Chiến dịch giải cứu con tin tại khu khai thác dầu hỏa
Tigantourine ngày18/01/2013 do quân đội Algeri tiến hành chìm trong biển
máu là chủ đề thời sự nóng hổi trên các trang báo Pháp cuối tuần.
Một mặt, các báo đều cố gắng giải thích tường tận từng chi tiết
chuyện gì đã xảy ra trong kế hoạch giải cứu con tin. Mặt khác, các báo
Pháp đều có chung nhận định cho rằng, vụ bắt giữ con tin tại Algeri có
liên quan trực tiếp đến quyết định can thiệp quân sự của Pháp vào Mali
từ một tuần nay.
Thế nhưng, nếu như đa số các nước thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu cho là như vậy, trong bài xã luận đề tựa « Sa mạc Sahel trông chờ châu Âu », báo Le Monde phân tích rằng, cuộc chiến Mali không còn là chuyện nội bộ giữa Pháp với các quốc gia Tây Phi như là một số quốc gia trong Liên Hiệp Châu Âu nhận định.
Theo tác giả, ít nhất có hai sai lầm không nên phạm phải trong thảm kịch con tin tại Algeri. Sau lầm thứ nhất là cho rằng vụ bắt giữ hàng trăm con tin tại khu khai thác khí đốt nằm ở phía nam Algeri là hậu quả trực tiếp của việc Pháp quyết định can thiệp quân sự vào Mali. Thực ra, nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan thực hiện vụ tấn công đến từ Libya. Chiến dịch này đã được dự trù từ rất lâu, trước khi quân đội Pháp gởi chiến đấu cơ đến Sahel.
Sai lầm thứ hai, tuy chỉ là thứ yếu, khi cho rằng trong một chừng mực nào đó, mạng lưới khủng bố Hồi giáo cực đoan bùng nổ, và đang làm rúng động cả vùng Sahel bao la, chính là do sự sụp đổ của chế độ độc tài Kadhafi tại Libya. Kadhafi bị diệt vong, khiến cho hàng trăm lính đánh thuê đến phục vụ chế độ phải bỏ chạy, đem theo với chúng những kho đạn dược to lớn.
Tác giả lưu ý rằng, phe Hồi giáo cực đoan Djihad không đợi đến lúc Kadhafi bị tiêu diệt mới trỗi dậy. Lực lượng này đã có mặt tại Sahel từ lâu. Dù cuộc nội chiến tại Algeri (1990-1999) đã trôi qua, nhưng nó đã để lại vết sẹo khó lành : Tộc người Touareg bị ruồng bỏ và rơi vào tình cảnh khốn khổ, sự bất lực của các chính phủ trong khu vực trong việc kiểm soát đường biên giới, bị các thế lực thực dân phân chia một cách khó hiểu.
Kết quả là hiện tượng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan – băng đảng, mà hoạt động chính là buôn lậu, buôn thuốc phiện, cướp bóc, bắt con tin, hãm hiếp và tấn công khủng bố đang hòa lẫn với yêu sách của phe Hồi giáo cực đoan Djihad nhằm biến một số quốc gia trong khu vực thành những tiểu quốc gia Ả Rập Hồi giáo cực đoan.
Tác giả cho rằng, thảm kịch của vụ bắt giữ con tin tại khu khai thác khí đốt In Amenas đang gióng lên hồi chuông báo động. Và xung đột tại Mali không còn là chuyện giữa Pháp với Mali, một trong những cựu thuộc địa của Paris tại Tây Phi. Nó cho thấy sự bất ổn đang lan rộng trên toàn khu vực Sahel, liên quan đến nhiều nước như Algeri, Niger, Burkina Faso, Cộng hòa Tchad, Guinea, Senegal và Mauritania.
Vấn đề là phải ngăn chặn sao cho xung đột trong khu vực không biến thành một « Somalia » hay một « Afghanistan ». Như vậy, điều này đòi hỏi nỗ lực của tất cả các quốc gia trong khu vực.
