TS. Nguyễn Hoàng Oanh
Lịch sử lặp lại sau gần hai thế kỷ: Sau Đại khủng hoảng lần thứ hai, thế giới đang cố gắng đi tìm một lý thuyết kinh tế mới hơn để tránh mắc phải những khiếm khuyết của các lý thuyết trước đây và đương đại.
Một trong những lý thuyết kinh tế mới xuất hiện gần đây là “kinh tế học xanh”. Lý thuyết kinh tế này tập trung trực tiếp vào việc đáp ứng nhu cầu của cả con người và môi trường, vì sự phát triển bền vững. Bài viết này sẽ giới thiệu khái quát những nội dung cơ bản của kinh tế học xanh, xu hướng phát triển của lý thuyết này trên thế giới và ảnh hưởng của nó tới xu hướng phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Dù ở bất kỳ thời đại nào, hoạt động của tất cả các nền kinh tế đều có mục tiêu cuối cùng là tạo ra được nhiều của cải hay sự thịnh vượng cho các cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, quan niệm về của cải và sự thịnh vượng của nền kinh tế lại khác nhau ở những thời kỳ khác nhau. Chính những quan niệm khác nhau này đã tạo ra các mô hình kinh tế khác nhau.
Ở thời đại công nghiệp, người ta quan niệm rằng của cải và sự thịnh vượng của nền kinh tế có được là do có sự tích lũy tư bản – tiền bạc và vật chất. Những gì thuộc về giá trị sử dụng được tạo ra, cũng có nghĩa là các nhu cầu xã hội được đáp ứng, chỉ đóng vai trò thứ yếu, hay không quan trọng bằng mục tiêu tích lũy tư bản ban đầu. Trong vòng hai thế kỷ vừa qua, việc theo đuổi mục tiêu tích lũy tư bản đã dàn dựng nên quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ. Quá trình này thực tế đã tạo ra thêm nhiều lợi ích, về của cải vật chất và tinh thần, cho con người, nhưng những lợi ích này lại được phân bổ không công bằng. Tuy nhiên, tăng trưởng vật chất và tiền bạc giờ đã đạt tới ngưỡng mà tại đó, quá trình này hóa ra lại dẫn tới sự tàn phá nhiều hơn là tạo ra của cải thực (Brian Milani, 2005). Có lẽ, người ta chưa tính hết được cái giá phải trả cho sự tăng trưởng đó và giới hạn của tăng trưởng.
Thực vậy, lý thuyết kinh tế truyền thống dựa trên các mô hình cân bằng tổng quát – một hệ thống gồm hàng nghìn phương trình đồng thời cân bằng cung và cầu, qua đó xác định giá và lượng của các hàng hóa và dịch vụ. Lý thuyết này giả định các nguồn lực là vô hạn và không tính đến lượng chất thải vô tận. Nói một cách đơn giản, các nguồn lực sẽ không bao giờ hết và ô nhiễm sẽ không bao giờ xảy ra. Điều đó có nghĩa là không có giới hạn đối với tăng trưởng (Tushara Kodikara).
Hậu quả của quá trình phát triển kinh tế này là chúng ta đang phải đương đầu với hàng loạt các vấn đề về môi trường như sự hủy hoại tầng ozone, biến đổi khí hậu, mưa acid, chặt phá rừng, dân số quá đông, mất đa dạng sinh học, xói mòn đất, sa mạc hóa, lũ lụt, nạn đói, đánh bắt cá quá giới hạn cho phép, chất thải nguy hiểm, thiếu nước sạch, khai thác quá mức các nguồn lực và các nguồn năng lượng không có khả năng tái tạo, v.v… Theo nhà kinh tế học xanh Paul Hawken, các cuộc khủng hoảng xã hội và môi trường mà chúng ta đang trải qua không phải là hậu quả của các vấn đề về quản lý, mà do sai lầm của mô hình kinh tế (Brian Milani, 2005).
Chính nhận thức về điều đó đã tạo ra một thách thức rất lớn đối với các nhà kinh tế khi thế giới bước sang thời kỳ hậu công nghiệp: Liệu chúng ta nên “đại tu” lại hệ thống hiện tại, hay nên “thiết kế” một mô hình kinh tế mới? Rõ ràng là, thế giới trong thời đại hậu công nghiệp sẽ đòi hỏi khoa học kinh tế phải quan tâm đến mặt chất lượng, chứ không phải mặt số lượng, trong đó cả tiền bạc và vật chất đều trở thành công cụ để đạt tới đích – thỏa mãn đồng thời nhu cầu của con người và môi trường.
Kinh tế học xanh là gì?
Khái niệm
Chúng ta có thể quan sát thấy rằng, mỗi lý thuyết kinh tế ra đời trong một bối cảnh riêng. Lý thuyết kinh tế truyền thống ra đời từ thế kỷ 19 và được phát triển kể từ sau Đại Suy thoái những năm 1930 để giải quyết các vấn đề kinh tế nảy sinh ở thời kỳ đó. Theo hướng đó, quá trình kinh tế cứ tiếp diễn và cho đến những năm 1960, người ta bắt đầu nhận ra rằng, cần phải xem xét lại đạo đức trong sản xuất và kinh doanh. Cuốn sách “Mùa xuân im lặng” của Rachel Carson được viết năm 1962 là lời cảnh báo đầu tiên về hiệu ứng tiêu cực của tăng trưởng kinh tế tới đa dạng hóa sinh học. Kể từ đó, ý tưởng về lý thuyết kinh tế xanh đã được hé mở.
Kinh tế học xanh đã dần được hình thành trên cơ sở đánh giá lại sự thay đổi của xã hội và môi trường trên thế giới trong những thập kỷ gần đây. Trường phái kinh tế này quay trở về với những điều căn bản của kinh tế học, nghiên cứu về một gia đình, hay cụ thể hơn, về cách quản lý tài sản của một gia đình. Nó xem trái đất này là một gia đình, mà tất cả chúng ta thuộc về nó và phải dựa vào nó.
