THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư ngày 16/5/2012
TTXVN (Angiê 10/5)
Cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất
Liên minh châu Âu đang trải qua cuộc khủng hoảng
tài chính được cho là tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai
đến nay. Nhưng nhà sứ học Pháp Marc Perro, chuyên gia về Nga và Liên Xô
trước đây khẳng định không phải về phương diện kinh tế. Trả lời phỏng
vấn tạp chí “Đại Tây Dương” dưới đây, ông Marc Ferro, đồng thời là đồng
Giám đốc tạp chí “Biên niên sử” và Giám đốc nghiên cứu thuộc Trường cao
cấp khoa học xã hội Pháp (EHESS), thừa nhận đó là “khủng hoảng chính trị
tồi tệ nhất từ năm 1945 trở lại đây”, nhưng “chưa đến mức” như tình
hình chính trị ở châu Âu trong những năm 1940.
Hỏi: Châu Âu, như Thủ tướng Đức Angela Merkel
nói, đang trải qua thời kỳ khó khăn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới
thứ Hai đến nay. Ông có đồng ý với ý kiến này không?
Trả lời: Không còn nghi ngờ gì nữa. Cuộc khủng
hoảng kinh tế tồn tại từ 3-4 năm nay cùng với việc vị thế cường quốc thế
giới của châu Âu suy giảm, là hai thay đổi đầy kịch tính, về phương
diện kỹ thuật, người ta có thể lo ngại về tương lai của các doanh nghiệp
châu Âu. Nhưng cho rằng tình hình là giống như năm 1945 thì có thể là
đi quá xa. Hồi đó nước Đức lụn bại là do hoàn toàn bị phá hủy trong
chiến tranh. Đó là thời điểm zero trong lịch sử nước này. Do đó, thời
điểm để so sánh là hoàn toàn không thích hợp. Trái lại, sự phát triển
của châu Âu khởi đầu vào đầu những năm 1950 dường như thực sự bị phá vỡ.
Hỏi: Cơ sở thực sự của cuộc khủng hoảng hiện nay là gì?
Trả lời: Chúng ta đã tạo ra Liên minh châu Âu với
nền tảng nặng về kinh tế mà không huy động dân chúng các nước thành
viên tham gia. Ý tưởng hồi năm 1950 là phong phú vì nó cho phép Pháp và
Đức chôn vùi vĩnh viền ý đồ chiến tranh. Đức có thể gia nhập châu Âu cho
dù nước này thua trận và chịu nhục. Pháp có thể đóng vai trò động lực ở
châu Âu và tìm lại được vinh quang và phẩm cách. Tuy nhiên, tất cả
những thứ đó chỉ liên quan đến hàng công nghiệp như than và thép. Thủ
tướng Đức Konrad Adenauer hồi đó còn coi đó như một sự thần kỳ thực sự.
Tất cả được giải quyết ngầm với nhau.
Khi Hiệp ước về nông nghiệp châu Âu được ký kết
năm 1957, Maurice Fort xác nhận trong hồi ký của mình là đến Pari để tận
dụng cuộc khủng hoảng Angiêri và tạo thế mạnh. Châu Âu là một công
trình hữu ích được xây dựng mà không cần đến sự tham gia của dân chúng.
Cách làm đó hai chục năm sau dẫn đến tình trạng châu Âu bị bác bỏ như ta
thấy ngày hôm nay.
Sự xuất hiện của các cường quốc như Braxin, Trung
Quốc hay sự hồi sinh của nền công nghiệp Nga đã tiếp sức cho châu Âu và
Mỹ trong một vai trò mà các nước này không hề nghĩ đến. Đột nhiên, với
ba cuộc khủng hoang kinh tế và tài chính nổ ra từ năm 2008, tình trạng
suy giảm kinh tế bi thảm tạo ra một cái vực sâu rất đáng lo ngại cho
tương lai. Từ hai hay ba năm nay, chính các cuộc họp của G7 hay G20 chứ
không phải Liên hợp quốc hay Liên minh châu Âu, là người áp đặt lịch
trình. Châu Âu mà người ta gọi là cường quốc kinh tế, thực ra bị chi
phối bởi những cơn bột phát chủ quyền của các nước thành viên khác nhau.
Hỏi: Cuộc khủng hoảng hiện nay có thực sự khác với các cuộc khủng hoảng trước không?
