Tóm tắt
Bài viết này đề cập đến một điều tưởng như đã là hiển
nhiên mà mỗi người chúng ta dường như đã tự mặc định cho mình mà không bao giờ
tự hỏi: Tại sao phải học lịch sử? Qua việc quay trở lại với khái niệm lịch sử
và tìm câu trả lời lịch sử là gì, bài viết này mong muốn tìm ra đáp án cho câu
hỏi tại sao phải học lịch sử.
Abstract
This article refers to an idea seem it was obvious
that each of us to have its own default without ever wondered: why study
history? Back through the concept of history and find answers what is history,
since analysis that Why study history.
Dẫn nhập
Quá khứ là cố định, không ai có thể thay đổi những gì
đã xảy ra, nhƣng
nhƣ
các giá trị xã hội luôn thay đổi, các sử gia miêu tả về những thay đổi trong
quá khứ cũng luôn phải thay đổi. Lịch sử cho chúng ta biết nhiều hơn về thời
gian mà nó đƣợc
viết so với thời gian mà sử gia viết về nó. Và sử gia chỉ là một phần của xã hội
nhƣ bất
cứ ai khác, và mỗi chúng ta đều chịu ảnh hƣởng lớn bởi những ngƣời xung quanh chúng ta. Do đó, lịch sử có xu hƣớng thuật lại, phản ánh
các giá trị đƣơng
đại chi phối đến nhà sử học đang sống.
Ở một quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam, tập trung cho
phát triển kinh tế, ƣu
tiên phát triển khoa học công nghệ mà xem nhẹ lịch sử liệu có đạt đƣợc sự phát triển trong
dài hạn? Trong giai đoạn nóng bỏng nhƣ hiện nay, lời kêu gọi cần chú trọng lịch sử có đƣợc lắng nghe? Liệu sau
khi đã làm mất đi hầu hết những di sản của tiền nhân, chúng ta có thể khôi phục
lại bằng sức mạnh của khoa học công nghệ? Căn cứ vào những kiến thức và giá trị
lịch sử, chúng ta nên chăng xây dựng những chƣơng trình giáo dục dựa trên lịch sử? Và thúc dục sinh
viên cần học tập lịch sử hơn nữa?
Lịch sử trong thực tế rất hữu ích, thực
sự không thể thiếu, nhƣng
các sản phẩm của nghiên cứu lịch sử không dễ nhìn thấy ngay tức thời, khác với
những ngƣời
xuất phát từ một số ngành khác. (một số ngành khoa học khác)
Trong quá khứ, lịch sử đã chứng minh những lí do mà
ngày nay chúng ta sẽ không còn/ít chấp nhận nữa. Ví dụ: một trong những lí do mà
lịch sử giữ đƣợc
vị trí trong nền giáo dục hiện hành là bởi vì các quan niệm trƣớc đây tin rằng một kiến
thức nhất định về các sự kiện lịch sử sẽ giúp phân biệt đƣợc ngƣời có học và ngƣời thất học. Kiến thức về
sự kiện lịch sử đã từng đƣợc
sử dụng nhƣ một
thiết bị sàng lọc. Đáng tiếc, điều này có thể khuyến khích việc ghi nhớ một
cách máy móc, đây là sự thật nhƣng đó không phải là mặt tích cực của môn học. Ngày
nay, trong thời đại của công nghệ số hóa, kỷ nguyên của Internet thì trí nhớ
hay nắm giữ một vài tƣ liệu
đã không còn là cần thiết và quan trọng.
Lịch sử có vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại, bởi
vì nó cần thiết cho mỗi cá nhân, xã hội, nó còn là nơi chở che, gìn giữ và bảo
vệ cái đẹp. Có rất nhiều cách thức để thảo luận về lí do tại sao phải học lịch
sử. Trƣớc
tiên chúng ta hãy quay trở về khái niệm ban đầu của lịch sử.
Lịch sử là gì?