Kinh tế học xanh là nhánh kinh tế học tiến bộ với phương pháp tiếp cận hoàn toàn mới, đối lập với kinh tế học đương đại (hay kinh tế học truyền thống). Nếu như kinh tế học truyền thống quan tâm tới việc đo lường hiệu quả của các hoạt động kinh tế, sử dụng các công cụ toán học để phân tích và đánh giá các quá trình kinh tế trên cơ sở các giả thiết về hành vi kinh tế của con người có lý trí (‘homo economicus’), thì kinh tế học xanh quan tâm tới sự tiến triển của các xã hội theo dòng lịch sử phát triển cổ sinh vật học nhằm hiểu sâu hơn về các vấn đề như thay đổi khí hậu, chứ không phải các vấn đề kinh tế hiện tại và các chu kỳ kinh doanh ngắn hạn. Tức là, kinh tế học là một khoa học độc lập với các nghiên cứu về quản trị kinh doanh (Miriam Kennet, 2007).
Kinh tế học xanh là môn kinh tế học nghiên cứu về thế giới thực – thế giới của việc làm, các nhu cầu của con người, các nguồn lực của Trái đất, và cách thức kết hợp hài hòa giữa các phạm trù này với nhau. Thế giới thực này trước hết phản ánh “giá trị sử dụng”, chứ không phải “giá trị trao đổi” hay tiền bạc. Nó thể hiện mặt chất lượng, chứ không phải mặt số lượng, vì lợi ích cuộc sống của các loài. Nó quan tâm tới sự tái tạo – của các cá nhân, các cộng đồng và các hệ sinh thái – chứ không phải là sự tích lũy tiền bạc hay vật chất (Brian Milani, 2005). Xuất phát từ khái niệm và luận cứ nêu trên, các nhà kinh tế nêu ra một số nội dung cơ bản của kinh tế học xanh như sau:
Nghiên cứu kinh tế học xanh tập trung vào việc xây dựng hệ thống các công cụ và phương pháp để nắm bắt và khắc phục các vấn đề kinh tế trong xã hội hiện nay. Chẳng hạn, xuất phát từ nhận thức các nguồn lực của Trái đất là hạn chế, lý thuyết kinh tế truyền thống xem xét việc tạo ra khan hiếm có ý nghĩa như thế nào đối với việc tạo ra giá trị. Trong khi đó, kinh tế học xanh là khoa học nghiên cứu về sự dư thừa chứ không phải về sự khan hiếm. Kinh tế học xanh xem xét các vấn đề như làm thế nào để tăng trưởng mang tính thực tế, nhưng không phải là vô tận, và làm thế nào để các lý thuyết tăng trưởng dẫn tới các mục đích kinh tế hiện tại – thúc đẩy tiêu dùng. Một điều rất quan trọng là, lý thuyết kinh tế mới này cần phải ảnh hưởng tới “cả những người nghèo và bần cùng nhất và cả những người có thế lực nhất trong xã hội”.2
Kinh tế học xanh ban đầu được nghiên cứu dựa trên những vấn đề căn bản của kinh tế học vi mô – sự ưa thích cá nhân hay hành vi kinh tế của con người có lý trí, “sự phụ thuộc lẫn nhau” trong phạm trù giá trị và việc gán ý tưởng này vào khái niệm “sự ưa thích chung về kinh tế” (mutual economic preferences) (Miriam Kennet, 2007). Do đó, những giá trị mà chúng ta tạo ra sẽ có giá trị kinh tế nếu chúng phản ánh sự tôn trọng đối với thế giới vật chất và sự liên kết giữa chúng ta với thế giới tự nhiên. Nói cách khác, các nguyên lý kinh tế cần phản ánh được mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, mong muốn của con người về một cuộc sống “vừa đủ” để tồn tại và phát triển – đối lập với quan niệm hiệu quả về số lượng vì mục đích kinh doanh, và sự chia sẻ các nguồn lực giữa chúng ta và giữa các loài một cách công bằng và hợp lý để đảm bảo cùng tồn tại bền vững.
Kinh tế học xanh không phải là khoa học nghiên cứu chỉ về môi trường.
Những người theo quan điểm “xanh” đặt kinh tế học vào trong Trái đất như vốn nó là vậy và các lý thuyết mà họ xây dựng xuất phát từ quan điểm đó. Thực tế, kinh tế học xanh được xây dựng trên nền tảng của kinh tế học sinh thái, tập trung vào khía cạnh trách nhiệm mang tính dân chủ3 vì lợi ích của môi trường. Kinh tế học xanh phát triển những chủ đề này nhằm đồng thời đạt được công bằng xã hội và công bằng môi trường, vì đây là hai mặt không thể tách rời trong một tổng thể. Như vậy, sẽ là thiển cận và sai lầm nếu ai đó hiểu kinh tế học xanh là kinh tế học môi trường.
Tại sao kinh tế học xanh lại là xu hướng phát triển của lý thuyết kinh tế hiện đại?
Mô hình cũ không còn phù hợp nữa
Thực tế tồn tại và phát triển hơn hai thế kỷ của kinh tế học truyền thống cho chúng ta thấy lý thuyết này đã đặt sức ép quá lớn lên thế giới tự nhiên và các nguồn lực của nó. Phát triển kinh tế chủ yếu chú trọng vào mặt hiệu quả – lợi ích mang lại từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, mà chưa tính đến các chi phí phải đầu tư để ngăn ngừa, giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Tăng trưởng kinh tế hiện nay đang đạt tới cấp độ tàn phá nhiều hơn là tạo ra của cải thực. Do đó, quá trình phát triển kinh tế này đã đưa thế giới tới đại suy thoái kinh tế, khủng hoảng sinh thái trầm trọng và biến đổi khí hậu. Nếu nhìn nhận mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng bền vững, thì mô hình phát triển kinh tế hiện tại rõ ràng không còn phù hợp nữa.
