%), Vĩnh Long(24,7%).
Một tài liệu nghiên cứu từ phía Đài Loan cho biết, có 12,3% các cặp hôn nhân Đài –Việt do quen biết nhau trực tiếp. Họ gặp gỡ nhau ở các công ty, xí nghiệp của các doanh nhân Đài Loan đầu tư ở việt Nam. Đó là những người Đài Loan và bạn bè của họ đến Việt Nam làm ăn và quen biết các cô gái Việt Nam. Một số ít hơn, quen biết nhau qua các chuyến đi du lịch ở Việt Nam hoặc ở Đài Loan. Còn lại gần 88% các cặp vợ chồng Đài-Việt được tác thành thông qua các trung gian mai mối. Những trung gian này có thể là: 38,5% là các công ty môi giới hôn nhân, 29,2% là do bạn bè giới thiệu và 20% là do các cô dâu Việt Nam đến Đài Loan làm mai mối. Dựa vào những tài liệu thu thập được ở một số tỉnh đång bằng nam bộ, t¸c gia cho rằng ít nhất cũng khoảng hơn 60%các cặp vợ chồng Đài Loan-Việt Nam được thực hiện thông qua trung gian của sự môi giới, hoặc là các công ty, các “cò”, và một số người được gọi là “người thân, bạn bè”. Như vậy, có những ý kiến khác nhau trong giới nghiên cứu về tỷ lệ kết hôn qua tầng lớp trung gian giữa cô dâu Việt Nam với chú rể Đài Loan.
Thời gian tìm hiểu: Thời gian tìm hiểu rất ngắn, từ khi biết nhau đến khi kết hôn chỉ trong vòng một tuần. Kết quả nghiên cứu của nhóm Phan An và các cộng sự, công bố năm 2004 cho thấy: chỉ cần gặp nhau 3 ngày là đã có thể thành vợ thành chồng là 16,3%; sau 4 ngày chiếm 9,9%; sau 5 ngày 3,9%; sau 7 ngày 10,8%. Trong số 140 trường hợp phỏng vấn có 7 trường hợp chỉ gặp nhau 1 ngày là đi đến kết hôn. Đó là những trường hợp đi đến kết hôn sớm nhất, chỉ có 1 trường hợp muộn nhất là 35 ngày .
Còn theo nghiên cứu khác của Ủy Ban dân số gia đình và trẻ em, thì tùy từng địa phương, thời gian từ khi gặp mặt nhau cho đến kết hôn có thể dài ngắn khác nhau, nhưng trung bình là 3,5 ngày.
Về phía các cô gái Việt Nam từ những thông tin của những gia đình có con gái lấy
chồng Đài Loan, và những lời đường mật của những “cò”vẽ ra viễn cảnh, thiên đường của xứ Đài, sẽ có tiền göi về cho cha mẹ. Thế là các cô gái quê chất phác liều thân theo sự chỉ dẫn của các “cò”. Đến TP.Hồ Chí Minh, các cô gái này được gom vào các nhà trọ do các “cò”lớn hơn quản lý.Trong thời gian những năm 2000-2003, quận 11, quận 5, huyện Bình Chánh… là những nơi có nhiều nhà trọ, nơi  các cô gái thuộc các tỉnh đồng bằng Nam bộ  đến trú ngụ trong thời gian chờ đợi được những người đàn ông
Đài Loan đến “xem mặt”. Về phía Đài Loan,  những người đàn ông muốn tìm vợ Việt Nam sẽ đến các công ty môi giới hoặc những người môi giới đơn lẻ đặt yêu cầu và dĩ nhiên phải chi trả khoản tiền. Sau đó, họ được đưa sang Việt Nam, ở trong các khách sạn hoặc nhà trọ ở TP.Hồ Chí Minh. Những người môi giới Đài Loan sẽ móc nối với các “cò” ở TP.Hồ Chí Minh để tổ chức cho những người Đài Loan gặp gỡ, xem mặt, lựa chọn các cô gái Việt Nam. Nơi “xem

mặt” trước kia thường là những khách sạn, nhà hàng, sau này bị công an phát hiện, ngăn cấm, họ lại tổ chức ở những nơi khác.



Thời gian làm quen với chú rể đến khi tổ chức lễ cưới

Địa phương
Thời gian trung bình (ngày)
Số cặp hôn nhân
Vĩnh Long
5
88
An Giang
3,5
109
Cần Thơ
4
167
Đồng Tháp
3
150
Tiền Giang
1,5
56
Hậu Giang
3
63
Tổng
3
633
Nguồn: Báo cáo tổng hợp “Tìm hiểu thực trạng phụ nữ kết hôn với người Đài loan tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long”, Ủy Ban dân số, Gia đình và trẻ em, Hà Nội 2005, tr.75-76.



