16:24' 20/8/2013
Nền tảng để thúc đẩy quan hệ hợp tác
Đối với Ca-na-đa, việc mở rộng quan hệ đối ngoại, quảng bá các giá trị và văn hóa Ca-na-đa nhằm “thúc đẩy phồn vinh”, “thúc đẩy hòa bình thế giới” qua đó “tăng cường ảnh hưởng quốc tế”(1) là những mục tiêu then chốt trong chính sách đối ngoại thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, được công bố trong Sách trắng Ca-na-đa trên thế giới(2). Trong chính sách đối ngoại của mình, Ca-na-đa ngày càng chú trọng hơn tới Việt Nam - một thành viên của ASEAN, nằm ở khu vực phát triển năng động của thế giới(3).
Để thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Ca-na-đa vì lợi ích của cả hai nước, các hoạt động ngoại giao được mở rộng và đi vào chiều sâu với việc hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao sang thăm viếng lẫn nhau. Chuyến thăm chính thức Ca-na-đa của Thủ tướng Phan Văn Khải vào tháng 6-2005 đã đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ hai nước, với việc hai bên ra Tuyên bố chung khẳng định cam kết tăng cường hợp tác song phương trong khuôn khổ đối tác toàn diện, ổn định và lâu dài.
Năm 2008, nhân kỷ niệm 35 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ca-na-đa, Đại sứ quán Ca-na-đa tại Việt Nam đã tổ chức nhiều sự kiện thể hiện tình cảm gắn bó sâu rộng giữa hai nước, trong đó phải kể đến chuyến viếng thăm của tàu hải quân HMCS Regina và Chuẩn Đô đốc Tyrone Pile, Chỉ huy trưởng hải quân Ca-na-đa khu vực Thái Bình Dương đến Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là chuyến thăm đầu tiên của tàu hải quân Ca-na-đa tới Việt Nam kể từ năm 1996.
Tiếp đó, trong khuôn khổ chuyến thăm Ca-na-đa từ ngày 28-9 đến 30-9-2009, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Ca-na-đa Lo-ren Ca-non (Lawrence Cannon). Chính phủ Ca-na-đa khẳng định tiếp tục coi Việt Nam là nước trọng điểm nhận viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Ca-na-đa và cam kết hỗ trợ Việt Nam nhiều hơn trong đào tạo nguồn nhân lực, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương ký thỏa thuận hợp tác lao động với Việt Nam.
Tháng 6-2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Ca-na-đa nhân dịp tham dự Hội nghị các nền kinh tế phát triển (G-20) tại Tô-rôn-tô trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Tháng 7-2010, cựu Bộ trưởng Ngoại giao L. Ca-non sang Hà Nội tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (PMC) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Tiếp đó, tháng 11-2011, Toàn quyền Ca-na-đa Đa-vít Giôn-xtơn (David Johnston) đã thăm Việt Nam trong chuyến công du cấp Nhà nước đến Đông Nam Á.
Các cuộc trao đổi cấp cao thường xuyên cũng như các hoạt động chính trị - ngoại giao đã gắn kết quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, Việt Nam và Ca-na-đa cùng là thành viên của các diễn đàn đa phương, như: Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp và quan trọng nhất là Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), nơi mà Ca-na-đa là đối tác đối thoại và Việt Nam là nước điều phối hoạt động của Ca-na-đa giai đoạn 2006 - 2009.
Hợp tác kinh tế đạt những kết quả ấn tượng
Quan hệ thương mại giữa hai bên chỉ thực sự có bước đột phá sau khi Việt Nam và Ca-na-đa ký Hiệp định thương mại vào năm 1995. Trước năm 1995, kim ngạch buôn bán song phương chỉ đạt khoảng 20 - 35 triệu USD/năm. Từ sau năm 1995, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đã tăng dần qua các năm, cơ cấu mặt hàng cũng được mở rộng. Năm 2007, kim ngạch thương mại hai chiều lần đầu tiên vượt mức 1 tỷ USD(4), và đạt mức cao nhất từ trước đến nay vào năm 2012, với hơn 1,6 tỷ USD.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Ca-na-đa từ chỗ chỉ có thủy sản, đến nay đã được mở rộng thêm, như giày dép, cà phê, hàng may mặc, đồ dùng gia đình và văn phòng, xe đạp, cà phê,… Năm 2005, Việt Nam đứng thứ 44 trong số các nước xuất khẩu sang Ca-na-đa. Theo thống kê của Bộ Thương mại, năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ca-na-đa đạt 101% so với năm 2005. Cùng với Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na và Chi-lê, Ca-na-đa trở thành 1 trong 5 thị trường thuộc khu vực châu Mỹ mà Việt Nam xuất khẩu vượt chỉ tiêu định mức. Các mặt hàng dệt may, giày dép, thủy hải sản vẫn tiếp tục là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này với mức tăng trưởng khá ổn định(5).
Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu của Ca-na-đa sang Việt Nam gia tăng mạnh mẽ trong thập niên đầu thế kỷ XXI, từ 36,7 triệu USD (năm 1998) lên 288,7 triệu USD (năm 2007). Ca-na-đa xuất sang Việt Nam hàng tân dược, thiết bị bưu điện - viễn thông, chất dẻo, bột giấy, phân bón, máy móc,... Với việc các công ty Ca-na-đa tìm thấy cơ hội kinh doanh tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, Việt Nam đã trở thành thị trường xuất khẩu tăng trưởng lớn thứ ba của Ca-na-đa tại khu vực Đông Nam Á(6). Nhiều công ty Ca-na-đa đã công bố kế hoạch kinh doanh lâu dài tại thị trường Việt Nam. Đáng chú ý là sự hiện diện của Manulife - Tập đoàn bảo hiểm đầu tư tài chính lớn thứ tư trên thế giới của Ca-na-đa, đã khai trương trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 9-2009, trong chuyến thăm Ca-na-đa của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, lãnh đạo hai nước đã nhất trí tăng cường đầu tư và tích cực thúc đẩy thương lượng về Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương (FIPA). Thêm vào đó, Việt Nam còn là thành viên trong các vòng đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Ca-na-đa và Mê-hi-cô tham gia từ năm 2012. Các hiệp định này được thực thi sẽ góp phần đưa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước hứa hẹn nhiều khởi sắc(7).
Về đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt khoảng 4,78 tỷ USD (tính đến hết năm 2009), Ca-na-đa đứng thứ 10 về vốn FDI tại Việt Nam, trong đó có 62 dự án 100% vốn nước ngoài, 17 dự án liên doanh, 2 dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh và 1 dự án công ty cổ phần. Năm 2011, Ca-na-đa có 114 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt 4,655 tỷ USD, và vốn điều lệ là 998,880 triệu USD. Đến năm 2012, Ca-na-đa có thêm 11 dự án mới đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký cấp mới là 21,21 triệu USD. Như vậy, tính đến cuối năm 2012, Ca-na-đa có tổng cộng 125 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký đạt 4,688 tỷ USD, và vốn điều lệ là 1,023 tỷ USD, đứng thứ 13/98 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Một số công ty chính của Ca-na-đa hiện đang đầu tư hợp tác kinh doanh với Việt Nam, gồm Tiberon Minerals, Manulife, Telesat of Ottawa, GE Ca-na-đa và GE Systems, International Enginering, Danon Foods Co. Ltd., Group Coaticook Veterinary Clinic/ADAX...
Về viện trợ phát triển chính thức (ODA), năm 1990, Ca-na-đa đã nối lại hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam. Kể từ đó, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế (CIDA), Chính phủ Ca-na-đa đã viện trợ hơn 770 triệu USD hỗ trợ các chương trình cải cách kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 25 đối tác mà Ca-na-đa tập trung viện trợ ODA để thực hiện xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng, công bằng xã hội, bình đẳng giới và sự bền vững môi trường ở Việt Nam, điển hình là các dự án ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng.
Tính đến năm 2006, Dự án Môi trường Việt Nam - Ca-na-đa (năm 1996 - 2006) với trị giá 21,5 triệu USD, được coi là một trong những dự án thành công nhất của CIDA tại khu vực Đông Nam Á. Năm 2007, viện trợ ODA của Ca-na-đa cho Việt Nam đã tăng lên mức 29 triệu USD cùng với sự mở rộng nhiều chương trình viện trợ khác, như quỹ đặc biệt của Đại sứ quán Ca-na-đa tại Việt Nam cung cấp hỗ trợ cho các địa phương, chương trình học bổng CIDA, cải cách tư pháp và sáng kiến giảm nợ 2,2 triệu USD cho Việt Nam trong 5 năm tới…(8).