Xác định lại mục tiêu phát triển kinh tế
Những gì mà thế giới đã và đang trải qua đã buộc chúng ta phải nghĩ lại về mục tiêu phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế phải hướng tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu xã hội và đảm bảo một môi trường bền vững. Theo đó, chúng ta cần hướng cuộc sống theo cách dân chủ hơn, hiệu quả hơn, công bằng hơn và có trách nhiệm hơn, trong đó tiền chỉ là phương tiện để đạt đến đích và yếu tố cá nhân và chính trị, xã hội và sinh thái, là không thể tách rời.
Mô hình kinh tế xanh là câu trả lời
Nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới Herman Daly cho rằng tương lai của nền văn minh loài người phụ thuộc vào một mô hình kinh tế mới và năng động – được biết đến như là nền kinh tế bền vững – bảo vệ và gìn giữ môi trường mà chúng ta đang phụ thuộc vào nó (Tushara Kodikara). Do đó, chúng ta cần định hướng lại kinh tế học của chúng ta để nó quay trở về đúng quỹ đạo của nó và do đó, làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Kinh tế học xanh nhìn thấy những khiếm khuyết của kinh tế học đương đại trong thế giới hiện đại, ở đó một phần năm dân số hiện vẫn sống trong cảnh nghèo và đang diễn ra khủng hoảng môi trường.
Kinh tế học xanh đưa ra một tập hợp rõ ràng các nguyên tắc và các giải pháp thực tế, tích cực và hiệu quả đối với các vấn đề toàn cầu, vì sự phát triển bền vững, vì sự tồn tại của thế giới tự nhiên mà loài người là một phần trong đó và phụ thuộc vào nó, và vì sự cân bằng tự nhiên giữa loài người và thế giới tự nhiên.
Trong những thập kỷ gần đây, các nhà kinh tế học xanh đã đề xuất một loạt các cuộc cải cách nhằm làm cho kinh tế học trở nên phù hợp với hiện thực hơn, xanh hơn, và bền vững hơn. Báo cáo gần đây nhất của Worldwatch Institute với tiêu đề “Thực trạng của Thế giới năm 2008: Đổi mới vì một nền kinh tế bền vững” đã nêu ra 7 đề xuất cải cách sau đây:
Trong 22 năm thực hiện đổi mới vừa qua, chúng ta đã chứng kiến quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mô hình kinh tế thị trường này (hoặc có thể gọi là mô hình kinh tế hỗn hợp) được xây dựng trên cơ sở mô hình kinh tế thị trường truyền thống, trong đó các quá trình kinh tế và hoạt động của các chủ thể kinh tế chịu sự điều tiết của cả nhà nước và thị trường, nhưng có những nét riêng của Việt Nam – được thể hiện ở vai trò của nhà nước, khu vực kinh tế công, hệ thống thuế, phúc lợi và trợ cấp xã hội và tính mở cửa của thị trường phù hợp với trình độ kinh tế còn thấp kém của Việt Nam trong giai đoạn quá độ. Nhìn lại chặng đường đổi mới này, chúng ta có thể đánh giá rằng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thích hợp với điểm xuất phát và điều kiện phát triển của Việt Nam trong giai đoạn này, vì nó đã giúp phát triển sức sản xuất, tạo cơ sở vật chất cho xã hội và dần dần bắt nhịp với xu hướng phát triển chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta có thể quan sát thấy mô hình kinh tế thị trường có xu hướng thay đổi theo thời gian. Mô hình kinh tế thị trường truyền thống – dựa trên quan điểm tăng trưởng bắt nguồn từ lợi ích cá nhân – đang chuyển dần sang mô hình kinh tế thị trường hiện đại – theo quan điểm tăng trưởng và phát triển bền vững bắt nguồn từ lợi ích xã hội. Theo đó, phát triển kinh tế phải tính đến lợi ích xã hội và môi trường bền vững.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới cùng chịu ảnh hưởng bởi các tác động xấu của một loạt các cuộc khủng hoảng. Bây giờ là thời điểm Việt Nam có cơ hội đánh giá và nhận định lại tình hình phát triển kinh tế và xác định mô hình phát triển kinh tế mới phù hợp với điều kiện phát triển hiện tại. Trên cơ sở đó, mô hình sẽ được cụ thể hóa thành các chiến lược, chính sách phù hợp với yêu cầu và điều kiện phát triển của từng giai đoạn.
Phát triển kinh tế ở Việt Nam thời gian qua dựa nhiều vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu nguyên liệu thô và sơ chế. Phát triển bền vững mặc dù là chủ trương lớn nhưng chưa được thực hiện triệt để. Xu thế phát triển xanh trên thế giới mở ra cơ hội cho Việt Nam có thể “đón đầu” đi thẳng vào phát triển kinh tế xanh, song cũng tạo ra thách thức tụt hậu xa hơn nếu không nắm bắt được cơ hội. Do đó, vấn đề phát triển kinh tế xanh và bền vững cần được cân nhắc trong quá trình xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020. Phát biểu trong buổi tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) ngày 7/9/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, chiến lược phát triển của Việt Nam là phát triển bền vững gồm 3 trụ cột chính là tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Do vậy, trong phát triển kinh tế, Việt Nam luôn quan tâm và áp dụng công nghiệp xanh vào các hoạt động sản xuất và phục vụ đời sống của người dân. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã nhấn mạnh khi phát biểu khai mạc Triển lãm Công nghệ xanh Green Biz 2009 và Hội nghị về giải pháp mô trường kinh doanh “xanh” của châu Âu cho Việt Nam ngày 17/9/2009 tại Hà Nội rằng Chính phủ Việt Nam chủ trương nhất quán phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với bảo vệ môi trường, hoan nghênh và khuyến khích việc trao đổi kinh nghiệm, hợp tác nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ xanh với các đối tác nước ngoài, trong đó có châu Âu, một trong những trung tâm công nghệ phát triển nhất thế giới.
