PHẦN I: Yếu điểm của năng lực giám sát trên biển của Trung Quốc
Sự
chia rẽ của các thực thể thẩm quyền trên biển ở Trung Quốc đã cản trở
nghiêm trọng sự phát triển đồng bộ của các cơ quan tuần duyên. Những
con rồng giống hệt nhau ở những chức năng nhất định, không hợp tác hiệu
quả với nhau và quá yếu để đạt được những đột phá căn bản trong quản lý
hàng hải.
Nghiên cứu này ưu tiên đưa ra một bản trình bày khách quan và chi tiết các thứ bậc hiện tại của các thực thể tuần duyên Trung Quốc khác nhau, cơ bản bởi vì không có một nghiên cứu như thế trước đây
bằng tiếng Anh. Mặc dù vậy, việc đặt nền tảng giải thích hiện tượng
trung tâm đang nói tới: yếu điểm tương đối của Trung Quốc trong năng lực
của lực lượng tuần duyên vẫn là quan trọng. Ba cách lý giải liên quan
được xem xét phía sau: các quá trình hiện đại hóa, các vấn đề kinh tế,
và cuối cùng, các vấn đề cơ cấu tổ chức. Không có gì phải nghi ngờ khi
những cách lý giải khác nhau này có những mối liên hệ phức tạp; ví dụ,
các vấn đề về kinh tế và cơ cấu tổ chức rõ ràng là kết quả của các quá
trình hiện đại hóa. Tuy vậy, vẫn cần phải tập trung vào các điểm khác
nhau của những mối liên hệ nhân quả khác nhau.
Ảnh 17: Cục
Giải cứu và Cứu hộ của MSA đưa hai chiếc trực thăng EC225s vào vận hành
năm 2007. Việc các cơ quan hàng hải dân sự Trung Quốc phát triển hơn
nữa lực lượng hàng không dường như đang là một ưu tiên. (Diễn đàn Quốc
phòng Trung Quốc)
Một
bài báo gần đây với nội dung vô cùng hữu ích của tác giả Richard
Suttmeier với tựa đề “Trung Quốc, Sự An toàn và Việc Quản lý Rủi ro”
giải thích rằng người ta thường nghĩ có một mối quan hệ sâu sắc giữa
tính hiện đại và sự an toàn. Ông viết “Sự giàu có và quyền lực được
trông đợi từ “sự hiện đại hóa” từ lâu đã được xem là những bước phát
triển giảm rủi ro, tăng độ an toàn ở Trung Quốc – và nhiều nơi khác.”[120]
Sự giàu có và giáo dục có thể dẫn đến “công cuộc hiện đại hóa lần thứ
sáu” ở Trung Quốc – khiến cho Bắc Kinh có thể “chế ngự những rủi ro về
môi trường và công nghệ.”[121]
Phân tích của Suttmeier nhìn vào ví dụ của ngành hàng không dân dụng
của Trung Quốc và cho rằng “biển hiện của Trung Quốc về các vấn đề an
toàn… đã thu hút và duy trì được sự quan tâm chính trị và quản lý ở cấp
độ cao… điều này cho phép nói đến sự dư thừa.”[122] Lập luận cơ bản ở đây là các lực
lượng tuần duyên của Trung Quốc không thể thực hiện chức năng một cách
có hiệu quả cho đến khi Trung Quốc trở thành một xã hội hiện đại; đến
lúc đó, Trung Quốc về cơ bản vẫn thiếu tiền. Ngoài ra, nhiều nhu cầu
khác cũng diễn ra trước đó, nhất là sự tồn vong về mặt kinh tế và chính
trị mà không thể xem thường tại nhiều thời điểm nhất định trong suốt
“Một thế kỷ bị sỉ nhục” và trong Chiến tranh Lạnh. Do đã giải thoát
Trung Quốc khỏi những mối đe dọa sinh tồn và đưa quốc gia này ra khỏi
cảnh nghèo nàn, Bắc Kinh hiện có thể chuyển sang các ưu tiên thứ cấp
trước đó về quản lý biển hiệu quả và thậm chí sang một quan niệm tương
đối mới về coi trọng sinh mạng cá nhân. Tuy nhiên, Suttmeier còn đưa ra
một câu hỏi đầy khiêu khích rằng liệu “lần hiện đại hóa lần thứ sáu” có
thể diễn ra mà không có sự tự do hóa chính trị - yếu tố cổ vũ “sự minh
bạch trong các chiến lược chế ngự rủi ro của Trung Quốc” bằng cách trao
quyền cho các tổ chức dân sự xã hội mà có quyền tự trị và… các nguồn
lực.”[123]
Một
cách lý giải khác mà ưu tiên các nhân tố kinh tế cụ thể có thể phù hợp
hơn với lối suy nghĩ gần đây của Bắc Kinh. Suttmeier kêu gọi một “cơ chế
điều tiết dựa trên cơ sở khoa học mà cũng nhạy cảm với các lực lượng
thị trường.”[124]
Ông giải thích: “Trung Quốc cần nhiều cơ chế kiềm chế và quản lý rủi ro
để giải quyết các yếu tố khuyến khích cũng như cản trở những cá nhân tự
đưa ra quyết định kinh tế.”[125]
Theo quan điểm này, trật tự trong các vùng duyên hải của Trung Quốc đơn
thuần chỉ là một yêu cầu của nền kinh tế duyên hải đang phát triển
nhanh. Những tập đoàn hùng mạnh đòi hỏi việc quản lý một cách có trật tự
các hải cảng và sự lưu thông an toàn, đáng tin cậy cho tàu thuyền (cũng
như hàng hóa mà chúng chuyên chở). Những thảm họa hàng hải như bi kịch
phà Dashun năm 1999 gây tổn thương không chỉ cho các nạn nhân và niềm tự
hào quốc gia mà cả các doanh nghiệp, và sự việc này phản ánh xấu đến
chất lượng kỹ thuật cũng như hiệu quả cơ cấu tổ chức của Trung Quốc. Văn
hóa an toàn – và – an ninh của
Trung Quốc có thể truyền từ các tập đoàn này ra ngoài. Suttmeier nhấn
mạnh những đóng góp quan trọng của những thị trường bảo hiểm ngày một
phức tạp ở Trung Quốc;[126]
những cải thiện của lực lượng tuần duyên có thể được xem là một hình
thức bảo hiểm mới cho đầu tư khối lượng lớn được thực hiện trong thương
mại hàng hải Trung Quốc.
Cách
lý giải cuối cùng là chủ đề quan trọng của bài viết này và là chủ đề
trung tâm của nghiên cứu của Viện Ninh Ba năm 2007 – đó là sự chia rẽ
của các thực thể thẩm quyền trên biển ở Trung Quốc đã cản trở nghiêm
trọng sự phát triển đồng bộ của các cơ quan tuần duyên của Trung Quốc.[127]
Những con rồng giống hệt nhau ở những chức năng nhất định, không hợp
tác hiệu quả với nhau, và bản thân thì quá yếu để có thể đạt được những
đột phá căn bản trong việc quản lý hàng hải – ví dụ, trong việc nghiên
cứu và cứu hộ tầm xa, Suttmeier nêu vấn đề này và lưu ý rằng “trách
nhiệm điều phối thường bị phân tán với hậu quả là không một cơ quan nào
thuộc chính phủ trung ương có quyền kiểm soát… Sự hợp tác hiệu quả giữa
các cơ quan của chính phủ trung ương, và giữa chính phủ trung ương và
chính phủ địa phương, từ lâu đã được xem là một vấn đề cốt yếu về quản
trị đất nước ở một Trung Quốc đang thay đổi nhanh chóng.”[128]
Quả thực, vấn đề đáng kể giữa các cơ quan tuần duyên của Trung Quốc (ví
dụ, MSA) là các cơ quan địa phương thường có nhiều quyền lực hơn trung
ương về vấn đề cung cấp dự phòng, một tình thế làm sâu sắc sự chia rẽ,
không đồng bộ và tính không gắn kết hơn nữa.[129]
Tóm
lại, những cách lý giải về hiện đại hóa và kinh tế đưa ra lý do đáng để
lạc quan. Tuy nhiên, sự hiện đại hóa lực lượng tuần duyên ở Trung Quốc
có thể tiếp tục bị chậm lại vì những thất bại liên quan đến, trước hết
là, việc thiếu các thực thể trong xã hội dân sự mà chịu trách nhiệm giữ
cho cơ cấu quản lý hàng hải của Trung Quốc trung thực và quan trọng hơn
vẫn là việc thiếu thống nhất nỗ lực ở khắp nơi.
Ảnh 19: Hai
tàu nhỏ từ MSA (cận cảnh và bên phải) trong ảnh thả neo phía đối diện
với một chiếc tàu đến từ FLEC. Có một sự hợp tác nào đó giữa các chính
quyền hàng hải dân sự của Trung Quốc, nhưng cũng thấy rõ là những nhà
phân tích hàng hải Trung Quốc nhận thức được một số vấn đề trong việc
làm cho những cơ quan riêng rẽ có liên quan cùng phối hợp với nhau để phục vụ các lợi ích hàng hải của Trung Quốc. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)
Một nghiên cứu tình huống về An ninh Hợp tác Hàng hải
Ảnh 19: Thuyền
trưởng Bernard Moreland, cựu sỹ quan liên lạc của Lực lượng Tuần duyên
Hoa Kỳ được bổ nhiệm đến Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, tham gia vào một
cuộc hội thoại chuyên nghiệp với các thành viện của Lưc lượng Tuần duyên
trong một lần viếng thăm viện của họ ở Ninh Ba. Việc Lực lượng Tuần
duyên Hoa Kỳ đưa đến Bắc Kinh đề nghị cung cấp chỗ dừng chân cấp 06 cho
bính lính là một dấu hiệu về mong muốn tăng cường hợp tác hàng hải song
phương của Hoa Kỳ. (Ảnh chính thức USCG)
Bất
chấp rằng hầu hết các lực lượng tuần duyên đều có những mối quan hệ rắc
rối và đặc biệt với các lực lượng hải quân quốc gia, họ chỉ được chỉ
định làm mũi nhọn dẫn đầu một chương trình an ninh hàng hải hợp tác.
Điều này xuất phát từ lý do các lực lượng tuần duyên phải đương đầu với
một loạt những thách thức là quan ngại chung của tất cả các nước có lợi
ích hàng hải. Quả thực, nhiều trong số những thách thức đó không thể
giải quyết mà không có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ. Trong bối cảnh đó,
bài học rút ra là phải xem xét mối quan hệ đã nở rộ từ suốt thập kỷ cuối
giữa Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ và lực lượng tuần duyên Trung Quốc
trong khi việc liên lạc giữa hải quân với hải quân vẫn còn khá hạn chế.
Ảnh 20: Trung
tướng hải quân của Lực lượng Tuần duyên Charles D. Wurster sau giữ chức
Trung Tá khu vực Thái Bình Dương, tặng Tổng Giám đốc Chen Aiping của
MSA Trung Quốc một bức ảnh kỷ niệm đề cao Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ và
MSA Trung Quốc vào ngày 4 tháng 4 năm 2008 ở Alameda, California. USCG
và MSA Trung Quốc đã có những cuộc viếng thăm trao đổi với phạm vi khá
rộng và nhiều hình thức hợp tác khác. (Ảnh chính thức của USCG)
Ảnh 21: Đội
thủy thủ từ tàu Cutter Boutwell của Lực lượng Tuần duyền Hoa Kỳ rèn
luyện với Lực lượng Tuần duyên Trung Quốc ở Thượng Hải trong suốt tháng
8/2007. Boutwell thăm Trung Quốc với tư cách là đại diện của Lực lượng
Tuần duyên Hoa Kỳ tại Diễn đàn các Lực lượng Tuần duyên Bắc Thái Bình
Dương. Đây là diễn đàn được phát triển để tăng cường an toàn và an ninh
hàng hải quốc tế ở Bắc Thái Bình Dương và đã dần trở thành tổ chức quốc
tế phát triển nhất chuyên về an ninh hàng hải ở khu vực Đông Á năng
động. (Ảnh của Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ)
Việc
hợp tác nghiên cứu và cứu hộ đã rất thành công – một thành tựu mà có
thể đo bằng số sinh mạng được cứu thoát. Trong năm 2007, hệ thống báo
cáo Amver của USCG – hệ thống hỗ trợ công cuộc kết hợp cứu hộ xuyên địa
cầu bằng cách trao đổi dữ liệu trên những tàu tham gia ở gần những tàu
gặp nạn – chứng minh sự quan trọng đối với công việc cứu hộ nguy hiểm
của các thủy thủ Trung Quốc trong hai vụ việc. Trong tháng ba, Unicorn Ace,
với một đội gồm mười chín người dân Trung Quốc, đã bị chìm ở biển Đông.
Đội Dịch vụ Cứu hộ Hồng kông bằng cách tham vấn hệ thống USCG Amver, đã
phát hiện và đinh vị bằng phương thức vô tuyến một tàu trở hàng ở cách
đó không xa và cứu được mười một thủy thủ. Đáng kể hơn, trong tháng Bảy,
tàu Haitong 7, chở hai mươi hai công dân Trung Quốc và
gỗ xẻ từ New Guinea đến Đại Liên, đã bị mắc kẹt và đắm trong một cơn bão
ở khu vực ba trăm dặm theo hướng tây bắc đảo Guam; những người sống sót
rải rác khắp cả đại dương rộng một nghìn dặm. Thêm nữa, các tàu buôn
được hệ thống Amver báo động có vai trò cốt yếu cho việc cứu hộ cũng như
hai tàu bay P-3 của Hải quân Mỹ và hai tàu USCG. Các nhân viên cứu hộ
Hoa Kỳ đã hợp tác chặt chẽ với cơ quan cứu hộ Trung Quốc và nhận từ họ
các thông tin hỗ trợ kế hoạch cứu hộ. Mười ba thủy thủ Trung Quốc cuối
cùng đã được cứu thoát. Một vài khía cạnh trong sự hợp tác hàng hải có
thể là dấu hiệu rõ ràng cho việc xây dựng niềm tin và sự hợp tác nhằm hỗ
trợ cứu các thủy thủ gặp nạn.[130]
Ảnh 22: Tàu
Rush Cutter của Lực lượng Tuần duyên dài 378 foot (khoảng 115m), đăng
ký neo đậu tại Honolulu, Hawaii, đến Thượng Hải vào ngày 1/10/2009. Đoàn
thủy thủ của Rush đã ở Trung Quốc để tham gia cộng tác hàng hải và trao
đổi văn hóa. Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đã thể
hiện thiện chí đầy ý nghĩa với các cơ quan hàng hải Trung Quốc, có khả
năng xây dựng cơ sở cho mối quan hệ đối tác rộng hơn nữa giữa Hoa Kỳ và
Trung Quốc. (Ảnh chính thức của USCG)
Lĩnh
vực hợp tác hiệu quả khác là trong lĩnh vực các ngư trường ngoài khơi.
Cụ thể, USCG và FLEC Trung Quốc đã phát triển một sự cách tân trọng đại
để hỗ trợ thực thi một nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cấm
thả lưới đánh cá ở vùng biển cả. Phương pháp của họ bao gồm việc cử tạm
thời các quan chức FLEC đến các tàu của Mỹ tuần tra Bắc Thái Bình Dương.
