Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, và đặc biệt là sau nội chiến Bắc –
Nam Triều Tiên (1950-1953), Hàn Quốc không có gì ngoài một đống đổ nát.
Thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn họ đã làm nên được điều thần kỳ,
biến Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công
nghiệp khiến nhiều nước đang phát triển phải “ước ao”. Ngày nay, chúng
ta biết đến Hàn Quốc với tư cách là một quốc gia công nghiệp phát triển
trong hàng ngũ của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), có nền
kinh tế xếp thứ 11 trên thế giới. Hàn Quốc đã làm gì để lập nên kỳ tích
ngoạn mục này? Đó cũng chính là câu hỏi thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Thừa nhận rằng thành công có được
ngày hôm nay chính là sự quy tụ những cố gắng hết sức mình của Chính phủ
và nhân dân Hàn Quốc, song không ai có thể phủ nhận được vai trò của
Mỹ trong quá trình phát triển của kinh tế nước này. Đúng như vậy, những
khoản viện trợ khổng lồ, sự đầu tư, chuyển giao công nghệ của Mỹ là một
trong những điều kiện không thể thiếu cho quá trình phát triển kinh tế
Hàn Quốc suốt nhiều năm sau chiến tranh
*1. Giai đoạn 1948-1961**
Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, sau khi thoát khỏi Nhật Bản, theo thỏa thuận Maxcơva, Nam Triều Tiên được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của chính quyền chiếm đóng Mỹ. Lúc này, dù không phải đã nhận thức một cách sâu sắc về tầm quan trọng của Bán đảo Triều Tiên cũng như chưa đặt bán đảo vào bán kính phòng thủ tiền tiêu(1), song điều đó không có nghĩa là Mỹ hoàn toàn xem nhẹ những gì xảy ra tại đây. Thái độ của Mỹ trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc cho thấy, Mỹ rất lo ngại sau khi Nhật bại trận sẽ tạo nên chỗ trống quyền lực trên bán đảo và Liên Xô sẽ giành lấy cơ hội này để gây ảnh hưởng tại khu vực Đông Bắc Á. Để thực hiện mục tiêu bá chủ của mình, Mỹ luôn tìm cách trì hoãn độc lập của Triều Tiên. Vì vậy, có thể nói, xây dựng Nam Triều Tiên thành một quốc gia, một căn cứ vững mạnh về kinh tế và quân sự nằm trong ý đồ của Mỹ. Với ý đồ này, ngay từ những ngày đầu chiếm đóng, Mỹ đã triển khai một chương trình viện trợ cho Nam Triều Tiên, đồng thời ra sức vận động và lôi kéo các nước tư bản phát triển viện trợ và giúp đỡ cho nước này.
Đặc biệt, sau cuộc tổng tuyển cử tháng 8/1948, nước Đại Hàn Dân Quốc ra đời, quan hệ Hàn - Mỹ đã bắt đầu thực sự được xác lập. Vốn ra đời trong một hoàn cảnh không mấy thuận lợi, Hàn Quốc gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của Mỹ. Trong lúc đó, với tham vọng “vươn cánh tay quyền lực” của mình ra toàn thế giới, bành trướng thế lực toàn cầu, Mỹ sẵn sàng chi một khối lượng tiền khổng lồ để viện trợ cho các nước đồng minh thân tín. Hàn Quốc cũng không phải là ngoại lệ.
Vào thời kỳ đầu, từ năm 1945 đến 1949, thông qua “Các quỹ đặc biệt dưới sự điều hành của chính phủ nhằm giảm nhẹ khó khăn cho các vùng chiếm đóng” (Funs under Government Appropriation for Relief in Occupied Areas, viết tắt là GARIOA), Mỹ đã viện trợ cho Hàn Quốc gần 500 triệu USD. Trong những năm chiến tranh, Hàn Quốc tiếp tục nhận viện trợ lương thực, thuốc men, nhà tạm và các thứ cần thiết khác(2).
Chiến tranh đã mang lại hậu quả hết sức nặng nề cho hai miền Nam - Bắc Triều Tiên. Trong những năm đầu sau Thế chiến thứ hai, Hàn Quốc vốn đã phải đối mặt với một nền kinh tế manh mún và què quặt. Giờ đây, khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, những gì còn lại chỉ là một đóng đổ nát, hoang tàn. Chiến tranh đã hủy hoại thủ đô Seoul và nhiều thành phố khác; nhiều nhà máy, hầm mỏ, đoàn tàu đánh cá, hệ thống tưới tiêu, nhà cửa, làng mạc... bị tàn phá nặng nề, người dân rơi vào cảnh túng đói.
Đứng trước tình hình đó, chính quyền của Tổng thống Synman Rhee lúc bấy giờ đã đặt trọng tâm vào việc “ổn định đời sống xã hội”. Tham gia vào việc định hình mô hình này còn có sự giúp đỡ trực tiếp của Mỹ. Mỹ đã dành một khoản viện trợ to lớn vào thời điểm nước Mỹ cực thịnh cho mảnh đất này. Tất nhiên, khi bắt tay vào công cuộc tái thiết và phát triển nền kinh tế Hàn Quốc, lập trường của Mỹ và Hàn Quốc không phải lúc nào cũng giống nhau(3). Thế nhưng, vì lợi ích mà cả hai bên đang theo đuổi, cuối cùng tất cả những bất đồng đều đã được dung hoà.
Vào những năm 1950, tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc chỉ đạt mức bình quân 3,7%. Bình quân thu nhập theo đầu người còn đạt với con số khiêm tốn hơn, với 0,7%. Tỷ lệ xuất khẩu không đáng kể, chỉ đạt mức 1% tổng thu nhập quốc dân. Thu nhập trong công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác không lớn, cộng với việc chưa triển khai chính sách huy động tiết kiệm trong nước, nên tích luỹ hầu như không có. Vốn dùng cho phục hồi và phát triển ngành công nghiệp mới tạo sản phẩm thay thế nhập khẩu chủ yếu dựa vào viện trợ nước ngoài, trong đó Mỹ giữ vai trò chính(4). Tính từ năm 1945 đến 1960, tổng số tiền mà Mỹ viện trợ trực tiếp cho Hàn Quốc lên đến 2,4 tỷ USD. Nếu bao gồm cả viện trợ gián tiếp, thì tổng số tiền Mỹ viện trợ cho Hàn Quốc đến năm 1960, lên đến 3 tỷ USD. Riêng trong giai đoạn 1954 - 1961, Mỹ đã viện trợ cho Hàn Quốc khoảng 2 tỷ USD, hầu hết là theo hình thức viện trợ không hoàn lại (5).
Nhìn chung, để thực hiện mục tiêu bá chủ toàn cầu của mình, ngay từ khi chiếm đóng Hàn Quốc, Mỹ đã triển khai một chương trình viện trợ cho nước này. Trong giai đoạn tái thiết và phát triển kinh tế sau chiến tranh, Mỹ tiếp tục dành một khoản viện trợ to lớn cho Hàn Quốc và phần lớn là viện trợ không hoàn lại. Những số liệu ở bảng 1 cho thấy điều này.
