Nhật Bản và khoảng bốn chục quốc gia châu Phi hôm nay
03/06/2013 bày tỏ mong muốn tăng cường đầu tư tư nhân của Nhật vào châu
Phi, khu vực sẽ là « trung tâm phát triển » của những thập kỷ tới - theo nhận định của Thủ tướng Shinzo Abe, nhưng hiện đang bị Trung Quốc khai thác tài nguyên ồ ạt.
Hội nghị quốc tế Tokyo vì phát triển châu Phi (Ticad) lần thứ năm đã thông qua « Tuyên bố Yokohama
» nhấn mạnh đến việc thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững và xóa
đói giảm nghèo, kèm theo là một kế hoạch hành động chi tiết cho thời kỳ
2013-2017.
Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles cho biết thêm chi tiết :
« Châu Phi đối với các quốc gia thành viên Ticad là một thị trường của tương lai. Tổng sản phẩm nội địa của lục địa này đã tăng gấp đôi trong mười năm qua, dân số châu Phi năm 2050 sẽ lên đến 2,2 tỉ người. Không có gì ngạc nhiên khi tuyên bố Yokohama nhấn mạnh đến hành động và kết quả.
Ba mươi chín nguyên thủ quốc gia châu Phi đã ký kết Tuyên bố muốn củng cố các nền móng cho phát triển, thông qua cơ sở hạ tầng, đào tạo, đa dạng hóa nền kinh tế. Tăng trưởng nhiều hơn, phát triển bền vững hơn theo mô hình Nhật Bản và các nước châu Á khác, nhưng nhất là sự hiện diện mạnh mẽ hơn của Nhật Bản tại châu Phi – đó là mong muốn của các nước thành viên Ticad. Điều này sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo, khơi dậy một tầng lớp trung lưu, sẽ làm xoay chuyển lục địa này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đã chuyển đổi bộ mặt khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tuyên bố Yokohama cũng nêu ra những điều kiện cần thiết cho tăng trưởng : hòa bình, ổn định, quản lý tốt. Như vậy, cần phải giải quyết các xung đột xuyên biên giới như nạn khủng bố, hải tặc và tội phạm có tổ chức ».
Hôm Chủ nhật 2/6, Nhật Bản cũng đã loan báo viện trợ đặc biệt 750 triệu euro trong 5 năm để giúp ổn định khu vực Sahel, nhằm trấn an các công ty Nhật đang e ngại sau vụ tấn công vào một nhà máy khí đốt Algérie làm cho 10 người Nhật bị chết hồi tháng Giêng.
Tổng cộng trong hội nghị lần này, Tokyo đã loan báo 10,6 tỉ euro viện trợ công cho phát triển trong 5 năm. Nếu tính thêm cả các quỹ tư nhân, thì số tiền đầu tư lên đến 24,2 tỉ euro để « hỗ trợ cho tăng trưởng của châu Phi » và…để không bị Trung Quốc qua mặt. Tuy không hề được nhắc tới trong ba ngày hội nghị, nhưng cái bóng của Bắc Kinh vẫn bao trùm lên cuộc họp ở Yokohama.
Năm 2009, Trung Quốc đã trở thành đối tác hàng đầu của châu Phi, với tỉ lệ trao đổi thương mại là 13,5% so với Nhật Bản là 2,7%. Thương mại Trung Quốc - châu Phi đã tăng gấp đôi sau khi Trung Quốc chiếm được vị trí nền kinh tế thứ nhì thế giới từ tay Nhật Bản, đang thèm khát các tài nguyên thiên nhiên của châu Phi, đặc biệt là dầu hỏa. Trong khi nhiều người tố cáo thái độ thực dân của Bắc Kinh tại châu Phi, Thủ tướng Shinzo Abe chỉ nói kháy một câu là « Nhật không chỉ làm công việc nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên. Chúng tôi không làm điều đó ! ».
Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles cho biết thêm chi tiết :
« Châu Phi đối với các quốc gia thành viên Ticad là một thị trường của tương lai. Tổng sản phẩm nội địa của lục địa này đã tăng gấp đôi trong mười năm qua, dân số châu Phi năm 2050 sẽ lên đến 2,2 tỉ người. Không có gì ngạc nhiên khi tuyên bố Yokohama nhấn mạnh đến hành động và kết quả.
Ba mươi chín nguyên thủ quốc gia châu Phi đã ký kết Tuyên bố muốn củng cố các nền móng cho phát triển, thông qua cơ sở hạ tầng, đào tạo, đa dạng hóa nền kinh tế. Tăng trưởng nhiều hơn, phát triển bền vững hơn theo mô hình Nhật Bản và các nước châu Á khác, nhưng nhất là sự hiện diện mạnh mẽ hơn của Nhật Bản tại châu Phi – đó là mong muốn của các nước thành viên Ticad. Điều này sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo, khơi dậy một tầng lớp trung lưu, sẽ làm xoay chuyển lục địa này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đã chuyển đổi bộ mặt khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tuyên bố Yokohama cũng nêu ra những điều kiện cần thiết cho tăng trưởng : hòa bình, ổn định, quản lý tốt. Như vậy, cần phải giải quyết các xung đột xuyên biên giới như nạn khủng bố, hải tặc và tội phạm có tổ chức ».
Hôm Chủ nhật 2/6, Nhật Bản cũng đã loan báo viện trợ đặc biệt 750 triệu euro trong 5 năm để giúp ổn định khu vực Sahel, nhằm trấn an các công ty Nhật đang e ngại sau vụ tấn công vào một nhà máy khí đốt Algérie làm cho 10 người Nhật bị chết hồi tháng Giêng.
Tổng cộng trong hội nghị lần này, Tokyo đã loan báo 10,6 tỉ euro viện trợ công cho phát triển trong 5 năm. Nếu tính thêm cả các quỹ tư nhân, thì số tiền đầu tư lên đến 24,2 tỉ euro để « hỗ trợ cho tăng trưởng của châu Phi » và…để không bị Trung Quốc qua mặt. Tuy không hề được nhắc tới trong ba ngày hội nghị, nhưng cái bóng của Bắc Kinh vẫn bao trùm lên cuộc họp ở Yokohama.
Năm 2009, Trung Quốc đã trở thành đối tác hàng đầu của châu Phi, với tỉ lệ trao đổi thương mại là 13,5% so với Nhật Bản là 2,7%. Thương mại Trung Quốc - châu Phi đã tăng gấp đôi sau khi Trung Quốc chiếm được vị trí nền kinh tế thứ nhì thế giới từ tay Nhật Bản, đang thèm khát các tài nguyên thiên nhiên của châu Phi, đặc biệt là dầu hỏa. Trong khi nhiều người tố cáo thái độ thực dân của Bắc Kinh tại châu Phi, Thủ tướng Shinzo Abe chỉ nói kháy một câu là « Nhật không chỉ làm công việc nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên. Chúng tôi không làm điều đó ! ».