CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC
Các bài viết
về chính sách đối ngoại của Trung Quốc:
2012
1. RFI (6-5-2012): Ý kiến dân TQ về chiến sự Biển Đông.
2. BBC (22-5-2012): Bắc Kinh hung hăng làm Hoa kiều gặp khó.
3. VNN (29-5-2012): Biển Đông không phải là thùng thuốc súng.
- NCBĐ (4-6-2012):
- GDVN (17-6-2012): Trung Quốc tăng trưởng quân sự 10 năm nữa cũng không thể thắng Mỹ?
- RFA (26-6-2012): Chủ nghĩa bành trướng không còn phù hợp với thời đại.
- VNN (6-7-2012): Bá quyền Biển Đông: Chiến lược hay liều lĩnh?
- ĐVO (6-7-2012): Trung Quốc: Hợp tác hay bị 'ra rìa'?
- BVN (23-7-2012): Ruột đau chín khúc.
- VNN (23-7-2012): Trung Quốc với tham vọng bá chiếm tài nguyên biển.
- ĐVO (25-7-2012): Sự hoang tưởng về chủ quyền của TQ.
- ĐNO (28-7-2012): Trung Quốc đưa tin về bản đồ nhà Thanh không có Hoàng Sa.
- VNN (30-7-2012): Vì sao Trung Quốc 'ngang nhiên' ở Biển Đông?
- NCBĐ (31-7-2012):
- VNN (7-8-2012): TQ phân cực chiến lược tại Châu Á-Thái Bình Dương.
- VNN (8-8-2012): Tọa đàm với GS Carl Thayer.
- ĐCV (9-8-2012): Trỗi dậy và sụp đổ.
- VNN (10-8-2012): Trung Quốc sẽ phải tìm cách thỏa hiệp về "đường 9 đoạn".
- VNN (15-8-2012): Giới học giả 'bắt bài' Trung Quốc.
- VNN (17-8-2012): Trung Quốc: Được - mất với quân bài 'chơi rắn'.
- PTT (18-8-2012): Ước mơ siêu cường của Trung Quốc trên Biển Đông.
- BVN (1-9-2012): Trung Quốc bàn cách dùng vũ lực độc chiếm Biển Đông.
23. NVO (1-9-2012): Hải quân
Trung Quốc chưa đáng ngại ở biển Ðông.
24. BVN (4-9-2012): Thách thức lớn nhất của Trung
Quốc không phải là Mỹ mà chính là bản thân Trung Quốc.
25. BVN (6-9-2012): Chủ nghĩa dân tộc vị kỷ của Trung
Quốc.
26. BVN (13-9-2012): “Quốc gia ngu ngốc và lạc hậu”:
Lời lẽ châm biếm tự nhắm vào mình khi Trung Quốc phê phán Hoa Kỳ.
27. PTT (25-9-2012): Trách nhiệm
quốc tế của Trung Quốc đang ở đâu?
- VN+ (5-10-2012): “Chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ phá sản”.
- NCBĐ (9-10-2012):
- VNN (12-10-2012): Căng thẳng Trung - Nhật: Kinh tế thế giới lãnh đủ.
- BVN (30-10-2012): Cáo lỗi cùng thế giới: Những gì xảy ra ở Bắc Kinh sẽ không giới hạn tại Bắc Kinh.
- RFI (4-11-2012): Chủ nghĩa dân tộc đe dọa sự yên bình ở Biển Đông.
- VNE (17-11-2012): Chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời Tập Cận Bình.
2011
- TN (2-2-2011): Trung Quốc sẽ đi về đâu?
- DV (23-2-2011): Trung Quốc chưa phải đối thủ của Mỹ .
- RFI (9-3-2011): Trung Quốc chỉ là một cường quốc khu vực cho dù tăng ngân sách quốc phòng.
- DCV (12-3-2011): Trung Quốc: con đường trước mắt.
- TL (12-3-2011): Trung Quốc và giấc mộng Đại Đông Á: Tai họa tại Nhật là một thời cơ.
- RFI (27-3-2011): Trung Quốc cư xử không xứng tầm với vị thế cường quốc.
- TT (8-4-2011): Trung Quốc sẽ mất ưu thế hàng giá rẻ?
- VND (14-4-2011): Thực sự tiềm lực quân sự TQ so với Mỹ.
- BVN (14-4-2011): Một nước Trung Quốc không bị kiềm chế.
- VNN (5-7-2011): Hoài niệm và tham vọng tàu sân bay.
- VNN (7-7-2011): Trung Quốc sẽ trở thành một siêu cường kỳ quặc?
- DCV (9-7-2011): Tại sao thế kỷ 21 không thuộc về Trung Hoa?
- BVN (17-7-2011): Con đường gập ghềnh trước mặt Trung Quốc.
- BVN (14-8-2011): Thi Lang Đang.
- BVN (18-9-2011): Vương quốc trung bình.
- BVN (23-9-2011): Liệu Trung Quốc có thể gây ra cuộc chiến một khi Việt Nam và Ấn Độ cũng như Hoa Kỳ và Nhật Bản, Úc cùng nhiều quốc gia Đông Nam Á kết thành một khối?
- VTC (30-9-2011): Bắc Kinh trong cuộc đào thoát vòng vây chiến lược Mỹ.
- DT (3-10-2011): Người khổng lồ bị sập bẫy?
- VOA (11-10-2011): Cựu ngoại trưởng Kissinger: Trung Quốc sợ bị Hoa Kỳ bao vây.
- BVN (13-10-2011): Vì sao Trung Quốc sẽ không chinh phục được thế giới.
- BVN (16-10-2011): Ảnh hưởng Trung Quốc: thịnh hay suy.
- DT (3-11-2011): Giới hạn của quyền lực: Vì sao Trung Quốc là “gã láng giềng xấu tính”?
- NCBÐ (21-11-2011):
- NCBÐ (21-11-2011): .
- BVN (23-11-2011): Làm thế nào để thành một Đại Cường Quốc.
- VNN (5-12-2011): Hổ - rồng tranh hung.
*****
Ý kiến dân TQ về chiến sự Biển Đông
Dương Danh Dy giới thiệu
BBC
- Chủ nhật, 6 tháng 5,
2012
Từ ngày 25/4 đến ngày 28/4 năm 2012, Trung tâm Điều tra
Dư luận và Tình hình thuộc Hoàn Cầu Thời báo đã tiến hành điều tra qua phỏng
vấn bằng điện thoại với 1,482 người dân từ 15 tuổi trở lên tại bảy
thành phố.
Đó
là các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thành Đô, Tây An, Trưòng
Sa và Thẩm Dương.
Kết
quả được công bố trên Hoàn Cầu Thời báo như sau:
Khi
trả lời câu hỏi: liệu Biển Đông có xảy ra chiến tranh hay không, 31% người
được phỏng vấn trả lời là “có” hoặc “có khả năng”. 31.6% người
cho rằng “không thể”; 26.7% người cho rằng “khả năng không lớn”.
Khi
so sánh giới tính của người trả lời thấy, số nam giới trả lời Biển Đông “có”
hoặc “có khả năng xảy ra” chiến tranh lớn hơn nữ giới và lứa tuổi từ 30-49
tuổi trả lời “có” hoặc “có khả năng xảy ra” chiến tranh cao hơn các lứa tuổi
khác.
