Hình: AFP
Tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông luôn đứng đầu bảng với tư
cách là nguồn gốc gây bất ổn định ở Đông Nam Á. Quần đảo Trường Sa, với
khoảng hơn 40 đảo và bãi đá lớn nhỏ, là nơi tranh chấp giữa Malaysia,
Philippines, Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia và Brunei, trong
đó chủ chốt nhất là 5 nước đầu tiên.
Mặc dù các bên đều mong muốn giải quyết vấn đề một cách hòa bình, bạo
lực quân sự đã từng được sử dụng và có thể sẽ còn được sử dụng nữa, với
nhiều khả năng gây ra những hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Ngày nay,
các bên đều có lợi từ sự ổn định trong khu vực và điều này khiến cho triển vọng xảy ra xung đột quân sự có vẻ thấp, nhưng tiềm năng xảy ra xung đột quân sự thì vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể ngày một lớn.
Kinh tế chính trị của Biển Đông
Những hòn đảo và bãi đá trên Trường Sa đều thuộc loại rất nhỏ, nhiều
bãi đá lúc chìm lúc nổi theo sự lên xuống trong ngày của mực nước biển.
Những hòn đảo và bãi đá này đều nằm rất xa đất liền và dân thường không
thể sinh sống ở đó được. Vậy cái gì làm cho chúng trở nên hấp dẫn đến
vậy? Học giả Joshua P. Rowan thuộc Khoa Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến
lược, Đại học Southwest Missouri State University, cho rằng có 3 lý do
quan trọng ngoài cá và san hô:
Thứ nhất là mở rộng biên giới quốc gia và vùng đặc quyền kinh tế: Tất
cả các nước đang tranh chấp trong vùng Trường Sa đều đã ký vào Công ước
quốc tế về Luật biển. Nó quy định mỗi nước có quyền mở rộng biên giới
lãnh thổ của mình tới 12 hải lý ra biển. Ngoài ra mỗi nước còn có được
sở hữu Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) vượt khỏi phạm vi lãnh thổ tới 200
hải lý. Như vậy, sở hữu được các hòn đảo ở Trường Sa sẽ giúp các nước mở
rộng vùng lãnh thổ và vùng đặc quyền kinh tế của mình. Tuy nhiên, công
ước này quy định rằng không thể dùng các bãi đá để xác định biên giới và
vùng đặc quyền kinh tế. Các bãi đá, theo định nghĩa, là những nơi con
người không thể sống và thực hiện các hoạt động kinh tế. Một số nước như
Trung Quốc đã khai thác vấn đề này và tìm cách biến các bãi đá nửa chìm
nửa nổi thành những nơi con người có thể sinh sống bằng cách âm thầm
vận chuyển đất đá – vật liệu xây dựng từ đất liền ra xây dựng các công
trình kiên cố trên biển.
Thứ hai là dầu mỏ và khí đốt: Vùng đặc quyền kinh tế sẽ không có
nhiều ý nghĩa cho lắm nếu nó thuộc vùng biển nghèo tài nguyên. Điều đáng
mừng (hay đáng lo?) là Biển Đông là một vùng biển có dầu mỏ và khí đốt.
Nhiều nguồn tin, đặc biệt là từ Trung Quốc, cho rằng trữ lượng dầu mỏ
trong vùng Trường Sa lên tới 105 tỉ thùng và nếu tính cả vùng Biển Đông
thì lên tới 213 tỉ thùng. Tuy nhiên, ước lượng của Bộ Năng lượng Mỹ cho
rằng trữ lượng dầu mỏ của toàn bộ vùng Biển Đông chỉ vào khoảng 7 tỉ
thùng mà thôi, rất thấp so với một số vùng biển khác trên thế giới (xem
Bảng Một). Trung Quốc cũng ước lượng có khoảng 2000 ngàn tỉ cubic feet
khí đốt dưới lòng Biển Đông trong khi Bộ Năng lượng Mỹ ước tính chỉ
khoảng 150,3 ngàn tỉ cubic feet. Có vẻ như người Trung Quốc trong cơn
khát năng lượng đã có cái nhìn quá lạc quan về tài nguyên dầu mỏ trên
Biển Đông.