Xét theo từ nguyên, từ lịch sử xuất phát từ gốc weid -
"biết" hay "thấy". Ἱστορία tiếng Hy Lạp cổ
có nghĩa là "Sự tìm tòi" hay "kiến thức từ sự tìm tòi",
từ ἵστωρ
"quan tòa" (hístōr) (từ danh từ đại diện nhóm Tiền Ấn - Âu *
wid-tor: "một trong những người hiểu biết") Đó là ý nghĩa
trong đó Aristotle đã sử dụng từ trong Ἱστορίαι Περὶ Τὰ Ζῷα (PERI Tà Zôa Ηistoríai "Tìm hiểu về loài vật").
Cho đến thế kỷ 16, khi Francis Bacon viết về "Lịch sử tự nhiên"
ông vẫn quan niệm Lịch sử là "kiến thức của các đối tượng được xác định
bởi không gian và thời gian", đó là loại kiến thức đƣợc cung cấp bởi bộ nhớ
(trong khi khoa học đã đƣợc
cung cấp bởi lý do, và thơ là do tƣởng tƣợng).
Lịch sử theo tiếng Hy Lạp ἱστορία - Historia, mang
nghĩa là "sự tìm tòi, thu thập kiến thức bằng việc nghiên cứu",
là nghiên cứu về quá khứ con ngƣời. Lịch sử cũng có thể có nghĩa là khoảng thời gian
sau khi chữ viết đƣợc
phát minh. Các học giả những ngƣời viết về lịch sử đƣợc gọi là nhà sử học. Đây là nột lĩnh vực nghiên cứu sử
dụng một câu chuyện để kiểm tra và phân tích các chuỗi sự kiện và đôi khi nó cố
gắng để
điều tra khách quan các mô hình nhân quả để xác định
các sự kiện lịch sử. Các sử gia tranh luận về bản chất của lịch sử và tính hữu
dụng của nó. Điều này bao gồm thảo luận về các nghiên cứu về kỷ luật nhƣ là một kết thúc trong
chính nó và nhƣ một
cách để cung cấp "quan điểm" về những vấn đề của hiện tại. Những
câu chuyện phổ biến cho một nền văn hóa đặc biệt. Nhƣng không đƣợc hỗ trợ bởi các nguồn
bên ngoài thƣờng
đƣợc
phân loại là di sản văn hóa chứ không phải là "điều tra khách quan"
cần thiết bởi các qui tắc của lịch sử. Các sự kiện của quá khứ trƣớc khi đƣợc ghi chép thì coi là
thời tiền sử. [Dẫn theo, www.wikipedia.org]
Lí do của việc học lịch sử
Có một quán tính rất lớn ở hầu hết học sinh, sinh viên
Việt Nam, đó là các môn học đƣợc mặc định và nghiễm nhiên tiếp nhận mà không bao giờ
ngƣời
học tự đặt câu hỏi: Tại sao mình phải học môn học này mà không học môn học
khác? Môn học này có lợi ích gì? Môn học này có lịch sử từ bao giờ và nó đã
phát triển nhƣ thế
nào cho đến ngày nay? Trong suốt những năm tháng theo học các bậc học, chúng
tôi rất hiếm khi đƣợc
các thầy cô giải thích về lí do của việc lựa chọn và lợi ích của môn học lịch sử.
Những trăn trở đó buộc chúng tôi phải quay trở về tìm kiếm những chân giá trị của
lịch sử mà nhân loại đã ghi nhận. Các ý tƣởng trong bài viết và nhiều đoạn văn đã đƣợc chúng tôi tiếp nhận
và sử dụng là của GS Peter N. Stearns, ngƣời có hơn 40 năm gắn bó với công tác giảng dạy và quản
lý lịch sử tại Đại học đƣờng
Geogre Manson và Carnegie Melon.
Dƣới đây là những lí do cơ bản của sự cần thiết phải học
lịch sử
Lịch sử giúp chúng ta hiểu biết về con người và xã hội.
