THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Chủ nhật, ngày 13/5/2012
(American Foreign Policy Interests)
Những thách thức về an ninh mới, từ các cuộc tấn
công mang đến những nhà nước yếu kém không thể bị ngăn chặn bởi mối đe
dọa về sự trả đũa bằng quân sự, cũng như các hoạt động quân sự sẽ không
phải là sự đáp trả thích hợp trong hầu hết các trường hợp. Thay vào đó,
cần phải nhấn mạnh vào sự phòng ngừa tăng cường sức bền. Nếu Tổ chức
hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) muốn đóng một vai trò có ý nghĩa trong
việc giải quyết những thách thức như vậy tổ chức này sẽ phải phát triển
một sự hiểu biết rõ ràng hơn về bản chất của những thách thức này, xây
dựng các mối quan hệ chặt chẽ hơn với các quốc gia và các thể chế khác,
và tìm kiếm những sự cộng tác với khu vực tư nhân. Trên hết, các nước
đồng minh sẽ phải sử dụng NATO như một diễn đàn để thảo luận về những
thách thức về an ninh đang nổi lên và những ảnh hưởng của chúng.
Vào ngày 27/4/2007, Êxtônia đã trở thành nạn nhân
của một cuộc tấn công mạng lớn. Trong vòng 3 tuần, các máy chủ của Quốc
hội, các bộ, các ngân hàng và phương tiện truyền thông đại chúng của
một nước thành viên nhỏ khu vực Bantích của Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương (NATO) này đã bị phá vỡ hay bị làm tê liệt bởi một cuộc tấn công
đã sử dụng các máy chủ ở hơn 100 quốc gia. 6 năm sau cuộc tấn công vào
Niu Yoóc và Oasinhtơn, khi một nhóm những kẻ khủng bố được chỉ dẫn từ
Ápganixtan đã tìm cách tiến hành một cuộc tấn công chiến lược nhằm vào
cường quốc quân sự mạnh mẽ nhất của thế giới bằng việc sử dụng các biện
pháp hoàn toàn phi quân sự, các chuyên gia mạng của NATO đã trải qua sự
kiện “11/9” của chính họ.
Tuy nhiên, không giống như vào ngày 11/9/2001,
các cuộc tấn công vào Êxtônia đã không dẫn đến sự viện dẫn điều khoản
phòng thủ tập thể của Hiệp ước Oasinhtơn, cũng không có hoạt động quân
sự nào chống lại những kẻ bị cho là thủ phạm. Mô hình Ápganixtan không
phù hợp với một cuộc tấn công mạng nặc danh. Cả sự răn đe lẫn sự trả đũa
không tỏ ra là những loại hình hữu ích. Chỉ còn lại một sự lựa chọn:
trong tương lai, cơ sở hạ tầng điện tử của các nước đồng minh sẽ phải
được củng cố tới mức những cuộc tấn công như vậy sẽ không gây ra quá
nhiều thiệt hại.
Sự tăng lên đều đặn của những cuộc tấn công mạng
trên khắp thế giới chứng tỏ rằng những gì đã xảy ra ở Êxtônia vào năm
2007 không phải là một sự kiện khác thường. Những cuộc tấn công mạng
cũng không phải là thách thức an ninh duy nhất không thể được ngăn chặn
bởi sự đe dọa trả đũa bằng quân sự. Chủ nghĩa khủng bố, các cuộc tấn
công mạng, “những nhà nước thất bại”, Sự phổ biến các vũ khí hủy diệt
hàng loạt, và sự dễ bị tổn hại ngày càng tăng của nguồn cung năng lượng
và nguyên liệu thô, và các thảm họa nhân đạo là những diễn biến vượt ra
bên ngoài mô hình răn đe. Các hoạt động quân sự cũng sẽ không được coi
là sự đáp trả thích hợp trong hầu hết các hoàn cảnh. Câu trả lời thực sự
đối với những thách thức phi truyền thống này vượt ra ngoài sự răn đe
và trả đũa: chúng nằm ở sự phòng ngừa và tăng cường sức bền. Đối với
NATO đang theo đuổi việc báo vệ an ninh của gần 900 triệu dân, điều này
có nghĩa là một sự thay đổi đáng kể theo cách thức suy nghĩ và hành động
của tổ chức này.