DẦU MỎ Ở BIỂN ĐÔNG SO VỚI CÁC KHU VỰC KHÁC TRÊN THẾ GIỚI
|
Trữ Lượng Dầu Mỏ Đo Được (Tỉ Barrels) |
Trữ Lượng Khí Đốt Đo Được (Ngàn Tỉ Cubic Feet) |
Mức Độ Khai Thác Dầu Mỏ (Triệu Barrels/Ngày) |
Mức Độ Khai Thác Khí Đốt (Ngàn Tỉ Cubic Feet /Năm) |
Vùng biển Caspian |
17.2-32.8 |
232 |
1.6 |
4.5 |
Vùng biển Bắc |
13.8 |
178.7 |
6.4 |
9.4 |
Vùng Vịnh |
674.0 |
1,923.0 |
19.3 |
8.0 |
Biển Đông |
(ước tính) 7.0 |
(ước tính) 150.3 |
2.2 |
3.2 |
Số liệu về dầu mỏ của năm 2003 và khí đốt của năm 2002.
Nguồn: Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ
Thứ ba là kinh tế chính trị: Kiểm soát Biển Đông cũng đồng thời có nghĩa là kiểm soát tuyến giao thương lớn số 2 của thế giới. Hàng năm có khoảng hơn một nửa các tàu vận tải hạng nặng của thế giới đi qua các eo biển Malacca, Sunda và Lombok từ Borneo và Mindanao tới Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản mang theo dầu mỏ, khoáng sản, cao su, gỗ, và thủy sản. Ngược chiều của dòng vận tải này là các tàu hàng chở đầy thành phẩm và bán thành phẩm từ các công xưởng của Đông và Đông Bắc Á. Riêng lượng dầu mỏ và khí hóa lỏng đi qua Biển Đông lớn gấp 3 lần lượng dầu khí đi qua kênh Suez và gấp 15 lần lượng dầu khí đi qua kênh Panama.
Nguồn: Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ
Thứ ba là kinh tế chính trị: Kiểm soát Biển Đông cũng đồng thời có nghĩa là kiểm soát tuyến giao thương lớn số 2 của thế giới. Hàng năm có khoảng hơn một nửa các tàu vận tải hạng nặng của thế giới đi qua các eo biển Malacca, Sunda và Lombok từ Borneo và Mindanao tới Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản mang theo dầu mỏ, khoáng sản, cao su, gỗ, và thủy sản. Ngược chiều của dòng vận tải này là các tàu hàng chở đầy thành phẩm và bán thành phẩm từ các công xưởng của Đông và Đông Bắc Á. Riêng lượng dầu mỏ và khí hóa lỏng đi qua Biển Đông lớn gấp 3 lần lượng dầu khí đi qua kênh Suez và gấp 15 lần lượng dầu khí đi qua kênh Panama.
Bất cứ nước nào kiểm soát được vùng biển này cũng có thể ngăn trở
việc vận chuyển hàng hóa qua đây và qua đó “bức tử” eo biển Malacca, các
trung tâm kinh tế như Singapore và Hồng Kông, và các nền kinh tế đang
nổi lên ở Đông Nam Á (bao gồm cả Việt Nam), đồng thời gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới các nền kinh tế ở Đông và Đông Bắc Á. Nhiều nhà phân
tích cho rằng Trung Quốc muốn kiểm soát Biển Đông một phần là muốn kiểm
soát con đường vận chuyển huyết mạch đó. Tất nhiên thay vì đi qua Biển
Đông, các tàu vận tải có thể đi xuôi xuống phía Nam, qua vùng biển của
Indonesia rồi ngược lên Đông Bắc Á. Tuy nhiên, nếu đi theo lộ trình này
thì chi phí vận chuyển tăng lên khá nhiều.