Năm 2009, Chính phủ Ca-na-đa đã tập trung viện trợ ODA cho chương trình xóa đói, giảm nghèo cho các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đồng thời hợp tác với Việt Nam cải cách pháp luật, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính đáp ứng tăng trưởng theo thị trường, củng cố phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và phát triển nông thôn(9). Trong lĩnh vực y tế, Việt Nam là 1 trong 5 nước châu Á được CIDA lựa chọn để thực hiện Dự án Ca-na-đa - châu Á đối phó với các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện (CAREID), trị giá 15 triệu USD. Về an toàn thực phẩm, thông qua CIDA, Ca-na-đa tài trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện Dự án Phát triển và kiểm soát chất lượng các sản phẩm nông nghiệp trị giá 17 triệu USD.
Mở rộng hợp tác văn hóa - giáo dục
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, hai nước đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong hợp tác văn hóa - giáo dục. Thông qua CIDA, Chính phủ Ca-na-đa đã hỗ trợ thực hiện những dự án phát triển giáo dục cơ sở, giúp đỡ trẻ em chịu nhiều thiệt thòi được đi học, xây dựng mô hình các trường đại học, cao đẳng cộng đồng phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam,... trong đó nổi bật là Dự án Hợp tác thành lập Đại học Trà Vinh. Đây là 1 trong 30 dự án hợp tác giữa các trường đại học, cao đẳng của Ca-na-đa với Việt Nam.
Mối quan hệ về giáo dục - đào tạo giữa Việt Nam và Ca-na-đa cũng tiếp tục phát triển thông qua các chương trình học bổng, quan hệ đối tác phát triển đại học và hợp tác nghiên cứu. Chương trình học bổng dành cho khối Pháp ngữ do CIDA tài trợ, cho phép các sinh viên xuất sắc Việt Nam có thể theo học bằng tiếng Pháp tại các trường đại học của Ca-na-đa. Hiện nay, khoảng 60 cơ sở giáo dục của Ca-na-đa đã có quan hệ hợp tác hoặc ký những thỏa thuận với Việt Nam để tiếp nhận du học sinh. Trong năm 2011, có hơn 3.000 học sinh, sinh viên Việt Nam đến học tập tại các trường trung học, đại học và cao đẳng ở Ca-na-đa (cao gấp 4 lần năm 2007). Thông qua các triển lãm giáo dục, diễn đàn giáo dục, ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam lựa chọn học tại các trường đại học ở Ca-na-đa - nơi có hệ thống giáo dục chất lượng cao và môi trường học tập tiên tiến. Trong vài năm tới, Việt Nam sẽ nằm trong số các nước trên thế giới có đông sinh viên du học nhất ở Ca-na-đa. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 16 trong số các nước có nhiều sinh viên du học ở Ca-na-da.
Các hoạt động hợp tác văn hóa - nghệ thuật và ngoại giao nhân dân đã góp phần quan trọng vào việc tạo dựng nhịp cầu hữu nghị xuyên Thái Bình Dương cho quan hệ Việt Nam - Ca-na-đa. Hiện nay, có gần 250.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Ca-na-đa. Việt Nam cũng ngày càng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của người dân Ca-na-đa, đặc biệt là những người có nguồn gốc Việt Nam, với khoảng 50.000 du khách mỗi năm.
Những tiềm năng để tăng cường hợp tác
Nhìn lại quan hệ Việt Nam - Ca-na-đa trong thập niên đầu của thế kỷ XXI có thể thấy, quan hệ hai nước có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển. Một là, Ca-na-đa có thể chia sẻ những lợi thế của một nước công nghiệp có kinh nghiệm phát triển hàng trăm năm với một nước đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hai là, trong bối cảnh hai nước đều có chung lợi ích trong các tổ chức quốc tế và khu vực, như WTO, APEC, ASEAN, ARF..., quan hệ song phương sẽ có thêm cơ sở để củng cố và mở rộng. Ba là, Ca-na-đa đang tập trung tạo nhiều cơ hội kinh doanh hơn tại châu Á qua việc theo đuổi các hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư song phương với Trung Quốc, Ấn Độ, và Việt Nam, bước phát triển trong quan hệ thương mại và đầu tư sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên cũng như đóng góp vào hòa bình và ổn định khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bốn là, cộng đồng người Việt Nam ở Ca-na-đa sẽ là cầu nối góp phần thúc đẩy việc mở rộng và phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước.
