Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

18. Đạo đức toàn cầu - Võ Minh Tập



Võ Minh Tập

Thế giới ngày nay thay đổi đến chóng mặt. Nó có tầm vĩ mô và mang tính toàn cầu. Sự cạnh tranh khốc liệt (về kinh tế, chính trị, quân sự, vũ trụ xa xôi...) của từng quốc gia, từng dân tộc, từng khu vực, trên hầu hết các châu lục và cả hành tinh. Xét ở bình diện vi mô cũng không kém, từng cá nhân cụ thể, đủ mọi lứa tuổi (thiếu niên, thanh niên, trung niên...), đủ mọi trình độ (người có tri thức, có trí tuệ...)... Chung qui lại cũng chỉ ở quyền lợi. Quyền lợi – lợi ích đã nảy sinh ra tiêu cực và điều này mang tính phổ biến. Ngày nay chúng ta dễ dàng nhận thấy những hành động của Mỹ, Trung, Nga, Nhật, EU, ASEAN...ở những tầng nấc, mức độ...khác nhau đã làm náo động cả thế giới. Nhỏ hơn là học sinh đánh nhau, sinh viên đánh chém, dùng súng sả vào thầy cô và bạn bè (ở Mỹ, Na Uy...), anh chị em, chồng vợ hại nhau, chủ hãm hại người làm thuê, thầy giáo làm chuyện đồi bại với học sinh.... không sao kể hết. Tất cả những điều trên đây, tôi quy vào yếu tố “đạo đức” và yếu tố đạo đức mang tính toàn cầu.
Tôi không dám đề cao cá nhân của mình, nhưng tôi là một bộ phận của xã hội, mắt thấy, tai nghe, bằng những kiến thức nông cạn, tôi muốn có đôi chút riêng tư muốn viết lên những suy nghĩ của mình về những bất ổn của xã hội hiện nay. Điều tôi muốn đề cập đến là nội dung mang tính tiêu cực mà rất phổ biến, những thói hư, tật xấu – Đạo đức toàn cầu.
Đạo đức toàn cầu?
Ai cũng biết đạo đức, nhưng càng biết nhiều về đạo đức thì con người càng lạm dụng nó. Đạo đức đã có truyền thống ngàn đời từ khi loài người xuất hiện trên trái đất, đạo đức là một nội dung chủ yếu và quan trọng của văn hóa nó kết hợp thành văn hóa đạo đức, là đặc điểm nổi bật của văn hóa các dân tộc trên hành tinh.
Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, hiếu, trung... là những biểu hiện của đạo đức, tuy ở những mức độ khác nhau. Nó là biểu tượng của văn hóa phương Đông. Còn phương Tây thì sao? Người phương Tây cũng đề cao đạo đức nhưng đạo đức củ họ lại mang đặc điểm có phần khác với đạo đức phương Đông, đạo đức mang tinh cởi mở, hướng ngoại trong phương thức sống, mang tính duy lý trong phương thức tư duy, nặng về cá thể, coi trọng quyền lợi và chinh phục trong quan hệ ứng xử... Nhưng đạo đức xuất phát từ tình thương, trách nhiệm, chia sẽ..., văn hóa đạo đức chú trọng “cách cho” hơn là “cái cho”. Ở gốc độ văn hóa, nếu xét đạo đức và chính trị thì sao?. Suy nghĩ một cách logic là văn hóa đi từ đạo đức đến chính trị chứ không phải từ chính trị đến đạo đức. Nhưng cả hai (đạo đức và chính trị) cũng được tự nhiên hóa. Trên cơ sở đó, đạo đức chính trị hóa và chính trị đạo đức hóa. Mặc dù ranh giới của chúng thường khó xác định.
Thời nay, đạo đức đã có phần suy giảm rất nhiều, đạo đức của một cá nhân (dù là kẻ tầm thường hay chính trị gia...), đạo đức của một gia đình, đạo đức của một quốc gia đã trở thành một vấn đề nhức nhối – nếu không nói là “đạo đức không có tình cảm” (Platon).
Chúng tôi tạm phân chia đạo đức toàn cầu gồm hai loại. Đó là đạo đức toàn cầu tích cực và đạo đức toàn cầu tiêu cực.
Đạo đức toàn cầu tích cực là những bản chất đạo đức trọng động và trọng tĩnh, hướng nội và hướng ngoại, duy linh và duy lí, cộng đồng và cá thể, nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi, hòa đồng và chinh phục...tiến đến cái đích tốt đẹp, cao quý và cộng hưởng. Xu thế của thế giới ngày nay là hòa bình, hợp tác và phát triển cũng là đạo đức toàn cầu tích cực.