Ngoài vấn đề thương mại, kiểm soát Biển Đông còn có ý nghĩa về mặt
quân sự. Trong thời kỳ Thế Chiến II, Quân đội Hoàng gia Nhật Bản đã coi
Biển Đông là vùng biển đặc biệt cần quan tâm của cỗ máy chiến tranh của
Đế quốc này. Chính vì thế, họ đã chiếm đóng đảo Ba Bình – là đảo lớn
nhất ở Trường Sa và có cả chỗ dùng để neo đậu tàu ngầm. Đối với Trung
Quốc, kiểm soát được Biển Đông còn tạo ra một vùng đệm an toàn về hải
phận và không phận theo đó đối phương không thể sử dụng để tấn công vào
đại lục.
Bản chất kinh tế của xung đột
Mặc dù có nhiều lý do khác nhau dẫn tới câu chuyện các bên trong cuộc
tranh chấp ở Biển Đông đều muốn giành vùng biển đảo này về cho mình, lý
do trực tiếp nhất có lẽ đến từ lý do kinh tế, mà cụ thể hơn là dầu mỏ.
Nhu cầu sử dụng dầu lửa của Trung Quốc đã liên tục tăng từ giữa những
năm 80 tới nay với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Năm
2010 Trung Quốc trở thành nước tiêu dùng nhiên liệu nhiều nhất trên thế
giới. Riêng về dầu lửa, Trung Quốc tiêu dùng hơn 9 triệu thùng/ngày vào
năm ngoái và năm nay có thể lên tới trên 10 triệu thùng/ngày.
Theo một nghiên cứu hồi năm 2006 của Xuecheng Liu thuộc Quỹ Stanley
Foundation, Trung Quốc dựa chủ yếu vào sản xuất trong nước để đáp ứng
nhu cầu về dầu lửa. Số liệu của ông Liu dẫn ra vào năm này cho thấy 90%
nhu cầu tiêu dùng về dầu lửa của Trung Quốc được đáp ứng từ sản xuất
trong nước. Theo ông Liu, chiến lược dài hạn về an ninh kinh tế là chiến
lược 3 chữ E, bao gồm Economic Growth (tăng trưởng kinh tế), Energy
Security (an ninh năng lượng), và Environmental Protection (bảo vệ môi
trường). Để đảm bảo được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh như giai đoạn
vừa rồi, vấn đề an ninh năng lượng ngày càng trở nên đặc biệt quan
trọng.
Chính vì chiến lược an ninh năng lượng như vậy mà mặc dù Trung Quốc
vẫn dựa một phần vào nhập khẩu dầu từ Trung Đông, họ đặc biệt coi trọng
việc tìm kiếm và khai thác các nguồn dầu khí của riêng mình. Mặc dù về
nguyên tắc, Trung Quốc có thể khai thác trữ lượng dầu mỏ hùng hậu trên
đại lục nhưng do chiến lược khai thác dài hạn, đa số các mỏ dầu này còn
chưa được đụng đến. Thay vào đó, Trung Quốc đang tích cực hướng tới việc
đầu tư khai thác ở nước ngoài và lấn chiếm các vùng dầu mỏ trong vùng
tranh chấp với láng giềng. Theo Zhou Dadi, nguyên Viện trưởng Viện
Nghiên cứu Năng lượng thuộc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung
Quốc, cho biết biển Hoa Đông và Biển Đông là hai khu vực có tiềm năng
về khai thác dầu khí biển sâu và sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc cung
cấp và đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.
Cuộc tranh chấp ở Biển Đông với Việt Nam và các nước ASEAN khác được
đặt trong bối cảnh chung về chiến lược năng lượng này. Từ những năm 90,
các cuộc va chạm giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển chủ yếu xoay
quanh vấn đề tìm kiếm và khai thác dầu khí:
- Năm 1992, Trung Quốc đã ký hợp đồng cho phép Crestone, một công ty
dầu mỏ của Mỹ, tiến hành thăm dò ở Trường Sa và Việt Nam đã ngay lập tức
phản đối.