Ví dụ, một “người lái tàu” FLEC đã lên tàu USCGC Boutwell (WHEC 719)
vào tháng 8/2007. Trong một trường hợp đáng chú ý khác, một thuyền đánh
cá bị nghi ngờ có sử dụng lưới ban đầu khiếu nại cơ quan đăng ký Trung
Quốc và từ chối cuộc điều tra của một nhóm lên tàu Boutwell. Tuy nhiên,
người lái tàu FLEC vừa có thẩm quyền và kỹ năng điều tra tàu đã bắt giữ
tàu. FLEC sau đó đã áp tải tàu Yu Zheng 118 một quãng đường dài từ
Yantai cho đến khi gặp Boutwell và bắt giam tàu và đội thủy thủ phạm
tội. Hoạt động này đã lặp lại hơn sáu lần trong năm 2007 và trong suốt
giai đoạn này, quá trình “hợp tác cưỡng chế quốc tế mà đã tạo thành các
cơ chế cuối cùng cũng dẫn đến tình thế phải trao đổi tin tức tình báo và
các kế hoạch hoạt động.”[131]
Người ta có thể dễ dàng hình dung một phạmvirộnglớncác sáng kiến môi
trường tương tự mà hưởng lợi từ sự hợp tác sáng tạo Mỹ-Trung, bao gồm
nhiều lĩnh vực trong phạm vi hàng hải.
Nhưng
có một lĩnh vực quan trọng khác trong hợp tác hàng hải liên quan đến an
ninh hải cảng và các quyền của quốc gia mà tàu mang cờ. Trung Quốc đang
là người dẫn đầu trong Sáng Kiến An Ninh Công-te-nơ (CSI), một nỗ lực
để đảm bảo rằng số lượng lớn công-te-nơ vào cảng Mỹ mỗi năm không thể bị
sử dụng để vận chuyển những tay khủng bố hoặc trong tình huống xấu nhất
là vũ khí hủy diệt. Những đội chuyên
gia của USCG thường xuyên viếng thăm các cảng của Trung Quốc để thảo
luận các yêu cầu và trao đổi hoạt động an ninh. Các đoàn đại biểu của Bộ
Giao thông Trung Quốc đã tiến hành các chuyến viếng thăm đáp lại đến
các cảng của Hoa Kỳ. Nhân viên của USCG cũng là khách hàng thường xuyên
của các xưởng đóng tàu Trung Quốc, bởi họ phải thẩm tra việc sửa chữa ở
các tàu mang cờ của Hoa Kỳ. Tương tự, Hiệp hội Xếp hạng tàu Trung Quốc
(China Classification Society) hiện đang có các văn phòng tại Hoa Kỳ và
thăm các cảng của Hoa Kỳ để kiểm tra các tàu mang cờ của Trung Quốc.[132]
Ảnh 23: Các
học viên lực lượng tuần duyên Trung Quốc luyện tập ở nước ngoài trên
tàu Eagle của USCG ở Đại Tây Dương trong suốt tháng 8/2009. Thiếu úy Dun
Mao, từ Trường Sa ở Tỉnh Hồ Nam, thuộc Viện Công An Biển Trung Quốc,
được các bạn cùng lớp giúp mặc đồ bảo hộ. Bốn học viên Trung Quốc và một
sĩ quan đã dành ba tuần ở Mỹ, đào tạo với các đơn vị khác nhau thuộc
Lực lượng Tuần duyên. Năm 2010, các học viên từ Viện Tuần duyên Hoa Kỳ
được sắp xếp đến Trung Quốc đào tạo với Viện Công An Biển của nước này. (Ảnh chính thức của USCG)
Dựa
vào lượng lớn thương mại hải vận giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, có lẽ không
có gì phải ngạc nhiên khi hình thức hợp tác hàng hải này vừa rộng lại
vừa sâu với việc trao đổi biệt phái các quan chức của mỗi nước đến các
cảng chính của nước kia. Sự hợp tác thực tiễn và cơ bản này có thể phục
vụ sự nghiệp an ninh hàng hải rộng hơn ở khu vực châu Á – Thái Bình
Dương như thế nào là vấn đề rất đáng xem xét.
Mặc
dù tiến trình hợp tác lực lượng tuần duyên song phương là rất ấn tượng,
cũng có những hạn chế và thách thức thực sự kìm hãm việc mở rộng hơn
nữa mối quan hệ này. Rõ ràng nhất là đã xuất hiện những khó khăn trong
việc phối hợp xuất phát từ thực tế là phía Trung Quốc không có một cơ
quan nào tương tự như USCG mà thay vào đó là một nhóm các cơ quan thường
xuyên cạnh tranh lẫn nhau.
Một
vấn đề lớn nữa liên quan đến các nguồn lực của USCG, bởi vì tổ chức này
ban đầu không được giao nhiệm vụ tiến hành các cuộc chiến quốc tế. Hơn
nữa, nguồn lực nhỏ bé mà USCG dành cho các hoạt động của quốc tế lại có
xu hướng dành cho các ý tưởng liên quan đến cuộc chiến toàn cầu chống
khủng bố. Sự phức tạp thứ ba là ở mức độ nào đó cả hai quốc gia có sự ưu
tiên khác nhau trong vấn đề quản lý hàng hải: Washington ưu tiên cho sứ
mệnh chống chủ nghĩa khủng bố kể từ sau cuộc tấn công ngày 11/9, còn
Bắc Kinh thì tiếp tục đặt các vấn đề về chủ quyền lên hàng đầu. Tuy
nhiên, USCG cũng đã dẫn đường cho sự phát triển về hợp tác hàng hải giữa
Mỹ và Trung Quốc bằng cách “tìm kiếm những lĩnh vực mà cả Trung Quốc và
Mỹ đều mong muốn có được. Đàm phán về việc làm thế nào để thực hiện một
lợi ích song phương tốn ít sức hơn nhiều so với việc đàm phán để đạt
được tiếng nói chung giữa hai bên thù địch.”[133] Hơn nữa, trái với lẽ thường, hợp tác giữa Mỹ và các cơ quan hành pháp của Trung Quốc rất có thể sẽ thực sự làm gia tăng việc tôn trọng các quy chuẩn về nhân quyền của Bắc Kinh.[134]
Một chương trình có giá trị lớn dành cho cảnh sát biển của Trung Quốc
bắt nguồn từ việc USCG sẵn sàng cho phép các thực tập sinh của Trung
Quốc tham gia chương trình hè Cadet. Các sinh viên Trung Quốc vẫn chưa
có khả năng tham gia toàn bộ khóa học ở Học viện An ninh Biển của Mỹ,
nhưng sự trao đổi này nên được mở rộng hơn nữa và có đi có lại đối với
các sinh viên Mỹ được thực tập tại các học viện có thẩm quyền hàng hải
của Trung Quốc. Trao đổi chuyên môn cũng có thể hữu ích cho sự hợp tác
song phương trong lĩnh vực quan trọng này. Khi đã rõ ưu tiên về hợp tác
quốc tế trong chiến lược hàng hải mới của Mỹ, các nhà lãnh đạo Hải quân
Mỹ sẽ nghiên cứu kỹ các kinh nghiệm gần đây của USCG với Trung Quốc để
thấy được sự hợp tác đã được tăng cường này sẽ giúp ích như thế nào cho
động cơ lớn hơn của an ninh hàng hải châu Á -Thái Bình Dương.[135]
Phần cuối “Triển Vọng Trong Tương Lai Và Các Hàm Ý Chiến Lược ”
Lyle J. Goldstein, Trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ
Hiếu Minh, Ngọc Trang, Hà Tuyên (dịch)
Đỗ Thị Thủy (hiệu đính)
Bản gốc tiếng Anh "Five Dragons Stirring Up the Sea - Challenge and Opportunity in China's Improving Marritime Enforcement Capabilities ", Tạp chí Nghiên cứu biển Trung Quốc, số 5, tháng 4/2010, Trường Cao đẳng Hải chiến, Newport, Rhode Island, Hoa Kỳ
CHÚ THÍCH:
[120] Richard Suttmeier, “China, Safety, and the Management of Risks,” Asia Policy 6 (tháng 7, 2008), trang 133.
[121] Như trên, trang 131.
[122] Như trên, trang 141.
[123] Như trên, trang 143.
[124] Như trên, trang 142.
[125] Như trên, trang 143.
[126] Như trên, trang 144.
[127]
Một luận điểm tương tự được đưa ra trong Tian Chengji, “Expert Calls
for a ‘Chinese Coast Guard’ to Protect Maritime Rights and Interests.”
[128] Suttmeier, “China, Safety, and the Management of Risks,” trang 142.
[129] Moreland, Các thảo luận với tác giả, tháng 4, 2007.
[130]
Đoạn văn này tóm tắt sự mô tả chi tiết của các vụ đụng độ nêu trong
Moreland, “U.S.-China Civil Maritime Engagement,” trang 8–9.
[131] Như trên, trang 6.
[132] Như trên, trang 6–7.
[133] Như trên, trang 11.
[134] Như trên, trang 4–5.
[135]
Xem Bộ Hải quân Mỹ, A Cooperative Strategy for 21st Century Seapower
(Washington, D.C.: 17 October 2007), có tại www.navy.mil/maritime/;
reprinted in Naval War College Review 61, số 1 (Winter 2008), có tại www
.usnwc.edu/Publications/Naval-War-College -Review.aspx.
PHẦN II: Lực lượng Tuần duyên và Hải quân Trung Quốc - Con rồng thứ sáu hùng mạnh nhất?
Một
thời gian dài trong Chiến tranh Lạnh, hải quân Trung Quốc không là gì
nhiều hơn một lực lượng tuần duyên tỉ mỉ. Ngày này, sự phân chia rõ ràng
hơn đang diễn ra vì hải quân Trung Quốc nhấn mạnh chiến tranh tập trung
vào công nghệ.
Ảnh 15: Tàu
tiếp nhiên liệu cứu hộ của MSA hoạt động gần với hai tàu Hải quân PLA.
Duy trì hỗ trợ cho việc qua lại của tàu thuyền dọc những bờ biển sầm uất
của Trung Quốc là nhiệm vụ chính của MSA. (Diễn đàn Quốc phòng Trung
Quốc)
Trong
số những thực thể giống như lực lượng tuần duyên, việc xem xét vai trò
và nhiệm vụ, không tính đến nguồn lực, giữa một bên là lực lượng tuần
duyên và một bên là hải quân như thế nào là điều tự nhiên và thích đáng.
Nhà lý luận sức mạnh biển Geoffrey Till giải thích rằng mặc dù sự chồng
lấn là không thể tránh khỏi và hợp lý, vẫn có số mô hình lực lượng tuần
duyên có những mối quan hệ khác biệt với hải quân quốc gia. Till thấy
rằng “Với sự mở rộng quan điểm về an ninh, có lẽ bị thúc giục bởi các sự
kiện ngày 11/09, phạm vi chồng lấn tiềm tàng đang tăng lên theo nhiều
hướng làm nảy sinh những vấn đề liên quan đến câu hỏi ai phải chịu trách
nhiệm cho cái gì.” Ông giải thích thêm, một số quốc gia có hải quân và
lực lượng tuần duyên với những nhiệm vụ riêng biệt đáng kể, trong khi ở
những nước khác (thường là những nước nhỏ hoặc kém phát triển hơn) chính
hải quân về cơ bản thực hiện chức năng như lực lượng tuần duyên, chủ
yếu năng động trong các hoạt động tuần tra, quản lý bờ biển và các nhiệm
vụ nghiên cứu và cứu hộ[108].
Các
nhà phân tích của Trung Quốc đã ghi nhận đúng lúc rằng một số lực lượng
tuần duyên, bao gồm USCG, đã can thiệp trầm trọng vào an ninh quốc gia.
Ví dụ, một nhà phân tích hàng hải Trung Quốc ghi chú rằng lực lượng
tuần duyên hùng mạnh của Nhật bản đảm nhiệm chức năng như một lực lượng
dự phòng quan trọng cho hải quân Nhật bản[109].
Các tác giả của nghiên cứu của Viện Ning Ba quan sát thấy rằng Hoa Kỳ
rõ ràng đã xem Lực lượng Tuần duyên của mình là một trong năm dịch vụ có
trang bị vũ trang, nhiều lần sử dụng đơn vị này với nhiệm vụ chiến
đấu.”[110]
Những nhà phân tích này khá thẳng thắn khi tiên đoán vai trò quan trọng
của các thực thể tuần duyên của Trung Quốc trong bất kỳ xung đột vũ
trang nào trong tương lai: “Trong thời chiến, theo sự chỉ huy của hải
quân, [các bộ phận tuần duyên của Trung Quốc] sẽ tháp tùng giao thông
hàng hải, hỗ trợ kiểm soát giao thông hàng hải và cùng với các tàu đổ
bộ, thực hiện nhiệm vụ chống tàu ngầm, bảo vệ hải cảng, cung cấp thủy
thủ cho một số bộ phận trong hạm đội của hải quân và hỗ trợ trong quá
trình hoàn thành công cuộc huy động quốc gia.”[111]
Một
nhà phân tích chuyên môn từ trường Đại học Quốc phòng của Trung Quốc
tranh cãi trong tháng 06/2009 rằng các tàu tuần duyên lớn của Trung Quốc
có thể dễ dàng bị chuyển sang sử dụng trong chiến đấu viễn dương, trong
khi các tàu tuần duyên nhỏ và trung bình có thể hỗ trợ bảo vệ bờ biển,
đảm nhiệm những nhiệm vụ chẳng hạn như đặt bãi mìn[112].
Thuyền trưởng Moreland tương tự cho rằng “Cả lực lượng tuần duyên Trung
Quốc và lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ đều là các lực lượng hàng hải được
trang bị vũ trang không thuộc các đơn vị của bộ quốc phòng của nước mình
nhưng lại sẵn sàng hỗ trợ các cơ quan này tiến hành chiến tranh.”[113]Do
đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy các đơn vị của Cộng đồng tuần
duyên biển của Trung Quốc có quan điểm cứng rắn về các vấn đề chủ quyền
và yêu sách biển: “Đài Loan trong nhiều khía cạnh nhất vẫn bị chi phối
bởi các lực lượng bên ngoài… Từ khía cạnh này, đảo Đài Loan tạo thành
một điểm trung tâm chiến lược quyết định vận mệnh tương lai của Trung
Quốc… Trên biển cả, có nhiều quốc gia láng giềng có tranh chấp đảo và
lãnh thổ đại dương với Trung Quốc. Những mâu thuẫn này tương đối lớn, và
điều này có ảnh hưởng lớn đến không gian vận động ảnh hưởng trong nền
chính trị, chính sách đối ngoại và các vấn đề quân đội của Trung Quốc.”[114]
Tuy
nhiên, sẽ là một sai lầm khi xem các thực thể tuần duyên đang phát
triển của Trung Quốc như những phụ tá đơn thuần cho Hải quân PLA. Một
quan điểm thế giới chủ nghĩa hiển hiện rõ ràng trong nghiên cứu của Viện
NinhBa: “Khởi xướng xung đột vũ trang [,] hoặc thậm chí chiến tranh hạn
chế, cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ khu vực và hệ thống thế
giới, và không có lợi cho bối cảnh phát triển của đất nước.”[115]
Hơn nữa, Viện Ninh Ba thuộc BCD, là một trong số ít các đơn vị được
trang bị vũ trang trong số các thực thể tuần duyên của Trung Quốc; người
ta có thể đoán chừng một cách logic rằng các đơn vị không được trang bị
vũ trang (ví dụ như MSA hùng mạnh) ít có xu hướng tham gia các hoạt
động bán quân sự. Một chiều hướng cũng hiển hiện trong nghiên cứu của
Viện Ning Ba là các thực thể tuần duyên thực tế có thể cạnh tranh với
hải quân của Trung Quốc để được cung cấp dự phòng. Ví dụ, các học giả
này thất vọng thấy rằng “trong nước, nhiều học giả tin rằng sức mạnh
biển là sức mạnh quân sự biển, và sức mạnh quân sự biển là hải quân.”[116]
Vấn
đề cốt yếu đặt ra là khuynh hướng của hải quân Trung Quốc, mà rộng hơn
là PLA, sẽ là gì để nâng cao khả năng tuần duyên trên biển. Dẫn chứng
ban đầu, với hình thức là một bài báo trong số tháng 6/2008 của cơ quan
Khoa học Quân sự Trung Quốc chính thức và đầy uy tín (中国军事科学) cho rằng
PLA sẽ ủng hộ nỗ lực này; tác giả bài báo, đến từ trường Đại học Quốc
phòng Trung Quốc, có niềm tin sâu sắc là năng lực giám sát trên biển
mạnh hơn là một yếu tố trọng yếu trong một chiến lược biển mới của Trung
Quốc.[117]
Tháng 7/2009, một hoạt động nghiên cứu và cứu hộ quan trọng đã được
tiến hành trong vùng lân cận của Vùng Châu thổ sông Châu Giang. Các nhà
đồng tổ chức là Hạm đội Biển Nam của Hải quân PLA và chính quyền tỉnh
Quảng Đông. Mười ba cơ quan, hai lăm tàu, và hai trực thăng đã tham gia
vào hoạt động này với tên gọi là hoạt động Ba Chiều (“立体军警民”)
– nghĩa là quân đội, lược lương tuần duyên và nhân dân). Một ấn phẩm
của Hải quân mô tả hoạt động này ghi lại rằng Trung Quốc đã thiết lập
một hệ thống nghiên cứu và cứu hộ mới và mạnh nhưng than vãn rằng các
vùng quân sự lại không được hợp nhất tốt thành một thể - vấn đề này thể
hiện sự cần thiết phải tiến hành nhiều hơn các hoạt động như vậy.[118]
Ảnh 16: Tháng
7/2009, hoạt động nghiên cứu và cứu hộ quan trọng chưa từng diễn ra bao
giờ với sự tham gia của các đơn vị hải quân và các thực thể hàng hải
dân sự (hai mươi lăm tàu và mười ba cơ quan) theo như đưa tin đã diễn
ra tại Vùng Châu thổ Sông Châu Giang phía Nam Trung Quốc. (Hải Quân Hiện đại).
