Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

1. Bài học về nắm vững thời cơ và sự chỉ đạo của Đảng trong cách mạng tháng Tám 1945


Võ  Minh Tập
Cao học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã lập nên muôn vàn kỳ tích, song chưa có khi nào cả dân tộc cùng lúc nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân một cách nhanh chóng như trong cuộc Tổng khởi nghĩa  tháng 8 năm 1945.  Nhân dân ta, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giai cấp, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo..., tập hợp trong Mặt trận Việt Minh do Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh tổ chức và lãnh đạo, đã nhất tề đứng lên làm cuộc tổng khởi  nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật, lật đổ ách thống trị hàng ngàn năm của chế độ phong kiến, gần trăm năm của thực dân Pháp, lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Cách mạng tháng 8 năm 1945,lµ cuéc c¸ch m¹ng vÜ ®¹i nhÊt trong lÞch sö d©n téc, , đã đưa nước ta từ một n­íc thuộc địa trở thành một quốc gia độc lập dưới chế độ Dân chủ Cộng hoà, có chủ quyền, có tên trên bản đồ thế giới, nhân dân ta, từ thân phận nô lệ, thành người dân độc lập, tự do, làm chủ nước nhà.
Thắng lợi của Cách mạng tháng 8 đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu và cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Một trong những bài học của Cách mạng Tháng Tám vĩ đại là Đảng ta đã kịp thời nắm bắt và tận dụng được thời cơ lịch sử, với phương pháp cách mạng và tài tổ chức đầy mưu lược, vượt qua thách thức, chạy đua với thời gian, lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành lấy chính quyền; đồng thời, đứng ở địa vị là chủ nhân của đất nước Việt Nam mà tiếp đón quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật. 

Bài hc n¾m v÷ng thêi c¬ vµ nghÖ thuËt chØ ®¹o c¸ch m¹ng cña §¶ng ta trong c¸ch m¹ng th¸ng Tám còn nóng hi đến bây gi và mãi m·i v sau. ViÖc ph©n tÝch bµi häc nµy trªn c¸c ph­¬ng diÖn: ph©n tÝch dù b¸o thêi c¬, chñ ®éng chu¶n bÞ c¶ vÒ t­ t­ëng, tæ chøc vµ lùc l­îng; t¹o vµ tËn dông thêi c¬ vµ nghÖ thuËt chØ ®¹o c¸ch m¹ng cña §¶ng ta kh«ng nh÷ng gióp ta hiÓu s©u s¾c h¬n vÒ lÞch sö c¸ch m¹ng d©n téc mµ cßn cã gi¸ trÞ thùc tiÔn s©u s¾c trong c«ng cuéc x©y dùng ®Êt n­íc h«m nay.
a) Phân tích dự báo thời cơ, chỉ đạo chuẩn bị lực lượng để chớp thời cơ.
Lịch sử các cuộc cách mạng trên thế giới chứng minh rằng, cách mạng muốn giành được thắng lợi phải có thời cơ. Thời cơ là một nhân tố khách quan diễn ra trong một khoảng thời gian lịch sử nhất định. Thời cơ cách mạng càng quý và rất hiếm khi xảy ra. Khi đã có thời cơ nhưng nếu lực lượng lãnh đạo chưa sẵn sàng để nắm bắt thì nó sẽ nhanh chóng trôi qua. Chỉ có Đảng tiên phong có tầm nhìn chiến lược, phân tích tình hình chính xác, nhận định sáng suốt về thời cơ sẽ và đang đến, chủ động tạo ra những nhân tố chủ quan, chủ động chuẩn bị công phu những điều kiện bên trong cần thiết, mới có thể kịp thời chớp thời cơ để giành thắng lợi quyết định cho cách mạng. Vì thế, chỉ riêng việc tiên đoán đúng thời cơ, vận hội, đặc biệt nhạy bén chớp lấy thời cơ một cách tài tình, khôn khéo, đã chứng minh sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí minh, sự quyết tâm, sẵn sàng của toàn dân, với lực lượng vũ trang làm nòng cốt, có vai trò quyết định đối với thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám.
         Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, với tầm nhìn chiến lược, lãnh tụ Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng ta đã phân tích, đánh giá tình hình một cách khoa học, toàn diện, cụ thể, dự báo chính xác chủ nghĩa phát-xít nhất định thua, Liên Xô và các lực lượng chống phát-xít nhất định giành chiến thắng, thời cơ cho cách mạng Việt Nam tiến lên giành thắng lợi đang đến gần. Tháng giêng năm 1942, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã viết diễn ca “Lịch sử nước ta”, trong đó Người dự đoán: Năm 1945, Việt Nam sẽ độc lập. Tháng 10-1944, Người lại viết: “Cơ hội dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp, ta phải làm nhanh”. Thực tế, Đảng ta không khoanh tay thụ động chờ thời cơ, chờ đợi ai đó đến giải phóng cho dân tộc mình khỏi ách lầm than, nô lệ. Với đường lối chiến lược cách mạng “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, Đảng ta, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, đã có những chủ trương, biện pháp sáng suốt, tích cực, từng bước tạo thế và lực bên trong để có thể động viên, tổ chức toàn dân đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi có thời cơ đến.