Đối với Việt Nam, qua quá trình mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại với Ca-na-đa cũng rút ra được những kinh nghiệm ban đầu để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình. Để có thể đứng vững và mở rộng thị phần trên thị trường Ca-na-đa trong bối cảnh các nền kinh tế đang có xu hướng tăng cường các rào cản thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao tính cạnh tranh và đa dạng hóa các chủng loại hàng xuất khẩu, chú trọng vào các mặt hàng thuộc về thế mạnh và phải tuân thủ đúng quy định, tiêu chuẩn của Ca-na-đa về an toàn, độ bền, trọng lượng, chất liệu, chất lượng của sản phẩm. Đồng thời, cần nâng cao tính chuyên môn của các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, thiết lập mạng lưới quan hệ hữu hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin thương mại nhanh và chính xác cho các doanh nghiệp…
Là thành viên của Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Ca-na-đa có nhiều tập đoàn bán buôn và bán lẻ với hệ thống phân phối trên toàn Bắc Mỹ. Thêm vào đó, Ca-na-đa cũng là đất nước rất đa dạng về chủng tộc và văn hóa dẫn đến đa dạng về nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam cần kết hợp tốt hơn nữa với các cơ quan xúc tiến thương mại và thương vụ Việt Nam tại Ca-na-đa để tiến hành nghiên cứu thị trường, lựa chọn những mặt hàng tiềm năng phù hợp với năng lực của mình, trên cơ sở đó xác định chiến lược kinh doanh, chiến lược tiếp cận thị trường, tìm ra phương thức xúc tiến thương mại phù hợp nhất với ngành hàng, mặt hàng cụ thể của mình. Mặt khác, công tác thông tin, quảng bá hình ảnh về một đất nước Việt Nam đổi mới, mở cửa, có những thế mạnh về các chủng loại hàng hóa hấp dẫn và phù hợp với thị trường Ca-na-đa là một việc cần thiết để thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp và công ty Ca-na-đa.
Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và năng lượng hướng tới mục tiêu xây dựng một thế giới xanh, sạch, đẹp và an toàn là một yêu cầu bức xúc đang đặt ra trong quá trình phát triển bền vững. Ca-na-đa là một trong những quốc gia phát triển mạnh về khoa học - công nghệ cũng như ứng dụng rất thành công những thành tựu kỹ thuật hiện đại vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, như bảo vệ môi trường, cải tạo tự nhiên và khắc phục những vấn đề ô nhiễm khí quyển do mặt trái của toàn cầu hóa gây ra. Trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước, chắc chắn Việt Nam sẽ phải đối mặt với những vấn đề cấp bách đó, vì vậy, việc mở rộng quan hệ, tiếp xúc, học hỏi những kinh nghiệm này từ phía Ca-na-đa là rất quan trọng và cần thiết./.
-----------------------------------------------------
(1) Evan H. Potter, 2009. Branding Canada: Projecting Canada's Soft Power Through Public Diplomacy, Montreal, QC.: McGill-Queen's University Press, pp. 9-15
(2) Department of Foreign Affrais and International Trade Canada, “Canada in the World”, www.dfait-maeci.gc.ca/foreign_policy/cnd-world/summary-en.asp
(3) Xem: Wendy Dobson: “Wanted: A Canadian Asia Strategy”, Policy Options, April 2012
(4) “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Ca-na-đa: Cần bước đột phá”, Thế giới & Việt Nam, ngày 07-01-2008, http://www.tgvn.com.vn
(5) “Mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Ca-na-đa không thay đổi”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 18-4-2007, http://vneconomy.vn
(6) Xem: “Quan hệ Ca-na-đa - Việt Nam”, http://www.canadainternational.gc.ca/vietnam/bilateral_relations_bilaterales/index.aspx?lang=vie&menu_id=43, tháng 8-2012
(7) Xem: “Quan hệ Việt Nam - Mỹ - Ca-na-đa: Thêm màu sáng”, Báo Thế giới & Việt Nam. http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/ThoiSu/2009/10/69EB4B2C234CD609/, ngày 02-10-2009
(8) Phần “Quan hệ ngoại giao, kinh tế - thương mại với Việt Nam”, http://www.vcci.com.vn, ngày 25-02-2011
(9) Xem: “Relations Canada -Vietnam”, http://www.canadainternational.gc.ca/vietnam/bilateral_relations_bilaterales/index.aspx?lang=eng&menu_id=7&menu=L, tháng 8-2012
Đối với Ca-na-đa, việc mở rộng quan hệ đối ngoại, quảng bá các giá trị và văn hóa Ca-na-đa nhằm “thúc đẩy phồn vinh”, “thúc đẩy hòa bình thế giới” qua đó “tăng cường ảnh hưởng quốc tế”(1) là những mục tiêu then chốt trong chính sách đối ngoại thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, được công bố trong Sách trắng Ca-na-đa trên thế giới(2). Trong chính sách đối ngoại của mình, Ca-na-đa ngày càng chú trọng hơn tới Việt Nam - một thành viên của ASEAN, nằm ở khu vực phát triển năng động của thế giới(3).
