ThS.NCS Võ Minh Tập
TÓM TẮT (TIẾNG VIỆT)
Ấn Độ và Đông Nam Á có nhiều điểm tương đồng
về văn hóa, bề dày lịch sử và truyền thống dân tộc. Từ sau chiến
tranh lạnh, mối quan hệ giữa Ấn Độ – Đông Nam Á không ngừng được củng
cố, mở rộng, phát triển đi vào chiều sâu vì lợi ích của cả hai bên,
vì hòa bình, ổn định và phát triển khu vực và trên thế giới. Tuy
nhiên, bước sang thế kỷ XXI, tình hình thế giới, khu vực châu Á –
Thái Bình Dương và bản thân Ấn Độ đã chứa đựng nhiều thách thức
mới và cơ hội mới. Sự trổi dậy của Trung Quốc và việc thực thi
chính sách của nước này đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương
nói chung và Đông Nám Á cũng như Ấn Độ nói riêng đã thách thức vai
trò địa-chính trị của Ấn Độ và các nước trong khu vực Đông Nam Á, nổi
lo sợ sẽ không thể tránh khỏi giữa các bên. Trong điều kiện như vậy,
việc thúc đẩy quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ và Đông Nam Á là rất
cần thiết và phù hợp để đối phó với một nước Trung Quốc trổi dậy.
Sự tăng cường quan hệ của Ấn Độ đối với các nước Đông Nam Á và
ngược lại có ý nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại của hai
bên trong thế kỷ XXI.
Bài viết tập trung phân tích, đánh giá của Ấn
Độ về sự trổi dậy của Trung Quốc và ý nghĩa địa –chính trị của
Đông Nam Á trong sự cần thiết để tăng cường mối quan hệ giữa Ấn Độ
và Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh. Từ đó, trình bày và phục dựng
lại thực trạng của mối quan hệ Ấn Độ – Đông Nam Á về nhiều mặt
(chính trị, kinh tế, văn hóa…) sau chiến tranh lạnh, những vấn đề đặt
ra và đưa ra những giải pháp để tăng cường mối quan hệ chiến lược giữa
hai bên trong thế kỉ XXI.
Từ
khóa: Sự trổi dậy Trung Quốc, quan hệ Ấn Độ – Đông Nam Á, chiến
lược đối ngoại…
SUMMARY
(ENGLISH)
CHINESE FACTORS AND INDIAN – SOUTHEAST ASIAN RELATIONSHIP
AFTER THE COLD WAR
India and Southeast Asia share numerous similarities in culture,
history and national traditions. Ever since the cold war, the relationship
between India - Southeast Asia has unceasingly been strengthened,
expanded, and developed deeply for benefits of two sides, for peace, stability
and development in the region and around the world. However, in the twenty-first
(XXI) century, the world situation, Asia -
Pacific and Indian itself contains many new challenges and opportunities. China’s rise and its implementation policy
towards Asia - Pacific in general and Southeast Asia and India in particular have challenged the
geopolitical role of India
and other countries in the region of Southeast Asia,
there are fears that remain unavoidable between the sides. In such state, it is
necessary and appropriate to promote the strategic relationship between India and Southeast Asia and deal with a China on the
rise. Strengthening relations between India and Southeast Asian countries
plays an important role in two sides’ foreign policy in the twenty-first (XXI)
century.
This article focuses on India’s analyses and assessment towards China’s rise and geopolitical meaning of
Southeast Asia in case of need to strengthen the relationship between India and Southeast Asia
after the cold war. It also presents the real situation of the relations
between India and Southeast Asia in many aspects (politics, economics,
culture, etc.) after the cold war as well as the rising problems and sets out
measures to strengthen the strategic relationship between both sides in the
twenty-first (XXI) century.
Keywords: China's rise, relations
between India and Southeast Asia, foreign strategy…
1. Nhân tố
Trung Quốc và sự tăng cường quan hệ Ấn Độ-Đông Nam Á sau chiến tranh
lạnh
Trong
quá trình Trung Quốc trỗi dậy, sự gia tăng sức mạnh mang tính liên tục đem đến
những thay đổi đối với bản đồ địa-chính trị, địa-kinh tế của châu Á.
Xem
xét sự trỗi dậy của Trung Quốc được thể hiện qua các chỉ số kinh tế, chính trị,
về cấp độ khu vực… đã tác động không nhỏ đến Ấn Độ. Theo quan điểm của
Ấn Độ, sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng với hành động của họ đối
với thế giới, khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đã ảnh hưởng
đến chính sách và tương lai của Ấn Độ, điều này được biểu hiện như mối
quan hệ đối tác chiến lược “trong mọi hoàn cảnh” giữa Trung Quốc và Pakixtan, sự
phát triển của mối quan hệ kinh tế, chính trị tốt đẹp giữa Trung Quốc với các
nước Nam Á khác như “sự bao vây chiến lược” của Trung Quốc. Cùng với kinh tế
trong nước phát triển và nhu cầu năng lượng tăng lên, Trung Quốc đã tăng cường
sự hiện diện ở khu vực Ấn Độ Dương.
Đối với Đông Nam Á, nhìn từ góc
độ lịch sử và văn hóa, Ấn Độ và Đông Nam Á có mối liên hệ khá gắn bó. Tháng 9-1991,
Chính quyền Narasimha Rao khởi động chính sách “hướng Đông”, giai đoạn một chủ
yếu thực hiện chính sách “lấy ASEAN làm trung tâm”. Bước sang thế kỷ 21, chiến
lược “hướng Đông” của Ấn Độ đã có những tiến triển lớn, phạm vi hợp tác mở rộng
từ khu vực Đông Nam Á sang Đông Bắc Á, Ôxtrâylia, trọng tâm hợp tác cũng
chuyển từ kinh tế sang hợp tác an toàn vận tải biển, chống khủng bố và quân sự.
