Kỷ niệm 36 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam (30-4-1975 - 30-4-2011) :
Hình ảnh Sài Gòn thời điểm 30-4-1975 |
Thời cơ là
thời điểm lịch sử thuận lợi nhất, khi những điều kiện khách quan và chủ
quan đã phát triển chín muồi, bảo đảm cho cách mạng nổ ra và thắng lợi.
Vì vậy, nó đòi hỏi người cách mạng phải biết xác định đúng thời cơ, nắm bắt, tận dụng một cách triệt để và có hiệu quả.
Thời cơ xuất hiện nhanh hay chậm, sớm hay muộn còn tuỳ thuộc vào tạo thế và lực mới: Nếu không có sẵn thực lực cách mạng đến mức đủ mạnh thì không thể tạo ra thời cơ và khi thời cơ đến sẽ không kịp thời lợi dụng nó. Nếu “Để mất thời điểm thuận lợi, không sử dụng thời gian để tung vào kẻ địch những lực lượng ưu thế có nghĩa là phạm một sai lầm to lớn nhất có thể có trong chiến tranh”[1]. Chớp thời cơ chính là sự nắm bắt, tận dụng những điều kiện khách quan và chủ quan đã chín muồi một cách triệt để, có hiệu quả. Ph.Ăngghen nói: “Trong thương mại thời gian là tiền, thì trong chiến tranh, thời gian là chiến thắng”. V.I.Lênin chỉ rõ trong cách mạng Tháng Mười Nga: “đêm nay và chỉ trong đêm nay” - đêm 24-10-1917, “Lịch sử sẽ không tha thứ cho những người cách mạng có thể thắng lợi hôm nay (và chắc chắn sẽ thắng lợi hôm nay) mà lại để chậm trễ… Những người cách mạng sẽ phạm tội ác vô cùng lớn nếu họ bỏ mất thời cơ. Chậm trễ trong khởi nghĩa là chết”[2].
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: Thời cơ là thời thế, là thời gian, thời điểm có lợi nhất để tấn công đối phương. Người yêu cầu phải biết tạo và nắm thời cơ, tức là phải nắm chắc quy luật vận động, xu thế phát triển của tình hình, vì “Lạc nước hai xe đành bỏ phí, gặp thời một tốt cũng thành công”[3].
Nắm chắc quy luật này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của cách mạng thế giới, truyền thống lịch sử dân tộc vào quá trình lãnh đạo và chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Như vậy, thời cơ và chớp thời cơ có vai trò hết sức quan trọng trong mọi cuộc cách mạng, đặc biệt là trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đảng ta đã thể hiện tài nghệ của mình trong tạo và chớp thời cơ và đã nâng lên tầm nghệ thuật chỉ đạo kết thúc cuộc chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Trong cuộc chiến không cân sức giữa toàn dân tộc Việt Nam và đế quốc Mỹ, Đảng ta đã lãnh đạo cả dân tộc từng bước giành những thắng lợi quyết định trên chiến trường cũng như trên bàn đàm phán, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri rút hết quân về nước ngày 21-7-1973. Dân tộc ta đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử “đánh cho Mỹ cút” và mở ra tình thế thuận lợi “ngàn năm có một” tiến lên hoàn thành tiếp nhiệm vụ “đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: “Chúng ta buộc địch ký hiệp định Pa-ri có nghĩa là ta đã mạnh hơn địch, đủ sức thắng cả Mỹ lẫn ngụy”[4].
Đến năm 1974, so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch có những biến đổi căn bản, tình hình có lợi cho ta, Bộ Chính trị (BCT) nhận định thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến và quyết định giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và năm 1976. Năm 1975 tạo tiền đề để năm 1976 tiến tới tổng công kích, tổng khởi nghĩa.