Để thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Ca-na-đa vì lợi ích của cả hai nước, các hoạt động ngoại giao được mở rộng và đi vào chiều sâu với việc hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao sang thăm viếng lẫn nhau. Chuyến thăm chính thức Ca-na-đa của Thủ tướng Phan Văn Khải vào tháng 6-2005 đã đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ hai nước, với việc hai bên ra Tuyên bố chung khẳng định cam kết tăng cường hợp tác song phương trong khuôn khổ đối tác toàn diện, ổn định và lâu dài.
Năm 2008, nhân kỷ niệm 35 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ca-na-đa, Đại sứ quán Ca-na-đa tại Việt Nam đã tổ chức nhiều sự kiện thể hiện tình cảm gắn bó sâu rộng giữa hai nước, trong đó phải kể đến chuyến viếng thăm của tàu hải quân HMCS Regina và Chuẩn Đô đốc Tyrone Pile, Chỉ huy trưởng hải quân Ca-na-đa khu vực Thái Bình Dương đến Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là chuyến thăm đầu tiên của tàu hải quân Ca-na-đa tới Việt Nam kể từ năm 1996.
Tiếp đó, trong khuôn khổ chuyến thăm Ca-na-đa từ ngày 28-9 đến 30-9-2009, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Ca-na-đa Lo-ren Ca-non (Lawrence Cannon). Chính phủ Ca-na-đa khẳng định tiếp tục coi Việt Nam là nước trọng điểm nhận viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Ca-na-đa và cam kết hỗ trợ Việt Nam nhiều hơn trong đào tạo nguồn nhân lực, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương ký thỏa thuận hợp tác lao động với Việt Nam.
Tháng 6-2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Ca-na-đa nhân dịp tham dự Hội nghị các nền kinh tế phát triển (G-20) tại Tô-rôn-tô trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Tháng 7-2010, cựu Bộ trưởng Ngoại giao L. Ca-non sang Hà Nội tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (PMC) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Tiếp đó, tháng 11-2011, Toàn quyền Ca-na-đa Đa-vít Giôn-xtơn (David Johnston) đã thăm Việt Nam trong chuyến công du cấp Nhà nước đến Đông Nam Á.
Các cuộc trao đổi cấp cao thường xuyên cũng như các hoạt động chính trị - ngoại giao đã gắn kết quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, Việt Nam và Ca-na-đa cùng là thành viên của các diễn đàn đa phương, như: Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp và quan trọng nhất là Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), nơi mà Ca-na-đa là đối tác đối thoại và Việt Nam là nước điều phối hoạt động của Ca-na-đa giai đoạn 2006 - 2009.
Hợp tác kinh tế đạt những kết quả ấn tượng
Quan hệ thương mại giữa hai bên chỉ thực sự có bước đột phá sau khi Việt Nam và Ca-na-đa ký Hiệp định thương mại vào năm 1995. Trước năm 1995, kim ngạch buôn bán song phương chỉ đạt khoảng 20 - 35 triệu USD/năm. Từ sau năm 1995, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đã tăng dần qua các năm, cơ cấu mặt hàng cũng được mở rộng. Năm 2007, kim ngạch thương mại hai chiều lần đầu tiên vượt mức 1 tỷ USD(4), và đạt mức cao nhất từ trước đến nay vào năm 2012, với hơn 1,6 tỷ USD.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Ca-na-đa từ chỗ chỉ có thủy sản, đến nay đã được mở rộng thêm, như giày dép, cà phê, hàng may mặc, đồ dùng gia đình và văn phòng, xe đạp, cà phê,… Năm 2005, Việt Nam đứng thứ 44 trong số các nước xuất khẩu sang Ca-na-đa. Theo thống kê của Bộ Thương mại, năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ca-na-đa đạt 101% so với năm 2005. Cùng với Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na và Chi-lê, Ca-na-đa trở thành 1 trong 5 thị trường thuộc khu vực châu Mỹ mà Việt Nam xuất khẩu vượt chỉ tiêu định mức. Các mặt hàng dệt may, giày dép, thủy hải sản vẫn tiếp tục là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này với mức tăng trưởng khá ổn định(5).
Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu của Ca-na-đa sang Việt Nam gia tăng mạnh mẽ trong thập niên đầu thế kỷ XXI, từ 36,7 triệu USD (năm 1998) lên 288,7 triệu USD (năm 2007). Ca-na-đa xuất sang Việt Nam hàng tân dược, thiết bị bưu điện - viễn thông, chất dẻo, bột giấy, phân bón, máy móc,... Với việc các công ty Ca-na-đa tìm thấy cơ hội kinh doanh tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, Việt Nam đã trở thành thị trường xuất khẩu tăng trưởng lớn thứ ba của Ca-na-đa tại khu vực Đông Nam Á(6). Nhiều công ty Ca-na-đa đã công bố kế hoạch kinh doanh lâu dài tại thị trường Việt Nam. Đáng chú ý là sự hiện diện của Manulife - Tập đoàn bảo hiểm đầu tư tài chính lớn thứ tư trên thế giới của Ca-na-đa, đã khai trương trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 9-2009, trong chuyến thăm Ca-na-đa của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, lãnh đạo hai nước đã nhất trí tăng cường đầu tư và tích cực thúc đẩy thương lượng về Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương (FIPA). Thêm vào đó, Việt Nam còn là thành viên trong các vòng đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Ca-na-đa và Mê-hi-cô tham gia từ năm 2012. Các hiệp định này được thực thi sẽ góp phần đưa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước hứa hẹn nhiều khởi sắc(7).
Về đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt khoảng 4,78 tỷ USD (tính đến hết năm 2009), Ca-na-đa đứng thứ 10 về vốn FDI tại Việt Nam, trong đó có 62 dự án 100% vốn nước ngoài, 17 dự án liên doanh, 2 dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh và 1 dự án công ty cổ phần. Năm 2011, Ca-na-đa có 114 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt 4,655 tỷ USD, và vốn điều lệ là 998,880 triệu USD. Đến năm 2012, Ca-na-đa có thêm 11 dự án mới đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký cấp mới là 21,21 triệu USD. Như vậy, tính đến cuối năm 2012, Ca-na-đa có tổng cộng 125 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký đạt 4,688 tỷ USD, và vốn điều lệ là 1,023 tỷ USD, đứng thứ 13/98 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Một số công ty chính của Ca-na-đa hiện đang đầu tư hợp tác kinh doanh với Việt Nam, gồm Tiberon Minerals, Manulife, Telesat of Ottawa, GE Ca-na-đa và GE Systems, International Enginering, Danon Foods Co. Ltd., Group Coaticook Veterinary Clinic/ADAX...
Về viện trợ phát triển chính thức (ODA), năm 1990, Ca-na-đa đã nối lại hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam. Kể từ đó, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế (CIDA), Chính phủ Ca-na-đa đã viện trợ hơn 770 triệu USD hỗ trợ các chương trình cải cách kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 25 đối tác mà Ca-na-đa tập trung viện trợ ODA để thực hiện xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng, công bằng xã hội, bình đẳng giới và sự bền vững môi trường ở Việt Nam, điển hình là các dự án ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng.
Tính đến năm 2006, Dự án Môi trường Việt Nam - Ca-na-đa (năm 1996 - 2006) với trị giá 21,5 triệu USD, được coi là một trong những dự án thành công nhất của CIDA tại khu vực Đông Nam Á. Năm 2007, viện trợ ODA của Ca-na-đa cho Việt Nam đã tăng lên mức 29 triệu USD cùng với sự mở rộng nhiều chương trình viện trợ khác, như quỹ đặc biệt của Đại sứ quán Ca-na-đa tại Việt Nam cung cấp hỗ trợ cho các địa phương, chương trình học bổng CIDA, cải cách tư pháp và sáng kiến giảm nợ 2,2 triệu USD cho Việt Nam trong 5 năm tới…(8).