Đây được coi là giai đoạn hai trong chiến lược “hướng Đông” của Ấn Độ, cũng
được nhận định là “ý đồ chiến lược của Ấn Độ đã bước vào giai đoạn thực thi
tiến về phía Đông”. Từ “hướng Đông” biến thành “Đông tiến”, tính tiến công
của ngoại giao Ấn Độ có phần được tăng cường, từ đó làm cho mối quan hệ
Trung-Ấn ở Đông Nam Á cũng trở nên càng phức tạp
Trong
lĩnh vực kinh tế, mặc dù Trung Quốc chiếm ưu thế thương mại rõ rệt nhưng Trung
Quốc và Ấn Độ vẫn tồn tại cạnh tranh nhất định về đầu tư và nhất thể hóa kinh
tế khu vực; trong lĩnh vực chính trị, Trung Quốc chú trọng phát triển quan hệ
song phương với khối ASEAN, trong khi Ấn Độ chú trọng phát triển mối quan hệ
với cá biệt một số nước mấu chốt như Việt Nam, Xinhgapo và Mianma v.v...; trong
lĩnh vực an ninh, Ấn Độ coi trọng hợp tác quân sự với các nước Xinhgapo, Việt
Nam và Inđônêxia v.v…, đồng thời thông qua ngoại giao quân sự trên biển song
phương và đa phương để vô hiệu hóa sự tồn tại của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương ở
một mức độ nhất định. Ngoài ra, vai trò của Ấn Độ tại cơ chế an ninh khu vực -
Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á cũng rất đáng được quan tâm. Hiện nay, sự phát
triển và lớn mạnh nhanh chóng của Trung Quốc (bao gồm nhiều phương diện như
kinh tế, chính trị v.v…) ở Đông Nam Á đã làm dấy lên một số “căng thẳng chiến
lược” nào đó, từ đó xuất hiện cục diện các nước Đông Nam Á dựa vào Trung Quốc
về kinh tế, dựa vào Mỹ về an ninh. Ấn Độ cũng được Mỹ xem là lực lượng chính
trị quan trọng đối trọng với Trung Quốc ở Đông Nam Á. Năm 2011, lấy lý do hợp
tác thương mại, Ấn Độ đã hợp tác khai thác mỏ dầu khí với công ty dầu khí của
Việt Nam, âm mưu chen vào vấn đề Biển Đông. Bên cạnh đó, để triệt tiêu ảnh
hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Mianma, Ấn Độ cũng đã điều chỉnh chính
sách “phê bình” Mianma trước đây, dốc sức phát triển quan hệ toàn diện với
Mianma. Tháng 5-2012, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đến thăm Mianma, đây là
chuyến thăm đầu tiên của thủ tướng Ấn Độ tới Mianma trong vòng 25 năm qua kể từ
năm 1987, hai nước đã ký nhiều bản ghi nhớ về các lĩnh vực năng lượng, thương
mại, đầu tư và an ninh. Mặc dù hiện mức độ lệ thuộc kinh tế giữa Ấn Độ với
các nước Đông Nam Á còn thấp, chưa đạt tới mức đối trọng với ảnh hưởng kinh tế
của Trung Quốc, nhưng các nước Đông Nam Á lại muốn đưa Ấn Độ vào nhiều loại
khuôn khổ an ninh như song phương, đa phương, chính thức và phi chính thức. Xét
về mặt an ninh và chiến lược, ở một mức độ nhất định, Ấn Độ đã hình thành sự
“đối trọng mềm” nào đó đối với sự tồn tại của Trung Quốc ở Đông Nam Á, đây là
một mặt khác của mối quan hệ cạnh tranh tiến lên giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở
Đông Nam Á.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã trở thành nhân
tố quan trọng hàng đầu đối với diễn biến cục diện an ninh châu Á-Thái Bình
Dương và sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước trong khu vực. So với Ấn Độ, sự
trỗi dậy của Trung Quốc có những tác động lớn hơn đối với các nước xung quanh.
Phối hợp với chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, tình hình
Biển Đông ngày càng căng thẳng hơn, Ấn Độ cũng sẽ bị cuốn vào tiến trình này
vào thời điểm thích hợp, địa vị của Ấn Độ trong chiến lược châu Á của Mỹ có
phần được nâng lên.
Việc
các quan chức quốc phòng Ấn Độ liên tiếp có những chuyến thăm cấp cao trong những
năm gần đây đến các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á: Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật
Bản...cho thấy Ấn Độ đang tích cực tham gia cuộc chơi nhằm kiềm chế sự ảnh
hưởng của Trung Quốc lên toàn bộ khu vực đe dọa vị trí của Ấn Độ.
2. Ý nghĩa địa-chính trị
của Đông Nam Á và quan hệ Ấn Độ-Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh
a. Đông
Nam Á hiện nay bao gồm 11 nước, với tổng diện tích 4,7 triệu km2 ,
với gần 600 triệu dân, các nước Đông Nam Á có chế độ nhà nước, thể
chế chính trị và trình độ phát triển kinh tế-xã hội khác nhau. Từ thời cổ đại đến thời hiện đại, với ưu thế
về địa lý, khu vực này được coi là cầu nối giữa phương Đông và
phương Tây, là “ngã tư đường” của các nền văn minh.
