Tương lai sẽ mang lại những gì? Một cách nhìn lịch sử tương đối khách
quan có thể là tìm cách đứng từ bên ngoài nhìn vào nhân loại. Chẳng
hạn, thử tưởng tượng bạn là một quan sát viên từ một hành tinh khác muốn
biết những gì đang xẩy ra cho nhân loại; hay tưởng tượng bạn là một sử
gia 100 năm trong tương lai — giả thiết 100 năm sau vẫn còn có sử gia,
một điều hiện không có gì chắc chắn — và muốn nhìn lại những gì xẩy ra
hiện nay trên địa cầu. Bạn có thể thấy một cái gì đó rất đáng quan tâm.
Lần đầu tiên trong lịch sử, loài người rõ ràng đã triển khai được khả năng tự tiêu diệt. Đó là một sự thật ngay từ năm 1945.
Ngày nay, các khoa học gia cuối cùng cũng đã phải công nhận hiện đang có nhiều tiến trình hủy hoại môi sinh lâu dài tương tự, nếu không hoàn toàn, ít ra cũng nghiêm trọng đối với khả năng cần thiết cho nhân sinh — một sự sống có thể gọi là sống.
Ngoài ra còn có nhiều nguy cơ khác như dịch bệnh liên hệ đến toàn cầu hóa và tác động hổ tương. Trên phương diện nầy, nhân loại hiện đang phải đối diện với các tiến trình đang phô diễn và các định chế sẵn có, như các hệ thông vũ khí hạt nhân — những hệ thống có thể đưa đến một tác động tai hại hay ngay cả có thể chấm dứt đời sống hữu cơ.
Vấn đề là: Con người đang làm gì trước tình cảnh nầy? Chẳng có gì bí mật. Mọi việc đều tuyệt đối rõ ràng. Trong thực tế, bạn phải cố gắng mới có thể không thấy quá trình đó.
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Thực tế cho thấy đã có một chuổi phản ứng. Một số người luôn cố gắng làm một điều gì đó trước các đe dọa vừa nói, và một số khác lại luôn hành động để làm gia tăng tốc độ của quá trình. Nếu muốn nhìn xem họ là ai, sử gia tương lai hay quan sát viên ngoài địa cầu có thể thấy một cái gì thực sự quái lạ.
Những ai tìm cách giảm thiểu hay vượt qua các đe dọa nầy là những xã hội thiếu mở mang nhất, các tộc dân bản địa, các bộ lạc, và những quốc gia đầu tiên bên trong Canada. Họ không bàn luận về chiến tranh nguyên tử mà chỉ quan tâm đến tai họa môi trường, và họ thật sự đang tìm cách làm một cái gì đó trước tình trạng nầy.
Trong thực tế, trên khắp thế giới — Úc Đại Lợi, Ấn Độ, Nam Mỹ — người ta cũng chứng kiến một trình tự chiến đấu luôn tiếp diễn, đôi khi cả đến chiến tranh.
Ở Ấn Độ, đó là cuộc chiến lớn đối phó với nạn hủy diệt môi trường trực tiếp, với các bộ lạc tìm cách đề kháng các hoạt động khai thác tài nguyên cực kỳ tai hại cho địa phương.
Trong các xã hội với các tộc dân bản địa có nhiều ảnh hưởng, đa số đã có một thái độ mạnh mẽ.
Quốc gia có thái độ mạnh mẽ nhất trước hiện tượng hâm nóng toàn cầu là Bolivia, nơi số dân bản địa lớn lao và hiến pháp đòi hỏi: phải bảo vệ “quyền của thiên nhiên” — rights of nature.
Ecuador, với tộc dân bản địa lớn, là quốc gia xuất khẩu dầu lửa duy nhất, nơi chính quyền đang tìm sự hổ trợ nhằm ngưng khai thác dầu lửa trong lòng đất, thay vì khai thác và xuất khẩu dầu.
Cố Tổng Thống Venezuela, Hugo Chavez, lúc sinh tiền đã là đối tượng của sự chế nhạo, nhục mạ và thù ghét trong thế giới Tây Phương. Trong một dịp tham dự phiên họp của Đại Hội Đồng LHQ cách đây mấy năm, Hugo Chavez đã bị nhạo báng khi gọi George W. Bush là một “ác quỷ” — “a devil”.
Hugo Chavez cũng đã đọc một diễn văn khá thú vị. Ai cũng biết Venezuela là một xứ xuất khẩu dầu lửa quan trọng. Trong thực tế, dầu lửa đã và đang chiếm phần lớn GDP của Venezuela.
Trong bài diễn văn, Hugo Chavez đã cảnh cáo những nguy cơ lạm dụng quá đáng các nhiên liệu hóa thạch và đã thúc giục các quốc gia sản xuất và tiêu thụ phải hợp tác tìm mọi phương cách giảm thiểu làn sóng lạm dụng.
Đó là một hành động khá đặc biệt — một điều đáng ngạc nhiên từ một quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu. Như nhiều người đã biết, Hugo Chavez là người có gốc rễ thổ dân bản địa — một Indian. Không như những điều ông thường làm khác, các hành vi trên đây của ông tại LHQ đã không hề được báo chí đăng tải hay nhắc tới.
Như vậy, một đằng bạn chứng kiến các cộng đồng tộc dân thiểu số bản địa tìm cách chận đứng cuộc chạy đua đến tai họa; một đằng khác trái ngược, các xã hội giàu có, hùng cường, như Hoa Kỳ và Canada, lại đang dốc toàn lực thi đua hủy diệt môi trường càng nhanh càng tốt.
Không như Ecuador và các xã hội với tộc dân bản địa chiếm đa số trên khắp thế giới, Hoa Kỳ và Canada muốn khai thác đến giọt cuối số dự trữ hóa thạch dưới lòng đất càng sớm càng hay.
Cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, T T Obama, giới truyền thông, và báo chí quốc tế, hình như rất hoan hỉ nhìn về phía trước với nhiệt tình, đến điều họ gọi là “một thế kỷ độc lập về năng lượng” — a century of energy independence — đối với Hoa Kỳ.
Độc lập về năng lượng là một ý niệm hầu như vô nghĩa, nhưng tạm thời hãy gạt bỏ điều đó qua một bên. Ý nghĩa đó chỉ là: họ sẽ có một thế kỷ để sử dụng nhiên liệu hóa thạch tối đa và góp phần vào việc tiêu diệt thế giới.
Thực tế trên đây hiện đang diễn tiến ở khắp nơi. Thực vậy, khi nói đến phát triển các năng lượng thay thế, Âu Châu đang làm một cái gí đó. Trong cùng lúc, Hoa Kỳ, quốc gia giàu nhất, hùng cường nhất, trong lịch sử thế giới, là một trong số khoảng 100 quốc gia không có một chính sách hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, không có ngay cả các mục tiêu phát triển các năng lượng thay thế.
Điều đó không có nghĩa dân chúng Mỹ không muốn. Người Mỹ cũng quan tâm không kém so với chuẩn mực quốc tế về hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Nhưng chính cơ cấu các định chế đã ngăn cãn đổi thay. Các nhóm quyền lợi trong giới doanh thương không muốn quan tâm, và đang có ảnh hưởng áp đảo trong việc quyết định chính sách, do đó, Hoa Kỳ đang phơi bày một hố cách biệt lớn lao giữa công luận và chính sách về nhiều đề tài, kể cả đề tài nầy.
Như vậy, sử gia tương lai, nếu có, có thể thấy được gì. Nhà sử học rất có thể đọc những báo khoa học ngày nay. Và mở bất cứ tờ báo nào, bạn đều gặp những tiên đoán tồi tệ hơn tờ báo hôm trước.
VŨ KHÍ HẠT NHÂN
Chiến tranh nguyên tử là đề tài tai họa khác. Từ lâu mọi người đều biết nếu một đại cường nào đó khởi động một cuộc tấn công hạt nhân trước (first strike), ngay cả khi không có phản ứng trả đũa, văn minh nhân loại rất có thể sẽ bị diệt vong chỉ vì các hậu quả “mùa đông nguyên tử”(nuclear-winter) tiếp theo. Chúng ta có thể tìm đọc về hậu quả mùa đông-nguyên tử trong “Bản Tin của Các Khoa Học Gia Nguyên Tử” — Bulletin of Atomic Scientists. Điều nầy nay đã được hiểu rõ — nguy cơ luôn là một tai họa tệ hại hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.
Nhân loại vừa kỷ niệm lần thứ 50 cuộc Khủng Hoảng Tên Lửa Cuba. Sử gia Arthur Schlesinger, cố vấn của T T John F. Kennedy, gọi đó là “thời khắc tối nguy hiểm trong lịch sử” — “the most dangerous moment in history”. Đúng như vậy. Tai họa xuýt nữa đã xẩy ra, và không phải chỉ một lần.
Tuy nhiên, trong một vài phương cách nào đó, khía cạnh tồi tệ nhất của những biến cố tàn nhẫn ác liệt nầy là các bài học đã bị bỏ lỡ.
Những gì đã xẩy ra trong cuộc khủng hoảng tên lửa trong tháng 10-1962 đã được tô điểm để trở thành những hành động can đảm và thận trọng chính chắn. Sư thật trong tổng thể nội vụ gần như điên loạn. Vào đúng lúc cuộc khủng hoảng lên đỉnh điểm, Thủ Tướng Xô Viết Nikita Khrushchev đã viết thư đề nghị với T T Kennedy giải quyết cuộc khủng hoảng bằng giải pháp công khai loan báo rút tên lửa Xô Viết khỏi Cuba và tên lửa Hoa Kỳ khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.
Thực ra, T T Kennedy lúc đó cũng không biết ngay cả sự kiện Hoa Kỳ đang có tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, trong thực tế, Ngũ Giác Đài trước đó đã quyết định thay thế các tên lửa nầy bằng các tên lửa Polaris tối tân và hữu hiệu hơn trên các tàu ngầm nguyên tử.
Dù sao, đó là đề nghị của Khrushchev. Kennedy và các cố vấn của ông đã cứu xét và bác bỏ. Vào lúc đó, chính Kennedy đã ước tính khả năng xẩy ra chiến tranh nguyên tử vào khoảng từ 1/3 đến 1/2 trong trường hợp cuộc khủng hoảng thoát khỏi vòng kiểm soát. Và Kennedy đã sẵn sàng chấp nhận một nguy cơ tàn phá cao hơn nhiều — rõ ràng với mục đích thiết lập một nguyên tắc: chỉ người Mỹ có quyền sử dụng hỏa tiển tấn công bên ngoài lãnh thổ của mình, trong thực tế bất cứ ở đâu người Mỹ muốn, không mấy quan tâm đến nguy cơ và mức độ tàn phá đối với các xứ khác, và ngay cả với chính Hoa Kỳ. Chỉ người Mỹ mới có quyền đó, và không một quốc gia nào khác có quyền.
Tuy vậy, Kennedy sau đó cũng đã chấp thuận một thỏa hiệp bí mật rút các tên lửa (trong thực tế đang được gở bỏ), chừng nào không được công bố. Nói một cách khác, Khrushchev phải công khai rút các tên lửa của Nga trong khi Hoa Kỳ chỉ bí mật rút các tên lửa lỗi thời của mình. Có nghĩa: Khrushchev phải chịu nhục và Kennedy phải được quyền duy trì hình ảnh đại anh hùng của mình.
Và Kennedy đã được ca ngợi bởi thành tích: can đảm và trầm tĩnh trước mọi nguy cơ đe dọa…
Sự kinh tởm của các quyết định của Kennedy không được ai phân tích hay ghi nhận. Các bạn cứ thử đi tìm bằng chứng lịch sử!
