14:32' 6/8/2013
Nỗ lực khôi phục đàm phán hòa bình
Ngày 15-7-2013, Ngoại trưởng Mỹ G. Ke-ry thực hiện chuyến công du thứ 6 đến Trung Đông kể từ khi nhậm chức vào tháng 2-2013. Các chuyến ngoại giao con thoi với mật độ dày đặc, trung bình mỗi tháng 1 chuyến đi của Ngoại trưởng G. Ke-ry tới khu vực đã khẳng định chính sách Trung Đông của Mỹ và vai trò của Oa-sinh-tơn tại vùng đất này. Nỗ lực không mệt mỏi của ông G. Ke-ry đã được đền đáp vì đã nhận được sự chấp thuận của cả lãnh đạo Pa-le-xtin và I-xra-en sẽ nối lại đàm phán hòa bình. Đây được xem như một thành tựu của cá nhân ông G. Ke-ry cũng như chính quyền của Tổng thống B. Ô-ba-ma khi đang bị nhiều ý kiến chỉ trích là trong thời gian qua đã quá tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà “quên” mất Trung Đông - khu vực chiến lược truyền thống của mình.
Trước chuyến thăm thứ 6 của Ngoại trưởng Mỹ, hy vọng đã mở ra khi I-xra-en và Pa-le-xtin có những cuộc tiếp xúc gián tiếp. Nhân tháng lễ Hồi giáo Ra-ma-đan, Thủ tướng I-xra-en Ben-gia-min Nê-ta-ni-a-hu (Benjamin Netanyahu) đã điện đàm với Tổng thống Pa-le-xtin Ma-mút Áp-bát (Mahmoud Abbas), đồng thời gửi thông điệp về việc I-xra-en muốn tái khởi động đàm phán hòa bình sớm nhất có thể. Cả I-xra-en và Pa-le-xtin đều bày tỏ mong muốn Ngoại trưởng G. Ke-ry sẽ thành công trong nỗ lực khôi phục đàm phán hòa bình tại Trung Đông.
Trong một động thái nhằm mở đường cho cuộc đàm phán, nội các I-xra-en chính thức thông qua quyết định trao trả tự do cho 104 tù nhân Pa-le-xtin ngay trước thềm vòng đàm phán mới với Pa-le-xtin. Các tù nhân Pa-le-xtin sẽ được trả tự do theo 4 giai đoạn, phụ thuộc vào diễn tiến đàm phán.
Tổng thống I-xra-en Si-môn Pê-rét (Shimon Peres) đã thể hiện sự lạc quan về cuộc đàm phán sắp tới, đồng thời nhấn mạnh rằng việc nối lại cuộc hòa đàm giữa I-xra-en và Pa-le-xtin là "cơ hội tuyệt vời" cho cả hai bên. Tuy nhận định rằng các cuộc thương lượng “sẽ khó khăn”, nhưng ông S. Pê-rét khẳng định “không có cách lựa chọn nào khác ở thời điểm này”. Thủ tướng I-xra-en Ben-gia-min Nê-ta-ni-a-hu cho rằng, việc nối lại tiến trình hòa đàm Trung Đông vào thời điểm này có ý nghĩa quan trọng đối với Nhà nước Do Thái, mang lại cho I-xra-en 3 lợi ích, gồm: tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột I-xra-en - Pa-le-xtin, ngăn chặn các xu hướng tiêu cực chống I-xra-en trên trường quốc tế và tạo cho Ten A-víp cơ hội tốt hơn trong việc giải quyết những thách thức đang nổi lên ở Trung Đông. I-xra-en sẽ bước vào đàm phán một cách “toàn diện, trung thực” và hy vọng tiến trình hòa đàm cũng sẽ diễn ra một cách có trách nhiệm, nghiêm túc và nỗ lực hết sức.
