Phạm Xanh
PGS,TS, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội
PGS,TS, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội
Thời
cơ là một khái niệm rất quan trọng, gắn liền với sự thành bại của mỗi
cá nhân, của các đảng phái chính trị và của mỗi cộng đồng với những quy
mô khác nhau. Bài học thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn là
bài học đi cùng năm tháng, nếu chúng ta muốn thành công và không muốn
tụt hậu.
Hồ Chí Minh đã xác định tầm quan trọng có tính khái quát của khái niệm thời cơ qua hai câu thơ của bài thơ “Học đánh cờ” trong tác phẩm “Nhật ký trong tù”:
Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời, một tốt cũng thành công.
Trong cuộc sống thường nhật, chúng ta còn bắt gặp một số khái niệm khác có ý nghĩa tương tự như “vận hội”, “cơ hội”. Liên quan tới chủ đề Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đang bàn ở đây, xin được dùng khái niệm phổ biến và thông dụng nhất là “thời cơ”.
Hồ Chí Minh đã xác định tầm quan trọng có tính khái quát của khái niệm thời cơ qua hai câu thơ của bài thơ “Học đánh cờ” trong tác phẩm “Nhật ký trong tù”:
Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời, một tốt cũng thành công.
Trong cuộc sống thường nhật, chúng ta còn bắt gặp một số khái niệm khác có ý nghĩa tương tự như “vận hội”, “cơ hội”. Liên quan tới chủ đề Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đang bàn ở đây, xin được dùng khái niệm phổ biến và thông dụng nhất là “thời cơ”.
Một
cuộc khởi nghĩa hoặc tổng khởi nghĩa muốn thắng lợi đòi hỏi phải hội đủ
những điều kiện bên trong và bên ngoài (chủ quan và khách quan) mà
chúng ta thường gọi là điều kiện chín muồi. Trong lịch sử cận - hiện đại
Việt Nam, các phong trào, các cuộc khởi nghĩa không thành công, trước
hết đều bắt nguồn từ việc chưa hội đủ các điều kiện cần thiết. Chẳng
hạn, sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng
vào đầu tháng 2-1930 là một ví dụ điển hình về việc thời cơ chưa xuất
hiện. Khi đó, những người đứng đầu Việt Nam Quốc dân Đảng đã coi khởi
nghĩa như một giải pháp tình thế, như một trò chơi - “không thành công
cũng thành nhân”. Thế hệ cách mạng Việt Nam tiếp theo liền rút ra bài
học: Không được đùa với khởi nghĩa.
Thời cơ là một thành tố khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một cá nhân nào, của một tổ chức chính trị nào. Nó xuất hiện một cách bất ngờ và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Nói như vậy không có nghĩa là thời cơ là một cái gì đó không thể biết trước được, không thể đoán định được. Tuy nhiên, điều lý thú là ở chỗ, nó có mà không có và ngược lại. Vì thế, không phải ai cũng có thể dự báo được thời cơ, theo dõi, nắm bắt nó và cuối cùng là lợi dụng nó để đạt tới cái đích của mình.
Chúng ta hãy ngược dòng lịch sử xem Đảng Cộng sản Việt Nam, một tổ chức chính trị mạnh mẽ và rộng lớn nhất lúc đó, đã dự báo thời cơ cho cuộc vùng dậy xung thiên vào tháng 8-1945 từ bao giờ. Có thể từ tháng 5-1941, trong Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Quyền Tổng Bí thư Trường Chinh, tại Pắc Bó, Cao Bằng. Nghị quyết đã dự báo một cách chính xác về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và hệ lụy của nó: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó cách mạng nhiều nước thành công…”(1). Xin nhớ là, Nghị quyết này được thông qua vào tháng 5-1941, khi Liên Xô chưa tham chiến; một tháng sau, tháng 6-1941, phát-xít Đức bất ngờ tấn công Liên Xô.
