Trước khi lên đường công du châu Phi và dự Hội nghị Thượng
đỉnh khối Pháp ngữ (Francophonie) ở Kinshsa, Cộng hoà Dân chủ Congo,
tổng thống Pháp François Hollande đã dành riêng cho RFI, France 24 và TV
5 Monde một cuộc phỏng vấn. Nguyên thủ Pháp tuyên bố quyết tâm xây dựng
mối quan hệ mới giữa Paris và châu Phi. Sau đây là trích dịch bài phỏng
vấn.
France 24 : Thưa tổng thống, Ngài đã lưỡng lự rất lâu
về việc đến Kinshasa, dự Thượng đỉnh khối Pháp ngữ ; thế mà thứ Ba
(09/10/2012), Ngài đã tuyên bố rằng tình hình ở nước này hoàn toàn không
thể chấp nhận được trong lĩnh vực pháp luật, dân chủ và thừa nhận phe
đối lập, tóm lại, đó là một quốc gia không thể giao tiếp được. Do vậy,
chúng tôi muốn hỏi Ngài là tại sao Ngài lại tới Kinshasa và từ đó đến
nay, Ngài đã nhận được những bảo đảm ?
F.Hollande : Trước tiên, tôi tới Kinshasa bởi vì đó là châu Phi và bởi vì tôi muốn nói với người dân châu Phi nói tiếng Pháp rằng chúng ta rất biết ơn họ. Tiếng Pháp, đó là ngôn ngữ của châu Phi. Hiện nay, những người châu Phi đông nhất là những người nói tiếng Pháp ; tôi muốn bày tỏ với họ sự biết ơn của tôi. Tôi tới Kinshasa, bởi vì đó là một đất nưóc to lớn, Cộng hòa Dân chủ Congo, và đó là một đất nưóc có đường biên giới bị xâm phạm. Tôi tới với tư cách là tổng thống Cộng hòa Pháp, cũng để nói những điều tôi đã phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc : Tôi không chấp nhận là đường biên giới của đất nước to lớn này bị đe dọa bởi các cuộc xâm lăng từ bên ngoài. Tiếp đó, tôi tới Kinshasa – trước đó, tôi sẽ đến Dakar ở Sénégal – để phát biểu một cách thẳng thắng, minh bạch và tôn trọng. Các cuộc bầu cử đã diễn ra vào năm ngoái tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Các cuộc bầu cử này không được nhìn nhận là hoàn toàn thỏa đáng. Nhưng cũng có các tiến bộ đã được thực hiện ; tôi nhấn mạnh các tiến bộ này : Đó là việc thành lập một ủy ban bầu cử, một ủy ban Nhân quyền. Do vậy, mỗi khi công du, tôi cũng muốn tạo dấu ấn là khi nước Pháp hiện diện ở đâu thì ở đó phải có những tiến bộ trong lĩnh vực dân chủ.
France 24 : Thưa tổng thống, chúng ta trở lại với chặng đầu chuyến công du của Ngài, đó là Dakar ở Sénégal. Năm 2007, tổng thống Nicolas Sarkozy đã có những từ ngữ gây sốc, như « người châu Phi chưa tự viết lên lịch sử của mình một cách đầy đủ ». Phải chăng diễn văn của tổng thống François Hollande ở Dakar 2012 sẽ là một diễn văn sửa sai ?
F. Hollande : Không, tôi không tới đó để đọc một diễn văn xóa bỏ các phát biểu trước đó. Tôi tới đọc diễn văn để cùng với châu Phi viết lên một trang sử mới, bởi vì nước Pháp và châu Phi có mối quan hệ lịch sử ; chúng ta cần thừa nhận những gì mà châu Phi đã mang lại cho chúng ta…
France 24 : Trang sử mới này là gì ?