*1. Giai đoạn 1948-1961**
Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, sau khi thoát khỏi Nhật Bản, theo thỏa thuận Maxcơva, Nam Triều Tiên được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của chính quyền chiếm đóng Mỹ. Lúc này, dù không phải đã nhận thức một cách sâu sắc về tầm quan trọng của Bán đảo Triều Tiên cũng như chưa đặt bán đảo vào bán kính phòng thủ tiền tiêu(1), song điều đó không có nghĩa là Mỹ hoàn toàn xem nhẹ những gì xảy ra tại đây. Thái độ của Mỹ trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc cho thấy, Mỹ rất lo ngại sau khi Nhật bại trận sẽ tạo nên chỗ trống quyền lực trên bán đảo và Liên Xô sẽ giành lấy cơ hội này để gây ảnh hưởng tại khu vực Đông Bắc Á. Để thực hiện mục tiêu bá chủ của mình, Mỹ luôn tìm cách trì hoãn độc lập của Triều Tiên. Vì vậy, có thể nói, xây dựng Nam Triều Tiên thành một quốc gia, một căn cứ vững mạnh về kinh tế và quân sự nằm trong ý đồ của Mỹ. Với ý đồ này, ngay từ những ngày đầu chiếm đóng, Mỹ đã triển khai một chương trình viện trợ cho Nam Triều Tiên, đồng thời ra sức vận động và lôi kéo các nước tư bản phát triển viện trợ và giúp đỡ cho nước này.
Đặc biệt, sau cuộc tổng tuyển cử tháng 8/1948, nước Đại Hàn Dân Quốc ra đời, quan hệ Hàn - Mỹ đã bắt đầu thực sự được xác lập. Vốn ra đời trong một hoàn cảnh không mấy thuận lợi, Hàn Quốc gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của Mỹ. Trong lúc đó, với tham vọng “vươn cánh tay quyền lực” của mình ra toàn thế giới, bành trướng thế lực toàn cầu, Mỹ sẵn sàng chi một khối lượng tiền khổng lồ để viện trợ cho các nước đồng minh thân tín. Hàn Quốc cũng không phải là ngoại lệ.
Vào thời kỳ đầu, từ năm 1945 đến 1949, thông qua “Các quỹ đặc biệt dưới sự điều hành của chính phủ nhằm giảm nhẹ khó khăn cho các vùng chiếm đóng” (Funs under Government Appropriation for Relief in Occupied Areas, viết tắt là GARIOA), Mỹ đã viện trợ cho Hàn Quốc gần 500 triệu USD. Trong những năm chiến tranh, Hàn Quốc tiếp tục nhận viện trợ lương thực, thuốc men, nhà tạm và các thứ cần thiết khác(2).
Chiến tranh đã mang lại hậu quả hết sức nặng nề cho hai miền Nam - Bắc Triều Tiên. Trong những năm đầu sau Thế chiến thứ hai, Hàn Quốc vốn đã phải đối mặt với một nền kinh tế manh mún và què quặt. Giờ đây, khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, những gì còn lại chỉ là một đóng đổ nát, hoang tàn. Chiến tranh đã hủy hoại thủ đô Seoul và nhiều thành phố khác; nhiều nhà máy, hầm mỏ, đoàn tàu đánh cá, hệ thống tưới tiêu, nhà cửa, làng mạc... bị tàn phá nặng nề, người dân rơi vào cảnh túng đói.
Đứng trước tình hình đó, chính quyền của Tổng thống Synman Rhee lúc bấy giờ đã đặt trọng tâm vào việc “ổn định đời sống xã hội”. Tham gia vào việc định hình mô hình này còn có sự giúp đỡ trực tiếp của Mỹ. Mỹ đã dành một khoản viện trợ to lớn vào thời điểm nước Mỹ cực thịnh cho mảnh đất này. Tất nhiên, khi bắt tay vào công cuộc tái thiết và phát triển nền kinh tế Hàn Quốc, lập trường của Mỹ và Hàn Quốc không phải lúc nào cũng giống nhau(3). Thế nhưng, vì lợi ích mà cả hai bên đang theo đuổi, cuối cùng tất cả những bất đồng đều đã được dung hoà.
Vào những năm 1950, tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc chỉ đạt mức bình quân 3,7%. Bình quân thu nhập theo đầu người còn đạt với con số khiêm tốn hơn, với 0,7%. Tỷ lệ xuất khẩu không đáng kể, chỉ đạt mức 1% tổng thu nhập quốc dân. Thu nhập trong công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác không lớn, cộng với việc chưa triển khai chính sách huy động tiết kiệm trong nước, nên tích luỹ hầu như không có. Vốn dùng cho phục hồi và phát triển ngành công nghiệp mới tạo sản phẩm thay thế nhập khẩu chủ yếu dựa vào viện trợ nước ngoài, trong đó Mỹ giữ vai trò chính(4). Tính từ năm 1945 đến 1960, tổng số tiền mà Mỹ viện trợ trực tiếp cho Hàn Quốc lên đến 2,4 tỷ USD. Nếu bao gồm cả viện trợ gián tiếp, thì tổng số tiền Mỹ viện trợ cho Hàn Quốc đến năm 1960, lên đến 3 tỷ USD. Riêng trong giai đoạn 1954 - 1961, Mỹ đã viện trợ cho Hàn Quốc khoảng 2 tỷ USD, hầu hết là theo hình thức viện trợ không hoàn lại (5).
Nhìn chung, để thực hiện mục tiêu bá chủ toàn cầu của mình, ngay từ khi chiếm đóng Hàn Quốc, Mỹ đã triển khai một chương trình viện trợ cho nước này. Trong giai đoạn tái thiết và phát triển kinh tế sau chiến tranh, Mỹ tiếp tục dành một khoản viện trợ to lớn cho Hàn Quốc và phần lớn là viện trợ không hoàn lại. Những số liệu ở bảng 1 cho thấy điều này.
Bảng 1. Viện trợ của Mỹ cho Hàn Quốc (1945 - 1961)
(Đơn vị: nghìn USD)
Nguồn: Bank of Korea, economic Statistic Annals.
(Đơn vị: nghìn USD)
Năm |
Viện trợ không hoàn lại |
Viện trợ theo hình thức tín dụng |
Tổng số |
1945 |
4.934 |
- |
4.934 |
1946 |
49.496 |
- |
49.496 |
1947 |
175.371 |
- |
175.371 |
1948 |
175.593 |
- |
175.593 |
1949 |
116.509 |
- |
116.509 |
1950 |
58.706 |
- |
58.706 |
1951 |
106.542 |
- |
106.542 |
1952 |
161.327 |
- |
161.327 |
1953 |
194.170 |
- |
194.170 |
1954 |
153.925 |
- |
153.925 |
1955 |
236.707 |
- |
236.707 |
1956 |
326.705 |
- |
326.705 |
1957 |
382.892 |
- |
382.892 |
1958 |
321.272 |
- |
321.272 |
1959 |
222.204 |
12.740 |
234.944 |
1960 |
245.393 |
6.100 |
251.493 |
1961 |
201.554 |
3.200 |
204.754 |
Như vậy, “viện trợ và nhận viện trợ” là đặc điểm
nổi bật của quan hệ kinh tế Hàn - Mỹ-Hµn trong thời kỳ 1948 - 1961. Mỹ
với tiềm lực sẵn có của mình đã mang đến cho Hàn Quốc, một “đồng minh thân cận” trong chiến lược “ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản”
ở Châu Á nguồn viện trợ khổng lồ. Đổi lại, Mỹ sử dụng một sự ảnh hưởng
lớn trong những quyết định liên quan đến công việc quản lý, vận hành nền
kinh tế Hàn Quốc, cũng như những chính sách nhằm bảo đảm, duy trì nền
an ninh và ổn định ở đây, sao cho có lợi cho mình nhất. Trong đó, có một
điều mà không ai có thể phủ nhận, đó là cam kết an ninh của Mỹ trong và
sau chiến tranh Triều Tiên, cũng như cuộc chiến tranh lạnh do Mỹ phát
động có sự gắn kết chặt chẽ trong quan hệ kinh tế với Hàn Quốc. Nói cách
khác, sự “kết duyên tự nguyện” trong quan hệ Hàn - Mỹ
được nhen nhóm và dần dần phát triển do tác nhân chính trị. Và trong
thời gian đầu, để thực hiện mục tiêu của mình, Mỹ không ngần ngại rót
vào Hàn Quốc một khối lượng lớn viện trợ kinh tế để tái thiết và xây
dựng Hàn Quốc phát triển theo quỹ đạo mà Mỹ vạch sẵn. Trong thời kỳ
này, hầu như tất cả mọi vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế giữa hai
nước đều chịu sự chi phối của Mỹ; Chính phủ Hàn Quốc có tiếng nói hết
sức mờ nhạt trong bất kỳ quyết định nào(6).