Từ giữa
thế kỉ XX, nơi đây thật sự nổi lên như một khu vực địa chính trị, địa
chiến lược và địa lịch sử có ý nghĩa quan trọng. Hầu hết các quốc
gia Đông Nam Á đều tiếp cận biển và đại dương, nằm trấn giữ các
đường hàng hải quốc tế nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Các
nước trong khu vực có vị trí chiến lược quan trọng nằm giữa hai quốc
gia lớn là Ấn Độ và Trung Quốc, gần cường quốc kinh tế Nhật Bản,
có những hải cảng eo biển quan trọng như Malakca, Xingapo, Đà Nẵng…
Đông Nam Á nằm giữa những trung tâm thương mại quan trọng, có lợi cho
phát triển kinh tế và liên kết mở rộng hợp tác khu vực. Vị trí
chiến lược của Đông Nam Á cho phép kiểm soát hầu hết những trục
đường biển quan trọng trên thế giới, cho nên từ sớm đây là tiêu điểm
tranh chấp giữa các cường quốc.
Trong
khoảng hai thập kỷ cuối của thế kỉ XX, Đông Nam Á có tốc độ kinh tế
tăng trưởng nhanh và là địa bàn thu hút đầu tư hấp dẫn, vị trí của
khu vực trong nền kinh tế thế giới thăng đổi nhanh chóng, bước sang
thế kỉ XXI, khu vực này đang trở thành một trong những trung tâm phát
triển năng động của châu Á-Thái Bình Dương và thế giới.
Trong
bối cảnh quốc tế mới, sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn
như Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga,
Ấn Độ … đã đưa Đông Nam Á trở thành khu vực có ý nghĩa sâu sắc về
địa chính trị. Các nước luôn tìm cách phân hóa và gây sức ép với
ASEAN trên một số lợi ích chiến lược, nhằm phục vụ chính sách khu
vực của họ và tranh giành ảnh hưởng với nhau. Chính vì vậy, Đông Nam
Á đang diễn ra một quá trình bố trí, sắp xếp và tập hợp lực lượng
tạo ra thế cân bằng mới trong tương quan lực lượng so sánh giữa các
thế lực chính trị trong vùng. Một Đông Nam Á thống nhất với thế và
lực đang tăng lên, đã thật sự trở thành một lực lượng chính trị tham
gia vào thế cân bằng về tương quan lực lượng trong quan hệ quốc tế
tại khu vực cũng như trên thế giới.
Với
Ấn Độ, từ sau chiến tranh lạnh (1991), Ấn Độ đã thực hiện chính
sách đẩy mạnh sang hướng Đông, coi trọng các nước Đông Nam Á cả về
kinh tế và quốc phòng. Ấn Độ hiện nay đã thấy rõ lợi ích của mình
ở Đông Nam Á và biển Đông, đã đẩy mạnh tham gia hợp tác nhiều mặt
với ASEAN, có vai trò ngày càng quan trọng. Trong thế kỷ XXI, với sức mạnh ngày
càng tăng, Ấn Độ đã đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác với khu vực
nhằm tăng cường xác lập và gia tăng ảnh hưởng của mình đối với khu
vực Đông Nam Á, cạnh tranh ảnh hưởng đối với các nước lớn.
b. Từ
sau chiến tranh lạnh đến nay, quan hệ Ấn Độ – Đông Nam Á đạt được
nhiều thành tựu quan trọng.
Từ năm
1991 đến năm 2002.
Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh,
vào năm 1994, Thủ tướng
N.Rao thăm Singapore và Việt Nam, hai nước có quan hệ chặt chẽ thân thiện nhất
với Ấn Độ trong các nước ở khu vực Đông Nam Á. Tại Singapore, sau khi đến thăm
Viện nghiên cứu Đông Nam Á Singapore, Ông N.Rao đã trình bày một bài thuyết
trình dài trong đó thể hiện toàn bộ ý tưởng cơ bản về “chính sách hướng Đông” của
Ấn Độ. Ông đánh giá cao vai trò châu Á – Thái Bình Dương đối với quá trình hội
nhập vào nền kinh tế toàn cầu của Ấn Độ với lời tuyên bố nổi tiếng vẫn thường
được các nhà nghiên cứu và giới báo chí nhắc đến: “Ấn Độ đã từng bước tự do hóa
hệ thống tiền tệ của mình, mở cửa nền kinh tế cho nhập khẩu, đầu tư và giáo dục
con người theo chiều hướng có lợi để mở cửa ra thế giới bên ngoài. Khu vực châu
Á – Thái Bình Dương có thể là tấm ván bật cho chúng tôi bước vào thị trường thế
giới”.
Trong nửa đầu thập kỷ 90, Ấn Độ dưới nhiệm kỳ của Thủ
tướng Narasimha Rao đã có những hoạt động hết sức chủ động và tích cực để tăng
cường sự hợp tác về mọi mặt với các nước Đông Nam Á và đã đạt được những kết quả
đáng ghi nhận. Những hoạt động này tiếp tục được đẩy mạnh trong những nhiệm kỳ
của các Thủ tướng tiếp theo như Thủ tướng I.K.Guijral (1996 – 1998), Thủ tướng
A.B.Vajpayee (1998 – 2004). Với sáng kiến của Thủ tướng Gujral, từ năm 1996 –
1997 Chính phủ Ấn Độ đã tổ chức một loạt các cuộc hội thảo tại New Delhi và thủ
đô của một số nước Đông Nam Á, trong đó mời những nhân vật nổi tiếng của Ấn Độ
và Đông Nam Á bao gồm các quan chức ngoại giao, các nhà hoạch định chính sách,
các nhà khoa học trong lĩnh vực công nghệ cũng như xã hội, các nhà doanh nghiệp,
để tìm ra một tiếng nói chung giữa hai bên cũng như khả năng hợp tác trên tất cả
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, công nghệ, môi trường cũng như lịch
sử, văn hóa.
