Tại Angola, tình trạng chung sống giữa người dân nước này và
người Hoa rất phức tạp. Có mặt tại nhiều nước châu Phi, đặc biệt là tại
Angola, vào khoảng 200 000 người, cộng đồng Hoa kiều góp phần vào công
cuộc tái thiết Angola, nhưng giờ đây, sự có mặt của họ đang gây tranh
cãi trong xã hội nước này. Người Angola phàn nàn về chất lượng các công
trình xây dựng, họ lo sợ người Hoa khống chế và khai thác các nguồn tài
nguyên quốc gia, trong khi đó, cộng đồng người Hoa sống co cụm, không
hội nhập, v.v.
Vậy hai cộng đồng, Hoa kiều và Angola chung sống với nhau ra
sao ? Sau đây là phóng sự của thông tín viên RFI Estelle Maussion, tại
một vùng ngoại ô thủ đô Luanda.
« Angola, rất tốt », đó là câu trả lời xã giao, cửa miệng của người Hoa, khi được hỏi về đất nước Angola và họ chỉ nói có vậy. Thế nhưng, đối với những Hoa kiều sinh sống tại Angola, hiểu tiếng Bồ Đào Nha và chấp nhập nói chuyện một cách cởi mở, thì họ sẽ có những nhận xét khác về người dân nước này.
Liu, 35 tuổi, tới Luanda cách nay 2 năm và hiện làm việc trong một nhà máy sản xuất xi măng ở Viana, ngoại ô thủ đô Angola. Lưu sống độc thân, có máy tính và internet để liên lạc với gia đình ở Trung Quốc. Anh làm việc rất nhiều, không có thời gian để đi du lịch, hoặc đi tắm biển. Còn Lu, một đồng nghiệp của Lưu, cũng sống và làm việc tương tự và nhưng có một cái nhìn phê phán hơn đối với người dân Angola. Anh nói:
« Người Angola không chăm làm, họ uống nhiều bia nhưng làm ít. Nếu muốn làm việc thì không nên uống rượu. Người Trung Quốc không uống rượu bia mà chỉ uống nước hoặc nước ngọt và làm việc cật lực ».
Cho dù mở của hàng buôn bán nhỏ hay làm việc trong các tập đoàn xây dựng lớn, sống trên công trường hoặc trong các khu nhà ở tạm gần đó, người Hoa chỉ có một mong muốn : Họ tới đây làm việc để kiếm tiền, qua việc tham gia tái thiết. Lao động Trung Quốc hiện diện khắp nơi, trên các công trường xây dựng đường xá, sân bay, thành phố mới, sân vận động…
Kể từ khi chấm dứt chiến tranh, năm 2002 đến nay, ngày càng có nhiều người Hoa đến nước này. Tháng Tư năm 2012, cơ quan nhập cư Angola ước chừng có khoảng 250 000 người.
Đối với Eduardo, một nhân viên trẻ người Angola, cũng làm việc ở nhà máy xi măng Viana, thì sự hiện diện của người Hoa như con dao hai lưỡi. Anh cho biết :
« Người Angola không tuyển dụng nhân công, còn người Trung Quốc thì lại tuyển dụng. Do vậy, dễ tìm được việc khi chấp nhận làm việc cho người Trung Quốc. Sự hiện diện của người Trung Quốc giúp cho chúng tôi nhiều, nhưng đồng thời cũng gây ra những việc không hay. Ví dụ, trong lĩnh vực xây dựng của tôi, người Trung Quốc làm nhiều việc không tốt. Tôi là thợ xây, nhưng họ chỉ tuyển dụng tôi như là nhân viên khuân vác. Như vậy, một mặt, họ giúp chúng tôi có việc làm, nhưng mặt khác, họ cũng làm cho chúng tôi bị thiệt thòi ».
Những người Angola khác thì chỉ trích mạnh mẽ hơn. Họ tố cáo người Hoa làm tăng thất nghiệp, cướp phá tài nguyên quốc gia, xây dựng các công trình có chất lượng kém. Thậm chí, UNITA, đảng đối lập chính tại Angola còn cáo buộc người Hoa sử dụng lao động trẻ em và tiến hành trưng dụng đất đai bất hợp pháp.
