(Toquoc)-Mặc
dù Trung Quốc không muốn vấn đề Biển Đông được nêu lên tại diễn đàn
ASEAN, Cấp cao ASEAN vẫn bày tỏ mong muốn xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở
Biển Đông vào năm 2012.
Hội nghị cấp cấp ASEAN-18 tại Jakarta trong hai ngày 7 và 8/5 đã đề cập một số vấn đề nóng của khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.
ASEAN muốn xây dựng COC năm 2012
Liên
quan vấn đề Biển Đông và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC), các nhà lãnh đạo khẳng định hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển
Đông, trong đó có vấn đề an ninh và an toàn hàng hải, là lợi ích chung
của tất cả các nước. Mọi tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông cần được
giải quyết giữa các bên liên quan thông qua các biện pháp hòa bình trên
cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển năm
1982 của Liên hợp quốc. Việc thực hiện tốt DOC sẽ góp phần quyết định
việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông.
ASEAN ủng hộ việc sớm hoàn thành các quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC và
tiến hành xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) vào năm 2012
nhân dịp kỷ niệm 10 năm DOC. Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng nhấn mạnh rằng
tăng cường đoàn kết, phối hợp tiếng nói chung đi đôi với thúc đẩy hơn
nữa đối thoại và hợp tác với Trung Quốc nhằm thực hiện đầy đủ và hiệu
quả DOC.
Cấp cao ASEAN-18 tại Jakarta: ASEAN mong muốn xây dựng Bộ quy tắc ứng xử mới về Biển Đông vào năm 2012
Theo Nhật báo Jakarta Post Online,
kết thúc hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Jakarta vào ngày 8/5, Tổng
thống Indonesia Bambang Yudhoyono tuyên bố Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á muốn nhanh chóng đạt được một bộ luật ứng xử tại Biển Đông, nơi
Trung Quốc áp đặt chủ quyền với 4 nước lân cận là Việt Nam, Phillipines,
Brunei và Malaysia.
Theo
Tổng thống Yudhoyono, “hầu hết các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đều nghĩ
rằng đã đến lúc phải có một văn kiện ràng buộc các quốc gia tuyên bố chủ
quyền tại nhiều vùng trong biển Đông. Được như vậy thì các vụ tranh
chấp mới có thể được “giải quyết một cách thích hợp và tránh tạo ra xung
đột ngoài ý muốn”.
Nhà
lãnh đạo Indonesia nhận định là 10 năm đã trôi qua từ khi các bên đạt
được Tuyên bố ứng xử (DOC), bây giờ phải nhanh chóng đi đến một bộ luật
ứng xử (COC). Ông nhấn mạnh là hiện nay “có nhiều căng thẳng nhưng ASEAN
không có ý làm cho tình hình xấu thêm”.
Trong một bản tuyên bố chung kết thúc Cấp cao Jakarta,
lãnh đạo 10 nước ASEAN nhấn mạnh “tiếp tục những cam kết tích cực giữa
ASEAN và Trung Quốc là điều cốt lõi tiến đến một đạo luật ứng xử”. Bản
tuyên bố này cũng ghi rằng các thành viên ASEAN đồng ý giải quyết tranh
chấp một cách ôn hòa theo tinh thần Tuyên bố ứng xử và Công ước LHQ về
Luật Biển (UNCLOS).
Trong một tin liên quan, theo bản tin đăng trên trang Tempo.com
ngày 9/5, sau cuộc gặp giữa Tổng thống Philippines Benigno Aquino và
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, hai nước đã đồng ý tổ chức các cuộc
đối thoại để tránh các căng thẳng liên quan đến tranh chấp ở quần đảo
Trường Sa.