Việc Ấn Độ được ASEAN công nhận là thành viên đối thoại
đầy đủ và được mời tham dự Hội nghị sau Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng như diễn
đàn an ninh khu vực Đông Nam Á là một thắng lợi lớn về mặt ngoại giao của Ấn Độ
ở khu vực Đông Nam Á sau một thời gian dài im lặng. Với tư cách mới, lần đầu
tiên Ấn Độ cùng với các nước lớn và các tổ chức khu vực khác trên thế giới cũng
như ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Mỹ, Canada, EU, Nhật Bản, Nga, Trung
Quốc, Australia, được ngồi thảo luận về những vấn đề chung của toàn khu vực.
Về mặt an ninh, hiện tại, Ấn Độ tuy có chung đường
biên giới với một số nước thuộc Đông Nam Á nhưng Ấn Độ không có sự tranh chấp
biên giới lãnh thổ với các nước này bởi vì các đường biên giới trên biển hoặc
trên bộ với Myanma, Thái Lan, Indonesia đều đã được hoạch định rõ ràng. Là một
nước tiếp giáp với Đông Nam Á, Ấn Độ rất quan tâm và coi việc tăng cường sự ổn
định và an ninh ở khu vực Đông Nam Á cũng là lợi ích của chính mình. Từ đầu thập
kỷ 90 tới nay, cùng với những nỗ lực trên mặt trận ngoại giao, sự hợp tác về mặt
an ninh quốc phòng với Đông Nam Á cũng được Ấn Độ thúc đẩy mạnh mẽ trên cơ sở lợi
ích của cả hai bên. Trong bức điện mừng nhân dịp 30 năm thành lập ASEAN, Thủ tướng
Ấn Độ I.K.Gujral đã viết: Ấn Độ có chung biên giới trên đất liền và trên biển với
ASEAN dài hàng trăm kilômét. Là bạn đối thoại đầy đủ và là thành viên ARF, Ấn Độ
hiểu và chia sẻ nguyện vọng và những mối quan tâm của ASEAN.
Những cố gắng ngoại giao của Ấn Độ đã được ASEAN đáp ứng
lại một phần. Mặc dù không ủng hộ chính sách hạt nhân của Ấn Độ nhưng ASEAN chỉ
đề cập tới lập trường hạt nhân của Ấn Độ bằng một ngôn ngữ nhẹ nhàng, tuyên bố
của Chủ tịch ASEAN chỉ “nhấn mạnh mối lo ngại nghiêm chỉnh vì vụ thử hạt nhân mới
xảy ra ở Nam Á”.
Lĩnh vực kinh tế, việc
triển khai quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên cơ sở đa phương thông qua nhiều cơ chế
như Ủy ban hợp tác Ấn Độ - ASEAN, quỹ Ấn Độ - ASEAN, hội đồng kinh doanh chung Ấn
Độ - ASEAN cùng hàng loạt dự án hợp tác trong nhiều lĩnh vực đã đạt được những
kết quả khả quan. Trong vòng ba năm từ 1993 đến 1996 kim ngạch buôn bán giữa Ấn
Độ với các nước ASEAN tăng hơn hai lần, từ 2,5 tỷ đô la Mỹ lên 6 tỷ đô la Mỹ,
nâng tỷ trọng của ASEAN trong buôn bán của Ấn Độ lên trên 8% tổng trao đổi mậu
dịch của Ấn Độ với thế giới. Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan đã trở
thành những bạn hàng lớn nhất của Ấn Độ (kim ngạch với Singapore là 2 tỷ USD, với
Malaysia là 1,5 USD, Indonesia là 1,2 tỷ USD, Thái lan là 700 triệu USD). Đầu
tư của các nước ASEAN, nhất là của Singapore, Malaysia, Thái Lan vào kinh tế
ngày càng năng động và mở cửa của Ấn Độ cũng tăng mạnh cả về số dự án và vốn đầu
tư. Tính đến cuối năm 1996 đã đạt trên 1,35 tỷ đô la. Riêng Singapore đã trở
thành nước đứng thứ mười về đầu tư vào Ấn Độ và đã đầu tư xây dựng Trung tâm kỹ
thuật Bangalore với số vốn 150 triệu USD. Đồng thời Chính phủ Ấn Độ cũng khuyến
khích các công ty Ấn Độ tăng đầu tư và xây dựng những công trình liên doanh ở
các nước Đông Nam Á, chính vì vậy mà hầu hết số công trình đầu tư liên doanh của
Ấn Độ ở nước ngoài đều tập trung ở các nước ASEAN. Tính hết 1996, trong tổng số
200 liên doanh của Ấn Độ ở nước ngoài thì có 152 liên doanh tại các nước ASEAN
với số vốn đầu tư trên 88,5 triệu USD. Sau khi trở thành thành viên đối thoại đầy
đủ của ASEAN, các lĩnh vực hợp tác giữa hai bên đã được mở rộng hơn bao gồm: bổ
sung thêm lĩnh vực mới là kết cấu hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Ủy ban
hỗn hợp về hợp tác Ấn Độ - ASEAN (IAJCC) – cơ chế chủ yếu để thực hiện sự hợp
tác theo quy chế đối thoại đầy đủ đã tiến hành phiên họp đầu tiên tại New Delhi
vào tháng 11-1996 và đã đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng trong đó có việc
thành lập các nhóm công tác về thương mại, đầu tư, khoa học và công nghệ. Sự hợp
tác giữa giới doanh nghiệp của hai bên cũng được tăng cường thông qua hoạt động
của Hội đồng kinh doanh chung Ấn Độ - ASEAN (IAJBC) và các phòng thương mại và
công nghiệp. Vì vậy nếu tính từ đầu thập kỷ 90, kim ngạch buôn bán của Ấn Độ với
ASEAN tăng bình quân hàng năm trên 60% và năm 1999 đã đạt trên 6 tỷ USD. Tính đến
cuối năm 1999 số vốn đầu tư của ASEAN đã được chấp thuận đạt 2,5 tỷ USD và
ASEAN đã trở thành một trong những nhà đầu tư lớn vào Ấn Độ. Năm 2001 thương mại
hàng hóa Ấn Độ - ASEAN đạt 10 tỷ USD và đến năm 2002 con số này đã xấp xỉ mức
12 tỷ USD.