Cũng cần phải nói thêm một chi tiết khác: vài tháng trước khi cuộc khủng hoảng bùng nổ, Hoa Kỳ đã gửi các tên lửa với đầu đạn nguyên tử đến Okinawa. Những tên lửa nầy đều nhằm Trung Quốc trong suốt giai đoạn cực kỳ căng thẳng trong khu vực.
Thử hỏi mấy ai quan tâm? Người Mỹ có quyền làm bất cứ điều gì họ muốn bất cứ ở đâu trên thế giới. Đó là bài học khắc nghiệt từ kỷ nguyên đó, nhưng vẫn còn có những bài học khác tiếp theo.
Mười năm sau — năm 1973, Ngoại Trưởng Henry Kissinger đã tuyên bố báo động nguyên tử cao độ. Đó là phương cách Kissinger cảnh cáo người Nga không được can thiệp vào cuộc chiến Do Thái-Á Rập đang tiếp diễn, và, đặc biệt, không được can thiệp sau khi Kissinger đã cho Do Thái biết họ có thể vi phạm quyết định ngưng bắn Hoa Kỳ và Nga vừa mới thỏa thuận. Cũng may, đã không có gì xẩy ra.
Mười năm sau nữa — khi Ronald Reagan đã đảm nhiệm chức vụ Tổng Thống. Sau khi dọn vào Tòa Bạch Ốc, Reagan và các cố vấn đã ra lệnh cho Không Quân xâm nhập không phận Liên Xô, với mục đích thu thập thông tin về các hệ thống báo động của Nga, trong Operation Able Archer.
Cốt lõi của chiến dịch chỉ là những cuộc “tấn công nhại” (mock attacks) hay thử thách. Người Nga không mấy chắc chắn. Nhưng vài quan chức cao cấp Nga Sô cũng e ngại đây là có thể là một bước hướng đến một cuộc “tấn công trước” thực sự (a real first strike). Cũng may, họ đã không có phản ứng, tuy vậy, cũng thật sự nguy hiểm. Và cứ thế tiếp tục.
KHỦNG HOẢNG IRAN
Trong suốt những năm tháng gần đây, vấn đề hạt nhân thường xuất hiện trên các trang đầu của báo chí liên quan đến Bắc Hàn và Iran. Đã hẳn vẫn còn có nhiều phương cách để đối phó với các cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn. Các phương cách nầy rất có thể sẽ không hữu hiệu, nhưng ít ra các bên liên quan vẫn còn có thể thực nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay, các phương cách nầy chưa được xem xét, ngay cả chưa hề được đem ra thảo luận.
Thử xem xét trường hợp Iran, được xem như một xứ Tây Phương — không phải trong thế giới Á Rập, cũng không phải trong Á Châu — và như đe dọa trầm trọng nhất đối với hòa bình thế giới.
Đây là một ám ảnh đối với Tây Phương, và xứng đáng hay cần được phân tích các lý do bên sau vụ khủng hoảng.
Câu hỏi cần được đặt ra: liệu có phương cách nào để đối phó với đe dọa được tin là trầm trọng nhất đối với hòa bình thế giới? Thực ra cũng có một số không ít.
Một phương cách khá hợp lý đã được đề nghị trong phiên họp của các quốc gia phi liên kết cách đây vài tháng ở Tehran. Trong thực tế, các quốc gia nầy cũng chỉ lặp lại một đề nghị đã được đưa ra từ nhiều thập kỷ, và đã được Ai Cập đặc biệt hậu thuẩn, và cũng đã được Đại Hội Đồng LHQ chấp thuận.
Đề nghị nhằm hướng đến việc thiết lập một vùng phi nguyên tử trong khu vực. Đây có thể không phải là một giải pháp cho mọi vấn đề, nhưng có thể là một bước tiến có ý nghĩa. Và có nhiều cách để xúc tiến.
Dưới sự bảo trợ của LHQ, một hội nghị quốc tế dự định được triệu tập trong tháng 12- 2012 ở Phần Lan để thể hiện các kế hoạch đi đến mục đích nầy. Nhưng điều gì đã xẩy ra?
Chắc các bạn sẽ không tìm thấy gì trên báo chí bởi lẽ không có gì được công bố. Chúng ta phải tìm đọc các bản tin chuyên gia. Vào đầu tháng 11-2012, Iran đã đồng ý tham dự. Một vài ngày sau, Obama đã quyết định dẹp bỏ hội nghị với lý do thời gian không thuận tiện. Nghị Viện Âu Châu cũng như các quốc gia Á Rập đã công bố một lời kêu gọi tiếp tục. Thêm một lần không kết quả.
Và người Mỹ lại đã vận động áp đặt các chế tài ngày một khắt khe hơn đối với nhân dân Iran, không mấy ảnh hưởng đến chính quyền Iran, mặc dù có thể đưa đến chiến tranh. Khó ai biết được điều gì sẽ xẩy ra?
KHỦNG HOẢNG BẮC TRIỀU TIÊN
Ở Đông Bắc Á, tình hình cũng tương tự. Bắc Triều Tiên đã nổi danh là một chế độ điên khùng nhất thế giới. Đất nước nầy rõ ràng là một xứ có đủ điều kiện để cạnh tranh giành lấy danh hiệu vừa nói.
Tuy vậy, tìm hiểu những ý tưởng và tâm tư của một dân tộc khiến họ phải hành động điên rồ như thế vẫn là một điều hợp lý.Tại sao họ lại ứng xử theo cách đó?
Thử tưởng tượng chúng ta đang ở trong tình cảnh của họ. Thử tưởng tượng những năm Chiến Tranh Cao Ly vào đầu thập kỷ 1950 đã có ý nghĩa gì đối với một quốc gia bị một siêu cường khổng lồ san bằng, với thái độ hả hê về những gì họ đã gây ra. Thử tưởng tượng ấn tượng đã để lại phía sau.
