Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Quan hệ Việt - Nhật: Thành tựu và triển vọng

TS. Trần Quang Minh
Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Đông Bắc á

Ngày 21 tháng 9 năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản đ• chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử quan hệ hai nước. Trong suốt chặng đường 35 năm qua, với bao biến cố và sự kiện trong nước và quốc tế, quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia đ• vượt lên tất cả, đơm hoa kết trái, đóng góp vào hoà bình, ổn định và phát triển vì lợi ích của hai quốc gia, hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, bài viết này sẽ điểm lại một số thành tựu chủ yếu trong tiến trình xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị toàn diện giữa hai nước, những dấu mốc quan trọng trên con đường vươn tới một tầm cao mới như hiện nay.

Trước hết, cần khẳng định rằng Việt Nam và Nhật Bản vốn có quan hệ từ khá lâu trong lịch sử. Hai nước không những có nhiều nét tương đồng về văn hóa, mà còn có quan hệ giao lưu văn hóa và thương mại rất sớm. Các quan hệ đó đ• từng chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ giữa Nhật Bản với Đông Nam á ở thế kỷ XVI và XVII. Đến đầu thế kỷ XX, Phong trào "Đông Du" của Việt Nam do Phan Bội Châu khởi xướng có thể được coi là một sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời cận đại. Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam, phong trào ủng hộ Việt Nam đ• dấy lên mạnh mẽ ở Nhật Bản. Những sự kiện này chứng tỏ rằng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản vốn có cội nguồn từ trong lịch sử và là nền tảng cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ giữa hai nước hiện nay.
Thứ hai, mặc dù có một quá trình lịch sử hàng trăm năm, song quan hệ giữa hai nước không phải lúc nào cũng thuận lợi, tốt đẹp, mà đ• trải qua những bước thăng trầm gắn liền với những biến cố và sự kiện trong mỗi quốc gia cũng như trong khu vực và trên thế giới. Năm 1973 là một mốc quan trọng mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, và từ đó đến năm 1978 đ• có những bước đi khởi đầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ giữa hai nước như: trao đổi Đại sứ quán, Nhật Bản cho vay và viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam,v.v... Nhưng quan hệ hai nước vừa mới ấm lên chưa được bao lâu đ• chuyển sang giai đoạn lạnh nhạt kéo dài 12 năm (1979 - 1991), các mặt hợp tác giao lưu tụt xuống mức thấp nhất sau khi Nhật Bản tuyên bố cắt viện trợ đối với Việt Nam. Năm 1992 đánh dấu một mốc quan trọng khác trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, mở đầu một giai đoạn mới (từ 1992 đến nay) trong đó quan hệ hai nước được thúc đẩy một cách tích cực nhất và phát triển nhanh nhất trong lịch sử bang giao hai nước.
Thứ ba, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong hơn 3 thập kỷ qua phát triển mạnh nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Nh?t B?n là m?t trong nh?ng d?i tỏc kinh t? quan tr?ng hàng d?u c?a Vi?t Nam. Về mậu dịch, trong nhiều năm liền, Nhật Bản luôn là bạn hàng số một của Việt Nam, chỉ đến những năm gần đây mới tụt xuống vị trí thứ hai hoặc thứ ba sau Trung Quốc và Mỹ (Đồ thị 1). Tổng kim ngạch XNK của Việt Nam với Nhật Bản trong những năm gần đây đạt mức từ 6 đến 8 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch XNK của Việt Nam với tất cả các nơớc trên thế giới. Năm 2006, kim ngạch thương mại 2 nước đạt 9,9 tỷ USD tăng 16,8% so với năm 2005. Riêng 5 tháng đầu năm 2007 kim ngạch thương mại giữa 2 nước đạt 4,2 tỷ USD, tăng 8,0% so với cùng kỳ năm 2006. Hai bên đã đặt mục tiêu nâng tổng kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD vào năm 2010. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản là thuỷ hải sản, dệt may, dầu thô, cáp điện, đồ gỗ... Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Nhật Bản là cơ khí, sắt thép, điện tử, xe gắn máy, nguyên liệu dệt, da...