An ninh từ địa lý đến chức năng
Sự không thỏa đáng của một đường hướng bị động và
dựa trên sự tra đũa đã được nhận ra kể từ khi kết thúc Chiến tranh
Lạnh. Những đặc trưng của giai đoạn đó – một kẻ thù hữu hình đơn lẻ, các
khả năng quân sự cân xứng thời gian cảnh báo dài và, trên hết, giả định
rằng các đối thủ sẽ được dẫn dắt bởi một tính toán quan hệ lỗ-lãi hợp
lý – đã khiến sự răn đe hạt nhân trở thành phương tiện thích hợp (và khả
thi) để ngăn chặn chiến tranh. Những đặc điểm này từ lâu đã không còn
nữa. Những nỗ lực ban đầu không thành công của NATO sử dụng ảnh hưởng
tiết chế đối với các cuộc xung đột do sự tan rã của Nam Tư vào đầu những
năm 1990 là một sự nhắc nhở mạnh mẽ về việc cần thiết phải có một đường
hướng khác. Một chính sách mà trong 40 năm đã xoay quanh sự phô trương
sức mạnh đã không mang lại bất cứ lựa chọn hữu ích nào trong một cuộc
xung đột giữa các bên thứ ba. Các cuộc xung đột ở các nước Tây Bancăng
có thể chỉ được ngăn chặn bằng sự can thiệp quân sự.
Sự can dự quân sự của NATO ở Tây Bancăng, mà đã
giúp chấm dứt các cuộc xung đột ở khu vực này và đã mang lại một môi
trường an toàn cho sự khởi đầu mới, là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự
thay đổi hướng tới một đường hướng tích cực hơn. Do đặc trưng mới của
nhiệm vụ dành cho NATO này và những ảnh hưởng tiềm tàng của nó đối với
châu Âu nói chung và vai trò trong tương lai của Liên minh này nói
riêng, quyết định trở nên can dự đã chỉ đến sau các cuộc tranh luận kéo
đài và đau đớn giữa các nước đồng minh. Tuy nhiên, quyết định can thiệp
vào Ápganixtan sau các cuộc tấn công khủng bố “11/9” được thực hiện gần
như ngay lập tức, mà không có các cuộc tranh luận kéo dài. “Hội chứng
ngoài khu vực” đã ngăn cản NATO dự tính hành động quân sự bên ngoài khu
vực Hiệp ước NATO cuối cùng đã mất đi.
Tuy nhiên, ngay cả sự thay đổi hậu “11/9” từ sự
lý giải về an ninh mang tính địa lý sang mang tính chức năng sẽ không đủ
để NATO đương đầu với các thách thức của đầu thế kỷ 21. Một mặt, nhiều
vấn đề của sứ mệnh Apganixtan để lộ rằng cái giá cao của những sự can dự
lớn về mặt quân sự sẽ phải trả chỉ trong những hoàn cảnh nghiêm trọng
nhất. Mặt khác, mối quan hệ giữa một hành động khủng bố cụ thể và một
“nhà nước thất bại” hơn bao giờ hết khó có thể rõ ràng như so với trong
trường hợp mối quan hệ giữa sự kiện “11/9” và Apganixtan. Do đó, trong
khi sự sẵn sàng can thiệp về mặt quân sự mà không có những giới hạn về
mặt địa lý là không thể thiếu được đối với bất cứ chính sách an ninh có ý
nghĩa nào trong thời đại toàn cầu hóa, nó không đủ để giải quyết một
loạt các nguy cơ và các mối đe dọa.