Mặc dù không có xung đột giữa hai cộng đồng, nhưng rất hiếm có những cặp vợ chồng Hoa -Angola. Có thể nói, quan hệ Trung Quốc – Angola mang tính thực dụng. Nhiều người Angola không ưa gì người Hoa, nhưng vẫn sang tận Trung Quốc để mua hàng mang về buôn bán tại Angola.
« Angola, rất tốt », đó là câu trả lời xã giao, cửa miệng của người Hoa, khi được hỏi về đất nước Angola và họ chỉ nói có vậy. Thế nhưng, đối với những Hoa kiều sinh sống tại Angola, hiểu tiếng Bồ Đào Nha và chấp nhập nói chuyện một cách cởi mở, thì họ sẽ có những nhận xét khác về người dân nước này.
Liu, 35 tuổi, tới Luanda cách nay 2 năm và hiện làm việc trong một nhà máy sản xuất xi măng ở Viana, ngoại ô thủ đô Angola. Lưu sống độc thân, có máy tính và internet để liên lạc với gia đình ở Trung Quốc. Anh làm việc rất nhiều, không có thời gian để đi du lịch, hoặc đi tắm biển. Còn Lu, một đồng nghiệp của Lưu, cũng sống và làm việc tương tự và nhưng có một cái nhìn phê phán hơn đối với người dân Angola. Anh nói:
« Người Angola không chăm làm, họ uống nhiều bia nhưng làm ít. Nếu muốn làm việc thì không nên uống rượu. Người Trung Quốc không uống rượu bia mà chỉ uống nước hoặc nước ngọt và làm việc cật lực ».
Cho dù mở của hàng buôn bán nhỏ hay làm việc trong các tập đoàn xây dựng lớn, sống trên công trường hoặc trong các khu nhà ở tạm gần đó, người Hoa chỉ có một mong muốn : Họ tới đây làm việc để kiếm tiền, qua việc tham gia tái thiết. Lao động Trung Quốc hiện diện khắp nơi, trên các công trường xây dựng đường xá, sân bay, thành phố mới, sân vận động…
Kể từ khi chấm dứt chiến tranh, năm 2002 đến nay, ngày càng có nhiều người Hoa đến nước này. Tháng Tư năm 2012, cơ quan nhập cư Angola ước chừng có khoảng 250 000 người.
Đối với Eduardo, một nhân viên trẻ người Angola, cũng làm việc ở nhà máy xi măng Viana, thì sự hiện diện của người Hoa như con dao hai lưỡi. Anh cho biết :
« Người Angola không tuyển dụng nhân công, còn người Trung Quốc thì lại tuyển dụng. Do vậy, dễ tìm được việc khi chấp nhận làm việc cho người Trung Quốc. Sự hiện diện của người Trung Quốc giúp cho chúng tôi nhiều, nhưng đồng thời cũng gây ra những việc không hay. Ví dụ, trong lĩnh vực xây dựng của tôi, người Trung Quốc làm nhiều việc không tốt. Tôi là thợ xây, nhưng họ chỉ tuyển dụng tôi như là nhân viên khuân vác. Như vậy, một mặt, họ giúp chúng tôi có việc làm, nhưng mặt khác, họ cũng làm cho chúng tôi bị thiệt thòi ».
Những người Angola khác thì chỉ trích mạnh mẽ hơn. Họ tố cáo người Hoa làm tăng thất nghiệp, cướp phá tài nguyên quốc gia, xây dựng các công trình có chất lượng kém. Thậm chí, UNITA, đảng đối lập chính tại Angola còn cáo buộc người Hoa sử dụng lao động trẻ em và tiến hành trưng dụng đất đai bất hợp pháp.
Mặc dù không có xung đột giữa hai cộng đồng, nhưng rất hiếm có những cặp vợ chồng Hoa -Angola. Có thể nói, quan hệ Trung Quốc – Angola mang tính thực dụng. Nhiều người Angola không ưa gì người Hoa, nhưng vẫn sang tận Trung Quốc để mua hàng mang về buôn bán tại Angola.