Dù sao cũng không thể phủ nhận vai trò của Mỹ đối với sự phát triển của
nền kinh tế Hàn Quốc những năm sau chiến tranh. Nếu không có sự viện
trợ to lớn này, e rằng Hàn Quốc khó có thể vượt qua được những thử thách
đầu tiên. Trên thực tế, chính Mỹ đã kéo Hàn Quốc thoát ra khỏi đống đổ
nát sau chiến tranh, và trong trường hợp này “Bàn tay bäc nhung” của Mỹ lại phát huy hiệu quả ở một nơi ngoài Châu Âu.
Quan hệ kinh tế Mỹ-Hµn giai đoạn 1948 - 1961, chủ yếu là quan hệ giữa “kẻ cho và người nhận”, quan hệ đầu tư vẫn chưa có gì đáng kể, nếu không nói là đang còn nằm ở vạch xuất phát cho đến cuối những năm 1950.
Thật ra, ngay sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, các công ty Mỹ đã đến và mở các văn phòng chi nhánh tại đây. Ví dụ như Công Ty thương mại J. Morse đã mở văn phòng tại Seoul năm 1945, hai công ty vận tải, Evertt Shipping và A.P.Paterson Shipping đã mở văn phòng tại Seoul và Pusan năm 1948(7)... Thế nhưng, năm 1950, khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, hầu hết các công ty này đã rút khỏi Hàn Quốc. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Hàn Quốc gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội. Chiến tranh và hậu quả thảm khốc của nó đã buộc Hàn Quốc phải đối mặt với hàng loạt vấn đề hết sức nghiêm trọng. Trong số 20 triệu người Hàn Quốc khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1953, khoảng 1/4 là những người phiêu tán không cửa, không nhà, cũng như không có của cải gì. Trên một triệu thường dân và 320.000 binh sĩ ở miền Nam đã hy sinh. Đại đa số những người này đang ở trong độ tuổi lao động. Trong lúc đó, vào thời điểm này, Hàn Quốc có một cơ sở công nghiệp hết sức èo ọt. Vào thập niên 1930, người Nhật đã xây dựng những nhà máy thuỷ điện lớn, cung cấp 90% cho cả bán đảo Triều Tiên, đồng thời họ cũng đã lập ra những xí nghiệp hoá chất lớn để sản xuất phân bón và đạn dược. Nhưng, sau khi đất nước bị chia cắt, hầu như tất cả những phương tiện này đã thuộc về Bắc Triều Tiên. Bức tranh kinh tế thì quá sức ảm đạm, tình hình chính trị thì thường xuyên bất ổn, khiến các nhà đầu tư ở trên thế giới nói chung và Mỹ nói riêng không dám mạo hiểm rót vốn vào Hàn Quốc dù dưới bất kỳ hình thức và mức độ nào. Các nhà doanh nghiệp Mỹ thấy rõ rằng tỷ lệ rủi ro là rất cao khi đầu tư vào đây. Họ không hề hy vọng vào khả năng phát triển của nước này, và do đó không sốt sắng quay lại đây như thời điểm năm 1945.
Cho đến năm1961, hầu như không có một doanh nghiệp Mỹ nào đầu tư trực tiếp vào Hàn Quốc. Sự thiếu vắng đầu tư của họ đã dẫn đến một môi trường kinh doanh hết sức ảm đạm tại đây. Và chính đều này đã chứng tỏ không hề có triển vọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc(8) . Nền kinh tế Hàn Quốc khó có thể phát triển nếu không tạo được một môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút giới doanh nghiệp ở các nước nói chung và Mỹ nói riêng trong những thập niên kế tiếp.
2.Giai đoạn 1961-1979
Quan hệ kinh tế giữa Hàn Quốc và Mỹ đã trải qua những thay đổi mạnh mẽ trong suốt quá trình phát triển của Hàn Quốc. Vào cuối những năm 1940, đầu những năm 1950, khi Hàn Quốc vẫn còn rất nghèo và ở vị trí của một nước “kém phát triển”, quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Hàn Quốc chủ yếu là dưới hình thức “kẻ cho và người nhận” (9). Song, cùng với việc Mỹ cắt giảm viện trợ và sự sụp đổ của chính quyền Synman Rhee, quan hệ kiểu “viện trợ và nhận viện trợ” trong giai đoạn 1948 - 1961 cũng không còn nữa. Quan hệ kiểu cho vay đã dần dần thay thế kiểu viện trợ trước đây.
Mỹ không thể mãi đóng vai trò là một nhà viện trợ “hào hiệp” mang đến cho Hàn Quốc một khối lượng viện trợ khổng lồ như thời kỳ sau chiến tranh. Nếu như thập niên 1950, viện trợ của Mỹ mang đến cho Hàn Quốc vào thời điểm cao nhất là 382,893 triệu USD, chiếm 12,0% tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product, viết tắt là GNP) của Hàn Quốc (1957), thì sang đầu thập niên 1960 con số này bắt đầu giảm dần, và giảm mạnh vào cuối thập niên 1960 và suốt thập niên 1970. Vào năm 1964, viện trợ kinh tế của Mỹ cho Hàn Quốc là 149,331 triệu USD, chiếm 3,3% GNP của Hàn Quốc. Số liệu tương ứng vào năm 1965 là 131,441 (2,7%), năm 1966 là 103,261 (1,9%), năm 1967 là 97,018 (1,7%), năm 1968 là 105,856 (1,6%) (10).
Sang thập niên 1970, nền kinh tế Mỹ rơi vào trì trệ(11). Nhiều nước khác, đặc biệt là Nhật Bản và Cộng Hoà Liên Bang Đức, lợi dụng lúc Mỹ bị vướng chân trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nhanh chóng phát triển kinh tế trở thành đối thủ đáng gờm về kinh tế, cạnh tranh với Mỹ. Khuynh hướng ly tâm được thúc đẩy, đặt nước Mỹ trước những thách thức mới. Thêm vào đó, sự sụp đổ của khối tiền tệ Bretton Woods và cuộc khủng hoảng dầu lửa đã đẩy nước Mỹ rơi vào tình thế khó khăn, uy tín giảm sút. Đặc biệt, khủng hoảng kinh tế kéo dài đi đôi với lạm phát cao làm cho kinh tế Mỹ gặp nhiều biến động to lớn. Dù vẫn là nước đứng đầu tư bản về kinh tế, nhưng giờ đây, vị trí của Mỹ đã giảm sút nhiều so với trước.