Lịch sử cung cấp một kho thông tin về các vấn đề của
cuộc sống, cách con ngƣời
và xã hội cƣ xử
với nhau. Hiểu biết về hoạt động của con ngƣời và xã hội thật sự rất khó, mặc dù một số ngành khoa
học đã cố gắng lí giải nó. Nếu chỉ cố gắng sử dụng những tƣ liệu lịch sử hiện tại
thì chúng ta sẽ khó phân tích, thấu hiểu quá khứ cũng nhƣ hiện tại và tƣơng lai.
Làm thế nào chúng ta có thể đánh giá đƣợc chiến tranh khi chúng
ta đang sống trong hòa bình, trừ khi chúng ta sử dụng những tài liệu lịch sử. Ngay
cả những sự kiện trong tƣơng
lai cũng phụ thuộc vào thông tin lịch sử, khác với các trƣờng hợp nhân tạo
trong đó các thí nghiệm có thể đƣợc đƣa ra để xác định cách mọi
ngƣời
hành động. Khía cạnh chủ yếu của hoạt động xã hội ví nhƣ: các cuộc bầu cử, chiến
tranh xâm lƣợc,
phòng trào giải phóng dân tộc, các liên minh quân sự, hay quan hệ buôn bán từ
thời xa xƣa
không thể đƣợc
tái lập nhƣ
các thí nghiệm chính xác. Điều này, về cơ bản, là lí do tại sao chúng ta không
thể nào chối bỏ lịch sử: nó cung cấp bằng chứng gốc lớn lao cho sự chiêm nghiệm
và phân tích các chức năng xã hội nhƣ thế nào. Con ngƣời cần có một ý thức chức năng xã hội nhƣ thế nào hay đơn giản chỉ
để chạy theo cuộc sống của cá nhân.
Lịch sử giúp chúng ta hiểu ra sự thay đổi và xã hội
chúng ta sống sẽ xảy ra nhƣ thế nào
Lịch sử không thể tránh đƣợc nhƣ là đối tƣợng nghiên cứu nghiêm
túc đòi hỏi sự chặt chẽ ngay từ bƣớc đầu tiên. Quá khứ tạo nên hiện tại và cả tƣơng lai. Bất cứ lúc nào
chúng ta cũng phải cố gắng hiểu điều gì đã xảy ra. Những thay đổi đáng kể ở Việt
Nam từ sau năm 1986 khi Đảng Cộng Sản Việt Nam tiến hành đổi mới, mở cửa, kêu gọi
nƣớc
ngoài đầu tƣ
vào Việt Nam, chủ trƣơng
đƣờng
lối đối ngoại hòa bình bắt đầu từ đâu, nội dung ra sao…Chúng ta phải tìm ra những
nhân tố đã gây nên trƣớc
đó. Đôi khi lịch sử rất gần đây sẽ đủ để giải thích một phát triển lớn, nhƣng thƣờng chúng ta cần phải tiếp
tục xem xét trở lại để xác định nguyên nhân của sự thay đổi. Chỉ thông qua
nghiên cứu lịch sử chúng ta mới có thể nắm bắt những thay đổi đã diễn nhƣ thế nào, thông qua lịch
sử chúng ta có thể bắt đầu hiểu những yếu tố gây ra thay đổi, và chỉ qua lịch sử
chúng ta có thể hiểu những gì mà các yếu tố của một tổ chức hay một xã hội vẫn
tồn tại mặc dù có thay đổi.