Năm 2009, Chính phủ Ca-na-đa đã tập trung viện trợ ODA cho chương trình xóa đói, giảm nghèo cho các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đồng thời hợp tác với Việt Nam cải cách pháp luật, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính đáp ứng tăng trưởng theo thị trường, củng cố phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và phát triển nông thôn(9). Trong lĩnh vực y tế, Việt Nam là 1 trong 5 nước châu Á được CIDA lựa chọn để thực hiện Dự án Ca-na-đa - châu Á đối phó với các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện (CAREID), trị giá 15 triệu USD. Về an toàn thực phẩm, thông qua CIDA, Ca-na-đa tài trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện Dự án Phát triển và kiểm soát chất lượng các sản phẩm nông nghiệp trị giá 17 triệu USD.
Mở rộng hợp tác văn hóa - giáo dục
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, hai nước đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong hợp tác văn hóa - giáo dục. Thông qua CIDA, Chính phủ Ca-na-đa đã hỗ trợ thực hiện những dự án phát triển giáo dục cơ sở, giúp đỡ trẻ em chịu nhiều thiệt thòi được đi học, xây dựng mô hình các trường đại học, cao đẳng cộng đồng phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam,... trong đó nổi bật là Dự án Hợp tác thành lập Đại học Trà Vinh. Đây là 1 trong 30 dự án hợp tác giữa các trường đại học, cao đẳng của Ca-na-đa với Việt Nam.
Mối quan hệ về giáo dục - đào tạo giữa Việt Nam và Ca-na-đa cũng tiếp tục phát triển thông qua các chương trình học bổng, quan hệ đối tác phát triển đại học và hợp tác nghiên cứu. Chương trình học bổng dành cho khối Pháp ngữ do CIDA tài trợ, cho phép các sinh viên xuất sắc Việt Nam có thể theo học bằng tiếng Pháp tại các trường đại học của Ca-na-đa. Hiện nay, khoảng 60 cơ sở giáo dục của Ca-na-đa đã có quan hệ hợp tác hoặc ký những thỏa thuận với Việt Nam để tiếp nhận du học sinh. Trong năm 2011, có hơn 3.000 học sinh, sinh viên Việt Nam đến học tập tại các trường trung học, đại học và cao đẳng ở Ca-na-đa (cao gấp 4 lần năm 2007). Thông qua các triển lãm giáo dục, diễn đàn giáo dục, ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam lựa chọn học tại các trường đại học ở Ca-na-đa - nơi có hệ thống giáo dục chất lượng cao và môi trường học tập tiên tiến. Trong vài năm tới, Việt Nam sẽ nằm trong số các nước trên thế giới có đông sinh viên du học nhất ở Ca-na-đa. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 16 trong số các nước có nhiều sinh viên du học ở Ca-na-da.
Các hoạt động hợp tác văn hóa - nghệ thuật và ngoại giao nhân dân đã góp phần quan trọng vào việc tạo dựng nhịp cầu hữu nghị xuyên Thái Bình Dương cho quan hệ Việt Nam - Ca-na-đa. Hiện nay, có gần 250.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Ca-na-đa. Việt Nam cũng ngày càng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của người dân Ca-na-đa, đặc biệt là những người có nguồn gốc Việt Nam, với khoảng 50.000 du khách mỗi năm.
Những tiềm năng để tăng cường hợp tác
Nhìn lại quan hệ Việt Nam - Ca-na-đa trong thập niên đầu của thế kỷ XXI có thể thấy, quan hệ hai nước có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển. Một là, Ca-na-đa có thể chia sẻ những lợi thế của một nước công nghiệp có kinh nghiệm phát triển hàng trăm năm với một nước đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hai là, trong bối cảnh hai nước đều có chung lợi ích trong các tổ chức quốc tế và khu vực, như WTO, APEC, ASEAN, ARF..., quan hệ song phương sẽ có thêm cơ sở để củng cố và mở rộng. Ba là, Ca-na-đa đang tập trung tạo nhiều cơ hội kinh doanh hơn tại châu Á qua việc theo đuổi các hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư song phương với Trung Quốc, Ấn Độ, và Việt Nam, bước phát triển trong quan hệ thương mại và đầu tư sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên cũng như đóng góp vào hòa bình và ổn định khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bốn là, cộng đồng người Việt Nam ở Ca-na-đa sẽ là cầu nối góp phần thúc đẩy việc mở rộng và phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước.