Theo tác giả, dĩ nhiên các quốc gia đó sẽ không đơn thương độc mã trên chiến trường, mà rất cần đến sự hỗ trợ quân sự, kinh tế và ngoại giao. Do đó, vấn đề này không chỉ thuộc châu Âu, khu vực bị liên đới trực tiếp, mà còn liên quan đến cả Hoa Kỳ và tất cả những quốc gia khác, như Trung Quốc chẳng hạn, có mối quan hệ với châu Phi, nhằm đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu đa dạng cho chính quốc gia đó.
Cuối cùng, bài xã luận kết luận rằng, hoặc châu Âu sát cánh cùng với Pháp giải quyết xung đột, hoặc châu Âu để cho các dự án của mình bị cát trên sa mạc nuốt chửng.
Kế hoạch bắt giữ con tin được chuẩn bị kỹ càng
Trở lại vụ bắt giữ con tin tại Algeri, báo Le Figaro có bài nhận định đó là « một chiến dịch khủng bố đã lên kế hoạch từ rất lâu ».
Một cựu quan chức ngành tình báo và an ninh giấu tên đã giải thích với tờ báo : « Rõ ràng chiến dịch này đã được chuẩn bị từ lâu. Các sự kiện tại Mali chỉ làm cho mọi việc tiến triển nhanh hơn nữa, thúc đẩy nhóm khủng bố phải hành động ngay ».
Nhiều cựu quan chức tình báo tại Algeri đều có chung kết luận là kế họach hành động này không thể nào được thiết lập một sớm một chiều, trừ phi có sự đồng lõa ngay trong lòng khu khai thác ở mọi cấp độ. Bởi vì, cơ sở sản xuất khí đốt này được các vệ tinh của Pháp và Mỹ giám sát chặt chẽ. Đồng thời, xung quanh khu vực này còn được quân đội Algeri bảo vệ nghiêm ngặt.
Như vậy, theo đánh giá của các quan chức trên, từ nhiều tháng nay, nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan đã sử dụng chiến thuật « tuần tự nhi tiến ». Nhóm này đã phái người đến cơ sở sản xuất khí đốt theo kiểu « nhỏ giọt » nhằm tránh sự chú ý của các trạm kiểm soát của quân đội.
Nhận định này được củng cố thêm theo lời thuật lại của nhiều nhân chứng thóat nạn. Theo họ, những tên khủng bố đó có vẻ như rất nắm rõ địa bàn, tổ chức hành động rất tốt và rất có phương pháp. Ngay khi kiểm soát được toàn bộ khu cơ sở, nhóm khủng bố đã cắt hệ thống sản xuất. Để qua mặt các trạm kiểm soát, chúng còn ngụy trang thành lính của chính phủ.
Giải cứu con tin đẫm máu, Paris khó xử trước Alger
Trong vụ giải cứu con tin tại cơ sở sản xuất khí đốt In Amenas, các báo Pháp nhận thấy rằng trong khi Hoa Kỳ, Anh có phần phản ứng rất gay gắt với chính quyền Algeri, thì Pháp lại im hơi lặng tiếng. Theo các báo Pháp, Algeri đang đặt nước Pháp vào một thế khó xử.
Liberation nhấn mạnh, chế độ Algeri đang « đặt nước Pháp trong thế rất khó xử». Tờ báo cho rằng « điện Elysée đang đỡ lưng cho Alger », bởi vì Paris « không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải vỗ tay hoan nghênh phương cách thực hiện của quân đội Algeri tại Tigantourine ». Tờ nhật báo thiên tả này còn tự hỏi rằng liệu « niềm tin mà ông Hollande gởi gắm trong một chế độ vốn nổi tiếng là nhập nhằng có đem lại hiệu quả hay không. Từ nhiều tuần nay, Tổng thống phải chống đỡ cho quân đội Algeri, để thực hiện bằng mọi giá quyết định đưa ra ».