Đồng thời, sang thập niên 1970, nền kinh tế Hàn Quốc cũng đã bắt đầu có sự phát triển. Nhờ lựa chọn một cách đúng đắn vấn đề mở rộng thị trường (đặc biệt là thị trường nước ngoài) làm trọng tâm cần giải quyết trong chính sách phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung vào thời kỳ này, cộng với hàng loạt biện pháp sáng tạo tích cực, bộ máy thực hiện thống nhất, chính phủ Hàn Quốc không những đã đưa các ngành công nghiệp trì trệ hiện có vào cuối thập niên 1950 thoát ra khỏi bế tắc, mà còn phát triển thêm những ngành công nghiệp nhẹ mới nhờ phát huy được lợi thế lao động rẻ và mở rộng xuất khẩu. Xuất khẩu tăng đến lượt mình lại giúp cho những loại hình sản xuất thay thế nhập khẩu ngày một mạnh hơn. Những tác động dây chuyền này đã làm cho toàn bộ nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành quả đáng kể. Tốc độ tăng trưởng của GNP trong khoảng thời gian 1962 - 1971 đã tăng lên hai lần và đạt bình quân là 9,5%. Bình quân thu nhập quốc dân tính theo đầu người cũng tăng 6,9%/năm, nó vượt xa con số bình quân là 0,7% vào khoảng thời gian 1953 - 1962 (12).
Đứng trước những khó khăn về kinh tế, chính trị cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế Hàn Quốc, Mỹ quyết định giảm dần đi đến ngừng viện trợ cho nước này.
Thay vào đó, trong lĩnh vực đầu tư, từ đầu những năm 1960, ở Hàn Quốc đã bước đầu có những tiến triển tốt đẹp. Bởi, ngay từ khi lên nắm quyền, chính phủ của Park Chung Hee đã thực hiện chiến lược hướng ra bên ngoài dựa trên việc đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên Hàn Quốc là một quốc gia nghèo tài nguyên, vì vậy để phát triển Hàn Quốc phải dựa vào nguồn vốn nước ngoài. Cùng với hình thức vay nợ, chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách thu hút vốn thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó, đầu những năm 1960, trước khi ký Hiệp ước bình thường hoá với Nhật Bản, vay nợ và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Hàn Quốc chủ yếu là từ Mỹ. Phần lớn, Mỹ cho Hàn Quốc vay nợ thông qua Cơ quan vì sự phát triển quốc tế (Agency for International Development, gọi tắt là AID)(13).
Nếu như các thành viên của NIEs (Newly Industrialized Economies) nhấn mạnh đến hình thức đầu tư trực tiếp thì Hàn Quốc lại sử dụng nhiều hơn hình thức đi vay. Ở Hàn Quốc từ năm 1959 đến năm 1970, toàn bộ tiền từ bên ngoài được đưa vào là 3,7 tỷ USD, nhưng đã có 3,4 tỷ là tiền vay. Tỉ lệ tổng nguồn vốn từ bên ngoài đưa vào so với tổng đầu tư trong nước chiếm 89% năm 1962, 69% năm 1963; từ năm 1964 đến 1971 xấp xỉ 50%, và thập kỷ 1970 bình quân là 20%(14). Đây không phải là một hiện tượng phổ biến trên thế giới, nếu không nói là khá đặc biệt. Thế nhưng, chính phủ của Park Chung Hee đã thành công trong chiến lược thu hút vốn của mình. Góp sức vào thành quả này phải kể đến công lao của Mỹ. Bởi, trong suốt thập niên 1960, vay nợ và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc chủ yếu là từ Mỹ. Thêm vào đó, hậu thuẫn chính trị của Mỹ đối với Hàn Quốc đã tạo điều kiện cho họ vay tín dụng qua các tổ chức tài chính quốc tế một cách dễ dàng vào buổi đầu, dần dần nhờ làm ăn có hiệu quả, Hàn Quốc đã gây dựng được tín nhiệm, nên được vay thường xuyên với lãi suất thấp. Hàn Quốc được xem là nước có tín nhiệm vay nợ đối với các tổ chức tài chính quốc tế và nước ngoài. Bí quyết chính là ở chỗ hầu hết các khoản vay thuộc nợ dài hạn nhằm có thời gian dài sử dụng vốn để đầu tư vào phát triển công nghệ xuất khẩu(15). Dẫu rằng từ năm 1965, sau khi ký Hiệp định bình thường hoá với Nhật Bản, vai trò của Nhật Bản trở nên quan trọng trong nền kinh tế Hàn Quốc. Nhật Bản bắt đầu các khoản cho vay, và ngoài Mỹ, Hàn Quốc đã quay sang Nhật Bản để tìm kiếm công nghệ, thiết bị sản xuất và nhất là mô hình phát triển đầy ấn tượng. Năm 1971, Nhật Bản đã trở thành thị trường lớn nhất cung cấp nguồn hàng nhập khẩu cho Hàn Quốc(16). Tuy nhiên, không vì thế mà Nhật Bản có thể thay thế “vị trí” của Mỹ tại đây. Mỹ vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc cũng như sự tồn vong của đất nước này, dù cho từ năm 1971, trên lĩnh vực đầu tư vào Hàn Quốc, Nhật Bản đã vượt qua Mỹ(17). Đúng hơn, sự xuất hiện trở lại của Nhật Bản nằm trong kịch bản của Mỹ, đó là thúc đẩy bình thường hoá quan hệ Hàn - Nhật nhằm chia sẻ trách nhiệm mà trước đây Mỹ gần như phải “gánh vác” một mình. Cố nhiên, cả ba nước: Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đều tìm thấy lợi ích của chính mình trong vấn đề này.
Ngay từ những năm 1960, chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện những cải cách về luật pháp có liên quan đến việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment viết tắt là FDI). Đến năm 1966, Hàn Quốc đã ban hành luật thu hút vốn đầu tư. Mặc dù vào đầu những năm 1960, FDI chỉ chiếm chưa đầy 15% nguồn vốn đổ vào Hàn Quốc, nhưng chúng đóng vai trò rất quan trọng. Đầu tư vào ngành chế tạo chiếm 70% tổng FDI vào Hàn Quốc kể từ năm 1962, trong đó Nhật Bản và Mỹ chiếm hơn 70% tổng vốn FDI vào Hàn Quốc và là những nhà đầu tư nước ngoài quan trọng nhất.(18)
Sau khi mất đi những cơ hội đầu tư sớm của Mỹ do cuộc chiến tranh Triều Tiên xảy ra, đến đầu thập niên 1960, với những chính sách tiến bộ Hàn Quốc đã có thể thu hút sự chú ý của giới kinh doanh Mỹ đầu tư vào đây. Vắng mặt sau nhiều năm, đến tháng 8/1962, trường hợp đầu tư trực tiếp đầu tiên quay trở lại Hàn Quốc là một doanh nghiệp Mỹ, công ty Chemtex Inc. Công ty này đã mạnh dạn liên kết với Công ty nylon Hàn Quốc để sản xuất sợi nylon với mức đầu tư là 575.000 USD. Từ năm 1962 trở đi, các hợp đồng đầu tư lớn hơn vào nhà máy lọc dầu và các dự án sản xuất phân bón cũng đã được bắt đầu.(19)
Có thể nói, trong những năm đầu thập niên 1960, khi chính phủ của Park Chung Hee vừa mới bắt tay vào thực hiện bước chuyển đổi chiến lược phát triển kinh tế của mình, đầu tư của Mỹ luôn giữ vị trí cao nhất. Điều này được thể hiện rõ trong bảng 2
Quan hệ kinh tế Mỹ-Hµn giai đoạn 1948 - 1961, chủ yếu là quan hệ giữa “kẻ cho và người nhận”, quan hệ đầu tư vẫn chưa có gì đáng kể, nếu không nói là đang còn nằm ở vạch xuất phát cho đến cuối những năm 1950.
