Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

SƠ KHẢO : ẤN GIÁO-PHẬT GIÁO-HỒI GIÁO

Trong 3 tôn giáo trên thì Ấn Giáo có môt lịch sử lâu dài nhất, kế đến Phật Giáo và sau cùng Hồi Giáo.
Đất Ấn là nơi sản sinh ra Ấn Giáo , Phật Giáo và nước Hồi*.
Ở tiểu lục điạ nầy có những thời kỳ mà Phật Giáo là tôn giáo chính của nhiều nước nhỏ, sau đó suy tàn, không được ai nhắc tới khoảng gần 5 thế kỷ. Trong thời gian đó thì đạo Phật ở những nước láng giềng như Trung Quốc, Tây Tạng, Việt Nam, Cao Ly, Nhật Bản... lại phát triển mạnh mẽ . Ngày nay đạo Phật bắt đầu có mặt trở lại ở Ấn Đ.
Môt trong những lý do chính để đạo Phật bị tắt ngấm rồi vắng mặt luôn gần 500 năm là do Ấn Giáo và Hồi Giáo muốn tiêu diệt Phật Giáo. Để hiểu lý do, chúng ta hãy đọc lại lịch sử của những tôn giáo trên.
A-ẤN GIÁO hay đạo Hindu ( Hinduism )
là tôn giáo lớn nhất và xưa nhất của Ấn Đ. Ngày nay có hơn 800 triệu tín đồ ( khoảng 80% dân số ). Ấn Giáo còn có ảnh hưởng tới đời sống chính trị, văn hóa và tinh thần của nhiều nước Á Châu. Những công trình nổi tiếng ở Đông Nam Á như Konarac, Kharujaho, Angco Vat, các tháp Chàm ở Việt Nam...và nhiều tác phẩm văn học như Ramayana, Mahabharata...đều ra đời trên nền tảng Ấn Giáo.

Khác với nhiều đạo trên thế giới. Ấn Giáo không có giáo chủ, không có giáo điều, mà chỉ là các hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng và triết học...Những hệ thống đó nổi trôi và đổi thay theo suốt dòng lịch sự nước Ấn. Có 3 giai đọan lớn là : Giai đoạn Vệ Đà (Ve-da ), giai đoạn Bà La Môn ( Brahma ) và giai đoạn Ấn Đô Giáo ( Hinduism ).
1-Giai đoạn Vô ĐA , kéo dài khoảng 2000 đến 1500 trước Công Nguyên ( CN )và gắn liền với sự xâm nhập của người Aryan vào Ấn Đ. Chính thời gian nầy kinh Vệ Đà ra đời. Đó là môt trong những bô kinh tôn giáo cổ nhất của nhân loại. Có 4 phần: Rig Vệ Đà là tập hợp các bài ca tụng thần linh, Vajya Vệ Đà chứa các bài về lễ thức tế tự, Sama Vệ Đà gồm những khúc ca cầu nguyện và sau cùng là Acthava Vệ Đà ghi chép những câu phù chú, ma thuật.
Những vị thần của giai đoạn nầy là Thần Sấm ( Indra ), Thần Mặt Trời (Surya ), Thần Gió (Vayu )Thần Lửa ( Agni ), Thần Không Trung ( Varuna ).
Giáo lý cơ bản của thời kỳ Vệ Đà là "Con người thường xuyên có mối quan hệ với Thần linh và có sự hòa đồng với vũ trụ. Do đó chỉ có cúng tế, kêu cầu thì con người mới được các Thần linh phù hô trong mọi công việc. Song hành với các buổi cầu nguyện là những cuc hiến tế lớn. Những đồ hiến tế như thịt đông vật, bơ, sữa, rượu, được dâng lên các Thần linh"
2-Giai đọan Bà La Môn tiếp theo giai đọan Vệ Đà.Bà La Môn giáo có mặt trước Phật giáo khoảng 1000 năm. Thời kỳ đó, người cúng tế các Thần linh giữ vai trò quan trọng nên dần dần đi ngũ các thầy cúng trở nên đông đảo và đã biến thành tầng lớp có uy tín, có quyền lực nhất trong xã hi Ấn Đ . Thế là đẳng cấp tăng lữ Bà La Môn ra đời. Các tăng lữ nầy không chỉ phụ trách các việc cúng lễ mà còn tìm cách chú giải và cắt nghĩa các bô kinh Vệ Đà. Từ đó, B Thánh Điển Bà La Môn Chủng ( Brahmana ) xuất hiện. Vì thế giai đoạn thứ hai nầy được gọi là Bà La Môn giáo.