Như vậy, thời cơ sẽ đến với nhiều nước trên thế giới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phần thắng nghiêng về Liên Xô và phe dân chủ. Đó là một khả năng làm xuất hiện thời cơ có lợi cho cách mạng nhiều nước, trong đó có cách mạng nước ta. Như chúng ta đã biết, dự báo đó hoàn toàn chính xác, đặc biệt là đối với châu Âu. Ở đó, chủ nghĩa xã hội từ một nước trở thành một hệ thống. Việt Nam ở châu Á đang rên xiết dưới ách thống trị của phát-xít Nhật và thực dân Pháp, chịu ảnh hưởng bởi chiến trường Thái Bình Dương, nơi mà cuộc chiến Mỹ - Nhật đang bước vào giai đoạn chót.
Từ rất sớm, Đảng ta, với sự phân tích chính xác, khoa học mâu thuẫu trong hàng ngũ kẻ thù, đã dự báo cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương và vạch ra những kế hoạch hành động khi tình hình mới tới. Bài báo đầu tiên dự báo về cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương là bài “Bóc trần mưu gian của đế quốc Nhật! Thống nhất hành động đánh đổ thù chung!” của Tổng Bí thư Trường Chinh, đăng trên Báo Cờ Giải phóng, số 3, ngày 15-2-1944. Trong bài báo đó, sau khi phân tích mâu thuẫn ngày càng tăng trong hàng ngũ kẻ thù, tác giả đã đi tới một nhận định đúng đắn là, sớm hay muộn cuộc đấu súng giữa chúng với nhau nhất định sẽ xảy ra: “Sự xung đột giữa Nhật - Pháp ngày thêm sâu sắc. Cho nên Nhật gấp rút”.
Từ đó, trong suốt năm 1944 và những tháng đầu năm 1945, trên những tờ báo, trong những văn kiện chính thức của Đảng ta, vấn đề “cuộc đảo chính của phát-xít Nhật” luôn luôn được nhắc tới nhằm hướng công tác chuẩn bị của Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng chủ động đón nhận nó. Vì thế, khi cuộc đảo chính của Nhật nổ ra vào đêm 9-3-1945, Đảng ta không bị động trước thời cuộc mà trái lại, chủ động vạch ra những nhiệm vụ chiến lược sát đúng để đưa cách mạng tiếp tục tiến lên. Ngay trong đêm Nhật - Pháp bắn nhau, từ chập tối, Hội nghị Thường vụ mở rộng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh, đã khai mạc tại chùa Đồng Kỵ, Bắc Ninh. Sợ bị lộ, Hội nghị chuyển sang làng Đình Bảng họp tiếp. Trên đường đi, bỗng nghe tiếng súng nổ dồn từ phía Hà Nội, các đồng chí dự Hội nghị dồn bước tới địa điểm mới, họp tiếp và ra ngay Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” vào ngày 12-3-1945. Bản Chỉ thị đó lập tức được chuyển tới nhà in bí mật của Đảng tại làng Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội. Ông Nguyễn Lương Hoàng phụ trách nhà in, đã cấp tốc cho in hàng nghìn bản và theo những đường giây bí mật chuyển đi các nơi.
Bản Chỉ thị nhận định, cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương đã tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi, tuy vậy cũng đã tạo ra những tiền đề cần thiết thúc đẩy cuộc khởi nghĩa chóng tới. Trong Bản Chỉ thị đó, Ban Chấp hành Trung ương, ngoài việc xác định kẻ thù mới và đề ra khẩu hiệu đấu tranh mới, còn dự báo hai khả năng làm xuất hiện thời cơ cho nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền trên cả nước, đó là: 1. Quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật; và 2. Nhật đầu hàng Đồng minh.
Dưới ánh sáng của bản Chỉ thị lịch sử đó, các cấp bộ đảng từ trung ương đến địa phương đã theo dõi sát sao diễn biến mặt trận Thái Bình Dương. Sau khi Hồng quân Liên Xô tiêu diệt một triệu quân Quan đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc và Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki, ngày 9-8-1945, Hội đồng tối cao chiến tranh của Nhật Bản đã họp bàn về các điều kiện đầu hàng theo Tuyên bố Pô-xđam. Sau những cuộc thương lượng giữa Nhật Bản và Đồng minh, ngày 14-8-1945, Hội đồng tối cao chiến tranh và nội các Nhật Bản với sự hiện diện của Nhật hoàng đã nhóm họp và thông qua quyết định đầu hàng Đồng minh.