Việt Nam mới bắt đầu làm quen với xu thế này, với một số ít các dự án năng lượng xanh đã được triển khai ở dạng thử nghiệm. Việt Nam cũng đang tiến hành dự án 3R (Reduce – giảm thiểu, Reuse – tái sử dụng, Recycle – tái chế) được quốc tế đánh giá tốt về mặt lý thuyết. Mặc dù Việt Nam có chủ trương hướng tới một nền công nghiệp xanh, ít tiêu hao năng lượng, hạn chế thấp nhất sản xuất gây ô nhiễm môi trường, nhưng việc thực hiện còn mang tính lẻ tẻ, chưa đồng bộ do khu vực này chưa có chiến lược và quy hoạch phát triển rõ ràng theo hướng xanh. Đây cũng là tình hình chung đối với các khu vực khác của nền kinh tế. Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế chủ chốt trong phát triển xanh, đồng thời cũng là lợi thế lâu dài của Việt Nam, nhưng vẫn ở trình độ kém phát triển và có nguy cơ ngày càng tụt hậu xa hơn các ngành kinh tế khác. Trước tình hình đó, Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho nông nghiệp, song việc thực hiện chưa thực sự hiệu quả. Do đó, cần triển khai quyết liệt hơn, đồng thời có chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững. Gần đây, có nhiều vùng xây dựng kế hoạch phát triển thành vùng sinh thái như Ninh Thuận, Đắc Lắc, Phú Quốc, …
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay là cơ hội để các doanh nghiệp xanh phát triển. Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP), Quỹ Hans Seidel (HSF) để thực hiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển kinh tế xanh.
Kết luận
Kinh tế học xanh là nhánh kinh tế học tiến bộ với phương pháp tiếp cận hoàn toàn mới, đối lập với kinh tế học truyền thống. Kinh tế học xanh có lẽ là xu hướng phát triển của lý thuyết kinh tế học hiện đại, vì nó khắc phục được những vấn đề toàn cầu hiện tại và hướng tới sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, kinh tế học xanh hiện vẫn là một lý thuyết kinh tế non trẻ, nên lý thuyết này còn có rất nhiều điều để bàn luận, bao gồm rất nhiều ý tưởng thú vị và cả những ý tưởng mâu thuẫn nhau.
------------------------------------------------------------------------------------
1 Nguồn: http://www.bpec.org/node/67
2 Theo Satish Kumar, hiệu trưởng Trường Đại học Schumacher.
3 Vấn đề dân chủ ở đây được hiểu là con người, xã hội và môi trường được xét đến với tư cách là các chủ thể có cùng lợi ích.
Tài liệu tham khảo:
Lịch sử lặp lại sau gần hai thế kỷ: Sau Đại khủng hoảng lần thứ hai, thế giới đang cố gắng đi tìm một lý thuyết kinh tế mới hơn để tránh mắc phải những khiếm khuyết của các lý thuyết trước đây và đương đại.
Một trong những lý thuyết kinh tế mới xuất hiện gần đây là “kinh tế học xanh”. Lý thuyết kinh tế này tập trung trực tiếp vào việc đáp ứng nhu cầu của cả con người và môi trường, vì sự phát triển bền vững. Bài viết này sẽ giới thiệu khái quát những nội dung cơ bản của kinh tế học xanh, xu hướng phát triển của lý thuyết này trên thế giới và ảnh hưởng của nó tới xu hướng phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Dù ở bất kỳ thời đại nào, hoạt động của tất cả các nền kinh tế đều có mục tiêu cuối cùng là tạo ra được nhiều của cải hay sự thịnh vượng cho các cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, quan niệm về của cải và sự thịnh vượng của nền kinh tế lại khác nhau ở những thời kỳ khác nhau. Chính những quan niệm khác nhau này đã tạo ra các mô hình kinh tế khác nhau.
Ở thời đại công nghiệp, người ta quan niệm rằng của cải và sự thịnh vượng của nền kinh tế có được là do có sự tích lũy tư bản – tiền bạc và vật chất. Những gì thuộc về giá trị sử dụng được tạo ra, cũng có nghĩa là các nhu cầu xã hội được đáp ứng, chỉ đóng vai trò thứ yếu, hay không quan trọng bằng mục tiêu tích lũy tư bản ban đầu. Trong vòng hai thế kỷ vừa qua, việc theo đuổi mục tiêu tích lũy tư bản đã dàn dựng nên quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ. Quá trình này thực tế đã tạo ra thêm nhiều lợi ích, về của cải vật chất và tinh thần, cho con người, nhưng những lợi ích này lại được phân bổ không công bằng. Tuy nhiên, tăng trưởng vật chất và tiền bạc giờ đã đạt tới ngưỡng mà tại đó, quá trình này hóa ra lại dẫn tới sự tàn phá nhiều hơn là tạo ra của cải thực (Brian Milani, 2005). Có lẽ, người ta chưa tính hết được cái giá phải trả cho sự tăng trưởng đó và giới hạn của tăng trưởng.
Thực vậy, lý thuyết kinh tế truyền thống dựa trên các mô hình cân bằng tổng quát – một hệ thống gồm hàng nghìn phương trình đồng thời cân bằng cung và cầu, qua đó xác định giá và lượng của các hàng hóa và dịch vụ. Lý thuyết này giả định các nguồn lực là vô hạn và không tính đến lượng chất thải vô tận. Nói một cách đơn giản, các nguồn lực sẽ không bao giờ hết và ô nhiễm sẽ không bao giờ xảy ra. Điều đó có nghĩa là không có giới hạn đối với tăng trưởng (Tushara Kodikara).