Tầm quan trọng của lịch sử trong sự hiểu biết và việc
giải thích về những thay đổi hành vi của con ngƣời không chỉ là sự trừu tƣợng. Thực tế, trong những
thập kỷ gần đây, các sử gia đã có rất nhiều đóng góp trong việc cung cấp cho
chúng ta những hiểu biết về các xu hƣớng (hoặc mô hình của sự thay đổi) nhƣ toàn cầu hóa, bảo vệ
môi trƣờng,
xung đột tôn giáo, tranh chấp tài nguyên, an ninh mạng…
Ví nhƣ, mối quan tâm đƣơng đại của ngƣời dân Việt Nam là cải thiện môi trƣờng sống, nâng cao chất
lƣợng
cuộc sống đặc biệt trong các lĩnh vực: giáo dục, y tế hay sự bình đẳng trong
các cơ hội tiếp cận các nguồn lực nhà nƣớc hay xã hội. Một quốc gia với hơn 70% ngƣời dân sống ở nông thôn,
thu nhập thấp, tình trạng sản xuất manh mún sẽ đối diện với áp lực ngày càng lớn
của quá trình đô thị hóa, công nghiệp
hóa. Một phân tích lịch sử về những thay
đổi trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân có thể giúp chúng ta nhận diện đƣợc các vấn đề mà chúng
ta đang đối mặt. Trong quá khứ, đời sống, vai trò của nông dân ra sao, nhƣ thế nào? Sự suy giảm diện
tích đất canh tác, tỉ trọng nông nghiệp, xu hƣớng nông dân bỏ ruộng, lên thành thị trở thành ngƣời công nhân bắt đầu khi
nào? Một khi chúng ta xác định thời điểm xu hƣớng (này) bắt đầu, chúng ta có thể cố gắng xác định những
nhân tố hiện tại kết hợp để thiết lập các xu hƣớng trong sự vận động. Các nhân tố tƣơng tự nhằm duy trì xu hƣớng (này) vẫn tiếp tục,
hay có những thành phần mới đã góp phần vào trong nhiều thập kỷ gần đây? Một
phân tích hoàn toàn hiện đại có thể làm sáng tỏ vấn đề, nhƣng một đánh giá lịch sử
cần cơ bản rõ ràng và thiết yếu cho bất cứ ai quan tâm về quá trình công nghiệp
hóa ở Việt Nam từ sau giai đoạn Đổi Mới đến nay.
Lịch sử, sau đó, cung cấp nguồn tài liệu giá trị nhất
để nghiên cứu thân phận con ngƣời. Nó cũng tập trung chú ý vào các quá trình biến đổi
phức tạp của xã hội, bao gồm các yếu tố đang gây ra sự thay đổi xung quanh
chúng ta ngày hôm nay. Ở đây, trên cơ sở, hai lý do liên quan đến nhiều ngƣời trở nên say mê với việc
nghiên cứu quá khứ và lý do tại sao xã hội chúng ta đòi hỏi và khuyến khích việc
nghiên cứu lịch sử nhƣ là
một môn học quan trọng trong các trƣờng học.
Tầm quan trọng của lịch sử trong cuộc sống của con ngƣời
Hai lí do cơ bản làm nền tảng để học lịch sử hơn cả
là: tính chân thực và quan trọng của việc sử dụng lịch sử trong cuộc sống của mỗi
ngƣời.
Lịch sử cũng biểu lộ cái đẹp. Nhiều sử gia, ngƣời đi đầu trong việc kêu gọi độc giả nói chung biết tầm
quan trọng của văn bản hay và sâu sắc cũng nhƣ tính chính xác. Tiểu sử các danh nhân hay hồi ký lịch
sử thƣờng
hấp dẫn một phần bởi những câu chuyện đƣợc kể lại với những tình tiết hấp dẫn vốn rất khó mà
biết đƣợc.
