Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

25. Châu Á đang phải đối phó với mối nguy cơ rõ ràng và hiện hữu

Cạnh tranh Mỹ - Trung đang có những ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị thế giới, trong đó Đông Nam Á không phải là ngoại lệ. Sự trung dung, cân bằng ngoại giao, chính trị là bước đi bảo đảm cho nền hòa bình, ổn định khu vực.

 
Chuyến thăm Thái Lan của TTh Mỹ Obama và TTg/TQ Ôn Gia Bảo là phép thử lớn đối với Thái Lan. Không may cho TL, TTg Yingluck lại không giữ được cân bằng quan hệ với hai siêu cường. Mỹ và TQ đang cạnh tranh gay gắt để giành lợi thế địa chính trị. Hiện Mỹ đang tập trung vào chính sách kiềm chế TQ. Sự đối đầu giữa hai siêu cường trải dài từ Trung Đông, ĐNÁ tới Bắc Á. Là chủ nhà đón hai nhà lãnh đạo siêu cường, TTg Yingluck dường như cho thấy TL nghiêng về chính sách an ninh và quân sự của Mỹ.
Chính sách ngoại giao cơ bản đặt yêu cầu cho TL phải cân bằng quan hệ với hai siêu cường vào đúng thời điểm lịch sử này. Tuy nhiên, bà Yingluck lại tỏ ra thân mật hơn với TTh Mỹ Obama trong cuộc gặp tại nhà khách chính phủ. Trong khi đó, lễ đón TTg Ôn Gia Bảo dường như thiếu đi sự chân thật. Nhưng Nhà vua TL đã đón tiếp hai nhà lãnh đạo Obama và Ôn hài hòa hơn, ngầm khẳng định sự cân bằng của ngoại giao TL.
Vai trò lãnh đạo của Mỹ đang bị suy giảm về mặt tài chính và kinh tế. Gánh nặng của Mỹ đã buộc chính quyền phải in thêm tiền để duy trì sự ổn định nguồn dự trữ tiền tệ của Liên bang. Đồng USD mất đi sức hút. Việc thanh toán bằng vàng dần được thay thế vị trí của đồng USD trong mua bán dầu. Quan hệ thương mại song phương giữa Mỹ và các khu vực khác cũng thay đổi về phương thức thanh toán khác thay đồng USD. Ngân hàng TW trên thế giới cũng giảm sô ngoại tệ dự trữ bằng đồng USD mặc dù hiện nay số dự trữ ngoại tệ USD vẫn chiếm khoảng 60%.
Về phần mình, vị thế TQ đang lên. Theo nguồn tin của tổ chức OECD vào năm 2030 kinh tế của TQ cộng với ÂĐ sẽ vượt kinh tế của Mỹ, EU và NB cộng lại. Trung tâm sự tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chuyển sang châu Á còn châu Âu chìm đắm trong cuộc khủng hoảng nợ khổng lồ. Mỹ mất đi vai trò kinh tế đầu tàu. Nếu không có sự can thiệp của CP ở cả châu Âu và Mỹ thì kinh tế và ngân hàng của các nước này sẽ bị suy thoái.
TQ đang chuẩn bị quốc tế hóa đồng nhân dân tệ. Đồng nhân dân tệ đã từng có thời bị dao động. Trong tương lai đồng tiền này sẽ trở thành sự lựa chọn cho dự trữ ngoại tệ. Xuất khẩu của TQ đang giảm đi. Vì vậy TQ cần tập trụng hơn vào như cầu trong nước. Khả năng in thêm đồng nhân dân tệ để dùng thanh toán quốc tế sẽ tạo ra mối đe dọa mới cho kinh tế khu vực và thế giới. TQ muốn in thêm tiền để mua các tài sản nước ngoài hơn là để bù đắp cho khoản thu thâm hụt từ xuất khẩu của mình.
Việc in thêm USD là công thức thành công của Mỹ trong nhiều thập kỷ qua, nhưng trò chơi tài chính như vậy sắp kết thúc.
Mỹ sẽ không bao giờ tỏ ra khoan nhượng trước việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ hay các đồng tiền khác, do đó Mỹ đã hình thành chính sách với mục tiêu kiềm chế TQ. Một TQ mạnh hay đồng nhân dân tệ mạnh sẽ làm cho đồng USD yếu đi. Điều này cũng làm ảnh hưởng sức mạnh của Mỹ trong việc duy trì vị trí quân sự của mình trong khu vực.
Mỹ là đồng minh quân sự của TL ngay từ những năm 50. TQ có mối quan hệ hữu nghị với TL đã có từ lâu đời. Ngay ở thế kỷ 19, Ông vua Chulalongkorrn đã theo đuổi chính sách trung dung giữa Anh và Pháp. Anh đã đồng hóa ÂĐ, Myanmar và Malaysia trở thành thuộc địa, trong đó Pháp đồng hóa các nước Đông Dương. Bằng cách nhượng lại lãnh thổ và thông qua chính sách thận trọng, Siam đã trở thành một nước độc lập giữa Anh và Pháp.
Hiện nay lịch sử đã lặp lại. Mỹ muốn các nước còn lại của châu Á trở thành căn cứ quân sự để chống lại TQ. Các nước châu Á bị cạnh tranh nhau bởi lợi ích của Mỹ. TQ vẫn chưa có cuộc phản công nào. Đó không phải chỉ vì Thái mà còn vì các nước ASEAN cũng đang phải gặp phải tình thế lưỡng nan.
Kết luận: sự khôn ngoan và thận trọng đòi hỏi Thái và các nước châu Á cần kìm chế nỗi ghen tị để làm hài lòng các siêu cường. Khu vực này vốn dĩ khá hòa bình trong một thời gian. Nếu như các siêu cường muốn tranh đấu hãy để họ tranh đấu. Nhưng đối với TL và các nước khác trong khu vực cần môi trường hòa bình và ổn định mà không phải đối đầu với một trong hai siêu cường. Bà Yingluck dường như chưa nắm được sự phát triển mới của tình hình quốc tế. Mối nguy cơ đang rõ ràng và hiện hữu.