Tình hình chiến trường miền Nam ngày càng diễn ra hết sức sôi động. BCT nhận định: “Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn, chưa bao giờ ta có đủ điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị như hiện nay, có thời cơ chiến lược to lớn như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam để tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc”[5]. Từ đó hạ quyết tâm: “Động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ở cả hai miền trong thời gian 1975-1976, đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao, làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện lực lượng,… giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng hoàn toàn miền Nam”[6]. BCT chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu trong năm 1975 với trận mở màn là Buôn Ma Thuột. Trong thời gian rất ngắn, ta đã làm chủ hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột, “đòn điểm trúng huyệt” này đã tác động đến toàn bộ binh lực ngụy quyền, tới cả nước Mỹ, khiến thế bố trí lực lượng và toàn bộ hệ thống phòng thủ của quân ngụy ở Tây Nguyên bị đảo lộn hoàn toàn.
Chiến dịch Tây Nguyên giành thắng lợi, quân ta đã ở thế uy hiếp trực tiếp tuyến phòng ngự ven biển miền Trung của địch. BCT nhận định: Ta có khả năng giành thắng lợi nhanh hơn dự kiến. Báo chí phương Tây lúc này bình luận: Buôn Ma Thuột mất thì toàn vùng cao nguyên đứng vững sao nổi. Thắng lợi này là cơ sở để BCT quyết định chuyển kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976 sang kế hoạch quyết tâm giành thắng lợi trong năm 1975: Thời cơ chiến lược giành thắng lợi hoàn toàn sớm hơn so với dự kiến đã xuất hiện. Đảng ta kịp thời xác định thời cơ tốt nhất là giải phóng miền Nam trong năm 1975.
Ngày 21-3, ta tiếp tục mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng và đến 10 giờ 30 phút ngày 25-3-1975, ta đã giải phóng hoàn toàn hai thành phố này. Tập đoàn phòng ngự của địch ở đây đã bị tan rã hoàn toàn. Thắng lợi của ta trong hai chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, đã làm xuất hiện thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975. Trước thời cơ đó, BCT và Quân uỷ TƯ nhận định: “Thời cơ chiến lược lớn đã tới. Trong suốt 20 năm chống Mỹ cứu nước, chưa bao giờ thuận lợi bằng lúc này”[7], phải “Nắm chắc thời cơ chiến lược mới tranh thủ thời gian cao độ nhanh chóng tập trung lực lượng vào phương hướng chủ yếu, hành động táo bạo bất ngờ, làm cho địch không kịp dự kiến, không kịp trở tay, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa”[8].
Đầu tháng 4-1975, ta đã hội tụ đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, cả dân tộc ta sống trong giờ phút sôi động và hào hùng, ra quân trong mùa xuân lịch sử với tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng”, với khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ và chắc thắng”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo: “Một ngày bằng 20 năm, thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”[9].
Ngày 14-4-1975, BCT đã thông qua kế hoạch giải phóng Sài Gòn mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh. Sài Gòn - Gia Định là hướng tiến công chiến lược chủ yếu và cũng là mục tiêu chiến lược cuối cùng của ta. Chiều ngày 26-4, trận quyết chiến cuối cùng bắt đầu. Đến 11h30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ chiến thắng của ta đã tung bay trên nóc dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
Như vậy, với sự nỗ lực vượt bậc trong tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ, dự kiến đúng xu thế phát triển của tình thế, nắm và chớp thời cơ kịp thời, chọn hướng đúng, hạ quyết tâm chiến lược chính xác, chúng ta đã thực hiện cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 chỉ trong 55 ngày đêm, thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, thu non sông về một mối, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
______________
(1): Mác-Ănggen toàn tập, NXB Mát-xcơ-va,1977, tập 2, tr.379.
(2): Lênin toàn tập, NXB Mát-xcơ-va,1977, tập 41, tr.572.
(3): Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.1995, t3, tr.287.
(4), (5), (6): Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, NXB Sự Thật, H.1991, tập 2, tr.178, 184.