Thái độ của Trung Quốc
Đối
với vấn đề Trung Quốc nên duy trì thái độ như thế nào trong việc bảo vệ các đảo
ở Biển Đông, 42% số ngưòi được hỏi cho rằng nên “áp dụng thái độ kiên quyết,
từng buớc khôi phục việc khống chế thực tế đối với đại đa số các đảo bãi”.
28.6%
số người được hỏi cho rằng nên “không cần biết giá phải trả như thế nào
phải nhanh chóng thu hồi các đảo bãi bị Philippines và Việt Nam xâm
chiếm”; 14.6% cho rằng “duy trì hiện trạng, bảo đảm chắc chắn tình hình không xấu hơn
nữa” là được, và chỉ có 7.2% người chủ trương “thuận theo tự nhiên,
không vì chủ quyền đảo bãi mà xảy ra xung đột dữ dội với Philippines, Việt
Nam”.
3.5% người còn lại biểu thị “khó nói”.
Trước
câu hỏi “trong các nước có bất đồng trên biển với Trung Quốc, bạn cho rằng
khả năng nước nào xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc lớn nhất”, có 30.6%
và 28.1% người cho rằng đó là các nước Nhật Bản và Philippines; Việt Nam và
Ấn Độ lần lượt là 10.7% và 9.1%; còn Hàn Quốc,
Indonesia, Malaysia và Brunei có tỷ lệ thấp hơn lần lượt là 3.8%;
1.3%; 0.4% và 0.1%.
3.2% người cho là có khả năng xung đột
quân sự với Mỹ và 12.7% người “khó nói”.
Trả
lời câu hỏi “liệu bạn có ủng hộ Trung Quốc tiến hành đánh trả quân sự những
khiêu chiến và xâm phạm gặp phải trên Biển Đông hay không” đã có 78.5% người
biểu thị “ủng hộ” và 16.6% người biểu thị “không ủng hộ”.
Phân
tích các câu trả lời còn thấy tỷ lệ nam giới, trung niên trên 30 tuổi và người
già trên 50 tuổi biểu thị ủng hộ hành động đánh trả quân sự chiếm đa số.
Đối
với câu hỏi: “Tình hình Biển Đông liệu có làm bạn lo lắng tới cục diện lớn
phát triển hòa bình của Trung Quốc?" đã có 59.4%
người biểu thị: “Không lo lắng”; 39.8% người biểu thị “lo lắng”; còn 1.7%
người trả lời “khó nói”.
*****
Bắc Kinh hung hăng làm Hoa kiều gặp khó
BBC
- Thứ ba, 22 tháng 5, 2012
Trong khi đang có các tranh cãi và đối đầu về chủ
quyền ở Biển Đông, một số nhà quan sát lên tiếng cảnh báo hiện
tượng người Hoa ở hải ngoại, nhất là các nước Á Châu,
có thể phải hứng chịu làn sóng dân tộc chủ nghĩa không lường trước
được.
Philip
Bowring, cựu chủ biên tạp chí Far Eastern Economic Review chuyên các vấn
đề khu vực (nay đã đình bản), vừa có bài phân tích về khía cạnh
này. BBCVietnamese.com mời quý vị tham khảo.
Cây
bút kỳ cựu này cho rằng người Trung Quốc ở nước ngoài, nhất là các
nước Đông Nam Á, cần quan ngại về thái độ hung hăng của chính quyền
trong nước họ tại Biển Đông và cẩn trọng khi có bất cứ biểu hiện
gì về ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Một
điều mà người nào cũng hiểu là "Ăn cây nào rào cây ấy" -
người sinh sống ở nước nào không kể sắc tộc đều được trông đợi trung
thành với quốc gia sở tại.
So
sánh với các nước khác trong khu vực, người gốc Hoa ở Philippines
được cho là hội nhập tương đối tốt. Người Hoa bắt đầu
vào Philippines số lượng lớn từ nhiều thễ́ kỷ nay và thông qua hôn
nhân với người bản địa họ dần dần thâm nhập vào trong xã hội, tới
nỗi ngày nay nhiều khi khó có thể phân biệt được đâu là người gốc
Hoa, chí ít là qua tên gọi.
Thí
dụ cựu tổng thống Cory Aquino, thân mẫu tổng thống hiện tại, là
người gốc Hoa với họ là Cojuangco, nhưng nghe tên không thì khó có ai
biết điều này.
Không bỏ nguồn gốc
Một
điều đáng chú ý là thế hệ người Hoa mới sang định cư ở các quốc
gia khác trong chừng mực nào đó vẫn còn gắn bó chặt chễ với mẫu
quốc.
Lý
do thì có nhiều, như để làm ăn, hay để giữ trung lập trong các chủ
đề gây tranh cãi có liên quan Trung Quốc. Một doanh nhân Philippines gốc
Hoa mới đây được dẫn lời nói:
"Cha
tôi là Trung Hoa còn cha dượng là Philippines. Hai ông hiện đang có cãi
cọ. Việc của chúng tôi là tìm cách hàn gắn bất đồng".
Cộng
đồng người Hoa đối diện nhiều đe dọa, nếu như Bắc Kinh bị cho là có
thái độ hằn thù với quốc gia sở tại hay sử dụng người Hoa ở nước
ngoài để chống lại quốc gia đó.
Người
ta còn nhớ tình hình những năm 1965-1966, khi người gốc Hoa thiệt mạng
nhiều nhất trong các vụ thanh trừng các nhóm thân cộng sản ở Indonesia.
Tương
tự, ở Malaysia năm 1969, làn sóng bạo động của phe cộng sản một thập
niên trước đó đã khiến người dân quay sang tấn công người gốc Hoa.
Liệu
những gì xảy ra với người Hoa ở Việt Nam sau khi Trung Quốc xâm lược Việt
Nam năm 1979 có nằm trong trào lưu này hay không?
Philip
Bowring cho là có, và viết thêm rằng nhiều người Hoa buộc phải ra đi
lúc đó.
Trung
Quốc và sự trỗi dậ́y về kinh tế của quốc gia này khiến tình hình
trở nên phức tạp tại các nơi mà dân nhập cư gốc Hoa đã hội nhập
đáng kể.
Nếu
như ai đó bị ảnh hưởng bởi làn sóng bài Trung Quốc, thì đó trước
hết sẽ là các doanh nghiệp bản địa nhỏ, gốc Hoa.
Sử sách
Trong
một bài viết khác, phân tích gia Philip Bowring nhận định rằng cách
thức dạy sử của Trung Quốc, nhất là trong các trường học, đã gây
khó khăn cho việc giải quyết bất đồng về biển đảo.
Sách
lịch sử của Trung Quốc, theo ông, đang có xu hướng bị thay đổi để
biện minh cho các hoạt động bành trướng của nước này.
Vụ
liên quan Bãi cạn Scarborough là một ví dụ. Bãi này nằm cách Luzon
của Philippines 135 hải lý, nhưng cách Hoa Lục tới 350 hải lý.
"Cả hai luồng chứng cứ mà Trung Quốc
đưa ra - "người Trung Quốc đã đặt chân tới đó đầu tiên" và
"Trung Quốc có bằng chứng lịch sử" - đối với nhiều vùng
biển đảo đều không thực sự thuyết phục."
Nó
còn nằm trong khu vực Đặc quyền kinh tế của Philippines.
Để
minh chứng cho tuyên bố chủ quyền của mình, bất chấp các chi tiết
địa lý rành rành ở trên, Trung Quốc quay sang sử dụng cái mà nước
này gọi là "bằng chứng lịch sử".