Điều quan trọng cần nhớ là giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã có thể đọc lời giải thích công khai trên các nhật báo quân sự của Mỹ lúc đó: vì tất cả các thứ khác ở Bắc Triều Tiên đều đã bị tiêu hủy, không lực Hoa Kỳ đã được lệnh phá huỷ các đập nước khổng lồ kiểm soát nước uống còn lại của Bắc Triều Tiên — một tội phạm chiến tranh với hình phạt treo cổ bởi Tòa Án Nuremberg.
Các nhật báo chính thức nầy đã hồ hởi mô tả các thác nước tuôn tràn đào xới các thung lũng, và dân chúng Á châu đang hoảng loạn tìm cách thoát nạn. Các nhật báo đó đã hân hoan trước tai họa xẩy đến cho người Á Châu — những tai họa ghê rợn khó thể tưởng tượng. Tai họa đó có nghĩa mùa màng bị hũy họai, có nghĩa nạn đói và chết chóc nối tiếp.
Tất cả những thực trạng kinh hoaàng đó người Mỹ đã quên, nhưng nhân dân Bắc Triều Tiên luôn ghi nhớ.
Nhưng hãy trở lại với hiện tại. Chúng ta cũng đã chứng kiến một lịch sử gần đây. Năm 1993, Do Thái và Bắc Hàn đã đạt được một thỏa ước; theo đó, Bắc Triều Tiên sẽ ngưng gửi tên lửa hay kỹ thuật quân sự đến giúp Trung Đông, và Do Thái sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Hàn.
Nhưng rồi Tổng Thống Clinton đã can thiệp và chận đứng thỏa hiệp. Ngay sau đó, để trả đũa, Bắc Triều Tiên lại tiếp tục thử nghiệm một tên lửa nhỏ.
Tiếp đó, Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên lại đạt được một thỏa ước khung trong năm 1994 ngưng các hoạt động hạt nhân, và cả hai bên ít nhiều cũng đã tuân theo thỏa ước.
Khi George W. Bush vào nhà Bạch Ốc, Bắc Triều Tiên chỉ có vỏn vẹn một vũ khí nguyên tử và được xác nhận đã không sản xuất thêm.
Nhưng ngay lập tức, Bush lại phát động chủ nghĩa quân sự mang tính gây hấn, và đã đe dọa Bắc Triều Tiên với những danh xưng như “trục ma quỷ” và nhiều từ ngữ tương tự. Vì vậy, Bắc Triều Tiên đã phải tiếp tục chương trình hạt nhân trở lại.
Vào cuối nhiệm kỳ của Bush, Bắc Triều Tiên đã có tới 10 vũ khí hạt nhân và một hệ thống tên lửa — một thành tích lớn lao khác của Phái Tân Bảo Thủ.
Trong suốt hai nhiệm kỳ của Bush, chúng ta cũng đã chứng kiến nhiều chuyện khác.
Chẳng hạn, trong năm 2005, Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên đã thực sự đạt được một thỏa ước, theo đó Bắc Triều Tiên sẽ chấm dứt mọi chương trình khai triển vũ khí nguyên tử và tên lửa. Để đổi lại, Tây Phương, nhưng chính yếu là Hoa Kỳ, bằng lòng cung cấp một lò phản ứng nước nhẹ (light-water reactor) để thỏa mãn nhu cầu trong ngành y tế, và chấm dứt mọi tuyên bố mang tính gây hấn. Tiếp đó, hai bên sẽ ký kết thỏa ước không gây hấn và tiến tới hòa giải.
Tình hình có vẻ khá hứa hẹn, nhưng chẳng bao lâu Bush lại âm thầm phá hoại. Bush rút lại lời cam kết cung cấp “lò phản ứng nước nhẹ” và khởi động các chương trình buộc các ngân hàng ngưng mọi giao dịch với Bắc Triều Tiên, ngay cả những giao dịch hoàn toàn hợp pháp.
Bắc Triều Tiên lại phải phản ứng với việc tái khởi động chương trình vũ khí nguyên tử. Và tình hình trở lại như trước.
Bạn có thể đọc những biên khảo của “giới học giả dòng chính”. Họ đã viết: Bắc Triều Tiên là một chế độ khá điên rồ, nhưng cũng luôn theo đuổi chính sách “ăn miếng trả miếng” (tit-for-tat policy). Nếu Hoa Kỳ có một cử chỉ thù nghịch, Bắc Triều Tiên sẽ trả lời với một cử chỉ điên khùng nào đó của họ. Nếu người Mỹ làm một cử chỉ hòa giải, người Bắc Triều Tiên cũng sẽ đáp ứng một cách tương tự nào đó.
Chẳng hạn, các cuộc diễn tập quân sự Nam Hàn-Hoa Kỳ gần đây trên bán đảo Triều Tiên, theo quan điểm của người miền Bắc, đã luôn mang tính đe dọa. Trong những dịp diễn tập như thế, các phi cơ ném bom tân tiến nhất trong lịch sử, Stealth B-2s và B-52s, đã thực nghiệm các thao diễn tấn công nguyên tử ngay trên biên giới Bắc Triều Tiên.
Các cuộc diễn tập như thế chắc chắn đã gây nhiều báo động trong quá khứ.
Người Bắc Triều Tiên nhớ rõ quá khứ, vì vậy, họ đã phản ứng một cách cực đoan và hung hăng. Đã hẳn, đối với Tây Phương những phản ứng như thế cho thấy các lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã điên rồ và đáng gờm như thế nào. Vâng, họ đã xử sự như thế. Nhưng đó không phải là câu chuyện đầy đủ và trọn vẹn, và đây là phương cách hành động của toàn thế giới.
Không phải không có giải pháp thay thế, mà chỉ vì các giải pháp thay thế đã không được lựa chọn. Và đó là điều thực sự rất nguy hiểm. Và nếu bạn hỏi: như vậy thế giới sẽ như thế nào? Đã hẳn, viễn ảnh của thế giới sẽ không mấy tốt đẹp.