Thật ra, ngay sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, các công ty Mỹ đã đến và mở các văn phòng chi nhánh tại đây. Ví dụ như Công Ty thương mại J. Morse đã mở văn phòng tại Seoul năm 1945, hai công ty vận tải, Evertt Shipping và A.P.Paterson Shipping đã mở văn phòng tại Seoul và Pusan năm 1948(7)... Thế nhưng, năm 1950, khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, hầu hết các công ty này đã rút khỏi Hàn Quốc. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Hàn Quốc gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội. Chiến tranh và hậu quả thảm khốc của nó đã buộc Hàn Quốc phải đối mặt với hàng loạt vấn đề hết sức nghiêm trọng. Trong số 20 triệu người Hàn Quốc khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1953, khoảng 1/4 là những người phiêu tán không cửa, không nhà, cũng như không có của cải gì. Trên một triệu thường dân và 320.000 binh sĩ ở miền Nam đã hy sinh. Đại đa số những người này đang ở trong độ tuổi lao động. Trong lúc đó, vào thời điểm này, Hàn Quốc có một cơ sở công nghiệp hết sức èo ọt. Vào thập niên 1930, người Nhật đã xây dựng những nhà máy thuỷ điện lớn, cung cấp 90% cho cả bán đảo Triều Tiên, đồng thời họ cũng đã lập ra những xí nghiệp hoá chất lớn để sản xuất phân bón và đạn dược. Nhưng, sau khi đất nước bị chia cắt, hầu như tất cả những phương tiện này đã thuộc về Bắc Triều Tiên. Bức tranh kinh tế thì quá sức ảm đạm, tình hình chính trị thì thường xuyên bất ổn, khiến các nhà đầu tư ở trên thế giới nói chung và Mỹ nói riêng không dám mạo hiểm rót vốn vào Hàn Quốc dù dưới bất kỳ hình thức và mức độ nào. Các nhà doanh nghiệp Mỹ thấy rõ rằng tỷ lệ rủi ro là rất cao khi đầu tư vào đây. Họ không hề hy vọng vào khả năng phát triển của nước này, và do đó không sốt sắng quay lại đây như thời điểm năm 1945.
Cho đến năm1961, hầu như không có một doanh nghiệp Mỹ nào đầu tư trực tiếp vào Hàn Quốc. Sự thiếu vắng đầu tư của họ đã dẫn đến một môi trường kinh doanh hết sức ảm đạm tại đây. Và chính đều này đã chứng tỏ không hề có triển vọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc(8) . Nền kinh tế Hàn Quốc khó có thể phát triển nếu không tạo được một môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút giới doanh nghiệp ở các nước nói chung và Mỹ nói riêng trong những thập niên kế tiếp.
2.Giai đoạn 1961-1979
Quan hệ kinh tế giữa Hàn Quốc và Mỹ đã trải qua những thay đổi mạnh mẽ trong suốt quá trình phát triển của Hàn Quốc. Vào cuối những năm 1940, đầu những năm 1950, khi Hàn Quốc vẫn còn rất nghèo và ở vị trí của một nước “kém phát triển”, quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Hàn Quốc chủ yếu là dưới hình thức “kẻ cho và người nhận” (9). Song, cùng với việc Mỹ cắt giảm viện trợ và sự sụp đổ của chính quyền Synman Rhee, quan hệ kiểu “viện trợ và nhận viện trợ” trong giai đoạn 1948 - 1961 cũng không còn nữa. Quan hệ kiểu cho vay đã dần dần thay thế kiểu viện trợ trước đây.
Mỹ không thể mãi đóng vai trò là một nhà viện trợ “hào hiệp” mang đến cho Hàn Quốc một khối lượng viện trợ khổng lồ như thời kỳ sau chiến tranh. Nếu như thập niên 1950, viện trợ của Mỹ mang đến cho Hàn Quốc vào thời điểm cao nhất là 382,893 triệu USD, chiếm 12,0% tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product, viết tắt là GNP) của Hàn Quốc (1957), thì sang đầu thập niên 1960 con số này bắt đầu giảm dần, và giảm mạnh vào cuối thập niên 1960 và suốt thập niên 1970. Vào năm 1964, viện trợ kinh tế của Mỹ cho Hàn Quốc là 149,331 triệu USD, chiếm 3,3% GNP của Hàn Quốc. Số liệu tương ứng vào năm 1965 là 131,441 (2,7%), năm 1966 là 103,261 (1,9%), năm 1967 là 97,018 (1,7%), năm 1968 là 105,856 (1,6%) (10).
Sang thập niên 1970, nền kinh tế Mỹ rơi vào trì trệ(11). Nhiều nước khác, đặc biệt là Nhật Bản và Cộng Hoà Liên Bang Đức, lợi dụng lúc Mỹ bị vướng chân trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nhanh chóng phát triển kinh tế trở thành đối thủ đáng gờm về kinh tế, cạnh tranh với Mỹ. Khuynh hướng ly tâm được thúc đẩy, đặt nước Mỹ trước những thách thức mới. Thêm vào đó, sự sụp đổ của khối tiền tệ Bretton Woods và cuộc khủng hoảng dầu lửa đã đẩy nước Mỹ rơi vào tình thế khó khăn, uy tín giảm sút. Đặc biệt, khủng hoảng kinh tế kéo dài đi đôi với lạm phát cao làm cho kinh tế Mỹ gặp nhiều biến động to lớn. Dù vẫn là nước đứng đầu tư bản về kinh tế, nhưng giờ đây, vị trí của Mỹ đã giảm sút nhiều so với trước.
Đồng thời, sang thập niên 1970, nền kinh tế Hàn Quốc cũng đã bắt đầu có sự phát triển. Nhờ lựa chọn một cách đúng đắn vấn đề mở rộng thị trường (đặc biệt là thị trường nước ngoài) làm trọng tâm cần giải quyết trong chính sách phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung vào thời kỳ này, cộng với hàng loạt biện pháp sáng tạo tích cực, bộ máy thực hiện thống nhất, chính phủ Hàn Quốc không những đã đưa các ngành công nghiệp trì trệ hiện có vào cuối thập niên 1950 thoát ra khỏi bế tắc, mà còn phát triển thêm những ngành công nghiệp nhẹ mới nhờ phát huy được lợi thế lao động rẻ và mở rộng xuất khẩu. Xuất khẩu tăng đến lượt mình lại giúp cho những loại hình sản xuất thay thế nhập khẩu ngày một mạnh hơn. Những tác động dây chuyền này đã làm cho toàn bộ nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành quả đáng kể. Tốc độ tăng trưởng của GNP trong khoảng thời gian 1962 - 1971 đã tăng lên hai lần và đạt bình quân là 9,5%. Bình quân thu nhập quốc dân tính theo đầu người cũng tăng 6,9%/năm, nó vượt xa con số bình quân là 0,7% vào khoảng thời gian 1953 - 1962 (12).
Đứng trước những khó khăn về kinh tế, chính trị cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế Hàn Quốc, Mỹ quyết định giảm dần đi đến ngừng viện trợ cho nước này.
Thay vào đó, trong lĩnh vực đầu tư, từ đầu những năm 1960, ở Hàn Quốc đã bước đầu có những tiến triển tốt đẹp. Bởi, ngay từ khi lên nắm quyền, chính phủ của Park Chung Hee đã thực hiện chiến lược hướng ra bên ngoài dựa trên việc đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên Hàn Quốc là một quốc gia nghèo tài nguyên, vì vậy để phát triển Hàn Quốc phải dựa vào nguồn vốn nước ngoài. Cùng với hình thức vay nợ, chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách thu hút vốn thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó, đầu những năm 1960, trước khi ký Hiệp ước bình thường hoá với Nhật Bản, vay nợ và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Hàn Quốc chủ yếu là từ Mỹ. Phần lớn, Mỹ cho Hàn Quốc vay nợ thông qua Cơ quan vì sự phát triển quốc tế (Agency for International Development, gọi tắt là AID)(13).