Trả lời: Năm 1973, cú sốc dầu mỏ được xem là hậu
quả của cuộc xung đột giữa Ixraen và thế giới Arập. Đó là một diễn biến
không hay. Trên thực tế, đó là vụ xâm phạm đầu tiên của một nền kinh tế
không phải châu Âu cũng không phải Mỹ đối với châu Âu và Mỹ. Lúc đó
không ai có thể hiểu được hành động tấn công của Tổ chức các nước xuất
khẩu dầu mỏ (OPEC). Nhưng đó lại là sự khởi đầu của các thế lực quốc tế
hiện có một gương mặt khác. Các lực lượng này đã trở thành địch thủ của
các cường quốc cũ.
Những gì diễn ra ngày hôm nay là rất nghiêm
trọng. Đó là điều báo hiệu một tương lai ảm đạm hơn nhiều, sắp tới,
Trung Quốc sẽ chế tạo máy bay Airbus và tàu tốc độ cao TGV. Hãng sản
xuất xe hơi Peugeot vừa chuyển một phần sản xuất của mình ra nước ngoài.
Ở Pháp đang diễn ra một làn sóng phi công nghiệp hóa và đây có thể là
một chiến thuật hợp lý để không phải trả lương cao.
Hỏi: Liệu có giải pháp nào để thoát khỏi tình trạng này không?
Trả lời: Chỉ có lời chúc vô bổ mà thôi. Giữa các
nước châu Âu với nhau có một tiến trình lãnh đạo phần nào có hiệu quả về
ngân hàng và tài chính, nhưng trong lĩnh vực công nghiệp thì không. Một
chính phủ kinh tế thực thụ được xem như một điều viễn tưởng. Nhưng ngày
Trung Quốc và Ấn Độ trở thành đối thủ cạnh tranh sẽ còn nguy hiểm hơn
hiện nay, nếu không phát triển công tác nghiên cứu của mình, châu Âu sẽ
phải đối mặt với một vấn đề thực thụ. Tương lai nằm ở chất xám. Cả Pháp
lẫn Đức dường như đều không ý thức được điều đó.
Tài nguyên ảo của nước Pháp chính là việc nước
này vẫn là một trong số những nước dễ sống. Ở đâu cũng có trường học,
đường sắt, hiệu thuốc, cửa hàng ở ngay bên cạnh. Hiện nay, người ta phá
bỏ mạng lưới đó, tế bào đó, tất cả những thứ trước đây kéo các ngành
công nghiệp từ châu Á đến thiết lập cơ sở ở Pháp. Lúc đó, Pháp là nước
mà ai cũng tìm được sự yên tĩnh và an ninh.
Bây giờ, các vùng có nền công nghiệp phát triển
là miền Trung, miền Tây và Midi. Nhưng các vùng này không hề có than,
dầu mỏ, khí đốt. Đó chính là bằng chứng cho thấy trí tuệ của con người
có thể cho phép một số vùng không có tài nguyên trong lòng đất trở nên
thịnh vượng. Nếu bỏ qua tế bào đó và nếu không quan tâm đến công tác
nghiên cứu, chính phủ các nước sẽ để cho tài nguyên của mình đi đến chỗ
suy tàn.
Hịện nay, người dân cảm thấy bị tác động không
phải bởi sự xuất hiện của các cường quốc mới, mà bởi nạn thất nghiệp.
Nhưng lúc này đây, không phải các nước mới trỗi dậy phải chịu trách
nhiệm về nạn thất nghiệp, mà là chính sách phi tập trung hóa. Trái lại,
các nước này có thể mua hàng của châu Âu, do đó bây giờ không phải là
lúc ngừng hoạt động của các ngành công nghiệp.
Một nền văn minh đang hấp hối chăng?
Sau Hy Lạp đến lượt Tây Ban Nha rung chuyển trong
cuộc khủng hoảng chưa biết bao giờ mới chấm dứt ở châu Âu… Liệu những
giá trị của châu lục có còn đủ để giúp tổ chức vùng này vượt qua được
nguy cơ phá sản ở nhiều trong số các nước thành viên không? Theo ông
Franck Margain, Phó chủ tịch Đảng Thiên chúa giáo Dân chủ, cố vấn vùng
của đảng Liên minh vì phong trào nhân dân tại Ile-de-France (Pháp), các
nước phương Tây lâm vào tình thế giống như tầng lớp quý tộc vào thời kỳ
cuối thế kỷ 18, vừa ngạo mạn, vừa nợ đầm đìa, vừa vô ý thức. Lý giải
trên tạp chí “Đại Tây Dương”, ông cho rằng để có thể thoát khỏi cuộc
khủng hoảng hiện nay, châu Âu trước hết cần có một nhãn quan mới, thiên
về nhân văn và văn hóa, thay vì nhãn quan vật chất như hiện nay.