- Năm 1994, Trung Quốc lại cho Crestone thăm dò ở vùng Từ Chính,
thuộc block 133, 134, và 135 của Việt Nam mà họ gọi là block Wan Bei-21
(WAB-21). Khi đó, hải quân của hai nước đã có cuộc chạm chán. Tàu hải
quân của Việt Nam đã buộc tàu thăm dò của Trung Quốc rời khỏi vùng biển
này.
- Tháng 3 năm 1997, Trung Quốc dự định thực hiện khoan dầu ở mỏ dầu Kantan-3 gần Trường Sa. Việt Nam phản đối và cuối cùng Trung quốc nhượng bộ hủy bỏ dự án này. Cùng năm, Vào tháng 12, Việt Nam phản đối tàu thăm dò Trung Quốc và hai tàu tiếp vận của họ đi vào vùng biển thuộc chủ quyền VN. Cả 3 tàu này đều được tàu chiến VN áp tải ra khỏi khu vực.
- Tháng 3 năm 1997, Trung Quốc dự định thực hiện khoan dầu ở mỏ dầu Kantan-3 gần Trường Sa. Việt Nam phản đối và cuối cùng Trung quốc nhượng bộ hủy bỏ dự án này. Cùng năm, Vào tháng 12, Việt Nam phản đối tàu thăm dò Trung Quốc và hai tàu tiếp vận của họ đi vào vùng biển thuộc chủ quyền VN. Cả 3 tàu này đều được tàu chiến VN áp tải ra khỏi khu vực.
- Tháng 9 năm 1998, Việt Nam phản đối sau khi Trung Quốc ra báo cáo
nói rằng Crestone và Trung Quốc sẽ tiếp tục thăm dò dầu khí ở vùng Từ
Chính. Tranh chấp này được giải quyết qua thương lượng vào tháng 12 năm
2000.
Cho tới đầu năm nay, Trung Quốc không có công nghệ thích hợp để khai thác dầu khí ở vùng nước sâu. Vì thế họ đã phải dựa vào các công ty nước ngoài như Crestone. Việc dựa vào các công ty nước ngoài để thực hiện thăm dò trong các vùng biển có tranh chấp thường không hiệu quả vì lý do chính các công ty nước ngoài này cũng không muốn liên can đến các cuộc xung đột vì việc này làm vấn đề quản lý rủi ro của họ thêm phức tạp. Có lẽ vì thế mà các nỗ lực trước đây của Trung Quốc không mấy thành công dưới sức ép của Việt Nam.
Cho tới đầu năm nay, Trung Quốc không có công nghệ thích hợp để khai thác dầu khí ở vùng nước sâu. Vì thế họ đã phải dựa vào các công ty nước ngoài như Crestone. Việc dựa vào các công ty nước ngoài để thực hiện thăm dò trong các vùng biển có tranh chấp thường không hiệu quả vì lý do chính các công ty nước ngoài này cũng không muốn liên can đến các cuộc xung đột vì việc này làm vấn đề quản lý rủi ro của họ thêm phức tạp. Có lẽ vì thế mà các nỗ lực trước đây của Trung Quốc không mấy thành công dưới sức ép của Việt Nam.
Tuy nhiên, từ giữa tháng 5 năm nay, Trung Quốc đã cho hạ thủy giàn
khoan dầu lớn và hiện đại nhất của họ mang tên Dầu khí Hải Dương 981.
Đây là giàn khoan nửa chìm nửa nổi hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 mét,
độ sâu giếng khoan tối đa 12.000 mét, thuộc thế hệ thứ sáu trên thế giới
và là giàn khoan cấp siêu sâu đầu tiên do Trung Quốc sản xuất. Với giàn
khoan này, Trung Quốc có thể bắt đầu tự thực hiện chiến lược khai thác
dầu ở Biển Đông mà không cần phải nhờ đến các công ty nước ngoài.