3-Giai đoạn Ấn Giáo là Bà La Môn cải tân. Bà La Môn sau khi tiếp thu nhiều yếu tố giáo lý của Phật giáo, Thanh Giáo và công thêm môt số yếu tố của tôn giáo nhân gian đã phát triển thành Ấn Đô Giáo và kéo dài từ thế kỷ thứ Nhất trước CN tới ngày nay.
Trong giai đoạn nầy, những vị thần như :Thần Sấm, Thần Măt Trời Thần Gió, Thần Lửa, Thần Không Trung ở giai đoạn Vệ Đà được thâu gọn thành 3 Vị:
-Thần Sáng Tạo ( Brahma ) có bốn đầu, tượng chưng cho sự thông minh.
-Thần Bảo Tồn ( Vishnu ) là vị Thần của Tình Yêu.
-Thần Phá hoại ( Shiva ) đuợc tượng trưng bằng Linga ( Linh Phù Dương, hay b sinh dục nam ). Linga được dựng trên môt bệ vuông gọi là Yoni ( tượng trưng cho b sinh dục nữ). Hai hình ảnh đó là quan niệm thực tiễn sinh dục của Ấn Giáo. Linga phá họai màng trinh của Yoni , nhưng đồng thời cũng sáng tạo ra con người. Hình ảnh nầy có ở những tháp Chàm Việt Nam. Tháp Bà ở Nha Trang ( Po Nagar Cham Towers ) có mt cặp Linga-Yoni còn nguyên vẹn thờ ở chánh điện ( center tower )
Để dễ dàng hòa nhập vào đông đảo dân chúng, ở giai đọan nầy nhiều lễ nghi của giai đoạn Bà La Môn được Ấn Giáo đơn giản hóa. Các công việc như hiến tế súc vật tốn kém được thay thế bằng các ảnh tượng.

Đến thế kỷ 19 và 20 , môt số nhà hoạt đông như Ram Mohanroy, Rana Krishna, Vivoka Nanda đã làm môt sự canh tân lớn là bỏ những yếu tố lạc hậu và thái quá ra khỏi tư tưởng của tín đồ Ấn Giáo. Ấn Giáo tiếp nhận giáo điều ‘’Bất Sát’’ và bắt đầu theo môt số nghi lễ Phật Giáo. Họ coi đức Phật Thích Ca như hóa thân của thần Vishnu ( Vị thần đứng hàng thứ nhì trong Tam Thánh là : Brahma, Vishnu và Siva ). Chính nhờ khả năng thích ứng với những thay đổi lịch sử, nên Ấn Đô Giáo luôn luôn là tôn giáo chính , lớn nhất của người Ấn và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi tầng lớp dân cư Ấn Đô từ ngàn xưa tới ngày nay.
B.PHẬT GIÁO:
Phật tên thật là Siddhartha Gautama, con vua Tịnh Phạn ( Suddodhana ) và hoàng hậu Ma Gia (Maya ), trị vì mt vương quốc nhỏ, thủ đô là Ca Tỳ La Vệ ( Kapilavastu ), gần biên giới Nepal ( Đông Bắc Ấn Đ ) hiện nay. Đức Phật sinh ngày 8 tháng Tư Âm lịch, nhưng theo Nam tông là ngày Rằm tháng Tư năm 624 trước CN. Năm 29 tuổi Thái Tử xuất gia lúc bà vợ Da Du Đà La (Yasodhara ) vừa sinh đứa con trai đầu lòng và duy nhất La Hầu La ( Rahula ).