Còn trong bài viết « Pháp đỡ lưng cho đồng minh Algeri », Le Monde cho rằng, vụ tấn công đó không chỉ đau thương và đẫm máu, nhưng đối với Paris, nó còn đem lại một « hiệu quả bất ngờ không trông đợi ». Bởi lẽ, từ nhiều tuần nay, chính phủ Pháp nỗ lực vận động sự ủng hộ của quốc tế vào Mali. « Chính phương thức chính quyền Alger sử dụng để tiêu diệt nhóm khủng bố đã củng cố thêm quyết định đưa quân của Pháp vào Mali ». Thảm kịch tại khu sản xuất khí đốt còn tạo ra cảm giác là Pháp và Algeri đang « chiến đấu chống lại cùng một kẻ thù ».
Kinh tế Trung Quốc hồi phục sau hai năm tăng trưởng èo uột
Về thời sự châu Á, báo Le Monde quan tâm đến tình hình kinh tế của Trung Quốc. Theo bài viết đề tựa « Trung Quốc đang khởi sắc trở lại, sau hai năm ủ ê », dù rằng, sự trì trệ đã được chặn lại, Trung Quốc khó có thể mà tìm lại được mức tăng trưởng như cách đây vài năm.
Theo con số chính thức do Văn phòng thống kê quốc gia thông báo hôm qua, thứ sáu 18/01/2013, tăng trưởng trong năm 2012 của Trung Quốc nằm ở mức 7,8%. Đây là mức thấp nhất kể từ 13 năm nay. Thế nhưng, nếu xét kỹ trong từng quý của năm qua, thì GDP (tổng sản phẩm nội địa) trong quý IV năm 2012 đã tăng trở lại ở mức 7,9%, so với mức 7,4% trong quý III.
Le Monde nhắc lại, trong bối cảnh tăng trưởng ì ạch, chính quyền Bắc Kinh đã đề ra một loạt các biện pháp để hỗ trợ tăng trưởng - mối bận tâm hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc - như : Hai lần liên tiếp hạ lãi suất chỉ đạo, thông qua một loạt các dự án phát triển cơ sở hạt tầng từ cấp trung ương cho đến địa phương.
Theo tờ báo, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế đang nhảy vọt trở lại. Chỉ số bán lẻ trong những tháng cuối năm tăng dần đều từ 14,5% trong tháng 10, lên 14,9% trong tháng 11 và 15,2% trong tháng 12. Lợi nhuận của các ngành công nghiệp cũng tăng, với mức tăng trưởng cao hơn mức 20% ngay từ tháng 10/2012. Trên phương diện ngoại thương, tờ báo cũng ghi nhận Trung Quốc vẫn giữ ngôi nhà xuất khẩu hàng đầu, dù rằng hiệu suất vẫn ở mức trung bình.
Tuy nhiên, Le Monde nhận thấy là các chuyên gia kinh tế có thái độ lạc quan rất dè chừng. Các vị này cho rằng, kinh tế hồi phục là chủ yếu nhờ vào tiêu thụ nội địa, trong khi tiêu thụ bên ngoài vẫn còn rất hạn chế. Theo họ, Trung Quốc cũng chỉ mới chặn lại được sự trì trệ, nhưng để tìm lại được mức tăng trưởng kỳ tích như cách đây vài năm thì vẫn còn khó.
Anh Quốc không được lợi gì nếu rời Liên Hiệp Châu Âu
Trước làn sóng phản đối châu Âu ngày càng lên cao tại Anh, dường như chính phủ Luân Đôn có vẻ muốn chiều theo ý công luận. Một dự định đang làm cho giới doanh nhân run sợ, theo đó, việc rút ra khỏi khối châu Âu hại nhiều hơn lợi. Về chủ đề này, Le Monde có bài phân tích đề tựa « Nước Anh sẽ không được lợi gì nếu ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu ».
