Mạng
Global times vừa đăng bài viết của Giáo sư Hàn Húc Đông thuộc trường
Đại học Quốc phòng Trung Quốc phân tích về những thời cơ cũng như thách
thức của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hiện nay, trong đó
khẳng định PLA tới đây cần tích cực tham gia các hoạt động quân sự quốc
tế.
Theo tác giả bài báo, từ khi Chiến tranh Lạnh kết
thúc đến nay, đặc biệt trong thập kỷ đầu của thế kỷ mới, quân đội ngày
càng phát huy vai trò quan trọng của mình trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội quốc tế. Xu hướng phân hóa và bố trí lại lực lượng quân
sự toàn cầu đang dần thể hiện rõ, mang lại cho Bắc Kinh những cơ hội và
thách thức mới.
Thứ nhất,
cục diện quân sự thế giới đang chuyển nhanh mô hình “tam giác” sang
“hình thang”. Trận địa quân sự thế giới thời kỳ Chiến tranh Lạnh được
hình thành bởi hai tập đoàn quân sự của các nước do Liên Xô và Mỹ đứng
đầu, do đó tạo nên cục diện “hai tam giác” đối đỉnh. Sau khi Chiến tranh
lạnh kết thúc, cục diện kể trên dần chuyển sang kiểu “hình thang” với
các đặc điểm chính như: Tính quyền lực tuyệt đối của Oasinhtơn dần bị hạ
thấp; Lực lượng quân sự của Mỹ và các nước từ chỗ coi trọng “sức mạnh
cứng” đã chuyển sang cạnh tranh “sức mạnh mềm”…
Thứ hai,
ngày càng nhiều quốc gia thịnh hành chiến lược quân sự “hướng ngoại”.
Các cuộc như Chiến tranh vùng Vịnh, Nội chiến Bôxnia-Hécxêgôvina, Chiến
tranh Kosovo, Ápganixtan, Irắc và Libi… cho thấy một đặc điểm nổi bật là
các nước rất tự do trong việc quyết định tham ra hoặc rút khỏi các hoạt
động quân sự liên quan. Đây là điểm khác hẳn so với cơ chế đại diện và
khống chế chiến tranh chặt chẽ của Liên Xô và Mỹ thời Chiến tranh Lạnh
trước đây. Bên cạnh đó, các nước còn thông qua nhiều hoạt động liên hợp
như diễn tập quân sự, khai thác vũ khí trang bị, diễu binh kỷ niệm chiến
thắng của Chiến tranh thế giới thứ 2…để không ngừng mở rộng và nâng cao
vai trò ảnh hưởng của mình.
Thứ ba,
ngày càng nhiều tổ chức quốc tế chú trọng vai trò của lực lượng quân
sự. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh trước đây chỉ có Liên hợp quốc (LHQ)
và các liên minh quân sự do Mỹ và Liên Xô xây dựng phát huy vai trò của
quân sự. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, không chỉ có Mỹ và LHQ mà
các tổ chức quốc tế khác cũng chú trọng phát huy vai trò của lực lượng
quân sự. Ví dụ: Ủy ban hợp tác vùng Vịnh khi Baranh đối mặt với nguy cơ
nội chiến đã cử Arập Xêút và một số nước khác mang quân đến duy trì trật
tự; ASEAN ngày càng coi trọng việc phát huy tác dụng trên lĩnh vực quốc
phòng; Châu Phi tích cực tham gia Chiến tranh Libi…
Thứ tư,
“quân đội đa quốc gia” ngày càng trở thành mô hình thời thượng. Mô hình
“quân đội đa quốc gia” trước đây trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh rất ít
khi được áp dụng, dường như chỉ diễn ra với Chiến tranh vùng Vịnh - cuộc
chiến cuối cùng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, mô hình này
hiện nay được vận dụng rất nhiều, “quân đội đa quốc gia” dường như đã
trở thành phương thức phổ biến để xã hội quốc tế can dự vào một quốc gia
nào đó. Mô hình “quân đội đa quốc gia” liên tục được LHQ sử dụng, tuy
nhiên cùng với đó nó cũng bị một số quốc gia có dụng ý khác lợi dụng nên
mức độ giả dối ngày càng cao.
Giáo
sư Hàn Húc Đông kết luận, vai trò ảnh hưởng quân sự quốc tế của Trung
Quốc ngày càng lớn, mức độ tham dự của Bắc Kinh trong các hoạt động diễn
tập quân sự liên hợp cũng như khai thác kỹ thuật quân sự với các nước
cũng ngày càng sâu hơn. Trung Quốc nên nắm lấy cơ hội tái bố trí lực
lượng quân sự thế giới hiện nay để nâng cao địa vị quân sự của mình,
trong đó tập trung vào các biện pháp:
1/ Xây dựng sự tự tin quân sự, mạnh dạn tham dự;
2/
Xác lập địa vị của mình trên vũ đài quân sự thế giới qua các kênh như
hợp tác quốc phòng, diễn tập quân sự liên hợp, khai thác khoa học kỹ
thuật…;
3/ Dám chịu trách nhiệm và xây dựng uy tín;
4/ Chủ động đề xuất các kiến nghị mang tính xây dựng liên quan đến xu hướng phát triển của quân sự thế giới.
Theo Global times
TT (gt)
http://nghiencuubiendong.vn/tin-quoc-te-tong-hop/1450-bn-xu-th-mi-ca-bc-tranh-quan-s-toan-cu