Trừ phi quần chúng sẽ làm một cái gì đó để cứu vãn. Và trong lịch sử, chúng ta thường thấy quần chúng luôn có thể.
Lần đầu tiên trong lịch sử, loài người rõ ràng đã triển khai được khả năng tự tiêu diệt. Đó là một sự thật ngay từ năm 1945.
Ngày nay, các khoa học gia cuối cùng cũng đã phải công nhận hiện đang có nhiều tiến trình hủy hoại môi sinh lâu dài tương tự, nếu không hoàn toàn, ít ra cũng nghiêm trọng đối với khả năng cần thiết cho nhân sinh — một sự sống có thể gọi là sống.
Ngoài ra còn có nhiều nguy cơ khác như dịch bệnh liên hệ đến toàn cầu hóa và tác động hổ tương. Trên phương diện nầy, nhân loại hiện đang phải đối diện với các tiến trình đang phô diễn và các định chế sẵn có, như các hệ thông vũ khí hạt nhân — những hệ thống có thể đưa đến một tác động tai hại hay ngay cả có thể chấm dứt đời sống hữu cơ.
Vấn đề là: Con người đang làm gì trước tình cảnh nầy? Chẳng có gì bí mật. Mọi việc đều tuyệt đối rõ ràng. Trong thực tế, bạn phải cố gắng mới có thể không thấy quá trình đó.
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Thực tế cho thấy đã có một chuổi phản ứng. Một số người luôn cố gắng làm một điều gì đó trước các đe dọa vừa nói, và một số khác lại luôn hành động để làm gia tăng tốc độ của quá trình. Nếu muốn nhìn xem họ là ai, sử gia tương lai hay quan sát viên ngoài địa cầu có thể thấy một cái gì thực sự quái lạ.
Những ai tìm cách giảm thiểu hay vượt qua các đe dọa nầy là những xã hội thiếu mở mang nhất, các tộc dân bản địa, các bộ lạc, và những quốc gia đầu tiên bên trong Canada. Họ không bàn luận về chiến tranh nguyên tử mà chỉ quan tâm đến tai họa môi trường, và họ thật sự đang tìm cách làm một cái gì đó trước tình trạng nầy.
Trong thực tế, trên khắp thế giới — Úc Đại Lợi, Ấn Độ, Nam Mỹ — người ta cũng chứng kiến một trình tự chiến đấu luôn tiếp diễn, đôi khi cả đến chiến tranh.
Ở Ấn Độ, đó là cuộc chiến lớn đối phó với nạn hủy diệt môi trường trực tiếp, với các bộ lạc tìm cách đề kháng các hoạt động khai thác tài nguyên cực kỳ tai hại cho địa phương.
Trong các xã hội với các tộc dân bản địa có nhiều ảnh hưởng, đa số đã có một thái độ mạnh mẽ.
Quốc gia có thái độ mạnh mẽ nhất trước hiện tượng hâm nóng toàn cầu là Bolivia, nơi số dân bản địa lớn lao và hiến pháp đòi hỏi: phải bảo vệ “quyền của thiên nhiên” — rights of nature.
Ecuador, với tộc dân bản địa lớn, là quốc gia xuất khẩu dầu lửa duy nhất, nơi chính quyền đang tìm sự hổ trợ nhằm ngưng khai thác dầu lửa trong lòng đất, thay vì khai thác và xuất khẩu dầu.
Cố Tổng Thống Venezuela, Hugo Chavez, lúc sinh tiền đã là đối tượng của sự chế nhạo, nhục mạ và thù ghét trong thế giới Tây Phương. Trong một dịp tham dự phiên họp của Đại Hội Đồng LHQ cách đây mấy năm, Hugo Chavez đã bị nhạo báng khi gọi George W. Bush là một “ác quỷ” — “a devil”.
Hugo Chavez cũng đã đọc một diễn văn khá thú vị. Ai cũng biết Venezuela là một xứ xuất khẩu dầu lửa quan trọng. Trong thực tế, dầu lửa đã và đang chiếm phần lớn GDP của Venezuela.
Trong bài diễn văn, Hugo Chavez đã cảnh cáo những nguy cơ lạm dụng quá đáng các nhiên liệu hóa thạch và đã thúc giục các quốc gia sản xuất và tiêu thụ phải hợp tác tìm mọi phương cách giảm thiểu làn sóng lạm dụng.
Đó là một hành động khá đặc biệt — một điều đáng ngạc nhiên từ một quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu. Như nhiều người đã biết, Hugo Chavez là người có gốc rễ thổ dân bản địa — một Indian. Không như những điều ông thường làm khác, các hành vi trên đây của ông tại LHQ đã không hề được báo chí đăng tải hay nhắc tới.
Như vậy, một đằng bạn chứng kiến các cộng đồng tộc dân thiểu số bản địa tìm cách chận đứng cuộc chạy đua đến tai họa; một đằng khác trái ngược, các xã hội giàu có, hùng cường, như Hoa Kỳ và Canada, lại đang dốc toàn lực thi đua hủy diệt môi trường càng nhanh càng tốt.
Không như Ecuador và các xã hội với tộc dân bản địa chiếm đa số trên khắp thế giới, Hoa Kỳ và Canada muốn khai thác đến giọt cuối số dự trữ hóa thạch dưới lòng đất càng sớm càng hay.
Cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, T T Obama, giới truyền thông, và báo chí quốc tế, hình như rất hoan hỉ nhìn về phía trước với nhiệt tình, đến điều họ gọi là “một thế kỷ độc lập về năng lượng” — a century of energy independence — đối với Hoa Kỳ.
Độc lập về năng lượng là một ý niệm hầu như vô nghĩa, nhưng tạm thời hãy gạt bỏ điều đó qua một bên. Ý nghĩa đó chỉ là: họ sẽ có một thế kỷ để sử dụng nhiên liệu hóa thạch tối đa và góp phần vào việc tiêu diệt thế giới.