Đối với Việt Nam, qua quá trình mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại với Ca-na-đa cũng rút ra được những kinh nghiệm ban đầu để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình. Để có thể đứng vững và mở rộng thị phần trên thị trường Ca-na-đa trong bối cảnh các nền kinh tế đang có xu hướng tăng cường các rào cản thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao tính cạnh tranh và đa dạng hóa các chủng loại hàng xuất khẩu, chú trọng vào các mặt hàng thuộc về thế mạnh và phải tuân thủ đúng quy định, tiêu chuẩn của Ca-na-đa về an toàn, độ bền, trọng lượng, chất liệu, chất lượng của sản phẩm. Đồng thời, cần nâng cao tính chuyên môn của các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, thiết lập mạng lưới quan hệ hữu hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin thương mại nhanh và chính xác cho các doanh nghiệp…
Là thành viên của Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Ca-na-đa có nhiều tập đoàn bán buôn và bán lẻ với hệ thống phân phối trên toàn Bắc Mỹ. Thêm vào đó, Ca-na-đa cũng là đất nước rất đa dạng về chủng tộc và văn hóa dẫn đến đa dạng về nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam cần kết hợp tốt hơn nữa với các cơ quan xúc tiến thương mại và thương vụ Việt Nam tại Ca-na-đa để tiến hành nghiên cứu thị trường, lựa chọn những mặt hàng tiềm năng phù hợp với năng lực của mình, trên cơ sở đó xác định chiến lược kinh doanh, chiến lược tiếp cận thị trường, tìm ra phương thức xúc tiến thương mại phù hợp nhất với ngành hàng, mặt hàng cụ thể của mình. Mặt khác, công tác thông tin, quảng bá hình ảnh về một đất nước Việt Nam đổi mới, mở cửa, có những thế mạnh về các chủng loại hàng hóa hấp dẫn và phù hợp với thị trường Ca-na-đa là một việc cần thiết để thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp và công ty Ca-na-đa.
Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và năng lượng hướng tới mục tiêu xây dựng một thế giới xanh, sạch, đẹp và an toàn là một yêu cầu bức xúc đang đặt ra trong quá trình phát triển bền vững. Ca-na-đa là một trong những quốc gia phát triển mạnh về khoa học - công nghệ cũng như ứng dụng rất thành công những thành tựu kỹ thuật hiện đại vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, như bảo vệ môi trường, cải tạo tự nhiên và khắc phục những vấn đề ô nhiễm khí quyển do mặt trái của toàn cầu hóa gây ra. Trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước, chắc chắn Việt Nam sẽ phải đối mặt với những vấn đề cấp bách đó, vì vậy, việc mở rộng quan hệ, tiếp xúc, học hỏi những kinh nghiệm này từ phía Ca-na-đa là rất quan trọng và cần thiết./.
-----------------------------------------------------
(1) Evan H. Potter, 2009. Branding Canada: Projecting Canada's Soft Power Through Public Diplomacy, Montreal, QC.: McGill-Queen's University Press, pp. 9-15
(2) Department of Foreign Affrais and International Trade Canada, “Canada in the World”, www.dfait-maeci.gc.ca/foreign_policy/cnd-world/summary-en.asp
(3) Xem: Wendy Dobson: “Wanted: A Canadian Asia Strategy”, Policy Options, April 2012
(4) “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Ca-na-đa: Cần bước đột phá”, Thế giới & Việt Nam, ngày 07-01-2008, http://www.tgvn.com.vn
(5) “Mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Ca-na-đa không thay đổi”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 18-4-2007, http://vneconomy.vn
(6) Xem: “Quan hệ Ca-na-đa - Việt Nam”, http://www.canadainternational.gc.ca/vietnam/bilateral_relations_bilaterales/index.aspx?lang=vie&menu_id=43, tháng 8-2012
(7) Xem: “Quan hệ Việt Nam - Mỹ - Ca-na-đa: Thêm màu sáng”, Báo Thế giới & Việt Nam. http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/ThoiSu/2009/10/69EB4B2C234CD609/, ngày 02-10-2009
(8) Phần “Quan hệ ngoại giao, kinh tế - thương mại với Việt Nam”, http://www.vcci.com.vn, ngày 25-02-2011
(9) Xem: “Relations Canada -Vietnam”, http://www.canadainternational.gc.ca/vietnam/bilateral_relations_bilaterales/index.aspx?lang=eng&menu_id=7&menu=L, tháng 8-2012