Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

55.Biến đổi khí hậu: Vật lý và chính trị Hoa Kì

Thay đổi luôn diễn tiến một cách chậm chạp, ngay cả khi mọi người đã nghiêm chỉnh xác nhận đang đối diện với vấn đề. Lý do: trong một xứ sở rộng lớn như Hoa Kỳ, công luận thường được định hình theo những dòng chảy âm ĩ.
Thay đổi, do định nghĩa,  luôn đòi hỏi phải đối đầu với các quyền lợi hùng mạnh đã bám trụ trong xã hội; và các dòng chảy công luận phải mất nhiều thập kỷ mới có thể xói mòn nền tảng các thành trì bảo vệ quyền lợi các tầng lớp đặc quyền đặc lợi.
Chẳng hạn, hãy nhìn xem “vấn đề trường học của chúng ta” (“the problem of our schools”). Các bạn không cần phải quan tâm giáo dục ở Hoa Kỳ đang gặp vấn đề gì, hay liệu buộc mỗi học sinh dành các năm học để điền vào các bài trắc nghiệm chuẩn ngõ hầu  tự giải quyết. Chỉ cần quan tâm đến vấn đề thời gian: Phải mất bao lâu…
Năm 1983, sau vài năm dò dẫm suy xét, Ủy Hội Carnegie đã xuất bản tác phẩm “Một Quốc Gia Đang Lâm Nguy” — “A Nation at Risk,” nhấn mạnh một “đợt sóng tầm thường đang dâng lên”(rising tide of mediocrity) đe dọa các trường học.
Các quỹ tài trợ nghiên cứu và tầng lớp giàu có đã bắt tay hành động, và trong ba thập kỷ liên tiếp người Mỹ đã áp dụng một chuổi sửa sai và cải cách. Họ đã đưa ra nhiều chương trình, Tranh Đua Lên Đỉnh Cao (Race to the Top), Giáo Dục Hoa Kỳ (Teach for America), và Hiến Chương (charters), và Chứng Chỉ (vouchers)…người Mỹ vẫn loay hoay chỉnh đốn giáo dục, nhiều thế hệ sinh viên về sau…
Ngay cả khi phải đối diện với các vấn đề thực tế không thể chối cãi, chẳng hạn kỳ thị đối với người đồng tính, người ta vẫn có thể biện minh: thay đổi tiệm tiến mới là thực sự lựa chọn tốt nhất. Nếu một Tối Cao Pháp Viện với khuynh hướng tự do thần thoại hoang đường nào đó trong năm 1990 đã tuyên bố hôn nhân đồng tính đã là luật pháp của Hoa Kỳ, phản ứng trái ngược có thể rất nhanh chóng và khắt khe. Chắc chắn có nhiều người đã đưa ra luận cứ cần phải hành động từ tiểu bang nầy qua tiểu bang khác (bắt đầu với các tiểu bang nhỏ bé, cởi mở phóng khoáng hơn như Vermont), cuối cùng sẽ đưa đến kết quả hạnh phúc và vững chắc, hơn là đợi đến khi văn hóa đã thay đổi và nhiều thế hệ trẻ đã trưởng thành.
Điều đó không có nghĩa không có hàng triệu người đã phải chịu hậu quả đau đớn. Chắc chắn là có. Nhưng xã hội Hoa Kỳ được xây dựng để biến chuyển chậm chạp. Các định chế của con người có khuynh hướng vận hành tốt hơn sau khi đã có nhiều năm hay nhiều thập kỷ để dần dà điều chỉnh hướng đi, một khi thời gian đã làm dịu bớt các xung đột giữa người nầy và người kia.
Và đó cũng luôn là điều khó khăn đối với vấn nạn “biến đổi khí hậu” — vấn đề lớn lao nhất chúng ta đang  phải đối diện. Đó không phải là một vấn đề bất thần, như cải cách giáo dục, hay phá thai, hay hôn nhân đồng tính, giữa các nhóm xung đột với những ý kiến xung đột. Nó đã không thể khác nhiều hơn ở một cấp độ căn bản.
Chúng ta đang nói tới một trận chiến giữa con người và vật lý. Và vật lý hoàn toàn không chút quan tâm đến các thời khắc biểu của con người. Vật lý không chút quan tâm nếu hành động vội vã sẽ ảnh hưởng đến giá hơi đốt, hay gây tai hại cho kỹ nghệ than đá. Vật lý không quan tâm liệu áp đặt một mức giá lên “carbon” có thể làm chậm tỉ suất tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, hay hoạt động nông doanh sẽ giảm bớt lợi nhuận.