) Trước đây, khu vực chung cư Bình Thới, phường 8 quận 11 là địa điểm môi giới hôn nhân diễn ra nhộn nhịp nhất tại thµnh phè Hồ Chí Minh mà người dân địa phương gọi là “chợ vợ”. Dư luận vµ báo chí Việt Nam đăng tải nhiều bài viết bất bình vì cách tuyển chọn các cô gái theo kiểu lựa chọn,mua bán hàng hóa ở chợ. Có nhiều cô, chỉ sau một vài lần “tiếp xúc”với các chú rể Đài Loan là được “chấm”, nhưng cũng có cô phải ở nhà trọ 3 ®Õn 4 tháng và phải qua nhiều lần “tiếp xúc” với nhiều đoàn từ Đài Loan sang. Việc hoàn tất những thủ tục kết hôn có nhiều công đoạn liên quan tới nhiều cơ quan của Việt Nam và Đài Loan và phải kéo dài ít nhất là một tuần lễ. Vấn đề môi giới hôn nhân giữa các cô gái Việt Nam và chú rể Đài Loan đang gây ra những hệ quả tiêu cực, gây ra những bất bình trong dư luận xã hội. Vậy tại sao dịch vụ mai mối này lại phát triển khá nhanh trong vài năm qua ở nước ta, và hoạt động khá sôi nổi ở các tỉnh phía nam. Sự

xuất hiện những tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới là điều tất yếu trong kinh tế thị
trường. Có nhu cầu, tất nhiên lµ có những dịch vụ cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế ®ã của những người đàn ông Đài Loan muốn lấy vợ Việt Nam và ngược lại. Những hoạt động môi giới này khắc phục những khó khăn mà cả hai phía chú rể Đài Loan và cô dâu Việt gặp phải trong quá trình tìm kiếm đối tượng kết hôn. Ở đây là những cuộc hôn nhân xuyên quốc gia, do vậy, những đối tác của hai phía không có điều kiện để quen biết, gặp gỡ…để có thể tiến tới hôn nhân. Do vậy, môi giới là điều cần thiết cho cả hai phía. Song, điều đáng nói ở đây là những hoạt động dịch vụ môi giới của họ đã gây ra những hậu quả tiêu cực, gây dư luận xấu đối với xã hội và thiệt hại cho cả hai phía cô dâu và chú rể. Không ít trường hợp các cô gái ViÖt Nam đã bị biến thành hàng hóa. Mặt khác, sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán, sự bất đồng về ngôn ngữ là rào cản lớn cho cả hai phía cô dâu, chú rể. Một dị biệt khác nữa đó là mục đích hôn nhân của hai phía. Những cô dâu Việt Nam, phần lớn, muốn thông qua hôn nhân để giải quyết những khó khăn về kinh tế, giúp đỡ phần nào cho gia đình và cho bản thân. Còn về phía các chú rể, hướng tới hình thành gia đình, tìm kiếm một người vợ. Cần lưu ý, do những thủ tục pháp lý, thời gian các chú rể được ở lại Việt Nam không lâu. Họ không thể dễ dàng tìm kiếm được một người vợ Việt Nam với những khó khăn như vậy nếu không có sự giúp đỡ của những dịch vụ môi giới hôn nhân.
Nhưng tại sao dịch vụ hôn nhân giữa các cô gái Việt Nam và người Đài Loan lại phát triển rầm rộ như vậy những năm gần đây? Chắc chắn là do lợi nhuận mà dịch vụ này mang lại.Về phía Đài Loan, theo một số công trình nghiên cứu của các học giả Đài Loan, chi phí cho một cuộc hôn nhân do các công ty môi giới Đài Loan thực hiện ở  trên đất Việt Nam ( trọn gói) hết trung bình khoảng 187.360 Đài tệ ( khoảng 5805 đô la Mỹ vào thời điểm tháng 9/1998 ở TP.Hồ Chí Minh. Một nghiên cứu khác cũng từ phía Đài Loan cho biết các chi phí cho một dịch vụ hôn nhân trọn gói vào thời điểm năm 2000 hết khoảng 8000 đô la Mỹ.Ở Đài Loan, trung bình công ty môi giới thu được khoản lợi nhuận từ 1780 đô la đến 4800 đô la cho mỗi dịch vụ môi giới hôn nhân.Một số nghiên cứu cũng cho biết, trung bình mỗi dịch vụ lấy vợ Việt Nam, phải trả từ 12.000 ®ến 15000 đô la trong đó 1/3 cho môi giới ở Đài Loan;1/3cho mọi chi phí ở Việt Nam và khoảng gåm 1/3 cho những “cò” ở Việt Nam. Còn về phía “cò” người Việt chuyên thu gom, nuôi dưỡng các cô gái ở TP.Hồ Chí Minh,  vào những năm 2000-2003, trung bình mỗi tháng cũng thu được trên d­íi 50 triệu đồng. Nhưng do mọi hoạt động cũng như hầu hết mọi chi phí đều diễn ra ở Việt Nam(từ chi phí đi lại, ăn ở, thủ tục pháp lý, tổ chức cưới xin…)nên, trên thực tế,số tiền phÝa môi giới Đài Loan thu được qua mỗi vụ hôn nhân cao hơn nhiều so với phía môi giới người ViÖt.