Đúng giữa trưa ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng các lực lượng Đồng minh trên sóng phát thanh của Nhật Bản. Như vậy, thời cơ xuất hiện như khả năng thứ hai mà Đảng ta đã dự báo. Tin đó đến với lãnh tụ Hồ Chí Minh rất sớm qua bản tin đài BBC mà Người nghe được ở lán Nà Lừa, Tân Trào (Tuyên Quang). Thời cơ có một không hai đã đến với dân tộc chúng ta, bởi vậy, “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được tự do độc lập!” (Lời của lãnh tụ Hồ Chính Minh nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp ở lán Nà Lừa). Lập tức, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra quân lệnh số 1, trong đó có đoạn viết: “Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân, dân Việt Nam cùng giành lấy quyền độc lập của nước nhà… Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!... Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta!”(2).
Tiếp đó, Hội nghị Đảng toàn quốc và Quốc dân Đại hội nhóm họp tại Tân Trào quyết định phát động cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.
Như trên đã nói, thời cơ xuất hiện và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Trong Cách mạng Tháng Mười Nga, thời cơ chỉ tồn tại trong vòng 24 giờ. Vậy, trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của chúng ta, thời cơ tồn tại trong bao lâu? Trong Cách mạng Tháng Tám, thời cơ tồn tại một cách khách quan trong vòng hai mươi hôm, bắt đầu từ khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng (ngày 15-8) và kết thúc khi quân Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật trên đất nước ta theo Hiệp định Pô-xđam (ngày 5-9). Nếu phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc trước ngày 15-8 và sau ngày 5-9 đều không có khả năng thành công, bởi trước ngày 15-8, quân Nhật còn mạnh và sau ngày 5-9, trên đất nước có nhiều kẻ thù (từ vĩ tuyến 16 trở ra là quân Tưởng - Mỹ và sau đó là những kẻ “theo đóm ăn tàn”, và từ vĩ tuyến 16 trở vào là quân Anh và sau nó là quân Pháp trở lại xâm lược). Chỉ có thể giành chính quyền thắng lợi trong ngưỡng thời gian khắc nghiệt đó.
Cuộc Cách mạng Tháng Tám mà Đảng và Mặt trận Việt Minh phát động, như cơn sóng thần, đã cuốn phăng chính quyền phát-xít Nhật và tay sai. Ngày 30-8, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và tuyên bố “thà làm dân một nước tự do, còn hơn làm vua một nước nô lệ”. Trên đống đổ nát đó, chúng ta bắt tay xây dựng chế độ cộng hòa dân chủ bằng việc công bố trước quốc dân Việt Nam và nhân dân thế giới bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại vườn hoa Ba Đình, ngày 2-9-1945. Như vậy, mọi việc được chúng ta hoàn tất trước ba ngày để ngày 5-9-1945, với tư cách là chủ nhà, Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đón tiếp quân Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật trên đất nước ta.
Trong những bài học về thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, thì bài học về dự báo thời cơ, theo dõi và lợi dụng nó là bài học quan trọng nhất, xét trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, và vì thế, nó vẫn đi cùng năm tháng.
Đảng ta đã thấu triệt bài học đó và đặc biệt, đã vận dụng thành công bài học đó trong những thời đoạn lịch sử không thể nào quên của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cũng như trong thời kỳ xây dựng nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cuối năm 1974, đầu năm 1975, khi so sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường miền Nam, Đảng ta thấy có sự thay đổi mau lẹ, có lợi cho cách mạng. Cụ thể, quân ta đã giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đường 14 - Phước Long. Chiến thắng Phước Long như là phép thử sự phản ứng của chính quyền Sài Gòn và Mỹ - sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn và sự hạn chế của Mỹ trong việc can thiệp trở lại. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976. Tuy nhiên, Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh, “cả năm 1975 là thời cơ”, và chỉ rõ, “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Sau thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà nẵng, Bộ Chính trị thấy rõ thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã xuất hiện: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”, và xác định quyết tâm cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân là “phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kỹ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5-1975)”.