Xem
xét lại hai mô hình thay thế của Till – phân chia rộng hay chồng lấn
lớn – điều đáng lưu ý là Trung Quốc rõ ràng nổi lên từ truyền thống sau
(chồng lấn). Một thời gian dài trong Chiến tranh Lạnh, hải quân Trung
Quốc không là gì nhiều hơn một lực lượng tuần duyên tỉ mỉ. Ngày này, sự
phân chia rõ ràng hơn đang diễn ra vì hải quân Trung Quốc nhấn mạnh
chiến tranh tập trung vào công nghệ. Tuy nhiên, PLA cũng dần quan tâm
hơn đến các vấn đề thường gây lo lắng cho các lực lượng tuần duyên, bao
gồm nghiên cứu và cứu hộ, bảo vệ môi trường, và cướp biển, điều này nói
lên rằng một sự phân chia rạch ròi về vai trò hoàn toàn không khả thi
đối với Trung Quốc trong thời gian gần hay tương đối ngắn.[119]
Phần tiếp theo “Lý giải yếu điểm của năng lực giám sát trên biển của Trung Quốc"
CHÚ THÍCH:
[109] Bạch Tuấn Phong-Bai Junfeng, “Conception Regarding the Building of China’s Maritime Police,” trang 35.
[110] He Zhonglong cùng các cộng sự, Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển của Trung Quốc, trang 4
[111]
Như trên, trang 221. Bai Junfeng cũng khẳng định rằng cảnh sát biển của
Trung Quốc trong tương lai cũng sẽ hỗ trợ Hải quân Trung Quốc trong
thời chiến. Phân tích của ông liệt kê các sứ mệnh thời chiến có thể có
như “hỗ trợ và tham gia cùng với hải quân khi triển khai chiến trận, hộ
tống thông thương trên biển, bảo vệ cảng, bảo đảm an toàn cho các bến
tàu, và hỗ trợ toàn bộ việc vận động dân cư.” Bai Junfeng, “Conception
Regarding the Building of China’s Maritime Police,” trang 38.
[112] . 田承基 [Điền Thừa Cơ - Tian Chengji], “专家呼唤 ‘中国海岸警卫队’保
海洋权益” [Các chuyên gia kêu gọi thành lập “Cảnh sát biển của Trung Quốc”
để bảo vệ quyền và lợi ích biển], 人民网 [Nhân dân nhật báo Internet], 21,
tháng 6, 2009.
[114] Hà Trung Long - He Zhonglong cùng các cộng sự, Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển của Trung Quốc, trang 9.
[115]
Như trên, trang 14. Một ý tưởng tương tự được nêu rõ trong Bai Junfeng,
“Conception Regarding the Building of China’s Maritime Police,” trang
38.
[116] Hà Trung Long - He Zhonglong cùng các cộng sự, Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển của Trung Quốc, trang 213.
[117]孙景平 [Tôn Cảnh Bình - Sun Jingping], “新
世纪新阶段海上安全战略断想” [Các chú ý trong Chiến lược An ninh Biển trong Giai đoạn
mới của Thế kỷ mới], 中国军事科学 [Khoa học Quân sự Trung Quốc] (tháng 6,
2008), trang 77–78.
[118]菖学军 [Xương Học Quân - Chang Xuejun], “黄金水道: 上演立体大搜救” [Đường biển vàng: Giới thiệu tìm kiếm và cứu hộ đa phương diện], 当代海军 [Hải quân hiện đại] (tháng 8, 2009), trang 8–14.
[119] Xem, ví dụ, 于文献 [Vu Văn Hiến - Yu Wenxian], “怒海救援: 107 10级风浪中搜寻受困渔民记”
[Cứu hộ từ một Biển nổi sóng: Báo cáo về việc tìm kiếm tàu đánh cá bị
hủy hoại (distressed) của 107 tàu (Hải quân) trong bão mạnh cấp 10], 现代舰船 [Các tàu hiện đại] (tháng 4, 2007), trang 2–3. Xem thêm ảnh của cuộc tập ứng phó có cả quân-dân sự và được thực hiện bởi 章汉亭 [Trang Hán Đình - Zhang Hanting]trong 当代海军
[Hải quân hiện đại] (tháng 11, 2007), trang 44. Liên quan tới các
thiên tai ở biển, xem bản của các tác giả từ Học viện Khoa học và Công
Nghệ của PLA Nam Ninh, 郑晶晶, 徐迎, 金丰年[Trịnh Tinh Tinh - Zheng Jingjing, Từ Nghênh - Xu Ying, and Kim Phong Niên - Jin Fengnian], “‘卡特里哪’飓风对防灾预案的启示” [Bài học rút ra từ việc phòng chống thảm họa trước “bão Katrina”], 自然灾害学报
[Tập san về Thiên tai] 16, số 1 (tháng 1, 2007), trang 12–16. Cũng cần
phải chú ý rằng Hải quân PLA tiếp tục quan tâm đến các tàu khu trục và
ca nô:谭正平 [Đàm Chính Bình - Tan Zhengping], “近
海护卫舰正受各国海军青睐” [Các đội quân phòng vệ ven biển nhận được sự coi trọng của
hải quân các nước - Inshore Frigates Are in the Good Graces of Every
Navy], 当代海军 [Modern Navy] (April 2007), pp. 49–52.
PHẦN III: Tổng cục Hải quan và Cơ quan Hải dương – Hai trong năm con rồng của Trung Quốc.
Tính
theo quy mô nhân lực, thì Tổng cục Hải quan Trung Quốc là một trong
những con rồng nhỏ nhất, nhưng lại có thẩm quyền nhiều nhất trong vấn đề
chống buôn lậu của chính phủ Trung Quốc. Trong khi đó, Cơ quan Hải
dương Trung Quốc có quy mô khoảng sáu đến tám nghìn người, được đánh giá
là một con rồng thực thi pháp luật trên biển cỡ trung bình. Cơ quan này
có nhiệm vụ là bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, và đảm bảo thực
thi các quyền và nghĩa vụ trong vùng đặc quyền kinh tế.
Tổng Cục Hải quan (GAC)
Vị trí của Trung Quốc như một người khổng lồ trong thương mại quốc tế đã nâng cao uy tín của Tổng Cục Hải quan đến mức tương xứng.
Qủa thực, trước khi thành lập nước CHND Trung Hoa, dịch vụ hải quan của
Trung Quốc (phần lớn do người nước ngoài quản lý) rõ ràng đã điều khiển
chính sách đối ngoại của nhà nước. Rất nhiều thương mại quốc tế diễn ra
ở các cảng và tại các vùng nước ven biển của Trung Quốc đã cho thấy vai
trò quan trọng của hải quan trong tuần duyên biển (海关总署下属的缉私部门).
Trong những nhiệm vụ trọng yếu của hải quan Trung Quốc có việc biên
soạn tài liệu về các số liệu ngoại thương, việc thu thuế, sự kiểm soát
của hải quan (các bản khai báo, v.v…), chống buôn lậu, và kiểm soát
cảng.81 Hai nhiệm vụ sau cùng có liên quan nhiều nhất đến khả năng tuần duyên biển.
Ảnh 11: Cơ
quan hải quan của Trung Quốc điều hành một hạm đội gồm các tàu nhỏ tập
trung vào các hoạt động chống buôn lậu. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)
Theo
báo cáo thường niên của Hải quan Trung Quốc năm 2007, GAC là “cơ quan
có thẩm quyền chống buôn lậu của chính phủ Trung Quốc – cơ quan đảm
nhiệm nhiều nhất, nếu không phải là toàn bộ trách nhiệm chống buôn lậu.”82 Các vụ việc buôn lậu nghiêm trọng bị GAC khởi tố năm 2007 theo báo cáo lên tới con số 1.190 bao gồm hơn 1 tỷ đô la Mỹ, tăng 4,3% so với năm trước. Trong các vụ việc này có khoảng 356 vụ bắt giữ thuốc phiện lớn, thu được gần năm trăm kilogram thuốc phiện bất hợp pháp.83 Không rõ là bao nhiêu phần trăm những hoạt động trái phép này đã diễn ra trên biển,
nhưng một vài bằng chứng ban đầu cho thấy một bộ phận buôn bán thuốc
phiện đang diễn ra ở các tàu biển. Bởi thế một bài báo năm 2007 trong Tạp chí của Học viện Cảnh sát Phúc Kiến cho
thấy rằng, “Trong vài năm gần đây, tội phạm buôn bán ma túy qua các
tuyến đường thủy ở cảng Hạ Môn đã và đang sử dụng các tàu đánh cá để
buôn lậu ma túy.”84 Những quan ngại tương tự về vấn đề buôn bán ma túy trên biển đã được lưu ý trong sách báo của hải quân Trung Quốc.85
Nghiên cứu của Viện Ninh Ba cũng khẳng định tầm quan trọng của nhiệm vụ
chống buôn lậu thuốc nhằm phát triển khả năng cưỡng chế trên biển của
Trung Quốc trong tương lai.86 Điều này có lẽ không đáng ngạc
nhiên, bởi hải quan Trung Quốc đã làm việc kết hợp với Bộ Công An để
thành lập một “lực lượng chống buôn lậu chung” kể từ năm 1998.87
Hải
quan Trung Quốc cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý
cảng ở Trung Quốc. GAC tự hào rằng “việc bốc dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu
qua đại dương có thể thường được hoàn tất trong vòng 48 giờ.”88
Sáng kiến “E-port” đầy tham vọng của Trung Quốc, do Quốc vụ viện phác
thảo năm 2006, nhằm giải quyết ổn thỏa các hoạt động ở cảng bằng cách
vận dụng công nghệ thông tin – ví dụ, bằng cách cho phép thanh toán trực
tuyến thuế và các chi phí khác nhau. Hải quan Trung Quốc giữ chức Phó
Chủ tịch của Ủy ban chỉ đạo cảng điện tử quốc gia, với các đại diện đến
từ các con rồng thực thi pháp chế trên biển khác, bao gồm cả BDC và MSA.
Theo
nghiên cứu của Viện Ninh Ba, số nhân viên thực thi pháp luật trên biển
của GAC vào khoảng hai nghìn người. Bởi thế, GAC là một trong những con
rồng nhỏ nhất, tính theo số nhân lực. Điều thú vị là một bài báo tháng
Sáu trong một tạp chí quân đội Trung Quốc cho rằng GAC có đến 212 tàu
tuần tra nhanh để triển khai chống lại tàu buôn lậu, nhưng khó có thể
thẩm tra được con số này.89 Báo cáo thường niên năm 2007 ghi
nhận một cuộc cải cách tiền lương gần đây, đồng phục mới, và việc thành
lập một cơ quan mới ở Thượng Hải nhằm giải quyết các vấn đề hải quan.
Cơ quan Hải dương (SOA)
Với
đội ngũ nhân viên ước tính từ sáu đến tám nghìn người, Cơ quan Hải
dương học Nhà nước – đặc biệt, với cơ quan Giám sát biển Trung Quốc (海洋局下属的中国海监)
hay gọi là CMS – là một con rồng thực thi luật pháp trên biển cỡ trung
bình, nằm giữa MSA lớn và các cơ quan có thẩm quyền hải quan và ngư
nghiệp nhỏ hơn rất nhiều.90 Những nhiệm vụ chính của SOA bao
gồm bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, và đảm bảo thực thi các
quyền và nghĩa vụ trong vùng EEZ.
Tầm
quan trọng ngày càng tăng của việc bảo vệ môi trường ở Trung Quốc đã
thu hút sự chú ý nhiều hơn đến các vấn đề môi trường ven biển. SOA đóng
vai trò quan trọng trong việc đánh giá quy mô của các vấn đề hiện tại.
Trong năm 2006, một nghiên cứu quan trọng của SOA đã kết luận rằng
“Trung Quốc đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng.”91
Một số tiến bộ hạn chế đã thấy rõ – ví dụ, trong những nỗ lực thiết lập
một hệ thống giám sát môi trường ven biển toàn diện, một sáng kiến nhằm
tăng sự chấp hành của những kẻ gây ô nhiễm bờ biển, và một mạng lưới
mới gồm 149 vùng biển cần được bảo vệ.92 Olympic Bắc Kinh năm
2008 dường như cũng đã khích lệ thêm sự quan tâm đến việc cải thiện
chất lượng nước ven biển – cụ thể, cùng với các sự kiện đua thuyền ở
Thanh Đảo; các trung tâm nghiên cứu SOA đã năng động trong việc giám sát
và dự báo chất lượng nước cho sự kiện đem lại nhiều uy tín đó.93
Cùng với việc hạn chế dòng chất thải chảy ra từ các nhà máy trên đất
liền, một mối quan ngại khác là việc đối phó với nạn tràn dầu và các
chất độc hại khác có nhiều trong các nguồn nước của Trung Quốc.
Tương
ứng với nhiệm vụ tuần tra vùng EEZ của Trung Quốc, SOA có một hạm đội
tương đối lớn gồm các tàu và máy bay. Năm 2006 có báo cáo cho rằng bản
thân SOA có hai mươi mốt tàu, mỗi tàu có trọng lượng từ một nghìn đến
bốn nghìn tấn.94 Một báo cáo gần đây về một đội tàu nhỏ ở
biển Đông của SOA cho rằng nhóm này có bảy tàu, sáu trong số đó có trọng
lượng bốn nghìn tấn. Có ý kiến còn nói rằng nhóm biển Đông này của SOA
được trang bị một trực thăng và hai máy bay có cánh cố định.95 Một báo cáo năm 2008 khẳng định rằng CMS có tổng chín máy bay và nhiều hơn hai trăm tàu tuần tra.96
Mới đây, SOA đã nhận được ít nhất ba tàu tuần tra loại mới cỡ lớn, bao
gồm Haijian 46, Haijian 51, và Haijian 83. Theo báo cáo năm 2009, con
tàu cuối cùng là chiếc tuần tra lớn nhất của SOA, dài tám mươi chín mét;
con tàu 3400 tấn này được đóng ở xưởng đóng tàu Giang Nam, được cho là
có giá trị khoảng 22 triệu đô la Mỹ và có kèm một chiếc trực thăng.97
Ảnh 12: Haijian
83 là chiếc tàu lớn nhất và hiện đại nhất của CMS. Việc hạ thủy một số
tàu tuần tra mới cho CMS trong cuối thập kỷ qua cho thấy rằng CMS rõ
ràng được ưu tiên trong số các cơ quan thẩm quyền trên biển của Trung
Quốc. (Diễn đàn quốc phòng Trung Quốc).