         Theo sự chỉ đạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Đảng ta đã thành lập Mặt trận Việt Minh để tập hợp rộng rãi, đoàn kết các lực lượng đẩy mạnh cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập cho Tổ quốc. Đảng đã tích cực xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang, các căn cứ địa cách mạng và khu giải phóng; phát triển đội quân chính trị quần chúng bao gồm các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận Việt Minh. Đảng chủ trương vừa xây dựng, vừa khôi phục các tổ chức, đoàn thể cách mạng; đưa đội ngũ đảng viên, cán bộ chủ chốt vào rèn luyện, thử thách trong thực tiễn đấu tranh sôi nổi của cách mạng để sẵn sàng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo quần chúng đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân.
Bước vào năm 1945, những thế lực phát-xít Đức, Ý, Nhật bị thất bại nặng nề trên khắp các chiến trường Âu - Á; quân đội Xô-viết và các lực lượng chống phát-xít chiến thắng vẻ vang, tạo nhân tố quốc tế thuận lợi cho các dân tộc bị áp bức, nô dịch có thể đứng lên giành lấy độc lập, tự do. Đối với cách mạng Việt Nam, sau ngày phát-xít Nhật đảo chính lật đổ Pháp (ngày 9-3-1945), Thường vụ Trung ương Đảng đã kịp thời ra Chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Đảng đã có chủ trương rất sáng suốt, kịp thời và cụ thể, phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ, từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa; kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và công tác binh vận... Đó là tiền đề cơ bản để thực hiện nắm vững thời cơ, giành thắng lợi trong cách mạng tháng Tám.
         b) Nắm bắt thời cơ, chỉ đạo Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
Bất cứ một cuộc cách mạng nào cũng đều phải biết tạo ra thời cơ và nắm bắt thời cơ. Chính vì phát hiện được thời cơ, nắm bắt được thời cơ, biến thời cơ thành sức mạnh vật chất, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo thành công cuộc Tổng khởi nghĩa “long trời, lở đất” ngày 19-8-1945 một cách nhanh gọn, ít tổn thất nhất, nhưng thành quả đạt được vô cùng to lớn.
Thời cơ bùng nổ cuộc Cách mạng tháng Tám là thời cơ có một không hai, ngàn năm có một. Từ cuộc vận động cách mạng lâu dài, bền bỉ, chuẩn bị lực lượng công phu, trải qua nhiều hy sinh mất mát, một khi thời cơ xuất hiện, Đảng ta, đứng đầu là Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã nắm lấy và quyết định “dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được độc lập dân tộc”.
Thời cơ là tình thế xuất hiện trong thời điểm nhất định có lợi nhất cho việc chủ động phát huy mọi sức mạnh để giành thắng lợi. Thời cơ đó có thể là do sai lầm của đối phương, do năng động chủ quan tạo nên hoặc do khách quan đưa đến. Khi thời cơ đến, phải nhạy bén nắm bắt và phải kịp thời chớp lấy. Ngày Tổng khởi nghĩa 19-8-1945 làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám kỳ diệu, chính là do chúng ta đã kịp thời chớp lấy thời cơ và giành thắng lợi trọn vẹn...
Tháng 10-1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Trung Quốc về Cao Bằng. Người quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa của các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn vì thời cơ chưa đến, kẻ thù vẫn còn mạnh.
Đến ngày 12-3-1945, Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa chỉ đạo hành động, chuẩn bị mọi lực lượng để đón thời cơ khởi nghĩa một cách chủ động đã được Đảng ta sớm đề ra, phù hợp với tình hình lúc đó.
Trước tình hình phát xít Nhật liên tục bị thất bại, từ ngày 13 -  15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) nhận định thời cơ đã đến, quyết định Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Trước đó, trong đêm 13-8-1945, khi Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lúc này, thời cơ thắng lợi đã tới, dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập.”
Ngày 16 và 17-8-1945, Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thành lập Ủy ban Dân tộc Giải phóng do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Trong thư kêu gọi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Người cũng khẳng định: “Chúng ta không thể chậm trễ”.
Ngày 19-8-1945, Tổng khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
Chỉ trong vòng 15 ngày, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước.