Thời cơ đã đến, cả nước xốc tới với khí thế xung thiên. Vào 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng tung bay trên dinh Độc lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh.
Trong thời kỳ đổi mới, trên nền tảng ổn định chính trị, Đảng ta đề ra đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, theo phương châm “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước”. Đường lối đối ngoại cởi mở đó đã tạo ra những cơ hội tốt đẹp, trong đó có việc thu hút vốn của các nước vào Việt Nam, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một cao. Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc, của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và mới đây, ngày 7-11-2006, là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Những bước tiến thần kỳ của đất nước thời kỳ đổi mới có một phần là do Đảng ta nắm vững và vận dụng bài học thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945
(Nguồn Tạp chí Cộng sản điện tử)
(1) Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t 7, tr 100
(2) Văn kiện đã dẫn, t 3, tr 140-141
Thời cơ là một thành tố khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một cá nhân nào, của một tổ chức chính trị nào. Nó xuất hiện một cách bất ngờ và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Nói như vậy không có nghĩa là thời cơ là một cái gì đó không thể biết trước được, không thể đoán định được. Tuy nhiên, điều lý thú là ở chỗ, nó có mà không có và ngược lại. Vì thế, không phải ai cũng có thể dự báo được thời cơ, theo dõi, nắm bắt nó và cuối cùng là lợi dụng nó để đạt tới cái đích của mình.
Chúng ta hãy ngược dòng lịch sử xem Đảng Cộng sản Việt Nam, một tổ chức chính trị mạnh mẽ và rộng lớn nhất lúc đó, đã dự báo thời cơ cho cuộc vùng dậy xung thiên vào tháng 8-1945 từ bao giờ. Có thể từ tháng 5-1941, trong Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Quyền Tổng Bí thư Trường Chinh, tại Pắc Bó, Cao Bằng. Nghị quyết đã dự báo một cách chính xác về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và hệ lụy của nó: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó cách mạng nhiều nước thành công…”(1). Xin nhớ là, Nghị quyết này được thông qua vào tháng 5-1941, khi Liên Xô chưa tham chiến; một tháng sau, tháng 6-1941, phát-xít Đức bất ngờ tấn công Liên Xô.
Như vậy, thời cơ sẽ đến với nhiều nước trên thế giới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phần thắng nghiêng về Liên Xô và phe dân chủ. Đó là một khả năng làm xuất hiện thời cơ có lợi cho cách mạng nhiều nước, trong đó có cách mạng nước ta. Như chúng ta đã biết, dự báo đó hoàn toàn chính xác, đặc biệt là đối với châu Âu. Ở đó, chủ nghĩa xã hội từ một nước trở thành một hệ thống. Việt Nam ở châu Á đang rên xiết dưới ách thống trị của phát-xít Nhật và thực dân Pháp, chịu ảnh hưởng bởi chiến trường Thái Bình Dương, nơi mà cuộc chiến Mỹ - Nhật đang bước vào giai đoạn chót.
Từ rất sớm, Đảng ta, với sự phân tích chính xác, khoa học mâu thuẫu trong hàng ngũ kẻ thù, đã dự báo cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương và vạch ra những kế hoạch hành động khi tình hình mới tới. Bài báo đầu tiên dự báo về cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương là bài “Bóc trần mưu gian của đế quốc Nhật! Thống nhất hành động đánh đổ thù chung!” của Tổng Bí thư Trường Chinh, đăng trên Báo Cờ Giải phóng, số 3, ngày 15-2-1944. Trong bài báo đó, sau khi phân tích mâu thuẫn ngày càng tăng trong hàng ngũ kẻ thù, tác giả đã đi tới một nhận định đúng đắn là, sớm hay muộn cuộc đấu súng giữa chúng với nhau nhất định sẽ xảy ra: “Sự xung đột giữa Nhật - Pháp ngày thêm sâu sắc. Cho nên Nhật gấp rút”.