Hậu quả của quá trình phát triển kinh tế này là chúng ta đang phải đương đầu với hàng loạt các vấn đề về môi trường như sự hủy hoại tầng ozone, biến đổi khí hậu, mưa acid, chặt phá rừng, dân số quá đông, mất đa dạng sinh học, xói mòn đất, sa mạc hóa, lũ lụt, nạn đói, đánh bắt cá quá giới hạn cho phép, chất thải nguy hiểm, thiếu nước sạch, khai thác quá mức các nguồn lực và các nguồn năng lượng không có khả năng tái tạo, v.v… Theo nhà kinh tế học xanh Paul Hawken, các cuộc khủng hoảng xã hội và môi trường mà chúng ta đang trải qua không phải là hậu quả của các vấn đề về quản lý, mà do sai lầm của mô hình kinh tế (Brian Milani, 2005).
Chính nhận thức về điều đó đã tạo ra một thách thức rất lớn đối với các nhà kinh tế khi thế giới bước sang thời kỳ hậu công nghiệp: Liệu chúng ta nên “đại tu” lại hệ thống hiện tại, hay nên “thiết kế” một mô hình kinh tế mới? Rõ ràng là, thế giới trong thời đại hậu công nghiệp sẽ đòi hỏi khoa học kinh tế phải quan tâm đến mặt chất lượng, chứ không phải mặt số lượng, trong đó cả tiền bạc và vật chất đều trở thành công cụ để đạt tới đích – thỏa mãn đồng thời nhu cầu của con người và môi trường.
Kinh tế học xanh là gì?
Khái niệm
Chúng ta có thể quan sát thấy rằng, mỗi lý thuyết kinh tế ra đời trong một bối cảnh riêng. Lý thuyết kinh tế truyền thống ra đời từ thế kỷ 19 và được phát triển kể từ sau Đại Suy thoái những năm 1930 để giải quyết các vấn đề kinh tế nảy sinh ở thời kỳ đó. Theo hướng đó, quá trình kinh tế cứ tiếp diễn và cho đến những năm 1960, người ta bắt đầu nhận ra rằng, cần phải xem xét lại đạo đức trong sản xuất và kinh doanh. Cuốn sách “Mùa xuân im lặng” của Rachel Carson được viết năm 1962 là lời cảnh báo đầu tiên về hiệu ứng tiêu cực của tăng trưởng kinh tế tới đa dạng hóa sinh học. Kể từ đó, ý tưởng về lý thuyết kinh tế xanh đã được hé mở.
Kinh tế học xanh đã dần được hình thành trên cơ sở đánh giá lại sự thay đổi của xã hội và môi trường trên thế giới trong những thập kỷ gần đây. Trường phái kinh tế này quay trở về với những điều căn bản của kinh tế học, nghiên cứu về một gia đình, hay cụ thể hơn, về cách quản lý tài sản của một gia đình. Nó xem trái đất này là một gia đình, mà tất cả chúng ta thuộc về nó và phải dựa vào nó.
Kinh tế học xanh là nhánh kinh tế học tiến bộ với phương pháp tiếp cận hoàn toàn mới, đối lập với kinh tế học đương đại (hay kinh tế học truyền thống). Nếu như kinh tế học truyền thống quan tâm tới việc đo lường hiệu quả của các hoạt động kinh tế, sử dụng các công cụ toán học để phân tích và đánh giá các quá trình kinh tế trên cơ sở các giả thiết về hành vi kinh tế của con người có lý trí (‘homo economicus’), thì kinh tế học xanh quan tâm tới sự tiến triển của các xã hội theo dòng lịch sử phát triển cổ sinh vật học nhằm hiểu sâu hơn về các vấn đề như thay đổi khí hậu, chứ không phải các vấn đề kinh tế hiện tại và các chu kỳ kinh doanh ngắn hạn. Tức là, kinh tế học là một khoa học độc lập với các nghiên cứu về quản trị kinh doanh (Miriam Kennet, 2007).
Kinh tế học xanh là môn kinh tế học nghiên cứu về thế giới thực – thế giới của việc làm, các nhu cầu của con người, các nguồn lực của Trái đất, và cách thức kết hợp hài hòa giữa các phạm trù này với nhau. Thế giới thực này trước hết phản ánh “giá trị sử dụng”, chứ không phải “giá trị trao đổi” hay tiền bạc. Nó thể hiện mặt chất lượng, chứ không phải mặt số lượng, vì lợi ích cuộc sống của các loài. Nó quan tâm tới sự tái tạo – của các cá nhân, các cộng đồng và các hệ sinh thái – chứ không phải là sự tích lũy tiền bạc hay vật chất (Brian Milani, 2005). Xuất phát từ khái niệm và luận cứ nêu trên, các nhà kinh tế nêu ra một số nội dung cơ bản của kinh tế học xanh như sau:
- Một là, kinh tế học xanh đề cao “giá trị sử dụng”: tiền chỉ được xem là phương tiện để đạt đến đích, chứ không phải là “giá trị trao đổi” của nó;
- Hai là, kinh tế học xanh coi trọng chất lượng, chứ không phải số lượng, vì lợi ích cuộc sống của con người, các loài và của chính hành tinh Trái đất này;
- Ba là, kinh tế học xanh hướng tới mục tiêu đổi mới và tái tạo của các cá nhân, các cộng đồng và các hệ sinh thái, thay vì tích lũy tiền bạc hay vật chất;
- Bốn là, con người không còn phù hợp với các cơ chế tích lũy tiền bạc và vật chất nữa;
- Năm là, kinh tế học xanh chú trọng tới phát triển sinh thái dựa trên việc thúc đẩy phát triển con người và mở rộng dân chủ giữa các loài và các hệ, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các thực thể trên Trái đất;
- Sáu là, khu vực “công cộng” và khu vực “tư nhân” được biến đổi sao cho các thị trường có thể thể hiện các giá trị xã hội và sinh thái;
- Bảy là, nhà nước được hòa nhập với các mạng lưới đổi mới cộng đồng của dân chúng1.