Mặc
dù MSA sử dụng một số máy bay nhằm mục đích nghiên cứu và cứu hộ, việc
phân nhiệm vụ cho nhóm máy bay của SOA rõ ràng đã phân biệt cơ quan này
với một con rồng lớn khác, BCD (cụ thể là Lực lượng tuần duyên Trung
Quốc) vốn không có máy bay nào. Tuy nhiên, giống như BCD, SOA gần đây đã
tiếp quản một vài tàu hải quân Trung Quốc đã về hưu.98 Có báo cáo cho rằng Haijian 20 và Haijian 32, hai tàu tuần tra ở biển Bột Hải được chuyển thành tàu săn ngầm của Hải quân PLA.99
Về nhiệm vụ tuần tra vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc của SOA, nghiên
cứu của Viện Ninh ba khẳng định thẳng thừng rằng cơ quan này không đạt
yêu cầu: “Vào thời điểm này, các tàu tuần tra cưỡng chế trên biển chỉ đủ
để tuần tra lãnh hải và các vùng biển liền kề với bất kỳ tần suất nào,
và không thể đảm nhiệm nhiệm vụ trong vùng đặc quyền kinh tế hay vùng
thềm lục địa.”100
Ảnh 13: Một
chiếc trực thăng do cơ quan Giám sát trên Biển Trung Quốc điều hành.
Đây là mẫu loại Z-9 được sử dụng rộng rãi trong lực lượng vũ trang của
Trung Quốc. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)
Theo
một báo cáo khác, SOA được Hội đồng Nhà nước Trung Quốc chỉ định khởi
xướng việc đi tuần ở biển Đông năm 2006. Hoạt động giám sát cấp cao này
rõ ràng liên quan đến hoạt động tuần tra hàng ngày của bốn máy bay và
sáu tàu do SOA quản lý.101 Một báo cáo năm 2009 cho rằng CMS khởi xướng việc tuần tra thường xuyên ở phía Nam biển Đông năm 2007.102
CMS báo cáo rằng tựu chung trong giai đoạn 2001-2007, mười lăm nghìn
trường hợp hoạt động trái pháp luật đã bị phát hiện trong vùng EEZ của
Trung Quốc. Theo một báo cáo năm 2006, SOA cộng tác mật thiết với BCD
Trung Quốc trong vùng Vịnh Bắc Bộ (Beibu Wan) và cũng đang xem xét để
nhân rộng hoạt động ở các nơi khác.103 Nguồn tin của SOA thẳng thắn mô tả mối quan hệ mật thiết với quân đội Trung Quốc.104 Quả thực, trong suốt bài phát biểu trước công chúng vào tháng 10/2008, phó giám đốc CMS Sun Shuxian tuyên bố rằng “lực lượng
[CMS] sẽ được nâng cấp thành một đơn vị dự phòng của hải quân, một thay
đổi giúp CMS được trang bị vũ trang tốt hơn trong quá trình tuần tra…
Sức mạnh phòng thủ hiện tại của CMS là chưa đủ.”105 Một mẩu
tin tương tự xuất hiện trong một báo cáo vào tháng Chín năm 2009 của
Trung Quốc. Báo cáo này ghi nhận nhiều tương tác phức tạp giữa SOA và
các tàu giám sát của Hoa Kỳ.
Ảnh 14: Một
máy bay Y-12 của CMS. Dường như là các cơ quan hàng hải dân sự của
Trung Quốc nhìn chung đều không đủ số máy báy cánh cố định cần phải có,
do đó đã hạn chế, ví dụ như các hoạt động nghiên cứu và cứu hộ tầm
xa.Việc CMS vận hành máy bay cánh cố định một lần nữa cho thấy sự ưu
tiên dành cho CMS trong số các cơ quan thẩm quyền hàng hải dân sự. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc).
Báo
cáo này cho rằng các tàu của SOA đòi hỏi cần có những thiết bị cảm biến
và công nghệ chiến tranh điện tử tốt hơn để đối phó với tàu thăm dò của
quân đội Mỹ. 106
Thêm
nữa, SOA đang dẫn đầu nỗ lực nghiên cứu hải dương học ở Trung Quốc.
Theo website chính thức của SOA, cơ quan này có không ít hơn mười sáu
trung tâm và viện nghiên cứu riêng biệt. Đây là nhà tài trợ chính cho
các dự án nghiên cứu ở trường Đại học Hải Dương Trung Quốc ở Thanh Đảo
cũng như nhiều trường đại học khác. Năm 2005, tàu nghiên cứu của SOA mà
có khả năng khoan các điểm dưới đáy biển ở những độ sâu vượt quá ba
nghìn mét đã đi vòng quanh quả địa cầu để thúc đẩy nghiên cứu hải dương
học của Trung Quốc trên khắp các đại dương của thế giới. SOA đã phóng
một loạt các vệ tinh quan sát hàng hải. Nhiệm vụ gần đây của Trung Quốc
đối với Nam Cực nhằm xây dựng căn cứ thứ ba của quốc gia này ở đó do SOA
tổ chức thực hiện, cho thấy chương trình nghiên cứu đầy tham vọng mà cơ
quan này đang theo đuổi.107
Phần tiếp theo “Lực lượng tuần duyên Trung Quốc và Hải quân Trung Quốc - Con rồng thứ sáu hùng mạnh nhất?”
CHÚ THÍCH:
81. “China Customs Annual Report 2007,” trang 1, Tổng cục Hải quan, www.customs .gov.cn/publish/portal0/.
82. Như trên, trang 4.
83. “Chinese Customs Uncover 1,190 Smuggling Cases in 2007,” Renmin Wang, 10, tháng 1, 2008.
84. 卢文辉, 叶信鹄 [Lô Văn Huy - Lu Wenhui và Diệp Tín Hộc - Ye Xinhu], “夏门市涉台毒品犯罪问题研究” [Nghiên cứu về các cơ sở được vận dụng trong vấn đề ma túy trái phép ở thành phố Hạ Môn (Xiamen)], 福建公安高等专科学校学报 [Tập san của Học viện cao cấp cảnh sát Phúc Kiến (Fujian Police Senior Academy Journal)] (tháng 3, 2007), trang 12.
85. 王义生 [Vương Nghị Sinh - Wang Yisheng], “濒海 作战舰载雷达” [Ra-đa tàu trục cho chiến tranh trên bờ], 当代海军 [Hải quân Hiện đại] (tháng 12, 2005), trang 54.
86. Hà Trung Long-He Zhonglong cùng các cộng sự, Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển của Trung Quốc, trang 38.
87. “China Customs Annual Report 2007,” trang 4.
88. Như trên, trang 9.
89. “中国海上警备力量装备” [Thiết bị của Cảnh sát Biển của Trung Quốc], 中国国防报 [Báo cáo Quốc Phòng Quốc gia Trung Quốc], 16, tháng 6, 2009, trang 22.
90. Hà Trung Long - He Zhonglong cùng các cộng sự, Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển của Trung Quốc, trang 27. Theo một nguồn khác, một số lượng cán bộ lớn hơn, khoảng tám nghìn người, được nêu trong một nguồn khác: 孙书贤 [Tôn Thư Hiền - Sun Shuxian], “中国海监: 护卫国家海洋权益” [Giám sát Biển của Trung Quốc: Bảo vệ lợi ích biển của quốc gia], 中国国防报
[Báo cáo Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc], 5, tháng 5, 2008, trang 21.
Con số sau cũng được báo cáo trong “Sea Patrol Force to Get More
Muscle,” China Daily, 20, tháng 10, 2008, có tại
www.chinadaily.com.cn/china/2008-10/21/content_7123436.htm.
91. “China Faces Severe Ocean Pollution,” China Daily, 11, tháng 1, 2006.
92. 郝艳沣, 杨凤丽 [Hách Diệm Phong - Hao Yanfeng và Dương Phụng Lệ - Yang Fengli], “中国海洋环境管理现状与对策” [Quản lý tình hình và các lựa chọn chính sách cho môi trường biển của Trung Quốc], 海洋开发与管理 [Phát triển và Quản lý biển] (tháng 7, 2008), trang 75–77.
93. North China Sea Marine Forecasting Center, www.ncsmfc.gov.cn/.
94. Bạch Tuấn Phong-Bai Junfeng, “Conception Regarding the Building of China’s Maritime Police,” trang 37.
95. Báo cáo, 1 tháng 7, 2008, SOA website, www.soa .gov.cn/.
96. “Sea Patrol Force to Get More Muscle.”
97. Chen Guangwen, “China’s Coast Guard Capabilities,” trang 51–52. Cũng xem China Defense Today, www.sinodefence.com/navy/marine-surveillance/ship.asp.
98. Báo cáo, 22, tháng 7, 2008, trang web của SOA, www.soa .gov.cn/.
99. Chen Guangwen, “China’s Coast Guard Capabilities,” trang 52.
100. He Zhonglong cùng các cộng sự, Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển của Trung Quốc, trang 145.
101. Sun Xuxian, “China Maritime Surveillance,” trang 21.
102. Chen Guangwen, “China’s Coast Guard Capabilities,” trang 57.
103. Bạch Tuấn Phong-Bai Junfeng, “Conception Regarding the Building of China’s Maritime Police,” trang 38.
104. 孙书贤 [Tôn Thư Hiền - Sun Xuxian], “进一步增强使命感和责任感奋精神, 拓进取不断开创海监工作的新局面”
[Tăng cường hơn nữa ý thức về sứ mệnh và trách nhiệm và liên tục ủng hộ
cho các sáng kiến hoạt động mới đối với việc giám sát biển Trung Quốc],
海洋开发与管理 [Phát triển và Quản lý Biển] (tháng 3, 2008), trang 11–16; 苏宸 [Tô Chấn - Su Chen], “雾航: ‘中国海监18’船船长亲历东海维权” [Tuần tra sớm: Đội trưởng của “tàu giám sát biển số 18 của Trung Quốc” phát huy các quyền chủ quyền ở Biển Đông], 海洋世界 [Thế giới Đại dương (tháng 4, 2008), trang 52–53.
105. “Sea Patrol Force to Get More Muscle.”
106. “中国海监跟踪美间谍船详情: 美舰无视中方警告”
[Miêu tả chi tiết của Lực lượng tuần duyên biển Trung Quốc lần theo dấu
vết của một tàu gián điệp Mỹ: Tàu Mỹ coi thường lời cảnh báo của Trung
Quốc], 新华网 [Mạng Tân Hoa Xã], 15, tháng 9, 2009.
107. Về sứ mệnh gần đây tới Nam Cực, xem, ví dụ, 崔晓龙 [Thôi Hiểu Long - Cui Xiaolong], “亲历‘雪龙’号远征南极” [Việc xem xét cụ thể cuộc thám hiểm của Rồng Tuyết tới Nam Cực\], 舰船知识 [Tàu hải quân và tàu buôn] (tháng 7, 2007), trang 22–25Tổng cục Hải quan và Cơ quan Hải dương – Hai trong năm con rồng của Trung Quốc.
Tính
theo quy mô nhân lực, thì Tổng cục Hải quan Trung Quốc là một trong
những con rồng nhỏ nhất, nhưng lại có thẩm quyền nhiều nhất trong vấn đề
chống buôn lậu của chính phủ Trung Quốc. Trong khi đó, Cơ quan Hải
dương Trung Quốc có quy mô khoảng sáu đến tám nghìn người, được đánh giá
là một con rồng thực thi pháp luật trên biển cỡ trung bình. Cơ quan này
có nhiệm vụ là bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, và đảm bảo thực
thi các quyền và nghĩa vụ trong vùng đặc quyền kinh tế.
( Phần 1; Phần 2; Phần 3; Phần 4 )
Tổng Cục Hải quan (GAC)
Vị trí của Trung Quốc như một người khổng lồ trong thương mại quốc tế đã nâng cao uy tín của Tổng Cục Hải quan đến mức tương xứng.
Qủa thực, trước khi thành lập nước CHND Trung Hoa, dịch vụ hải quan của
Trung Quốc (phần lớn do người nước ngoài quản lý) rõ ràng đã điều khiển
chính sách đối ngoại của nhà nước. Rất nhiều thương mại quốc tế diễn ra
ở các cảng và tại các vùng nước ven biển của Trung Quốc đã cho thấy vai
trò quan trọng của hải quan trong tuần duyên biển (海关总署下属的缉私部门).
Trong những nhiệm vụ trọng yếu của hải quan Trung Quốc có việc biên
soạn tài liệu về các số liệu ngoại thương, việc thu thuế, sự kiểm soát
của hải quan (các bản khai báo, v.v…), chống buôn lậu, và kiểm soát
cảng.81 Hai nhiệm vụ sau cùng có liên quan nhiều nhất đến khả năng tuần duyên biển.
Ảnh 11: Cơ
quan hải quan của Trung Quốc điều hành một hạm đội gồm các tàu nhỏ tập
trung vào các hoạt động chống buôn lậu. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)
Theo
báo cáo thường niên của Hải quan Trung Quốc năm 2007, GAC là “cơ quan
có thẩm quyền chống buôn lậu của chính phủ Trung Quốc – cơ quan đảm
nhiệm nhiều nhất, nếu không phải là toàn bộ trách nhiệm chống buôn lậu.”82 Các vụ việc buôn lậu nghiêm trọng bị GAC khởi tố năm 2007 theo báo cáo lên tới con số 1.190 bao gồm hơn 1 tỷ đô la Mỹ, tăng 4,3% so với năm trước. Trong các vụ việc này có khoảng 356 vụ bắt giữ thuốc phiện lớn, thu được gần năm trăm kilogram thuốc phiện bất hợp pháp.83 Không rõ là bao nhiêu phần trăm những hoạt động trái phép này đã diễn ra trên biển,
nhưng một vài bằng chứng ban đầu cho thấy một bộ phận buôn bán thuốc
phiện đang diễn ra ở các tàu biển. Bởi thế một bài báo năm 2007 trong Tạp chí của Học viện Cảnh sát Phúc Kiến cho
thấy rằng, “Trong vài năm gần đây, tội phạm buôn bán ma túy qua các
tuyến đường thủy ở cảng Hạ Môn đã và đang sử dụng các tàu đánh cá để
buôn lậu ma túy.”84 Những quan ngại tương tự về vấn đề buôn bán ma túy trên biển đã được lưu ý trong sách báo của hải quân Trung Quốc.85
Nghiên cứu của Viện Ninh Ba cũng khẳng định tầm quan trọng của nhiệm vụ
chống buôn lậu thuốc nhằm phát triển khả năng cưỡng chế trên biển của
Trung Quốc trong tương lai.86 Điều này có lẽ không đáng ngạc
nhiên, bởi hải quan Trung Quốc đã làm việc kết hợp với Bộ Công An để
thành lập một “lực lượng chống buôn lậu chung” kể từ năm 1998.87
Hải
quan Trung Quốc cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý
cảng ở Trung Quốc. GAC tự hào rằng “việc bốc dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu
qua đại dương có thể thường được hoàn tất trong vòng 48 giờ.”88
Sáng kiến “E-port” đầy tham vọng của Trung Quốc, do Quốc vụ viện phác
thảo năm 2006, nhằm giải quyết ổn thỏa các hoạt động ở cảng bằng cách
vận dụng công nghệ thông tin – ví dụ, bằng cách cho phép thanh toán trực
tuyến thuế và các chi phí khác nhau. Hải quan Trung Quốc giữ chức Phó
Chủ tịch của Ủy ban chỉ đạo cảng điện tử quốc gia, với các đại diện đến
từ các con rồng thực thi pháp chế trên biển khác, bao gồm cả BDC và MSA.