Về tiến trình hợp tác kinh tế, Việt Nam và Nhật Bản đ• kết thúc giai đoạn nghiên cứu khả thi về Hiệp định đối tác kinh tế song phương (EPA) vào cuối tháng 4/2006 và đã bắt đầu vòng đám phán chính thức đầu tiên tại Tokyo tháng 1/2007, vòng đàm phán thứ 2 tại Hà Nội 26/3/2007, vòng đàm phán thứ 3 tại Tokyo - Nhật Bản ngày 04/6/2007, vòng đàm phán thứ 4 đ• diễn ra tại Hội An - Việt Nam từ 17-22/7/2007.

Về đầu tư trực tiếp, tính đến tháng 12/2006, Nhật Bản đ• có 677 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 7,1 tỷ USD, đứng thứ ba trong số các nước và vùng l•nh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam (Sau Đài Loan và Singapore) (Đồ thị 2). Riêng năm 2006, tổng vốn đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam là 1,34 tỷ USD với 137 dự án cấp mới và 85 lượt tăng vốn. Hiện nay, hai bên đang tích cực triển khai giai đoạn 2 sáng kiến chung Việt - Nhật về cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.
               
Về viện trợ phát triển chính thức (ODA), Nhật Bản là nước tài trợ lớn nhất cho Việt Nam với tổng luỹ kế giai đoạn 1992-2005 đạt khoảng 11 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,4 tỷ USD. Các chương trình viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường.
ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đ• góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam theo cơ chế thị trường. Những đóng góp đáng kể của ODA Nhật Bản bao gồm: Cung cấp nguồn tài chính quan trọng cho sự phát triển kinh tế của VN; Góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và các chươơng trình phát triển kinh tế x• hội của VN; Góp phần phát triển nguồn nhân lực, xây dựng thể chế và chuyển giao công nghệ, quản lý cho VN; góp phần thúc đẩy và tăng cơường quan hệ hợp tác kinh tế VN-NB và hợp tác trên các lĩnh vực khác. Một số công trình quan trọng sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản như: Các công trình giao thông quan trọng: Quốc lộ 1A, quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 18, các cầu và cảng lớn nhơư cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cầu Mỹ Thuận, cầu Tân Đệ, đươờng hầm qua đèo Hải Vân...; Hệ thống cấp thoát nơớc ở các thành phố lớn nhươ Hà Nội, TP HCM, Hải Dơương; Các bệnh viện lớn nhươ: Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM, bệnh viện Bạch Mai (HN); các trơường học từ cấp tiểu học đến đại học ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nơước...
Thứ tư, trong quan hệ chính trị, nếu như ở các giai đoạn trước việc viếng thăm của quan chức cấp cao hai nước thường là hiếm hoi và thưa thớt, thì trong những năm gần đây các cuộc viếng thăm đó ngày càng trở nên thường xuyên và liên tục. Kể từ chuyến viếng thăm Nhật Bản của Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào tháng 3 năm 1993 đến nay, không có năm nào hai nước ngừng các chuyến viếng thăm lẫn nhau của các nhà l•nh đạo cấp cao của hai nước.
Những cuộc viếng thăm lẫn nhau quan trọng của l•nh đạo cấp cao hai nước có thể đến như: Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam 5 lần (Murayama 8/1994, Hashimoto 1/1997, Obuchi 12/1998, Koizumi 4/2002, Shinzo Abe 11/2006). Hoàng tử Nhật Bản Akishino thăm Việt Nam tháng 6/1999. Về phía Việt Nam, Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm Nhật Bản năm 1995, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh 10/2002, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Nhật Bản tháng 4/1993, Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Nhật Bản năm 1999 và sau đó thăm làm việc tại Nhật Bản vào các năm 2001, 4/2003, 12/2003, 6/2004 và tháng 7/2005. Tháng 10/2006, sau khi nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thăm chính thức Nhật Bản. Điều đáng nói là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là vị thủ tướng nước ngoài đầu tiên là khách mời của tân Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe. Tiếp theo, tháng 11/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã thăm chính thức Nhật Bản với tư cách là nguyên thủ Nhà nước Việt Nam đầu tiên đến thăm Nhật Bản kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất lớn đối với quan hệ hai nước, mở ra một thời kỳ phát triển mới cao hơn nữa của quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Nhật Bản.