Sáu năm ròng rã Thái tử lang thang đây đó ở khắp thung lũng sông Hằng để cầu thầy học đạo và chịu đủ mọi cách khổ hạnh để tu luyện của hầu hết các môn phái truyền thống, mong tìm cách giải thoát. Nhưng không thỏa mãn. Ngài bỏ hết các môn phái đó để tự đi tìm chân lý
... Rồi, môt đêm đang ngồi thiền, dưới cây Bồ Đề, Ngài hốt nhiên đại ngô. Lúc đó Ngài 35 tuổi. Người ta gọi là Phật, nghĩa là Đấng Giác Ngô, giác ngô được các nguồn gốc Đau Khổ và Sinh Tử để tiến tới Giải Thoát.
Trong 45 năm Phật không ngớt đem Đạo Giải Thoát để giảng cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân, từ kẻ làm nghề thấp nhất như hót phân tới hàng vua chúa cao sang. Phật nhập diệt năm 80 tuổi ở Kusinara.
C. HỒI GIÁO :
Hồi Giáo tiếng Ả Rập là ‘’ Islam ‘’, có nghĩa là ‘’Thuận Tòng ‘’ hay ‘’ Thuận Theo ‘’, tức là thuận theo Hồi Giáo. Giáo chủ Đạo Hồi là Muhammed, sinh năm 570 ở vùng Mecca , xứ Saudi Arabia Trung Đông. Thuở nhỏ nhà rất nghèo, phải đi chăn cừu để sống, lớn lên làm hướng đạo cho các thương gia qua sa mạc, nên có dịp đi khắp đó đây. Thời gian đó, nhân dẫn môt giáo sĩ Da Tô qua Syria, Muhammed bèn theo đạo Da Tô. Khi tới vùng Medina, Muhammed lại sống với người Do Thái. Vì vậy, phần lớn Đạo Hồi là sự hỗn hợp của Da Tô và Do Thái Giáo.
Năm 40 tuổi Muhammed mới bắt đầu giảng đạo, nhưng Hồi Giáo đã thành công nhanh chóng nhờ đúng thời, đúng lúc. Thời đó, bán đảo Ả Rập chia năm xẻ bẩy. Mỗi bô lạc chiếm giữ môt địa khu và chiến tranh cốt nhục tương tàn liên miên giữa các bô tôc. Lúc mà dân chúng cực kỳ khổ sở , bất an và nghèo nàn. Vì vậy, từ bọn chủ nô, người buôn bán, tới lớp bần dân, ai cũng mong sớm được an cư lạc nghiệp. Khách quan mà xét, nó có ý nghĩa chính trị, kinh tế. Nhưng được tiến hành dưới cái áo ngoài là tôn giáo . Muhammed lại là người thông minh, có óc tổ chức, nhưng tính tình sảo quyệt và nhiều tham vọng. Ông đã lần lượt xâm chiếm những xứ láng giềng để truyền đạo. Trong khoảng 10 năm trời chinh chiến, đấu tranh phức tạp, nếm đủ mọi gian lao vất vả để cuối cùng ông đã xây dựng được Đạo Hồi trên toàn bán đảo Ả Rập. Ông mất ngày 8 tháng 6 năm 623 thọ 63 tuổi.
Giáo lý Đạo Hồi có kinh Coran. Chủ yếu của Kinh là thánh Allah là môt Đấng Sáng Tạo toàn năng, duy nhất tạo nên vũ trụ và vạn vật. Muhammed chỉ là người tiên tri, truyền lại cho tín đồ Hồi Giáo những lời của Allah. Bô kinh có 6 niềm tin lớn gọi là ‘’ Lục Tín’’(Sáu Niềm Tin) : Tin Thánh Allah, Tin Thiên Sứ, Tin Kinh điển, Tin Sứ giả Muhammed, Tin Kiếp sau, Tin Tiền định.