Từ đó, trong suốt năm 1944 và những tháng đầu năm 1945, trên những tờ báo, trong những văn kiện chính thức của Đảng ta, vấn đề “cuộc đảo chính của phát-xít Nhật” luôn luôn được nhắc tới nhằm hướng công tác chuẩn bị của Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng chủ động đón nhận nó. Vì thế, khi cuộc đảo chính của Nhật nổ ra vào đêm 9-3-1945, Đảng ta không bị động trước thời cuộc mà trái lại, chủ động vạch ra những nhiệm vụ chiến lược sát đúng để đưa cách mạng tiếp tục tiến lên. Ngay trong đêm Nhật - Pháp bắn nhau, từ chập tối, Hội nghị Thường vụ mở rộng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh, đã khai mạc tại chùa Đồng Kỵ, Bắc Ninh. Sợ bị lộ, Hội nghị chuyển sang làng Đình Bảng họp tiếp. Trên đường đi, bỗng nghe tiếng súng nổ dồn từ phía Hà Nội, các đồng chí dự Hội nghị dồn bước tới địa điểm mới, họp tiếp và ra ngay Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” vào ngày 12-3-1945. Bản Chỉ thị đó lập tức được chuyển tới nhà in bí mật của Đảng tại làng Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội. Ông Nguyễn Lương Hoàng phụ trách nhà in, đã cấp tốc cho in hàng nghìn bản và theo những đường giây bí mật chuyển đi các nơi.
Bản Chỉ thị nhận định, cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương đã tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi, tuy vậy cũng đã tạo ra những tiền đề cần thiết thúc đẩy cuộc khởi nghĩa chóng tới. Trong Bản Chỉ thị đó, Ban Chấp hành Trung ương, ngoài việc xác định kẻ thù mới và đề ra khẩu hiệu đấu tranh mới, còn dự báo hai khả năng làm xuất hiện thời cơ cho nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền trên cả nước, đó là: 1. Quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật; và 2. Nhật đầu hàng Đồng minh.
Dưới ánh sáng của bản Chỉ thị lịch sử đó, các cấp bộ đảng từ trung ương đến địa phương đã theo dõi sát sao diễn biến mặt trận Thái Bình Dương. Sau khi Hồng quân Liên Xô tiêu diệt một triệu quân Quan đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc và Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki, ngày 9-8-1945, Hội đồng tối cao chiến tranh của Nhật Bản đã họp bàn về các điều kiện đầu hàng theo Tuyên bố Pô-xđam. Sau những cuộc thương lượng giữa Nhật Bản và Đồng minh, ngày 14-8-1945, Hội đồng tối cao chiến tranh và nội các Nhật Bản với sự hiện diện của Nhật hoàng đã nhóm họp và thông qua quyết định đầu hàng Đồng minh.
Đúng giữa trưa ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng các lực lượng Đồng minh trên sóng phát thanh của Nhật Bản. Như vậy, thời cơ xuất hiện như khả năng thứ hai mà Đảng ta đã dự báo. Tin đó đến với lãnh tụ Hồ Chí Minh rất sớm qua bản tin đài BBC mà Người nghe được ở lán Nà Lừa, Tân Trào (Tuyên Quang). Thời cơ có một không hai đã đến với dân tộc chúng ta, bởi vậy, “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được tự do độc lập!” (Lời của lãnh tụ Hồ Chính Minh nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp ở lán Nà Lừa). Lập tức, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra quân lệnh số 1, trong đó có đoạn viết: “Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân, dân Việt Nam cùng giành lấy quyền độc lập của nước nhà… Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!... Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta!”(2).