Theo
nghiên cứu của Viện Ninh Ba, số nhân viên thực thi pháp luật trên biển
của GAC vào khoảng hai nghìn người. Bởi thế, GAC là một trong những con
rồng nhỏ nhất, tính theo số nhân lực. Điều thú vị là một bài báo tháng
Sáu trong một tạp chí quân đội Trung Quốc cho rằng GAC có đến 212 tàu
tuần tra nhanh để triển khai chống lại tàu buôn lậu, nhưng khó có thể
thẩm tra được con số này.89 Báo cáo thường niên năm 2007 ghi
nhận một cuộc cải cách tiền lương gần đây, đồng phục mới, và việc thành
lập một cơ quan mới ở Thượng Hải nhằm giải quyết các vấn đề hải quan.
Cơ quan Hải dương (SOA)
Với
đội ngũ nhân viên ước tính từ sáu đến tám nghìn người, Cơ quan Hải
dương học Nhà nước – đặc biệt, với cơ quan Giám sát biển Trung Quốc (海洋局下属的中国海监)
hay gọi là CMS – là một con rồng thực thi luật pháp trên biển cỡ trung
bình, nằm giữa MSA lớn và các cơ quan có thẩm quyền hải quan và ngư
nghiệp nhỏ hơn rất nhiều.90 Những nhiệm vụ chính của SOA bao
gồm bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, và đảm bảo thực thi các
quyền và nghĩa vụ trong vùng EEZ.
Tầm
quan trọng ngày càng tăng của việc bảo vệ môi trường ở Trung Quốc đã
thu hút sự chú ý nhiều hơn đến các vấn đề môi trường ven biển. SOA đóng
vai trò quan trọng trong việc đánh giá quy mô của các vấn đề hiện tại.
Trong năm 2006, một nghiên cứu quan trọng của SOA đã kết luận rằng
“Trung Quốc đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng.”91
Một số tiến bộ hạn chế đã thấy rõ – ví dụ, trong những nỗ lực thiết lập
một hệ thống giám sát môi trường ven biển toàn diện, một sáng kiến nhằm
tăng sự chấp hành của những kẻ gây ô nhiễm bờ biển, và một mạng lưới
mới gồm 149 vùng biển cần được bảo vệ.92 Olympic Bắc Kinh năm
2008 dường như cũng đã khích lệ thêm sự quan tâm đến việc cải thiện
chất lượng nước ven biển – cụ thể, cùng với các sự kiện đua thuyền ở
Thanh Đảo; các trung tâm nghiên cứu SOA đã năng động trong việc giám sát
và dự báo chất lượng nước cho sự kiện đem lại nhiều uy tín đó.93
Cùng với việc hạn chế dòng chất thải chảy ra từ các nhà máy trên đất
liền, một mối quan ngại khác là việc đối phó với nạn tràn dầu và các
chất độc hại khác có nhiều trong các nguồn nước của Trung Quốc.
Tương
ứng với nhiệm vụ tuần tra vùng EEZ của Trung Quốc, SOA có một hạm đội
tương đối lớn gồm các tàu và máy bay. Năm 2006 có báo cáo cho rằng bản
thân SOA có hai mươi mốt tàu, mỗi tàu có trọng lượng từ một nghìn đến
bốn nghìn tấn.94 Một báo cáo gần đây về một đội tàu nhỏ ở
biển Đông của SOA cho rằng nhóm này có bảy tàu, sáu trong số đó có trọng
lượng bốn nghìn tấn. Có ý kiến còn nói rằng nhóm biển Đông này của SOA
được trang bị một trực thăng và hai máy bay có cánh cố định.95 Một báo cáo năm 2008 khẳng định rằng CMS có tổng chín máy bay và nhiều hơn hai trăm tàu tuần tra.96
Mới đây, SOA đã nhận được ít nhất ba tàu tuần tra loại mới cỡ lớn, bao
gồm Haijian 46, Haijian 51, và Haijian 83. Theo báo cáo năm 2009, con
tàu cuối cùng là chiếc tuần tra lớn nhất của SOA, dài tám mươi chín mét;
con tàu 3400 tấn này được đóng ở xưởng đóng tàu Giang Nam, được cho là
có giá trị khoảng 22 triệu đô la Mỹ và có kèm một chiếc trực thăng.97
Ảnh 12: Haijian
83 là chiếc tàu lớn nhất và hiện đại nhất của CMS. Việc hạ thủy một số
tàu tuần tra mới cho CMS trong cuối thập kỷ qua cho thấy rằng CMS rõ
ràng được ưu tiên trong số các cơ quan thẩm quyền trên biển của Trung
Quốc. (Diễn đàn quốc phòng Trung Quốc).
Mặc
dù MSA sử dụng một số máy bay nhằm mục đích nghiên cứu và cứu hộ, việc
phân nhiệm vụ cho nhóm máy bay của SOA rõ ràng đã phân biệt cơ quan này
với một con rồng lớn khác, BCD (cụ thể là Lực lượng tuần duyên Trung
Quốc) vốn không có máy bay nào. Tuy nhiên, giống như BCD, SOA gần đây đã
tiếp quản một vài tàu hải quân Trung Quốc đã về hưu.98 Có báo cáo cho rằng Haijian 20 và Haijian 32, hai tàu tuần tra ở biển Bột Hải được chuyển thành tàu săn ngầm của Hải quân PLA.99
Về nhiệm vụ tuần tra vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc của SOA, nghiên
cứu của Viện Ninh ba khẳng định thẳng thừng rằng cơ quan này không đạt
yêu cầu: “Vào thời điểm này, các tàu tuần tra cưỡng chế trên biển chỉ đủ
để tuần tra lãnh hải và các vùng biển liền kề với bất kỳ tần suất nào,
và không thể đảm nhiệm nhiệm vụ trong vùng đặc quyền kinh tế hay vùng
thềm lục địa.”100
Ảnh 13: Một
chiếc trực thăng do cơ quan Giám sát trên Biển Trung Quốc điều hành.
Đây là mẫu loại Z-9 được sử dụng rộng rãi trong lực lượng vũ trang của
Trung Quốc. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)
Theo
một báo cáo khác, SOA được Hội đồng Nhà nước Trung Quốc chỉ định khởi
xướng việc đi tuần ở biển Đông năm 2006. Hoạt động giám sát cấp cao này
rõ ràng liên quan đến hoạt động tuần tra hàng ngày của bốn máy bay và
sáu tàu do SOA quản lý.101 Một báo cáo năm 2009 cho rằng CMS khởi xướng việc tuần tra thường xuyên ở phía Nam biển Đông năm 2007.102
CMS báo cáo rằng tựu chung trong giai đoạn 2001-2007, mười lăm nghìn
trường hợp hoạt động trái pháp luật đã bị phát hiện trong vùng EEZ của
Trung Quốc. Theo một báo cáo năm 2006, SOA cộng tác mật thiết với BCD
Trung Quốc trong vùng Vịnh Bắc Bộ (Beibu Wan) và cũng đang xem xét để
nhân rộng hoạt động ở các nơi khác.103 Nguồn tin của SOA thẳng thắn mô tả mối quan hệ mật thiết với quân đội Trung Quốc.104 Quả thực, trong suốt bài phát biểu trước công chúng vào tháng 10/2008, phó giám đốc CMS Sun Shuxian tuyên bố rằng “lực lượng
[CMS] sẽ được nâng cấp thành một đơn vị dự phòng của hải quân, một thay
đổi giúp CMS được trang bị vũ trang tốt hơn trong quá trình tuần tra…
Sức mạnh phòng thủ hiện tại của CMS là chưa đủ.”105 Một mẩu
tin tương tự xuất hiện trong một báo cáo vào tháng Chín năm 2009 của
Trung Quốc. Báo cáo này ghi nhận nhiều tương tác phức tạp giữa SOA và
các tàu giám sát của Hoa Kỳ.
Ảnh 14: Một
máy bay Y-12 của CMS. Dường như là các cơ quan hàng hải dân sự của
Trung Quốc nhìn chung đều không đủ số máy báy cánh cố định cần phải có,
do đó đã hạn chế, ví dụ như các hoạt động nghiên cứu và cứu hộ tầm
xa.Việc CMS vận hành máy bay cánh cố định một lần nữa cho thấy sự ưu
tiên dành cho CMS trong số các cơ quan thẩm quyền hàng hải dân sự. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc).
Báo
cáo này cho rằng các tàu của SOA đòi hỏi cần có những thiết bị cảm biến
và công nghệ chiến tranh điện tử tốt hơn để đối phó với tàu thăm dò của
quân đội Mỹ. 106
Thêm
nữa, SOA đang dẫn đầu nỗ lực nghiên cứu hải dương học ở Trung Quốc.
Theo website chính thức của SOA, cơ quan này có không ít hơn mười sáu
trung tâm và viện nghiên cứu riêng biệt. Đây là nhà tài trợ chính cho
các dự án nghiên cứu ở trường Đại học Hải Dương Trung Quốc ở Thanh Đảo
cũng như nhiều trường đại học khác. Năm 2005, tàu nghiên cứu của SOA mà
có khả năng khoan các điểm dưới đáy biển ở những độ sâu vượt quá ba
nghìn mét đã đi vòng quanh quả địa cầu để thúc đẩy nghiên cứu hải dương
học của Trung Quốc trên khắp các đại dương của thế giới. SOA đã phóng
một loạt các vệ tinh quan sát hàng hải. Nhiệm vụ gần đây của Trung Quốc
đối với Nam Cực nhằm xây dựng căn cứ thứ ba của quốc gia này ở đó do SOA
tổ chức thực hiện, cho thấy chương trình nghiên cứu đầy tham vọng mà cơ
quan này đang theo đuổi.107
Phần tiếp theo “Lực lượng tuần duyên Trung Quốc và Hải quân Trung Quốc - Con rồng thứ sáu hùng mạnh nhất?”
Lyle J. Goldstein, Trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ
Hiếu Minh, Ngọc Trang, Hà Tuyên (dịch)
Đỗ Thị Thủy (hiệu đính)
Bản gốc tiếng Anh "Five Dragons Stirring Up the Sea - Challenge and Opportunity in China's Improving Marritime Enforcement Capabilities ", Tạp chí Nghiên cứu biển Trung Quốc, số 5, tháng 4/2010, Trường Cao đẳng Hải chiến, Newport, Rhode Island, Hoa Kỳ
Đề
nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết trên
www.nghiencuubiendong.vn, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban
Biên tập NCBĐ.
CHÚ THÍCH:
81. “China Customs Annual Report 2007,” trang 1, Tổng cục Hải quan, www.customs .gov.cn/publish/portal0/.
82. Như trên, trang 4.
83. “Chinese Customs Uncover 1,190 Smuggling Cases in 2007,” Renmin Wang, 10, tháng 1, 2008.
84. 卢文辉, 叶信鹄 [Lô Văn Huy - Lu Wenhui và Diệp Tín Hộc - Ye Xinhu], “夏门市涉台毒品犯罪问题研究” [Nghiên cứu về các cơ sở được vận dụng trong vấn đề ma túy trái phép ở thành phố Hạ Môn (Xiamen)], 福建公安高等专科学校学报 [Tập san của Học viện cao cấp cảnh sát Phúc Kiến (Fujian Police Senior Academy Journal)] (tháng 3, 2007), trang 12.
85. 王义生 [Vương Nghị Sinh - Wang Yisheng], “濒海 作战舰载雷达” [Ra-đa tàu trục cho chiến tranh trên bờ], 当代海军 [Hải quân Hiện đại] (tháng 12, 2005), trang 54.
86. Hà Trung Long-He Zhonglong cùng các cộng sự, Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển của Trung Quốc, trang 38.
87. “China Customs Annual Report 2007,” trang 4.
88. Như trên, trang 9.
89. “中国海上警备力量装备” [Thiết bị của Cảnh sát Biển của Trung Quốc], 中国国防报 [Báo cáo Quốc Phòng Quốc gia Trung Quốc], 16, tháng 6, 2009, trang 22.
90. Hà Trung Long - He Zhonglong cùng các cộng sự, Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển của Trung Quốc, trang 27. Theo một nguồn khác, một số lượng cán bộ lớn hơn, khoảng tám nghìn người, được nêu trong một nguồn khác: 孙书贤 [Tôn Thư Hiền - Sun Shuxian], “中国海监: 护卫国家海洋权益” [Giám sát Biển của Trung Quốc: Bảo vệ lợi ích biển của quốc gia], 中国国防报
[Báo cáo Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc], 5, tháng 5, 2008, trang 21.
Con số sau cũng được báo cáo trong “Sea Patrol Force to Get More
Muscle,” China Daily, 20, tháng 10, 2008, có tại
www.chinadaily.com.cn/china/2008-10/21/content_7123436.htm.
91. “China Faces Severe Ocean Pollution,” China Daily, 11, tháng 1, 2006.
92. 郝艳沣, 杨凤丽 [Hách Diệm Phong - Hao Yanfeng và Dương Phụng Lệ - Yang Fengli], “中国海洋环境管理现状与对策” [Quản lý tình hình và các lựa chọn chính sách cho môi trường biển của Trung Quốc], 海洋开发与管理 [Phát triển và Quản lý biển] (tháng 7, 2008), trang 75–77.
93. North China Sea Marine Forecasting Center, www.ncsmfc.gov.cn/.
94. Bạch Tuấn Phong-Bai Junfeng, “Conception Regarding the Building of China’s Maritime Police,” trang 37.
95. Báo cáo, 1 tháng 7, 2008, SOA website, www.soa .gov.cn/.
96. “Sea Patrol Force to Get More Muscle.”
97. Chen Guangwen, “China’s Coast Guard Capabilities,” trang 51–52. Cũng xem China Defense Today, www.sinodefence.com/navy/marine-surveillance/ship.asp.
98. Báo cáo, 22, tháng 7, 2008, trang web của SOA, www.soa .gov.cn/.
99. Chen Guangwen, “China’s Coast Guard Capabilities,” trang 52.
100. He Zhonglong cùng các cộng sự, Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển của Trung Quốc, trang 145.
101. Sun Xuxian, “China Maritime Surveillance,” trang 21.
102. Chen Guangwen, “China’s Coast Guard Capabilities,” trang 57.
103. Bạch Tuấn Phong-Bai Junfeng, “Conception Regarding the Building of China’s Maritime Police,” trang 38.
104. 孙书贤 [Tôn Thư Hiền - Sun Xuxian], “进一步增强使命感和责任感奋精神, 拓进取不断开创海监工作的新局面”
[Tăng cường hơn nữa ý thức về sứ mệnh và trách nhiệm và liên tục ủng hộ
cho các sáng kiến hoạt động mới đối với việc giám sát biển Trung Quốc],
海洋开发与管理 [Phát triển và Quản lý Biển] (tháng 3, 2008), trang 11–16; 苏宸 [Tô Chấn - Su Chen], “雾航: ‘中国海监18’船船长亲历东海维权” [Tuần tra sớm: Đội trưởng của “tàu giám sát biển số 18 của Trung Quốc” phát huy các quyền chủ quyền ở Biển Đông], 海洋世界 [Thế giới Đại dương (tháng 4, 2008), trang 52–53.
105. “Sea Patrol Force to Get More Muscle.”
106. “中国海监跟踪美间谍船详情: 美舰无视中方警告”
[Miêu tả chi tiết của Lực lượng tuần duyên biển Trung Quốc lần theo dấu
vết của một tàu gián điệp Mỹ: Tàu Mỹ coi thường lời cảnh báo của Trung
Quốc], 新华网 [Mạng Tân Hoa Xã], 15, tháng 9, 2009.
107. Về sứ mệnh gần đây tới Nam Cực, xem, ví dụ, 崔晓龙 [Thôi Hiểu Long - Cui Xiaolong], “亲历‘雪龙’号远征南极” [Việc xem xét cụ thể cuộc thám hiểm của Rồng Tuyết tới Nam Cực\], 舰船知识 [Tàu hải quân và tàu buôn] (tháng 7, 2007), trang 22–25Con rồng thứ nhất: Lực lượng Cảnh sát biển của Trung Quốc
(Phần 1)
Lực
lượng Cảnh sát Biển là một bộ phận của Cục Quản lý Biên phòng, vốn là
đơn vị trực thuộc tinh nhuệ của Lực lượng Cảnh sát vũ trang Nhân dân,
thuộc Bộ Công An. Mô hình này có vẻ được sao chép từ Liên Xô, nước cũng
từng thiết kế lực lượng biên phòng của mình như một nhánh độc lập và
tinh nhuệ. Lực lượng Cảnh sát Biển Trung Quốc được trang bị chủ yếu là
tàu cao tốc và tàu thủy loại nhỏ.