Vật lý sẽ không hiểu: tác động nhanh chóng lên thay đổi khí hậu sẽ đe dọa ngành kinh doanh hữu lợi nhất trên hành tinh  —  kỹ nghệ nhiên liệu hóa thạch. Vật lý luôn khắt khe nghiệt ngã. Vật lý lấy “carbon dioxide” do con người sản xuất và biến nó thành hơi nóng  —  có nghĩa,  làm tan băng tuyết và nâng cao mực nước biển, và gây ra bảo tố. Và không giống  các vấn đề khác, bạn làm càng ít, tình hình càng tệ hại hơn. Nếu bạn không làm gì hết, chẳng bao lâu bạn sẽ gặt hái ác mộng.
Chúng ta có thể trì hoản cải cách y tế một thập kỷ, và phí tổn có thể kinh khủng — tất cả nổi khổ đau không được săn sóc trong mười năm. Nhưng khi quay trở lại, vấn đề có thể không mấy thay đổi về kích cỡ.
Với thay đổi khí hậu, trừ phi hành động sớm sủa đáp ứng thời khắc biểu của vật lý, ngược lại sẽ không có nhiều lý do để hành động.
Trừ phi bạn hiểu được những đặc điểm độc đáo vừa nói,  bạn chẳng hiểu được biến đổi khí hậu — và cũng không có gì rõ ràng là T T Obama đã hiểu được những khác biệt vừa nói.
Chính vì lẽ đó, chính quyền Obama đôi khi đã tỏ ra bức xúc vì đã không được dư luận công nhận những nổ lực giải quyết vấn đề trong nhiệm kỳ đầu. Biện pháp họ thường đơn cử là gia-tăng-số-dặm-trung-bình-đối-với-xe-hơi (increase in average mileage for automobiles), lần lượt sẽ có hiệu lực trong thập kỷ tới.
Đó chính là sự biến thể hay dần dà thay đổi người dân và các chính trị gia ưa thích. Chúng ta lẽ ra đã nên và đã phải chấp nhận thực tế đó từ lâu, nếu không vì sự thách thức của các thế lực của Detroit và các nghiệp đoàn, buộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đã quyết định trì hoản.
Nhưng đây mới là điều ghê gớm: đó không còn là một biện pháp có thể tác động đến vật lý. Xét cho cùng, vật lý không đùa giởn hay thương nghị. Trong khi chúng ta đang thảo luận liệu biến đổi khí hậu có phải là một đề tài cần được đưa ra tranh luận trong cuộc vận động bầu cử tổng thống vừa qua, biến đổi khí hậu tự nó đã làm tan băng tuyết ở Bắc Cực. Nếu muốn làm chậm quá trình nầy, chúng ta đã cần phải cắt giảm khí thải toàn cầu với một tỉ suất ấn tượng, có lẽ tới 5% mỗi năm, mới có  thể đem lại đôi chút khác biệt.
Obama không có lỗi gì khi điều nầy đã không xẩy ra. Ông ta không thể buộc nó phải xẩy ra. Thử xét xem T T Franklin Delano Roosevelt trong thế kỷ trước đã đối đầu với một kẻ thù ghê gớm, Adolf Hitler (tương đương với biến đổi khí hậu trong ý nghĩa một Hitler điên rồ). Ngay cả khi quân đội Đức Quốc Xã đã tràn vào Âu châu, FDR vẫn chưa thể huy động Hoa Kỳ tham chiến.
Chúng ta cũng đã nhận thấy thời đó cũng có một số người với thái độ không mấy khác với những người từ chối công nhận hiện tượng biến đổi khí hậu hiện nay — những người đã lớn tiếng biện minh Hitler không phải là một đe dọa đối với Hoa Kỳ. Thật vậy, không có sự khác biệt giữa hai nhóm ở đây. Cả hai đều điên. Thực vậy, một số trong hàng ngũ nầy cũng chính là những định chế,  như  Phòng Thương Mãi Hoa Kỳ chẳng hạn, lúc đó đã kịch liệt chống đối Lend-Lease (Cho Vay-Cho Thuê).