Thực tế trên đây hiện đang diễn tiến ở khắp nơi. Thực vậy, khi nói đến phát triển các năng lượng thay thế, Âu Châu đang làm một cái gí đó. Trong cùng lúc, Hoa Kỳ, quốc gia giàu nhất, hùng cường nhất, trong lịch sử thế giới, là một trong số khoảng 100 quốc gia không có một chính sách hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, không có ngay cả các mục tiêu phát triển các năng lượng thay thế.
Điều đó không có nghĩa dân chúng Mỹ không muốn. Người Mỹ cũng quan tâm không kém so với chuẩn mực quốc tế về hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Nhưng chính cơ cấu các định chế đã ngăn cãn đổi thay. Các nhóm quyền lợi trong giới doanh thương không muốn quan tâm, và đang có ảnh hưởng áp đảo trong việc quyết định chính sách, do đó, Hoa Kỳ đang phơi bày một hố cách biệt lớn lao giữa công luận và chính sách về nhiều đề tài, kể cả đề tài nầy.
Như vậy, sử gia tương lai, nếu có, có thể thấy được gì. Nhà sử học rất có thể đọc những báo khoa học ngày nay. Và mở bất cứ tờ báo nào, bạn đều gặp những tiên đoán tồi tệ hơn tờ báo hôm trước.
VŨ KHÍ HẠT NHÂN
Chiến tranh nguyên tử là đề tài tai họa khác. Từ lâu mọi người đều biết nếu một đại cường nào đó khởi động một cuộc tấn công hạt nhân trước (first strike), ngay cả khi không có phản ứng trả đũa, văn minh nhân loại rất có thể sẽ bị diệt vong chỉ vì các hậu quả “mùa đông nguyên tử”(nuclear-winter) tiếp theo. Chúng ta có thể tìm đọc về hậu quả mùa đông-nguyên tử trong “Bản Tin của Các Khoa Học Gia Nguyên Tử” — Bulletin of Atomic Scientists. Điều nầy nay đã được hiểu rõ — nguy cơ luôn là một tai họa tệ hại hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.
Nhân loại vừa kỷ niệm lần thứ 50 cuộc Khủng Hoảng Tên Lửa Cuba. Sử gia Arthur Schlesinger, cố vấn của T T John F. Kennedy, gọi đó là “thời khắc tối nguy hiểm trong lịch sử” — “the most dangerous moment in history”. Đúng như vậy. Tai họa xuýt nữa đã xẩy ra, và không phải chỉ một lần.
Tuy nhiên, trong một vài phương cách nào đó, khía cạnh tồi tệ nhất của những biến cố tàn nhẫn ác liệt nầy là các bài học đã bị bỏ lỡ.
Những gì đã xẩy ra trong cuộc khủng hoảng tên lửa trong tháng 10-1962 đã được tô điểm để trở thành những hành động can đảm và thận trọng chính chắn. Sư thật trong tổng thể nội vụ gần như điên loạn. Vào đúng lúc cuộc khủng hoảng lên đỉnh điểm, Thủ Tướng Xô Viết Nikita Khrushchev đã viết thư đề nghị với T T Kennedy giải quyết cuộc khủng hoảng bằng giải pháp công khai loan báo rút tên lửa Xô Viết khỏi Cuba và tên lửa Hoa Kỳ khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.
Thực ra, T T Kennedy lúc đó cũng không biết ngay cả sự kiện Hoa Kỳ đang có tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, trong thực tế, Ngũ Giác Đài trước đó đã quyết định thay thế các tên lửa nầy bằng các tên lửa Polaris tối tân và hữu hiệu hơn trên các tàu ngầm nguyên tử.
Dù sao, đó là đề nghị của Khrushchev. Kennedy và các cố vấn của ông đã cứu xét và bác bỏ. Vào lúc đó, chính Kennedy đã ước tính khả năng xẩy ra chiến tranh nguyên tử vào khoảng từ 1/3 đến 1/2 trong trường hợp cuộc khủng hoảng thoát khỏi vòng kiểm soát. Và Kennedy đã sẵn sàng chấp nhận một nguy cơ tàn phá cao hơn nhiều — rõ ràng với mục đích thiết lập một nguyên tắc: chỉ người Mỹ có quyền sử dụng hỏa tiển tấn công bên ngoài lãnh thổ của mình, trong thực tế bất cứ ở đâu người Mỹ muốn, không mấy quan tâm đến nguy cơ và mức độ tàn phá đối với các xứ khác, và ngay cả với chính Hoa Kỳ. Chỉ người Mỹ mới có quyền đó, và không một quốc gia nào khác có quyền.
Tuy vậy, Kennedy sau đó cũng đã chấp thuận một thỏa hiệp bí mật rút các tên lửa (trong thực tế đang được gở bỏ), chừng nào không được công bố. Nói một cách khác, Khrushchev phải công khai rút các tên lửa của Nga trong khi Hoa Kỳ chỉ bí mật rút các tên lửa lỗi thời của mình. Có nghĩa: Khrushchev phải chịu nhục và Kennedy phải được quyền duy trì hình ảnh đại anh hùng của mình.
Và Kennedy đã được ca ngợi bởi thành tích: can đảm và trầm tĩnh trước mọi nguy cơ đe dọa…
Sự kinh tởm của các quyết định của Kennedy không được ai phân tích hay ghi nhận. Các bạn cứ thử đi tìm bằng chứng lịch sử!
Cũng cần phải nói thêm một chi tiết khác: vài tháng trước khi cuộc khủng hoảng bùng nổ, Hoa Kỳ đã gửi các tên lửa với đầu đạn nguyên tử đến Okinawa. Những tên lửa nầy đều nhằm Trung Quốc trong suốt giai đoạn cực kỳ căng thẳng trong khu vực.