Vậy những nguyên nhân gì dẫn đến hiện tượng các cô gái Việt Nam, đặc biệt là ở vùng đồng bằng Nam bộ đua nhau lấy chồng Đài Loan? Như  trên đã phần nào đề cập, đại bộ phận các cô gái Việt lấy chồng Đài Loan đều là ở những vùng thuần nông, kinh tế khó khăn, dân trí thấp, do vậy, trên 60% có liên quan tới kinh tế, số còn lại thích lấy chồng ngoại để ®ược biết đây, biết đó. Do vậy, hiện tượng các cô gái Việt lấy chồng ngoại không đến nỗi ảm đạm như báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải.Một số nghiên cứu khá nghiêm túc của các nhà khoa học Việt Nam( Phan An và các cộng sự năm 2004, Ủy ban dân số gia đình và trẻ em năm 2005), đều có chung nhận xét cần phải có cái nhìn khách quan rằng phần lớn các cuộc hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài là thành công, có cuộc sống ổn định, gia đình yên ấm và hòa hợp để có thể hướng tới hạnh phúc.
Hôn nhân giữa những cô gái Việt Nam với người Đài Loan, là những cuộc hôn nhân xuyên quốc gia, theo quy luật, ngày càng phát triển theo xu thế toàn cầu hóa, xu hướng hội nhập của Việt Nam với thế giới bên ngoài là cần thiết để phát triển.Luật pháp Việt Nam không ngăn cản việc kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài, và trong cái nhìn cởi mở, dư luận không quá khắt khe đối với những cô gái lấy chồng ngoại. Ở đây không riêng gì đối với người Đài Loan, hiện tượng hôn nhân giữa các cô gái Việt Nam với người Hàn Quốc cũng đang rộ lên ở cả miền Bắc lẫn miền Nam, đối với người Nhật Bản và với công dân các quốc gia khác cũng vậy nhưng ở mức độ khiêm tốn hơn. Trong tương lai, trong xu thế hội nhập, quan hệ giao lưu văn hóa-kinh tế giữa Việt Nam ngày càng phát triển, đời sèng vật chất và tinh thần được nâng cao thì hôn nhân giữa người Việt Nam với người nước ngoài chứ không riêng với người Đài Loan hoặc với người ở khu vực Đông Bắc Á sẽ ngày càng phát triển, đó là xu thế tất yếu.
Với mục đích cải thiện về kinh tế, với thời gian chú rể ở Việt Nam t­¬ng đối ngắn  để tìm vợ, thì làm gì có cuộc hôn nhân xuất phát từ tình yêu. Điều đó cũng cho thấy hệ quả không tốt đẹp khi hôn nhân bị đổ vỡ, kể cả tình trạng bạo hành và hơn nữa là rơi vào con đường mại dâm. Tuy nhiên, phần lớn những cuộc hôn nhân hướng tới ổn định và hạnh phúc.Về phía Đài Loan, mục đích hôn nhân là chọn được vợ mà khả năng của họ không thể có được ở Đài Loan. Vì vậy cũng cần khách quan nhìn nhận, họ cũng chẳng muốn sau khi đưa được vợ ở Việt Nam về Đài Loan lại chịu cảnh đổ vỡ. Ở đây cũng cần phải nói đến những trường hợp mà báo chí, công luận đã đề cập như một số cô về nhà chồng phải làm việc nặng nhọc,bị ngược đãi, bị lạm dụng tình dục v.v…Những hiện tượng trên là có, nhưng không phải là số đông và cũng cần phải xem xét nguyên nhân đổ vỡ. Một trong những nguyên nhân trên do khác biệt văn hóa, ngôn ngữ cản trở các cô dâu Việt hội nhập vào xã hội Đài Loan, hoặc là kỳ vọng của một số cô gái mang tính ảo tưởng về sự giàu sang sau khi lấy chồng, hoặc do những ông chồng Đài Loan nghĩ rằng mình đã bỏ ra số tiền “mua” được vợ thì có mọi quyền, dẫn đến việc đối xử thô bạo đối với các cô dâu Việt.
Vấn đề gây nhiều bức xúc hiện nay là “tình trạng lũng loạn” trong môi giới hôn nhân. Vì lợi nhuận, những công ty môi giới và những người làm môi giới không tuân theo pháp luật, bất chấp đạo lý,vi phạm thuần phong mỹ tục, chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ. Mặt khác, do hành lang pháp lý của ta còn nhiều kẽ hở, nên việc xử lý các đối tượng không hề đơn giản.Vì vậy, để hạn chế những tiêu cực nêu trên, trong thời gian tới chúng ta cần phải hoàn thiện khung pháp luật, bảo vệ quyền lợi cho những cô dâu Việt Nam, mặt khác, cần phải quản lý tốt hơn, chặt chẽ hơn số người Đài Loan sang Việt Nam tìm vợ cũng như những “cò”môi giới.