F. Hollande : Và chúng ta cũng phải thừa nhận những sai lầm cần phải nhắc lại ở đây : Thực dân hóa và trước đó, là chế độ buôn bán nô lệ da đen. Trang sử mới, đó là nhìn thấy châu Phi như một lục địa của tương lai, có nghĩa là những nước có tăng trưởng mạnh. Chúng ta ở đây, tại châu Âu, chúng ta đang bị suy thoái kinh tế, ở một số nước láng giềng của chúng ta, thì tăng trưởng thấp. Tại châu Phi, một sự năng động kinh tế đã nẩy sinh từ nhiều năm qua. Đó là một châu lục của tương lai, bởi vì ở đó thế hệ trẻ đang muốn có vị trí của họ. Đó là một châu lục của tương lai, bởi vì các doanh nghiệp đang đặt cơ sở ở đó, có những nước đầu tư ở đó, nhất là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Do vậy, tôi tới để nói với người dân Phi châu rằng : « Chúng tôi muốn tham gia vào cuộc phiêu lưu lớn của các bạn ». Tôi tới để nói với giới trẻ : Chúng tôi muốn nói với các bạn về chúng tôi, bằng tiếng Pháp của chúng ta, đôi khi bằng một ngôn ngữ khác được sử dụng bởi những người nói tiếng Anh, rằng chúng tôi tới để thiết lập quan hệ, một quan hệ tin tưởng và được coi trọng.
RFI : Nhân đang nói về vấn đề kinh tế, Ngài nói rằng châu Phi là lục địa của một sự tăng trưởng mới, nhưng Ngài không lo ngại là chính sách ngoại giao kinh tế mà Ngài chủ trương vấp phải những nguyên tắc mà Ngài bảo vệ ?
F. Hollande : Ngoại giao kinh tế, đó là làm sao để chúng ta có được một vị trí cho các doanh nghiệp của chúng ta. Vả lại, các doanh nghiệp của chúng ta đang có chiếm lĩnh thị trường ở châu Phi. 20% nền kinh tế ở châu Phi liên quan đến các doanh nghiệp Pháp. Đó là một sự hiện diện đáng kể. Nhưng tôi không muốn thấy các ưu đãi bất công. Đã qua rồi cái thời các sứ giả, những trung gian và những thứ mà chúng ta đã có thể lấy cho vào hành lý mang về nước.
RFI : Kể cả trong lĩnh vực dầu lửa ?
F. Hollande : Cho dù đó là một doanh nghiệp lớn như Total và tập đoàn này thực hiện vai trò của mình. Mỗi khi được hỏi, tôi nói rằng tôi mong muốn Total có thể tạo dựng được những vị trí của mình, nhưng trong sự minh bạch. Đó là điều mà tôi muốn làm, có nghĩa là đối với tất cả các doanh nghiệp khai khoáng, hầm mở, lâm nghiệp, cần phải làm sao cho có một sự minh bạch tuyệt đối về hoạt động của họ ở từng nước. Đối với Total, tôi đã bày tỏ ý kiến với ông chủ tịch Tập đoàn, ông ta sẵn sàng và đã làm rồi. Do vậy, đúng là chúng ta có thể có các lợi ích kinh tế, nhưng chúng ta sẽ không xây dựng một chính sách ngoại giao vì các lợi ích kinh tế.
F.Hollande : Trước tiên, tôi tới Kinshasa bởi vì đó là châu Phi và bởi vì tôi muốn nói với người dân châu Phi nói tiếng Pháp rằng chúng ta rất biết ơn họ. Tiếng Pháp, đó là ngôn ngữ của châu Phi. Hiện nay, những người châu Phi đông nhất là những người nói tiếng Pháp ; tôi muốn bày tỏ với họ sự biết ơn của tôi. Tôi tới Kinshasa, bởi vì đó là một đất nưóc to lớn, Cộng hòa Dân chủ Congo, và đó là một đất nưóc có đường biên giới bị xâm phạm. Tôi tới với tư cách là tổng thống Cộng hòa Pháp, cũng để nói những điều tôi đã phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc : Tôi không chấp nhận là đường biên giới của đất nước to lớn này bị đe dọa bởi các cuộc xâm lăng từ bên ngoài. Tiếp đó, tôi tới Kinshasa – trước đó, tôi sẽ đến Dakar ở Sénégal – để phát biểu một cách thẳng thắng, minh bạch và tôn trọng. Các cuộc bầu cử đã diễn ra vào năm ngoái tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Các cuộc bầu cử này không được nhìn nhận là hoàn toàn thỏa đáng. Nhưng cũng có các tiến bộ đã được thực hiện ; tôi nhấn mạnh các tiến bộ này : Đó là việc thành lập một ủy ban bầu cử, một ủy ban Nhân quyền. Do vậy, mỗi khi công du, tôi cũng muốn tạo dấu ấn là khi nước Pháp hiện diện ở đâu thì ở đó phải có những tiến bộ trong lĩnh vực dân chủ.