Nếu như các thành viên của NIEs (Newly Industrialized Economies) nhấn mạnh đến hình thức đầu tư trực tiếp thì Hàn Quốc lại sử dụng nhiều hơn hình thức đi vay. Ở Hàn Quốc từ năm 1959 đến năm 1970, toàn bộ tiền từ bên ngoài được đưa vào là 3,7 tỷ USD, nhưng đã có 3,4 tỷ là tiền vay. Tỉ lệ tổng nguồn vốn từ bên ngoài đưa vào so với tổng đầu tư trong nước chiếm 89% năm 1962, 69% năm 1963; từ năm 1964 đến 1971 xấp xỉ 50%, và thập kỷ 1970 bình quân là 20%(14). Đây không phải là một hiện tượng phổ biến trên thế giới, nếu không nói là khá đặc biệt. Thế nhưng, chính phủ của Park Chung Hee đã thành công trong chiến lược thu hút vốn của mình. Góp sức vào thành quả này phải kể đến công lao của Mỹ. Bởi, trong suốt thập niên 1960, vay nợ và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc chủ yếu là từ Mỹ. Thêm vào đó, hậu thuẫn chính trị của Mỹ đối với Hàn Quốc đã tạo điều kiện cho họ vay tín dụng qua các tổ chức tài chính quốc tế một cách dễ dàng vào buổi đầu, dần dần nhờ làm ăn có hiệu quả, Hàn Quốc đã gây dựng được tín nhiệm, nên được vay thường xuyên với lãi suất thấp. Hàn Quốc được xem là nước có tín nhiệm vay nợ đối với các tổ chức tài chính quốc tế và nước ngoài. Bí quyết chính là ở chỗ hầu hết các khoản vay thuộc nợ dài hạn nhằm có thời gian dài sử dụng vốn để đầu tư vào phát triển công nghệ xuất khẩu(15). Dẫu rằng từ năm 1965, sau khi ký Hiệp định bình thường hoá với Nhật Bản, vai trò của Nhật Bản trở nên quan trọng trong nền kinh tế Hàn Quốc. Nhật Bản bắt đầu các khoản cho vay, và ngoài Mỹ, Hàn Quốc đã quay sang Nhật Bản để tìm kiếm công nghệ, thiết bị sản xuất và nhất là mô hình phát triển đầy ấn tượng. Năm 1971, Nhật Bản đã trở thành thị trường lớn nhất cung cấp nguồn hàng nhập khẩu cho Hàn Quốc(16). Tuy nhiên, không vì thế mà Nhật Bản có thể thay thế “vị trí” của Mỹ tại đây. Mỹ vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc cũng như sự tồn vong của đất nước này, dù cho từ năm 1971, trên lĩnh vực đầu tư vào Hàn Quốc, Nhật Bản đã vượt qua Mỹ(17). Đúng hơn, sự xuất hiện trở lại của Nhật Bản nằm trong kịch bản của Mỹ, đó là thúc đẩy bình thường hoá quan hệ Hàn - Nhật nhằm chia sẻ trách nhiệm mà trước đây Mỹ gần như phải “gánh vác” một mình. Cố nhiên, cả ba nước: Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đều tìm thấy lợi ích của chính mình trong vấn đề này.
Ngay từ những năm 1960, chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện những cải cách về luật pháp có liên quan đến việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment viết tắt là FDI). Đến năm 1966, Hàn Quốc đã ban hành luật thu hút vốn đầu tư. Mặc dù vào đầu những năm 1960, FDI chỉ chiếm chưa đầy 15% nguồn vốn đổ vào Hàn Quốc, nhưng chúng đóng vai trò rất quan trọng. Đầu tư vào ngành chế tạo chiếm 70% tổng FDI vào Hàn Quốc kể từ năm 1962, trong đó Nhật Bản và Mỹ chiếm hơn 70% tổng vốn FDI vào Hàn Quốc và là những nhà đầu tư nước ngoài quan trọng nhất.(18)
Sau khi mất đi những cơ hội đầu tư sớm của Mỹ do cuộc chiến tranh Triều Tiên xảy ra, đến đầu thập niên 1960, với những chính sách tiến bộ Hàn Quốc đã có thể thu hút sự chú ý của giới kinh doanh Mỹ đầu tư vào đây. Vắng mặt sau nhiều năm, đến tháng 8/1962, trường hợp đầu tư trực tiếp đầu tiên quay trở lại Hàn Quốc là một doanh nghiệp Mỹ, công ty Chemtex Inc. Công ty này đã mạnh dạn liên kết với Công ty nylon Hàn Quốc để sản xuất sợi nylon với mức đầu tư là 575.000 USD. Từ năm 1962 trở đi, các hợp đồng đầu tư lớn hơn vào nhà máy lọc dầu và các dự án sản xuất phân bón cũng đã được bắt đầu.(19)
Có thể nói, trong những năm đầu thập niên 1960, khi chính phủ của Park Chung Hee vừa mới bắt tay vào thực hiện bước chuyển đổi chiến lược phát triển kinh tế của mình, đầu tư của Mỹ luôn giữ vị trí cao nhất. Điều này được thể hiện rõ trong bảng 2
Bảng 2. Đầu tư trực tiếp vào Hàn Quốc của Mỹ (1962 - 1979)
(Đơn vị:nghìn USD)
*Tỷ lệ đầu tư trực tiếp của Mỹ trong tổng số đầu tư vào Hàn Quốc
Nguồn: Economic Planning Board, White Paper on Foreign Investment in Korea,1981
(Đơn vị:nghìn USD)
Năm |
Tổng số |
Tỷ lệ (%)* |
1962-1966 |
15.987 |
75,2 |
1967-1971 |
32.664 |
33,9 |
1972-1976 |
87.536 |
15,4 |
1977 |
11.797 |
11,5 |
1978 |
13.832 |
13,8 |
1979 |
29.857 |
23,5 |
Nguồn: Economic Planning Board, White Paper on Foreign Investment in Korea,1981
Số liệu ở bảng 2 cho thấy, giai đoạn 1962 - 1966, tổng số đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Hàn Quốc chiếm đến 75,2 % trong tổng đầu tư trực tiếp của nước ngoài với 15.987 triệu USD. Sự tăng lên của khối lượng đầu tư tương ứng với sự giảm dần để đi đến ngưng hẳn viện trợ của Mỹ đối với Hàn Quốc. Nó nằm trong ý đồ của Mỹ nhằm tạo ra “một nước Hàn Quốc đủ mạnh” và không trở(18) thành gánh nặng cho ngân sách của Mỹ, qua đó xây dựng hình mẫu của CNTB ngoại vi (Le Capitalisme périphérique)(19))ở một trong những nơi mà Mỹ cho rằng có những hứa hẹn thành công nhất. Sự hình thành hệ thống các quốc gia theo CNTB ngoại vi như vậy thực sự là hình ảnh đối lập có tác dụng hơn cả trong cuộc đối đầu giữa hai hệ thống chính trị, xã hội đối địch suốt thời kỳ chiến tranh lạnh là CNTB và CNXH(20).