Ông
Ricky Carandang, đại điện phía Philippines, cho biết hai bên nhất trí
dù tuyên bố chủ quyền của mỗi nước tại Biển Đông khác nhau như thế nào
cũng không để tạo ra các căng thẳng. Theo ông Carandang, các nước thành
viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa cần phải có
một tiếng nói chung để tạo nên tầm ảnh hưởng lớn hơn khi đứng trước các
nước khác bên ngoài ASEAN cũng tuyên bố chủ quyền trong khu vực. Đại
diện phía Philippines cho biết Việt Nam cũng nhất trí với quan điểm này.
Trung Quốc tăng cường các mũi giáp công đối với ASEAN
Trước đó, dư luận theo dõi những biểu hiện điều chỉnh lập trường của Indonesia,
nước Chủ tịch ASEAN năm nay. Trong ba ưu tiên của ASEAN mà nước chủ nhà
nêu ra hôm 5/5 không hề đả động đền vấn đề Biển Đông. Trong khi đó, báo
Bưu điện Jakarta ngày 14/1 cho hay trong ba ưu tiên mà
trưởng phái đoàn đại diện thường trực của Indonesia tại ASEAN nêu ra
trên cương vị chủ tịch luân phiên, Indonesia sẽ nêu vấn đề tạo dựng bộ
quy tắc ứng xử ở Biển Đông như một trong những trọng tâm trong chương
trình nghị sự của năm.
Thủ tướng Trung Quốc thăm Malaysia cuối tháng 4 nhằm tranh thủ và tăng cường mở rộng quan hệ với ASEAN
Hội
nghị của Nhóm Hoạt động Chung (JWG) về DOC tại Côn Minh ngày
22-23/12/2010 không đạt kết quả, khiến Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia
Marty Natalegawa cam kết biến bất đồng Biển Đông thành một ưu tiên. Nhận
thấy tầm quan trọng của vấn đề đối với hòa bình và an ninh khu vực, ông
Natalegawa nhấn mạnh “cần đạt được một đột phá”. Nhưng bất đồng chỉ
được đề cập ngắn gọn tại một hội nghị của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN
và Trung Quốc ngày 26/1. Ông Natalegawa cho biết mặc dù Hội nghị Thượng
đỉnh Đông Á tháng 11/2011 lần đầu tiên sẽ thảo luận các vấn đề an ninh,
nhưng bất đồng Biển Đông sẽ không cần đưa vào chương trình do Trung
Quốc phản đối. Quan điểm và thái độ của các nước lớn về bất đồng Biển
Đông vẫn không thay đổi trong quý 1/2011 và các nỗ lực xây dựng lòng tin
và hợp tác thông qua đối thoại đã và đang giảm. Biểu hiện của tình hình
thất vọng này là sự kiện Reed Bank.
Giới quan sát lưu ý rằng, gần đây Trung Quốc đặc biệt quan tâm tranh thủ Indonesia, mà một trong các mục tiêu thúc đẩy chương trình nghị sự của Bắc Kinh liên quan Biển Đông. Điển hình là chuyến thăm chính thức Indonesia
của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Trong khuôn khổ chuyến đi này,
ngày 29/4, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã cam kết cung cấp khoản tín dụng đầu
tư trị giá 19 tỉ USD cho Indonesia, bao gồm các khoản vay thương mại trị
giá 9 tỉ USD để phát triển hạ tầng cơ sở của Indonesia cùng khoản tín
dụng xuất khẩu trị giá 10 tỉ USD. Số tín dụng lớn này chưa kể đến gói
tài chính trị giá 6,6 tỉ USD mà hai nước ký kết tháng 11/2010, khi Chủ
tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc thăm Indonesia.
Các
khoản cho vay ưu đãi này của Trung Quốc nhằm giúp Tổng thống Susilo
Yudhoyono triển khai Chương trình công bố ngày 21/2 xây dựng sáu hành
lang kinh tế của Indonesia với trọng tâm là phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đến năm 2025.