Với viÖc ViÖt Nam gia nhập WTO, quan hệ kinh tế-văn hóa với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực Đông Bắc Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…sẽ phát triển hơn. Xu hướng hôn nhân hỗn hîp giữa người Việt Nam với người thuộc các quốc gia trong khu vực ngày càng phát triển, hiện nay là với người Đài Loan và ở mức độ thấp hơn là người Hàn Quốc( hiện tại, ở Hàn Quốc, cứ 3 người đàn ông sống ở nông thôn thì có 1 người lấy vợ là người ngoại quốc, trong đó phần lớn là những cô gái Việt Nam) và người Nhật Bản.
Một số công trình nghiên cứu về các cặp hôn nhân có yếu tố nước ngoài cho thấy, con cái do những cặp cha mẹ này sinh ra thường có những hiểu biết về đất nước của cha mẹ chúng. Trong sinh hoạt hàng ngày, ở mức độ nào đó, họ thường sử dụng song ngữ, sinh hoạt gia đình mang dáng dấp của văn hóa hai dân tộc mà cha mẹ chúng là những người đại diện. Như vậy, hôn nhân có yếu tố nước ngoài trong chừng mực nào đó làm cho các dân tộc xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn.
Nghị định của Chính Phủ số 69/2006/NĐ-CP ban hành ngày 21/7/2006, hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình cũng đã quy định rõ về việc kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài. Theo đó, trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở tư pháp đối với hai bên nam nữ đến kiểm tra, làm rõ sự tự nguyện kết hôn, về khả năng giao tiếp ngôn ngữ của họ và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau. Niêm yết việc kết hôn trong 7 ngày liên tục tại trụ sở của Sở Tư pháp đồng thời có công văn đề nghị UBND cấp xã , nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của bên đương sự là công dân Việt Nam, nơi thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thực hiện niêm yết. Việc đăng ký kết hôn cũng bị từ chối, nếu kết quả phỏng vấn, thẩm định, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm,bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; kết hôn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác. Nghị định cũng cũng quy định trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam; các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi. Hy vọng với việc ban hành Nghị định số 69/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định rõ về việc kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài sẽ dẹp được nạn “cò”đang phát triển ở các tỉnh phía Nam cũng như hạn chế việc lừa bán phụ nữ ra nước ngoài thông qua hôn nhân và bảo vệ quyền lợi của cô dâu Việt Nam trong cuộc sống gia đình.

TRẦN MẠNH CÁT
(TS, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ủy Ban Dân số,Gia đình và Trẻ em Khoa xã hội học, trường Đại học KHXH và Nhân Văn TP.Hồ Chí Minh,( Báo cáo tổng hợp) về: “Tìm hiểu thực trạng phụ nữ kết hôn với người Đài Loan tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long”, Hà Nội 2005.
2. Tống Văn Chung, Phụ nữ Tây Ninh lấy chồng nước ngoài dưới góc nhìn xã hội học quản lý, tạp chí Gia Đình và Trẻ Em, th¸ng 3 năm 2006.
3. Phan An, Phan Quang Thịnh, Nguyễn Quới, Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan ( tài liệu tham khảo), Nhà xuất bản Trẻ,TP.Hồ Chí Minh 2004.
4. Han-Pi Chang and Chyong-fang Ko, Transnational Marriage and Social Reproduction: Comparing Vietnamese and European Spouses in Taiwan {Báo cáo tại Viên Nghiên Cứu Đông bắc Á) ngày 23 tháng 3 năm 2006.
Nguồn: Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 3, 2007 


 Phần 2:  
Vấn đề Cô dâu Việt Nam và chú rễ Đài Loan 
từ góc nhìn văn hóa

1. Quan niệm lấy chồng gần xa của người Việt
Ca dao dân ca Việt Nam có câu:
-  Trâu ta ăn cỏ đồng ta,
- Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
Hoặc như:
- Có con mà gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng đem cho.
- Có con mà gả chồng xa
Một là mất giỗ hai là mất con.
Quan niệm lấy chồng gần hơn lấy chồng xa được hình thành suốt hàng nghìn năm thời phong kiến đã đi vào ca dao dân ca của người Việt ta như vậy. Người Việt trong quá khứ không muốn lấy chồng xứ lạ, cha mẹ không muốn gả con gái cho "thiên hạ", mà chỉ mong sum vầy trong cùng một luỹ tre làng.
Khi người Pháp vào Việt Nam, vấn đề hôn nhân không chỉ dừng lại ở gần hay xa trong một làng, một vùng miền mà đã vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia, vượt ra ngoài vấn đề dân tộc và quốc tịch. Nhưng, với quan niệm phong kiến về lấy chồng gần xa, văn hoá và phong tục xưa khinh thị những người lấy chồng Tây, gọi những người lấy Tây là "me Tây" và thường không gần gũi với họ.
