Ngày
nay, điện thoại di động hầu như có mặt ở khắp mọi nơi, và âm thanh của
nó xuất hiện ở cả những nơi trước đây ít thấy như: lễ cưới, phỏng vấn
xin việc, hay… cả trong phòng phẫu thuật. Có lẽ không một sự kiện nào
lại vắng mặt những âm thanh quen thuộc đó cả. Việc này diễn ra một cách
thường xuyên đến nỗi cả Hội đồng thành phố New York phải thông qua một
luật cấm sử dụng điện thoại trong các buổi biểu diễn sống và trong bảo
tàng, nếu không sẽ bị phạt 50 đô. Tất nhiên, điều này thực tế cũng chỉ
mang tính hình thức, vì không thể đủ thời gian và nhân lực để có thể
giám sát việc tất cả mọi người thực hiện điều luật này như thế nào.
Những ứng xử kém.
Trong một buổi hội thảo về các nhà xuất bản ấn phẩm marketing ở Mỹ, một thành viên trong ban đại diện đang thuyết trình thì tiếng điện thoại di động vang lên. Và điều tồi tệ hơn cả là vị này đã dừng lại để trả lời cuộc điện thoại ấy.
Với sự thay đổi của công nghệ, những thói quen của con người cũng dần thay đổi. Và trong xã hội, khi mối quan hệ giữa mọi người có liên hệ mật thiết thì người ta cũng đã dần hình thành nên những quy chuẩn cho cả những vẫn đề mang tính cá nhân, riêng tư. Chúng ta hãy xem một thống kê sau của công ty nghiên cứu thị trường Synovate tại Hoa Kỳ: hơn 72% số người được phỏng vấn cho rằng thói quen tệ nhất khi sử dụng điện thoại là trò chuyện lớn tiếng tại nơi công cộng, và hầu như hết 7 trong số 10 người được hỏi (68%) cho rằng họ phải chứng kiến những thói quen xấu khi sử dụng điện thoại ít nhất một lần mỗi ngày.
Công ty Synovate cũng cho rằng: có lẽ chính sự tiện lợi và dễ dàng khi sử dụng của điện thoại di động mà chúng ta dường như quên mất việc nhận biết hình ảnh của cá nhân như thế nào trong mắt người khác tại nơi công cộng.
Một vài quy tắc.
Điện thoại di động giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và luôn ở trong trạng thái kết nối với mọi người. Công nghệ và những điều mà nó mang lại chỉ nhằm phục vụ cho nhu cầu. Vấn đề ở chỗ người sử dụng, đôi khi có những tiểu tiết nhỏ mà nếu chúng ta không để ý sẽ có thể ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân trong mắt người khác.
Vậy làm thế nào thể cải thiện văn hóa sử dụng điện thoại? Một bài viết trên trang Microsoft Busines Center có đưa ra 10 gợi ý sau:
Những việc Bạn nên tránh:
emoTiquette
thuộc Emotino team.
Thông tin có tham khảo từ: Microsoft Business Center và Synovate Group.
http://www.emotino.com/m.php?u=emotino&p=15726
Trong một buổi hội thảo về các nhà xuất bản ấn phẩm marketing ở Mỹ, một thành viên trong ban đại diện đang thuyết trình thì tiếng điện thoại di động vang lên. Và điều tồi tệ hơn cả là vị này đã dừng lại để trả lời cuộc điện thoại ấy.
Với sự thay đổi của công nghệ, những thói quen của con người cũng dần thay đổi. Và trong xã hội, khi mối quan hệ giữa mọi người có liên hệ mật thiết thì người ta cũng đã dần hình thành nên những quy chuẩn cho cả những vẫn đề mang tính cá nhân, riêng tư. Chúng ta hãy xem một thống kê sau của công ty nghiên cứu thị trường Synovate tại Hoa Kỳ: hơn 72% số người được phỏng vấn cho rằng thói quen tệ nhất khi sử dụng điện thoại là trò chuyện lớn tiếng tại nơi công cộng, và hầu như hết 7 trong số 10 người được hỏi (68%) cho rằng họ phải chứng kiến những thói quen xấu khi sử dụng điện thoại ít nhất một lần mỗi ngày.
Công ty Synovate cũng cho rằng: có lẽ chính sự tiện lợi và dễ dàng khi sử dụng của điện thoại di động mà chúng ta dường như quên mất việc nhận biết hình ảnh của cá nhân như thế nào trong mắt người khác tại nơi công cộng.
Một vài quy tắc.
Điện thoại di động giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và luôn ở trong trạng thái kết nối với mọi người. Công nghệ và những điều mà nó mang lại chỉ nhằm phục vụ cho nhu cầu. Vấn đề ở chỗ người sử dụng, đôi khi có những tiểu tiết nhỏ mà nếu chúng ta không để ý sẽ có thể ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân trong mắt người khác.
Vậy làm thế nào thể cải thiện văn hóa sử dụng điện thoại? Một bài viết trên trang Microsoft Busines Center có đưa ra 10 gợi ý sau:
Những việc Bạn nên tránh:
1. Không nghe điện thoại trong buổi họp, gặp gỡ quan trọng, bao gồm cả những buổi phỏng vấn hoặc gặp mặt đối tác.Những việc bạn nên làm:
2. Không nói lớn tiếng khi đứng gần người khác. Nếu được, hãy xin phép ra chỗ yên tĩnh hơn để trao đổi qua điện thoại.
3. Không bao giờ nói chuyện điện thoại trong: thang máy, thư viện, bảo tàng, nhà hàng, rạp chiếu phim, phòng khám (bệnh/răng), khán phòng, bệnh viện. Và điều tối quan trọng là tuyệt đối không thực hiện những cuộc trò truyện có liên quan đến chủ đề tình cảm, cảm xúc riêng tư (của mình hoặc người khác) tại nơi công cộng!
4. Không sử dụng nhạc chuông có âm lượng quá lớn, hoặc có nội dung/âm thanh kỳ quái. Hãy tạo cho mình một phong cách lịch thiệp!
5. Đừng làm việc khác trong khi đang nghe điện thoại. Một số người đã vô tình làm ảnh hưởng hình tượng của mình khi vừa đàm thoại vừa đi shopping, rút tiền tại quầy nhân hàng, hoặc đơn giản là đang đứng xếp hàng tại một nơi công cộng nào đó.
1. Giữ nội dung cuộc đàm thoại ngắn gọn và trực tiếp vào nội dung.viết bởi
2. Sử dụng tai nghe tại những nơi đông người và ồn ào. Điều này sẽ giúp bạn nghe được âm thanh tốt hơn và không phải hét lớn trong điện thoại do ảnh hưởng của tiếng ồn bên ngoài.
3. Nói với người gọi bạn đang họp hoặc đang di chuyển (trên xe, hoặc ngoài đường), để cuộc gọi diễn ra ngắn gọn, hoặc không khiến bạn trở nên bất lịch sự khi phải hủy ngang đàm thoại.
4. Kiểm tra cuộc gọi nhỡ và lịch sự gọi lại để kiểm tra phòng khi có việc quan trọng.
5. Thông báo cho mọi người trong danh sách lưu trữ biết nếu bạn có những quy tắc riêng trong việc sử dụng điện thoại (ví dụ không bắt máy sau 8h tối,v.v.). Bạn sẽ được tôn trọng.
emoTiquette
thuộc Emotino team.
Thông tin có tham khảo từ: Microsoft Business Center và Synovate Group.
http://www.emotino.com/m.php?u=emotino&p=15726