France 24 : Thưa tổng thống, chúng ta trở lại với chặng đầu chuyến công du của Ngài, đó là Dakar ở Sénégal. Năm 2007, tổng thống Nicolas Sarkozy đã có những từ ngữ gây sốc, như « người châu Phi chưa tự viết lên lịch sử của mình một cách đầy đủ ». Phải chăng diễn văn của tổng thống François Hollande ở Dakar 2012 sẽ là một diễn văn sửa sai ?
F. Hollande : Không, tôi không tới đó để đọc một diễn văn xóa bỏ các phát biểu trước đó. Tôi tới đọc diễn văn để cùng với châu Phi viết lên một trang sử mới, bởi vì nước Pháp và châu Phi có mối quan hệ lịch sử ; chúng ta cần thừa nhận những gì mà châu Phi đã mang lại cho chúng ta…
France 24 : Trang sử mới này là gì ?
F. Hollande : Và chúng ta cũng phải thừa nhận những sai lầm cần phải nhắc lại ở đây : Thực dân hóa và trước đó, là chế độ buôn bán nô lệ da đen. Trang sử mới, đó là nhìn thấy châu Phi như một lục địa của tương lai, có nghĩa là những nước có tăng trưởng mạnh. Chúng ta ở đây, tại châu Âu, chúng ta đang bị suy thoái kinh tế, ở một số nước láng giềng của chúng ta, thì tăng trưởng thấp. Tại châu Phi, một sự năng động kinh tế đã nẩy sinh từ nhiều năm qua. Đó là một châu lục của tương lai, bởi vì ở đó thế hệ trẻ đang muốn có vị trí của họ. Đó là một châu lục của tương lai, bởi vì các doanh nghiệp đang đặt cơ sở ở đó, có những nước đầu tư ở đó, nhất là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Do vậy, tôi tới để nói với người dân Phi châu rằng : « Chúng tôi muốn tham gia vào cuộc phiêu lưu lớn của các bạn ». Tôi tới để nói với giới trẻ : Chúng tôi muốn nói với các bạn về chúng tôi, bằng tiếng Pháp của chúng ta, đôi khi bằng một ngôn ngữ khác được sử dụng bởi những người nói tiếng Anh, rằng chúng tôi tới để thiết lập quan hệ, một quan hệ tin tưởng và được coi trọng.
RFI : Nhân đang nói về vấn đề kinh tế, Ngài nói rằng châu Phi là lục địa của một sự tăng trưởng mới, nhưng Ngài không lo ngại là chính sách ngoại giao kinh tế mà Ngài chủ trương vấp phải những nguyên tắc mà Ngài bảo vệ ?
F. Hollande : Ngoại giao kinh tế, đó là làm sao để chúng ta có được một vị trí cho các doanh nghiệp của chúng ta. Vả lại, các doanh nghiệp của chúng ta đang có chiếm lĩnh thị trường ở châu Phi. 20% nền kinh tế ở châu Phi liên quan đến các doanh nghiệp Pháp. Đó là một sự hiện diện đáng kể. Nhưng tôi không muốn thấy các ưu đãi bất công. Đã qua rồi cái thời các sứ giả, những trung gian và những thứ mà chúng ta đã có thể lấy cho vào hành lý mang về nước.
RFI : Kể cả trong lĩnh vực dầu lửa ?
F. Hollande : Cho dù đó là một doanh nghiệp lớn như Total và tập đoàn này thực hiện vai trò của mình. Mỗi khi được hỏi, tôi nói rằng tôi mong muốn Total có thể tạo dựng được những vị trí của mình, nhưng trong sự minh bạch. Đó là điều mà tôi muốn làm, có nghĩa là đối với tất cả các doanh nghiệp khai khoáng, hầm mở, lâm nghiệp, cần phải làm sao cho có một sự minh bạch tuyệt đối về hoạt động của họ ở từng nước. Đối với Total, tôi đã bày tỏ ý kiến với ông chủ tịch Tập đoàn, ông ta sẵn sàng và đã làm rồi. Do vậy, đúng là chúng ta có thể có các lợi ích kinh tế, nhưng chúng ta sẽ không xây dựng một chính sách ngoại giao vì các lợi ích kinh tế.