Trong
khi đó, ngày 8/5, Trung Quốc tăng cường thêm 1 tàu nữa để tuần tra tại
Biển Đông. Tàu nặng 1,5 nghìn tấn, dài 88 mét và rộng 12 mét. Đây là
chiếc tàu thứ 13 được biên chế thành tàu tuần tra của Hạm đội Nam Hải
Trung Quốc. Giới chức Trung Quốc nói rằng việc tăng cường tàu này là để
bảo vệ lợi ích nước này. Trung Quốc còn có ý định đưa thêm 36 tàu tuần
tiễu mới đến khu vực trong vài năm tới.
Mạng Phượng Hoàng
(Hong Kong) ngày 9/5 trích bài bình luận của DuPing cho rằng ASEAN
không nên gác lại vấn đề hợp tác với Trung Quốc vì vấn đề Biển Đông.
Phía Trung Quốc rất quan tâm đến Hội nghị ASEAN lần thứ 18, đặc biệt là
vấn đề Biển Đông, là một nội dung được thảo luận tại Hội nghị. ASEAN
mong muốn có một lập trường chung về vấn đề Biển Đông, tức là 10 nước
ASEAN muốn cùng đối phó với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên,
Trung Quốc sẽ không thể chấp nhận đề nghị này.
Theo
DuPing, vấn đề tranh chấp trên biển hoặc các vấn đề bất đồng biên giới
lãnh thổ đều là các vấn đề song phương, chứ không phải là vấn đề quốc
tế, cho nên nếu ASEAN có thể chiếu cố đến thái độ lập trường của Trung
Quốc thì Hội nghị ASEAN lần này cần phải tránh thảo luận về vấn đề Biển
Đông. Hoặc là có thể thảo luận về một số nguyên tắc cơ bản như việc
thông qua hòa bình giải quyết hoặc thông qua đàm phán để giải quyết chứ
không thể áp dụng một lập trường rõ ràng để đối phó với Trung Quốc, nếu
không có thể sẽ mang lại phiền phức tương đối lớn đối với hợp tác giữa
Trung Quốc và ASEAN. Là nước Chủ tịch luân phiên ASEAN, Indonesia cần
phải có lập trường rõ ràng, tại Hội nghị có thể thảo luận vấn đề Biển
Đông, tuy nhiên không thể làm vấn đề này phức tạp, Indonesia cần có một
“lập trường trung lập” và thể hiện là nước có trách nhiệm.
Nhà
bình luận Hong Kong này cho rằng, do hiện nay, các đề nghị chủ trương
của Trung Quốc vẫn còn tồn tại tranh chấp, không có cách nào để giải
quyết, thì việc cần làm của hai bên đầu tiên là khai thác chung, thứ hai
là không nên chậm trễ việc tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác,
bao gồm các hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế. Trên thực tế, sau khủng
hoảng kinh tế thế giới, tỉ lệ phụ thuộc của các nước ASEAN vào Trung
Quốc ngày càng lớn, các nước ASEAN cũng không muốn mất đi một thị trường
lớn này, đặc biệt là khi nền kinh tế Mỹ chậm lại, Nhật Bản lại chịu hậu
quả nặng nề từ trận động đất sóng thần.
Hoà
bình, ổn định Biển Đông là vấn trọng yếu đối với việc mở rộng chất
lượng hợp tác chính trị và kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN. Sớm muộn
vẫn phải giải quyết. Sớm thì hay hơn muộn. Câu giờ ngoại giao và tăng
cường thực lực quân sự tại vùng biển này không phải là cách hay. Năm nay
mà ASEAN không đạt được thoả thuận COC, đẩy việc này tới sang năm
thương lượng tiếp thì khó tránh khỏi cảnh "treo chuông cổ mèo?".
Indonesia là quốc gia ASEAN quan trọng hàng đầu, có tiếng nói trọng
lượng và trách nhiệm lớn trong các vấn đề khu vực và quốc tế, Indonesia
không giải quyết dứt điểm được COC thì ai sẽ dứt điểm được?./.
Chính
phủ Phillipines tiếp tục kiên định bảo vệ chủ quyền biển đảo trước
sức ép của Trung Quốc; Mỹ tái khẳng định ủng hộ lập trường Phillipines.