Bằng
chứng mà Bắc Kinh đưa ra là bãi cạn, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham
đảo, cùng vùng biển xung quanh, đã được mô tả trong một bản đồ Trung
Quốc có từ thế kỷ 13.
Chi
tiết một tàu thủy của người Trung Quốc đã cập vào Hoàng Nham và ghi
nhận sự tồn tại của bãi đá này trở thành một trong các chứng cứ
về chủ quyền.
Trung
Quốc cũng chứng minh chủ quyền đối với nhiều hòn đảo bằng cách
thức như vậy. Bắc Kinh cũng lớn tiếng tuyên truyền về nhà hàng hải
Trịnh Hòa thế kỷ 15, mà Trung Quốc coi là người khai phá nhiều vùng
biển mới.
Tuy
nhiên, cây viết Bowring chỉ ra rằng lịch sử cho thấy người Trung Quốc
thực ra tới Biển Đông muộn hơn so với người nhiều dân tộc khác như
người Indonesia, người Mã Lai, Philippines, và cả người Việt.
Người
Indonesia có lịch sử viễn dương vượt xa người Trung Quốc: họ đã tới
chiếm cứ hòn đảo lớn thứ ba thế giới là Madagascar, cách Indonesia 4,000
dặm cả nghìn năm trước các chuyến đi của đô đốc Trịnh Hòa. Nay ngôn ngữ và dòng nhân chủng của Madagascar có tới 50% là gốc
gác Malay.
Tóm
lại cả hai luồng chứng cứ mà Trung Quốc đưa ra - "người Trung
Quốc đã đặt chân tới đó đầu tiên" và "Trung Quốc có bằng
chứng lịch sử" - đối với nhiều vùng biển đảo đều không thực sự
thuyết phục.
Philip
Bowring cho rằng Trung Quốc có sức mạnh để ép buộc các quốc gia khác
phải lắng nghe tuyên bố chủ quyền của mình. Thế
nhưng Bắc Kinh cần dừng lại để lắng nghe phản ứng của các nước khác
trước khi quá muộn.
*****
Biển Đông không phải là thùng thuốc súng
Vietnam Net - 29/5/2012
18:00 PM
Trung Quốc không tìm kiếm xung đột ở Biển Đông. Thực tế,
vẫn có tín hiệu lạc quan.
Trong
nhiều tuần qua, thái độ quả quyết của Trung Quốc với Phippines xung quanh đảo
Hoàng Nham (mà Philippines gọi là bãi cạn Panatag) ở Biển Đông đã tạo ra mối lo
ngại lớn ở châu Á và xa hơn nữa. Với tình hình căng thẳng trong khu vực, hoàn
toàn có lý do để hiểu rằng, cuộc tranh chấp lãnh thổ này có thể dẫn tới sự
xuống dốc trong quan hệ hai nước.
Tuy
nhiên, có ít bằng chứng cho thấy Bắc Kinh tích cực theo đuổi một kết quả như
thế. Ngược lại, thậm chí là ở Biển Đông - một điểm nóng tranh chấp (mà giới
phân tích còn đề cập có thể là ngòi nổ cho cuộc xung đột châu Á) - vẫn có tín
hiệu lạc quan.
Rõ
ràng là Bắc Kinh đã sử dụng những biện pháp thẳng thừng hơn với Manila. Nhưng
mục đích những hành động như vậy không phải là kích động xung đột quân sự, mà
thiên về việc gây áp lực để Philippines đàm phán về tình trạng lãnh thổ ở các
vùng tranh chấp. Để cho rõ ràng, Bắc Kinh thể hiện quan điểm hoàn toàn không từ
bỏ các yêu sách chủ quyền trong khu vực.
Đã
gần hai thập niên trôi qua kể từ cuộc đụng chạm quân sự cuối cùng (dù nhỏ) giữa
Trung Quốc và Philippines trong khu vực hàng hải này. Thêm vào đó, ở giai đoạn
tương đối yên bình, Trung Quốc đã ký vào Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông
năm 2002 - trong đó quy định bổn phận của Trung Quốc (và các bên ký kết khác)
chỉ sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết bất đồng. Nhiều người cho
rằng, dù hành xử của Trung Quốc có quả quyết hơn trước, thì xu thế chung trong
tiếp cận của Bắc Kinh là thiên về hợp tác hơn xung đột.
Trong
khi rất nhiều nhà quan sát hoài nghi về thỏa thuận năm 2002 thì ngay cả người
phê bình nó cũng thừa nhận rằng, Trung Quốc chưa trực tiếp vi phạm khía cạnh
nào trong thỏa thuận. Điều đó không có nghĩa là Bắc Kinh sẽ không bao giờ làm
thế hoặc mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp ở Biển Đông. Nhưng dù sao, nó cũng cho
thấy tình hình hiện tại trong khu vực chứa đựng những bằng chứng ổn định.
Bắc
Kinh chỉ có thể có hành động khiêu khích hơn nếu giới lãnh đạo cảm thấy bị
khiêu khích trực tiếp. Cho dù căng thẳng leo thang hiện tại khiến châu Á lo
ngại, thì cũng khó tìm ra được đấu hiệu của một mối đe dọa. Thiếu vắng một chất
xúc tác, Trung Quốc sẽ không vứt bỏ các cam kết đưa ra ở Biển Đông thiên về
việc sử dụng trực tiếp lực lượng quân sự cho các yêu sách chủ quyền ở những
vùng lãnh thổ tranh chấp.
Thú
vị hơn là sự “xuống giọng” ít nhiều tại Bắc Kinh có thể nhìn thấy hiện tại. Ví
dụ, chiến dịch truyền thông của Trung Quốc chống lại Philippines đã không còn
ầm ĩ như vài tuần trước đây. Bắc Kinh cũng giảm bớt những cảnh báo về sự giới
hạn của lòng kiên nhẫn hay khuyến cáo những người chơi khác biết rõ vị trí của
mình.
Nói
rộng hơn, có một số nhân tố đang làm giảm bớt khả năng leo thang của một cuộc
xung đột.
Đầu
tiên, đã có một số người ở ngay Trung Quốc đã cảm thấy rằng, chính sách Biển
Đông hiện tại của Bắc Kinh không còn hiệu quả và khả thi. Cùng trong quan điểm
ấy, bắt đầu xuất hiện những tranh luận về nỗ lực cấp quốc gia để phối hợp và
tương tác những phần khách nhau trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc. Hơn
thế nữa, một số nhà phân tích Trung Quốc thậm chí còn chắc rằng, các hành động
khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông có thể gây thiệt hại đáng kể cái mà họ
cảm nhận là “thời kỳ cơ hội chiến lược” của Trung Quốc trong khu vực.
Thứ
hai và quan trọng hơn, là không chắc bất kỳ sáng kiến chính sách lớn nào sẽ
được công bố trước đại hội đảng của Trung Quốc diễn ra mùa thu này. Các giai
đoạn chuyển giao lãnh đạo hiếm khi tạo ra sự thay đổi táo bạo trong chính sách
đối ngoại của Trung Quốc. Hơn nữa, các trường hợp của Bạc Hy Lai và nhà hoạt
động Trần Quang Thành vẫn còn tiếng vang ở Trung Quốc, khó có khả năng Bắc Kinh
dám mạo hiểm trong cách cư xử với thế giới bên ngoài. Một bầu không khí bất ổn,
một cuộc chiến với một trong những nước láng giềng sẽ chỉ làm tình hình thêm
trầm trọng và khiến vị trí của tầng lớp lãnh đạo trở nên bấp bênh hơn.