(7), (8): Đại tướng Hoàng Văn Thái - Những năm tháng quyết định, NXBQĐND, H.1990, tr.210.
(9): Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, NXBQĐND, H.2005, tr.952.
http://www.xaydungdang.org.vn/Home/Lyluan-Thuctien-Kinhnghiem/2011/3645/Nghe-thuat-tao-va-chop-thoi-co-cua-Dang-trong-cuoc-tien.aspxThời cơ xuất hiện nhanh hay chậm, sớm hay muộn còn tuỳ thuộc vào tạo thế và lực mới: Nếu không có sẵn thực lực cách mạng đến mức đủ mạnh thì không thể tạo ra thời cơ và khi thời cơ đến sẽ không kịp thời lợi dụng nó. Nếu “Để mất thời điểm thuận lợi, không sử dụng thời gian để tung vào kẻ địch những lực lượng ưu thế có nghĩa là phạm một sai lầm to lớn nhất có thể có trong chiến tranh”[1]. Chớp thời cơ chính là sự nắm bắt, tận dụng những điều kiện khách quan và chủ quan đã chín muồi một cách triệt để, có hiệu quả. Ph.Ăngghen nói: “Trong thương mại thời gian là tiền, thì trong chiến tranh, thời gian là chiến thắng”. V.I.Lênin chỉ rõ trong cách mạng Tháng Mười Nga: “đêm nay và chỉ trong đêm nay” - đêm 24-10-1917, “Lịch sử sẽ không tha thứ cho những người cách mạng có thể thắng lợi hôm nay (và chắc chắn sẽ thắng lợi hôm nay) mà lại để chậm trễ… Những người cách mạng sẽ phạm tội ác vô cùng lớn nếu họ bỏ mất thời cơ. Chậm trễ trong khởi nghĩa là chết”[2].
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: Thời cơ là thời thế, là thời gian, thời điểm có lợi nhất để tấn công đối phương. Người yêu cầu phải biết tạo và nắm thời cơ, tức là phải nắm chắc quy luật vận động, xu thế phát triển của tình hình, vì “Lạc nước hai xe đành bỏ phí, gặp thời một tốt cũng thành công”[3].
Nắm chắc quy luật này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của cách mạng thế giới, truyền thống lịch sử dân tộc vào quá trình lãnh đạo và chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Như vậy, thời cơ và chớp thời cơ có vai trò hết sức quan trọng trong mọi cuộc cách mạng, đặc biệt là trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đảng ta đã thể hiện tài nghệ của mình trong tạo và chớp thời cơ và đã nâng lên tầm nghệ thuật chỉ đạo kết thúc cuộc chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Trong cuộc chiến không cân sức giữa toàn dân tộc Việt Nam và đế quốc Mỹ, Đảng ta đã lãnh đạo cả dân tộc từng bước giành những thắng lợi quyết định trên chiến trường cũng như trên bàn đàm phán, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri rút hết quân về nước ngày 21-7-1973. Dân tộc ta đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử “đánh cho Mỹ cút” và mở ra tình thế thuận lợi “ngàn năm có một” tiến lên hoàn thành tiếp nhiệm vụ “đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: “Chúng ta buộc địch ký hiệp định Pa-ri có nghĩa là ta đã mạnh hơn địch, đủ sức thắng cả Mỹ lẫn ngụy”[4].
Đến năm 1974, so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch có những biến đổi căn bản, tình hình có lợi cho ta, Bộ Chính trị (BCT) nhận định thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến và quyết định giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và năm 1976. Năm 1975 tạo tiền đề để năm 1976 tiến tới tổng công kích, tổng khởi nghĩa.