Môi trường an ninh đang, nổi lên
Nhìn vào môi trường an ninh đang nổi lên chứng
minh sự khẳng định này. Theo một phân tích chủ đạo, những thập kỷ sắp
tới sẽ chứng kiến sự suy giảm về chủ quyền nhà nước, sự chuyển giao
quyền lực từ các nhà nước sang các mạng lưới quốc tế hay phi nhà nước,
và sự tăng sức mạnh tàn phá của các bên tham gia phi nhà nước này. Một
tiến triển quan trọng khác là việc tiếp tục dựa vào việc tạo ra năng
lượng hạt nhân dân sự. Ngoài những thách thức về vấn đề an toàn về mặt
kỹ thuật, việc sử dụng năng lượng hạt nhân có thể gây ra những nguy cơ
đáng kể về phổ biến hạt nhân quân sự. Tối thiểu là nó sẽ dẫn đến việc
tăng số nhà nước “thực sự” có vũ khí hạt nhân, khả năng chuyển hóa các
chương trình hạt nhân dân sự của họ thành các chương trình hạt nhân quân
sự trong một thời gian ngắn. Như Khái niệm chiến lược 2010 của NATO lưu
ý, “trong thập kỷ tới, sự phổ biến vũ khí hạt nhân sẽ nghiêm trọng nhất
ở một số khu vực bất ổn nhất của thế giới.
Một đặc trưng khác của môi trường an ninh đang
nổi lên là hiện tượng các “nhà nước đang thất bại” đang tiếp diễn. Khi
nhiều trong số những không gian không được cai trị này có thể trở thành
nơi luyện tập cho các nhóm khủng bố hay nơi trú ẩn an toàn cho những kẻ
cướp biển, những kẻ buôn ma túy và buôn người, những ảnh hưởng an ninh
của “sự thất bại” của các nhà nước này sẽ vượt ra ngoài nơi xuất phát
của chúng. Những cuộc tấn công mạng, mà đã trở thành một hình thái mới
của cuộc chiến tranh cấp thấp diễn ra thường xuyên, sẽ tăng hơn nữa về
tần suất và độ tinh vi, chuyên từ việc làm gián đoạn các dịch vụ đến
việc phá hủy hoàn toàn phần cứng. An ninh năng lượng cũng sẽ trở thành
một mối lo ngại ngày càng tăng. Như Khái niệm an ninh đề cập đến vấn đề
này, “một số nước thuộc NATO sẽ trở nên phụ thuộc hơn vào các nguồn cung
năng lượng từ nước ngoài và trong một số trường hợp, vào các mạng lưới
cung cấp và phân phối năng lượng từ nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu
năng lượng của họ. Khi một phần tiêu thụ lớn hơn của thế giới được vận
chuyển trên khắp toàn cầu, các nguồn cung năng lượng đang ngày càng dễ
bị phá vỡ”.
Những tiến triển này có thể bị trầm trọng thêm
bởi những sự thay đổi về chính trị và môi trường khác. Một sự thay đổi
như vậy là sự nổi lên của các bên tham gia toàn cầu mới, thường không
muốn tham gia theo các quy tắc mà họ xem là phần lớn được phát triển bởi
– và phục vụ các lợi ích của – phương Tây. Một sự thay đổi khác có thể
là sự thay đổi khí hậu, không chỉ dẫn đến việc tăng các thảm họa thiên
nhiên mà còn làm nảy sinh các thách thức khác từ an toàn lương thực đến
các đại dịch.