Tóm
lại, khó có thể hình dung sự leo thang căng thẳng hơn nữa giữa Trung Quốc và
Philippines. Và, mặc dù sự ổn định hơn nữa là điều khó xảy ra trong ngắn hạn,
thì triển vọng của cuộc xung đột quân sự cũng còn ở khá xa.
Thái An (theo Diplomat)
*****
Nghiên Cứu Biển Đông - Thứ hai, 04 Tháng 6 2012
“Thời báo hoàn cầu” gần đây có bài tổng
hợp ý kiến đánh giá của các chuyên gia, cảnh báo về những sai lầm chiến lược mà
Trung Quốc trỗi dậy cần phải nghiêm ngặt phòng tránh và những việc cần làm,
trong đó có sai lầm tai hại là dựa vào vũ lực để giải quyết tranh chấp.
Khúc Tinh, Viện
trưởng Viện nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc: Một Trung Quốc
phát triển nhanh cần phải kiên trì phát triển hòa bình không thể sử dụng vũ lực
để giải quyết vấn đề tranh chấp, vì: thứ nhất sự tồn tại của nước Mỹ là một
hiện thực mà Trung Quốc không thể né tránh, sự chênh lệch về thực lực tổng hợp
giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn rất lớn; thứ hai, vũ lực không những không giải quyết
được vấn đề, mà thậm chí còn gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn; thứ ba, nếu Trung
Quốc giữ được nhịp độ phát triển nhanh toàn diện thì rất nhiều vấn đề khác sẽ
có thể dễ dàng được giải quyết; thứ tư, nếu xảy ra chiến tranh sẽ đem lại nhiều
tổn thương tai hại lơn cho kinh tế xã hội, làm mất đi lợi thế phát triển nhanh.
Tuy nhiên, không sử dụng vũ lực không có nghĩa là để mặc cho người khác tha hồ
xâu xé, cũng không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không sử dụng nhiều biện pháp
để giải quyết vấn đề hiện thực. Nói tóm lại, chúng ta mãi mãi phải giữ cho được
mình là dân tộc lớn hòa bình nhưng trong những sách lược cụ thể cần có những
ứng xử linh hoạt.
Hoàng Nhân Vĩ,
Phó viện trưởng Viện khoa học xã hội Thượng Hải: Trong 10 đến 20
năm tới Trung Quốc có thể bước vào thời kỳ nguy hiểm chiến lược, nhưng vẫn phải
đặt cơ hội chiến lược lên hàng đầu, nguy hiểm chiến lược ở hàng thứ yếu. Chỉ có
như vậy mới có thể vượt qua thời kỳ nguy hiểm chiến lược. Hòa bình không chỉ có
nghĩa là giữa các nước lớn không xảy ra đại chiến thế giới, mà còn đòi hỏi
Trung Quốc không được đối đầu với cả thế giới phương Tây, không đối đầu với
phân lớn các quốc gia không thể là hình ảnh của một quốc gia hiếu chiến trong
dư luận quốc tế.
Cung Lực, Viện
trưởng Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Trường Đảng Trung ương Trung Quốc: Đối với
sự can thiệp và thách thức từ bên ngoài, Trung Quốc càng phát triển thì biện
pháp chống kiềm chế càng nhiều, việc bảo vệ hòa bình cũng sẽ càng có lợi. vấn
đề mấu chốt hiện nay là phải kiên trì nhận định chiến lược “hòa bình và phát
triển là chủ đề của thời đại”. Trung Quốc gần 30 năm nay tuy phát triển nhanh
nhưng trước mắt vẫn chưa chuyển hóa được thực lực tổng hợp qua phát triển nhanh
thành khả năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là khả năng giải quyết các vấn đề
quốc tế.
Tôn Kiến Hàng, Phó
chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương, Viện nghiên cứu chiến
lược quốc tế thuộc Trường Đảng Trung ương: Địa vị của Châu
Á-Thái Bình Dương trong bố cục chung của thế giới, nhất là địa vị kinh tế đã có
sức nặng hơn, trung tâm kinh tế đang dịch chuyển về Châu Á. Chiến lược trở lại
Châu Á của Mỹ vừa nhắm mục tiêu vào Trung Quốc, cũng vừa nhằm hợp tác với Trung
Quốc. Một mặt, Mỹ trở lại Châu Á đã làm dấy lên một loạt vấn đề ở xung quanh
Trung Quốc, đòi hỏi Trung Quốc phải kiên trì con đường phát triển hòa bình,
nhưng cũng phái căn cứ vào tình hình xung quanh, đối phó linh hoạt, kiên quyết
bảo vệ lợi ích cốt lõi, nếu không sẽ tạo ra ảnh hưởng mặt trái đối với thời kỳ
cơ hội chiến lược. Mặt khác, Mỹ hợp tác với Trung Quốc cũng không hoàn toàn xuất
phát từ tình ý giả tạo, vì thông qua hợp tác với Trung Quốc, Mỹ có thể có được
lợi ích. Vi thế, Trung Quốc phải học cách lợi dụng nhu cầu này cua Mỹ, thay đổi
phương thức tư duy, trong khi giữ vững ngọn cờ hòa bình cũng đồng thời áp dụng
nhiều biện pháp đi cùng với Mỹ để bảo vệ lợi ích của mình tránh một mực khăng
khăng né tránh bất đồng hoặc áp dụng khẩu hiệu giáo điều.
Cao Tổ Quý, Giáo
sư Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Trường Đảng Trung ương: Có 5 cặp
quan hệ tam giác chồng lấn và đan xen lẫn nhau ảnh hưởng đến xu hướng chiến
lược ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đó là các cặp tam giác Trung – Mỹ – Châu
Âu, Trung – Mỹ – Nga, Trung – Mỹ – Ấn, Trung – Mỹ – Nhật, Trung – Mỹ – ASEAN.
Trong 5 cặp tam giác nói trên, có hai mạch chủ chốt, đó là mạch quan hệ Trung –
Mỹ và sự điều chỉnh chiến lược giữa Nhật Bản, Ấn Độ và ASEAN. Về quan hệ
Trung-Mỹ, trong tương lai xu hướng quan hệ chiến lược của hai nước Mỹ-Trung ở
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ quyết định trực tiếp đến xu hướng quan hệ của
cả 5 cặp tam giác nói trên. Về việc điều chỉnh chiến lược giữa Nhật Bản, Ấn Độ
và ASEAN thì sự phân hóa và tổ hợp của các nước này và cả nhóm của các nước đó
sẽ khiến cho cục diện cũ trở nên phức tạp khác thường. Đứng trước những thay
đổi như vậy, Trung Quốc cần phát huy ảnh hưởng kinh tế của mình ở khu vực Châu
Á- Thái Bình Dương, gắn kết giữa năng lực địa kinh tế với khuôn khổ địa chính
trị, đối phó với việc Mỹ thành lập mạng lưới đồng minh và đối tác rộng khắp ở
Châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài nước Mỹ, phải đồng thời phát triển quan hệ với
nhiều nước lớn như Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, điều chỉnh lại sách lược xử lý quan hệ
nước lớn trước đây.
