Kỷ niệm 57 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 - 7-5-2011) :
Kéo pháo vào trận địa - một thành công đặc biệt của bộ đội ta đã khiến cho quân Pháp tại Điện Biên Phủ nhanh chóng thất bại |
Nhìn lại chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ và cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân
Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, thế hệ hôm nay càng cảm phục trí tuệ và
bản lĩnh của dân tộc Việt Nam. Trí tuệ và bản lĩnh đó được kết tinh qua
sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình và kịp thời của Đảng Cộng sản Việt Nam,
đứng đầu là Hồ Chủ tịch và người trực tiếp cầm quân là Đại tướng Võ
Nguyên Giáp. Nhờ đó đã tạo ra sức mạnh tổng hợp về vật chất và tinh thần
của cả dân tộc, chuyển yếu thành mạnh, vừa đánh vừa xây dựng lực lượng,
càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng. Đó là một trong những nhân
tố quan trọng góp phần quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam.
Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chỉ ra rằng, một dân tộc nhỏ có chính nghĩa vẫn có thể đánh bại những lực lượng xâm lăng hùng hậu bằng nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, từng bước tạo, nắm và chớp thời cơ giành thắng lợi hoàn toàn. Ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược đã tiếp tục và phát huy truyền thống đó.
Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chỉ ra rằng, một dân tộc nhỏ có chính nghĩa vẫn có thể đánh bại những lực lượng xâm lăng hùng hậu bằng nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, từng bước tạo, nắm và chớp thời cơ giành thắng lợi hoàn toàn. Ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược đã tiếp tục và phát huy truyền thống đó.
Trong “Lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946) Bác
viết: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân
biệt tôn giáo, đảng phái dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên
đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc…”(1). Đồng thời, Đảng ta cũng khẳng
định: “Việc giải phóng dân tộc luôn là việc của bản thân ta”. Tại Hội
nghị Trung ương tháng 3-1951, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về cuộc kháng
chiến chống Pháp là trường kỳ, gian khổ và tự lực cánh sinh là chính.
Ngày 2-9-1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa kêu gọi “nhân dân, bộ
đội và cán bộ thấm nhuần tư tưởng: Kháng chiến nhất định thắng lợi,
nhưng phải trường kỳ, gian khổ, tự lực cánh sinh”(2). Thấm nhuần đường
lối kháng chiến của Đảng, nhân dân ta “đồng cam cộng khổ”, vừa đánh, vừa
giam chân địch trong lòng thành phố, vừa kéo Pháp lên vùng rừng núi
hiểm trở, giáng cho chúng những đòn chí tử trong chiến dịch Việt Bắc thu
đông 1947; Biên Giới thu đông 1950, Đường số 18, Hòa Bình, Tây Bắc, mặt
trận Bình-Trị-Thiên, Thượng Lào, Đông Bắc Căm-pu-chia…
Liên tiếp thất
bại trên chiến trường, Pháp cử tướng Hen-ry Na-va - Tham mưu trưởng các
lực lượng khối Bắc Đại Tây Dương, người đã từng chiến đấu trong suốt
cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, từng tham gia bình định Xy-ri,
Ma-rốc đến Đông Dương... Pháp coi Điện Biên Phủ là địa bàn chiến lược
hết sức quan trọng, một vị trí chiến lược cơ động ở giữa miền Bắc Việt
Nam - Thượng Lào - miền Nam Trung Quốc. Thực dân Pháp hy vọng, với tài
chỉ huy của tướng Na-va, với số lượng quân đông nhất từ trước tới lúc ấy
(267 tiểu đoàn) cùng với phương tiện chiến tranh hiện đại và sự chi
viện ngày càng lớn của Mỹ, sẽ tìm một “lối thoát danh dự” trong cuộc
chiến tranh hao người tốn của mà nhân dân Pháp, nhân dân tiến bộ trên
thế giới kịch liệt phản đối.
Tháng 9-1953, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp bàn nhiệm vụ quân sự Đông xuân 1953-1954. Bộ Chính trị quyết định: Sử dụng mọi biện pháp để giữ vững và phát triển quyền chủ động tiến công chiến lược, điều những bộ phận chủ lực của ta tiến về 5 hướng chiến lược nhằm vào những nơi tương đối yếu của chúng, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta, trên chiến trường ta đã chuẩn bị, từ đó mà đập tan âm mưu của địch, giành lại quyền chủ động trên các chiến trường.
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo thông minh, tài tình của Đảng, quyết tâm và kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân, chúng ta đã chia nhỏ lực lượng địch rải ra khắp chiến trường mà tiêu diệt, hạn chế sự chi viện của chúng cho chiến trường Điện Biên Phủ, giải phóng vùng đất đai rộng lớn, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị chiến đấu của ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung. Thắng lợi quân sự trong kế hoạch Đông Xuân 1953-1954 đã tạo tiền đề vô cùng quan trọng để Đảng ta đưa ra đòn quyết chiến chiến lược cuối cùng với Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ.