Le Monde nhận xét, « hôn nhân » giữa Anh và Liên Hiệp Châu Âu là mối ràng buộc không tình yêu. Một sự kết hợp vụ lợi. Do đó, khi châu Âu đau ốm thi Anh muốn ra đi. Tuy nhiên, giới doanh nhân trong nước lên tiếng cảnh báo nếu như xảy ra kịch bản này, thì Anh quốc sẽ « mất » nhiều hơn là « được ».
Theo các chủ doanh nghiệp, ra khỏi châu Âu cũng đồng nghĩa với việc mất cửa vào « thị trường chung ». Châu Âu chiếm đến 48% kim ngạch xuất khẩu của đất nước, tương đương với lượng xuất khẩu vào khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).
Bên cạnh đó, Anh quốc còn được giới đầu tư Mỹ và châu Á xem như là bàn đạp để vào châu lục. Nếu Anh không còn là thành viên của khối thì nghiễm nhiên đất nước cũng mất đi vị trí đặc quyền với châu Âu. Hệ quả kéo theo là Anh sẽ mất nhà xưởng và mất cả việc làm.
Đó là chưa kể đến việc, mất tư cách thành viên, hàng hóa Anh muốn vào « thị trường chung » phải bị áp thuế quan. Để tránh việc này, Luân Đôn buộc phải đàm phán với Liên Hiệp Châu Âu để hưởng một quy chế riêng như trường hợp của Na Uy (thuộc khối kinh tế châu Âu) hay Thụy Sỹ (thành viên Hiệp hội tự do mậu dịch châu Âu). Thế nhưng, tờ báo cho rằng, từ khi làm mếch lòng các nước trong khối, nên Anh khó có thể bước vào bàn đàm phán ở thế thượng phong.
Nhưng có lẽ hồ sơ liên quan đến trung tâm giao dịch chứng khoán City mới là « vấn đề gai góc nhất ». Các giao dịch chứng khoán tại City chiếm đến 9% GDP của quốc gia. Đây chính là sàn chứng khoán đặc quyền để thực hiện các vụ trao đổi bằng đồng euro. Ra khỏi châu Âu cũng có nghĩa là mất luôn cả vị thế đặc quyền.
Để kết luận, Le Monde trích nhận xét của vị chuyên gia kinh tế Đức : « Hiếm khi nào một hội nhóm bị thu hẹp lại là một tin vui, bởi vì điều đó có thể gây ra một mối nguy hiểm chưa từng có ».
Thế nhưng, nếu như đa số các nước thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu cho là như vậy, trong bài xã luận đề tựa « Sa mạc Sahel trông chờ châu Âu », báo Le Monde phân tích rằng, cuộc chiến Mali không còn là chuyện nội bộ giữa Pháp với các quốc gia Tây Phi như là một số quốc gia trong Liên Hiệp Châu Âu nhận định.
Theo tác giả, ít nhất có hai sai lầm không nên phạm phải trong thảm kịch con tin tại Algeri. Sau lầm thứ nhất là cho rằng vụ bắt giữ hàng trăm con tin tại khu khai thác khí đốt nằm ở phía nam Algeri là hậu quả trực tiếp của việc Pháp quyết định can thiệp quân sự vào Mali. Thực ra, nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan thực hiện vụ tấn công đến từ Libya. Chiến dịch này đã được dự trù từ rất lâu, trước khi quân đội Pháp gởi chiến đấu cơ đến Sahel.
Sai lầm thứ hai, tuy chỉ là thứ yếu, khi cho rằng trong một chừng mực nào đó, mạng lưới khủng bố Hồi giáo cực đoan bùng nổ, và đang làm rúng động cả vùng Sahel bao la, chính là do sự sụp đổ của chế độ độc tài Kadhafi tại Libya. Kadhafi bị diệt vong, khiến cho hàng trăm lính đánh thuê đến phục vụ chế độ phải bỏ chạy, đem theo với chúng những kho đạn dược to lớn.