Thiệu Phong, Chủ
nhiệm Phòng Chiến lược, Ban Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới-Viện Khoa
học xã hội Trung Quốc: Trình độ phát triển tổng thể của quốc gia mới thể hiện
sức mạnh mềm của quốc gia đó. Công tác nghiên cứu chiến lược quốc tế của Trung
Quốc hiện nay rất cần giải quyết 4 vấn đề sau: Một là vấn đề về thời cơ chiến
lược, Trung Quốc cần nắm vững thời cơ chiến lược như thế nào và giải quyết vấn
đề lịch sử để lại ra sao; hai là Trung Quốc có rất ít bạn trên thế giới, nên
cần phải thông qua thiết lập quan điểm giá trị chung và lợi ích chung, tranh
thủ nhiều bạn hơn trong cộng đồng quốc tế; ba là nâng cao hình ảnh quốc tế của
Trung Quốc; bốn là tăng cường xây dựng kinh tế, xã hội của quốc gia.
Vương Hồng Tục,
Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu ngoại giao Trung Quốc, Viện nghiên cứu chiến lược
quốc tế thuộc Trường Đảng Trung ương: Trong khi hoạch định chiến lược
quốc tế, môi trường trong nước và môi trường quốc tế đều quan trọng như nhau.
Tình hình phát triển của Trung Quốc hiện đang mất cân bằng, sức mạnh mềm về văn
hóa lạc hậu nhiều so với phát triển kinh tế, địa vị Trung Quốc ở vào thể yếu về
quyền phát ngôn và dư luận quốc tế. Trong tình hình nói trên, chiến lược cơ bản
của Trung Quốc được hoạch định trong những năm 80 của thể kỷ trước vẫn cần phải
tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên cần phải căn cứ theo tình hình mới và đặc điểm
mới đế điều chỉnh thích hợp. Hiện nay Trung Quốc vẫn chưa có chiến lược văn hóa
quốc tế một cách có hệ thống.
Trương yến Sinh,
Tổng thư ký Hội đồng học thuật – Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia: Trong
vài năm tới, với tốc độ phát triển như hiện nay thì kinh tế Trung Quốc sẽ vượt
Mỹ. Trong tiến trình đó, giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ xuất hiện tình trạng cạnh
tranh, Mỹ sẽ bằng mọi cách cản trở Trung Quốc, vì thế đối với Trung Quốc, đây
là thời kỳ then chốt trong quá trình phát triển của một nước. Nếu Trung Quốc
muốn đối phó được với triển vọng bất lợi như hiện nay thì phải thay đổi phương
thức phát triển của 30 năm trước để xây dựng mô hình phát triển trên cơ sở các
quy tắc và pháp chế, chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế theo mô hình
hướng ngoại sang mô hình quốc tế hóa với các yếu tố về nhân tài, thị trường, tư
bản, ngành nghề, tiếp cận với các quy chế quốc tế về các phương diện thể chế,
chiến lược và kết cấu, trong đó trung tâm là thay đổi thể chế.
Vương Phàm, Trợ
lý Viện trưởng Học viện Ngoại giao Trung Quốc: Xét từ hiện trạng
quyền lực và chính trị ở khu vực Châu Á thì tư duy chiến tranh lạnh không thể
loại bỏ được, Trung Quốc cần phải giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của tư duy chiến
tranh lạnh, dự báo đề phòng và kiểm soát khủng hoảng, đi đến nhận thức chung
với Mỹ trong bối cảnh duy trì hiện trạng ở Châu Á. Một mặt tăng cường hợp tác
an ninh đa phương, mặt khác tăng cường hợp tác an ninh phi truyền thống, tận
dụng triệt để hiện tượng cộng sinh ở Đông Á, giải quyết tốt vấn đề phát triển
cân bằng ở Đông Á./.
Theo
Hoàn cầu (ngày 11/5)
Lê Sơn
(gt)
*****
Giáo dục Việt Nam (GDVN) -
18/06/2012
Trung
Quốc muốn chi tiêu khổng lồ cho hải quân và cần vài chục năm nữa để thách thức
tầm toàn cầu với Mỹ, nhưng cũng không thể chiến thắng.
Ngày
12/6, Phương Đông báo dẫn nguồn từ tờ “Thời báo New York” Mỹ có bài viết nhan
đề “Tránh một cuộc chiến tranh Mỹ-Trung”. Theo bài viết, quan hệ Trung-Mỹ có
thể sẽ khiến cho hai nước xảy ra chiến tranh vào một ngày nào đó.
Đầu
tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố, đến năm 2020, 60% tàu
chiến của Hải quân Mỹ sẽ triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tháng
11/2011, tại Australia, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẽ thành lập căn cứ
quân sự của Mỹ ở nước này và khơi dậy thách thức về ý thức hệ với Trung Quốc.
Ông còn nói, Mỹ sẽ “tiếp tục nói thẳng thắn với Bắc Kinh về tầm quan trọng của việc kiên trì các quy tắc quốc tế và tôn trọng nhân quyền”.
Ông còn nói, Mỹ sẽ “tiếp tục nói thẳng thắn với Bắc Kinh về tầm quan trọng của việc kiên trì các quy tắc quốc tế và tôn trọng nhân quyền”.
Cuốn
sách “Sự lựa chọn của Trung Quốc: Tại sao Mỹ cần chia sẻ quyền lực” của Hugh White,
chuyên gia các vấn đề quốc tế Australia đã diễn giải về nguy cơ nội tại của
Trung-Mỹ và chính sách khu vực hiện nay.
Ông
viết: “Washington và Bắc Kinh đã lặng lẽ rơi vào đối đầu”. Để tránh xảy ra xung
đột giữa hai nước, Hugh White cho rằng, Trung Quốc và Mỹ cần tiến hành “điều
hòa nước lớn” ở châu Á, nền tảng kinh tế được hai bên đồng thuận đã tồn tại.
Rủi
ro xung đột hoàn toàn không đến từ việc Trung Quốc theo đuổi tham vọng khả năng
lãnh đạo toàn cầu. Ở khu vực ngoài Đông Á, Trung Quốc thúc đẩy chính sách rất
thận trọng, chính sách này lấy ưu thế kinh tế làm cốt lõi, không hàm chứa bất
cứ nội dung quân sự nào - báo Trung Quốc bình luận.
Một
phần lý do kiên trì chính sách này là, các nhà lãnh đạo Trung Quốc ý thức được
rằng, họ muốn có thời gian vài chục năm nữa và chi tiêu hải quân khổng lồ mới
có thể tạo ra thách thức mang tính toàn cầu cho Mỹ. Nhưng cho dù đến lúc đó,
Trung Quốc cũng hầu như chắc chắn sẽ thất bại.
Ở
Đông Á, tình hình lại rất khác. Về lịch sử, hầu hết thời gian, Trung Quốc luôn
chủ đạo khu vực này. Khi họ trở thành một nền kinh tế lớn nhất thế giới, chắc
chắn sẽ muốn làm như vậy. Mặc dù Trung Quốc không thể xây dựng được một lực
lượng hải quân thách thức Mỹ ở biển xa, nhưng trong tương lai, họ có thể sản
xuất tên lửa, tăng cường lực lượng trên không, đủ để khiến cho Hải quân Mỹ
không thể xâm nhập các vùng biển xung quanh Trung Quốc.
Ngoài
ra, giữa Trung Quốc và các nước khác trong khu vực còn tồn tại tranh chấp lãnh
thổ đảo, đá. Trong các tranh chấp này, chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc và chủ
nghĩa dân tộc của các nước khác va chạm lẫn nhau.