Chính cái Niềm Tin Thứ Nhất của ‘’ Lục Tín’’đã làm cho người Hồi Giáo muốn tiêu diệt những người ngoại đạo vì họ tin rằng ngoài thánh Allah không có vị thần nào khác.
Sự bành trướng của Đạo Hồi rất nhanh. Chỉ mới gần 14 thế kỷ, đạo nầy đã có hơn môt tỷ tín đồ vì sự truyền đạo đi kèm với vũ lực liên tục, hoặc mua chuc người ngọai đạo bằng mọi cách, cho nên thế giới ngày nay có hơn 90 quốc gia có người theo đạo Hồi:
-26 quốc gia mà 90% là Hồi Giáo.
-6 nước với 80% Hồi Giáo.
-9 nước với 40% Hồi Giáo
*Trường hợp Hồi quốc: Trước năm 1947, toàn thể bán đảo Ấn và phụ cận có tên chung là Ấn Đô, thuôc địa cuả Anh. Bấy giờ dân Ấn theo Ấn Giáo và dân Ấn theo Hồi Gíáo sống sôi đậu với nhau, nhưng luôn luôn bất hòa, bất đồng và đổ máu, nên thể theo nguyện vọng của họ, người Anh bèn chia lãnh thổ Ấn làm 3 vùng, tuỳ theo nơi nào có đại đa số tín đồ: Ấn Đô ( India ), Đông Hồi ( Pakistan ), Tây Hồi ( Bangladesh ).
Trong hơn 150 quốc gia và địa khu trên thế giới thì có 42 nuớc lấy Hồi Giáo làm quốc giáo. Phần đông các nước Bắc Phi. Hầu hết các dân tôc Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq và môt số quốc gia ở phía nam, đông nam, tây nam Á châu.
Ngay từ thế kỷ thứ 7, đạo Hồi đã truyền vào Trung Quốc. Ở đây có 50 dân tôc thì 10 dân tc theo Hồi giáo, người Tàu gọi là: đạo Hồi Hồi, đạo Hồi, đạo Thiên Phương, đạo Thanh Chân...
Mấy chục năm gần đây, đạo Hồi truyền vào nhiều nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Năm 1991, quân Mỹ và liên quân giải phóng Kuwait. Sau cuôc chiến Bão Sa Mạc ( Desert Storm ), mấy trăm ngàn lính Mỹ theo đạo Hồi! Sau ngày khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 của bọn Osama Bin Laden và nhóm Hồi giáo quá khích Al Qaeda. Dân chúng Mỹ căm thù bọn nầy, nhưng lạ lùng thay! môt số dân Hoa Kỳ lại bỏ đạo truyền thống mà quay sang Hồi Giáo ( Mỹ Trắng nhiều hơn Mỹ đen ).
Trái với giáo lý đạo Hồi và đạo Ấn, đạo Phật không chủ trương thu hút tín đồ bằng quyền lực. Người nào có đức tin đạo Phật là đưa tới An Lạc, dẫn đến Giải Thoát thì theo, nhưng họ không ghét người ngoại đạo. Có thể nói, đạo Phật không có kẻ thù. Nhưng tại sao lại bị Ấn giáo không ưa và Hồi Giáo muốn tiêu diệt?
-Sự thù ghét của Ấn Giáo
:Giai đoạn Bà La Môn thì xã hôi Ấn có 4 giai cấp. Bốn giai cấp nầy không giao du với nhau và quyền lợi ưu thế khác nhau.Hai người cùng phạm môt tôi, nhưng giai cấp cao nhất Bà La Môn được hưởng hình phạt nhẹ nhất, kế đến giai cấp Sát Đế Lợi, là giai cấp của vua, quan...Giai cấp thấp nhất Thủ Đà La, làm những nghề thấp kém thì bị hình phạt nặng nhất. Như vậy xã hôi Bà La Môn là bất bình đẳng.