Ngay sau khi những tín hiệu này được phát đi từ Trung Đông, thế giới đã có nhiều phản ứng tích cực. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun cho rằng, các nhà lãnh đạo của I-xra-en và Pa-le-xtin cần thể hiện “lòng can đảm và trách nhiệm” để duy trì các cuộc đàm phán hòa bình mới được nối lại. Liên hợp quốc sẽ ủng hộ mọi nỗ lực hướng tới cuộc đàm phán có ý nghĩa cũng như việc đạt được hòa bình toàn diện trong khu vực. Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Ca-thơ-rin A-xtơn (Catherine Ashton) đã hoan nghênh thỏa thuận trên nguyên tắc về việc nối lại đàm phán này, đồng thời mong muốn cả hai phía nhìn thấy tiến triển để hướng tới các mục tiêu hòa bình, an ninh và hạnh phúc cho người dân khu vực Trung Đông. Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nước này đặc biệt hoan nghênh việc I-xra-en và Pa-le-xtin đạt được thỏa thuận nối lại đàm phán hòa bình sau các nỗ lực ngoại giao con thoi của Ngoại trưởng Mỹ G. Ke-ry trong nhiều tháng qua.
Các cuộc đàm phán giữa Pa-le-xtin và I-xra-en đã từng nhiều lần tái khởi động rồi lại bị đình trệ trong những thập niên qua. Kể từ tháng 9-2010 khi I-xra-en từ chối ngừng hoạt động xây dựng các khu định cư trên lãnh thổ của người Pa-le-xtin, đối thoại đã gần như sụp đổ. Vì vậy, vòng đối thoại mới đã nhóm lên những tia hy vọng hòa bình cho mảnh đất còn quá nhiều khói lửa này. Các cuộc tiếp xúc liên tiếp với các quan chức của cả hai nước đã đưa đến một thỏa thuận được đợi chờ. Các bên nhất trí rằng, tiến trình thương lượng sẽ kéo dài không dưới 9 tháng (cho tới tháng 3-2014), trong đó I-xra-en đồng ý tạm ngừng không tuyên bố một phần việc xây dựng bên ngoài các khu định cư ở Giu-de-a và Sa-ma-ri-a. Còn Tổng thống Pa-le-xtin M. Áp-bát cũng cam kết không thực hiện lời đe dọa thúc ép các biện pháp chống I-xra-en thông qua Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác trong quá trình đàm phán, và, từ bỏ điều kiện tiên quyết được đưa ra trước đó là chỉ ngồi vào bàn đàm phán trực tiếp nếu I-xra-en ngừng hoàn toàn việc xây dựng khu định cư Do Thái.
Mạng tin “Debka” cho biết, Ngoại trưởng Mỹ G. Ke-ry đã thuyết phục được Tổng thống Pa-le-xtin từ bỏ tối hậu thư đàm phán hòa bình dựa trên các đường biên giới 1967 là bởi Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma sẽ gửi thư cho ông M. Áp-bát khẳng định sự công nhận của Mỹ đối với chủ đề của các cuộc thương lượng là thiết lập một Nhà nước Pa-le-xtin dựa trên các giới tuyến năm 1967, đồng thời Tổng thống Mỹ cũng sẽ gửi một bức thư khác cho Thủ tướng I-xra-en Ben-gia-min Nê-ta-ni-a-hu xác nhận rằng, các cuộc thương lượng phải dẫn tới việc công nhận Nhà nước I-xra-en là quê hương của người Do Thái, với đường biên giới tương lai sẽ dựa trên các giới tuyến 1967 trong khi vẫn bảo đảm nhu cầu an ninh của I-xra-en cũng như điều kiện nhân khẩu học thực tế.