Tiếp đó, Hội nghị Đảng toàn quốc và Quốc dân Đại hội nhóm họp tại Tân Trào quyết định phát động cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.
Như trên đã nói, thời cơ xuất hiện và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Trong Cách mạng Tháng Mười Nga, thời cơ chỉ tồn tại trong vòng 24 giờ. Vậy, trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của chúng ta, thời cơ tồn tại trong bao lâu? Trong Cách mạng Tháng Tám, thời cơ tồn tại một cách khách quan trong vòng hai mươi hôm, bắt đầu từ khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng (ngày 15-8) và kết thúc khi quân Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật trên đất nước ta theo Hiệp định Pô-xđam (ngày 5-9). Nếu phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc trước ngày 15-8 và sau ngày 5-9 đều không có khả năng thành công, bởi trước ngày 15-8, quân Nhật còn mạnh và sau ngày 5-9, trên đất nước có nhiều kẻ thù (từ vĩ tuyến 16 trở ra là quân Tưởng - Mỹ và sau đó là những kẻ “theo đóm ăn tàn”, và từ vĩ tuyến 16 trở vào là quân Anh và sau nó là quân Pháp trở lại xâm lược). Chỉ có thể giành chính quyền thắng lợi trong ngưỡng thời gian khắc nghiệt đó.
Cuộc Cách mạng Tháng Tám mà Đảng và Mặt trận Việt Minh phát động, như cơn sóng thần, đã cuốn phăng chính quyền phát-xít Nhật và tay sai. Ngày 30-8, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và tuyên bố “thà làm dân một nước tự do, còn hơn làm vua một nước nô lệ”. Trên đống đổ nát đó, chúng ta bắt tay xây dựng chế độ cộng hòa dân chủ bằng việc công bố trước quốc dân Việt Nam và nhân dân thế giới bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại vườn hoa Ba Đình, ngày 2-9-1945. Như vậy, mọi việc được chúng ta hoàn tất trước ba ngày để ngày 5-9-1945, với tư cách là chủ nhà, Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đón tiếp quân Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật trên đất nước ta.
Trong những bài học về thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, thì bài học về dự báo thời cơ, theo dõi và lợi dụng nó là bài học quan trọng nhất, xét trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, và vì thế, nó vẫn đi cùng năm tháng.
Đảng ta đã thấu triệt bài học đó và đặc biệt, đã vận dụng thành công bài học đó trong những thời đoạn lịch sử không thể nào quên của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cũng như trong thời kỳ xây dựng nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cuối năm 1974, đầu năm 1975, khi so sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường miền Nam, Đảng ta thấy có sự thay đổi mau lẹ, có lợi cho cách mạng. Cụ thể, quân ta đã giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đường 14 - Phước Long. Chiến thắng Phước Long như là phép thử sự phản ứng của chính quyền Sài Gòn và Mỹ - sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn và sự hạn chế của Mỹ trong việc can thiệp trở lại. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976. Tuy nhiên, Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh, “cả năm 1975 là thời cơ”, và chỉ rõ, “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Sau thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà nẵng, Bộ Chính trị thấy rõ thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã xuất hiện: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”, và xác định quyết tâm cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân là “phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kỹ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5-1975)”.
Thời cơ đã đến, cả nước xốc tới với khí thế xung thiên. Vào 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng tung bay trên dinh Độc lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh.
Trong thời kỳ đổi mới, trên nền tảng ổn định chính trị, Đảng ta đề ra đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, theo phương châm “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước”. Đường lối đối ngoại cởi mở đó đã tạo ra những cơ hội tốt đẹp, trong đó có việc thu hút vốn của các nước vào Việt Nam, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một cao. Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc, của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và mới đây, ngày 7-11-2006, là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Những bước tiến thần kỳ của đất nước thời kỳ đổi mới có một phần là do Đảng ta nắm vững và vận dụng bài học thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945
(Nguồn Tạp chí Cộng sản điện tử)
(1) Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t 7, tr 100
(2) Văn kiện đã dẫn, t 3, tr 140-141