Vì vậy, Roosevelt đã phải làm tất cả những gì trong quyền hạn của ông. Và rồi Pearl Harbor đã đem lại thời cơ cho ông. Roosevelt đã làm tất cả những gì trong phạm vi quyền hạn —  quyết định buộc các công ty sản xuất xe hơi ngưng hoạt động và dồn toàn bộ khả năng vào  sản xuất xe tăng và phi cơ chiến đấu.
Riêng đối với Obama, đối diện với một Quốc Hội luôn bị kỹ nghệ nhiên liệu hóa thạch chi phối, một cách tiếp cận thực tế là tuyệt đối phải làm tất cả những gì có thể trong quyền hạn của mình — chẳng hạn, các quy luật mới của Cơ Quan Bảo Vệ  Môi Trường (new Environmental Protection Agency — EPA — regulations). Và đã hẳn, ông ta cũng cần phải từ chối cấp giấy phép xúc tiến tuyến đường ống Keystone XL tar sands pipeline —  một việc làm không đòi hỏi sự cho phép của John Boehner hay toàn bộ Hạ Viện.
Tuy nhiên, cho đến nay, Obama cũng không mấy ưa thích các biện pháp vừa nói. Chẳng hạn, Tòa Bạch Ốc đã bác bỏ các quy luật mạnh mẽ đối với “ozone” và “smog” của EPA, và trong năm 2012, đã cho phép khai thác dầu ở Bắc Cực, cùng lúc đã bán nhiều khu đất rộng lớn trong vùng Vịnh Powder River Basin ở Wyoming cho các kỹ nghệ than đá.
Bộ Ngoại Giao cũng đã làm hỏng các cuộc thương thảo về biến đổi khí hậu toàn cầu. Thực vậy, trong lịch sử Hoa Kỳ, không ai có thể tìm thấy một thất bại ngoại giao quan trọng hơn hội nghị thượng đỉnh Copenhagen.
Và ngày nay Hoa Thịnh Đốn cũng đang rộn rã với lời đồn Obama sẽ chấp thuận xúc tiến dự án ống dẫn dầu Keystone, có khả năng chuyển vận lối 900.000 thùng dầu mỗi ngày, loại dầu thô dơ bẩn nhất. Và đó cũng tương đương với số nhiên liệu có thể tiết kiệm được với quy luật mới về số-dặm-trung-bình-của-xe-hơi-tính-theo-đơn-vị-một-gallon-xăng (new mileage regulations).
Nếu Obama nghiêm chỉnh,  tổng thống cũng đã có thể làm được nhiều việc quan trọng hơn. Ông ta đang tìm kiếm một thời cơ như Pearl Harbor. Ai cũng biết, Obama đã có cơ hội trong năm 2012: năm thời tiết oi bức nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, hạn hán khắc nghiệt nhất trong đời ông, đã làm tan băng tuyết ở Bắc Cực, nghiêm trọng đến trình độ khoa học gia hàng đầu của chính quyền liên bang đã phải tuyên bố “tình trạng khẩn cấp toàn cầu” (planetary emergency).
Trong thực tế, Obama hình như cũng chẳng mấy quan tâm đến các hiện tượng vừa nói, vận động tái cử tương tự như từ một bong bóng được điều hòa  không khí, ngay cả khi số đông quần chúng chào đón ông bên ngoài đang ngất xỉu vì oi bức. Trong suốt mùa vận động tái cử 2012, Obama luôn tuyên bố ông ưa thích chính sách năng lượng trên đây, một chính sách xem dầu lửa và hơi đốt thiên nhiên cũng đạo đức không kém mặt trời và gió.
Chỉ vào cuối mùa vận động bầu cử, khi được Hurricane Sandy dâng hiến một cơ hội chính trị, Obama cũng đã ám chỉ sẽ nắm lấy cơ hội — sau hậu trường các tay chân của ông đã cho phóng viên báo chí biết: biến đổi khí hậu nay có thể sẽ là một trong ba ưu  tiên hàng đầu của ông (hay có thể, hậu-Newtown, bốn ưu tiên hàng đầu) trong nhiệm kỳ hai. Đó mới là một bắt đầu, nhưng vẫn còn xa với quyết định thuyết phục các công ty xe hơi tái trang bị nhà máy và dụng cụ để bắt đầu sản xuất các máy turbines chạy bằng sức gió.