Lĩnh vực phát triển nguồn
nhân lực và công nghệ thông tin là điểm mạnh của Ấn Độ. Vì vậy Ấn Độ đã tặng nhiều suất học
bổng cho chương trình kỹ thuật (ITEC) cho các nước ASEAN. Ấn Độ cũng chủ động đề
nghị thành lập trung tâm tin học tại một trong số các nước thuộc khối ASEAN và
sẵn sàng cung cấp các trang thiết bị hiện đại nhất cũng như thiết lập một chương
trình đào tạo kỹ thuật cao cấp về tin học cho các nước ASEAN mỗi năm. Tại hội
nghị cấp bộ trưởng diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) Ấn Độ đã cho khu vực tài chính
thương mại vay nợ, hỗ trợ thương mại đối lưu và bảo hành tài chính. Ấn Độ cũng
cho phép sử dụng tín dụng của Ngân hàng xuất nhập khẩu cho các dự án đầu tư hướng
nội và hướng ngoại từ Đông Nam Á vào Ấn Độ và từ Ấn Độ vào Đông Nam Á.
Từ năm
2002 đến nay
Về chính trị ngoại giao, kể từ khi Ấn Độ trở thành bên đối thoại
đầy đủ của ASEAN, hợp tác giữa Ấn Độ và ASEAN có những bước đột phá mạnh mẽ
trên cả mặt chính trị và ngoại giao. Ấn Độ đã tham gia vào hàng loạt các cuộc họp
tham vấn với ASEAN theo quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ, trong đó bao gồm Hội
nghị cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng, các cuộc họp giữa các quan chức cao cấp và
các cuộc họp ở cấp chuyên gia. Đồng thời thông qua các khuôn khổ đối thoại và hợp
tác do ASEAN khởi xướng như: Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị sau Bộ trưởng
(PMCs) 10 +1, cấp cao Đông Á (EAS), hợp tác giữa hai dòng sông Mekong và sông Hằng,
Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa khu vực
(BIMSTEC),… đã góp phần tăng cường hợp tác đối thoại trong khu vực và xúc tiến
quá trình hội nhập khu vực.
Đến nay Ấn Độ đã trở thành một đối tác quan trọng của
ASEAN trên rất nhiều lĩnh vực. Cơ chế đối thoại hai bên bao gồm: Diễn đàn khu vực
ASEAN (ARF), Cuộc gặp cấp cao Ấn Độ - ASEAN, hội nghị sau Ngoại trưởng ASEAN
(PMC) trong khuôn khổ ASEAN + 10 và ASEAN + 1 (Hội nghị của ASEAN với từng bên
đối thoại), Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ, Ủy ban hợp tác chung Ấn Độ -
ASEAN (JCC) và nhóm làm việc Ấn Độ - ASEAN.
Trở thành thành viên của diễn đàn
ARF 1996, Ấn Độ đã tham gia như một thành viên tích cực vào công cuộc xây dựng
ARF. Ấn Độ và Mỹ cũng tổ chức Hội thảo ARF về vấn đề “những thách thức và an
ninh biển” tại Mumbai từ ngày 27 tháng 3 đến 1 tháng 4 năm 2003 trong đó các đại
biểu từ 16 thành viên của ARF cùng tham dự. Hội thảo là cơ hội để các thành
viên có cái nhìn mới về vấn đề an ninh biển cũng như những nỗ lực hợp tác để
ngăn chặn những thách thức về an ninh biển trong tương lai.
Thể hiện cam kết của mình và mối quan tâm chung để đảm
bảo hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á, Ấn Độ còn tham gia
Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) vào ngày 08 tháng 10 năm 2003
trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần thứ hai tại Bali. Cũng vào dịp
này, ASEAN và Ấn Độ cũng đã ký Tuyên bố chung về Hợp tác chống khủng bố quốc tế,
tượng trưng cho các sáng kiến cụ thể để đẩy mạnh hợp tác trong cuộc chiến chống
khủng bố.
Năm 2009 là năm trọng đại đối với quan hệ Ấn Độ và
ASEAN bởi vì FTA hai bên được ký kết sau nhiều năm đàm phán và trì hoãn. FTA
không chỉ mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa Ấn Độ có mặt tại khu vực kinh tế năng động
ASEAN mà còn mở ra thị trường tự do lớn nhất thế giới với xấp xỉ 2 tỷ người
tiêu dùng
Về An ninh, các bên tái khẳng định tầm quan trọng
trong việc thành lập mạng lưới hợp tác chống khủng bố và tội phạm quốc tế thông
qua trao đổi thông tin và xây dựng các kênh thông tin chung với mục tiêu nhằm
tăng cường khả năng chống chủ nghĩa khủng bố và tội phạm quốc tế tại khu vực. Kể
từ đầu thập niên 90, quan hệ an ninh giữa Ấn Độ và ASEAN được trú trọng hơn,
trong đó hợp tác giữa Ấn Độ với Singapore, Indonesia, Malaysia và Việt Nam được
đề cập đến ngày một nhiều.
Tại Đối thoại thường niên Ấn Độ-Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
lần thứ 5 đã bế mạc tại New Delhi chiều 20-2-2013, với
chủ đề “Ấn Độ-ASEAN: Tầm nhìn về đối tác và thịnh vượng,” phái đoàn các nước
ASEAN và Ấn Độ đã thảo luận 5 chủ đề quan trọng, gồm “Hợp tác an ninh Ấn
Độ-ASEAN: Tiến tới hoà bình và ổn định”; “Những thách thức an ninh phi truyền
thống: An ninh lương thực, quản lý nguồn nước và dịch bệnh”; “Tương lai của thị
trường năng lượng toàn cầu: Vai trò của năng lượng mới và năng lượng tái tạo
trong phát triển bền vững"; “Hợp tác giữa các nước Campuchia, Lào,
Myanmar, Việt Nam (CLMV) và khu vực Đông-Bắc Ấn Độ: Những cơ hội và thách
thức”; “Mở rộng các mạng lưới thông qua kết nối: Trên bộ, trên biển và trên
không… tạo cơ sở pháp lý cho hai bên hợp tác mãnh mẽ nhằm đảm bảo an
ninh trên biển.