Tình hình chiến trường miền Nam ngày càng diễn ra hết sức sôi động. BCT nhận định: “Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn, chưa bao giờ ta có đủ điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị như hiện nay, có thời cơ chiến lược to lớn như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam để tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc”[5]. Từ đó hạ quyết tâm: “Động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ở cả hai miền trong thời gian 1975-1976, đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao, làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện lực lượng,… giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng hoàn toàn miền Nam”[6]. BCT chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu trong năm 1975 với trận mở màn là Buôn Ma Thuột. Trong thời gian rất ngắn, ta đã làm chủ hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột, “đòn điểm trúng huyệt” này đã tác động đến toàn bộ binh lực ngụy quyền, tới cả nước Mỹ, khiến thế bố trí lực lượng và toàn bộ hệ thống phòng thủ của quân ngụy ở Tây Nguyên bị đảo lộn hoàn toàn.
Chiến dịch Tây Nguyên giành thắng lợi, quân ta đã ở thế uy hiếp trực tiếp tuyến phòng ngự ven biển miền Trung của địch. BCT nhận định: Ta có khả năng giành thắng lợi nhanh hơn dự kiến. Báo chí phương Tây lúc này bình luận: Buôn Ma Thuột mất thì toàn vùng cao nguyên đứng vững sao nổi. Thắng lợi này là cơ sở để BCT quyết định chuyển kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976 sang kế hoạch quyết tâm giành thắng lợi trong năm 1975: Thời cơ chiến lược giành thắng lợi hoàn toàn sớm hơn so với dự kiến đã xuất hiện. Đảng ta kịp thời xác định thời cơ tốt nhất là giải phóng miền Nam trong năm 1975.
Ngày 21-3, ta tiếp tục mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng và đến 10 giờ 30 phút ngày 25-3-1975, ta đã giải phóng hoàn toàn hai thành phố này. Tập đoàn phòng ngự của địch ở đây đã bị tan rã hoàn toàn. Thắng lợi của ta trong hai chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, đã làm xuất hiện thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975. Trước thời cơ đó, BCT và Quân uỷ TƯ nhận định: “Thời cơ chiến lược lớn đã tới. Trong suốt 20 năm chống Mỹ cứu nước, chưa bao giờ thuận lợi bằng lúc này”[7], phải “Nắm chắc thời cơ chiến lược mới tranh thủ thời gian cao độ nhanh chóng tập trung lực lượng vào phương hướng chủ yếu, hành động táo bạo bất ngờ, làm cho địch không kịp dự kiến, không kịp trở tay, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa”[8].
Đầu tháng 4-1975, ta đã hội tụ đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, cả dân tộc ta sống trong giờ phút sôi động và hào hùng, ra quân trong mùa xuân lịch sử với tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng”, với khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ và chắc thắng”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo: “Một ngày bằng 20 năm, thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”[9].
Ngày 14-4-1975, BCT đã thông qua kế hoạch giải phóng Sài Gòn mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh. Sài Gòn - Gia Định là hướng tiến công chiến lược chủ yếu và cũng là mục tiêu chiến lược cuối cùng của ta. Chiều ngày 26-4, trận quyết chiến cuối cùng bắt đầu. Đến 11h30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ chiến thắng của ta đã tung bay trên nóc dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
Như vậy, với sự nỗ lực vượt bậc trong tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ, dự kiến đúng xu thế phát triển của tình thế, nắm và chớp thời cơ kịp thời, chọn hướng đúng, hạ quyết tâm chiến lược chính xác, chúng ta đã thực hiện cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 chỉ trong 55 ngày đêm, thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, thu non sông về một mối, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
______________
(1): Mác-Ănggen toàn tập, NXB Mát-xcơ-va,1977, tập 2, tr.379.
(2): Lênin toàn tập, NXB Mát-xcơ-va,1977, tập 41, tr.572.
(3): Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.1995, t3, tr.287.
(4), (5), (6): Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, NXB Sự Thật, H.1991, tập 2, tr.178, 184.
(7), (8): Đại tướng Hoàng Văn Thái - Những năm tháng quyết định, NXBQĐND, H.1990, tr.210.
(9): Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, NXBQĐND, H.2005, tr.952.