Hy vọng nhen nhóm
Với nội dung chính là xây dựng lộ trình đàm phán cho các cuộc thương lượng tiếp theo, trong hai ngày 29 và 30-7, đã diễn ra cuộc gặp trực tiếp đầu tiên trong vòng 3 năm qua giữa Pa-le-xtin và I-xra-en. Nhằm tạo không khí thân thiện, cuộc hội đàm đã diễn ra dưới hình thức một dạ tiệc Íp-ta kết thúc tháng Ra-ma-đan của người Hồi giáo tại nhà riêng của Ngoại trưởng G. Ke-ry ở Thủ đô Oa-sinh-tơn. Nhà thương thuyết Xa-ép Ê-rê-cát (Saeb Erekat) dẫn đầu phái đoàn Pa-le-xtin, còn phái đoàn đàm phán I-xra-en do Bộ trưởng Tư pháp, bà Díp-pi Líp-ni (Tzipi Livni) làm trưởng đoàn.
Ngoại trưởng Mỹ G. Ke-ry bổ nhiệm cựu Đại sứ Mỹ tại I-xra-en, ông Mác-tin In-dích (Martin Indyk) làm đặc phái viên của Mỹ đóng vai trò trung gian cho cuộc đàm phán. Phát biểu trước khi chính thức bước vào hội đàm, Ngoại trưởng G. Ke-ry, người chủ trì cuộc gặp đầu tiên, kêu gọi I-xra-en và Pa-le-xtin cùng có “những nhượng bộ hợp lý” hướng tới hòa bình. Đặc phái viên Mỹ Mác-tin In-đích tuyên bố sẽ nỗ lực hết mình nhằm đạt tới mục tiêu của chính quyền Tổng thống B. Ô-ba-ma là thiết lập hai nhà nước I-xra-en và Pa-le-xtin sống cạnh nhau trong hòa bình và an ninh.
Phát biểu trong ngày đàm phán thứ hai tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ, cả hai trưởng đoàn đàm phán đều nói về sự cần thiết phải giải quyết cuộc xung đột kéo dài nhiều thập niên qua giữa I-xra-en và Pa-le-xtin. Trưởng đoàn đàm phán Pa-le-xtin khẳng định đã tới lúc người Pa-le-xtin phải có một nhà nước độc lập của riêng mình, còn Trưởng đoàn đàm phán I-xra-en cho biết, tình hình hiện nay đã khác so với năm 2008, “thời cơ đã tạo ra và hy vọng hai bên sẽ không lãng phí thời gian".
Sau hai ngày đàm phán, các nhà thương thuyết I-xra-en và Pa-le-xtin đã đồng ý gặp lại trong vòng hai tuần tới và cố gắng đạt được một thỏa thuận hòa bình chung cuộc nội trong vòng 9 tháng. Hai bên đã đồng ý rằng, những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất, như vấn đề biên giới, người tỵ nạn và số phận của Giê-ru-xa-lem, có thể là những đề tài được mang ra thảo luận. Ông X. E-ra-cát, Trưởng đoàn thương thuyết Pa-le-xtin nói, ông “lấy làm hoan hỉ rằng tất cả các vấn đề về quy chế cuối cùng đang được mang ra bàn thảo và đã đến lúc người Pa-le-xtin được sống một cuộc sống có nhân phẩm, trong một đất nước của riêng họ, tự do và có chủ quyền.” Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Giên Pxa-ki (Jen Psaki) cho biết, hai bên đã đồng ý sẽ nói chuyện trực tiếp với nhau trong ít nhất 9 tháng, nhưng không có nghĩa là đặt ra một thời hạn và cuộc đàm phán sẽ không tự động ngưng lại sau 9 tháng.
Việc hai đoàn đàm phán I-xra-en và Pa-le-xtin gặp lại nhau sau ba năm được coi là một diễn biến đáng hy vọng. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích vẫn tỏ ra hoài nghi về tiến trình hòa bình tại Trung Đông vì cho đến nay “đàm phán” vẫn chỉ là “đàm phán” và chưa có nhiều hành động cụ thể được triển khai. Các nhà phân tích nhấn mạnh, cùng với sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế, một nền hòa bình bền vững tại Trung Đông chỉ có thể đạt được khi các bên liên quan gây dựng được sự tin tưởng lẫn nhau và cùng có những sự thỏa hiệp. Tuy nhiên, đạt được điều đó lại không dễ dàng khi lập trường của cả hai còn cách xa nhau.