Tháng 9-1953, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp bàn nhiệm vụ quân sự Đông xuân 1953-1954. Bộ Chính trị quyết định: Sử dụng mọi biện pháp để giữ vững và phát triển quyền chủ động tiến công chiến lược, điều những bộ phận chủ lực của ta tiến về 5 hướng chiến lược nhằm vào những nơi tương đối yếu của chúng, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta, trên chiến trường ta đã chuẩn bị, từ đó mà đập tan âm mưu của địch, giành lại quyền chủ động trên các chiến trường.
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo thông minh, tài tình của Đảng, quyết tâm và kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân, chúng ta đã chia nhỏ lực lượng địch rải ra khắp chiến trường mà tiêu diệt, hạn chế sự chi viện của chúng cho chiến trường Điện Biên Phủ, giải phóng vùng đất đai rộng lớn, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị chiến đấu của ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung. Thắng lợi quân sự trong kế hoạch Đông Xuân 1953-1954 đã tạo tiền đề vô cùng quan trọng để Đảng ta đưa ra đòn quyết chiến chiến lược cuối cùng với Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ.
Ngày 6-12-1953,
Bộ Chính trị thông qua phương án mở chiến dịch Điện Biên Phủ của Tổng
quân ủy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chỉ định trực tiếp làm Tư lệnh
kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch. Ngày 22-12-1953, Hồ Chủ tịch trao cờ
“Quyết chiến, quyết thắng” cho đồng chí Võ Nguyên Giáp và gửi thư cho
đồng bào, chiến sĩ cả nước. Người căn dặn: “Chiến dịch này là chiến dịch
rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những
đối với trong nước mà với cả quốc tế. Vì vậy toàn dân, toàn Đảng phải
tập trung hoàn thành cho kỳ được”(3).
Trước vận mệnh của dân tộc, nhiệm vụ tối cao được Đảng và Bác Hồ trao cho người cầm quân: Trận này rất quan trọng phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc không đánh. Na-va quyết tâm tăng cường xây dựng công sự, sân bay, bổ sung lực lượng cho Điện Biên Phủ lên tới 12 tiểu đoàn, nhằm biến nơi đây thành “cối xay thịt”, nghiền nát chủ lực của ta. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có nhận định sáng suốt: Tình hình địch còn thay đổi nên chủ trương cũng có thể thay đổi và quyết định hoãn kế hoạch theo phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang chuẩn bị theo phương châm tác chiến “đánh chắc, tiến chắc”. Quyết định này được xem là một “quyết định khó khăn nhất” trong cuộc đời cầm quân của vị Tổng tư lệnh mới tròn 34 tuổi.
Như vậy, thay đổi phương châm tác chiến trong trận quyết chiến lịch sử Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự nhạy bén và tài năng của một Vị Tổng tư lệnh quân đội. Cả nước ra quân chuẩn bị chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ theo phương châm mới “đánh chắc tiến chắc”. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện khen ngợi, động viên tinh thần cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trên toàn mặt trận: “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng”(4).
Trải qua 3 đợt tấn công liên tục bắt đầu từ 13-3 đến ngày 7-5-1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - một “pháo đài khổng lồ không thể công phá” của quân đội thực dân Pháp đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Tướng Đờ-cát-tơ-ri, bộ tham mưu và sỹ quan, binh lính tập đoàn cứ điểm đã đầu hàng Việt Minh vô điều kiện, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, Lào và Căm-pu-chia.
Tìm hiểu thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ của dân tộc Việt Nam, nhà báo Pháp, J. Roa (Jules Roy) nhận xét: Cái đã đánh bại tướng Na-va không phải là phương tiện mà là sự thông minh và ý chí của đối phương. Từ cách nhìn khách quan của những học giả, nhà báo nước ngoài, thế hệ hôm nay càng hiểu rõ hơn, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, tài tình của Đảng, của Bác, tài năng quân sự tiếp chỉ huy chến dịch Đện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những con người bằng da, bằng thịt của dân tộc Việt Nam, một dân tộc anh hùng, yêu chuộng hoà bình, thấm nhuần chân lý sáng ngời “không có gì quý hơn độc lập tự do” đã kiên cường bất khuất “nếm mật nằm gai”, viết nên trang sử chói lọi: 9 năm làm một Điện Biên/Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là thắng lợi của sức mạnh và trí tuệ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ghi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa… của thế kỷ XX. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của lực lượng hoà bình dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, lịch sử dân tộc đã sang trang, nhưng bài học và ý nghĩa lớn lao của Điện Biên Phủ năm xưa vẫn còn nguyên giá trị. Trong mỗi giai đoạn đi lên của đất nước, chúng ta luôn nhận thấy “tư tưởng cốt lõi nhất” của tinh thần Điện Biên Phủ là ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc, khát vọng vươn tới độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam. Bằng khối óc và bàn tay của mình, bằng tài năng và sự sáng tạo, chúng ta hoàn toàn có thể biến khát vọng thành hiện thực, xây dựng một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tin, niềm tự hào của dân tộc ta, trường tồn cùng với đất nước, con người Việt Nam.