Ngày nay, do xu hướng hội nhập và giao lưu quốc tế mở rộng, người nước ngoài đến Việt Nam cũng như người Việt Nam sang nước ngoài học tập, du lịch, làm ăn sinh sống, đầu tư... ngày một nhiều, và tất nhiên, tình yêu và hôn nhân giữa người Việt với người nước ngoài không còn là điều hy hữu. Từ đó, quan niệm lấy chồng gần xa cũng dần dần thay đổi và không bị khinh thị như xưa nữa. Nói như vậy không có nghĩa là đã thay đổi hoàn toàn, quan niệm cũ vẫn tồn tại trong ý nghĩ sâu thẳm và có dịp bùng lên khi gặp những cảnh éo le, trớ trêu của những cuộc hôn nhân bất hạnh.
Vấn đề các cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan cũng vậy. Dẫu rằng quan niệm lấy chồng Đài Loan được coi là bình thường và hiện tượng lấy chồng Đài Loan đã khá phổ biến nhưng, mỗi khi có một câu chuyện bất hạnh nào đó xảy ra trong cặp vợ chồng khác quốc tịch ấy thì người ta lại đẩy những suy nghĩ xưa cũ về quan niệm lấy chồng gần xa lên để rồi khái quát những vấn đề lớn hơn. Những câu ca dao dân ca nêu trên lại được dẫn ra và dễ dàng cảm thông, chia sẻ với nỗi bất hạnh của những người lấy chồng xứ lạ.
Lịch sử vẫn cứ phát triển, hội nhập và giao lưu quốc tế ngày càng sâu sắc, tình yêu vượt biên giới và hôn nhân quốc tế ngày càng nhiều, điều đó sẽ khiến cho quan niệm xưa cũ ngày một thu hẹp.
2. Các nẻo đường dẫn đến hôn nhân giữa cô dâu Việt Nam và chú rể Đài Loan
2.1. Người Đài Loan sang Việt Nam làm ăn buôn bán, đầu tư
Ngay sau khi nước ta thi hành chính sách đổi mới, mở cửa, các thương nhân, nhà doanh nghiệp Đài Loan đã sớm có mặt ở Việt Nam. Công việc đầu tư, buôn bán của họ ở Việt Nam gặp nhiều thuận lợi và số lượng người Đài Loan sang Việt Nam ngày một tăng. Chuyện tình yêu nảy nở, dẫn đến hôn nhân, xây dựng một mái ấm gia đình là nhu cầu và ước mơ của cả đôi bên trai gái và được luật pháp hai bên công nhận.
2.2. Người Việt Nam sang Đài Loan lao động, học tập và nghiên cứu
Số lưu học sinh Việt Nam sang Đài Loan học tập, thực tập tiếng Trung Quốc và các ngành nghề khác, đặc biệt là số người sang lao động ngày càng nhiều, trong số đó, chủ yếu là nữ đã và đang có hôn nhân với chú rể Đài Loan.
2.3. Thông qua môi giới
Hai nẻo đường nêu trên dẫn đến hôn nhân giữa cô dâu Việt Nam và chú rể Đài Loan là xuất phát từ tình yêu lứa đôi. Còn phần này nêu tới vấn đề môi giới, tức thông qua trung gian. Thông qua môi giới có thể chia làm hai loại:
a) Các công ty môi giới Đài Loan kết hợp với đường dây môi giới của một số người Việt Nam.
b) Môi giới cá nhân gồm nhiều dạng thức khác nhau như cô dâu Việt Nam; gia đình, họ hàng cô dâu Việt Nam; những người Việt quen biết người Đài Loan làm việc ở Việt Nam... giới thiệu.
Trong ba nẻo đường dẫn đến hôn nhân giữa cô dâu chú rể Việt - Đài thì Thông qua môi giới là câu chuyện được nói tới nhiều nhất trên các báo chí, đặc biệt "nóng" nhất là thông qua các công ty môi giới Đài Loan kết hợp với đường dây môi giới Việt Nam.
3. Phong tục hôn nhân
Phong tục hôn nhân của người Hoa hầu hết đều theo tục lệ trong hôn nhân tương truyền có từ đời nhà Chu, sau được Chu Hy đời Tống đưa vào cuốn Văn Công gia lễ (Văn Công tức Chu Văn Công, Chu Hy). Các lễ thức chủ yếu thuộc về nhà trai lo liệu.
Đó là sáu lễ sau:
1. Nạp thái: Nhà trai đến nhà gái và có chút lễ vật bày tỏ ý muốn lựa chọn con cái trong gia đình làm dâu con.
2. Vấn danh: Nhà trai đến nhà gái đưa ít lễ vật và xin được biết tuổi, ngày sinh tháng đẻ của cô dâu tương lai.
1. Nạp cát: Nhà trai căn cứ vào tuổi cô gái để xem bói, được quẻ tốt lành, đưa tin vui đến nhà gái.
2. Thỉnh kỳ: Nhà trai chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ dẫn cưới và thành hôn.
3. Nạp tệ: Nhà trai mang lễ vật xin cưới đến nhà gái.
4. Thân nghênh: Lễ đón dâu về nhà chồng.
Nói chung, chỉ có các gia đình quyền quý, giàu sang mới thực hiện đầy đủ sáu lễ, còn thì phần đông đều gộp lại cho giản tiện. Ở Việt Nam, vào cuối đời Lê, Hồ Sĩ Tân (1690 - 1760) người Nghệ An, hiệu Thọ Mai, đã soạn ra cuốn Gia lễ, tương truyền vẫn gọi là Thọ Mai gia lễ, quy định những lễ thức trong hôn nhân và tang ma. Về cơ bản cũng tương tự như Trung Quốc nhưng giản tiện hơn, sử dụng từ ngữ Việt. Dân gian truyền lại, thường có ba lễ chính: 1. Chạm ngõ (có nơi gọi chệch đi một chút ra Dạm ngõ); 2. Ăn hỏi; 3. Lễ cưới (hoặc Lễ vu quy).
1. Chạm ngõ:
Sau khi đôi trai gái được hai bên gia đình đồng ý cho tổ chức lễ cưới, hai nhà đi xem ngày lành tháng tốt, ấn định ngày chạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới thì nhà trai mang cơi trầu và ít lễ mọn đến nhà gái xin đính ước và chính thức thoả thuận ngày ăn hỏi, nhà gái thách cưới những gì, hai bên cùng trao đổi và đi đến sự nhất trí cuối cùng về lễ vật ăn hỏi. Trong lễ vật thách cưới, tuỳ theo từng địa phương, nhưng trầu cau là thứ không thể thiếu. Như vậy, lễ chạm ngõ là sự rút gọn của bốn lễ của Trung Quốc gồm Nạp thái, Vấn danh, Nạp cát, Thỉnh kỳ.
2. Ăn hỏi:
Nhà trai mang lễ vật mà hai bên đã nhất trí trong lễ chạm ngõ đến nhà gái. Đây là lễ trọng thể, gần như chính thức công nhận giữa hai bên về dâu rể tương lai. Trong lễ hỏi này, nhà trai chính thức đưa ra ngày cưới, giờ đến xin dâu, đón dâu và nhận được sự đồng ý hoan hỷ của nhà gái.
3. Lễ cưới:
Trước khi nhà trai và chú rể đến đón cô dâu về nhà chồng thì ở Việt Nam, mẹ chồng tương lai phải có cơi trầu đến xin dâu. Sau đó, đúng giờ qui định, nhà trai và chú rể đến đón dâu về.
Điều đặc biệt trong các lễ cưới hỏi ở Việt Nam là phải có trầu cau, tục lệ này từ xưa đến nay không thay đổi, biểu trưng cho tình yêu sắt son, chung thuỷ.
Trong các đám thành hôn của cô dâu Việt Nam chú rể Đài Loan tự tìm hiểu, yêu nhau và xin phép hai gia đình cho kết hôn thì đều theo phong tục nhà gái (ở đây là phong tục Việt Nam). Còn các đám thành hôn theo môi giới thì đều do công ty môi giới lo liệu, càng giản tiện thì họ càng thu được nhiều lợi nhuận.
Ngoài việc thực hiện các lễ thức theo phong tục cưới hỏi, cô dâu chú rể còn phải làm các thủ tục pháp lý theo quy đình như phải có giấy khám sức khoẻ, giấy chứng nhận chưa kết hôn, giấy công nhận đạt tiêu chuẩn phỏng vấn tại Văn phòng Đài Bắc tại Việt Nam, xin hộ chiếu và thị thực nhập cảnh Đài Loan... Đại bộ phận cô dâu chú rể phải thông qua môi giới chuyên làm hồ sơ, thủ tục. Người môi giới làm các thủ tục trên rất thông thạo tiếng Hoa, Việt sẽ hướng dẫn cô dâu chú rể cách khai báo và trả lời phỏng vấn.
Các đám cưới ở thành phố hiện nay thường được tổ chức ở nhà hàng khách sạn. Tuy số đông cô dâu qua môi giới thường ở các tỉnh phía nam Nam Bộ nhưng cũng muốn tổ chức đám cưới ở thành phố Hồ Chí Minh. Đám cưới cũng được tổ chức ở nhà hàng khách sạn với đầy đủ lễ nghi của thời đại mới như cô dâu mặc váy áo cưới đẹp, chụp ảnh nghệ thuật, quay video, tổ chức tiệc mặn mời người thân, bè bạn, cô dâu chú rể trao nhẫn cưới rồi đi chào quan khách, chủ yếu là khách nhà gái....
Tất cả số tiền chi phí cho lễ ăn hỏi, lễ cưới đều do phía nhà trai (chú rể Đài Loan) chi trả, còn việc lo tổ chức lễ cưới thì do phía môi giới thực thi. Họ tổ chức lễ cưới rất bài bản, chuyên nghiệp, đám cưới rất trang trọng và lịch sự.