Trước
khi Tổng thống Phillipines Benigno Aquino đến dự hội nghị ASEAN tại
Jakarta, Phillipines khẳng định họ sẽ dùng sự kiện này để tìm cách “thực
thi hiệu quả và đầy đủ” Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC). Thông cáo của Bộ Ngoại giao Phillipines nhấn mạnh, nước này mong
muốn “điểm nóng tiềm tàng này có thể được chuyển hóa thành khu vực hòa
bình, hữu nghị, tự do và hợp tác”.
Philippines thể hiện kiên quyết với Trung Quốc trên biển
Theo mạng Jamestown Foundation
(Mỹ) ngày 8/5, quý 1/2011 cho thấy bất đồng Biển Đông tiếp tục phát
triển theo hướng tiêu cực. Nổi bật nhất là căng thẳng giữa Manila và Bắc
Kinh sau sự kiện hai tàu tuần tiễn Trung Quốc ngăn chặn một tàu thăm dò
khảo sát của Philippines đang hoạt động tại các vùng biển mà Manila
tuyên bố chủ quyền của họ. Sự kiện này cho thấy Trung Quốc vẫn sẵn sàng
sử dụng biện pháp “cưỡng bức nhất định” trong việc giải quyết bất đồng
với các nước Đông Nam.
Trong khi đó, tiến trình đàm phán tiếp tục về bộ quy tắc ứng xử mới tại
Biển Đông vẫn khó khăn và không dấu hiệu nào cho thấy bế tắc sẽ được
giải quyết một sớm một chiều.
Philippines mới mua tàu tuần dương cỡ lớn của Mỹ để tuần tra biển đảo mà họ tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông
Chính
quyền Aquino áp dụng một số hành động kiên quyết trước sự kiện Reed
Bank để nhanh chóng khắc phục tình hình tụt hậu của hải quân Philippines.
Tháng 3/2011, Tư lệnh Hải quân Philippines, Phó Đô đốc Alexander Pama,
thú nhận: “Trong số 53 tàu chiến của Bộ Tư lệnh, chỉ 25 chiếc hoạt động
và thời gian hoạt động của các tàu này kéo dài 36 năm qua. Để bảo vệ chủ
quyền, chúng tôi không thể chỉ dựa vào các tuyên bố mà phải có sức
mạnh. Hơn nữa, trong khi Việt Nam, Trung Quốc và Malaysia đã nâng cấp cơ
sở hạ tầng quân sự trên các hoàn đảo chiếm đóng, các cơ sở của
Philippines không hề được sửa chữa và nâng cấp”. Tổng thống Aquino cam
kết chi bổ sung 255 triệu USD cho hải quân trong ngân sách quốc phòng
năm 2011. Nguồn ngân sách này được trích từ các khoản thu nhập khí đốt ở
khu vực Malampaya gần Sampaguita. Quân đội Philippines đề nghị Chính
phủ sử dụng khoản ngân sách bổ sung để mua ra đa phòng không, phương
tiện thông tin liên lạc, máy bay tuần tiễu đường dài và tầu thuyền tuần
tiễu tốc độ cao, đồng thời chi 700.000 USD để nâng cấp đường băng trên
đảo Pag-asa.
Về
mặt ngoại giao, chính phủ Philippines chính thức phủ nhận bản đồ mà
Trung Quốc gửi Ủy ban Liên hợp quốc chịu trách nhiệm về Những Hạn chế
của Thềm Lục địa tháng 5/2009 để phản đối bản đệ trình chung của
Malaisia và Việt Nam. Bản đồ của Trung Quốc cho thấy 9 đường đứt đoạn
bao gồm hầu hết khu vực Biển Đông là của Trung Quốc và Bắc Kinh không
giải thích bản đồ đó nghĩa là gì và làm sao có thể phù hợp luật pháp
quốc tế. Trong công hàm ngày 5/4, Philippines khẳng định Nhóm đảo Kalayaan là một phần lãnh thổ của Philippines và Philippines
sẽ sử dụng chủ quyền ở các vùng nước xung quanh nhóm đảo này, do đó bản
đồ 9 đường đứt đoạn của Trung Quốc không có cơ sở luật pháp quốc tế.