Còn đạo đức toàn cầu tiêu cực là những bản chất lấy chữ “ phi” làm mẫu số chung Phi (trọng động và trọng tĩnh, hướng nội và hướng ngoại, duy linh và duy lí, cộng đồng và cá thể, nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi, hòa đồng và chinh phục...tiến đến cái đích tốt đẹp, cao quý và cộng hưởng).
Như vậy, vấn đề đạo đức cần phải được phát huy và bảo vệ, đạo đức nào cần được loại trừ, đạo đức nào nào cần được tu dưỡng, quan tâm để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và văn hóa toàn cầu.
Những biểu hiện của “đạo đức toàn cầu tiêu cực”
Cấp độ vĩ mô: xét trên bình diện quốc gia.
Trong lịch sử nhân loại, đặt biệt từ khi xã hội phân chia kẻ giàu người nghèo, xã hội có gia cấp và nhà nước cho đến nay. Nhân loại xảy ra hàng trăm cuộc chiến tranh lớn nhỏ gây những thảm họa to lớn... tất cả cũng vì lợi ích quốc gia của họ. Lợi ích đó gắn liền với nguyện vọng của nhân dân các nước mà người đứng đầu nhà nước có quyền tối thượng. Cảnh nước này chinh phục, xâm lược nước kia, liên minh nước này chống lại nước khác. Đạo đức tiêu cực của một quốc gia là ở đó. Trong trận Marathon (940 TCN) giữa Hy Lạp và Ba Tư, quân Ba Tư đã tổn thất hơn 6400 người, quân Athens chỉ tổn thất 192 người; Trong cuộc chiến đấu vì tự do của  Spartacus (71 TCN) đã làm hơn 60.000 tướng sĩ tử trận, 6000 người bị bắt làm tù binh và bị đóng đinh trên thập giá; Trong cuộc chiến hoa hồng từ năm 1455 đến 1485 (hoa hồng đỏ và hoa hồng trắng) – cuộc chiến tranh gia tộc (gia tộc York và Lancaster) ở Anh kéo dài 20 năm, kết cục bên hoa hồng trắng bị tổn thất 30.000 người; Trong cuộc chiến đấu liên minh chống Pháp – thời Napoleon (1799 – 1815), nước Áo tổn thất 10.000 người, pháp thương vong 6000 người; trong cuộc chiến Crimea, cuộc bao vây Sevastopol (1854), Nga tổn thất 520.000 quân, Thổ  Nhĩ Kỳ 400.000 quân, Pháp 100.000 quân, Anh 20.000 quân; Đại chiến thế giới thứ nhất (1914 – 1918) diễn ra trong 4 năm 3 tháng đã hủy diệt nghiêm trọng đối với các nước tham chiến (33 nước tham chiến, 1,5 tỷ người chiếm 2/3 dân số, chi phí chiến tranh trực tiếp là 186,3 tỷ USD...), con số thương vong và tổn thất vật chất vô cùng to lớn, hơn tất cả các cuộc chiến tranh trước đó cộng lại. Đại chiến thế giới hai (1939 – 1945) với hơn 70 quốc gia  và 1 700 triệu người lôi cuốn vào vòng chiến, 60 triệu người chết, 90 triệu bị thương...  Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki của Mỹ vào ngày 6 và ngày 9 tháng 8 năm 1945 làm hơn 246.000 người nhật chết; Cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam, Việt Nam tổn thất ( 1.100.000 liệt sĩ, 600.000 thương binh, 2 triệu tàn tật, 2 triệu người dân vô tội bị giết, 2 triệu người bị nhiễm chất độc...); phí Mỹ tổn thất (52.692 người chết, 300.000 quân bị thương...); Cuộc chiến tranh Irac (2003), phía Iraq 297 tướng lĩnh chết, 2 triệu người lưu vong; phía Mỹ có 3.244 lính Mỹ chết, 24.314 bị thương...cuộc tấn công trung tâm thương mại tại Mỹ (2001) làm 2.975 tử vong và 24 mất tích...