Trong khi châu Âu rung chuyển mạnh trước tình
hình báo động ở Tây Ban Nha, nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi cuộc khủng
hoảng hiện nay sâu rộng đến mức nào, thực trạng hiện nay ra sao và sẽ
tiến triển như thế nào. Những giá trị của châu Âu liệu có còn đủ để giúp
lục địa này có được một nền văn hóa tích cực hay đang trở thành một nền
văn minh hấp hối? Cái được mất lúc này chưa hiện hình rõ mặc dù tình
hình không có gì là sáng sủa…
về phương diện kinh tế, Hy Lạp đã phá sản, Ai Len
đang trong thời kỳ nghỉ dưỡng lâu dài, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đang
đứng bên bờ vực phá sản. Các nước này không có khả năng giảm mức thâm
hụt và khả năng thanh toán trong khi thị trường tài chính không tin các
nước này có thể thiết lập được cân bằng về lâu dài. Italia, Bồ Đào Nha
và Tây Ban Nha thi hành chính sách giảm đáng kể chi phí công. Pháp đã
mất một phần của mức xếp hạng và một liên minh “xã hội-cộng sản” đứng
đầu Nhà nước và là “kẻ thù của tài chính”, được tạo ra không phải để
trấn an. Đức và chính sách quản lý chặt chẽ của nước này vẫn trụ được,
nhưng tăng trưởng là không đáng kể do xuất khẩu sang các nước Khu vực
đồng euro cũng như tiêu thụ trong nước giảm mạnh. Kế hoạch tăng thuế và
giảm chi tiêu công sẽ không kích thích cả tiêu thụ của các hộ gia đình
lẫn tinh thần của người tiêu dùng, trong khi nạn thất nghiệp có xu hướng
tăng tới mức trung bình 10% trong toàn cộng đồng châu Âu.
Liên quan đến thuế, chính sách của các nước thành
viên châu Âu không đồng nhất khiến tình hình thuế khóa không rõ ràng và
không công bằng. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng phá giá
mức thuế. Chẳng hạn tại Italia, Tây Ban Nha, Hy Lạp, chính quyền không
thu được thuế thu nhập cho Nhà nước mặc dù thời hạn được gia hạn nhiều
lần, hay chỉ thu được 10% như ở Bungari trong khi áp lực thuế vẫn rất
lớn ở nhiều nước khác.
Còn món nợ đã lên tới mức kỷ lục. Năm 2010, món
nợ của Pháp vượt quá mức 80% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Vào thế kỷ
18, món nợ của hoàng gia, một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách
mạng Pháp, lúc đó vào khoảng 80% GDP. Quả thực, cũng những nguyên nhân
đó có thể không gây ra hậu quả tương tự, nhưng thực trạng tình hình
không giúp lạc quan được về kinh tế và chính trị. Tại Hy Lạp, món nợ
hiện nay lên tới 150% GDP. Đức cũng lập kỷ lục về nợ kể từ khi nước Cộng
hòa ra đời vào năm 1949, với 1.791 tỷ euro, tương đương 73% GDP. Còn
Anh cũng nợ tương đương với 65% GDP.
về phương diện chính trị, các nước phương Tây năm
2012 nghĩ có thể nhờ tăng trưởng kinh tế mà có được quyền vượt lên trên
các nước khác. Nhưng họ phải đối mặt với Trung Quốc, Braxin và Ấn Độ,
những nước có ý định biến thành công kinh tế của mình thành vốn xã hội.
Trung Quốc không còn là một nước thuộc Thế giới thứ ba nữa, mà là chủ nợ
của một số nước thành viên Liên minh châu Âu. Năm 2008, thông qua tổ
hợp Cosco Pacific Ltd, nước này ký thỏa thuận theo đó Nhà nước Hy Lạp
chuyển nhượng Pirée, một trong những hải cảng quan trọng nhất ở Địa
Trung Hải, cho Trung Quốc trong vòng 35 năm. Các nhà lãnh đạo phương Tây
đành ngậm ngùi chấp nhận tình thế mới này.
Trên thực tế, Liên minh châu Âu đang đứng ở ngã
ba đường: phương Tây đã đạt đến điểm đảo ngược. Các nước phương Tây ở
trong tình thế giống như tầng lớp quý tộc vào cuối thế kỷ 18. Vừa ngạo
mạn, vừa nợ đầm đìa, nhưng lại vô ý thức. Vào thế kỷ 18, cuộc Cách mạng
Pháp đã thổi bay thế giới cổ lỗ đó, đẩy giới quý tộc xuống hàng sau
trong cộng đồng dân tộc. Đó chính là điều đang đe dọa châu Âu nếu các
nước không cẩn thận.