Lịch sử cũng nhƣ
văn hóa, nghệ thuật phục vụ một mục đích xác thực không chỉ trên cơ sở thẩm mỹ
mà còn là mức độ hiểu biết của con ngƣời. Những câu chuyện hay là những câu chuyện khám phá
ra chức năng của công dân và xã hội là nhƣ thế nào và họ nhanh chóng rút ra kinh nghiệm ở những
thời điểm và nơi khác nhau. Những giá trị thẩm mỹ và nhân văn cùng mang mục
đích là truyền cảm hứng khiến con ngƣời đắm mình trong nỗ lực tái tạo quá khứ xa xôi, cách
biệt ngay tức thời, mang đến ích lợi cho hiện tại. Khám phá những gì mà nhà sử
học đôi lúc gọi là “sự bền chặt của quá khứ” đòi hỏi một ý thức về cái đẹp
và sự bình thản, đòi hỏi sau cùng về một viễn cảnh khác của cuộc sống và xã hội
loài ngƣời.
Lịch sử góp phần cho sự hiểu biết
luân lý
Lịch sử cũng cung cấp một vị thế cho việc chiêm nghiệm
luân lý. Nghiên cứu những câu chuyện cá nhân hay các tình huống trong quá khứ
còn cho phép sinh viên ngành lịch sử kiểm tra ý thức đạo đức bản thân, để trau
dồi nó nhằm chống lại một số thực tế phức tạp, cá nhân đã đối mặt với những môi
trƣờng
khắc nghiệt. Con ngƣời
không chỉ đối mặt với những nghịch cảnh nhƣ trong các cuốn tiểu thuyết hƣ cấu mà cả trong thực tế.
"Giảng dạy Lịch sử bằng ví dụ" là một cụm từ để mô tả việc sử
dụng một nghiên cứu quá khứ, một nghiên cứu không chỉ chứng nhận các vĩ nhân mà
còn cả những con ngƣời
rất đỗi bình thƣờng
trong lịch sử, ngƣời
đã thành công trong các tình huống đạo đức khó xử, nhƣng cũng nhƣ nhiều ngƣời dân bình thƣờng, những ngƣời cung cấp bài học về
tính can đảm, sự cần cù, hoặc tạo dựng sự xác quyết.
Lịch sử tìm kiếm tính đồng nhất
Lịch sử cũng giúp tìm kiếm sự đồng nhất, và điều này
không nghi ngờ gì là một trong những lý do mọi quốc gia khuyến khích dạy nó
trong lớp học. Dữ liệu lịch sử bao gồm bằng chứng về cách gia đình, nhóm, tổ chức
và toàn thể quốc gia đƣợc
hình thành và cách họ đã phát triển trong khi giữ đƣợc sự gắn kết. Đối với
nhiều ngƣời
Việt Nam, làng là một đối tƣợng nghiên cứu quan trọng cho sự hình thành cộng đồng
từ một đơn vị nhỏ nhất - làng đến một đơn vị lớn nhất – quốc gia , nghiên cứu về
làng sẽ giúp các nhà sử học lí giải về sự hình thành và phát triển của cộng đồng
ngƣời
Việt, lí giải tại sao ngƣời
Việt nhỏ bé lại có thể đứng vững và tồn tại cho đến tận ngày nay khi đã chịu
ách thống trị hơn 1000 năm của nƣớc láng giềng phƣơng Bắc. Tính đồng nhất của làng – quốc gia đƣợc thiết lập và xác thực.
Không phải sự to tát đồ sộ mà chính những điều tƣởng nhƣ rất nhỏ đã cố kết ngƣời Việt Nam lại nhau qua hàng ngàn năm sống cạnh ngƣời khổng lồ Trung Quốc.
Nhà sử học cần phải tìm tòi và hiểu biết sâu sắc chúng để giúp xã hội nhận thức
và nhà lãnh đạo điều hành đất nƣớc trong sự thống nhất dựa trên sự ủng hộ của ngƣời dân với kế sách “Khoan
thư sức dân”. Điều này đƣợc hiểu là nhấn mạnh sự hiểu biết các giá trị và cam kết
trung thành với quốc gia.