Những dấu mốc lịch sử của cuộc cách mạng vĩ đại Tháng 8-1945 đã chứng tỏ nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc.
Nét đặc sắc, tiêu biểu và độc đáo trong chủ trương của Đảng ta phát động cuộc tổng khởi nghĩa là việc chọn thời điểm và địa điểm tiến hành khởi nghĩa.
- Về thời điểm: đó là khi phát-xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện, thời cơ cho cách mạng Việt Nam đã xuất hiện. Đảng ta không chần chừ, do dự, mà tích cực, chủ động, mau lẹ nắm bắt lấy thời cơ “ngàn năm có một”, phát động nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền với ý chí và quyết tâm sắt đá: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành cho được độc lập.” Lúc này, Đảng ta đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền với tính chất rất cần kíp, không thể muộn hơn, dù chỉ một vài ngày. Toàn dân đã nổi dậy, cả nước đồng lòng đứng lên cùng chớp thời cơ đem về vận hội mới cho giang sơn gấm vóc của Tổ quốc.
Chọn thời điểm 13 tháng 8 để phát động Tổng khởi nghĩa là vô cùng sáng suốt, bởi vào thời điểm đó, cách mạng đã lên tới cao trào, lực lượng cách mạng đã lôi kéo được những tầng lớp trung gian, lừng chừng. Có thể thấy, bằng tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã tận dụng triệt để những thuận lợi cơ bản: Phát xít Nhật hoang mang; Chính phủ Trần Trọng Kim yếu thế; quân Đồng minh chưa vào nước ta; quân Pháp có tham vọng quay trở lại Việt Nam song chưa có lực lượng... Thời cơ khởi nghĩa ngàn năm có một đã được chọn một cách chính xác trong khoảng 15 ngày trước khi quân Tưởng và quân Anh đổ bộ vào Đông Dương. Nếu phát động Tổng khởi nghĩa sớm hơn, nhân dân ta sẽ tổn hại nhiều xương máu. Nếu phát động Tổng khởi nghĩa muộn hơn, khi quân Đồng minh đã vào Đông Dương thì Cách mạng Việt Nam sẽ mất đi thế chủ động của mình và sẽ gặp nhiều khó khăn khác. Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám đã được nhân lên gấp bội, đã tiến hành Tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn...
- Về địa điểm: Đảng ta quyết định tổng khởi nghĩa trên phạm vi toàn quốc. Sự đồng loạt tiến hành cuộc khởi nghĩa ở tất cả các địa phương trong cả nước, từ chiến khu về đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị, rồi cả thành thị và nông thôn nhất tề nổi dậy như thác đổ, sóng dâng, đè bẹp mọi sự phản kháng của kẻ thù, làm cho chúng không còn có chỗ dựa của hậu phương, không kịp hỗ trợ, cứu viện, bảo vệ lẫn nhau.
         Đồng chí Trường Chinh trong tác phẩm Cách mạng Tháng Tám đã phân tích thời cơ khi Tổng khởi nghĩa nổ ra như sau: “Nếu ngày 9-3-1945, Nhật vừa đánh đổ Pháp mà cuộc khởi nghĩa đã nổ ra nhanh thì cách mạng có thể tổn thất nhiều và chính quyền chưa thể thành lập trong toàn quốc, vì lực lượng Nhật lúc đó còn khá vững, có thể tiêu diệt quân cách mạng ở những nơi có thể giữ. Cho nên lúc đó chỉ khởi nghĩa bộ phận giành chính quyền địa phương. Nếu sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh mà nhân dân ta bị động trông chờ quân Đồng minh vào “giải phóng”, không tức thời nổi dậy giành chính quyền toàn quốc thì sẽ ra sao ?. Hai trường hợp có thể xảy ra: Hoặc bọn bù nhìn tay sai của Nhật đứng ra vỗ ngực “thoát ly ảnh hưởng của Nhật” và tự xưng là “độc lập, dân chủ” để đầu hàng Anh, Mỹ chứ không phải để giải phóng dân tộc. Hoặc Pháp sẽ ngóc đầu dậy thu thập sức tàn ở Đông Dương và đem tàn quân chạy ra ngoài rồi tháng 3 trở lại cùng với bọn Việt gian thân Pháp, lập chính quyền bù nhìn thân Pháp trong toàn quốc và tuyên bố thi hành bản tuyên ngôn ngày 24-3-1945 cho Đông Dương “tự trị”. Cả hai trường hợp ấy đều vô cùng nguy hiểm”.