Sau các chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Koizumi (tháng 4/2002) và chuyến thăm Nhật Bản của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh (tháng 10/2002), quan hệ giữa hai nước đã được nâng lên một nấc thang mới với tinh thần: cùng hành động, cùng tiến bước, thúc đẩy quan hệ - ổn định lâu dài và tin cậy lẫn nhau”. Trong chuyến thăm Việt Nam 7/2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung "Vươn tới tầm cao mới của quan hệ đối tác bền vững". Và, đặc biệt là sau chuyến thăm chính thức Nhật Bản tháng 10/2006 của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, quan hệ giữa hai nước đã được nâng lên một tầm cao mới với việc hướng tới xây dựng “d?i tỏc chi?n lu?c vỡ hũa bỡnh và ph?n vinh ? Châu Á".
Việt Nam và Nhật Bản cũng đã tạo dựng cơ chế đối thoại ở nhiều cấp. Ngoài đối thoại chính trị định kỳ ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao (từ 7/2004), Thứ trưởng Ngoại giao (từ 1993), hai bên đã xây dựng được cơ chế đối thoại kinh tế, an ninh và quốc phòng thường kỳ hàng năm. Trao đổi Ngoại giao - Quốc phòng cấp Vụ (từ 1/2001). Trao đổi tuỳ viên quân sự, mở Tổng lãnh sự quán ở TPHCM và Osaka (3/1997). Tháng 5/2007, hai bên thành lập ủy ban hợp tác Việt-Nhật do hai Bộ trưởng Ngoại giao làm đồng Chủ tịch phiên họp đầu tiên do đoàn tổ chức nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của PTT Bộ trưởng Phạm Gia Khiêm (22-26/5/2007).
Nhật Bản đ• trao tặng Huân chương mặt trời mọc - Huân chương cao quý nhất của Nhật Bản cho nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 11/2006) và nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan (tháng 5/2007). Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OEDC giúp Việt Nam về kỹ thuật...); Hai bên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế quan trọng, trong đó có Liên Hợp Quốc (LHQ).
Thứ năm, trong lĩnh vực an ninh, giữa Việt Nam và Nhật Bản đ• xuất hiện những điểm chung về lợi ích chính trị là duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông á và coi an ninh quốc gia là một bộ phận cấu thành và không thể tách rời khỏi an ninh khu vực và thế giới. Việt Nam và Nhật Bản đều có nhu cầu hợp tác về an ninh và đều thấy sự cần thiết phải đổi mới tư duy trong việc nhìn nhận và đánh giá các quan hệ quốc tế, phải tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt giữa hai nước và cố gắng tìm ra những điểm tương đồng nhằm đáp ứng được nhu cầu của mỗi nước. Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trong hơn một thập kỷ qua cũng là nét nổi bật đáng chú ý trong sự hợp tác về bảo đảm an ninh quốc gia của hai nước. Gần đây, hai nước đều nhận thấy sự cần thiết phải tiếp tục đối thoại song phương ở các cấp, đặc biệt là đối thoại chính trị sẽ giúp cho hai nước hiểu biết nhau hơn. Đồng thời, hai nước đ• và đang hợp tác chặt chẽ với nhau trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Thứ sáu, trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản cũng có những nét đáng chú ý. Chẳng hạn, giao lưu văn hóa giữa hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ và đ• diễn ra với những hình thức rất phong phú, đa dạng như: trao đổi các đoàn nghệ thuật, chiếu phim, dịch và xuất bản truyện tranh và các tác phẩm văn hóa, v.v... Đặc biệt, những năm gần đây Chính phủ Nhật Bản đ• tích cực giúp Việt Nam trong việc bảo tồn và phát triển các di sản văn hoá truyền thống. Trong đó phải kể đến phố cổ Hội An, khu Thánh địa Mỹ Sơn... và gần đây nhất là kế hoạch bảo tồn khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội
Trong hơn 30 năm qua, sự quan tâm của người Nhật về Việt Nam ngày càng tăng, số người nghiên cứu Việt Nam và số người biết tiếng Việt ở Nhật Bản ngày càng nhiều, số lượng sách của người Nhật nghiên cứu về Việt Nam được xuất bản liên tục, trong đó có một số được lựa chọn dịch sang tiếng Việt. Ngược lại, sự quan tâm của người Việt Nam về Nhật Bản cũng ngày càng gia tăng, số người nghiên cứu Nhật Bản và số người biết tiếng Nhật ở Việt Nam ngày càng nhiều, số lượng sách của người Việt Nam nghiên cứu về Nhật Bản và số lượng sách của người nước ngoài viết về Nhật Bản được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt đ• tăng lên nhiều lần so với trước đây.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo hai nước Việt Nam và Nhật Bản đ• có truyền thống hợp tác từ Phong trào Đông Du đầu thế kỷ XX, rồi đến nửa cuối của thế kỷ trước Nhật Bản đ• đào tạo cho Việt Nam hàng loạt các nhà khoa học. Số lượng sinh viên Việt Nam học tập ở Nhật Bản và số lượng sinh viên Nhật Bản học tập ở Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh. Có nhiều người cho rằng hiện nay đang xuất hiện một phòng trào Đông Du mới của Việt Nam.
Ngoài ra, còn nhiều sự hợp tác giúp đỡ khác nữa của Nhật Bản đối với Việt Nam như sự hợp tác giúp đỡ trong việc xây dựng luật pháp, sự hợp tác và giúp đỡ trong việc phát triển khoa học và công nghệ, v.v... Nhưng có lẽ sự giúp đỡ trao đổi kinh nghiệm, kể cả kinh nghiệm thành công và chưa thành công của Nhật Bản là những bài học rất quý giá đối với Việt Nam.
*
*     *
Trên đây là những đặc trưng cũng như những dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 35 năm qua. Có thể khẳng định rằng những thành tựu đ• đạt được trong quan hệ giữa hai nước là rất to lớn và ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Những năm đầu thế kỷ 21 này thực sự là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự vươn tới một tầm cao mới của quan hệ giữa hai nước. Có thể khẳng định rằng, triển vọng của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong tương lai là rất sáng sủa. Trong bối cảnh gia tăng hội nhập khu vực và toàn cầu hoá hiện nay, với tiềm năng phát triển của hai nước, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản nhất định sẽ phát triển hơn nữa về mọi mặt. Hiện nay vấn đề hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển đang là xu thế chủ đạo ở khu vực châu á - Thái Bình Dương. Đây chính là môi trường rất thuận lợi để Việt Nam và Nhật Bản tích cực tham gia ngày càng nhiều vào quá trình liên kết về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Những bài học kinh nghiệm trong quan hệ trước đây giữa hai nước và đặc biệt là sự ổn định trong mỗi nước đang là những tiền đề quan trọng cho sự hợp tác lâu dài trong tương lai./.

tài liệu tham khảo
1.             Trần Quang Minh - Ngô Xuân Bình (Chủ biên): Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Quá khứ, hiện tại, và tương lai. NXB Khoa học x• hội, Hà Nội, 2005
2.             Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc á (nhiều số)
3.             Bản tin Kinh tế, TTXVN (nhiều số).
4.             Tài liệu tham khảo, TTXVN (nhiều số)
5.             Thời báo Kinh tế Việt Nam (nhiều số).
6.             Báo Đầu tư (nhiều số).
7.             Website của Bộ Ngoại giao Nam http://www.mofa.gov.vn/
8.             Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam:  http://www.mpi.gov.vn/
9.             Website của Bộ Thương mại Việt Nam: http://www1.mot.gov.vn/tktm/
10.           Website của Tổng cục Thống kê Việt Nam: http://www.gso.gov.vn/