Như vậy, qua những con số trên đây, chúng ta thấy “đạo đức toàn cầu” đã bị xâm hại nghiêm trọng và không biết tương lai sẽ ra sao khi thế giới đang lâm vào nhiều thảm họa như động đất, sóng thần, nạn đói, biến đổi khí hậu, nhiều nơi trên thế giới và khu vực đang ở bên bờ vựt của xung đột, chiến tranh như tranh chấp Biển Đông, Cạnh tranh ở Bắc Cực, bất ổn ở Trung Đông và Bắc Phi, Trung Quốc lại phô trương và lên kế hoạch trong 50 năm tới sẽ tiến hành 6 cuộc chiến tranh đương đại (xem www.mitbbs.com)...
Ở cấp độ vi mô: bạo loạn từ gốc độ đạo đức
Tại Trung Quốc, sự kiện Thiên An Môn năm 1989, một loạt những vụ biểu tình của sinh viên, trí thức và những nhà hoạt động công nhân lãnh đạo ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa do bất bình về tham nhũng của chính quyền làm  800 dân thường thiệt mạng, 10.000 người bị thương.

Về vụ Pháp Luân Công kể từ 1999 khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp trên toàn quốc môn phái này (ngoại trừ ở Ma CaoHương Cảng). Cho đến nay có hơn 100.000 người thực tập Pháp Luân Công bị bắt nhốt vào các trại học tập cải tạo, trại cưỡng bức lao động, bệnh viện tâm thần, bị tra tấn dã man và có 3.163 trường hợp chết vì tra tấn được ghi nhận và chứng minh, phỏng đoán có hơn 7.000 người đã bị hành hạ đến chết (http://vi.wikipedia.org).
Một cuộc bạo động lớn đã xảy ra tại thủ phủ Urumqi, khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc) vào tối 5-7-2009 làm ít nhất 140 người chết và 828 người bị thương, và số thương vong còn tiếp tục tăng lên (Tuổi trẻ, ngày 07/07/2009).
Tại Thái Lan, Bạo loạn tại miền Nam diễn ra từ năm 2004 đến nay, 155 lính bị giết, 1.200 dân thường thiệt mạng, hơn 2.792 dân thường bị thương (nguồn: http://vi.wikipedia.org).
Tại châu Phi, trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nam Phi đã bán vũ khí trị giá hàng tỉ đôla cho một số chính quyền đàn áp nhân dân tàn bạo nhất, kể cả nhiều nước Bắc Phi và Trung Đông, là nơi diễn ra các cuộc nổi dậy mới đây.
Tại Ai Cập, ngày 9/10/2011, một làn sóng bạo lực mang màu sắc tôn giáo, khiến ít nhất 24 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương. Tiếp đến, ngày 1/2/2012, trong trận đấu giữa al-Masry và al-Ahly, các CĐV của đội chủ nhà al-Masry tràn xuống sân và gây ra thảm họa khủng khiếp ít nhất 74 người chết và khoảng 1000 người bị thương, trong đó có một sĩ quan cảnh sát, 248 người bị thương bao gồm cả 14 nhân viên cảnh sát (nguồn: http://vov.vn).
Tại Syria, ngày 27/3/2012, hai vụ đánh bom kép nhằm vào trụ sở cảnh sát và trung tâm an ninh tình báo Syria đã làm rung chuyển thành phố Damascus làm khoảng 140 người bị thương và 27 người thiệt mạng, các mảnh vỡ tung tóe khắp thành phố (nguồn: http://vnexpress.net).
Tại Na Uy, ngày 22/7/2011, Thủ phạm Anders Behring Breivik gài bom trên chiếc xe hơi gây chấn động trung tâm thủ đô Na Uy và gây ra tại đảo Utoeya bắn giết điên cuồng các thanh niên dự trại hè, làm tổng cộng 92 người chết  (nguồn: http://vnexpress.net).
Tại Italia, ngày 15/10/2011, ít nhất 70 người bị thương khi các cuộc biểu tình "Chiếm phố Wall" ở thành phố Rome, Italy, biến thành bạo loạn đường phố (nguồn: http://vnexpress.net).
Tại Nga, tháng 10/1982: Hơn 300 người thiệt mạng trong một vụ giẫm đạp trên một cầu thang hẹp và băng giá, sau trận đấu giữa Spartak-Haarlem ở Moscow (Nga).
Tại Mỹ, ngày 4-2-2006, một cuộc bạo động mang tính chủng tộc đã diễn ra tại một nhà tù Pitchess ở Castaic ở bang California làm ít nhất một người chết và hơn 100 người bị thương, trong đó có 20 người trong tình trạng nghiêm trọng (nguồn: http://vietbao.vn).