Sự
thù địch đó là tài sản lớn nhất và cũng là rủi ro lớn nhất của Mỹ. Báo Đông
Phương viết, điều này có nghĩa là, hầu hết các nước láng giềng của Trung Quốc
muốn Mỹ duy trì sự hiện diện quân sự ở khu vực này. Đúng như Hugh White nói,
cho dù Mỹ rút khỏi Đông Á, những nước này cũng không thể “cúi đầu phục tùng” bá
quyền của Trung Quốc.
Nhưng
nếu Mỹ dốc sức xây dựng đồng minh chống Trung Quốc với các nước này, Washington
đang liều lĩnh đưa bản thân cuốn vào tranh chấp lãnh thổ giữa các nước này. Một
khi Trung Quốc và một nước nào đó trong khu vực xảy ra xung đột, Washington sẽ
đối mặt với sự lựa chọn: Hoặc bàng quan đứng nhìn, danh dự nước đồng minh bị
tổn hại; hoặc giao chiến với Trung Quốc - báo Trung Quốc tuyên truyền.
Cho
dù là Mỹ hay Trung Quốc đều sẽ không giành được chiến thắng trong chiến tranh,
nhưng họ chắc chắn sẽ tạo ra sự phá hoại mang tính tai họa cho nền kinh tế của
nhau và thế giới. Nếu xung đột leo thang thành chiến tranh hạt nhân, văn minh
hiện đại sẽ bị hủy diệt. Mặc dù duy trì sự đối đầu quân sự và chiến lược lâu
dài với Trung Quốc - nước có nền kinh tế mạnh, vị thế trên thế giới của Mỹ cũng
sẽ bị suy yếu nghiêm trọng.
Để
tránh tình huống này, Hugh White cho rằng, trật tự Đông Á cần thiết lập một
giới hạn mà Trung Quốc và Mỹ đều đồng ý không vượt qua: cam kết không được sự
đồng ý của đối phương, không sử dụng vũ lực. Điều nhạy cảm nhất là, nếu Trung
Quốc tuyên bố từ bỏ sử dụng vũ lực đối với Đài Loan, Mỹ rất có thể sẽ công khai
ủng hộ Đài Loan và Trung Quốc thống nhất.
Điều
cũng quan trọng tương tự là, Trung Quốc phải thừa nhận tính hợp pháp sự hiện
diện của Mỹ ở Đông Á, bởi vì đây là nhu cầu của khu vực này và các nước trong
khu vực. Mỹ cũng phải thừa nhận trật tự chính trị hiện nay của Trung Quốc, bởi
vì nó giúp kinh tế phát triển và thúc đẩy rất lớn tự do thực sự cho nhân dân
Trung Quốc. Trong sự điều hòa đó, Mỹ phải từ bỏ những ngôn từ như của Obama ủng
hộ dân chủ hóa Trung Quốc.
Chính
như Hugh White nói, sự điều hòa này giữa Mỹ và các nước trong khu vực có thể
rất khó sắp đặt, “nếu có sự lựa chọn thay thế không có hại, thì quan điểm này
hầu như không đáng xem xét”. Nhưng, Hugh White cũng viết một cách đáng sợ rằng,
sự lựa chọn khác có thể cũng tạo ra hậu quả mang tính tai họa.
*****
Chủ nghĩa bành trướng không còn phù hợp
với thời đại
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok - 2012-06-26
Sau khi Luật Biển của Việt Nam được Quốc Hội thông qua,
ngay lập tức Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ bằng nhiều cách trong đó có việc triệu
hồi đại sứ Việt Nam tại Bắc kinh đến phản đối, đồng thời nâng cấp quy chế hành
chính của 3 quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa ở Biển Đông từ cấp huyện lên
cấp quận.
Mặc Lâm phỏng vấn đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên
quân sự của đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh để biết thêm quan điểm của ông về
vấn đề này.
Phải theo luật của quốc tế bằng luật
của mình
Mặc Lâm:
Thưa ông, Luật Biển Việt Nam sau nhiều năm nghiên cứu và gặp nhiều trở ngại
cuối cùng cũng được thông qua vào ngày 21 tháng Sáu vừa qua. Là người từng làm
việc trong vai trò tùy viên quân sự tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh ông
có nhận xét gì về bộ luật được xem là quan trọng này.
Đại tá Quách Hải Lượng:Tôi nghĩ Luật Biển ra đời vào lúc này là đúng chứ chẳng
phải là sớm mà thật ra có khi đáng lẽ phải ra sớm hơn nữa, bởi vì một đất nước
thì mình phải có luật của mình, phù hợp với luật của quốc tế. Muốn bảo vệ biển
thì phải theo luật của quốc tế bằng luật của mình. Tôi cho rằng Quốc hội Việt
Nam thông qua luật này là đúng lúc, hợp thời cơ.
“ ... một đất nước thì mình phải có luật
của mình, phù hợp với luật của quốc tế. Muốn bảo vệ biển thì phải theo luật của
quốc tế bằng luật của mình”.
Đại tá Quách Hải Lượng
Mặc Lâm:
Thưa ông dư luận quốc tế đã phản ứng tốt với Luật Biển Việt Nam và cho là lời
lẽ ôn hòa hợp lý, đặc biệt các điều khoản trong chương 3 rất rõ ràng và phù hợp
với công ước về luật Biển quốc tế đối với các hoạt động hàng hải của ngoại
quốc. Tuy nhiên Trung Quốc đã nhanh chóng phản đối Luật Biển của Việt Nam, từ
Quốc Hội cho tới chính phủ của họ. Ông nghĩ gì về những lời phản đối
này?
Đại tá
Quách Hải Lượng:Tôi
nghĩ rằng cái gốc của Trung Quốc là theo đuổi chủ nghĩa bành trướng mà trên thế
giới chỉ duy nhất có một mình Trung Quốc là muốn chiếm đất đai, chiếm biển đảo
của nước khác chứ còn thế giới người ta không ai giống như họ cả. Cái gốc đó là
gốc sai trái nhưng vì họ tự cho là họ đủ sức mạnh cho nên họ cứ làm những việc
không phù hợp với ngoại giao quốc tế. Nó không phải là giao hảo quốc tế.
Vệ tinh của công ty DigitalGlobe
đã chụp được tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc hôm 8 tháng 12 và đã cho phổ
biến hôm 15 tháng 12, 2011/AFP
Trong khi đó họ vẫn nhấn mạnh là đối với Việt Nam thì họ
muốn quan hệ hữu nghị, giải quyết bằng thương lượng này khác nhưng với kiểu đó
thì chỉ là sự lấn chiếm, hay nói cách khác là hành động xâm lược với hình thức
hợp pháp hóa luật pháp của họ. Như thế là không đúng, sẽ không được lòng quốc
tế và nhất là đối với người Việt Nam ngày càng thấy rõ dã tâm của họ hơn mà
thôi.
Mặc Lâm:
Mới đây trong một bài trả lời phỏng vấn ông kể về kinh nghiệm của mình trong
trận chiến tranh biên giới năm 1979 với Trung Quốc lúc ấy ông là trưởng phòng
tác chiến của quân chủng phòng không. Ông cho là Trung Quốc đã tiến hành thông
tin, chiến tranh tâm lý làm cho các cấp lãnh đạo Việt Nam mất cảnh giác đến nỗi
lýnh Trung Quốc vào tới Lạng Sơn mà ta vẫn không tin. Thưa những động thái hồi
gần đây cho thấy Trung Quốc vẫn đang theo đuổi một chiến lược như vậy đối với
Việt Nam trên rất nhiều lĩnh vực. Ông có chia sẻ gì về những dấu hiệu này?