Học lịch sử là cần thiết để thành ngƣời công dân tốt
Học lịch sử là cần thiết để trở thành ngƣời công dân tốt. Đây là
lí do phổ biến nhất cho việc đƣa lịch sử vào chƣơng trình dạy học. Đôi lúc những ngƣời ủng hộ việc này chỉ
mong đợi thúc đẩy bản sắc và lòng trung thành quốc gia thông qua một hơi
hƣớng lịch sử bằng những bài học và câu chuyện sinh động
về đạo đức và tấm gƣơng
của một cá nhân. Tuy nhiên tầm quan trọng của lịch sử đôi lúc vƣợt xa mục tiêu ban đầu
và thậm chí nó thách thức trở lại ở một số điểm.
Lịch sử đặt nền tảng cho sự trở lại chính thức của quyền
công dân trong một ý thức xác nhận đúng đắn việc học lịch sử. Lịch sử cung cấp
dữ liệu về sự xuất hiện các tổ chức quốc gia, các vấn đề và các giá trị hay nó
chỉ có ý nghĩa nhƣ một
kho dữ liệu sẵn có. Nó cung cấp bằng chứng về cách các quốc gia tƣơng tác với các xã hội
khác, cung cấp những quan điểm quốc tế và so sánh viễn cảnh cần thiết về trách
nhiệm công dân. Hơn nữa, học lịch sử giúp chúng ta hiểu nhƣ thế nào về những thay đổi
gần, hiện tại và tƣơng
lai ảnh hƣởng
đến cuộc sống của ngƣời
dân đang và đã xuất hiện và những gì có liên quan gây ra. Quan trọng hơn, học lịch
sử khuyến khích thói quen tƣ duy mang tính sống còn, có trách nhiệm về hành vi
chung, dù là một nhà lãnh đạo quốc gia hay cộng đồng, các cử tri có hiểu biết,
một ngƣời
khởi kiện, hoặc đơn giản một quan sát viên.
Lịch sử hữu ích cho công việc của nhân loại
Lịch sử có ích cho công việc nhân loại. Học sử sẽ tạo
nên doanh nhân, các chuyên gia, và các nhà lãnh đạo chính trị. Số lƣợng công việc chuyên môn
rõ ràng đối với các sử gia là lớn lao nhƣng hầu hết những ngƣời nghiên cứu lịch sử không thể trở thành nhà sử học
chuyên nghiệp. Nhà sử học chuyên nghiệp dạy ở mọi cấp học, làm việc tại bảo
tàng và các trung tâm truyền thông, nghiên cứu lịch sử cho các doanh nghiệp hoặc
cơ quan công chính, hoặc tham gia tƣ vấn. Các loại này là quan trọng, thực sự quan trọng,
để duy trì hoạt động cơ bản của lịch sử, nhƣng hầu hết những ngƣời nghiên cứu lịch sử sử dụng quá trình đào tạo của họ
cho các mục đích chuyên nghiệp rộng lớn hơn. Sinh viên lịch sử tìm thấy kinh
nghiệm của họ liên quan trực tiếp đến các công việc khác nhau xa hơn nhƣ: học tập trong các lĩnh
vực luật pháp và hành chính công. Nhà tuyển dụng thƣờng chủ tâm tìm các sinh
viên có năng lực nghiên cứu lịch sử, lý do không khó để xác định: Sinh viên lịch
sử có đƣợc,
bằng cách nghiên cứu các thời kỳ và xã hội khác nhau trong quá khứ, một viễn cảnh
rộng lớn đem lại cho họ trình độ và tính linh hoạt cần thiết trong nhiều tình
huống làm việc. Họ phát triển kỹ năng nghiên cứu, khả năng tìm và đánh giá các
nguồn thông tin và các phƣơng
tiện để xác định và đánh giá diễn giải đa dạng. Công tác lịch sử cũng cải thiện
cơ bản các kỹ năng viết và nói và có liên quan trực tiếp đến nhu cầu phân tích
trong các lĩnh vực công và tƣ, nơi mà khả năng xác định, đánh giá, và giải thích
các xu hƣớng
là điều cần thiết.