Cùng với việc bình thường hoá quan hệ với Nhật Bản và sự tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc, vào cuối thập niên 1960 và suốt thập niên 1970, tỷ lệ đầu tư trực tiếp của Mỹ trong tổng đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Hàn Quốc giảm xuống. Ví dụ, giai đoạn 1967 - 1971, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Hàn Quốc đạt 32.664 triệu USD, chiếm 33,9%, giai đoạn 1972 - 1976 là 87.536 triệu USD, chiếm 15,4 % (xem bảng 2). Số liệu trên cho thấy, Mỹ không còn giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, tỷ trọng đầu tư của Mỹ vào Hàn Quốc không giống Nhật Bản cũng như những nguồn đầu tư từ các nước khác vào đây. Mỹ chủ yếu đầu tư vào các ngành tập trung nhiều vốn và công nghệ hơn là đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều lao động như Nhật Bản và các nước khác (21).
Hơn nữa, sở dĩ tỷ lệ đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Hàn Quốc giảm là do chính phủ của Park Chung Hee ngày càng nhận thức được rằng dù thành công, nhưng không thể cứ tiếp tục tài trợ cho công cuộc công nghiệp hoá bằng hình thức vay nợ, nên họ đã chú ý hơn đến hình thức sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các chế độ cho phép đầu tư được nới lỏng, các hình thức sử dụng đầu tư đa dạng hơn. Các liên doanh và khu chế xuất đã được hình thành. Ở khu chế xuất, ngoài những ưu đãi như miễn lộ phí, nhà nước còn phát triển cơ cấu hạ tầng tới mức tối đa và định ra các chế độ bảo đảm an ninh để thu hút và đem lại niềm tin cho các công ty nước ngoài(22). Nhờ vậy, từ cuối những năm 1960 trở đi, ngoài Mỹ và Nhật Bản, Hàn Quốc đã thu hút được một số lượng đáng kể đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đây. Theo đó, tỷ lệ đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Hàn Quốc bắt đầu giảm xuống. Điều này cho thấy, trong quan hệ kinh tế, mức độ phụ thuộc của Hàn Quốc vào Mỹ ngày càng giảm nhờ những chính sách hợp lý của chính phủ Park Chung Hee, cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc. Tất nhiên, quan hệ đầu tư cũng nằm trong xu hướng đó.
Tuy chiếm tỷ lệ không lớn, nhưng trong thời kỳ này, đầu tư của Hàn Quốc vào thị trường Mỹ bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc. Mở đầu, năm 1959, công ty mỏ Tungsten của Hàn Quốc đã mua tài sản và thiết lập văn phòng đại diện tại New York. Song, cho đến năm 1967, không xuất hiện thêm một trường hợp nào đầu tư vào đây nữa(23). Vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, đầu tư của Hàn Quốc vào Mỹ có tăng, nhưng không đáng kể. Sở dĩ tỷ lệ đầu tư của Hàn Quốc vào Mỹ không cao là do những chính sách có chủ đích mà Hàn Quốc đã thực hiện trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá. Giai đoạn này, việc kiểm soát đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện chặt chẽ hơn so với nhiều nước đang phát triển. Sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài với các công ty trong nước bị khống chế một cách nghiêm ngặt. Do sự khống chế của chính phủ, tỷ trọng của chi nhánh do nước ngoài nắm toàn bộ quyền sở hữu chỉ ở mức rất thấp so với toàn bộ nền kinh tế và còn thấp hơn so với nhiều nước kém phát triển. Chính phủ Hàn Quốc cũng thường xuyên thực hiện quyền lực của mình để xem xét toàn bộ các hợp đồng liên doanh nhằm dành những điều kiện tốt hơn cho các công ty trong nước. Có thể nói rằng, bằng sự can thiệp có chủ đích của mình, chính phủ Hàn Quốc đã thành công trong việc làm cho FDI của nước ngoài phù hợp với mục tiêu ưu tiên cho sự phát triển của một số ngành trọng điểm trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá. Trong khi đó, FDI ra nước ngoài đã bị hạn chế nghiêm ngặt (24).
Đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc kể từ năm 1975 bước sang giai đoạn mới khi phần lớn các cơ chế liên quan đến đầu tư nước ngoài bao gồm cả việc ủy quyền phê chuẩn và quản lý các hoạt động đầu tư ra nước ngoài do thống đốc ngân hàng Hàn Quốc đảm nhận. Thời kỳ 1976 - 1979 là thời kỳ xuất phát về vốn đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc. Đầu tư vào các ngành thương mại và xây dựng của Hàn Quốc tăng rất nhanh do quy mô mua bán được mở rộng ra toàn cầu. Đặc biệt là năm 1977, lần đầu tiên Hàn Quốc dư thừa tài khoản hiện hành với tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài là 77 triệu USD(25). Tính đến cuối năm 1980, đầu tư của Hàn Quốc vào Mỹ đạt khoảng 29,3 triệu USD, chiếm 31,5% trong tổng số đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc(26). So với tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc thì con số này chưa phải là lớn, đặc biệt đối với một thị trường như thị trường Mỹ, song đây chính là sự khởi đầu có ý nghĩa trong việc tạo tiền đề cho giai đoạn kế tiếp.
3. Một số nhận xét
a. Nhìn chung, chỉ sau vài thập kỷ tiến hành công nghiệp hoá mà trọng tâm là chiến lược phát triển các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu, Hàn Quốc đã trở thành một trong những con rồng của §ông Á, với tốc độ tăng trưởng GNP cũng như mức độ cải thiện đời sống của công chúng rất đáng khâm phục. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thành công này, trong đó sự mở rộng thị trường và những ưu tiên của Mỹ cũng như nguồn vốn ưu đãi mà nước này dành cho Hàn Quốc là một yếu tố không thể phủ nhận
b. Có thể nói, kết hợp việc huy động nguồn vốn trong nước và thu hút vốn nước ngoài, nhất là nguồn vốn từ Mỹ là một trong những chính sách mà Hàn Quốc đã thực hiện khá thành công trong thời kỳ công nghiệp hoá. Dẫu biết rằng Hàn Quốc đã phải trả một giá khá đắt cho những chính sách mạo hiểm của mình, song kết quả mà Hàn Quốc thu được là rất cần thiết cho nền kinh tế của họ trong thời điểm bấy giờ. Đi theo mô hình phát triển của Nhật Bản và một số con rồng Đông Á khác, Hàn Quốc là nước rất coi trọng vấn đề tiết kiệm và tích luỹ từ các nguồn vốn trong nước. Tuy nhiên do nguồn tích luỹ trong nước hạn chế, Hàn Quốc tích cực khai thác các nguồn từ bên ngoài để hỗ trợ cho đầu tư phát triển công nghiệp nặng chủ yếu dưới hai hình thức vay nợ và khuyến khích đầu tư trực tiếp. Nhờ vậy Hàn Quốc đã tạo ra được nguồn vốn, một yêu cầu hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá.