Phật giáo chủ trương bình đẳng, không phân biệt giai cấp. Từ người hốt phân Sunita, người thợ hớt tóc Upali cho tới ông cựu tổng trấn Baddhiya và các vị hoàng thân anh em họ của Phật như Nanda, Ananda... đều được nhận vào tăng đoàn và có cùng môt quyền lợi như nhau ( đó là giới Lục hòa nhà Phật ). Vì vậy, lúc nầy Đạo Phật là cái gai trong mắt của giai cấp Bà La Môn và giai cấp Sát Đế Lợi
Giới luật Cấm Sát Sinh ( Bất Sát ), Cấm Uống Rượu ( Bất Tửu )... cũng đụng chạm đến quyền lợi của những giai cấp nầy vì trong những cuc lễ của họ phải có thịt đông vật và rượu để dâng lên thần linh.
Môt ông vua Ấn Giáo tên là Sasanka đã giết anh của Harsha là vị vua cuối cùng của Phật Giáo. Sasanka ghét Phật Giáo, nên ghét lây cả Cây Bồ Đề mà hơn môt ngàn năm trước Đức Phật đã Giác Ngô ở đó. Trong cơn giận dữ Sasanka cho người đến chặt cây, đào hết rễ lớn, rễ nhỏ. Cho chắc ăn ông sai bọn lính hầu nổi lửa đốt chỗ gốc cây rồi tưới nước mía lên để không còn vết tích về sau.
-Hồi Giáo tiêu diệt Phật Giáo: Phật Giáo không đụng chạm đến quyền lợi của Hồi Giáo, nhưng vì tín đồ Hồi giáo có Niềm Tin Thứ Nhất Trong Kinh Coran là ‘’ Ngoài Thánh Allah, không có Vị Thần nào khác’’. Vì vậy họ muốn tiêu diệt những tôn giáo không phải là Hồi Giáo. Với Ấn Giáo, những tín đồ Hồi Giáo bị phản ứng mạnh, nên họ chỉ chiếm được môt phần đất Ấn. Với Đạo Phật mà các vị vua Phật Giáo bấy giờ nhu nhược, thụ đông, nên bị đánh bật khỏi lục địa Ấn Đô. Quân Hồi đã san bằng những chùa chiền thờ Phật, giết hết tăng ni. Thiểu số may mắn thoát khỏi lưỡi gươm của quân Hồi phải chạy trốn rồi tìm nơi ẩn náu ở những nước láng giềng. Tiến sĩ Ambedka ghi lại ‘’ Quân Hồi cướp phá những tu viện nầy. Họ đào cả gạch của nền tu viện. Tăng sĩ phải trốn sang Nepal, Tây Tạng và những nước ngoài Ấn Đô’’. Năm 1851, thiếu tá Kitto thuôc Hoàng Gia Anh cho khai quật những chùa cổ vùng Sarnath đã thấy xương của các tu sĩ lẫn với tượng Phật. Còn biết bao ngôi tháp tráng lệ và nổi tiếng như tháp Bharut, Dharmarajik,Amarati...cũng đều bị phá hoại như
thế.
Lợi dụng sự suy tàn của Phật Giáo, Ấn Giáo cho phép những Phật tử được nhập vào giai cấp Thủ Đà La môt cách dễ dàng, nên hầu hết các Phật tử muốn sống yên thân đều quay sang Ấn Giáo hoặc Hồi Giáo!
Thế là sau 20 thế kỷ từ ngày Đức Phật Thành Đạo. Đạo Phật biến khỏi Ấn Đô. Từ thế kỷ 15 tới đầu thế kỷ 19, không ai nhắc tới đạo Phật ở nước nầy.
-Không chùa chiền,
-Không văn học Phật Giáo,
-Không tín đồ,
-Ngay cả cái tên Bụt hay Phật Đà ( Buddha ) cũng bị xóa trong ký ức người Ấn.