Bắc
Kinh phản ứng bằng cách cho rằng các nội dung của công hàm là hoàn toàn
không thể chấp nhận đối với Trung Quốc. Bắc Kinh cho biết từ những năm
1970 Manila từng bước “xâm lược và chiếm đóng” các hòn đảo thuộc “chủ
quyền không thể chối cãi” của Trung Quốc. Tổng thống Aquino dự định đến
thăm Bắc Kinh từ 23-25/5, nhưng do bất đồng, chuyến thăm của ông ta hoãn
lại cuối năm nay.
Theo CRI Online
(trang web của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc) ngày 27/4, gần hai
năm sau khi Trung Quốc trình lên Ủy ban Liên hợp quốc về Giới hạn thềm
lục địa bản đồ 9 đoạn phân định lãnh hải của Trung Quốc tại biển Nam
Trung Hoa, Philippines mãi đến tận đầu tháng 4 vừa rồi mới kháng nghị
lên Liên hợp quốc đòi chất vấn yêu sách này của Trung Quốc. Đây có thể
xem là một phản ứng quá chậm trễ của Manila. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng đằng sau việc Philippines khơi lại vấn đề tranh chấp ở Biển Đông vào thời điểm này có liên quan đến yếu tố Mỹ.
CRI Online
cho biết tháng 2 vừa qua, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã bổ
nhiệm cựu Đại sứ Philippines tại Mỹ, ông Alberto F. Del Rosario, làm Bộ
trưởng Ngoại giao. Đây là nhân vật được dư luận địa phương đánh giá là
đại diện phái thân Mỹ. Mới nhậm chức không lâu, ông Rosario đã bày tỏ rõ
ràng rằng Mỹ vẫn là đối tác chiến lược “duy nhất” của Philippines, điều
này được nhìn nhận là điểm tựa của chính sách ngoại giao mới của
Manila.
Báo Malaya (PLP) nhận xét: Trung Quốc đã quen với một nước Philippines luôn năn nỉ và sợ sệt trước những lời đe dọa sử dụng sức ép kinh tế cho nên công hàm ngày 5/4 của Philippines phản đối đường lưỡi bò đã làm Trung Quốc choáng. Việt Nam và Malaysia đã phản đối ngay khi Trung Quốc nộp bản đồ đường lưỡi bò tại Liên hợp quốc. Indonesia, dù không tranh chấp chủ quyền, nhưng cũng đã phản đối bản đồ trên của Trung Quốc. Cũng theo báo trên, Philippines
đã quá sợ Trung Quốc, nên mãi 2 năm sau mới dám phản đối. Tức là phải
đến khi có ngoại trưởng mới, Albert del Rosario, chính phủ Philippines khẳng định chủ quyền đối với các vùng biển tranh chấp.
Mỹ tăng cường hiện diện, muốn trở lại Subic
Kênh
truyền hình cáp CNN cho biết Mỹ có thể sẽ điều quân đến Úc để tiếp cận
được Biển Đông tiện lợi hơn. Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh lực lượng Mỹ
ở Thái Bình Dương, cho biết Canbera tỏ ra rất lạc quan về việc Mỹ gia
tăng hoạt động quân sự ở khu vực Thái Bình Dương.
Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương (trái): Mỹ hỗ trợ Phillipines bảo vệ vùng biển của nước này
Với
Phillipines, Mỹ cũng cam kết tăng cường ủng hộ xây dựng khả năng trên
biển cho quân đội nước này. Chính sách này lần đầu tiên được Phó Trợ lý
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Scher đưa ra năm 2009 trước cuộc điều
trần tại Quốc hội nhằm “ngăn chặn căng thẳng trên Biển Đông phát triển
thành mối đe dọa các lợi ích của Mỹ”. Tháng 1/2011, Trợ lý Ngoại trưởng
Kurt Campbell cho biết ông đang xem xét các biện pháp mà Mỹ có thể giúp
“tăng khả năng trên biển của Philippines”.