Thử hỏi mấy ai quan tâm? Người Mỹ có quyền làm bất cứ điều gì họ muốn bất cứ ở đâu trên thế giới. Đó là bài học khắc nghiệt từ kỷ nguyên đó, nhưng vẫn còn có những bài học khác tiếp theo.
Mười năm sau — năm 1973, Ngoại Trưởng Henry Kissinger đã tuyên bố báo động nguyên tử cao độ. Đó là phương cách Kissinger cảnh cáo người Nga không được can thiệp vào cuộc chiến Do Thái-Á Rập đang tiếp diễn, và, đặc biệt, không được can thiệp sau khi Kissinger đã cho Do Thái biết họ có thể vi phạm quyết định ngưng bắn Hoa Kỳ và Nga vừa mới thỏa thuận. Cũng may, đã không có gì xẩy ra.
Mười năm sau nữa — khi Ronald Reagan đã đảm nhiệm chức vụ Tổng Thống. Sau khi dọn vào Tòa Bạch Ốc, Reagan và các cố vấn đã ra lệnh cho Không Quân xâm nhập không phận Liên Xô, với mục đích thu thập thông tin về các hệ thống báo động của Nga, trong Operation Able Archer.
Cốt lõi của chiến dịch chỉ là những cuộc “tấn công nhại” (mock attacks) hay thử thách. Người Nga không mấy chắc chắn. Nhưng vài quan chức cao cấp Nga Sô cũng e ngại đây là có thể là một bước hướng đến một cuộc “tấn công trước” thực sự (a real first strike). Cũng may, họ đã không có phản ứng, tuy vậy, cũng thật sự nguy hiểm. Và cứ thế tiếp tục.
KHỦNG HOẢNG IRAN
Trong suốt những năm tháng gần đây, vấn đề hạt nhân thường xuất hiện trên các trang đầu của báo chí liên quan đến Bắc Hàn và Iran. Đã hẳn vẫn còn có nhiều phương cách để đối phó với các cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn. Các phương cách nầy rất có thể sẽ không hữu hiệu, nhưng ít ra các bên liên quan vẫn còn có thể thực nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay, các phương cách nầy chưa được xem xét, ngay cả chưa hề được đem ra thảo luận.
Thử xem xét trường hợp Iran, được xem như một xứ Tây Phương — không phải trong thế giới Á Rập, cũng không phải trong Á Châu — và như đe dọa trầm trọng nhất đối với hòa bình thế giới.
Đây là một ám ảnh đối với Tây Phương, và xứng đáng hay cần được phân tích các lý do bên sau vụ khủng hoảng.
Câu hỏi cần được đặt ra: liệu có phương cách nào để đối phó với đe dọa được tin là trầm trọng nhất đối với hòa bình thế giới? Thực ra cũng có một số không ít.
Một phương cách khá hợp lý đã được đề nghị trong phiên họp của các quốc gia phi liên kết cách đây vài tháng ở Tehran. Trong thực tế, các quốc gia nầy cũng chỉ lặp lại một đề nghị đã được đưa ra từ nhiều thập kỷ, và đã được Ai Cập đặc biệt hậu thuẩn, và cũng đã được Đại Hội Đồng LHQ chấp thuận.
Đề nghị nhằm hướng đến việc thiết lập một vùng phi nguyên tử trong khu vực. Đây có thể không phải là một giải pháp cho mọi vấn đề, nhưng có thể là một bước tiến có ý nghĩa. Và có nhiều cách để xúc tiến.
Dưới sự bảo trợ của LHQ, một hội nghị quốc tế dự định được triệu tập trong tháng 12- 2012 ở Phần Lan để thể hiện các kế hoạch đi đến mục đích nầy. Nhưng điều gì đã xẩy ra?
Chắc các bạn sẽ không tìm thấy gì trên báo chí bởi lẽ không có gì được công bố. Chúng ta phải tìm đọc các bản tin chuyên gia. Vào đầu tháng 11-2012, Iran đã đồng ý tham dự. Một vài ngày sau, Obama đã quyết định dẹp bỏ hội nghị với lý do thời gian không thuận tiện. Nghị Viện Âu Châu cũng như các quốc gia Á Rập đã công bố một lời kêu gọi tiếp tục. Thêm một lần không kết quả.
Và người Mỹ lại đã vận động áp đặt các chế tài ngày một khắt khe hơn đối với nhân dân Iran, không mấy ảnh hưởng đến chính quyền Iran, mặc dù có thể đưa đến chiến tranh. Khó ai biết được điều gì sẽ xẩy ra?
KHỦNG HOẢNG BẮC TRIỀU TIÊN
Ở Đông Bắc Á, tình hình cũng tương tự. Bắc Triều Tiên đã nổi danh là một chế độ điên khùng nhất thế giới. Đất nước nầy rõ ràng là một xứ có đủ điều kiện để cạnh tranh giành lấy danh hiệu vừa nói.
Tuy vậy, tìm hiểu những ý tưởng và tâm tư của một dân tộc khiến họ phải hành động điên rồ như thế vẫn là một điều hợp lý.Tại sao họ lại ứng xử theo cách đó?
Thử tưởng tượng chúng ta đang ở trong tình cảnh của họ. Thử tưởng tượng những năm Chiến Tranh Cao Ly vào đầu thập kỷ 1950 đã có ý nghĩa gì đối với một quốc gia bị một siêu cường khổng lồ san bằng, với thái độ hả hê về những gì họ đã gây ra. Thử tưởng tượng ấn tượng đã để lại phía sau.
Điều quan trọng cần nhớ là giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã có thể đọc lời giải thích công khai trên các nhật báo quân sự của Mỹ lúc đó: vì tất cả các thứ khác ở Bắc Triều Tiên đều đã bị tiêu hủy, không lực Hoa Kỳ đã được lệnh phá huỷ các đập nước khổng lồ kiểm soát nước uống còn lại của Bắc Triều Tiên — một tội phạm chiến tranh với hình phạt treo cổ bởi Tòa Án Nuremberg.