Hướng tới sự phòng ngừa và sức bền
Trong khi bức tranh này còn lâu mới được hoàn
thành, nó chứng tỏ tại sao đường hướng dựa trên sự răn đe sẽ là không đủ
nếu NATO muốn đóng một vai trò đầy ý nghĩa trong môi trường an ninh mới
này. Chẳng hạn, các cuộc tấn công khủng bố ở đường xe điện ngầm hay
trên máy bay không thể được ngăn chặn bằng sự đe dọa trả đũa về mặt quân
sự mà chỉ bằng sự hợp tác của cảnh sát và cơ quan tình báo. Vì thế kịch
bản được thảo luận thường xuyên về “bom bẩn” của bọn khủng bố gây ra sự
hoảng sợ bằng việc phát tán vật liệu kích hoạt phóng xạ cũng vượt ra
ngoài lôgích cổ điển về sự răn đe. Ngược lại, thực tế là kể từ sự kiện
“11/9” nhiều vụ tấn công khủng bố đã bị dẹp tan bởi sự hợp tác của cảnh
sát và cơ quan tình báo nhấn mạnh khía cạnh ngăn ngừa của chính sách an
ninh hiện nay. Các công nghệ mới sẽ giúp phát hiện các thiết bị phát nổ
hay lần ra nguồn gốc của chúng do đó sẽ co ý nghĩa quan trọng. Điều
tương tự cũng áp dụng cho các biện pháp hạn chế thiệt hại sau một cuộc
tấn công khủng bố thành công. Một lần nữa, mô hình răn đe và trả đũa cổ
điển không áp dụng được, cũng như các hoạt động quân sự sẽ không tạo
thành sự đáp trả thích hợp.
Lôgích tương tự áp dụng cho các cuộc tấn công
nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng trọng yếu. Dù đó là các cuộc tấn công
khủng bố nhằm vào các đường ống dẫn dầu hay các cuộc tấn công mạng nhằm
vào các mạng lưới của các cường quốc: sự răn đe bằng đe dọa trả đũa quân
sự cũng không thích hợp như hoạt động quân sự chống lại những kẻ thủ
phạm (phần lớn là nặc danh). Như với phòng thủ mạng, chìa khóa đối với
an ninh nằm ở sức bền của bản thân cơ sở hạ tầng: những dư thừa khiến
cho có thể đảm bảo lưu lượng dầu khí không bị gián đoạn, sự sửa chữa
nhanh chóng những đường ống dẫn bị hư hại có thể duy trì thiệt hại trong
những giới hạn có thể chấp nhận được, và các hệ thống điện tử ở các
trung tâm kiểm soát phải được thiết kế theo một cách như vậy để “vượt
qua” ngay cả một đòn tấn công mạng phức tạp.
Nguyên tắc hạn chế thiệt hại cũng đang có ý nghĩa
quan trọng đối với vấn đề phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Khi sự
toàn cầu hóa mở ra các khả năng mới cho sự chuyển giao tri thức và công
nghệ, số nhà nước có các vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học có thể
tăng lên. Việc này có thể dẫn đến một nhóm các mối quan hệ răn đe, mà
hầu như không có điểm tương đồng với tình thế đối đầu hạt nhân lưỡng cực
của Chiến tranh Lạnh. Lôgích răn đe bằng sự đe dọa trừng phạt sẽ vẫn là
không thể thiếu được đối với kể cả sự kiềm chế về quân sự trong các
nước, là lí do tại sao NATO tuyên bố rằng tổ chức này sẽ vẫn là một liên
minh hạt nhân chừng nào các vũ khí hạt nhân vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên,
một hệ thống răn đe có đặc trưng là nhiều cổ đông sẽ yếu hơn, do việc
thiếu tính minh bạch và tính có thể dự đoán được sẽ khiến một hệ thống
như vậy có xu hướng thất bại về mặt kỹ thuật và tính toán sai lầm về mặt
chính trị hơn. Một lần nữa cần phải tăng cường tập trung vào phòng ngừa
và sức bền: phòng ngừa thông qua một chính sách không phổ biến hạt nhân
tích cực, những sự kiểm soát và những sự trừng phạt xuất khẩu; sức bền
thông qua các biện pháp phòng thủ mới chẳng hạn như việc thiết lập một
hệ thống phòng thủ tên lửa rộng khắp NATO.