Năm Con Rồng Bảo vệ biển cả của Trung Quốc.
Nhìn
chung, “năm con rồng lũng đoạn biển cả” của Trung Quốc – đó là năm đơn
vị hình thành nên lực lượng chấp pháp trên biển của nước này – có tổng
cộng khoảng 40 ngàn quân, dựa trên phân tích của Học viện Ninh Ba.29
Bảng 2: Yêu cầu lập kế hoạch cho các tàu tuần tra trên biển Trung Quốc
|
Vịnh Bắc Bộ
|
Biển Hoa Đông
|
Hoàng Hải
|
Vịnh Bột Hải
|
Biển Đông
|
Tổng
|
Tàu tuần tra loại lớn (trên 3,500 tấn)
|
-
|
4
|
-
|
-
|
4
|
8
|
Tàu tuần tra loại vừa (trên 1500 tấn)
|
2
|
6
|
5
|
1
|
5
|
19
|
Tàu tuần tra loại nhỏ (trên 500 tấn)
|
20
|
30
|
30
|
26
|
43
|
149
|
Thuyền nhỏ (trên 100 tấn)
|
26
|
95
|
103
|
80
|
304
|
Nguồn: He Zhonglong và các cộng sự, Nghiên cứu về việc xây dựng lực lượng tuần duyên Trung Quốc, tr. 142.
Chương
tiếp theo đây sẽ miêu tả ngắn gọn tổ chức, sứ mệnh và tiềm lực của từng
“con rồng”. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng, trong khi Cơ quan quản
lý về An toàn hàng hải (MSA) hoạt động rất minh bạch, các đơn vị khác,
những tổ chức nhỏ hơn rất khó tiếp cận và do đó khó có thể hiểu biết cặn
kẽ hơn về họ.
Lực lượng Cảnh sát Biển của Cục Quản lý Biên phòng (BCD)
Lực lượng Cảnh sát Biển ((公安边防海警部门)
là một bộ phận của Cục Quản lý Biên phòng, vốn là đơn vị trực thuộc
tinh nhuệ của Lực lượng Cảnh sát vũ trang Nhân dân, thuộc Bộ Công An. Mô
hình này có vẻ được sao chép từ Liên Xô, nước cũng từng thiết kế lực
lượng biên phòng của mình như một nhánh độc lập và tinh nhuệ. Lực lượng
Cảnh sát Biển Trung Quốc được trang bị chủ yếu là tàu cao tốc và tàu
thủy loại nhỏ. Trên tàu thường được trang bị súng máy và pháo loại nhỏ.
Cần nhấn mạnh rằng trong khi một số “con rồng” quan trọng khác không
được vũ trang, việc lực lượng này được vũ trang đã dẫn đến một loạt rắc
rối. Chủ lực của hạm đội Cảnh sát Biển hiện nay là chiếc tàu tuần tra
cao tốc tên là Hải cẩu (海
豹) HP1500-2. Những chiếc tàu nhỏ này có thể đạt tốc độ lên đến 52 hải
lý, tầm hoạt động trong khoảng 250 km, và thủy thủ đoàn từ 6 đến 8
người. Những nhiệm vụ mà chúng đảm nhận bao gồm hộ tống, thăm dò trên
biển, và tìm kiếm cứu nạn. Cano tiêu chuẩn mới của Cảnh sát Biển là Loại
218. Thiết kế này có chiều dài 41m, có sườn máy dài 6.2m, chuyên chở
được 130 tấn; tốc độ tối đa lên đến 25 hải lý, thủy thủ đoàn gồm 23
người; và được trang bị một đại liên 14,5 ly. Một cano tuần tra lớn loại
718 của Cảnh sát Biển đã được hạ thủy vào năm 2006. Nó có trọng tải
1,500 tấn, chiều dài 100m, có sân đậu trực thăng và có pháo 37 ly. Lực
lượng Cảnh sát Biển gần đây cũng đã được sử dụng hai khu trục hạm loại Jianghu cũ của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), sau khi hai tàu này đã được đại tu và đổi tên thành Hải cảnh 1002 và Hải cảnh 1003. Thời điểm hiện tại, Cảnh sát Biển không có đơn vị không quân.30
Ảnh 1: Cano
1000 tấn loại 718, Hải cảnh 1001, hoạt động cùng với Lực lượng Tuần
duyên của Bộ Công An. Con tàu này được hạ thủy vào năm 2006 và có trang
bị súng 37 ly trên boong. Đây là tàu chiến hiện đại nhất của Tuần duyên
Trung Quốc. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)
Ảnh 2: Hải cảnh 1002
là một trong hai tàu cano của Tuần duyên Trung Quốc được chuyển giao
cho Bộ Công An từ Hải quân PLA. Trước đây, chúng là các khu trục hạm tên
lửa loại Jianghu. Cơ quan thăm dò hàng hải Trung Quốc
là một đơn vị hàng hải dân sự khác nhận tàu từ Hải quân PLA. (Diễn đàn
Quốc phòng Trung Quốc)
Cơ sở huấn luyện chính cho Cảnh sát biển nằm
ở Ninh Ba. Tuy nhiên, không phải tất cả sinh viên của Học viện Ninh Ba
đều là cảnh sát biển; sinh viên ở đây phải học một chương trình chung
dành cho lính biên phòng trong những năm đầu và có vẻ chỉ bắt đầu được
chọn chuyên ngành hàng hải sau khi hoàn thành nửa chương trình. Cơ sở
huấn luyện ở Học viện Ninh Ba rất ấn tượng, đặc biệt là các máy mô phỏng
điều khiển và lái tàu, những máy này sử dụng phần mềm tiên tiến để tạo
ra độ chuẩn xác cao như các máy mô phỏng sử dụng ở phương Tây.
Ảnh 3: Một
tàu tuần tra nhỏ đang hoạt động cùng với Lực lượng Tuần duyên Trung
Quốc. Các cơ quan quản lý hàng hải dân sự Trung Quốc thiếu xuồng lướt
sóng có gắn động cơ cho các chiến dịch giải cứu và hiện đang lên kế
hoạch mua từ nước ngoài. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)
Sứ
mệnh chính của Cảnh sát Biển là phòng chống tội phạm, nhưng gần đây còn
bao gồm cả việc đấu tranh chống những đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố và
nạn cướp biển. Tuy rằng chưa có vụ việc nào liên quan đến khủng bố hàng
hải được ghi nhận ở Trung Quốc, mối lo ngại đã lên cao từ sau cuộc tấn
công 11-9 vào nước Mỹ, từ những bất ổn liên tục trong nhóm sắc tộc thiểu
số ở Trung Quốc mà đã dùng đến chiến thuật khủng bố, và từ sự quan ngại
tăng cao một cách tự nhiên trong kì Thế vận hội Olympic ở Bắc Kinh.
Trong kì Thế vận hội, Cảnh sát Biển có vẻ đã phải cho xuất kích 30 tàu
mỗi ngày và chặn hay bắt giữ hơn một ngàn tàu.31
Ảnh 4: Các
lực lượng của Bộ Công An tham gia diễn tập trên một xuồng cano của Tuần
duyên Trung Quốc. Hầu hết các cơ quan hàng hải khác của Trung Quốc
không được vũ trang. Điều này đã gây nên một vài sự ngạc nhiên, ví dụ
như việc tàu thuộc Bộ Chỉ huy Lực lượng Chấp pháp Ngư nghiệp thiếu tiềm
lực để răn đe hay thi hành pháp luật. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)
Khi bàn đến tính dễ bị tấn công dọc bờ biển, He Zhonglong và các cộng sự viết, “Các thành phố của chúng ta như Hong Kong, Ma Cao,
Thượng Hải, Quảng Đông và các thành phố quan trọng khác dọc bờ biển… có
thể trở thành mục tiêu chủ yếu của một cuộc tấn công bất ngờ của bọn
khủng bố quốc tế”32. Một nhà phân tích các vấn đề hải quân
của Trung Quốc khác nhìn nhận mối quan ngại tương tự rằng “các nhóm vũ
trang đến từ Trung Đông đang dần quan tâm hơn đến các đợt tấn công khủng
bố trên biển bất ngờ”.33 Quả thực, các phân tích quân sự và
hải quân Trung Quốc đã rất nghiêm túc rút kinh nghiệm nghiên cứu bài học
trong vụ tấn công khủng bố tháng 11/2008 ở Mumbai, nơi có sự tham gia
của tàu thủy. Lịch sử hàng hải Trung Quốc cũng đầy những khó khăn đến từ
nạn cướp biển, vì thế có lẽ không có gì ngạc nhiên khi chứng kiến sự
quan tâm lớn đến chủ đề này trong các xuất bản liên quan đến hàng hải ở
Trung Quốc.34
Hơn
nữa, điều đáng quan tâm là động lực thúc đẩy cho cuộc diễn tập chống
khủng bố tại vịnh Aden tháng 12/2008 của một đơn vị đặc nhiệm hải quân
Trung Quốc được khởi xướng một phần bởi các cơ quan hàng hải dân sự
Trung Quốc.35 Trên thực tế, nạn cướp biển từ lâu đã là mối
quan ngại chính của giới phân tích hàng hải Trung Quốc. Một bài báo về
chủ đề này nhấn mạnh sự gần gũi của vấn đề: “Trong 124 vụ cướp biển
trong năm 2005, 60% diễn ra tại khu vực Biển Đông”36 Một
phân tích khác của Trung Quốc liên quan đến vấn đề cướp biển kết luận:
“Bọn cướp biển có rất nhiều vũ khí hiện đại, được trang bị thiết bị
thông tin liên lạc tiên tiến, và có những móc ngoặt bí mật với các tổ
chức tội phạm quốc tế và cả với các tổ chức khủng bố”37. Tuy nhiên, một nguồn tin khác thì nhìn nhận rằng tàu thuyền của Trung Quốc ở xa bờ đang là mục tiêu của bọn cướp biển.38
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi thấy nhiều đơn vị thực thi pháp luật
trên biển khác nhau của Trung Quốc sẽ hoạt động trong những chiến dịch
tương lai chống cướp biển, có lẽ là sẽ phối hợp với Hải quân PLA.
Với
tư cách là đơn vị vũ trang chủ yếu của các con rồng tuần duyên biển
Trung Quốc, BCD – thường được gọi là “Tuần duyên Trung Quốc” – được mong
đợi sẽ đi đầu trong việc đối phó với những thách thức đã nêu. Hiện nay,
theo nghiên cứu của Học viện Ninh Ba, BCD có quân số 10,000 người –
chiếm khoảng ¼ tổng số quân thuộc năm con rồng.39 Một điểm
rất đáng quan tâm đó là BCD được thiết kế như “con rồng đầu đàn” trong
việc quan hệ và trao đổi với Tuần duyên Hoa Kỳ - mối quan hệ này sẽ được
bàn sâu hơn trong phần 5 của nghiên cứu này.
Phần tiếp theo “Cơ quan An toàn Hàng hải (MSA)”
Lyle J. Goldstein, Trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ
Hiếu Minh, Ngọc Trang, Hà Tuyên (dịch)
Đỗ Thị Thủy (hiệu đính)
Bản gốc tiếng Anh "Five Dragons Stirring Up the Sea - Challenge and Opportunity in China's Improving Marritime Enforcement Capabilities ", Tạp chí Nghiên cứu biển Trung Quốc, số 5, tháng 4/2010, Trường Cao đẳng Hải chiến, Newport, Rhode Island, Hoa Kỳ
Đề
nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết trên
www.nghiencuubiendong.vn, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban
Biên tập NCBĐ.
CHÚ THÍCH:
29. Hà Trung Long - He Zhonglong cùng các cộng sự, Phát triển/Xây dựng Cảnh sát Biển Trung Quốc, trang 37.
30. Thông tin này chủ yếu được lấy từ 陈光文 [Trần Quang Văn - Chen Guangwen], 中国海上警备力量”[Các Khả năng Bảo vệ Biển của Trung Quốc], 兵器知识
[Kiến thức/Sự hiểu biết về các quy định] (tháng 5, năm 2009), trang
50–51. Xem “Danh sách các tàu tuần duyên bờ biển của Trung Quốc” tại
trang web Quốc phòng Trung Quốc Ngày nay (China Defense Today), www
.sinodefense.com/navy/coastguard/ship.asp.
Có tất cả 9 loại thuyền tuần duyên được liệt kê trong trang web là để
phục vụ Lực lượng cảnh sát biển.
31. Phỏng vấn, Bắc Kinh, tháng 4, 2008.
32. Hà Trung Long - He Zhonglong cùng các cộng sự Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển Trung Quốc,
trang 57. Chủ nghĩa khủng bố cũng được viện dẫn như một mối lo ngại đối
với việc bảo vệ biển trong tương lai của Trung Quốc, trong Bai Junfeng,
“Quan niệm về việc xây dựng lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc,” trang
36.
33. 烽火 [Phong Hỏa - Feng Huo], “海上保安战: 近海反恐与安全战术” [Cuộc chiến bảo đảm An ninh Biển: Chiến thuật chống khủng bố và an ninh của các quốc gia ven biển, 现代舰船 [Các tàu hiện đại] (tháng 6, 2008), trang. 20.
34. Xem, ví dụ, “话说海盗” [Về Hải tặc], 中国海事 [Các vấn đề liên quan đến biển của Trung Quốc] (tháng 10, 2006), trang 63–65; “海盗: 国际航运的难去之痒” [Hải tặc: Điều làm gián đoạn thông thương quốc tế rất khó loại bỏ], 中国船检 [Khảo sát về tàu Trung Quốc] (tháng 5, 2006), trang 48–50; và 刘少才[Lưu Thiếu Tài - Liu Shaocai], “马六甲海峡死抗海盗” [Hải tặc nguy hiểm chết người ở Eo biển Malacca], 中国海事
[Các vấn đề về biển của Trung Quốc] (tháng 10, 2007), trang 66–68. Cũng
xem Bruce A. Elleman, Andrew Forbes, và David Rosenberg, các tái bản
(eds)., Hải tặc và Tội phạm: Các nghiên cứu lịch sử và hiện đại Newport Paper 35 (Newport, R.I.: Naval War College Press), đặc biệt là chương 3–5.
35. “交通部国际合作司长透露海军护航决策由来” [Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế trực thuộc Bộ Giao thông tiết lộ Nguồn gốc của các Quyết định trong việc Hộ tống Hải quân], 三联生活周刊
[Tạp chí Sanlian Life Weekly], ngày 16, tháng 1, năm 2009. Giáo sư Nan
Li của trường Cao đẳng Hải chiến đã xác nhận nguồn ngày và nhấn mạnh tầm
quan trọng của thông tin.
36. 杨翠柏 [Dương Thúy Bạch - Yang Cuibai],“亚洲打击海盗及武装抢劫船只的地区合作协定评价” [Đánh giá của Thỏa thuận Hợp tác Khu vực trong việc chống Hải tặc và cướp có vũ trang chống lại các tàu ở châu Á], 南洋问题研究 [Các vấn đề Đông Nam Á], số 4 (2006), trang 29.
37. 吴尉青 [Ngô Úy Thanh - Wu Weiqing], “浅谈知何预防盗劫” [Một cuộc thảo luận đơn giản về việc ngăn chặn các cuộc tấn công của hải tặc], 中国水运 [Giao thông trên biển của Trung Quốc] 7 (tháng 6, 2007), trang 183.38. 吕贤臣 [Lữ Hiền Thần - Lu Xianchen], “现代海盗的威胁和防范” [Hiểm họa và sự Đề phòng Hải tặc Hiện đại], 现代舰船 [Tàu hiện đại] (tháng 10, 2006), trang 26–29.