Các nhật báo chính thức nầy đã hồ hởi mô tả các thác nước tuôn tràn đào xới các thung lũng, và dân chúng Á châu đang hoảng loạn tìm cách thoát nạn. Các nhật báo đó đã hân hoan trước tai họa xẩy đến cho người Á Châu — những tai họa ghê rợn khó thể tưởng tượng. Tai họa đó có nghĩa mùa màng bị hũy họai, có nghĩa nạn đói và chết chóc nối tiếp.
Tất cả những thực trạng kinh hoaàng đó người Mỹ đã quên, nhưng nhân dân Bắc Triều Tiên luôn ghi nhớ.
Nhưng hãy trở lại với hiện tại. Chúng ta cũng đã chứng kiến một lịch sử gần đây. Năm 1993, Do Thái và Bắc Hàn đã đạt được một thỏa ước; theo đó, Bắc Triều Tiên sẽ ngưng gửi tên lửa hay kỹ thuật quân sự đến giúp Trung Đông, và Do Thái sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Hàn.
Nhưng rồi Tổng Thống Clinton đã can thiệp và chận đứng thỏa hiệp. Ngay sau đó, để trả đũa, Bắc Triều Tiên lại tiếp tục thử nghiệm một tên lửa nhỏ.
Tiếp đó, Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên lại đạt được một thỏa ước khung trong năm 1994 ngưng các hoạt động hạt nhân, và cả hai bên ít nhiều cũng đã tuân theo thỏa ước.
Khi George W. Bush vào nhà Bạch Ốc, Bắc Triều Tiên chỉ có vỏn vẹn một vũ khí nguyên tử và được xác nhận đã không sản xuất thêm.
Nhưng ngay lập tức, Bush lại phát động chủ nghĩa quân sự mang tính gây hấn, và đã đe dọa Bắc Triều Tiên với những danh xưng như “trục ma quỷ” và nhiều từ ngữ tương tự. Vì vậy, Bắc Triều Tiên đã phải tiếp tục chương trình hạt nhân trở lại.
Vào cuối nhiệm kỳ của Bush, Bắc Triều Tiên đã có tới 10 vũ khí hạt nhân và một hệ thống tên lửa — một thành tích lớn lao khác của Phái Tân Bảo Thủ.
Trong suốt hai nhiệm kỳ của Bush, chúng ta cũng đã chứng kiến nhiều chuyện khác.
Chẳng hạn, trong năm 2005, Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên đã thực sự đạt được một thỏa ước, theo đó Bắc Triều Tiên sẽ chấm dứt mọi chương trình khai triển vũ khí nguyên tử và tên lửa. Để đổi lại, Tây Phương, nhưng chính yếu là Hoa Kỳ, bằng lòng cung cấp một lò phản ứng nước nhẹ (light-water reactor) để thỏa mãn nhu cầu trong ngành y tế, và chấm dứt mọi tuyên bố mang tính gây hấn. Tiếp đó, hai bên sẽ ký kết thỏa ước không gây hấn và tiến tới hòa giải.
Tình hình có vẻ khá hứa hẹn, nhưng chẳng bao lâu Bush lại âm thầm phá hoại. Bush rút lại lời cam kết cung cấp “lò phản ứng nước nhẹ” và khởi động các chương trình buộc các ngân hàng ngưng mọi giao dịch với Bắc Triều Tiên, ngay cả những giao dịch hoàn toàn hợp pháp.
Bắc Triều Tiên lại phải phản ứng với việc tái khởi động chương trình vũ khí nguyên tử. Và tình hình trở lại như trước.
Bạn có thể đọc những biên khảo của “giới học giả dòng chính”. Họ đã viết: Bắc Triều Tiên là một chế độ khá điên rồ, nhưng cũng luôn theo đuổi chính sách “ăn miếng trả miếng” (tit-for-tat policy). Nếu Hoa Kỳ có một cử chỉ thù nghịch, Bắc Triều Tiên sẽ trả lời với một cử chỉ điên khùng nào đó của họ. Nếu người Mỹ làm một cử chỉ hòa giải, người Bắc Triều Tiên cũng sẽ đáp ứng một cách tương tự nào đó.
Chẳng hạn, các cuộc diễn tập quân sự Nam Hàn-Hoa Kỳ gần đây trên bán đảo Triều Tiên, theo quan điểm của người miền Bắc, đã luôn mang tính đe dọa. Trong những dịp diễn tập như thế, các phi cơ ném bom tân tiến nhất trong lịch sử, Stealth B-2s và B-52s, đã thực nghiệm các thao diễn tấn công nguyên tử ngay trên biên giới Bắc Triều Tiên.
Các cuộc diễn tập như thế chắc chắn đã gây nhiều báo động trong quá khứ.
Người Bắc Triều Tiên nhớ rõ quá khứ, vì vậy, họ đã phản ứng một cách cực đoan và hung hăng. Đã hẳn, đối với Tây Phương những phản ứng như thế cho thấy các lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã điên rồ và đáng gờm như thế nào. Vâng, họ đã xử sự như thế. Nhưng đó không phải là câu chuyện đầy đủ và trọn vẹn, và đây là phương cách hành động của toàn thế giới.
Không phải không có giải pháp thay thế, mà chỉ vì các giải pháp thay thế đã không được lựa chọn. Và đó là điều thực sự rất nguy hiểm. Và nếu bạn hỏi: như vậy thế giới sẽ như thế nào? Đã hẳn, viễn ảnh của thế giới sẽ không mấy tốt đẹp.
Trừ phi quần chúng sẽ làm một cái gì đó để cứu vãn. Và trong lịch sử, chúng ta thường thấy quần chúng luôn có thể.
Nguyễn Trường
Irvine, California, USA
20-6-2013
Irvine, California, USA
20-6-2013