Tác giả lưu ý rằng, phe Hồi giáo cực đoan Djihad không đợi đến lúc Kadhafi bị tiêu diệt mới trỗi dậy. Lực lượng này đã có mặt tại Sahel từ lâu. Dù cuộc nội chiến tại Algeri (1990-1999) đã trôi qua, nhưng nó đã để lại vết sẹo khó lành : Tộc người Touareg bị ruồng bỏ và rơi vào tình cảnh khốn khổ, sự bất lực của các chính phủ trong khu vực trong việc kiểm soát đường biên giới, bị các thế lực thực dân phân chia một cách khó hiểu.
Kết quả là hiện tượng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan – băng đảng, mà hoạt động chính là buôn lậu, buôn thuốc phiện, cướp bóc, bắt con tin, hãm hiếp và tấn công khủng bố đang hòa lẫn với yêu sách của phe Hồi giáo cực đoan Djihad nhằm biến một số quốc gia trong khu vực thành những tiểu quốc gia Ả Rập Hồi giáo cực đoan.
Tác giả cho rằng, thảm kịch của vụ bắt giữ con tin tại khu khai thác khí đốt In Amenas đang gióng lên hồi chuông báo động. Và xung đột tại Mali không còn là chuyện giữa Pháp với Mali, một trong những cựu thuộc địa của Paris tại Tây Phi. Nó cho thấy sự bất ổn đang lan rộng trên toàn khu vực Sahel, liên quan đến nhiều nước như Algeri, Niger, Burkina Faso, Cộng hòa Tchad, Guinea, Senegal và Mauritania.
Vấn đề là phải ngăn chặn sao cho xung đột trong khu vực không biến thành một « Somalia » hay một « Afghanistan ». Như vậy, điều này đòi hỏi nỗ lực của tất cả các quốc gia trong khu vực.
Theo tác giả, dĩ nhiên các quốc gia đó sẽ không đơn thương độc mã trên chiến trường, mà rất cần đến sự hỗ trợ quân sự, kinh tế và ngoại giao. Do đó, vấn đề này không chỉ thuộc châu Âu, khu vực bị liên đới trực tiếp, mà còn liên quan đến cả Hoa Kỳ và tất cả những quốc gia khác, như Trung Quốc chẳng hạn, có mối quan hệ với châu Phi, nhằm đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu đa dạng cho chính quốc gia đó.
Cuối cùng, bài xã luận kết luận rằng, hoặc châu Âu sát cánh cùng với Pháp giải quyết xung đột, hoặc châu Âu để cho các dự án của mình bị cát trên sa mạc nuốt chửng.
Kế hoạch bắt giữ con tin được chuẩn bị kỹ càng
Trở lại vụ bắt giữ con tin tại Algeri, báo Le Figaro có bài nhận định đó là « một chiến dịch khủng bố đã lên kế hoạch từ rất lâu ».
Một cựu quan chức ngành tình báo và an ninh giấu tên đã giải thích với tờ báo : « Rõ ràng chiến dịch này đã được chuẩn bị từ lâu. Các sự kiện tại Mali chỉ làm cho mọi việc tiến triển nhanh hơn nữa, thúc đẩy nhóm khủng bố phải hành động ngay ».
Nhiều cựu quan chức tình báo tại Algeri đều có chung kết luận là kế họach hành động này không thể nào được thiết lập một sớm một chiều, trừ phi có sự đồng lõa ngay trong lòng khu khai thác ở mọi cấp độ. Bởi vì, cơ sở sản xuất khí đốt này được các vệ tinh của Pháp và Mỹ giám sát chặt chẽ. Đồng thời, xung quanh khu vực này còn được quân đội Algeri bảo vệ nghiêm ngặt.
Như vậy, theo đánh giá của các quan chức trên, từ nhiều tháng nay, nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan đã sử dụng chiến thuật « tuần tự nhi tiến ». Nhóm này đã phái người đến cơ sở sản xuất khí đốt theo kiểu « nhỏ giọt » nhằm tránh sự chú ý của các trạm kiểm soát của quân đội.