Sau khi cưới ở Việt Nam, cô dâu chú rể sang Đài Loan ra mắt người thân và bè bạn chú rể. Do điều kiện cách trở về địa lý nên đám cưới ở Đài Loan không làm đúng được với lễ nghi cổ truyền Đài Loan. Thông thường thì nhà trai mời họ hàng thân thích, bè bạn chú rể đến dự một bữa tiệc mừng, báo cáo với họ hàng nhà chồng và bạn hữu về đám cưới của cô dâu chú rể.
4. Hài lòng, hạnh phúc hay không sau hôn nhân?
Theo con số thống kê của Sở thống kê Bộ Nội chính Đài Loan cho biết: Tính đến cuối năm 2005, người Đài Loan lấy vợ Việt Nam và được cư trú hợp pháp tại Đài Loan là nhiều nhất (70,18%), sau mới đến Indonesia (11,38%), rồi Thái Lan (6,87%)... Người Đài Loan lấy vợ Việt Nam được cư trú có thời hạn ở Đài Loan cũng chiếm tỉ lệ lớn nhất (69,34%), tiếp đến Indonesia (11,16%) rồi Thái Lan (7,10%)...
Theo con số thống kê của Đại diện văn phòng kinh tế Đài Bắc ở thành phố Hồ Chí Minh - ông Ngô Kiến Quốc cho biết: "Hiện nay có khoảng 77.000 cô dâu Việt Nam, chiếm khoảng 70% tổng số người nước ngoài đăng ký kết hôn với người Đài Loan, dự tính hai năm nữa, con số cô dâu Việt Nam tại Đài Loan sẽ lên tới 100.000 người. Theo thống kê tỷ lệ những cô dâu Việt Nam tại Đài Loan bị ngược đãi hành hạ chiếm khoảng 6 - 10%. Nếu chưa kể đến những trường hợp chưa biết đến thì tỷ lệ còn cao hơn..."
Theo ông Peter Chen, cảnh sát viên đặc trách về ngoại vụ tại thành phố Đài Trung cho biết, 1/10 trong số 384 nàng dâu từ Việt Nam đang là nạn nhân của những vụ bạo hành gia đình...
Qua một vài con số thống kê mang tính xã hội học của những cơ quan và cá nhân có trách nhiệm về vấn đề này cho biết thì ta có thể nhận xét chung như sau:
1. Số cô dâu Việt Nam lấy chồng Đài Loan là nhiều nhất, tỷ lệ cao nhất trong số cô dâu có quốc tịch nước ngoài ở Đài Loan.
2. Tỷ lệ cô dâu Việt Nam bị ngược đãi, hành hạ, là nạn nhân của những vụ bạo hành gia đình khoảng 10%.
Như vậy, 90% cô dâu Việt Nam không bị ngược đãi, hành hạ, không phải là nạn nhân của những vụ bạo hành gia đình. Điều đó cũng tức là 90% cô dâu Việt Nam cảm thấy cuộc sống ổn định, hài lòng với cuộc sống thực tại hoặc có cuộc sống hạnh phúc sau hôn nhân. Quan điểm của chúng tôi cho rằng, yếu tố tích cực trong vấn đề này lớn hơn rất nhiều so với yếu tố tiêu cực. Nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Trần Mạnh Cát trong bài nghiên cứu "Hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và người Đài Loan" cũng cùng chung quan điểm với chúng tôi. Hàng loạt các bảng, biểu mang tính xã hội học mà Tiến sĩ Trần Mạnh Cát nêu ra đã làm sáng tỏ những ý kiến mang tính tích cực và tiêu cực để rồi đi đến kết luận: "Hiện tượng các cô gái Việt lấy chồng ngoại không đến nỗi ảm đạm như báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải. Một số nghiên cứu khá nghiêm túc của các nhà khoa học Việt Nam cũng có nhận xét cần phải có cái nhìn khách quan rằng phần lớn các cuộc hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài là thành công, có cuộc sống ổn định, gia đình yên ấm và hoà hợp để có thể hướng tới hạnh phúc" (1)
Kết luận này là hoàn toàn đúng đắn và nghiêm túc!
Từ góc độ văn hoá mà xét, bức tranh toàn cảnh về cô dâu Việt Nam chú rể Đài Loan là bức tranh đẹp, đây đó có một vài nét tối không làm vừa lòng ai đó. Nhưng, nếu chỉ một vài nét tối mà phủ nhận cả một bức tranh đẹp thì có cực đoan quá chăng? Trong quan hệ giao lưu văn hoá Việt - Đài thì vấn đề hôn nhân giữa cô dâu Việt Nam, chú rể Đài Loan bỗng nhiên trở thành một trong những dòng chủ lưu và có ảnh hưởng, tác động không nhỏ tới mọi mặt của mối quan hệ Việt - Đài. Đây là một đặc điểm riêng khá nổi bật trong mối quan hệ giữa đôi bên. Bởi thế, các nhà nghiên cứu văn hoá, xã hội hai bên không nên đứng ngoài cuộc mà cần có sự hợp tác để nhanh chóng cho ra mắt những bài nghiên cứu, công trình nghiên cứu nghiêm túc để tránh sự hiểu lầm đáng tiếc, ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ vốn gần gũi mà dân gian vẫn gọi là "thông gia".