Nghiên cứu kinh tế học xanh tập trung vào việc xây dựng hệ thống các công cụ và phương pháp để nắm bắt và khắc phục các vấn đề kinh tế trong xã hội hiện nay. Chẳng hạn, xuất phát từ nhận thức các nguồn lực của Trái đất là hạn chế, lý thuyết kinh tế truyền thống xem xét việc tạo ra khan hiếm có ý nghĩa như thế nào đối với việc tạo ra giá trị. Trong khi đó, kinh tế học xanh là khoa học nghiên cứu về sự dư thừa chứ không phải về sự khan hiếm. Kinh tế học xanh xem xét các vấn đề như làm thế nào để tăng trưởng mang tính thực tế, nhưng không phải là vô tận, và làm thế nào để các lý thuyết tăng trưởng dẫn tới các mục đích kinh tế hiện tại – thúc đẩy tiêu dùng. Một điều rất quan trọng là, lý thuyết kinh tế mới này cần phải ảnh hưởng tới “cả những người nghèo và bần cùng nhất và cả những người có thế lực nhất trong xã hội”.2
Kinh tế học xanh ban đầu được nghiên cứu dựa trên những vấn đề căn bản của kinh tế học vi mô – sự ưa thích cá nhân hay hành vi kinh tế của con người có lý trí, “sự phụ thuộc lẫn nhau” trong phạm trù giá trị và việc gán ý tưởng này vào khái niệm “sự ưa thích chung về kinh tế” (mutual economic preferences) (Miriam Kennet, 2007). Do đó, những giá trị mà chúng ta tạo ra sẽ có giá trị kinh tế nếu chúng phản ánh sự tôn trọng đối với thế giới vật chất và sự liên kết giữa chúng ta với thế giới tự nhiên. Nói cách khác, các nguyên lý kinh tế cần phản ánh được mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, mong muốn của con người về một cuộc sống “vừa đủ” để tồn tại và phát triển – đối lập với quan niệm hiệu quả về số lượng vì mục đích kinh doanh, và sự chia sẻ các nguồn lực giữa chúng ta và giữa các loài một cách công bằng và hợp lý để đảm bảo cùng tồn tại bền vững.
Kinh tế học xanh không phải là khoa học nghiên cứu chỉ về môi trường.
Những người theo quan điểm “xanh” đặt kinh tế học vào trong Trái đất như vốn nó là vậy và các lý thuyết mà họ xây dựng xuất phát từ quan điểm đó. Thực tế, kinh tế học xanh được xây dựng trên nền tảng của kinh tế học sinh thái, tập trung vào khía cạnh trách nhiệm mang tính dân chủ3 vì lợi ích của môi trường. Kinh tế học xanh phát triển những chủ đề này nhằm đồng thời đạt được công bằng xã hội và công bằng môi trường, vì đây là hai mặt không thể tách rời trong một tổng thể. Như vậy, sẽ là thiển cận và sai lầm nếu ai đó hiểu kinh tế học xanh là kinh tế học môi trường.
Tại sao kinh tế học xanh lại là xu hướng phát triển của lý thuyết kinh tế hiện đại?
Mô hình cũ không còn phù hợp nữa
Thực tế tồn tại và phát triển hơn hai thế kỷ của kinh tế học truyền thống cho chúng ta thấy lý thuyết này đã đặt sức ép quá lớn lên thế giới tự nhiên và các nguồn lực của nó. Phát triển kinh tế chủ yếu chú trọng vào mặt hiệu quả – lợi ích mang lại từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, mà chưa tính đến các chi phí phải đầu tư để ngăn ngừa, giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Tăng trưởng kinh tế hiện nay đang đạt tới cấp độ tàn phá nhiều hơn là tạo ra của cải thực. Do đó, quá trình phát triển kinh tế này đã đưa thế giới tới đại suy thoái kinh tế, khủng hoảng sinh thái trầm trọng và biến đổi khí hậu. Nếu nhìn nhận mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng bền vững, thì mô hình phát triển kinh tế hiện tại rõ ràng không còn phù hợp nữa.
Xác định lại mục tiêu phát triển kinh tế
Những gì mà thế giới đã và đang trải qua đã buộc chúng ta phải nghĩ lại về mục tiêu phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế phải hướng tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu xã hội và đảm bảo một môi trường bền vững. Theo đó, chúng ta cần hướng cuộc sống theo cách dân chủ hơn, hiệu quả hơn, công bằng hơn và có trách nhiệm hơn, trong đó tiền chỉ là phương tiện để đạt đến đích và yếu tố cá nhân và chính trị, xã hội và sinh thái, là không thể tách rời.
Mô hình kinh tế xanh là câu trả lời
Nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới Herman Daly cho rằng tương lai của nền văn minh loài người phụ thuộc vào một mô hình kinh tế mới và năng động – được biết đến như là nền kinh tế bền vững – bảo vệ và gìn giữ môi trường mà chúng ta đang phụ thuộc vào nó (Tushara Kodikara). Do đó, chúng ta cần định hướng lại kinh tế học của chúng ta để nó quay trở về đúng quỹ đạo của nó và do đó, làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Kinh tế học xanh nhìn thấy những khiếm khuyết của kinh tế học đương đại trong thế giới hiện đại, ở đó một phần năm dân số hiện vẫn sống trong cảnh nghèo và đang diễn ra khủng hoảng môi trường.
Kinh tế học xanh đưa ra một tập hợp rõ ràng các nguyên tắc và các giải pháp thực tế, tích cực và hiệu quả đối với các vấn đề toàn cầu, vì sự phát triển bền vững, vì sự tồn tại của thế giới tự nhiên mà loài người là một phần trong đó và phụ thuộc vào nó, và vì sự cân bằng tự nhiên giữa loài người và thế giới tự nhiên.