Dư luận đang kỳ vọng vào những thành công của tiến trình hòa bình vừa được nối lại dưới sự trung gian của Mỹ. Với những ảnh hưởng mạnh mẽ tại khu vực, đặc biệt là quan hệ đồng minh thân cận với I-xra-en, dư luận hy vọng chính quyền Tổng thống B. Ô-ba-ma sẽ không dừng lại ở việc làm sống lại một thỏa thuận dường như đã chết mà sẽ có nhiều nỗ lực hơn để ổn định vùng đất gắn liền với lợi ích của nước Mỹ, trong đó, hòa bình giữa I-xra-en và Pa-le-xtin là vấn đề then chốt. Mới đây, Liên đoàn A-rập (AL) tuyên bố, 22 nước A-rập và 35 nước Hồi giáo sẽ công nhận hoàn toàn I-xra-en nếu nước này từ bỏ tất cả đất đai chiếm được trong cuộc chiến tranh năm 1967.
Nhóm "Bộ Tứ" bảo trợ cho tiến trình hòa bình Trung Đông, gồm Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nga, đã ra tuyên bố chung hoan nghênh việc I-xra-en và Pa-le-xtin nối lại đàm phán, trong đó nêu rõ "Bộ Tứ" đánh giá cao hành động của Tổng thống Pa-le-xtin Ma-mút Áp-bát và Thủ tướng I-xra-en Ben-gia-min Nê-ta-ni-a-hu quyết định nối lại đàm phán song phương vì lợi ích của hòa bình, ổn định trong vùng, cũng như lợi ích của người Pa-le-xtin và Do Thái. Nhóm "Bộ Tứ" khẳng định sẽ làm tất cả để ủng hộ hai bên đạt tới thỏa thuận về giải pháp hai nhà nước, nhằm thiết lập nền hòa bình lâu dài và bền vững tại khu vực này.
Như vậy, sau nhiều năm bế tắc, cơ hội cho nền hòa bình tại Trung Đông đã le lói những tia sáng hy vọng./.
Ngày 15-7-2013, Ngoại trưởng Mỹ G. Ke-ry thực hiện chuyến công du thứ 6 đến Trung Đông kể từ khi nhậm chức vào tháng 2-2013. Các chuyến ngoại giao con thoi với mật độ dày đặc, trung bình mỗi tháng 1 chuyến đi của Ngoại trưởng G. Ke-ry tới khu vực đã khẳng định chính sách Trung Đông của Mỹ và vai trò của Oa-sinh-tơn tại vùng đất này. Nỗ lực không mệt mỏi của ông G. Ke-ry đã được đền đáp vì đã nhận được sự chấp thuận của cả lãnh đạo Pa-le-xtin và I-xra-en sẽ nối lại đàm phán hòa bình. Đây được xem như một thành tựu của cá nhân ông G. Ke-ry cũng như chính quyền của Tổng thống B. Ô-ba-ma khi đang bị nhiều ý kiến chỉ trích là trong thời gian qua đã quá tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà “quên” mất Trung Đông - khu vực chiến lược truyền thống của mình.
Trước chuyến thăm thứ 6 của Ngoại trưởng Mỹ, hy vọng đã mở ra khi I-xra-en và Pa-le-xtin có những cuộc tiếp xúc gián tiếp. Nhân tháng lễ Hồi giáo Ra-ma-đan, Thủ tướng I-xra-en Ben-gia-min Nê-ta-ni-a-hu (Benjamin Netanyahu) đã điện đàm với Tổng thống Pa-le-xtin Ma-mút Áp-bát (Mahmoud Abbas), đồng thời gửi thông điệp về việc I-xra-en muốn tái khởi động đàm phán hòa bình sớm nhất có thể. Cả I-xra-en và Pa-le-xtin đều bày tỏ mong muốn Ngoại trưởng G. Ke-ry sẽ thành công trong nỗ lực khôi phục đàm phán hòa bình tại Trung Đông.