Do đó, cuộc khủng hoảng phải là tiền đề để xốc
lại mình. Bởi lẽ cuộc khủng hoảng này không phải là hậu quả lôgích của
một tiến trình lịch sử và không thể tránh khỏi, mà phản ánh những giá
trị của châu Âu. Những gì châu Âu đọc được ở trong đó không phải là cái
gì khác ngoài hình ảnh của chính họ. Đó là hình ảnh về lòng tham của
châu Âu và một xã hội đang đâm mình trong cái không bền vững và chủ
nghĩa vật chất với những hạn chế đã hiện rõ.
Châu Âu cần phải thay đổi lập trường mới có thể
đảo ngược tình trạng đó, không phải thành thảm họa, mà thành cơ hội để
thiết lập một xã hội mới dựa trên con người chứ không dựa vào sự vật.
Châu Âu cũng cần hướng tư duy đến ý tưởng về một nền kinh tế xã hội và
đoàn kết để thay thế chính sách sản xuất cấp tập. Dường như trong đó có
chỗ để tập hợp con người nhằm đối phó với khủng hoảng. Sẽ là hữu ích đối
với châu Âu khi nhìn thẳng vào cái được mất thực sự trong đời sống kinh
tế hơn là đánh cược về nỗi lo sợ trước tương lai và tìm người chịu tội
thay mình.
Như vậy, Liên minh châu Âu cần từ bỏ một quan
niệm nào đó về cuộc sống, xã hội, sản xuất, và dám nghĩ ra một thế giới
trong đó cái đã có nghĩa là con người, là quan trọng hơn cái được tạo
ra. Phát triển thực sự xã hội chỉ có thể phụ thuộc vào tăng trưởng kính
tế của xã hội đó. Tâm lý lo ngại ở các nước rơi vào suy thoái cho thấy
rõ ràng tài sản vật chất trước đó đã che lấp sự thiếu vắng phát triển
trí tuệ. Do đó, có thể châu Âu phải cấp thiết tạo ra một nhãn quan về
con người có trách nhiệm thông qua hoạt động kinh tế, cuộc sống của
người khác và cùng chung sống. Chỉ có nhãn quan đó mới nuôi dưỡng được
niềm hy vọng giúp châu Âu vượt qua được cuộc khủng hoảng hiện nay vì
trước hết, đó là một cuộc khủng hoảng về nhận thức.
Cuộc phản cách mạng nhân văn đó phải được bắt đầu
ở Pháp và sau đó triển khai ra toàn châu Âu. Muốn vậy, các nước thành
viên Liên minh châu Âu cần có nhãn quan nhân văn về công cuộc xây dựng
châu Âu như của Robert Schuman, theo đó, “châu Âu, trước khi là một liên
minh quân sự hay một thực thể kinh tế, phải là một cộng đồng văn hóa”.
Trong cuộc khủng hoảng kéo dài 10 năm
Liên minh châu Âu lâm vào một cuộc khủng hoảng
không đơn thuần chỉ trong lĩnh vực tiền tệ và tài chính mà, theo ông
lacques Myard, nghị sĩ vùng Yvelines (Pháp), đặc biệt về phương diện cơ
cấu, nghĩa là liên quan đến hệ thống tổ chức của cả một tổ chức vùng có
quy mô lớn. Ông tỏ ra không mấy lạc quan về tương lai của tổ chức này vì
gần như mọi thứ bị tê liệt hay bị làm cho tê liệt dưới sức nặng của một
bộ máy quan liêu, nặng nề, nhưng điểm mấu chốt nhất là không đồng nhất.
Theo ông iacques Myard đồng thời là thành viên ủy ban đối ngoại và châu
Âu của Quốc hội Pháp tân tổng thống nước này, Francois Hollande, sẽ
không làm được gì trong nhiệm kỳ 5 năm của ông vì muốn lột xác cho Liên
minh châu Âu phải mất 10-15 năm. Dưới đây là ý kiến của ông khi trả lời
phòng vấn tạp chí “Affaires Stratégiques”.
Hỏi: Có phải châu Âu hiện đang phải trả giá cho những khiếm khuyết của mình không?