Ví dụ mới nhất về sự chuyển đổi mô hình là các
hoạt động cứu trợ nhân đạo. Cho đến nay điều đã trở thành một sự nhất
trí chung là sự thay đổi khí hậu là một thực trạng, rằng nó là không thể
thay đổi được, và rằng nó sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng về an
ninh. Trong khi sự thay đổi khí hậu là một hiện tượng toàn cầu, thì
những hậu quả khốc liệt nhất của nó sẽ đặc biệt được nhận thấy ở các khu
vực đang ở thế bất lợi và do đó không có các biện pháp để tự bảo vệ
mình. Kết quả có thể dự đoán được về những sự tiến triển này sẽ là một
sự gia tăng các thảm họa tự nhiên, những tình trạng khẩn cấp dân sự, và
do đó tăng các hoạt động cứu trợ nhân đạo. Do quân đội được trang bị tốt
nhất cho những nhiệm vụ này, nó sẽ thường được sử dụng như “sự đáp trả
đầu tiên” trong những trường hợp khẩn cấp như vậy. Tuy nhiên, việc sử
dụng quân đội trong các hoạt động như vậy không có điểm tương đồng nào
với chiến tranh truyền thống, khi mục đích không phải là nhằm buộc đối
thủ phải nghe theo ý muốn chính trị của mình mà nhằm đảm bảo rằng sự cứu
trợ đến được với các nạn nhân. Nói một cách khác, vấn đề khẩn cấp hiện
nay không phải là làm thế nào để ngăn chặn một mối đe dọa mà là làm thế
nào để giảm thiểu những hậu quả tiêu cực của các sự kiện nằm ngoài sự
kiểm soát của con người.
Chương trình nghị sự hợp lý của NATO
Với tư cách là một liên minh tìm kiếm việc bảo vệ
an ninh và phúc lợi của gần 900 triệu dân từ 28 quốc gia, điều không
thể thiếu được là NATO chỉnh sửa lại các chính sách của mình cho phù hợp
với sự thay đổi mô hình đang diễn ra. Việc này cần phải không bị hiểu
sai là một sự rời xa khỏi các hoạt động như ở Côxôvô, Ápganixtan hay
Libi: các hoạt động quân sự chung có thể vẫn là công việc cốt lõi của
NATO, khi đây là một lĩnh vực mà liên minh này đem lại các giá trị gia
tăng đáng kể nhất của mình. Tuy nhiên, quy mô của sự phòng ngừa và sức
bền sẽ phải có vị trí nổi trội hơn nhiều trong chương trình nghị sự
chính trị và quân sự của NATO. Một chương trình nghị sự như vậy phải
được xây dựng quanh một vài yếu tố then chốt.
Thứ nhất, NATO cần phải phát triển các chính sách
chặt chẽ để xác định vai trò của mình trong việc giải quyết những thách
thức an ninh đang nổi lên đã được đề cập ở trên. NATO đã và đang giải
quyết một loạt mối đe dọa đang nổi lên trong một thời gian, tuy nhiên tổ
chức này đã thực hiện việc đó theo cách được phân chia từng phần, mà
không có một sự hướng dẫn rõ ràng về mặt chính trị hay một nền tảng khái
niệm triệt để. Tuy nhiên, Khái niệm chiến lược 2010, làm nổi bật đáng
kể các thách thức đang nổi lên, đánh dấu một sự thay đổi, khi nó đem lại
cho NATO một sự ủy quyền sâu rộng để giải quyết các thách thức này theo
một cách có hệ thống hơn. Hơn nữa, việc lập ra Đơn vị ứng phó thách
thức an ninh đang nổi lên trong Ban tham mưu quốc tế của NATO sẽ tạo
thuận lợi cho việc phát triển và thực hiện chính sách chặt chẽ hơn ở
những lĩnh vực này. Kết quả đầu tiên của những tiến triển này là một
thỏa thuận về Chính sách phòng thủ mạng của NATO, mà nhằm mục đích đưa
ra các tiêu chuẩn trên toàn NATO bảo vệ chống lại các cuộc tấn công
mạng, và hòa nhập vấn đề phòng thủ mạng vào quá trình lên kế hoạch phòng
thủ của NATO. Một dấu hiệu khác cho thấy một chính sách NATO chặt chẽ
hơn về các thách thức an ninh đang nổi lên là quyết định xây dựng hệ
thống phòng thủ tên lửa rộng khắp liên minh này, tốt nhất là phối hợp
với Nga.