Trong một động thái nhằm mở đường cho cuộc đàm phán, nội các I-xra-en chính thức thông qua quyết định trao trả tự do cho 104 tù nhân Pa-le-xtin ngay trước thềm vòng đàm phán mới với Pa-le-xtin. Các tù nhân Pa-le-xtin sẽ được trả tự do theo 4 giai đoạn, phụ thuộc vào diễn tiến đàm phán.
Tổng thống I-xra-en Si-môn Pê-rét (Shimon Peres) đã thể hiện sự lạc quan về cuộc đàm phán sắp tới, đồng thời nhấn mạnh rằng việc nối lại cuộc hòa đàm giữa I-xra-en và Pa-le-xtin là "cơ hội tuyệt vời" cho cả hai bên. Tuy nhận định rằng các cuộc thương lượng “sẽ khó khăn”, nhưng ông S. Pê-rét khẳng định “không có cách lựa chọn nào khác ở thời điểm này”. Thủ tướng I-xra-en Ben-gia-min Nê-ta-ni-a-hu cho rằng, việc nối lại tiến trình hòa đàm Trung Đông vào thời điểm này có ý nghĩa quan trọng đối với Nhà nước Do Thái, mang lại cho I-xra-en 3 lợi ích, gồm: tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột I-xra-en - Pa-le-xtin, ngăn chặn các xu hướng tiêu cực chống I-xra-en trên trường quốc tế và tạo cho Ten A-víp cơ hội tốt hơn trong việc giải quyết những thách thức đang nổi lên ở Trung Đông. I-xra-en sẽ bước vào đàm phán một cách “toàn diện, trung thực” và hy vọng tiến trình hòa đàm cũng sẽ diễn ra một cách có trách nhiệm, nghiêm túc và nỗ lực hết sức.
Ngay sau khi những tín hiệu này được phát đi từ Trung Đông, thế giới đã có nhiều phản ứng tích cực. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun cho rằng, các nhà lãnh đạo của I-xra-en và Pa-le-xtin cần thể hiện “lòng can đảm và trách nhiệm” để duy trì các cuộc đàm phán hòa bình mới được nối lại. Liên hợp quốc sẽ ủng hộ mọi nỗ lực hướng tới cuộc đàm phán có ý nghĩa cũng như việc đạt được hòa bình toàn diện trong khu vực. Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Ca-thơ-rin A-xtơn (Catherine Ashton) đã hoan nghênh thỏa thuận trên nguyên tắc về việc nối lại đàm phán này, đồng thời mong muốn cả hai phía nhìn thấy tiến triển để hướng tới các mục tiêu hòa bình, an ninh và hạnh phúc cho người dân khu vực Trung Đông. Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nước này đặc biệt hoan nghênh việc I-xra-en và Pa-le-xtin đạt được thỏa thuận nối lại đàm phán hòa bình sau các nỗ lực ngoại giao con thoi của Ngoại trưởng Mỹ G. Ke-ry trong nhiều tháng qua.
Các cuộc đàm phán giữa Pa-le-xtin và I-xra-en đã từng nhiều lần tái khởi động rồi lại bị đình trệ trong những thập niên qua. Kể từ tháng 9-2010 khi I-xra-en từ chối ngừng hoạt động xây dựng các khu định cư trên lãnh thổ của người Pa-le-xtin, đối thoại đã gần như sụp đổ. Vì vậy, vòng đối thoại mới đã nhóm lên những tia hy vọng hòa bình cho mảnh đất còn quá nhiều khói lửa này. Các cuộc tiếp xúc liên tiếp với các quan chức của cả hai nước đã đưa đến một thỏa thuận được đợi chờ. Các bên nhất trí rằng, tiến trình thương lượng sẽ kéo dài không dưới 9 tháng (cho tới tháng 3-2014), trong đó I-xra-en đồng ý tạm ngừng không tuyên bố một phần việc xây dựng bên ngoài các khu định cư ở Giu-de-a và Sa-ma-ri-a. Còn Tổng thống Pa-le-xtin M. Áp-bát cũng cam kết không thực hiện lời đe dọa thúc ép các biện pháp chống I-xra-en thông qua Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác trong quá trình đàm phán, và, từ bỏ điều kiện tiên quyết được đưa ra trước đó là chỉ ngồi vào bàn đàm phán trực tiếp nếu I-xra-en ngừng hoàn toàn việc xây dựng khu định cư Do Thái.