Ngày 2/4/2011, một sinh viên đã xả súng vào trường đại học Thiên chúa giáo tại bang California làm ít nhất 7 người đã chết. Tháng 2/2012, tại ngoại ô thành phố Atlanta, Mỹ xảy ra vụ xả súng vào một tiệm Spa, khiến 5 người chết (vov.vn), .
Các nước Mỹ Latinh, Honduras là quốc gia bạo lực nhất với tỉ lệ giết người là 82,1/100.000 người năm 2010, tỉ lệ giết người trung bình ở Mỹ Latinh là khoảng 27/100.000 và của thế giới là 9/100.000. Với tỉ lệ giết người là 159/100.000, San Pedro Sula là thành phố bạo lực nhất thế giới năm 2011. Sau ba năm liên tiếp chiếm vị trí hàng đầu, thành phố Mexican Juarez (148/100.000) chuyển xuống vị trí thứ 2, sau đó là Acapulco (128), Tower (88), Chihuahua (83) và Durango (80). Kể từ năm 2002, tình trạng giết người đều đặn giảm ở khắp mọi nơi, theo con số của Liên Hiệp Quốc thì năm 2008 tỉ lệ giết người giảm ở 68 quốc gia và chỉ tăng ở 26 quốc gia, hầu hết là các nước Mỹ Latinh (nguồn: http://m.baodatviet.vn).
Như vậy, trong nhiều thế kỷ, đặt biệt là những năm đầu thế kỷ XXI, bạo loạn diễn ra hầu hết ở các nước trên khắp các châu lục Á – Phi – Âu...nguyên nhan chủ yếu do người dân bất bình trước những chính sách không hợp lý của chính phủ, quyền lợi của họ không được đáp ứng....tình hình đó cho thấy, bạo loạn, xung đột phổ biến tỷ lệ nghịch với xu thế phát triển ngày càng hiện đại của thế giới. Đạo đức con người bị tổn thương, bị xâm phạm và mang tính toàn cầu.
Đạo đức ở Việt Nam hiện nay
Ngày nay, do đời sống XH đang ngày càng được nâng cao, phương tiện thông tin phát triển như vũ bão, ảnh hưởng của cơ chế thị trường dẫn đến XH ngày càng thiếu tính nhân văn..
Đạo đức tiêu cực ở Việt Nam hiện nay diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng, với những hành vi khác nhau, đa dạng và phức tạp. 
Chưa bao giờ vấn đề đạo đức ở Việt Nam lại được bàn tán ầm ĩ trên các phương tiện thông tin truyền thông như hiện nay. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đạo đức ở nước ta suy giảm nghiêm trọng, đáng báo động. 
Đạo đức Việt Nam là một bộ phận văn hóa phương Đông, tù ngàn xưa đã được nuôi dưỡng, xây dựng theo nếp sống văn hóa truyền thống dân tộc. 
Sự xói mòn về văn hóa cho ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đất nước, hình ảnh dân tộc bị bóp méo, sức mạnh quốc gia bị tổn thương không nhỏ.
Có thể thấy đạo đức tiêu cực hiện hữu hầu hết ở các lĩnh vực như sau:
- Trong kinh tế: chủ yếu là đạo đức kinh doanh.
- Đạo đức trong lĩnh vực chính trị: tham nhũng, hành chính, tư tưởng, lãnh đạo...
- Đạo đức trong xã hội, giáo dục, tôn giáo, y tế...
Như vậy, phạm vi vi phạm đạo đức ở nước ta rất phổ biến, nhiều cấp, nhiều lứa tuổi, trong từng thời điểm, không gian cụ thể (vấn đề này sẽ được nghiên cứu cụ thể ở các chuyên đề sau).
Kết luận
Vấn đề đạo đức toàn cầu đang trở thành vấn nạn trên thế giới. Tính nghiêm trọng của nó diễn ra ở hầu hết các quốc gia châu lục. Trong tương lai, sẽ khó có những biện pháp hữu hiệu nào có thể ngăn chặng được. Đạo đức toàn cầu được ví như vấn đề an ninh “phi truyền thống”, nó như thuyết Domino trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Biện pháp giải quyết hữu hiệu phải chờ vào chính sách của một quốc gia. Đạo đức nảy sinh từ con người, tiêu cực trong đạo đức muốn giải quyết được rất cần sự đồng thuận chung của xã hội, mà trước hết là ở mỗi cá nhân.






Bài sắp đăng của tác giả:
Sắt và máu!!!