Trả lời: Chắc chắn châu Âu phải trả giá nhiều hơn
là cho những khiếm khuyết về cơ cấu. Tôi tin tổ chức này được xây dựng
không vững chắc vì được hình thành trên cơ sở nhãn quan “khối” nhằm tạo
ra một châu Âu-sức mạnh. Đó là một ý tưởng hoàn toàn mang tính viễn
tưởng, đặc biệt khi ta nhìn vào thực trạng không đồng nhất của tổ chức
này.
Theo nghĩa đó, tôi nghĩ châu Âu đang phải trả giá
cho ba loại khiếm khuyết có tính cơ cấu và viễn tưởng. Thứ nhất, đây là
một tổ chức hoàn toàn mang tính sát nhập theo kiểu hoàn toàn duy ý chí.
Thứ hai, đồng euro cũng có tính chất tương tự. Thứ ba là khiếm khuyết
mang tính chất lịch sử. Thế giới hiện nay đã thay đổi và bước vào kỷ
nguyên sức mạnh tương đối. Như vậy, không cần phải có “khối” nữa.
Trên thực tế, thế giới có các mối quan hệ xuyên
quốc gia phát triển rất sâu rộng. Ngay cả kiểu, thậm chí khái niệm
“Mười” hay “Ba” nước châu Âu, với chuẩn mực cộng đồng vốn đã hoàn toàn
không còn tồn tại, cho thấy Pháp chắc chắn có lợi ích ở châu Âu, nhưng
cũng có cả lợi ích trên toàn thế giới nữa. Đó là lợi ích kinh tế, lợi
ích chính trị, thậm chí cả lợi ích văn hóa. Như vậy, ý tưởng đó đã trở
nên hoàn toàn lạc hậu về phương diện khái niệm, nhưng vẫn có, thậm chí
vẫn giữ được tính hữu ích về phương diện vùng.
Hỏi: Theo ông, có lối thoát nào cho cuộc khủng hoảng châu Âu không?
Trả lời: Đây sẽ là một cuộc khủng hoảng kéo dài
trong 10 năm. Liên minh châu Âu đang trong cơn khủng hoảng. Bản thân sự
việc nói lên điều đó. Cả hệ thống đang nổ tung dưới sức nặng và tình
trạng tê liệt của nó. Đồng euro cũng trong cơn khủng hoảng mà không thể
chữa chạy theo kiểu vá víu như sẵn sàng xóa bỏ món nợ theo kiểu Hy Lạp.
Lửa vẫn đang âm ỉ dưới lớp than bùn. Tình hình không có gì khá hơn vì
người ta chỉ dập ngọn lửa ở phía trên.
Thứ hai, ta thấy rằng tất cả các thẩm quyền, với
tất cả sự nặng nề của nó, đều được chuyển đến Brúcxen, từ đó gây ra tình
trạng tê liệt. Đó là lý do giải thích tại sao tôi hoàn toàn tin rằng
Liên minh châu Âu đang ở trong một cuộc khủng hoảng sẽ kéo dài 10 năm.
Vậy điều gì sẽ xảy ra. Thực tế cho thấy sự việc
sẽ diễn ra ở hai cấp độ. Tôi tin sẽ diễn ra tiến trình trở lại rất mạnh
mẽ với quy mô quốc gia, cả về phương diện quốc phòng lẫn tổ chức và một
số lĩnh vực khác, chẳng hạn việc đi lại của người dân. Ta đã thấy điều
gì xảy ra liên quan đến hiệp ước Schengen, với việc các quốc gia đang
trở lại nắm giữ vai trò của mình. Dưới đó, với những gì mang tính chất
xuyên quốc gia, là kỹ thuật của luật đồng nhất, một vấn đề cổ xưa như
thế giới, vì người ta không đợi phải được ủy thác mới tiến hành thanh
toán đối với các vụ chuyển tiền qua ngân hàng. Thư tín dụng là một thứ
luật đồng nhất của Hội nghị La Hay vào cuối thế kỷ 19.
Tóm lại, không có gì là mới. Sự việc vẫn sẽ tiếp
tục diễn ra như vậy. Đối với tất cả những gì là mối quan hệ xuyên quốc
gia, chỉ còn những phương pháp mang tính cộng đồng sẽ tồn tại. Ta sẽ
thấy rõ mối quan hệ đó phát triển trên hai bình diện: giữa các Nhà nước
với nhau và xuyên quốc gia, và trên thực tế rất nhiều thẩm quyền sẽ lại
từ Brúcxen trở về với quốc gia.
Hỏi: Tân tổng thống Pháp cần có chính sách nào đối với châu Âu?