Mạng tin “Debka” cho biết, Ngoại trưởng Mỹ G. Ke-ry đã thuyết phục được Tổng thống Pa-le-xtin từ bỏ tối hậu thư đàm phán hòa bình dựa trên các đường biên giới 1967 là bởi Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma sẽ gửi thư cho ông M. Áp-bát khẳng định sự công nhận của Mỹ đối với chủ đề của các cuộc thương lượng là thiết lập một Nhà nước Pa-le-xtin dựa trên các giới tuyến năm 1967, đồng thời Tổng thống Mỹ cũng sẽ gửi một bức thư khác cho Thủ tướng I-xra-en Ben-gia-min Nê-ta-ni-a-hu xác nhận rằng, các cuộc thương lượng phải dẫn tới việc công nhận Nhà nước I-xra-en là quê hương của người Do Thái, với đường biên giới tương lai sẽ dựa trên các giới tuyến 1967 trong khi vẫn bảo đảm nhu cầu an ninh của I-xra-en cũng như điều kiện nhân khẩu học thực tế.
Hy vọng nhen nhóm
Với nội dung chính là xây dựng lộ trình đàm phán cho các cuộc thương lượng tiếp theo, trong hai ngày 29 và 30-7, đã diễn ra cuộc gặp trực tiếp đầu tiên trong vòng 3 năm qua giữa Pa-le-xtin và I-xra-en. Nhằm tạo không khí thân thiện, cuộc hội đàm đã diễn ra dưới hình thức một dạ tiệc Íp-ta kết thúc tháng Ra-ma-đan của người Hồi giáo tại nhà riêng của Ngoại trưởng G. Ke-ry ở Thủ đô Oa-sinh-tơn. Nhà thương thuyết Xa-ép Ê-rê-cát (Saeb Erekat) dẫn đầu phái đoàn Pa-le-xtin, còn phái đoàn đàm phán I-xra-en do Bộ trưởng Tư pháp, bà Díp-pi Líp-ni (Tzipi Livni) làm trưởng đoàn.
Ngoại trưởng Mỹ G. Ke-ry bổ nhiệm cựu Đại sứ Mỹ tại I-xra-en, ông Mác-tin In-dích (Martin Indyk) làm đặc phái viên của Mỹ đóng vai trò trung gian cho cuộc đàm phán. Phát biểu trước khi chính thức bước vào hội đàm, Ngoại trưởng G. Ke-ry, người chủ trì cuộc gặp đầu tiên, kêu gọi I-xra-en và Pa-le-xtin cùng có “những nhượng bộ hợp lý” hướng tới hòa bình. Đặc phái viên Mỹ Mác-tin In-đích tuyên bố sẽ nỗ lực hết mình nhằm đạt tới mục tiêu của chính quyền Tổng thống B. Ô-ba-ma là thiết lập hai nhà nước I-xra-en và Pa-le-xtin sống cạnh nhau trong hòa bình và an ninh.
Phát biểu trong ngày đàm phán thứ hai tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ, cả hai trưởng đoàn đàm phán đều nói về sự cần thiết phải giải quyết cuộc xung đột kéo dài nhiều thập niên qua giữa I-xra-en và Pa-le-xtin. Trưởng đoàn đàm phán Pa-le-xtin khẳng định đã tới lúc người Pa-le-xtin phải có một nhà nước độc lập của riêng mình, còn Trưởng đoàn đàm phán I-xra-en cho biết, tình hình hiện nay đã khác so với năm 2008, “thời cơ đã tạo ra và hy vọng hai bên sẽ không lãng phí thời gian".