Để dọn đường cho hoạt động khai thác trong vùng nước sâu ở Biển Đông,
gần đây Trung Quốc đã tích cực xúc tiến các hoạt động nhằm khẳng định
chủ quyền trên thực tế của họ ở vùng biển này. Ngoài việc duy trì một
lực lượng hải quân hùng hậu ở đảo Hải Nam, Trung Quốc còn sử dụng các
lực lượng dân sự trá hình xâm nhập sâu vào các vùng thềm lục địa và đặc
quyền kinh tế của các nước Việt Nam và Phillipines. Chiến lược này trên
thực chất là tạo ra các xung đột giả để Việt Nam và Phillipines bị cuốn
theo và không tập trung được vào cuộc giành giật tài nguyên ở vùng nước
sâu thuộc Trường Sa.
Bảo vệ quyền lợi kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông
Việt Nam chưa có công nghệ khai thác dầu khí ở vùng nước sâu. Cũng
giống như Trung Quốc hồi thập kỷ trước, Việt Nam không mấy thành công
trong việc liên kết với các công ty nước ngoài để tiến hành thăm dò khai
thác ở các vùng biển có tranh chấp. Tuy nhiên, Biển Đông không chỉ quan
trọng đối với Việt Nam về dầu mỏ. Ngoài dầu lửa và khí đốt, còn có các
lợi ích chiến lược khác về lãnh hải và địa chính trị như đã nêu ở trên
mà chúng ta không thể nhượng bộ.
Kinh tế biển sẽ ngày càng quan trọng đối với Việt Nam khi mà các
nguồn tài nguyên trên đất liền đang cạn dần. Việt Nam sẽ ngày càng phải
dựa nhiều vào các nguồn tài nguyên của biển. Việc bảo vệ các quyền lợi
hợp pháp trên các vùng biển đảo của Việt Nam, vì thế, phải là vấn đề cốt
lõi trong chiến lược quốc phòng của đất nước. Bảo vệ biển đảo tức là
bảo vệ tương lai, nguồn sống, và sức phát triển của dân tộc.
Để bảo vệ quyền lợi của mình thì không nhất thiết phải sử dụng đến
bạo lực. Nói như TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính
phủ, thì “nếu họ tiếp tục phá, ta phải có cách ngăn cản theo đúng thủ
tục pháp lý. Ví dụ trong trường hợp Viking II thì các lực lượng của Việt
Nam hoàn toàn có quyền bắt giữ tàu cá, dẫn độ vào bờ, làm đúng thủ tục
và đưa ra xét xử tại tòa án. Công ước Luật biển 1982 đã nói rõ điều đó.”
Vừa cương quyết, duy lý, hành động dựa trên pháp luật, vừa tránh sử
dụng các biện pháp bạo lực có lẽ là chìa khóa để Việt Nam bảo vệ thành
công chủ quyền hợp pháp của mình trên biển.
Tham khảo
Rowan J.P., 2005: “The U.S-Japan Security Alliance, Asean, and the South China Sea Dispute,” Asian Survey, Vol. XLV, p.p. 414-436
Xuecheng Liu, 2006: “China’s Energy Security and Its Grand Strategy,” Policy Analysis Brief, The Stanley Foundation
Bộ Năng lượng Hoa Kỳ http://ei-01.eia.doe.gov/emeu/cabs/South_China_Sea/TablesMaps.html
Xuecheng Liu, 2006: “China’s Energy Security and Its Grand Strategy,” Policy Analysis Brief, The Stanley Foundation
Bộ Năng lượng Hoa Kỳ http://ei-01.eia.doe.gov/emeu/cabs/South_China_Sea/TablesMaps.html
China Daily, 2011: “China to Build another Offshore Rig,” http://www.ciooe.com.cn/en/html/content_296.html
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là
blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài
VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.