Trong lĩnh vực Thương mại hàng hóa
và đầu tư, kể
từ năm 1993 đến năm 2003, tăng trưởng thương mại song phương Ấn Độ - ASEAN đạt
tốc độ trung bình 11.2% từ 2,9 tỷ USD 1993 lên 12,1 tỷ USD năm 2003. Năm 2008 tổng
khối lượng thương mại ASEAN - Ấn Độ đạt 47,5 tỷ USD. ASEAN xuất khẩu sang Ấn Độ
đạt 30,1 tỷ USD tăng 21,1% so với năm 2007 và nhập khẩu từ Ấn Độ là 17,4 tỷ USD
tăng 40,2% so với năm 2006. Đầu tư trực tiếp (FDI) của Ấn Độ vào các thành viên
ASEAN đạt 476,8 triệu USD năm 2008 chiếm 0,8% so với tổng đầu tư trực tiếp vào
khu vực ASEAN. Tổng số vốn Ấn Độ đầu tư vào các nước ASEAN từ năm 2000 – 2008 đạt
1,3 tỷ USD. Hiệp định thương mại về hàng hóa (TIG) cũng được hai bên ký kết
ngày 13 tháng 08 năm 2009 tại Băng Cốc Thái Lan sau sáu năm đàm phán. Việc ký kết
Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ mở đường cho việc tạo ra một khu
vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới với một thị trường xấp xỉ 1,8 tỷ người với
tổng mức GDP khoảng 2,8 nghìn tỷ USD. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ được
kỳ vọng sẽ miễn trừ thuế đến 90% các mặt hàng buôn bán giữa hai bên bao gồm cả
những mặt hàng đặc biệt như dầu cọ, cà phê, trà, hạt tiêu. Ít nhất trên 4000 mặt
hàng sẽ được loại trừ hoàn toàn thuế quan vào năm 2016. Hiệp định thương mại
hàng hóa bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2010. Hội nghị thượng đỉnh
lần thứ bảy giữa ASEAN và Ấn Độ tại Chaam Hua Hin (Thái Lan) ngày 24 tháng 10
năm 2009, hai bên đồng ý xem xét và thúc đẩy mục tiêu thương mại song phương
lên 70 tỷ USD trong vòng hai năm tới. Hiện tại ASEAN và Ấn Độ đang xúc tiến để
sớm đi đến những thỏa thuận cuối cùng về Hiệp định về hợp tác, thương mại và đầu
tư.
ASEAN và Ấn Độ cũng đang tăng cường hợp tác trong lĩnh
vự tư nhân, cụ thể là việc khởi động lại Hội đồng kinh doanh ASEAN - Ấn Độ
(AIBC), tổ chức các hội nghị thượng đỉnh về kinh tế (AIBS) và các hội chợ
thương mại (AIBF) đang được xúc tiến bởi các quan chức cao cấp của hai bên.
Ngày 27 tháng 04 năm 2010, Ấn Độ thông báo với ban thư ký ASEAN rằng Liên đoàn
thương mại và công nghiệp Ấn Độ đang tổ chức hội nghị triển lãm về thương mại
và công nghiệp với ASEAN tại Pragati Maidan, New Delhi từ ngày 8 đến 11 tháng 1
năm 2011 (Chương trình này nằm ngoài khuôn khổ AIBF)
Đầu tư trong chính các nước ASEAN cũng đạt những con số
bất ngờ: xấp xỉ 25 tỷ USD trong giai đoạn từ 2007 – 2009 (chỉ đứng sau EU). Kể
từ năm 2008, các con số về đầu tư giảm một cách đáng kể vào khu vực ASEAN. Tuy
nhiên, đó không phải là tín hiệu cho thấy ASEAN ít hấp dẫn hơn đối với các nước
và khu vực khác trên thế giới mà là do tác động chung của cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu cùng với việc thắt chặt chi tiêu của các nước phát triển hòng kiềm
chế lạm phát và cứu vãn nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.
Với
bản “Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN - Ấn Độ năm 2020” vừa được các nhà lãnh đạo hai
bên thông qua tại lễ kỷ niệm trọng thể tại Thủ đô New Delhi, Ấn Độ trở thành
nước thứ 4 sau Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến
lược với ASEAN. Điều đó đã đánh dấu một bước tiến mới quan trọng trong quan hệ
giữa ASEAN với một trong những đối tác kinh tế lớn hàng đầu của khu vực. Bản
Tuyên bố Tầm nhìn gồm 26 điểm đã đề cập đến một loạt lĩnh vực hợp tác cụ thể
của hai bên thời gian tới, từ chính trị và an ninh, kinh tế, đến văn hóa - xã
hội và hợp tác phát triển…
Chặng
đường hai thập kỷ qua cho thấy quan hệ ASEAN - Ấn Độ không ngừng được mở rộng
và phát triển trên mọi lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại. Đến nay ASEAN -
Ấn Độ đã ký kết một số hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện, tạo cơ sở
thiết lập Khu vực thương mại và đầu tư ASEAN - Ấn Độ. Tại Hội nghị Cấp cao kỷ
niệm 20 năm này, ASEAN và Ấn Độ đã hoàn tất đàm phán Hiệp định thương mại tự do
(FTA) về dịch vụ và đầu tư. Hiệp định này, dự kiến được ký kết vào tháng 8-2013,
cùng với Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Ấn Độ đã được ký hồi tháng 8-2009,
sẽ tạo thuận lợi cho tăng cường liên kết kinh tế ASEAN - Ấn Độ có thị trường
khổng lồ 1,8 tỷ người, GDP 3.800 tỷ USD và đóng góp vào liên kết kinh tế chung
ở Đông Á. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đánh giá Hiệp định có ý nghĩa “tạo
chuyển biến” và tin rằng kim ngạch thương mại ASEAN - Ấn Độ thậm chí sẽ vượt
quá 100 tỷ USD vào năm 2015 và hướng tới 200 tỷ USD trong 10 năm nữa. Trong 20
năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều ASEAN - Ấn Độ đã tăng 25 lần, đạt gần
75 tỷ USD vào năm 2011, vượt mục tiêu 70 tỷ USD đặt ra cho năm 2012. Ấn Độ hiện
là đối tác thương mại lớn thứ 6 của ASEAN.