Sau hai ngày đàm phán, các nhà thương thuyết I-xra-en và Pa-le-xtin đã đồng ý gặp lại trong vòng hai tuần tới và cố gắng đạt được một thỏa thuận hòa bình chung cuộc nội trong vòng 9 tháng. Hai bên đã đồng ý rằng, những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất, như vấn đề biên giới, người tỵ nạn và số phận của Giê-ru-xa-lem, có thể là những đề tài được mang ra thảo luận. Ông X. E-ra-cát, Trưởng đoàn thương thuyết Pa-le-xtin nói, ông “lấy làm hoan hỉ rằng tất cả các vấn đề về quy chế cuối cùng đang được mang ra bàn thảo và đã đến lúc người Pa-le-xtin được sống một cuộc sống có nhân phẩm, trong một đất nước của riêng họ, tự do và có chủ quyền.” Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Giên Pxa-ki (Jen Psaki) cho biết, hai bên đã đồng ý sẽ nói chuyện trực tiếp với nhau trong ít nhất 9 tháng, nhưng không có nghĩa là đặt ra một thời hạn và cuộc đàm phán sẽ không tự động ngưng lại sau 9 tháng.
Việc hai đoàn đàm phán I-xra-en và Pa-le-xtin gặp lại nhau sau ba năm được coi là một diễn biến đáng hy vọng. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích vẫn tỏ ra hoài nghi về tiến trình hòa bình tại Trung Đông vì cho đến nay “đàm phán” vẫn chỉ là “đàm phán” và chưa có nhiều hành động cụ thể được triển khai. Các nhà phân tích nhấn mạnh, cùng với sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế, một nền hòa bình bền vững tại Trung Đông chỉ có thể đạt được khi các bên liên quan gây dựng được sự tin tưởng lẫn nhau và cùng có những sự thỏa hiệp. Tuy nhiên, đạt được điều đó lại không dễ dàng khi lập trường của cả hai còn cách xa nhau.
Dư luận đang kỳ vọng vào những thành công của tiến trình hòa bình vừa được nối lại dưới sự trung gian của Mỹ. Với những ảnh hưởng mạnh mẽ tại khu vực, đặc biệt là quan hệ đồng minh thân cận với I-xra-en, dư luận hy vọng chính quyền Tổng thống B. Ô-ba-ma sẽ không dừng lại ở việc làm sống lại một thỏa thuận dường như đã chết mà sẽ có nhiều nỗ lực hơn để ổn định vùng đất gắn liền với lợi ích của nước Mỹ, trong đó, hòa bình giữa I-xra-en và Pa-le-xtin là vấn đề then chốt. Mới đây, Liên đoàn A-rập (AL) tuyên bố, 22 nước A-rập và 35 nước Hồi giáo sẽ công nhận hoàn toàn I-xra-en nếu nước này từ bỏ tất cả đất đai chiếm được trong cuộc chiến tranh năm 1967.
Nhóm "Bộ Tứ" bảo trợ cho tiến trình hòa bình Trung Đông, gồm Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nga, đã ra tuyên bố chung hoan nghênh việc I-xra-en và Pa-le-xtin nối lại đàm phán, trong đó nêu rõ "Bộ Tứ" đánh giá cao hành động của Tổng thống Pa-le-xtin Ma-mút Áp-bát và Thủ tướng I-xra-en Ben-gia-min Nê-ta-ni-a-hu quyết định nối lại đàm phán song phương vì lợi ích của hòa bình, ổn định trong vùng, cũng như lợi ích của người Pa-le-xtin và Do Thái. Nhóm "Bộ Tứ" khẳng định sẽ làm tất cả để ủng hộ hai bên đạt tới thỏa thuận về giải pháp hai nhà nước, nhằm thiết lập nền hòa bình lâu dài và bền vững tại khu vực này.
Như vậy, sau nhiều năm bế tắc, cơ hội cho nền hòa bình tại Trung Đông đã le lói những tia sáng hy vọng./.