Một tháng sau, Đô đốc Willard, tư lệnh quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương,
cam kết Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với Manila trong việc bảo vệ an ninh và
toàn vẹn lãnh thổ”. Cuối năm nay Mỹ sẽ chuyển giao một tàu 3.250 tấn đã
được cải tiến và nâng cấp cho lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippin. Tàu
này sẽ được triển khai ở khu vực Bộ Chỉ huy phía Tây để tăng cường khả
năng giám sát cũng như răn đe trên biển Đông. Sau khi xẩy ra sự kiện
Reed Bank, Ngoại trưởng Hillary Clinton gọi điện cho Bộ trưởng Ngoại
giao Philippin Albert del Rosario để trao đổi cách thức cải thiện an
ninh trên biển ở châu Á. Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh việc tự do qua lại
khu vực xung quanh quần đảo của Philippines có ý nghĩa rất quan trọng
đối với lợi ích quốc gia của Mỹ.
Trong
một diễn biến khác, tờ báo hàng đầu của Philippines mới đây đã có bài
viết về chuyến thăm có vẻ như vô thưởng vô phạt của hai thượng nghị sĩ
Mỹ Daniel Inouye and Thad Cochran tới căn cứ hải quân cũ của Mỹ Freeport
trên Vịnh Subic ở miền Trung Luzon hôm 26/4.
Theo tác giả bài viết, chuyến thăm của hai thượng nghị sĩ Mỹ có thể có thể liên quan tới mối quan tâm của Washington nhằm khôi phục căn cứ hải quân khổng lồ tại Subic
này, nay đang là một khu kinh tế. Bài báo đã liên hệ với điều được xem
là mối quan tâm của Mỹ do sự trì hoãn trong việc củng cố quân sự trên
đảo Guam sau thảm hoạ động đất-sóng thần khủng khiếp tại Nhật Bản. Một
nguồn tin giấu tên cho biết trong các cuộc thảo luận với giới chức
Phillipines tại Subic và thành phố Olongapo lân cận, ông Inouye và
Cochran, lần lượt là Chủ tịch và uỷ viên cấp cao Uỷ ban phân bổ ngân
sách Thượng viện Mỹ, dường như đã rất hứng thú với việc tái lập sự hiện
diện quân sự của nước này tại Philippines. Bài báo cũng nêu lên sự ủng
hộ của Thị trưởng Olongapo, ông James Gordon (con), đối với việc quân
đội Mỹ trở lại Freeport.
Thị trưởng Gordon nói: “Chúng tôi muốn hai nền kinh tế cùng hiện diện
tại đây - một nền kinh tế dựa trên một cảng tự do và nền kinh tế kia
(dựa vào việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ) cho quân đội Mỹ. Hai nền kinh
tế này có thể cùng tồn tại”.
Tình
hình vùng biển này gần đây bên ngoài có vẻ phẳng lặng nhưng bên trong
đang chuyển động theo các chiều hướng thuận nghịch. Mỹ tiếp tục là đối
trọng tích cực đối với sự hiện diện của Trung Quốc tại Biển Đông. Bắc
Kinh đang thực hiện nhiều mũi giáp công nhằm chiếm lợi thế trong việc
giải quyết vấn đề Biển Đông, nhưng lại thiếu sự mềm dẻo đối với các nước
cũng có lợi ích trực tiếp tại vùng biển này. Tiền không phải là thứ có
thể mua được mọi thứ. Nếu xử lý không thấu tình đạt lý có thể phương hại
đến đại sự./.
http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/O-Cua-Chau-A/Asean-Va-Van-De-Bien-Dong.html
Lưu Việt