Lịch sử đã chứng minh rằng, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, không thể lấy thời điểm nào khác ngoài thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã chọn. Vận dụng yếu tố thời cơ giành thắng lợi cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạt đến độ thiên tài.
c) Ý nghĩa thực tiễn của bài học thời cơ trong CMT8:
Bài học về dự đoán chính xác thời cơ và nắm đúng thời cơ trong những bước ngoặt lịch sử cách mạng. Bài học đó vẫn giữ nguyên giá trị, mang tính thời sự trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, trong bối cảnh thế giới và trong nước hiện nay có nhiều biến đổi lớn lao. Chúng ta đã ra khỏi chiến tranh, ra khỏi sự kiệt quệ kinh tế và đang trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh trên thế giới. Một nước có diện tích và dân số thuộc vào những nước nhóm đầu, tiềm năng rất lớn chưa được khai thác; một đất nước ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng ngày càng được củng cố... tạo ra nhiều lợi thế đối nội và đối ngoại. Đó là cơ sở xuất hiện những thời cơ để vươn lên  thùc hiÖn môc tiªu v× dân giàu nước mạnh.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở nước ta, cơ hội và thách thức luôn đan xen, lồng ghép vào nhau, trong cơ hội bao hàm cả thách thức và trong thách thức cũng bao hàm cả cơ hội. Cơ hội càng lớn, thách thức càng nhiều, càng đòi hỏi sự sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng và bản lĩnh chính trị, quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước ta, cùng sự nỗ lực của toàn dân, để hạn chế những khó khăn, thách thức, biến thách thức thành cơ hội.
Ngày nay, thế giới đang diễn ra mạnh mẽ cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, tạo ra những kỹ thuật mũi nhọn đưa năng suất lao động lên rất cao. Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế ngày càng tăng mạnh. Đồng thời, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Đó là những thời cơ mới tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Ở nước ta, đường lối, chính sách hơn hai mươi năm đổi mới của Đảng và Nhà nước đã mang lại những thành tựu to lớn, tạo điều kiện cho đất nước tiến lên theo xu thế phát triển chung của thời đại. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vững bước đi lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta chủ trương tích cực và chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Việc nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó còn là kết quả của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Bước vào sân chơi WTO đã mở ra cho chúng ta những cơ hội, thuận lợi mới để phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng, quân sự để bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tất yếu nảy sinh không ít khó khăn, thách thức mới cả trực tiếp và gián tiếp, tác động tiêu cực đến việc bảo vệ độc lập chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển.
Tuy đất nước đã đạt được nhiều thành tựu mới trong quá trình chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới những năm vừa qua, nhưng cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với không ít nguy cơ và thách thức, đặc biệt là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, và nguy cơ chệch định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch đang ngày đêm ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ để chống phá cách mạng nước ta.
Vì vậy, đòi hỏi cao nhất đối với Đảng, Nhà nước ta, đối với mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên là tích cực nghiên cứu, vận dụng tốt những bài học lịch sử trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vào thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ trong tình hình mới, Thực hiện đầy đủ nguyên tắc không vì quyền lợi hay lợi ích nhất thời, cục bộ của tổ chức, cá nhân nào đó mà bất chấp nguyên tắc, làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, của tập thể. Phải tuyệt đối đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển của chủ nghĩa xã hội lên trên hết. Thực hiện phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, biết phân tích, dự đoán và mau lẹ chớp lấy thời cơ, nắm chắc và tận dụng có hiệu quả thời cơ để mang lại lợi ích to lớn cho quốc gia, cộng đồng, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là thước đo bản lĩnh cách mạng, sự mẫn cảm và nguyên tắc lãnh đạo của Đảng ta trong thời kỳ chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở nước ta.
Bài học thời cơ của Cách mạng Tháng Tám đã được Đảng ta vận dụng sáng tạo, đưa cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 đến toàn thắng, giành độc lập trọn vẹn cho cả nước, đưa nước ta vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bµi häc n¾m b¾t thêi c¬ cßn ®­îc §¶ng ta thùc hiÖn thµnh c«ng trong suèt qu¸ tr×nh thùc hiÖn c«ng cuéc ®æi míi, ®­a n­íc ta v­ît qua khái khñng ho¶ng vµ kÐm ph¸t triÓn, trë thµnh mét n­íc ph¸t triÓn nhanh trong khu vùc vµ trªn thÕ giíi, kh¼ng ®Þnh vai trß vÞ thÕ cña ViÖt  Nam trªn tr­êng quèc tÕ.
Dân tộc Việt Nam đã nhiều lần thành công lớn về nắm bắt thời cơ lịch sử để giành độc lập dân tộc và khôi phục nền độc lập của nước nhà. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết:
“Lạc nước, hai xe đành bỏ phí
    Gặp thời, một tốt cũng thành công”.