39. Hà Trung Long - He Zhonglong cùng các cộng sự, Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển của Trung Quốc, trang 37.
Năm con rồng khuấy động biển cả
Bài viết của Lyle J. Goldstein, Trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ phân tích, đánh giá chi tiết chức năng, nhiệm vụ của 5 đơn vị mà tác giả gọi là “Năm con rồng” hình thành nên lực lượng chấp pháp trên biển của Trung Quốc .
Trong
thời đại mà sự phô trương lực lượng giữa các cường quốc diễn ra rất
tinh vi, bảo vệ bờ biển có vai trò mới và quan trọng trên vũ đài thế
giới. Khi Washington muốn thể hiện sự hối lỗi và muốn tiếp viện Gru-di-a
đang bị bao vây mà không làm gia tăng căng thẳng vốn đã nóng bỏng ở
quanh Hắc Hải, USCGC Dallas, một tàu tuần duyên lớn của Mỹ đã được phái đi.1
Xu hướng này đã trở nên rõ ràng từ lâu ở châu Á. Lần sử dụng các lực
lượng chết người rộng rãi nhất của Tokyo sau chiến tranh thế giới II là
hành động của lực lượng tuần duyên Nhật Bản chống lại một tàu thăm dò
Bắc Hàn.2 Gần đây hơn, một tàu tuần duyên Nhật Bản đã đánh
chìm một tàu cá Đài Loan trong một vụ va chạm gần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Đài đang tranh chấp ở vùng biển Hoa Đông, châm ngòi cho những tranh chấp
ngoại giao tương đối nghiêm trọng.3 Những lực lượng tuần
duyên hùng mạnh nhất châu Á này đang đặt ra một tiền lệ xấu. Ví dụ, Ấn
Độ đã thông báo một vụ mua máy bay chiến đấu dài hạn táo bạo phục vụ cho
việc tuần tra biển vào mùa thu 2008.4 Đội tuần duyên đã được
cải thiện của Hàn Quốc, trong khi đó, đã mời các phóng viên nước ngoài
tiến hành một chuyến du lịch gần các đảo do Hàn Quốc quản lý nhưng Nhật
Bản cũng tuyên bố chủ quyền, làm cho chuyến tham quan mang ý nghĩa hiếu
chiến.5
Với
những thông tin trên, cùng với sự đồng thuận rộng rãi rằng sự trỗi dậy
của Trung Quốc là một trong những hiện tượng quan trọng nhất ảnh hưởng
đến an ninh quốc tế trong thế kỷ 21, điều lạ lùng là cơ cấu tổ chức, khả
năng, văn hóa dịch vụ hay triển vọng của lực lượng tuần duyên Trung
Quốc này hầu như không được biết đến. Trong khi lực lượng tuần duyên
Nhật Bản đã thu hút đáng kể sự chú ý gần đây của giới học giả trong lĩnh
vực này, những sự phát triển tương tự của Trung Quốc đã không được chú
ý, mặc dù những tài liệu nguồn về vấn đề này ở Trung Quốc là rất dồi
dào.6 Đáng chú ý là một chuyên gia hàng đầu về “phòng vệ biên
giới” của Trung Quốc gần đây đã nhận định rằng công trình của ông “chỉ
xem xét cách tiếp cận của Trung Quốc trong việc bảo vệ biên giới đất
liền của nước này…Những nghiên cứu trong tương lai nên nghiên cứu cách
tiếp cận của Trung Quốc đối với việc phòng vệ biển.”7 Tất nhiên, các học giả cũng đã tương đối chú ý đến sự phát triển của hải quân Trung Quốc, và điều này là hoàn toàn hợp lý.8 Tuy
nhiên, những nghiên cứu về sự phát triển của hải quân Trung Quốc có xu
hướng tập trung vào những tình huống tranh chấp xa bờ và căng thẳng, bao
gồm những cuộc khai phá dưới biển và những cuộc tập trận đổ bộ, cũng
như những tiềm năng trong tương lai với việc bảo vệ đường biển mở rộng,
triển khai sức mạnh và răn đe hạt nhân. Một vụ việc được biết đến rộng
rãi năm 2009 liên quan đến tàu do thám Mỹ và các tàu hải giám của Trung
Quốc (cùng với các tàu đánh cá Trung Quốc) cũng đã làm rõ hơn sự hiểu
biết về khả năng giám sát hàng hải phi quân sự của Trung Quốc.
Nhìn
chung, các vấn đề bảo vệ bờ biển và đặc biệt là các vấn đề liên quan
đến cái được gọi là an ninh phi truyền thống đã không được xem xét đầy
đủ trong bối cảnh hàng hải Trung Quốc. Nếu nhận thức của Trung Quốc về
vấn đề quản lý và giám sát bờ biển, an ninh cảng, cướp biển, buôn lậu ma
túy, bảo vệ môi trường, tìm kiếm và giải cứu tiếp tục ít được biết đến
bên ngoài Trung Quốc, hợp tác giữa các cường quốc biển Đông Á có thể
cũng sẽ tiếp tục kém phát triển.9 Việc triển khai quân chưa
từng có tiền lệ tháng 12 năm 2008 của hải quân Trung Quốc cùng với các
lực lượng hải quân khác ở Vịnh Aden trong hoạt động chống cướp biển,
không còn nghi ngờ gì nữa, là một bước tiến rõ rệt theo đúng hướng. Tuy
nhiên, còn rất nhiều điều có thể và nên được thực hiện để tìm ra điểm
chung với Trung Quốc trong việc đối phó với các mối đe dọa phi truyền
thống.
Ngày
nay, Trung Quốc còn khá yếu trong lĩnh vực trung tâm cực kỳ quan trọng -
sức mạnh hàng hải, là sự kết hợp giữa năng lực thương mại và sức mạnh
quân sự cứng và liên quan đến quản lý hàng hải, tức là thực thi luật
pháp của một quốc gia và đảm bảo “trật tự tốt đẹp” ngoài khơi của quốc
gia đó.10 Mặc dù đã có những tiến bộ lớn lao trong thập kỷ
vừa qua, các cơ quan cưỡng chế hàng hải Trung Quốc vẫn chia rẽ và tương
đối yếu. Nhiều chuyên gia Trung Quốc đã miêu tả tình trạng này một cách
khá châm biếm là có quá nhiều “những con rồng khuấy động biển cả.”11 Ở
Đông Bắc Á, khả năng tuần tra hàng hải yếu của Trung Quốc là ngoại lệ,
đặc biệt nếu đem so sánh với khả năng tuần duyên của Nhật Bản (hay ở
ngoài khu vực là Mỹ). Thật vậy, lực lượng tuần duyên của Nhật Bản gần
đây đã được miêu tả là gần như, nếu không muốn nói là hoàn toàn, là hải
quân thứ hai của Tokyo.12
Sự
yếu kém tương đối của Trung Quốc trong lĩnh vực này là một điều bí ẩn
và đã đặt ra câu hỏi nghiên cứu của bài này. Tình trạng yếu kém tương
đối này được nêu ở phần một của nghiên cứu. Phần hai lần lượt miêu tả và
phân tích tình trạng hiện tại của năm bộ máy thẩm quyền chịu trách
nhiệm giám sát và quản lý hàng hải ở Trung Quốc ngày nay. Phần ba đưa ra
câu hỏi là các cơ quan này, và bất kỳ một lực lượng tuần duyên thống
nhất nào của Trung Quốc trong tương lai, có mối quan hệ như thế nào đối
với hải quân Trung Quốc. Trước khi đưa ra tác động và triển vọng, phần
bốn sẽ đi sâu phân tích một loạt những lý giải vĩ mô cho sự yếu kém của
các cơ quan tuần tra bờ biển Trung Quốc hiện nay. Phần năm phân tích các
khả năng cho việc hợp tác an ninh hàng hải trong tương lai, bằng cách
xem xét kỹ sự tham gia hàng hải dân sự Mỹ-Trung giữa các thực thể tuần
duyên trong thập kỷ vừa qua. Phần cuối cùng làm rõ ba gợi ý chiến lược
khả thi cho việc tăng cường khả năng tuần duyên của Trung Quốc. Toàn bộ
nghiên cứu này dựa trên hàng trăm nguồn tài liệu tiếng Trung, các cuộc
phỏng vấn tại Trung Quốc, và đặc biệt là một điều tra rất chi tiết và
cực kỳ trung thực vào năm 2007 của giáo sư He Zhonglong và ba thành viên
khác tại Học viện cảnh sát tuần tra biển Trung Quốc tại Ninh Ba.13
Sự
phát triển đang diễn ra của các thực thể tuần duyên Trung Quốc thành
những cơ quan quản lý hàng hải đồng bộ và hiệu quả đặt ra cả thách thức
và cơ hội cho an ninh và ổn định ở Đông Á. Việc mở rộng khả năng sẽ tự
nhiên dẫn đến sự thực thi chặt chẽ hơn các tuyên bố biển của Trung Quốc
trước các nước láng giềng.14 Tuy nhiên, một kết quả triển
vọng tốt đẹp hơn là việc tăng cường khả năng quản lý hàng hải của Trung
Quốc sẽ dẫn đến việc Bắc Kinh sẽ sẵn sàng ủng hộ các quy tắc an ninh và
an toàn hàng hải như một “nhân tố hàng hải” đủ năng lực và thiết yếu.
Sự yếu kém tương đối trong môi trường láng giềng mạnh
Những
yếu kém của lực lượng tuần duyên Trung Quốc là nguồn tư liệu phong phú
cho các nhà phân tích về biển Trung Quốc. Xem xét quy mô phát triển hàng
hải của Trung Quốc, những nhà phân tích này cho rằng tiềm lực của lực
lượng tuần duyên nước này là nhỏ bé và rời rạc. He Zhonglong và những
cộng sự của ông viết: “Các lực lượng cảnh sát biển của chúng ta…không
tương xứng với vị thế và hình ảnh của một siêu cường”.15 Ông
và các tác giả nói thêm: “Hiện nay, trong hải đội của lực lượng tuần
duyên, đa số là các tàu tuần tra có trọng tải nhỏ hơn 500 tấn, và con số
trực thăng hải vận càng cho thấy lực lượng này không đạt đến những yêu
cầu của một lực lượng chấp pháp trên biển toàn diện”.16 Các
giáo sư của Học viện Cảnh sát Biển Ninh Ba cũng khẳng định rằng tình
hình hiện nay là không thể chấp nhận được: “Trung Quốc là quốc gia có
dân số đông, và các nguồn tài nguyên trên đất liền của nước này là không
đủ. Các đại dương có thể thay thế và bổ sung không gian cho đất liền,
và đối với các nguồn tài nguyên thì biển cũng có trữ lượng tiềm năng
khổng lồ cùng với ý nghĩa chiến lược.”17
Ngược
lại, những cường quốc ở Thái Bình Dương khác, đặc biệt là Mỹ và Nhật,
duy trì các lực lượng tuần duyên rất mạnh. Các nhà phân tích hàng hải
Trung Quốc ghi nhận đầy đủ và thấu hiểu thực tế so sánh bất lợi này. Quả
thật, mức độ hiểu cặn kẽ của phía Trung Quốc về tiềm lực tuần duyên Mỹ
và Nhật là rất ấn tượng, điều này ngay lập tức gợi cho người ta đồng
thời sự đố kỵ lẫn ngưỡng mộ.19 Ví dụ như, để minh họa cho sự
yếu kém của lực lượng tuần duyên Trung Quốc, He Zhonglong đã chỉ ra rằng
Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ (USCG) được trang bị 250 máy bay các loại,
trong khi phía Nhật có 75 máy bay. Các đơn vị tuần duyên Trung Quốc, với
tiềm lực không quân trực thuộc kém phát triển hơn, chắc chắn không thể
triển khai nhiều hơn 36 máy bay các loại.20 Máy bay rất quan
trọng một mặt trong việc tuần tra tầm xa và mặt khác trong các nhiệm vụ
cứu hộ phức tạp. Hơn nữa, những yêu cầu mang tính chuyên nghiệp đòi hỏi
lực lượng tuần duyên của một quốc gia phải duy trì các đơn vị không quân
mạnh là rất lớn. Do đó, các con số kể trên phản ánh được khoảng cách
rất lớn giữa lực lượng tuần duyên Trung Quốc và lực lượng tuần duyên của
các quốc gia Thái Bình Dương khác, điều này được ghi nhận rõ ràng bởi
các nghiên cứu của Học viện Ninh Ba.21 Bảng 1 minh họa rằng
dù các đơn vị tuần duyên của CHND Trung Quốc (PRC) có tương đối nhiều
tàu tuần tra loại nhỏ và rất nhỏ (dưới 1,500 tấn), Bắc Kinh vẫn có ít
hơn cả Washington và Tokyo về số tàu loại vừa (1,500 – 3,000 tấn) và
loại lớn (trên 3,500 tấn).22 Nghiên cứu của Học viện Ninh Ba
chỉ thêm rằng Hàn Quốc (ROK) đã tiến hành thành công vào năm 1996 chiến
dịch thống nhất các đơn vị chấp pháp trên biển riêng lẻ thành một Lực
lượng tuần duyên Hàn Quốc thống nhất, hùng mạnh theo mô hình của Mỹ và
Nhật.23
Bảng 1: So sánh Lực lượng tuần duyên ở Châu Á Thái Bình Dương
Quốc gia
|
Trung Quốc
|
Hàn Quốc
|
Nhật Bản
|
Mỹ
|
Chiều dài bờ biển
|
18,000
|
11,542
|
30,000
|
160,550
|
Tàu tuần tra loại lớn (trên 3,500 tấn)
|
8
|
5
|
11
|
12
|
Tàu tuần tra loại vừa (trên 1500 tấn)
|
19
|
9
|
37
|
32
|
Tàu tuần tra loại nhỏ (trên 500 tấn)
|
149
|
66
|
82
|
44
|
Thuyền nhỏ (trên 100 tấn)
|
304
|
111
|
107
|
258
|
Nguồn: He Zhonglong và các cộng sự, Nghiên cứu về việc xây dựng lực lượng tuần duyên Trung Quốc, tr. 142–43.
Động
lực để Bắc Kinh nâng cấp năng lực tuần duyên của mình rõ ràng liên quan
đến mục tiêu chiến lược tổng thể của nước này là tăng cường tiềm lực
hàng hải nói chung và do đó, hoàn toàn phù hợp với sự phát triển nhanh
của hải quân Trung Quốc. Quả thực, tác động của sáng kiến này đối với an
ninh Đông Á là rất quan trọng và sẽ được phân tích ở phần kết luận của
bài nghiên cứu này. Sắc thái trong các bài phân tích của Học viện Ninh
Ba rõ ràng gợi cho chúng ta thấy tầm quan trọng của yếu tố an ninh quốc
gia trong tư tưởng của người Trung Quốc về tiềm lực tuần duyên. Ví dụ,
những tác giả của phân tích kể trên nhìn nhận rằng “ngày nay, tư duy có
từ thời Chiến tranh Lạnh vẫn tồn tại ở nhiều quốc gia… Vẫn có những thái
độ thù địch”24. Xét đến vấn đề nhạy cảm liên quan đến chủ
quyền ở Biển Đông, phân tích kể trên chỉ ra rằng: “Một mặt, Trung Quốc
và 10 quốc gia thuộc khối ASEAN đã ký Quy tắc ứng xử trên Biển Đông ở
Phnôm Pênh, [nhưng] ở mức độ nào đó, những gì đã diễn ra đó là chủ quyền
và lợi ích của Trung Quốc đang tiếp tục bị xâm phạm nghiêm trọng”25.
Động cơ kể trên hoàn toàn không có gì bất ngờ và phù hợp trong bối cảnh
chủ nghĩa dân tộc đang tồn tại mạnh mẽ trong giới trí thức Trung Quốc
và trong các phân tích về chính sách nói chung.