Trả lời: Sẽ là không đơn giản cho tân tổng thống
Pháp trong thời gian đầu. Tôi nghĩ có thể phải cần đến hơn một nhiệm kỳ 5
năm. Điều chỉnh lại, tái tạo lại châu Âu sẽ cần khoảng thời gian dài
hơn 5 năm, có thể là 10 hoặc 15 năm. Như vậy, cần có rất nhiều thời
gian. Tân tổng thống Pháp, đến một lúc nào đó, sẽ nhận ra rằng hệ thống
đang tê liệt và châu Âu đang ở trong ngõ cụt.
Nếu là tổng thống, tôi sẽ là người không may mắn.
Đến một lúc nào đó, sự việc sẽ sụp đổ. Một khi đã sụp đổ thì sẽ không
thể tiếp tục như cũ được mà mọi thứ sẽ phải làm lại từ đầu.
Nhưng tôi rất sợ sự việc sẽ không diễn ra như
vậy. Sẽ là điều tồi tệ nhất nếu châu Âu lâm vào suy thoái trong một thời
gian dài. Đến một lúc nào đó, mọi việc vỡ bung ra và sẽ phải bắt đầu
lại từ đầu. Dù tân tổng thống Pháp là ai, tôi chúc ông ta có đủ lòng
dũng cảm để hiểu ra rằng hệ thống đó đã không còn tác dụng.
Liệu có sụp đổ không?
Tỷ phú Mỹ George Soros tỏ thái độ lo ngại trước
thực trạng của Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Ông cho rằng cuộc khủng
hoảng chưa chấm dứt trong khi các nhà lãnh đạo châu Âu tỏ ra lạc quan
hơn. Như vậy, có sự đánh giá khác nhau về vấn đề này. Trong khi thị
trường lắng dịu, nhà tài phiệt Mỹ lại tỏ ra bi quan. Nhà tài phiệt
George Soros so sánh cuộc khủng hoảng hiện nay với các yếu tố đã dẫn đến
tình hình của Liên Xô trong những năm 1990, thậm chí không loại trừ khả
năng Liên minh châu Âu đang đứng bên bờ vực sụp đổ như Liên bang
Xôviết.
Phân tích trên tạp chí “Đại Tây Dương”, ông
Frederik Ducrozet, nhà kinh tế trưởng về Khu vực đồng euro thuộc ngân
hàng Crédit Agricole CIB, thừa nhận cuộc khủng hoảng châu Âu – với khủng
hoảng thể chế còn nặng nề hơn khủng hoảng nợ – vẫn chưa chấm dứt, trái
ngược với những gì thị trường hy vọng hồi đầu năm. Các quyết định bất
thường của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cho phép lĩnh vực ngân
hàng không bị mất ổn định có thể dẫn tới hậu quả tai hại, đồng thời giúp
chính phủ các nước có thêm thời gian để đối phó với tình hình có tính
chất tình thế khó khăn hơn. Nhưng hỗ trợ điều kiện tiền mặt (của các
ngân hàng, Nhà nước và cả của khu vực tư nhân) không thể là giải pháp
cuối cùng cho cuộc khủng hoảng.
Lý do là cuộc khủng hoảng Khu vực đồng euro xuất
phát từ những nguyên nhân mang tính cơ cấu, nảy sinh từ các đợt áp lực
trên thị trường, do đó phải khắc phục các nguyên nhân đó bằng giải pháp
cơ cấu. Theo chuyên gia Frederik Ducrozet, đó có thể là cải cách cơ cấu
theo kiểu tư duy mậu dịch tự do đối với các nước có nền kinh tế “cứng
nhắc” nhất (như “liệu pháp mậu dịch tự do” kiểu Đức, với nhiều hình thức
và kèm theo các biện pháp hỗ trợ ngắn hạn, cụ thể là đối với cải cách
liên quan đến thị trường lao động).
Nhưng không phải chỉ có thế. Ông Frederik
Ducrozet nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tiếp tục tiến hành cải cách bắt
buộc đối với các thể chế châu Âu, hướng tới một “chế độ kiểu liên bang
giữa các Nhà nước-Dân tộc”, nhưng sâu rộng hơn những gì mà cựu Chủ tịch
ủy ban châu Âu Jacques Delors nói đến. Biện pháp song hành này, cụ thể
là thắt lưng buộc bụng bắt buộc đối với các nước, phải được công bố rõ
ràng để các nước dễ dàng chấp nhận hơn những điều chỉnh đối với các kế
hoạch kinh tế, chính trị và xã hội. Thực tế là các cuộc thảo luận gần
đây xung quanh một “hiệp ước tăng trưởng” cho thấy, năm nọ bù năm kia,
châu Âu đang đi tới đoàn kết hơn giữa các Nhà nước thông qua cơ chế ổn
định tài chính (như Quỹ bình ổn tài chính châu Âu-EFSF, Cơ chế bình ổn
châu Âu-ESM), chuyển vốn trực tiếp hay sử dụng nhiều hơn các quỹ cơ cấu
châu Âu và ECB.