Những nước này hiện nay cần phải được phản chiếu
trong các lĩnh vực khác. Chẳng hạn, các biện pháp chống khủng bố đang
diễn ra, như các cuộc tuần tra hải quân ở Địa Trung Hải hay việc phát
triển các thiết bị cảm biến để phát hiện những kẻ đánh bom tự sát ở các
đường xe điện ngầm, lý tưởng là cần phải được gắn vào chính sách chống
khủng bố toàn diện của NATO. Đường hướng của NATO đối với an ninh năng
lượng, mà hiện nay chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ các cơ sở hạ tầng
quan trọng, có thể dần được mở rộng, chẳng hạn bằng việc sử dụng nhiều
hơn các cơ sở huấn luyện và đào tạo của NATO và bằng việc đặc biệt tập
trung vào việc tăng cường hiệu quả nhiên liệu trong các hoạt động quân
sự. về an ninh môi trường, cần phải có một mạng lưới hoạt động có hệ
thống hơn với cộng đồng khoa học để xác định các xu hướng công nghệ và
khoa học.
Thứ hai, NATO cần phải có mối liên hệ tốt đẹp hơn
với cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn. Việc này đúng với không chỉ các mối
quan hệ của tổ chức này với các cổ đông an ninh khác như Liên minh châu
Âu, Liên hợp quốc hay nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO), mà còn đối với
các mối quan hệ với các nước khác, đáng chú ý là các đối tác từ trên
khắp toàn cầu, từ Ôxtrâylia đến Nhật Bản cho đến Hàn Quốc. Quan hệ đối
tác của NATO với các nước khác có thể vẫn là một câu chuyện thành công,
như đã được chứng minh bằng liên minh Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế
cũng như việc đưa cả các nước vùng Vịnh vào hoạt động ở Libi. Quả thực,
bản chất của những thách thức an ninh ngày nay khiến sự thành công của
NATO ngày càng phụ thuộc vào việc tổ chức này phối hợp tốt với các tổ
chức khác như thế nào, dù là về gìn giữ hòa bình, phòng thủ mạng, không
phổ biến hạt nhân, chống khủng bố hay an ninh năng lượng, Do đó, tăng
cường “tính kết nối” của NATO (lời Tổng thư ký NATO Rasmussen) là điều
kiện tiên quyết cho tương lai của tổ chức này với tư cách là một người
mang lại an ninh đáng tin cậy. Vì lý do này, việc mở rộng những quan hệ
đối tác của NATO sang cuối cùng thậm chí bao gồm cả các mối quan hệ với
Trung Quốc và Ấn Độ vừa hợp lôgích vừa khả thi. Hơn nữa, khi các thể chế
khác dần chấp nhận NATO là một đối tác trong những tình huống bất ngờ
nhất định, thì có thêm không gian cho sự tiến bộ hơn nữa.