“... cái gốc của Trung Quốc là theo đuổi
chủ nghĩa bành trướng mà trên thế giới chỉ duy nhất có một mình Trung Quốc là
muốn chiếm đất đai, chiếm biển đảo của nước khác chứ còn thế giới người ta
không ai giống như họ cả”.
Đại tá Quách Hải Lượng
Đại tá Quách Hải Lượng: Chính xác là từ xưa tới nay họ vẫn làm
thế và vẫn lập đi lập lại như thế và chưa bao giờ họ từ bỏ cách làm này đâu.
Chỉ có điều bây giờ đang nằm trong điều kiện mới …
Đối sách mềm mỏng của Việt Nam là hợp
lý
Mặc Lâm:Trong
điều kiện kéo dài lâu như vậy nhưng xem ra chính phủ vẫn chưa có một giải pháp
nào tương ứng để đối phó, theo ông thì biện pháp tốt nhất là gì và nếu được góp
ý kiến thì ông sẽ đưa ra điểu gì?
Đại tá Quách Hải Lượng: Những cái này thì tôi chưa có đề nghị gì bởi vì tôi biết
chính phủ hoàn toàn có những phương sách đầy đủ để đối phó nhưng chính phủ rất
điềm tỉnh trước những hành động vô lý của Trung Quốc. Tôi rất tin tưởng chính
phủ và lãnh đạo của Việt Nam các ông ấy đang có đối sách hợp lý. Vì đối với một
anh hung hãn như thế thì ta nên mềm mỏng chứ không nên lên gân lên cốt làm gì.
Thái độ của chính phủ Việt Nam tôi rất hoan nghênh và tôi cho là sáng suốt.
Mặc Lâm:
Như vậy liệu một cuốc chiến như năm 1979 lại xảy ra và lịch sử sẽ được lập
lại nếu Việt Nam cương quyết chống lại ý đồ bành trướng như ông nói?
Tàu
ngầm Kilo cải tiến và máy bay Sukhoi-30MK2 mà VN mua để hiện đại hóa quân đội
/RFA file/Wikipedia
Đại tá
Quách Hải Lượng: Cũng
chẳng thể lập lại được đâu bởi vì lịch sử nó qua đi, lần sau nếu nó có trở lại
thì cũng chỉ gần gần giống như thế thôi chứ nó không bao giờ lập lại được.
“Tôi rất tin tưởng chính phủ và lãnh đạo
của Việt Nam các ông ấy đang có đối sách hợp lý. Vì đối với một anh hung hãn
như thế thì ta nên mềm mỏng chứ không nên lên gân lên cốt làm gì. Thái độ của
chính phủ Việt Nam tôi rất hoan nghênh và tôi cho là sáng suốt”.
Đại tá Quách Hải Lượng
Mặc Lâm:
Cứ cho rằng một kịch bản xấu nhất là Trung Quốc sẽ tấn công chớp nhoáng Việt
Nam vì một lý do nào đó mà họ tìm ra. Liệu với khả năng phòng thủ hiện nay Việt
Nam có thể cầm cự trong bao lâu để chờ đợi sự nhập cuộc của các phía có quan
tâm đối với cuộc chiến trong khu vực thưa ông?
Đại tá
Quách Hải Lượng: Điều
này nói ra thì hơi rộng. Bây giờ tiềm lực của hai bên anh nào cũng có tiềm lực
riêng và Trung Quốc chưa chắc đã biết hết tiềm lực của Việt Nam và Việt Nam
cũng chưa thấy hết Trung Quốc nó là cái gì. Thật ra bây giờ dần dần người ta
thấy Trung Quốc không mạnh như là họ tuyên truyền đâu. Hơn nữa muốn xảy ra sự
kiện gì về xung đột hay không xung đột thì bao giờ nó cũng đi đôi với hoàn cảnh
quốc tế mới. Hoàn cảnh quốc tế mới chính là vấn đề cân bằng chiến lược ở khu
vực này mà lúc đó thì Trung Quốc không thể hung hãn làm liều được. Tuy vậy họ
có thể gây những chuyện nhỏ. Những chuyện nhỏ đó họ gây ra thực sự là cái bẫy,
cái bẫy này họ muốn đối phương của họ nếu mắc vào thì bị cho là gây sự trước và
từ đó họ sẽ hành động mở rộng ra. Việt Nam không bao giờ bị mắc vào cái bẫy này
của Trung Quốc.
Bản đồ cuộc chiến tranh
biên giới Việt Trung Tháng Giêng 1979 - File photo
Mặc Lâm:
Để tránh cái bẫy đó rõ ràng là cho tới nay Việt Nam đã và đang tự chế có khi
vượt giới hạn sĩ diện của một quốc gia nhằm tránh các cuộc đổ máu. Thế nhưng
Trung Quốc tiếp tục bắt bớ, giết chóc ngư dân Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa.
Liệu Việt Nam còn chịu đựng được bao lâu trước dã tâm này thưa ông?
“Những chuyện nhỏ đó họ gây ra thực sự là
cái bẫy, cái bẫy này họ muốn đối phương của họ nếu mắc vào thì bị cho là gây sự
trước và từ đó họ sẽ hành động mở rộng ra. Việt Nam không bao giờ bị mắc vào
cái bẫy này của Trung Quốc”.
Đại tá Quách Hải Lượng
Đại tá Quách Hải Lượng: Cái đó đòi hỏi một sự đấu tranh kiên
trì của ta nhất là nhân dân Việt Nam. Họ vẫn kiên cường ra biển. Phần Trung
Quốc thì họ biết là họ làm sai chứ không phải là không biết, nhưng họ cứ bắt
bừa đi ra cái điều đó là chủ quyền của họ. Họ muốn nói với thế giới là người
Việt Nam đi vào vùng đất chủ quyền của họ chứ họ biết thừa là họ làm vậy là
sai.
Đúng là ta cũng có những khó khăn thật nhưng nhân dân
Việt Nam vẫn cương quyết bám biển. Việc này có thể vẫn tiếp tục xảy ra nhưng
cũng có những cái mà Trung Quốc sẽ phải thay đổi nhất là tình hình gần đây tất
cả những biến chuyển trong việc cân bằng lực lượng trong vùng Biển Đông này.
Trung Quốc càng hung hãn thì càng tạo ra sự liên kết của những nước khác trong
khu vực chống lại Trung Quốc. Về lâu về dài họ không có lợi đâu, nếu họ thông
minh thì họ nên nghĩ lại.
Mặc Lâm:
Xin cám ơn Đại tá Quách Hải Lượng đã dành thời gian cho chúng tôi trong cuộc
phỏng vấn này.
*****
Bá quyền Biển Đông: Chiến lược hay liều lĩnh?
-
6-7-2012
Các
hành động khiêu khích liên tục của Trung Quốc gần đây khiến tình hình biển Đông
vừa dịu xuống lại trở nên nóng hơn bao giờ hết. Và lần này, Trung Quốc vẫn dùng
những chiêu thức cũ để xâm phạm chủ quyền Việt Nam một cách ngang ngược.