Một khó khăn khác nảy sinh từ việc các biện pháp
điều chỉnh cơ cấu mà các nước thành viên bắt buộc phải áp dụng, vốn đã
đau đớn vào lúc bình thường, phải được thực hiện trong một quãng thời
gian ngắn hơn, dưới áp lực của thị trường, và trong bối cảnh giảm nợ
trong các khu vực tư nhân và Nhà nước. Trong lịch sử kinh tế hiện đại,
một trong những nước phát triển duy nhất thành công trong cuộc đấu này
là Thụy Điển. Nhưng nước này có thể làm được vì có tiến trình chính trị
tương đối ổn định, và đặc biệt nhờ phá giá mạnh đồng tiền của mình. Đó
lại là hai khác biệt lớn so với tình hình hiện nay trong Khu vực đồng
euro.
Các nước thành viên Khu vực đồng euro đang gặp
khó khăn (Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…), thậm chí cả Pháp, được yêu
cầu phải đi theo mô hình của Đức. Nhưng một vấn đề được đặt ra là Đức có
sức cạnh tranh lớn hơn rất nhiều so với các nước châu Âu khác.
Trong một thời gian dài, Đức giảm thiểu vai trò
của mình trong việc tạo ra tình trạng mất cân bằng ở trong nước cũng như
trong việc thoát khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, Thủ tướng Angela Merkel
tháng 11/2011 đã ký thông cáo của Nhóm G20 và qua đó khẳng định cam kết
tập thể hỗ trợ cầu trong nước ở các nước có đủ khả năng xoay xở, trong
đó có Đức. Nói đúng ra, xóa bỏ dần tình trạng mất cân bằng (tính cạnh
tranh, thâm hụt ngân sách công, thanh toán thông thường…) cũng có liên
quan đến các nước có thặng dư.
Đức phải tham gia tiến trình đó, nhưng không nhất
thiết có nghĩa là nước này sẽ bị giảm tính cạnh tranh khi để tiền lương
tăng cao, vì vẫn còn cơ chế nhắc nhở để duy trì tiền lương ở mức phù
hợp với lợi nhuận sản xuất về trung hạn. Nhưng tăng lương một cách tương
đối và trong một thời gian ngắn ở Đức có thế sẽ nằm trong số các biện
pháp điều chỉnh được thực hiện. Mặt khác, Đức có thể (hay sẽ phải) áp
dụng các biện pháp mới về cơ cấu để thúc đẩy cầu trong nước và tài trợ
nền kinh tế về dài hạn, khi dân số đưa nước này vào một tình thế không
thuận so với ở các nước láng giềng, Nói cách khác, trong những năm tới,
Đức có thể phải áp dụng phương châm “Hãy làm những gì tôi nói, đừng làm
những gì tôi làm”.
Theo nhà đầu tư Mỹ George Soros, cuộc khủng hoảng
sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Các nhà lãnh đạo chính trị châu Âu tuyên
bố quá sớm rằng cuộc khủng hoảng đã chấm dứt. Nhưng điều đó là không
chính xác vì các vấn đề vẫn còn đó. Sự cách biệt về tính cạnh tranh giữa
các nước, vốn ngày càng sâu rộng hơn trong khi lãi suất giống nhau, vẫn
không mất đi. Liên minh châu Âu không thể tồn tại được sau khủng hoảng
nợ nếu không áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng như của Đức. Như
vậy, châu Âu sẽ phải đối mặt với tình trạng kinh tế chững lại trong một
thời kỳ dài.
Một trong những điểm đáng lo ngại nhất trong Khu
vực đồng tiền chung châu Âu hiện nay là vấn đề tái quốc hữu hóa thị
trường nợ. Các ngân hàng Tây Ban Nha mua nợ của Tây Ban Nha và các ngân
hàng Pháp mua nợ cua Pháp, nhưng sẽ không có ngân hàng Pháp nào mua nợ
của Tây Ban Nha nữa. Điều đó rất có thể dẫn đến trình tạng đồng euro sẽ
tan vỡ như kiểu người ta cố tái tạo ra trứng sau khi đã dùng trứng để
làm món tráng rán.