Nghiên cứu lịch sử không nghi ngờ gì nữa,
đó là một vốn quý cho những công việc khác nhau và tình huống chuyên nghiệp, mặc
dù nó (là) không, (đối với hầu hết sinh viên), hƣớng dẫn trực tiếp đến một chỗ làm việc cụ thể, cũng nhƣ một số lĩnh vực kỹ thuật.
Nhƣng
lịch sử đặc biệt chuẩn bị cho ngƣời học một đoạn đƣờng dài trong sự nghiệp của họ, phẩm chất của nó giúp
thích nghi và tiến bộ hƣớng
đến công việc. Không phủ nhận trong xã hội chúng ta, nhiều ngƣời trăn trở cho việc học
lịch sử. Trƣớc
những thay đổi của nền kinh tế, mối quan tâm về tƣơng lai công việc trên nhiều lĩnh vực đƣợc ƣu tiên. Công tác đào tạo
lịch sử không trực tiếp giải quyết điều này, tuy nhiên, với tất cả sự đam mê, lịch
sử có thể ứng dụng trực tiếp trong nhiều lĩnh vực và rõ ràng lịch sử đã, đang
và sẽ giúp rất nhiều cho cuộc sống của chúng ta.
Kết luận
Tôi xin trích quan điểm của John Deway: Lịch sử là một
phƣơng
tiện để phân tích thấu đáo cơ cấu xã hội hiện tại, một phƣơng tiện để phát hiện những
ảnh hƣởng
đã tạo nên hình mẫu xã hội ấy. Sử dụng môn lịch sử để vun bồi một trí thông
minh phù hợp với xã hội, đó là ý nghĩa đạo đức của môn lịch sử. Có thể sử dụng
lịch sử nƣ một
kho tàng tích lũy giai thoại để có thể sử dụng vào việc khắc sâu bài học đạo đức
cụ thể về đức hạnh này hay thói xấu kia. Nhƣng cách dạy nhƣ vậy không phải là sử dụng lịch sử vào mục đích đạo đức
nhiều lắm bởi đó là một nỗ lực nhằm tạo ra những ấn tƣợng đạo đức dựa vào vật
liệu hầu nhƣ có
tính uy tín. Nhiều nhất cách dạy ấy cũng chỉ tạo ra đƣợc một sự hăng hái mang
tính cảm xúc nhất thời; tệ nhất nó tạo ra sự lãnh đạm chai lỳ trƣớc sự lên lớp về đạo đức.
Tác dụng của môn lịch sử trong việc hình thành một nhận thức thông minh và đầy
cảm thông hơn về các tình huống xã hội của hiện tại mà ở đó cá nhân đang sống mới
là giá trị đạo đức lâu bền và có tính kiến tạo [J.Dewey, Dân chủ và Giáo dục]
Rõ ràng lịch sử cần một đánh giá xác đáng về vai trò
và đóng góp của nó cho con ngƣời, dẫu rằng nó đang phải đối mặt với nhiều thách thức
nhƣng
lịch sử vẫn luôn nhƣ vậy
từ bản chất đến ý nghĩa. Mƣu cầu sự thật và lấy sự thật làm nền tảng phát triển
đó là lí do để lịch sử tồn tại, và mỗi ngƣời cần phải trao dồi và nhận thức đầy đủ về lịch sử. (Theo ThS. Bùi Tiến
Huân-Trung tâm NC&PT NVSP)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. John Dewey (2008), Dân chủ và giáo dục, NXB Tri Thức,
HN.
2. Arnold Joseph Toybee (2004), Nghiên cứu lịch sử một
cách tiếp cận, NXB Thế Giới, HN.
3. http://en.wikipedia.org/wiki/E._H._Carr
4. http://en.wikipedia.org/wiki/Peter_Stearns
5.
http://www.mckenziestudycenter.org/society/articles/history.html
4. http://www.historyguide.org/history.html
5.
http://historians.org/pubs/free/whystudyhistory.htm