3. Những vấn đề đặt ra và giải
pháp thúc đẩy quan hệ Ấn Độ-Đông Nam Á trong bối cảnh mới
Nhìn tổng quan, chúng ta có thể thấy trọng tâm của
“chính sách hướng Đông” của Ấn Độ hiện nay phần lớn vẫn hướng tới những thị trường
lớn và năng động ở Châu Á – Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan, Nga, Úc, Niuzilan và một số nước phát triển ở ASEAN như Singapore,
Thái Lan, Malaysia…
Mặc dù đã thực hiện cải cách về nhiều mặt như mở cửa hội
nhập, khuyến khích đầu tư, chủ động và linh hoạt trong hợp tác thương mại. Tuy
nhiên sự chậm trễ trong đổi mới kinh tế cũng như sự thiếu thống nhất trong
chính sách đối ngoại và thương mại đã làm cho nền kinh tế Ấn Độ kém năng động
và linh hoạt, gây không ít khó khăn cho các nước ASEAN muốn làm ăn với Ấn Độ.
Sự chênh lệch về phát triển giữa các nước ASEAN cũ và
mới sẽ gây khó khăn cho quan hệ Ấn Độ - ASEAN. Cho đến nay, quan hệ thương mại,
đầu tư giữa Ấn Độ và ASEAN chủ yếu là quan hệ giữa Ấn Độ và các nước ASEAN cũ
như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia.
Quyết định của ASEAN khi công nhận Ấn Độ là nước đối
thoại đầy đủ dựa trên sự đánh giá chiến lược về vai trò cường quốc của Ấn Độ, về
sức mạnh kinh tế cùng những tiềm năng và thế mạnh có thể bổ sung cho ASEAN. Tuy
nhiên, quan hệ đối thoại đầy đủ đã đặt ra thách thức cho các nhà hoạch định
chính sách, các nhà chiến lược rằng liệu mối quan hệ này có đem lại những lợi
ích về kinh tế - chính trị không? Ấn Độ tất nhiên nhìn ASEAN như một tổ chức có
vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi thế so sánh của nền kinh tế cũng như lợi
thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Ấn Độ. Quan hệ đối thoại đầy đủ là một mối
quan hệ mang tính thể chế chính thức, mặc dù có nhiều điểm đồng về văn hóa giữa
Ấn Độ và ASEAN tuy nhiên vẫn tồn tại những điểm khác biệt về tính hệ thống cũng
như quan niệm mà có thể cản trở hoạt động hợp tác Ấn Độ - ASEAN.
Có nhiều ý kiến cho rằng, quan hệ
Ấn Độ - ASEAN sẽ gặp nhiều khó khăn do một số nước ASEAN e ngại sẽ ảnh hưởng đến
quan hệ song phương với Trung Quốc nếu tỏ ra quá thân thiết với Ấn Độ, hay sự chậm
chân của Ấn Độ so với Nhật Bản và Trung Quốc trong việc thiết lập quan hệ với
ASEAN, sự lãng quên của Ấn Độ với khu vực này trong gần ba thập kỷ. Tuy nhiên,
có một nguyên nhân cơ bản đó là lý do kinh tế. Sự đóng cửa của nền kinh tế Ấn Độ
trong một thời gian dài, mặc dù Ấn Độ đã tiến hành công cuộc cải cách kinh tế từ
sau chiến tranh lạnh và đạt được một số thành tựu đáng khích lệ nhưng nền kinh
tế Ấn Độ vẫn chưa đáp ứng được các nước Đông Nam Á như một số nền kinh tế lớn
khác. Ấn Độ cũng đang cần vốn và công nghệ cao là những thứ mà ASEAN cũng đang
cần trong hợp tác kinh tế.
Bên cạnh đó tình hình chính trị nội
bộ của Ấn Độ cũng không mấy ổn định do lãnh thổ rộng lớn, nhiều bang, đất nước
đa sắc tộc đa tôn giáo, đa ngôn ngữ, đa tín ngưỡng, dân số đông, đói nghèo còn
nhiều. Các hoạt động đánh bom, khủng bố, ly khai vẫn thường xuyên diễn ra luôn
gây đau đầu cho các nhà lãnh đạo Ấn Độ từ xưa tới nay. Tại Đông Nam Á, một số
quốc gia cũng có tình hình chính trị không mấy ổn định, các cuộc biểu tình, ly
khai, hồi giáo cực đoan, khủng bố… thường xuyên diễn ra, nhất là ở Thái Lan,
Philipin, Indonesia.