Trong mọi trường hợp, ông ta cũng đã nhắc lại khi có cơ hội đầu tiên. Trong cuộc họp báo hậu bầu cử, Obama đã công nhận biến đổi khí hậu là có thực, vì vậy, đánh dấu sự đồng ý của ông với T T George H.W. Bush trong năm 2008.  Quan tâm với các thế hệ tương lai, tổng thống cũng  đồng ý chúng ta cần “làm nhiều hơn.” Nhưng ông cũng đã nói thêm, đáp ứng với biến đổi khí hậu có thể dính líu đến “những lựa chọn chính trị khó khăn.” Thực vậy, hình như rất khó, như lời ông sau đây:
Tôi nghĩ dân Mỹ hiện nay đã rất chú tâm, và sẽ tiếp tục chú tâm vào nền kinh tế và việc làm và tăng trưởng, đến độ nếu thông điệp gửi đi một cách nào đó chứng tỏ chúng ta sẽ không lưu ý đến việc làm và tăng trưởng mà chỉ đơn thuần đối phó với biến đổi khí hậu, tôi không nghĩ bất cứ ai cũng sẽ ưa  thích. Tôi sẽ không chọn lựa điều đó.”[1]
Điều đó cũng  tương tự như thủ tướng Anh Winston Churchill trong Đệ Nhị Thế Chiến đã tuyên bố, “tôi không có gì để đem lại cho nhân dân Anh Quốc, ngoại trừ máu,  nhọc nhằn, nước mắt, và mồ hôi. Và Thượng Đế biết rõ, kết quả thăm dò dân ý như thế sẽ rất  xấu, vì vậy, hãy quên nó đi.”[2]
Tổng Thống phải được thúc đẩy phải làm tất cả những gì có thể và nhiều hơn nữa. Vì vậy hàng nghìn người đã xuống đường kéo đến Washington D.C. vào dịp Ngày Lễ Tổng Thống cuối tuần, như một cuộc biểu tình về môi trường lớn nhất trong nhiều năm nay.
Tuy nhiên, cũng có một khả dĩ khác chúng ta cần quan tâm: có lẽ tổng thống đơn thuần không đủ khả năng làm nhiệm vụ đó, và chúng ta sẽ phải làm thay cho tổng thống, một cách tốt nhất có thể.
Nếu tổng thống không muốn đối đầu với kỹ nghệ nhiên liệu hóa thạch, chúng ta sẽ làm thay ông. Chính vì vậy, trên 192  trường đại học trong toàn quốc, các phong trào giải tư năng động hiện đang nhấn mạnh sự kiện: kỹ nghệ nhiên liệu hóa thạch đang đe dọa tương lai của chúng ta.
Nếu tổng thống không dùng địa vị một siêu cường để thúc đẩy các cuộc thương thảo quốc tế về biến đổi khí hậu, chúng ta sẽ tự mình ra sức làm thay. Chính vì vậy, những người trẻ từ 190 quốc gia sẽ tập hợp ở Istanbul vào tháng 6 tới trong một nổ lực gây sức ép lên Liên Hợp Quốc, đòi hỏi phải hành động. Nếu tổng thống không chịu nghe theo các khoa học gia — giống như 20 chuyên gia về khí hậu đã cho ông biết tuyến ống dẫn dầu Keystone là một sai lầm — lúc đó các nhà khoa học hàng đầu sẽ cho Tổng Thống biết họ đã sẵn sàng chịu bị cầm tù để tỏ rõ lập trường.
Quần chúng Hoa Kỳ, trong phong trào biến đổi khí hậu đại chúng ngày một lớn mạnh,  sẽ ra sức làm việc nhanh chóng theo phương cách hiểu biết của họ. Rất có thể nếu quần chúng nhanh chóng hành động,  ngay cả tổng thống rất kiên nhẫn của họ, cũng sẽ bị cuốn hút theo. Nhưng nhân loại sẽ không thể chờ đợi tổng thống Hoa Kỳ. Họ thực sự không thể.
Nguyễn Trường
Irvine, California, U.S.A.
12-4-2012

[1] …I think the American people right now have been so focused, and will continue to be focused on our economy and jobs and growth, that if the message is somehow we’re going to ignore jobs and growth simply to address climate change, I don’t think anybody is going to go for that. I won’t go for that.
[2]  I have nothing to offer except blood, toil, tears, and sweat. And God knows that polls badly, so just forget about it.