Trong những thập kỷ gần đây, các nhà kinh tế học xanh đã đề xuất một loạt các cuộc cải cách nhằm làm cho kinh tế học trở nên phù hợp với hiện thực hơn, xanh hơn, và bền vững hơn. Báo cáo gần đây nhất của Worldwatch Institute với tiêu đề “Thực trạng của Thế giới năm 2008: Đổi mới vì một nền kinh tế bền vững” đã nêu ra 7 đề xuất cải cách sau đây:
- Xác định quy mô hợp lý của nền kinh tế. Nền kinh tế toàn cầu sẽ có quy mô lớn chừng nào so tương đối với hệ sinh thái toàn cầu? Đây là vấn đề quan trọng vì nền kinh tế tồn tại trong hệ sinh thái toàn cầu – hệ sinh thái dành cho nền kinh tế một không gian để hoạt động, cung ứng toàn bộ các nguồn nguyên liệu thô của mình và cung cấp cho nền kinh tế nhiều lợi ích quan trọng. Về mặt vật chất, hoạt động kinh tế chủ yếu là hoạt động biến đổi phần tiểu vật chất của hệ sinh thái phục vụ nhu cầu sử dụng của con người.
- Nhấn mạnh yếu tố phát triển đối với tăng trưởng. Điều đó có nghĩa là làm cho nền kinh tế thỏa mãn nhu cầu con người tốt hơn, chứ không chỉ đơn thuần là mở rộng quy mô của nền kinh tế.
- Làm cho giá cả nói lên sự thật về hệ sinh thái. Chúng ta biết rằng thị trường thất bại khi giá cả không phản ánh được chi phí thực tế. Cuộc cải cách này sẽ áp dụng nguyên tắc này vào hệ sinh thái.
- Tính đến các lợi ích tự nhiên của hệ sinh thái. Giá cả phải phản ánh được các lợi ích của tự nhiên. Nếu hệ sinh thái bị phá hủy thì các lợi ích tự nhiên này đương nhiên sẽ bị mất đi. Ví dụ, ong mật đóng vai trò quan trọng trong việc thụ phấn hoa. Nếu loài này bị hủy diệt thì loài người sẽ cần một khoản chi phí không nhỏ để thực hiện việc thụ phấn nhân tạo.
- Đảm bảo nguyên tắc cẩn trọng. Những kinh nghiệm ngàn đời như “trước hết, hãy đừng gây hại” và “phải suy nghĩ cẩn thận trước khi hành động” là rất hữu ích và cần được áp dụng vào chính sách công, đặc biệt là các chính sách đối với các sản phẩm và công nghệ mới có khả năng gây rủi ro nghiêm trọng. Câu hỏi trong các phân tích rủi ro thông thường thường là “thiệt hại do môi trường gây ra được phép là bao nhiêu?”, trong khi vấn đề của nguyên tắc cẩn trọng lại là “thiệt hại tối thiểu có thể là bao nhiêu?”
- Xây dựng cơ chế quản lý chung. Bên cạnh hai cơ chế quản lý các nguồn lực quen thuộc – sở hữu tư nhân và kiểm soát bởi chính phủ, còn có cơ chế quản lý chung (hay cơ chế quản lý toàn dân) – cơ chế khuyến khích con người quản lý các nguồn lực theo hướng hợp tác và vì lợi ích chung.
- Đề cao vai trò của phụ nữ. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc những năm 1990 cho thấy “hầu hết người nghèo là phụ nữ và hầu hết phụ nữ đều nghèo”. Ở khắp nơi trên thế giới, phụ nữ thường được trả ít tiền hơn nam giới đối với cùng một công việc, họ thiếu khả năng tiếp cận đất đai và tín dụng, và họ gánh vác chủ yếu phần công việc chăm sóc con trẻ và cha mẹ già, làm các công việc tình nguyện và các công việc không được trả tiền khác. Thực tế, sự bất bình đẳng về giới tính đã làm hạn chế hoạt động kinh tế. Đây là vấn đề cần được thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế của các quốc gia (Thomas Prugh, 2008).
Trong 22 năm thực hiện đổi mới vừa qua, chúng ta đã chứng kiến quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mô hình kinh tế thị trường này (hoặc có thể gọi là mô hình kinh tế hỗn hợp) được xây dựng trên cơ sở mô hình kinh tế thị trường truyền thống, trong đó các quá trình kinh tế và hoạt động của các chủ thể kinh tế chịu sự điều tiết của cả nhà nước và thị trường, nhưng có những nét riêng của Việt Nam – được thể hiện ở vai trò của nhà nước, khu vực kinh tế công, hệ thống thuế, phúc lợi và trợ cấp xã hội và tính mở cửa của thị trường phù hợp với trình độ kinh tế còn thấp kém của Việt Nam trong giai đoạn quá độ. Nhìn lại chặng đường đổi mới này, chúng ta có thể đánh giá rằng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thích hợp với điểm xuất phát và điều kiện phát triển của Việt Nam trong giai đoạn này, vì nó đã giúp phát triển sức sản xuất, tạo cơ sở vật chất cho xã hội và dần dần bắt nhịp với xu hướng phát triển chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta có thể quan sát thấy mô hình kinh tế thị trường có xu hướng thay đổi theo thời gian. Mô hình kinh tế thị trường truyền thống – dựa trên quan điểm tăng trưởng bắt nguồn từ lợi ích cá nhân – đang chuyển dần sang mô hình kinh tế thị trường hiện đại – theo quan điểm tăng trưởng và phát triển bền vững bắt nguồn từ lợi ích xã hội. Theo đó, phát triển kinh tế phải tính đến lợi ích xã hội và môi trường bền vững.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới cùng chịu ảnh hưởng bởi các tác động xấu của một loạt các cuộc khủng hoảng. Bây giờ là thời điểm Việt Nam có cơ hội đánh giá và nhận định lại tình hình phát triển kinh tế và xác định mô hình phát triển kinh tế mới phù hợp với điều kiện phát triển hiện tại. Trên cơ sở đó, mô hình sẽ được cụ thể hóa thành các chiến lược, chính sách phù hợp với yêu cầu và điều kiện phát triển của từng giai đoạn.