Tuy
nhiên, một luồng tư tưởng lớn khác liên quan đến việc xây dựng tiềm lực
tuần duyên của Trung Quốc đang tồn tại rõ rệt mà nhận thức rõ về quá
trình toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau càng nhiều giữa các quốc
gia. Theo luồng tư tưởng này, cũng có thể tìm thấy rõ ràng và chi tiết
trong phân tích của Học viện Ninh Ba, chúng ta có thể nhận thấy một khái
niệm tinh tế và đáng khích lệ rằng lực lượng tuần duyên, dựa trên tính
chất linh hoạt của nó, có thể hoạt động như một bước đệm giữa các lực
lượng hải quân khác, hỗ trợ trong việc làm dịu đi tranh chấp giữa các
quốc gia có thể xảy ra tại Đông Á. Theo dòng tư tưởng đó, khái niệm này
càng được củng cố thêm, He Zhonglong và các cộng sự kết luận: “Mọi người
sống với nhau trên cùng một hành tinh, và cùng đương đầu với những đe
dọa chung, và có cùng những lợi ích chung”26. Một phân tích
khác cũng chỉ ra tương tự rằng những mối quan hệ quốc tế mà các lực
lượng tuần duyên khác đã gầy dựng được “rất nhiều lần thành công trong
việc đẩy lùi các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia”.27 Nghiên
cứu của Học viện Ninh Ba cuối cùng cũng chỉ ra nguyên nhân nằm ở yếu tố
tổ chức khi giải thích các yếu kém của lực lượng chấp pháp biển Trung
Quốc. Như các tác giả của bản nghiên cứu viết:
“Mô
hình tổ chức quản lý trên biển của Trung Quốc là chưa lý tưởng. Trong
khoảng thời gian rất lâu, đã tồn tại một tình trạng “nhóm rồng lũng đoạn
vùng biển”: trong tất cả các tình huống, luôn có rất nhiều bên tham
gia, mỗi bên có quyền lực riêng của mình, với thẩm quyền chồng chéo,
cũng như những lỗ hổng rõ ràng. Về mặt bên trong, điều này gây ra những
vấn đề trong việc thi hành pháp luật sao cho phù hợp, trong khi xét về
bên ngoài, không thấy có sự thống nhất trong các nỗ lực. Kết quả là cho
ra đời một lực lượng thụ động, yếu kém và không hiệu quả.28
Trong
khi bản thân lý giải này đã là khá thuyết phục, bài phân tích sẽ xem
xét thêm một số nguyên nhân tiềm năng của sự yếu kém này, bên cạnh việc
nghiên cứu những triển vọng cho việc cải tổ, tiềm năng cho việc phát
triển xa hơn nữa hợp tác quốc tế về an ninh biển, và các gợi ý mang tính
chiến lược liên quan đến an ninh Đông Á.
Phần tiếp theo Con rồng thứ nhất: Lực lượng Cảnh sát Biển của Trung Quốc
Lyle J. Goldstein, Trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ
Hiếu Minh, Ngọc Trang, Hà Tuyên (dịch)
Đỗ Thị Thủy (hiệu đính)
Bản gốc tiếng Anh "Five Dragons Stirring Up the Sea - Challenge and Opportunity in China's Improving Marritime Enforcement Capabilities ", Tạp chí Nghiên cứu biển Trung Quốc, số 5, tháng 4/2010, Trường Cao đẳng Hải chiến, Newport, Rhode Island, Hoa Kỳ
CHÚ THÍCH
*
Quan điểm trình bày trong bài này là của riêng tác giả và không phản
ánh quan điểm của Hải quân hay các cơ quan khác của Chính phủ Hoa Kỳ.
**
Các bức ảnh lấy từ Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc đã được cho phép sử
dụng. Các bức ảnh khác lấy từ các ấn phẩm chính thức của Hoa Kỳ và Trung
Quốc.
1. Tara Bahrampour and Philip Pan, “U.S. Military Ship Delivers Aid to Georgia,” Washington Post, ngày 28 tháng 8 năm 2008, trang A14.
2. “Japan Says ‘Spy Ship’ Fired Rockets,” BBC, ngày 25 tháng 12 năm 2001, news.bbc.co.uk/1/hi/world/asia-pacific/1727867.stm.
3. “Japan Admits Coast Guard ‘Partially at Fault’ in Fishing Boat Sinking,” Weekly Japan Update ngày 20 tháng 6 năm 2008, có tại địa chỉ www.japanupdate.com/?id=8741.
4. Vivex Raghuvanshi, “Indian Coast Guard to Buy Six New Aircraft,” Defense News, ngày 9 tháng 9 năm 2008, trang 30.
5. Choe Sang-hun, “Desolate Dots in the Sea Stir Deep Emotions as South Korea Resists a Japanese Claim,” New York Times, ngày 31 tháng 8 năm 2008.
6. Richard J. Samuelson, “New Fighting Power: Japan’s Growing Maritime Capabilities and East Asian Security,” Journal of Strategic Studies 32, số 3 (Mùa đông 2007/08), trang 84-112.
7. M. Taylor Fravel, “Securing Borders: China’s Doctrine and Force Structure for Frontier Defense,” Journal of Strategic Studies 30, số 4–5 (tháng 8-10), trang 709.
8. Một số sách quan trọng nhất viết về việc triển khai hải quân Trung Quốc bao gồm Bruce Swanson, Eighth Voyage of the Dragon: A History of China’s Quest for Seapower (Annapolis, Md.: Naval Institute Press, 1982); John Wilson Lewis và Xue Litai, China’s Strategic Seapower: The Politics of Force Modernization in the Nuclear Age (Stanford, Calif.: Stanford Univ. Press, 1994); Bernard D. Cole, The Great Wall at Sea: China’s Navy Enters the 21st Century (Annapolis,
Md.: Naval Institute Press, 2001); and Andrew S. Erickson, Lyle J.
Goldstein, William S. Murray, và Andrew R. Wilson, China’s Future Nuclear Submarine Force (Annapolis, Md.: Naval Institute Press, 2007). Một số báo cáo của chính phủ cũng hữu ích, đặc biệt là Ronald O’Rourke, China’sNaval Modernization: Implications for U.S. Navy Capabilities: Background and Issues for Congress,
Báo cáo cho Quốc hội, Mã đăng ký RL33153 (Washington, D.C.: Cơ quan
Nghiên cứu thuộc Quốc hội, ngày 18 tháng 11 năm 2005 (bản báo cáo này
liên tục được cập nhật trong những năm gần đây); và Bộ Hải quân Mỹ, Hải quân của Trung Quốc năm 2007 (Suitland, Md.: Office of Naval Intelligence, 2007).
9.
Một bài viết đáng biểu dương nhằm hiểu rõ về cách tiếp cận của Trung
Quốc đối với các vấn đề an ninh phi truyền thống là Susan L Craig, Chinese Perceptions of Traditional and Nontraditional Security Threats
(Carlisle, Pa.: U.S. Army War College, 2007). Tuy nhiên, bài viết này
không bàn tới cảnh sát biển, hoặc các vấn đề an ninh biển nói chung.
10. Thuật ngữ này được sử dụng để mô tả chức năng của các cảnh sát biển trong cuốn sách của Geoffrey Till, Seapower: A Guide for the Twenty-first Century (London: Frank Cass, 2004), trang 333.
11.
Cần chú ý rằng vấn đề các cơ quan cạnh tranh nhau trong lĩnh vực quản
lý biển không chỉ xảy ra với Trung Quốc. Thậm chí ở Mỹ, Biên phòng và
Hải quan (Customs and Border Protection), Cơ quan Đánh cá Biển Quốc gia
(National Marine Fisheries Service) và Cục Quản lý Đại dương và Khí
quyển Quốc gia Mỹ cũng bố trí các tàu để nghiên cứu và quản lý biển. Tuy
nhiên, khác biệt cơ bản là các cơ quan thẩm quyền biển của Mỹ hoạt động
như là “trung tâm trọng lực” của quốc gia cho việc đảm bảo chính sách
về biển và việc thực thi các chính sách này. Để biết thêm chi tiết về
cuộc tranh luận về những sự khác nhau liên quan đến cách thức tổ chức,
xem Bernard Moreland [Capt, USCG], “U.S.-China Civil Maritime
Engagement” (bản thảo, Hội nghị thường niên lần thứ 3 của Viện nghiên
cứu biển Trung Quốc, trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ ( U.S. Naval War
College), báo cáo, R.I., ngày 6 tháng 12 năm 2007) trang 1–2.
12.
Samuelson, “New Fighting Power,” trang 99–102. Bản phân tích này nêu
lên các khả năng ấn tượng của cảnh sát biển của Nhật Bản nhưng cũng có
một số hạn chế nổi bật (ví dụ, trong cuộc chiến chống tàu ngầm và triển
khai sức mạnh trên bờ)
13. 何忠龙, 任兴平, 冯水利, 罗宪芬, 刘景鸿
[Hà Trung Long - He Zhonglong, Nhiệm Hưng Bình - Ren Xingping, Phùng
Thủy Lợi - Feng Shuili, La Tiên Phân - Luo Xianfen, và Lưu Cảnh Hồng -
Liu Jinghong- nd], 中国海岸警卫队组建研究
[Nghiên cứu về việc Phát triển Lực lượng tuần duyên Biển Trung Quốc]
(Bắc Kinh: Báo Hải Dương, 2007). Tầm quan trọng của quyển sách này được
củng cố bằng việc xuất hiện một số lượng lớn các bài báo của cùng tác
giả hoặc gần như của cùng các tác giả trong một loạt các tạp chí dân sự
và quân sự biển chuyên nghiệp về vấn đề phát triển lực lượng tuần duyên
biển Trung Quốc. Ví dụ, các bài báo sau được xuất bản trong tập san của
Cục quản lý Hải Dương học Quốc gia:何 忠龙, 任兴平, 冯水利 [Hà Trung Long - He Zhonglong, Nhiệm Hưng Bình - Ren Xingping, Phùng Thủy Lợi - Feng Shuili-nd ], “我国海上综合执法 的特点及对策” [Việc đảm bảo thực thi luật biển toàn diện của đất nước chúng ta: Đặc điểm và Giải pháp], 海洋开发与管理 [Phát triển và Quản lý Đại dương] 25, số 1 (2008), trang 100–102; và 何忠龙, 任兴平, 冯永利 [Hà Trung Long - He Zhonglong, Nhiệm Hưng Bình - Ren Xingping, , và Phùng Vĩnh Lợi - Feng Yongli-nd], “我国海岸警卫队组建模式探讨”[Điều tra việc phát triển Cảnh sát Biển Quốc gia của chúng ta], 海洋开发与管理
[[Phát triển và Quản lý Đại dương] (tháng 6, 2006), trang 112–13. Bài
này đặc biệt có ý nghĩa vì ở một chừng mực nhất định, nó nêu lên ý nghĩa
rằng các nhà tư tưởng trong các cơ quan Chính phủ Trung Quốc đang vượt
ra ngoài khuôn khổ tổ chức của mình và lên tiếng với một cộng đồng rộng
lớn hơn bao gồm các nhà làm chính sách về biển. Các bài viết khác cũng
của nhóm nghiên cứu này bao gồm 何忠龙, 任兴平, 冯永利 [Hà Trung Long - He Zhonglong, Nhiệm Hưng Bình - Ren Xingping, , and Phùng Vĩnh Lợi - Feng Yongli-nd], “组建中国海岸警卫队初探” [Nghiên cứu sơ bộ về việc xây dựng/thành lập cảnh sát biển của Trung Quốc], 事学术 [Nghệ thuật Quân sự] (tháng 11, 2006), trang 52–53; và 何忠龙, 赵久利, 任兴平 [Hà Trung Long - He Zhonglong, Nhiệm Hưng Bình - Ren Xingping, Phùng Thủy Lợi - Feng Shuili-nd], “中国海岸警卫队兵力部署综合评定指标体系研究” [Nghiên cứu về Hệ thống Hướng dẫn Toàn diện để đánh giá việc bố trí cảnh sát Biển của Trung Quốc], 装备指挥技术学院学报 [tập san của Học viện Điều khiển thiết bị và Công nghệ] (tháng 12, 2006), trang. 1–5.
14.
Một biểu hiện khác của thách thức về vấn đề bộ máy tổ chức của Bắc Kinh
liên quan đến vấn đề biên giới biển của Trung Quốc là tuyên bố tháng 3
năm 2009 về việc thành lập Vụ Biên giới và Đại dương trực thuộc Bộ Ngoại
giao. Động thái này có vẻ phản ánh một quan điểm rộng hơn rằng Trung
Quốc thiếu một cơ quan có thẩm quyền, dẫn đầu về cả năng lực kỹ thuật và
thẩm quyền để thể hiện quan điểm rõ ràng của Bắc Kinh trong vấn đề biên
giới biển. Xem “New Chinese Government Agency to Manage Land, Maritime
Disputes,” Kyodo World Service, ngày 5 tháng 5 năm 2009.
15. Hà Trung Long cùng các cộng sự, Nghiên cứu về việc phát triển cảnh sát Biển Trung Quốc, trang 69.
16. Như trên, trang 145.
17. Như trên, trang 3.
18. Xem, ví dụ 白俊丰 [ Bạch Tuấn Phong - Bai Junfeng-nd], “中国海洋警察建设构想” [Quan niệm liên quan đến việc xây dựng cảnh sát biển của Trung Quốc], 海洋管理 [Quản lý biển] (tháng 3, năm 2006), trang 35.
19. 李培志 [Lí Bồi Trí - Li Peizhi-nd], 美国海岸警卫队
[Lực lương phòng vệ biển của Mỹ] (Bắc Kinh: Viện Khoa học Xã hội,
2005) là một nghiên cứu đáng tin cậy của Trung Quốc về cảnh sát biển
của Mỹ. Về cảnh sát biển của Nhật Bản, xem, ví dụ, 方新洲 [Phương Tân Châu - Fang Xinzhou-nd], 本海上保安厅概览” [Tổng quan về Cơ quan An ninh Biển của Nhật Bản], 海事达观 [Viễn cảnh về các vấn đề biển] (tháng 5, năm 2005), trang 33–37; 候建军 [Hầu Kiến Quân - Hou Jianjun], “日本第二支海上力量: 海上保安厅” [Lực lượng Biển thứ 2 của Nhật Bản: Cơ quan An ninh Biển], 舰船知识 [Tàu Hải quân và Tàu buôn] (tháng 10, 2006), trang 24–28; và 间舞 [Gian Vũ - Jian Wu-], “专盯钓鱼岛的日本海上保安厅第11管区” [Đơn vị thứ 11 của Cơ quan An ninh Biển Nhật Bản: Tập trung vào quần đảo Sensuka/Điếu Ngư Đài], 环球军事 [Các vấn đề Quân sự Toàn cầu] (tháng 7, năm 2008), trang 14–17.
20. Thảo luận với các cán bộ liên kết của MSA và SOA, Thanh Đảo, tháng 4, 2008.
21. Hà Trung Long - He Zhonglong cùng các cộng sự Nghiên cứu về việc Phát triển Cảnh sát Biển Trung Quốc, trang 36.
22.
Như trên, trang 142. Tập tài liệu về các thống kê này cho thấy tiềm lực
của Trung Quốc nhỏ hơn so với khi tính số lượng của tàu và tải trọng
đối với mỗi km2 biển trong vùng đặc quyền kinh tế.
23. Như trên, trang 26.
24. Như trên, trang 14.
25. Như trên, trang 13.
26. Như trên, trang 14.
27. Bai Junfeng, “Quan niệm liên quan đến việc xây dựng Cảnh sát Biển của Trung Quốc,” trang 38.
28. Hà Trung Long - He Zhonglong cùng các cộng sự, Phát triển/Xây dựng Cảnh sát Biển Trung Quốc, trang 4.