____________
(1). Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG, H.2000, tập 4, tr.480.
(2). Đỗ Thiện - Đinh Kim Khánh. Tiếng sấm Điện Biên Phủ, Nxb QĐND, H.1984, tr.61.
(3). Hồ Chí Minh, Thư gửi đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tài liệu lưu trữ tại Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, 12-1953.
(4). Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG, H.1996, tập 7, tr.226.
http://www.xaydungdang.org.vn/Home/Lyluan-Thuctien-Kinhnghiem/2011/3669/Dien-Bien-Phu-1954-suc-manh-va-tri-tue-Viet-Nam.aspx
Trước vận mệnh của dân tộc, nhiệm vụ tối cao được Đảng và Bác Hồ trao cho người cầm quân: Trận này rất quan trọng phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc không đánh. Na-va quyết tâm tăng cường xây dựng công sự, sân bay, bổ sung lực lượng cho Điện Biên Phủ lên tới 12 tiểu đoàn, nhằm biến nơi đây thành “cối xay thịt”, nghiền nát chủ lực của ta. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có nhận định sáng suốt: Tình hình địch còn thay đổi nên chủ trương cũng có thể thay đổi và quyết định hoãn kế hoạch theo phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang chuẩn bị theo phương châm tác chiến “đánh chắc, tiến chắc”. Quyết định này được xem là một “quyết định khó khăn nhất” trong cuộc đời cầm quân của vị Tổng tư lệnh mới tròn 34 tuổi.
Như vậy, thay đổi phương châm tác chiến trong trận quyết chiến lịch sử Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự nhạy bén và tài năng của một Vị Tổng tư lệnh quân đội. Cả nước ra quân chuẩn bị chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ theo phương châm mới “đánh chắc tiến chắc”. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện khen ngợi, động viên tinh thần cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trên toàn mặt trận: “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng”(4).
Trải qua 3 đợt tấn công liên tục bắt đầu từ 13-3 đến ngày 7-5-1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - một “pháo đài khổng lồ không thể công phá” của quân đội thực dân Pháp đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Tướng Đờ-cát-tơ-ri, bộ tham mưu và sỹ quan, binh lính tập đoàn cứ điểm đã đầu hàng Việt Minh vô điều kiện, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, Lào và Căm-pu-chia.
Tìm hiểu thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ của dân tộc Việt Nam, nhà báo Pháp, J. Roa (Jules Roy) nhận xét: Cái đã đánh bại tướng Na-va không phải là phương tiện mà là sự thông minh và ý chí của đối phương. Từ cách nhìn khách quan của những học giả, nhà báo nước ngoài, thế hệ hôm nay càng hiểu rõ hơn, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, tài tình của Đảng, của Bác, tài năng quân sự tiếp chỉ huy chến dịch Đện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những con người bằng da, bằng thịt của dân tộc Việt Nam, một dân tộc anh hùng, yêu chuộng hoà bình, thấm nhuần chân lý sáng ngời “không có gì quý hơn độc lập tự do” đã kiên cường bất khuất “nếm mật nằm gai”, viết nên trang sử chói lọi: 9 năm làm một Điện Biên/Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là thắng lợi của sức mạnh và trí tuệ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ghi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa… của thế kỷ XX. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của lực lượng hoà bình dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, lịch sử dân tộc đã sang trang, nhưng bài học và ý nghĩa lớn lao của Điện Biên Phủ năm xưa vẫn còn nguyên giá trị. Trong mỗi giai đoạn đi lên của đất nước, chúng ta luôn nhận thấy “tư tưởng cốt lõi nhất” của tinh thần Điện Biên Phủ là ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc, khát vọng vươn tới độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam. Bằng khối óc và bàn tay của mình, bằng tài năng và sự sáng tạo, chúng ta hoàn toàn có thể biến khát vọng thành hiện thực, xây dựng một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tin, niềm tự hào của dân tộc ta, trường tồn cùng với đất nước, con người Việt Nam.
____________
(1). Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG, H.2000, tập 4, tr.480.
(2). Đỗ Thiện - Đinh Kim Khánh. Tiếng sấm Điện Biên Phủ, Nxb QĐND, H.1984, tr.61.
(3). Hồ Chí Minh, Thư gửi đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tài liệu lưu trữ tại Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, 12-1953.
(4). Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG, H.1996, tập 7, tr.226.