5. Lời kết
1. Quan niệm về lấy chồng xa hay gần, trong nước hay ngoài nước đã và đang thay đổi trong thời kỳ hội nhập. Sự thay đổi về quan niệm này có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm tư, tình cảm của cô dâu, chú rể cũng như gia đình đôi bên. Nó từng bước xoá nhoà ranh giới xa gần về địa lý trong suy nghĩ về tình yêu và hôn nhân giữa các đôi trai gái không cùng một vùng miền, một quốc tịch.
2. Trước khi dẫn đến hôn nhân, lẽ thường tình là cô dâu chú rể tương lai cùng gia đình hai bên đều muốn tìm hiểu về đối tượng của mình. Trong vấn đề hôn nhân quốc tế, ngoài bản thân đối tượng sắp hôn nhân ra, phong tục tập quán, đất nước, con người xứ lạ cũng là điều các đối tượng hôn nhân quan tâm. Tuy văn hoá Việt Nam - Đài Loan có nhiều nét tương đồng, những cũng không ít dị biệt. Vấn đề giới thiệu và phổ biến văn hoá Việt Nam và Đài Loan ở hai bên, đặc biệt là phong tục tập quán, trong đó có phong tục hôn nhân chưa làm được bao nhiêu, nếu không nói là quá ít. Bởi vậy, những cuốn sách mỏng giới thiệu đại cương so sánh văn hoá hai bên cần gấp rút ra mắt bạn đọc, không chỉ so sánh nét tương đồng mà còn nêu cả nét khác biệt.
3. Yếu tố tích cực trong vấn đề hôn nhân giữa cô dâu Việt Nam với chú rể Đài Loan là điều khẳng định. Song, những sự cố xảy ra như ngược đãi, hành hạ, vi phạm nhân phẩm đối với cô dâu Việt Nam cần phải nghiêm khắc phê phán, lên án và cũng cần có những can thiệp về mặt pháp chế nhà nước đối với những hành vi trên để bảo vệ quyền lợi của họ. Điều muốn nói ở đây là không phải vì số ít những trường hợp có hành vi xấu, ngược đãi cô dâu Việt Nam mà phủ định hoàn toàn vấn đề hôn nhân Đài - Việt, nêu một vấn đề có thật rồi khái quát thành cái chung cho tất cả vấn đề. Đó hoàn toàn là cách nhìn phiến diện!
4. Điểm "nóng" trong hôn nhân giữa cô dâu Việt Nam chú rể Đài Loan là tìm đến hôn nhân chủ yếu vì mục đích kinh tế thông qua môi giới đen vẫn chưa được giải quyết thoả đáng. Chúng ta đã buông lỏng quản lý và lúng túng trước những hoạt động môi giới ngầm trong xã hội, để bọn môi giới đen lũng đoạn ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Chính phủ Việt Nam đã ra Nghị định 69/2006 - CP, ban hành ngày 21 tháng 6 năm 2006, quy định mới về việc hôn nhân và gia đình, trong đó cũng có qui định việc kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài. Nghị định nêu rõ, những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài phải do Sở Tư pháp tỉnh thụ lý. Trước khi kết hôn, cô dâu chú rể phải qua kỳ phỏng vấn để xem mức độ hiểu biết về nhau giữa họ như thế nào và cô dâu chú rể phải trực tiếp ký vào giấy đăng ký kết hôn tại Sở tư pháp địa phương. Những quy định trên nhằm hạn chế bớt phần nào những hành vi môi giới đen lũng đoạn ở các tỉnh phía Nam. Nhưng, để giải quyết tốt vấn đề này thì cần có sự tham gia một cách nghiêm chỉnh của các cơ quan hữu quan, nhất là các cơ quan pháp luật.
Từ góc độ văn hoá, vấn đề là cần chuẩn bị hành trang tối thiểu cho các cô gái muốn lấy chồng Đài Loan như bổ túc ngoại ngữ tối thiểu trong giao tiếp, tìm hiểu sơ đẳng về phong tục tập quán Đài Loan, hiểu biết tối thiểu về Luật hôn nhân và gia đình của hai bên và khi cần thiết thì liên hệ với những cơ quan hữu trách nào... Mặt khác, chúng ta cũng cần có văn bản dưới luật yêu cầu người Đài Loan muốn lấy vợ Việt Nam phải tuân theo, phải tham gia khoá học bổ túc tối thiểu tìm hiểu những điều luật và phong tục tập quán Việt Nam.

LÝ XUÂN CHUNG - NGUYỄN THỊ DUNG

(Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á)
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Côn Sơn, Gia lễ xưa và nay, Nxb Thanh niên.
2. Trần Mạnh Cát, Hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và người Đài Loan, Đề tài cấp Viện 2006, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.





(1) Trần Mạnh Cát, Hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và người Đài Loan, Đề tài cấp Viện năm 2006, tr.31.

Nguồn: Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4, 2007