Nhận định này được củng cố thêm theo lời thuật lại của nhiều nhân chứng thóat nạn. Theo họ, những tên khủng bố đó có vẻ như rất nắm rõ địa bàn, tổ chức hành động rất tốt và rất có phương pháp. Ngay khi kiểm soát được toàn bộ khu cơ sở, nhóm khủng bố đã cắt hệ thống sản xuất. Để qua mặt các trạm kiểm soát, chúng còn ngụy trang thành lính của chính phủ.
Giải cứu con tin đẫm máu, Paris khó xử trước Alger
Trong vụ giải cứu con tin tại cơ sở sản xuất khí đốt In Amenas, các báo Pháp nhận thấy rằng trong khi Hoa Kỳ, Anh có phần phản ứng rất gay gắt với chính quyền Algeri, thì Pháp lại im hơi lặng tiếng. Theo các báo Pháp, Algeri đang đặt nước Pháp vào một thế khó xử.
Liberation nhấn mạnh, chế độ Algeri đang « đặt nước Pháp trong thế rất khó xử». Tờ báo cho rằng « điện Elysée đang đỡ lưng cho Alger », bởi vì Paris « không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải vỗ tay hoan nghênh phương cách thực hiện của quân đội Algeri tại Tigantourine ». Tờ nhật báo thiên tả này còn tự hỏi rằng liệu « niềm tin mà ông Hollande gởi gắm trong một chế độ vốn nổi tiếng là nhập nhằng có đem lại hiệu quả hay không. Từ nhiều tuần nay, Tổng thống phải chống đỡ cho quân đội Algeri, để thực hiện bằng mọi giá quyết định đưa ra ».
Còn trong bài viết « Pháp đỡ lưng cho đồng minh Algeri », Le Monde cho rằng, vụ tấn công đó không chỉ đau thương và đẫm máu, nhưng đối với Paris, nó còn đem lại một « hiệu quả bất ngờ không trông đợi ». Bởi lẽ, từ nhiều tuần nay, chính phủ Pháp nỗ lực vận động sự ủng hộ của quốc tế vào Mali. « Chính phương thức chính quyền Alger sử dụng để tiêu diệt nhóm khủng bố đã củng cố thêm quyết định đưa quân của Pháp vào Mali ». Thảm kịch tại khu sản xuất khí đốt còn tạo ra cảm giác là Pháp và Algeri đang « chiến đấu chống lại cùng một kẻ thù ».
Kinh tế Trung Quốc hồi phục sau hai năm tăng trưởng èo uột
Về thời sự châu Á, báo Le Monde quan tâm đến tình hình kinh tế của Trung Quốc. Theo bài viết đề tựa « Trung Quốc đang khởi sắc trở lại, sau hai năm ủ ê », dù rằng, sự trì trệ đã được chặn lại, Trung Quốc khó có thể mà tìm lại được mức tăng trưởng như cách đây vài năm.
Theo con số chính thức do Văn phòng thống kê quốc gia thông báo hôm qua, thứ sáu 18/01/2013, tăng trưởng trong năm 2012 của Trung Quốc nằm ở mức 7,8%. Đây là mức thấp nhất kể từ 13 năm nay. Thế nhưng, nếu xét kỹ trong từng quý của năm qua, thì GDP (tổng sản phẩm nội địa) trong quý IV năm 2012 đã tăng trở lại ở mức 7,9%, so với mức 7,4% trong quý III.
Le Monde nhắc lại, trong bối cảnh tăng trưởng ì ạch, chính quyền Bắc Kinh đã đề ra một loạt các biện pháp để hỗ trợ tăng trưởng - mối bận tâm hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc - như : Hai lần liên tiếp hạ lãi suất chỉ đạo, thông qua một loạt các dự án phát triển cơ sở hạt tầng từ cấp trung ương cho đến địa phương.