Gia tài Phật Giáo dấu kín dưới lớp vôi gạch đổ nát hàng nhiều thế kỷ, cho tới khi người Anh tiếp xúc với Ấn Đô. Họ tưởng rằng chưa bao giờ đạo Phật có mặt ở Ấn Đô. Nhưng khi người Anh tới Trung Hoa, họ vô cùng ngạc nhiên là trong văn học Trung Quốc nói nhiều tới đạo Phật ở đây. Bô Tây Du Ký của ngài Huyền Trang sang Ấn Đô thỉnh kinh hồi đầu thế kỷ thứ 7, lúc mà Đạo Phật được mô tả là môt tôn giáo lớn và đức giáo chủ Thích Ca sinh tại đó.
Do vậy, Người Anh mới bắt đầu chú ý tới đạo Phật. Năm 1750, nhà khảo cổ Padre Tieffthaler đào được trụ đá Delhi Moerut trên đỉnh Delhi, tiếp theo là những trụ Lauriya Ararajo Bihar, trụ Topra O Koat...Đại úy Polier rồi ông William Jones đã đào được nhiều trụ khác trong nhiều nơi ở Ấn Đô. Tuy khai quật được khá nhiều trụ đá của Phật giáo, nhưng không ai đọc và hiểu ý nghĩa. Mãi đến năm 1837, ông James Prinsep, tổng thư ký hi Á châu-Bengal mới đọc được và chú giải từng chi tiết.
Năm 1851, ông Alexander Cunningham , tổng giám đốc cơ quan Nghiên Cứu Khảo Cổ Ấn Đô đã mở được đại tháp ở Sanchi, bên trong tháp ông tìm được xá lợi của 2 vi đại đệ tử Phật là Xá Lợi Phất ( Sariputta ) và Mục Kiền Liên ( Moggallana ). Những xá lợi nầy được đem về Anh để xác chứng và được cất giữ cẩn thận ở 2 viện bảo tàng Victoria , Albert ở Luân Đôn; Rồi gần môt thế kỷ sau được hoàn lại vào hôm người Anh trả đôc lập cho Ấn đô.
Ngày nay đạo Phật đã có mặt trở lại ở Ấn Đô, số Phật tử khoảng 10 triệu ( 1% dân số ). Người dân Ấn nhìn Phật Giáo bằng con mắt thiện cảm.Thủ tướng Nerhu ( theo Ấn Giáo ) là người đầu tiên đề nghị đưa hình bánh xe Pháp Luân nhà Phật và hình Trụ Đá vua A Dục vào Quốc kỳ và biểu tượng quốc gia của Ấn Đô. Ấn Đô lại vừa công bố kế hoạch xây dựng môt tượng Phật bằng đồng thiếc cao 152.4 mét tại thị trấn Kushinaga, bang Uttar Pradesh, nơi Đức Phật nhập Niết bàn cách nay hơn 25 thế kỷ. Bức tượng này cao gấp 3 lần tượng Nữ Thần Tự Do ở New York và là bức tượng Phật cao nhất thế giới hiện nay.
Nhưng người dân Ấn vẫn nhìn người Hồi và nước Hồi bằng con mắt hận thù. Ấn và Hồi chỉ chực tiêu diệt lẫn nhau bằng những‘’ vũ khí phá hoại tập thể’’. Để hù dọa nhau, tháng 5 năm 1998 Ấn cho thử 5 quả bom hạch nhân ở vùng Tây Bắc. Ba tuần sau, Hồi trả lời bằng vụ thử liên tiếp 6 quả bom hạt nhân ở Tây Nam Hồi.
Trong 3 tôn giáo trên thì đạo Phật được nhiều người công nhận là đạo Từ Bi.Phật Giáo không nhìn Ấn Giáo và Hồi Giáo bằng con mắt hận thù ./.
Nguyễn Mộng Khô
http://phiem-dam.com/thamkhao46.htm