Tiến bộ này cuối cùng cũng cần mở rộng sang mối
quan hệ NATO-EU, mà có thể là quan trọng nhất, tuy nhiên cho đến nay vẫn
còn không ổn định và dở dang. Trong khi những sự nhạy cảm quốc gia nhất
định của các nước đồng minh trong NATO và các thành viên EU phải được
tôn trọng, tính khẩn thiết phải có sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ hơn
giữa hai tổ chức này là lớn hơn bao giờ hết. Nhiều trong số những thách
thức mới về bản chất là cả về nội tại lẫn bên ngoài. Chẳng hạn, chủ
nghĩa khủng bố có thể phát triển từ trong nước hoặc được du nhập vào,
trong khi việc bảo vệ các cơ sở hạ tầng mạng và năng lượng về cơ bản là
trách nhiệm quốc gia. Việc này đặt ra những thách thức phối hợp hoàn
toàn mới cho tất cả các bên tham gia có liên quan. Mối quan hệ hợp tác
NATO-EU mạnh mẽ hơn sẽ là một bước lớn hướng tới việc vượt qua những
thách thức như vậy.
Một phần khác của một NATO có liên kết tốt hơn là
mối quan hệ lâu bền với khu vực tư nhân. Đúng như sự khẩn thiết phải
tăng cường các khả năng phòng thủ mạng của NATO sẽ dẫn đến các mối quan
hệ chặt chẽ hơn với các công ty phần mềm, sự cần thiết phải phát triển
một đường hướng chặt chẽ về an ninh năng lượng sẽ đòi hỏi NATO phải chìa
tay ra với các công ty năng lượng tư nhân. Việc tạo ra các mối quan hệ
mới như vậy sẽ gây thách thức, do những lợi ích kinh doanh của quốc gia
và các lợi ích an ninh chung đôi khi có thể tỏ ra là không thể hòa hợp
với nhau. Tuy nhiên, bản chất của nhiều thách thức an ninh đang nổi lên
khiến cho việc phân chia trách nhiệm đã được thiết lập giữa các khu vực
công cộng và tư nhân ngày càng tỏ ra lỗi thời.
Thứ ba và cuối cùng, các nước đồng minh phải sử
dụng NATO như một diễn đàn đối thoại chính trị lâu dài về những tiến
triển an ninh rộng lớn hơn. Trong khi NATO đang can dự trên một vài lục
địa, “khuynh hướng chung” của tổ chức này phần lớn vẫn là lấy châu Âu
làm trọng tâm và mang tính phản ứng lại. Do đó, nhiều nước thành viên
NATO chỉ tiếp cận các cuộc thảo luận về các vấn đề an ninh tiềm tàng
trong tương lai một cách do dự, quan ngại rằng hình ảnh NATO với tư cách
là một liên minh do các hoạt động thúc đẩy sẽ tạo ra ấn tượng rằng bất
cứ cuộc tranh luận nào như vậy chỉ là điềm báo trước cho sự can dự quân
sự. Trong khi những nhận thức sai lầm như vậy có thể không bao giờ bị
loại bỏ, thì các nước đồng minh cần phải chống lại việc làm cho bản thân
họ thành những con tin của nguy cơ về một vài tin tức báo chí thất
thiệt về cái gọi là những ý định quân sự xấu của NATO. Quả thực, nguy cơ
thực sự đối với NATO nằm ở hướng ngược lại: bằng việc từ chối nhìn về
phía trước và tranh luận về những sự lựa chọn chính trị và quân sự trong
việc đối phó với các thách thức đang nổi lên, các nước đồng minh tự bắt
mình phải chịu một đường hướng hoàn toàn mang tính phản ứng lại, do đó
bỏ mất những cơ hội cho một chính sách ủng hộ hành động.