Theo tờ báo, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế đang nhảy vọt trở lại. Chỉ số bán lẻ trong những tháng cuối năm tăng dần đều từ 14,5% trong tháng 10, lên 14,9% trong tháng 11 và 15,2% trong tháng 12. Lợi nhuận của các ngành công nghiệp cũng tăng, với mức tăng trưởng cao hơn mức 20% ngay từ tháng 10/2012. Trên phương diện ngoại thương, tờ báo cũng ghi nhận Trung Quốc vẫn giữ ngôi nhà xuất khẩu hàng đầu, dù rằng hiệu suất vẫn ở mức trung bình.
Tuy nhiên, Le Monde nhận thấy là các chuyên gia kinh tế có thái độ lạc quan rất dè chừng. Các vị này cho rằng, kinh tế hồi phục là chủ yếu nhờ vào tiêu thụ nội địa, trong khi tiêu thụ bên ngoài vẫn còn rất hạn chế. Theo họ, Trung Quốc cũng chỉ mới chặn lại được sự trì trệ, nhưng để tìm lại được mức tăng trưởng kỳ tích như cách đây vài năm thì vẫn còn khó.
Anh Quốc không được lợi gì nếu rời Liên Hiệp Châu Âu
Trước làn sóng phản đối châu Âu ngày càng lên cao tại Anh, dường như chính phủ Luân Đôn có vẻ muốn chiều theo ý công luận. Một dự định đang làm cho giới doanh nhân run sợ, theo đó, việc rút ra khỏi khối châu Âu hại nhiều hơn lợi. Về chủ đề này, Le Monde có bài phân tích đề tựa « Nước Anh sẽ không được lợi gì nếu ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu ».
Le Monde nhận xét, « hôn nhân » giữa Anh và Liên Hiệp Châu Âu là mối ràng buộc không tình yêu. Một sự kết hợp vụ lợi. Do đó, khi châu Âu đau ốm thi Anh muốn ra đi. Tuy nhiên, giới doanh nhân trong nước lên tiếng cảnh báo nếu như xảy ra kịch bản này, thì Anh quốc sẽ « mất » nhiều hơn là « được ».
Theo các chủ doanh nghiệp, ra khỏi châu Âu cũng đồng nghĩa với việc mất cửa vào « thị trường chung ». Châu Âu chiếm đến 48% kim ngạch xuất khẩu của đất nước, tương đương với lượng xuất khẩu vào khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).
Bên cạnh đó, Anh quốc còn được giới đầu tư Mỹ và châu Á xem như là bàn đạp để vào châu lục. Nếu Anh không còn là thành viên của khối thì nghiễm nhiên đất nước cũng mất đi vị trí đặc quyền với châu Âu. Hệ quả kéo theo là Anh sẽ mất nhà xưởng và mất cả việc làm.
Đó là chưa kể đến việc, mất tư cách thành viên, hàng hóa Anh muốn vào « thị trường chung » phải bị áp thuế quan. Để tránh việc này, Luân Đôn buộc phải đàm phán với Liên Hiệp Châu Âu để hưởng một quy chế riêng như trường hợp của Na Uy (thuộc khối kinh tế châu Âu) hay Thụy Sỹ (thành viên Hiệp hội tự do mậu dịch châu Âu). Thế nhưng, tờ báo cho rằng, từ khi làm mếch lòng các nước trong khối, nên Anh khó có thể bước vào bàn đàm phán ở thế thượng phong.
Nhưng có lẽ hồ sơ liên quan đến trung tâm giao dịch chứng khoán City mới là « vấn đề gai góc nhất ». Các giao dịch chứng khoán tại City chiếm đến 9% GDP của quốc gia. Đây chính là sàn chứng khoán đặc quyền để thực hiện các vụ trao đổi bằng đồng euro. Ra khỏi châu Âu cũng có nghĩa là mất luôn cả vị thế đặc quyền.
Để kết luận, Le Monde trích nhận xét của vị chuyên gia kinh tế Đức : « Hiếm khi nào một hội nhóm bị thu hẹp lại là một tin vui, bởi vì điều đó có thể gây ra một mối nguy hiểm chưa từng có ».