c. Song, cũng phải thừa nhận rằng việc phụ thuộc quá mức vào nguồn vốn của Mỹ cũng như các nước tư bản khác đã làm cho nợ nước ngoài tăng với tốc độ cực nhanh và ảnh hưởng không tốt cho nền kinh tế Hàn Quốc. Chính sách đẩy nhanh phát triển nhiều đơn vị công nghiệp dùng nhiều tư bản đã đòi hỏi số tiền vay rất lớn, đặc biệt là thị trường tài chính nước ngoài để vừa nhập máy móc thiết bị vừa nhập nguyên liệu, bán thành phẩm, do vậy nợ nước ngoài tăng nhanh. Nếu vào năm 1973, số nợ là 4,4 tỷ USD, thì tới năm 1979 đã lên tới 20,3 tỷ, tức là tăng 372%(27). Mỹ là một trong những chủ nợ lớn nhất của Hàn Quốc lúc bấy giờ. Rõ ràng, mở rộng công nghiệp hoá phải cần nhiều vốn, trong lúc nguồn tư bản trong nước không đủ, thì vay nợ nước ngoài là điều tất nhiên. Song, phải nói rằng sự “tăng trưởng kinh tế trên nợ nần” như Hàn Quốc quả không phải là một cách hay. Người dân Hàn Quốc đã phải “thắt lưng, buộc bụng” trong nhiều năm để giành phần lớn những gì làm ra cho xuất khẩu, bởi vì đó là cách duy nhất để có thể trả được nợ nước ngoài. Chưa kể, một khi phải chịu lệ thuộc bên ngoài về vốn, thì nền kinh tế trong nước tất sẽ không tránh khỏi sự bấp bênh, kém ổn định. Ở đây, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một quy luật là do nhu cầu công nghiệp hoá nhanh trên cơ sở công nghiệp nặng, tất dẫn đến vay nợ nước ngoài, và để trả nợ nước ngoài thì họ phải hướng nền kinh tế ra xuất khẩu, xuất khẩu tất nhiên phải cần đến thị trường. Không ai khác, Mỹ chính là thị trường rộng lớn tiêu thụ nhiều nhất hàng xuất khẩu của Hàn Quốc, nên nền kinh tế Hàn Quốc phải gắn chặt với sự bành trướng của thị trường Mỹ là một tất yếu. Song, vấn đề không dừng lại ở đây, sự lệ thuộc vào nguồn vốn, thị trường và kể cả hàng nhập khẩu để tái sản xuất trong nước đã làm số lượng dư nợ của Hàn Quốc vào Mỹ và nước ngoài ngày càng tăng lên. Và cứ như vậy, họ đã không thể thoát khỏi “vòng tròn ma quû” mà Mỹ và các nước phương tây đã tròng vào cổ mình.
LÊ VĂN ANH - BÙI THỊ KIM HUỆ
(Đại học Sư phạm Huế, Đại học Khoa học Huế)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2. Ezra P.Vogel (1994), Bốn con rồng nhỏ - Trào lưu công nghiệp hóa ở Đông Á, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
3. Hoàng Văn Hiển (2000), Quá trình phát triển kinh tế xã hội của Hàn Quốc
(1961 -1993), Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
4. Vũ Đăng Hinh (1996), Hàn Quốc: nền công nghiệp trẻ trỗi dậy, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Vũ Đăng Hinh (1990), “Làn sóng xuất khẩu thứ hai của Nam Triều Tiên”, Những vấn đề kinh tế thế giới, 2 (4), tr. 26 - 31.
6. Vũ Đăng Hinh (1997), “Quan hệ Mỹ - Hàn từ những năm 1950 đến những năm 1970”, Châu Mỹ ngày nay (6), tr.7-17.
7. Hoa Hữu Lân (2002), Hàn Quốc câu chuyện kinh tế về một con rồng, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
8. Trần Quang Minh (2000), “Một số chính sách kinh tế tiêu biểu thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Hàn Quốc”, Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, 2 (27), tr. 40 - 47.
9. Bùi Tất Thắng (1994), Sự chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình công nghiệp hóa của các nền kinh tế mới công nghiệp hóa ở Đông Á và Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Lê Bá Thuyên (2001), Hoa Kỳ cam kết và mở rộng, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
11. Lê Văn Toàn - Trần Hoàng Kim - Phạm Huy Tú (đồng chủ biên) (1992), Kinh tế Nics Đông Á kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
12. David C.Cole, Youngil Lim, Paul W. Kuznets (1980), The Korean Economy Issues of Development, University of California, Berkeley.
13. Kim Hak Joon (1993), Korea’s Relation with her Neighbours in a changing World, Hollium Corp.
14. Sung - Joo Han Editor (1982), After one Hundred years: Continuity and Change in Korean - American Relations, Asiatic Research Center Korea University, Seoul, Korea.
15. Edited by Youngnok Koo and Dae - sook Suh (1988), Korea and the United States - A Century of Cooperation, University of Hawaii Press, Honolulu.
(1) Kim Hak Joon (1993), Korea’s Relation with her Neighbours in a changing World, Hollium Corp, Tr. 161.
(2) Vũ Đăng Hinh (1997), “Quan hệ Mỹ - Hàn từ những năm 1950 đến những năm 1970”, Châu Mỹ ngày nay (6), Tr. 9.
(3) Hoàng Văn Hiển (2000), David C.Cole, Youngil Lim, Paul W. Kuznets (1980), The Korean Economy Issues of Development, University of California, Berkeley. Tr. 20
(4) Vũ Đăng Hinh (1996), Hàn Quốc: nền công nghiệp trẻ trỗi dậy, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Tr. 23.
(5) Sun-Joo Han, Editor (1982), After one Hundred years: Continuity and Change in Korean - American Relations, Asiatic Research Center Korea University, Seoul, Korea. Tr. 249.
(6) Edited by Youngnok Koo and Dae - sook Suh (1988), Korea and the United States - A Century of Cooperation, University of Hawaii Press, Honolulu, Tr. 230.
(7) Như trích dẫn (6), Tr. 230.
(8) Như trích dẫn (6), Tr. 230.
(9) Byung - Nak Song (2002), Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy, Nxb Thống kê, Hà Nội., Tr. 32.
(10) Sun–Joo Han Editor (1982), After one Hundred years: Continuity and Change in Korean - American Relations, Asiatic Research Center Korea University, Seoul, Korea, Tr. 251.
(11) Lê Bá Thuyên (2001), Hoa Kỳ cam kết và mở rộng, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, Tr. 37.
(12) Vũ Đăng Hinh (1996), Hàn Quốc: nền công nghiệp trẻ trỗi dậy, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Tr. 44.
(13) Như trích dẫn 6, Tr. 225.
(14) Bùi Tất Thắng (1994), Sự chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình công nghiệp hóa của các nền kinh tế mới công nghiệp hóa ở Đông Á và Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, Tr. 89-90.
(15) Sun-Johan, Lê Văn Toàn - Trần Hoàng Kim - Phạm Huy Tú (đồng chủ biên) (1992), Kinh tế Nics Đông Á kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.Tr. 62.
(16) Hoàng Văn Hiển (2000), Quá trình phát triển kinh tế xã hội của Hàn Quốc (1961 -1993), Luận án Tiến sĩ, Hà Nội, Tr. 42.
(17) Như trích dẫn 6, Tr. 233.
(18) Hoa Hữu Lân (2002), Hàn Quốc câu chuyện kinh tế về một con rồng, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, Tr. 149.
(19) Như trích dẫn (6), Tr. 223.
(20) Hoàng Văn Hiển (2000), Quá trình phát triển kinh tế xã hội của Hàn Quốc (1961 -1993), Luận án Tiến sĩ, Hà Nội, Tr. 41.
(21) Như trích dẫn 6, Tr. 255.
(22) Vũ Đăng Hinh (1990), Làn sóng xuất khẩu thứ hai của Nam Triều Tiên, Những vấn đề Kinh tế Thế giới, 2 (4), Tr. 28-29.
(23) Như trích dẫn (6), Tr. 233.
(24) Trần Quan Minh (2000), “Một số chính sách kinh tế tiêu biểu thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Hàn Quốc”, Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương,, Tr. 43.
(25) Như trích dẫn (18), Tr. 160.
(26) Như trích dẫn (6), Tr. 233.
(27) Vũ Đăng Hinh (1996), Hàn Quốc: nền công nghiệp trẻ trỗi dậy, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội., Tr. 64.
Nguồn: Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1, 2007