Một văn hóa tranh luận như vậy là cái hoàn toàn
quan trọng hơn khi nhiều thách thức an ninh mới không ảnh hưởng đến tất
cả các nước đồng minh theo cách hoàn toàn như nhau. Một cuộc tấn công
khủng bố hay một cuộc tấn công mạng nhằm vào chỉ một nước đồng minh sẽ
không nhất thiết tạo ra nhận thức chung về sự vi phạm đạo đức và sự đoàn
kết chính trị mà người ta có thế chứng kiến sau sự kiện “11/9”, Do đó,
khó có thể tạo ra sự đoàn kết chính trị và những sự đáp trả chung hơn
rất nhiều so với trong quá khứ. Phải thừa nhận rằng việc này không phải
là định mệnh. Nó đơn giản là sự nhắc nhở rằng các mối đe dọa mới có thể
gây chia rẽ thay vì thống nhất nếu các nước đồng minh không có một nỗ
lực mang tính quyết định cùng giải quyết chúng. Trong một lưu ý tích
cực, có một số dấu hiệu cho thấy rằng sự thay đổi văn hóa này trong NATO
cuối cùng đã bắt đầu, khi các nước đồng minh trở nên sẵn sàng hơn để
thảo luận về các vấn đề gây tranh cãi tiềm tàng một cách có suy nghĩ. Sự
phát triển đáng hoan nghênh này hiện nay phải được duy trì bằng việc
tăng cường các khả năng phân tích của NATO, bao gồm việc cải thiện chia
sẻ các tin tức tình báo và dự báo tầm xa hơn. Qua thời gian, những sự
phát triển này cần phải dẫn đến một sự thay đổi trong “văn hóa” của NATO
hướng tới việc trở thành một tố chức hướng về phía trước hơn.
Kết luận: áp dụng “quy tắc Noah”
Sự thay đối mô hình rời khỏi sự răn đe hướng và
hướng tới sự phòng ngừa và sức bật tạo ra một thách thức lớn cả đối với
cá nhân các nước cũng như đối với các liên minh. Sẽ khó có thể giải
thích cho những người dân đã trở nên quen với tình trạng an ninh gần như
hoàn hảo về một chính sách an ninh chấp nhận rằng không thể ngăn chặn
những mối đe dọa nhất định bằng sự răn đe và do vậy một số thiệt hại tất
yếu sẽ xảy ra. Do đó, một chính sách như vậy sẽ bị công kích là mang
tính định mệnh hay phao tin đồn nhảm, trong khi những người khác sẽ hiểu
nó như là một cái cớ của các chính phủ để bí mật theo dõi người dân của
mình, hay đơn giản là sự bào chữa cho việc gia tăng ngân sách quốc
phòng. Tuy nhiên, các chính phủ của các xã hội công nghiệp hiện đại
không có lựa chọn nào ngoài việc thừa nhận với người dân của mình rằng
trong một thời đại được ghi dấu bởi sự thay đổi khí hậu, sự phổ biến vũ
khí hạt nhân, chủ nghĩa khủng bố và sự khan hiếm các nguồn tài nguyên
không một nước cá nhân nào lẫn một liên minh nào đó có thể vẫn mang lại
sự bảo vệ gần như hoàn hảo. Đồng thời, các chính phủ phải vận động cho
những hình thái bảo vệ và giải quyết hậu quả mới, tuy nhiên không tạo ra
một không khí lo sợ và bất ổn.
Tất cả những việc này rốt cuộc là một sự thất
vọng lớn. Tuy nhiên, không hành động cuối cùng sẽ còn tốn kém hơn. Không
một ai bày tỏ vấn đề này tốt hơn một trong những người giàu nhất thế
giới, Warren Buffett. Nhà đầu tư người Mỹ nổi tiếng này từ lâu đã suy
nghĩ về câu hỏi những thảm họa lớn tác động như thế nào đến ngành kinh
doanh bảo hiểm, Nhưng ông đã không biến những suy nghĩ của ông thành
hành động cụ thể. Trong một bức thư của ông gửi đến các cổ đông, được
viết một vài tuần sau thảm kịch “11/9”, Buffett thừa nhận rằng ông đã vi
phạm “Quy tắc Noah”: “việc dự báo mưa lũ không quan trọng bằng việc
đóng tàu để vượt qua cơn lũ đó”./.