Phát triển kinh tế ở Việt Nam thời gian qua dựa nhiều vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu nguyên liệu thô và sơ chế. Phát triển bền vững mặc dù là chủ trương lớn nhưng chưa được thực hiện triệt để. Xu thế phát triển xanh trên thế giới mở ra cơ hội cho Việt Nam có thể “đón đầu” đi thẳng vào phát triển kinh tế xanh, song cũng tạo ra thách thức tụt hậu xa hơn nếu không nắm bắt được cơ hội. Do đó, vấn đề phát triển kinh tế xanh và bền vững cần được cân nhắc trong quá trình xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020. Phát biểu trong buổi tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) ngày 7/9/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, chiến lược phát triển của Việt Nam là phát triển bền vững gồm 3 trụ cột chính là tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Do vậy, trong phát triển kinh tế, Việt Nam luôn quan tâm và áp dụng công nghiệp xanh vào các hoạt động sản xuất và phục vụ đời sống của người dân. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã nhấn mạnh khi phát biểu khai mạc Triển lãm Công nghệ xanh Green Biz 2009 và Hội nghị về giải pháp mô trường kinh doanh “xanh” của châu Âu cho Việt Nam ngày 17/9/2009 tại Hà Nội rằng Chính phủ Việt Nam chủ trương nhất quán phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với bảo vệ môi trường, hoan nghênh và khuyến khích việc trao đổi kinh nghiệm, hợp tác nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ xanh với các đối tác nước ngoài, trong đó có châu Âu, một trong những trung tâm công nghệ phát triển nhất thế giới.
Việt Nam mới bắt đầu làm quen với xu thế này, với một số ít các dự án năng lượng xanh đã được triển khai ở dạng thử nghiệm. Việt Nam cũng đang tiến hành dự án 3R (Reduce – giảm thiểu, Reuse – tái sử dụng, Recycle – tái chế) được quốc tế đánh giá tốt về mặt lý thuyết. Mặc dù Việt Nam có chủ trương hướng tới một nền công nghiệp xanh, ít tiêu hao năng lượng, hạn chế thấp nhất sản xuất gây ô nhiễm môi trường, nhưng việc thực hiện còn mang tính lẻ tẻ, chưa đồng bộ do khu vực này chưa có chiến lược và quy hoạch phát triển rõ ràng theo hướng xanh. Đây cũng là tình hình chung đối với các khu vực khác của nền kinh tế. Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế chủ chốt trong phát triển xanh, đồng thời cũng là lợi thế lâu dài của Việt Nam, nhưng vẫn ở trình độ kém phát triển và có nguy cơ ngày càng tụt hậu xa hơn các ngành kinh tế khác. Trước tình hình đó, Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho nông nghiệp, song việc thực hiện chưa thực sự hiệu quả. Do đó, cần triển khai quyết liệt hơn, đồng thời có chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững. Gần đây, có nhiều vùng xây dựng kế hoạch phát triển thành vùng sinh thái như Ninh Thuận, Đắc Lắc, Phú Quốc, …
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay là cơ hội để các doanh nghiệp xanh phát triển. Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP), Quỹ Hans Seidel (HSF) để thực hiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển kinh tế xanh.
Kết luận
Kinh tế học xanh là nhánh kinh tế học tiến bộ với phương pháp tiếp cận hoàn toàn mới, đối lập với kinh tế học truyền thống. Kinh tế học xanh có lẽ là xu hướng phát triển của lý thuyết kinh tế học hiện đại, vì nó khắc phục được những vấn đề toàn cầu hiện tại và hướng tới sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, kinh tế học xanh hiện vẫn là một lý thuyết kinh tế non trẻ, nên lý thuyết này còn có rất nhiều điều để bàn luận, bao gồm rất nhiều ý tưởng thú vị và cả những ý tưởng mâu thuẫn nhau.
------------------------------------------------------------------------------------
1 Nguồn: http://www.bpec.org/node/67
2 Theo Satish Kumar, hiệu trưởng Trường Đại học Schumacher.
3 Vấn đề dân chủ ở đây được hiểu là con người, xã hội và môi trường được xét đến với tư cách là các chủ thể có cùng lợi ích.
Tài liệu tham khảo:
- “Green Audit”. Available at http://www.greenaudit.org/new_page_4.htm
- “Green Economics”. Available at http://www.bpec.org/node/67
- “Green Economics”. Available at: http://www.answers.com/topic/green-economics.
- Kennet, Miriam (2007). “Green Economics: An Introduction to Progressive Economics”. Harvard College Economics Review, Volume II, Issue 1. December 2007.
- Kodikara, Tushara. “Green Economics and how it might work”. Available at: http://www.scoop.co.nz/stories/HL0907/S00214.htm
- Milani, Brian (2005). “What is Green Economics?”. Synthesis/Regeneration 37 (Spring 2005). Available at: http://ww.greens.org/s-r/37/37-09.html.
- Nguyễn Hoàng Oanh & Trương Thị Nam Thắng (2009). “Xu thế phát triển kinh tế xanh trong và sau khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam”. Báo cáo nghiên cứu chính sách của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
- Prugh, Thomas (2008). “’Green Economics’: Turning Mainstream Thinking on Its Head”. World Watch. Available at: http://www.worldwatch.org/node/5623.
- Revesz, Richard L. and Livermore, Michael A. “A Truly Green Economics: Don’t throw out cost-benefit analysis”. Available at:
- Nguồn: http://www.forbes.com/2008/12/02/environment-supreme-court-oped-cx_rr_ml_1202reveszlivermore.html