Muốn cứu Khu vực đồng euro, Đức cần đóng góp tài
chính nhiều hơn nữa và phải quyết định có muốn có đồng euro nữa hay
không. Nếu muốn, Đức cần tài trợ, nếu không sẽ phải ra khỏi Khu vực đồng
euro, Nhưng đến lúc đó, bản thân Đức cũng phải chấp nhận xuất khẩu bị
ảnh hưởng vì đồng tiền mới của họ sẽ được nâng giá rất cao.
Nhà đầu tư Mỹ George Soros nhận xét với cơ chế
hiện nay, đồng euro đã gây phương hại tới chính sách kinh tế đoàn kết
của châu Âu. Liệu đồng tiền chung châu Âu có thực sự là điều bất lợi
trong tình hình hiện nay không?
Đồng euro, theo chuyên gia Frederik Ducrozet, là
một thế mạnh lớn đối với tất cả các nước thành viên Liên minh kinh tế và
tiền tệ (EMU) và vẫn giữ được vai trò đó trong suốt cuộc khủng hoảng
hiện nay. George Soros cũng như nhiều người trước và sau đó, đã không
lầm khi nhấn mạnh đến những bất lợi so sánh mà đồng euro khiến các nước
gặp khó khăn nhất hiện nay phải gánh chịu. Nhưng các nước này có thể
được hưởng lợi từ việc phá giá mạnh nếu họ không bị ràng buộc bởi chính
sách tiền tệ duy nhất của ECB. Các nhà quan sát đó cũng có lý khi nhắc
lại rằng việc phát hành đồng euro thuộc loại mù quáng tập thể của các
nhà đầu tư trong những năm 2000, khi bảo hiểm rủi ro đối với các nước
phụ cận đều giống nhau mà không phản ánh được những rủi ro tiềm ẩn thực
sự. Tấm gương Hy Lạp cho thấy rõ điều đó nhất.
Không những châu Âu không có hình thức kiểm soát
dẫn đến việc vay nợ công và/hay tư quá mức, mà tình trạng vay quá nhiều
còn tăng lên trước tác động của đồng euro, theo nghĩa thị trường độc
nhất cho phép một số nhà đầu tư nhanh chóng chuyển tiền mặt và, rốt
cuộc, cả số dư thừa tiền gửi tiết kiệm tư nhân, về các thị trường được
đánh giá là ít rủi ro hơn, cụ thể như Đức và một số nước “trung tâm” của
Khu vực đồng euro. Những vụ chuyển vốn đó làm sâu sắc thêm tình trạng
mất cân bằng vốn đã tồn tại giữa các thị trường và giữa các nước với
nhau. Tình hình đột ngột đảo chiều vào đầu năm 2010, rồi lại tiếp tục
đáo chiều vào quý Hai năm 2011, là minh chứng cho cuộc khủng hoảng niềm
tin sâu sắc như đang diễn ra hiện nay.
Trái lại, chuyên gia Prederik Ducrozet cho rằng
khó có thể che giấu lợi thế khi là thành viên Liên minh kinh tế và tiền
tệ, hay làm như thể việc thành lập thể chế này là có thể đảo ngược được.
Tất cả các nước thành viên tiếp tục được hưởng lợi từ đồng euro, Đó là
Đức, với mức tỷ giá hối đoái thực trên thực tế bị đánh hạ và tăng trưởng
được hỗ trợ mạnh bởi đồng euro (khoảng hơn 50%, theo một số công trình
nghiên cứu mới đây). Đó cũng là các nước “ngoại vi” (như Hy Lạp, Bồ Đào
Nha, Ai Len) hiện nay được bảo vệ bởi cơ chế đoàn kết liên quốc gia, cho
dù phải trả giá bằng các biện pháp điều chỉnh đau đớn.
Theo nhà tài phiệt George Soros, Liên minh châu
Âu đang ở trong tình thế giống với Liên bang Xôviết khi cuộc khủng hoảng
đồng euro có khả năng tàn phá đến mức hủy hoại nền tảng của tổ chức
này. Tình trạng khủng hoảng sâu rộng hiện nay về xã hội, kính tế và tinh
thần, có thể cho thấy đây là một tiến trình phân hủy tương tự. Cuộc
khủng hoảng sẽ còn xấu
thêm vì tái tài trợ dài hạn chỉ làm vấn đề chậm
phát triển hơn mà thôi. Theo ông, đồng euro gây phương hại tới chính
sách đoàn kết của Liên minh châu Âu và, nếu tình hình tiếp tục như vậy,
sẽ có thể phá vỡ liên minh này./.