Giải
pháp đặt ra là trong khi vẫn duy trì hòa bình, ổn định và nỗ lực hợp tác
phát triển, tăng cường liên kết kinh tế, thúc đẩy kết nối, khu vực cũng đang
phải đối phó với những thách thức ngày càng phức tạp hơn, những thách thức an
ninh phi truyền thống như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh năng
lượng, an ninh lương thực, tội phạm xuyên quốc gia... Đồng thời, trong khu vực
cũng có mối tương tác ngày càng lớn giữa các nước lớn với nhau. Điều này đã tạo
thuận lợi trong hợp tác khu vực, đồng thời cũng tạo nên những thách thức mới. Trong
bối cảnh đó, vai trò của ASEAN trong xây dựng cộng đồng, trong đóng góp xây
dựng môi trường ổn định và hợp tác phát triển là rất quan trọng. Chính vì vậy,
ASEAN rất coi trọng vai trò của Ấn Độ trong nỗ lực chung này.
Hai
bên cần phải nhìn nhận bức tranh toàn cảnh của khu vực cũng như nền tảng quan
hệ vững chắc ASEAN-Ấn Độ sẵn có; nhận thấy những thách thức liên quan đến hòa
bình và an ninh khu vực, kể cả an ninh truyền thống lẫn an ninh phi truyền
thống; thấy được cơ hội và tiềm năng về mặt kinh tế, liên kết. ASEAN đánh giá
rất cao vai trò của Ấn Độ và chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ đối với khu vực
Đông Nam Á; đánh giá cao sự ủng hộ, giúp đỡ của Ấn Độ đối với ASEAN trong việc
xây dựng cộng đồng; ASEAN mong muốn Ấn Độ tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ sáng kiến
liên kết khu vực, cũng như hợp tác khu vực sông Mekong-sông Hằng.
ASEAN-Ấn
Độ cần tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin, nhất
là cùng nhau xây dựng một cấu trúc hợp tác khu vực nhằm bảo đảm tốt hơn hòa
bình, ổn định và hợp tác phát triển khu vực, trong đó có vấn đề bảo đảm an toàn
và an ninh hàng hải trên Biển Đông. Ấn Độ ủng hộ nỗ lực chung của ASEAN và các
nước liên quan nhằm bảo đảm hòa bình ổn định, an ninh, an toàn hàng hải tại
Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn
trọng luật pháp quốc tế…..
Kết
luận
Kể từ sau chiến tranh lạnh, Ấn Độ cùng ASEAN đã đạt được
nhiều thành tựu trong quan hệ song phương và đa phương. Đến thời điểm hiện tại,
Ấn Độ đã tham gia hầu hết các diễn đàn ASEAN như Hội nghị Cấp cao ASEAN, Hội
nghị các Bộ trưởng ASEAN, các cuộc họp ở cấp chuyên gia, tham gia các khuôn khổ
đối thoại như ARF, EAC, ASEAN + 1, ASEAN + 10… và cả Ấn Độ và ASEAN cũng đang
xúc tiến ASEAN + 3. Đây thực sự là bước tiến quan trọng và mấu chốt trong việc
cân bằng vị thế của Ấn Độ với Nhật Bản và Trung Quốc trong khu vực.
Quan hệ với Đông Nam Á, Ấn Độ sẽ được xem là
là một trong những nhân tố quan trọng trong chiến lược cân bằng ảnh
hưởng nước lớn của khu vực, cùng với Đông Nam Á kiềm chế sự trỗi
dậy của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đồng
thời, xây dựng các thể chế hợp tác song phương và đa phương giữa Ấn
Độ và ASEAN như một nhân tố quan trọng để duy trì an ninh và phát
triển ở Đông Nam Á và cả Ấn Độ.
Mặc dù còn một số hạn chế nhưng những thành
quả mà Ấn Độ thu được ở khu vực Đông Nam Á vẫn là một bước tiến
nếu so với hơn 3 thập kỉ trước đây. Trong tương lai, mối quan hệ giữa
Ấn Độ và Đông Nam Á chắc chắn sẽ có nhiều triển vọng tốt đẹp bởi
vì từ sau chiến tranh lạnh, khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Đông Nam
Á vẫn là khu vực mà Ấn Độ quyết tâm hội nhập trước tiên trong quá
trinhg hội nhập toàn cầu của Ấn Độ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1.
Đỗ Thanh Bình-Văn Ngọc Thành (đồng chủ biên), (2012),
Quan hệ quốc tế thời hiện
đại-những vấn đề mới đặt ra, Nxb CTQG.
2.
Nguyễn Hoàng Giáp (Chủ biên), (2013), Cạnh tranh chiến lược ở khu vực Đông
Nam Á giữa một số nước lớn hiện nay, Nxb CTQG.
3.
Trần Thị Lý (2002), Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ 1991 đến năm
2000, Nxb KHXH.
4.
Nguyễn Cảnh Huệ (2009), Quan hệ Ấn Độ – ASEAN thời kì sau chiến tranh lạnh, Hội
thảo Khoa học quốc tế về “Quan hệ Ấn Độ và Đông Nam Á-sự cam kết
chiến lược hay sự hội nhập khu vực, ĐH KHXH và NV TP.HCM.
5.
Mohammed Khalid (2010), Southeast Asia in Indian’s Post
Cold War Foreign Policy, Department of Evening Studies, Panjab University,
Chandigarh.
6.
Asif Ahmed
(2012), India – ASEAN Relations In 21st Century: Strategic
Implications For India – Analysis, http://www.eurasiareview.com/09072012-india-asean-relations-in-21st-century-strategic-implications-for-india-analysis/
7.
Monish Tourangbam
(2011), India-ASEAN Future: Crucial For
ASIA Growth, Research Scholar, School of International Studies (JNU)
accessed electronically at http://www.sarkaritel.com/news_and_features/infa/march2011/14india_asean_future.htm
8.
Indo-ASEAN Relations on the Upswing. http://www.merinews.com/article/indo-asean-relations-on-the-upswing/127680.shtml