Từ
việc Trung Quốc cắt cáp dầu khí và bắt giữ ngư dân Việt Nam trong năm 2011, huy
động một lực lượng lớn tàu cá và tàu ngư chính "chiếm" bãi cạn
Scarborough suốt tháng 4/2012, phản đối luật Biển của Việt Nam, thành lập thành
phố cấp địa khu Tam Sa và mở thầu chín lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam trong những ngày cuối tháng 6/2012, thoạt nhìn thì tưởng những
hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc rất đa dạng, nhưng trên thực tế các
hành động này chỉ là các nước cờ cũ dùng đi dùng lại.
Tất
cả các nước cờ trên dù lặp đi lặp lại nhưng đều phục vụ cho hai mục đích chính.
Thứ nhất là "biến không thành có" để hiện thực hóa các yêu sách chủ
quyền vô lý của Trung Quốc trên biển Đông.
Học
giả Taylor Fravel thuộc Viện Công Nghệ Massachusetts (MIT) trong một bài viết
gần đây đã nhận đình rằng "Khác với các lô dầu khí mà CNOOC đã mời thầu
năm 2010 và 2011, các lô mới này không nằm hoàn toàn trong các vùng biển đang
tranh chấp tại biển Đông" và "các công ty nước ngoài có thể sẽ không
hợp tác với CNOOC đầu tư vào các lô đang tranh chấp".
Rõ
ràng, đây là một nước cờ mà Trung Quốc liên tục đẩy mạnh thực hiện từ khi công
bố "đường lưỡi bò" năm 2009 đến nay. Mục đích là để thâu tóm tất cả
các khu vực trong "đường lưỡi bò" vốn không hề tranh chấp trở thành
vùng tranh chấp. Sau đó sẽ đòi hỏi trên bàn đàm phán.
Từ
xưa nay, hầu hết các cuộc đàm phán chủ quyền đều giống như các cuộc "trả
giá" mà không bên nào có thể lấy hết các lợi ích và cũng không bên nào
chịu tất cả thiệt hại, chỉ là "cò cưa thêm một bớt hai". Nhưng cũng
không thể "ăn không nói có", thích chỉ đâu thì chỉ. Cho nên, Trung
Quốc mới phải đưa ra các tuyên bố phi lý và ngang ngược nhằm vơ vào càng nhiều
vùng tranh chấp càng tốt để ít ra mười vùng tranh chấp cũng được hai, ba vùng.
Còn với những vùng không giành được thì cũng có thể yêu cầu "gác tranh
chấp, cùng khai thác" như chủ trương nhất quán của Trung Quốc gần 30 năm
nay.
Thứ
hai, đây là phép thử mà Trung Quốc nhắm tới các nước khác vì hiệu quả của các
biện pháp này phụ thuộc rất lớn vào phản ứng của cộng đồng quốc tế. Nếu các
nước có tranh chấp phản ứng thì Trung Quốc đơn giản là bỏ ngoài tai. Các nước
trong khu vực đồng loạt phản ứng thì Trung Quốc sẽ tổ chức hội đàm song phương
và đa phương để xoa dịu. Còn nếu cộng đồng quốc tế và các nước lớn cùng phản
đối thì Trung Quốc sẽ tạm dừng lại, "chờ thời" rồi tiếp tục âm thầm
thực hiện.
Nhưng
phép thử này không hoàn toàn chỉ là "chờ đợi" phản ứng của cộng đồng
quốc tế mà nếu các nước trong khu vực manh động, để xảy ra xung đột do bị khiêu
khích thì Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội để lấy cớ gây tranh chấp và xâm chiếm,
lúc đó các nước khác muốn giành lại cũng khó vì "sự đã rồi", đúng như
nguyện vọng của Trung Quốc.
Giàn khoan mỏ dầu Bạch Hổ
của Việt Nam - Ảnh: PVN.
Tựu
chung các phép thử này tiệm cận một biến số: nếu chỉ mỗi Việt Nam hay
Philippines phản đối, Trung Quốc sẽ bỏ ngoài tai. Nếu các nước ASEAN đứng về
phía Việt Nam và Philippines thì Trung Quốc sẽ đưa ra các biện pháp xoa dịu
bằng các cuộc hội đàm đa phương, hay song phương với từng quốc gia và thể hiện
thái độ hợp tác. Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là phản ứng của Mỹ và đồng minh.
Nếu
Mỹ thể hiện thái độ sẵn sàng can thiệp và đứng về phía ASEAN cũng như Việt Nam
hay Philippines để yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế thì hầu như
Trung Quốc sẽ phải dừng lại. Nếu không vấp phải bất kỳ sự phản kháng trong khu
vực hay phản đối từ các nước lớn và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc sẽ có thể
tiếp tục sử dụng chiến thuật này với các nước khác ở khu vực tranh chấp.
Giải
quyết khó khăn quốc nội bằng chiêu bài thống nhất dân tộc, phản ứng lại với
việc Mỹ tái cân bằng lực lượng, Việt Nam thông qua Luật Biển hay Philipinnes
dựa vào thế lực bên ngoài để "thách thức" Bắc Kinh, các quan điểm về
động thái mới của Trung Quốc tại biển Đông đang phân ra thành nhiều nhánh. Điều
này cũng tương tự như nhiều luồng ý kiến trái chiều trong lòng nội bộ nước này
khi có nhóm đòi "không thể mãi dấu mình chờ thời tự làm tê liệt mình"
hay "phải dạy cho Việt Nam và Philipines một bài học để phá vỡ thế bế tắc
ở Nam Hải".
Ngược
lại có quan điểm của các học giả Trung Quốc đòi hỏi cần đặt lại vấn đề pháp lý
"đường lưỡi bò" xem nó là thế mạnh hay chỉ làm Trung Quốc suy yếu
hơn, cũng như cách hành xử của nước này tại biển Đông, có thể giúp giành thêm
lợi ích hay chỉ càng khiến cho cộng đồng quốc tế phản đối và cô lập Trung Quốc?
Chủ
quyền quốc gia là thiêng liêng, bảo vệ lợi ích quốc gia là chính đáng, nhưng
giành lấy chủ quyền hay cướp đi lợi ích của nước khác bằng phương pháp "bá
quyền" thì không có lý do nào chấp nhận được.
Lịch
sử Trung Quốc từng thấm nhuần bài học giữa "vương" và "bá".
Tấm gương của Mỹ tại Iraq trong tư thế ồ ạt về "cơ bắp" vẫn không thể
quy thuận lòng người về một mối. Cơ chế sức mạnh luôn tồn tại hai mặt âm và
dương, thiện và ác, tích cực, nhưng cũng lắm hiệu ứng xấu không thể kiểm soát.
Có
được đồng thuận từ cộng đồng - cả bên trong, lẫn bên ngoài- sẽ làm cầu nối cho
sức mạnh thăng hoa. Ngược lại, đề cao sức mạnh cơ bắp bằng các chiêu bài nghịch
với "lòng người" chỉ dẫn đến phản ứng ngược, chuốc lấy thất bại không
tránh khỏi. Nhất là khi quá trình phát triển, hiện đại hóa của Trung Quốc đang
ở khúc quanh.
Một
biện pháp dung hòa để cân bằng nhiều lợi ích đang di chuyển song song một lúc
đang cần được Bắc Kinh tính toán lại trước khi các nhóm diều hâu-hiếu chiến đẩy
bàn cờ đi xa tầm kiểm soát.
Vũ Thành Công-Nguyễn Thế Phương
*****
Trung Quốc: Hợp tác hay bị 'ra rìa'?
Đất Việt Online - 06/07/2012
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Việt Nam thuộc Học viện
Quốc phòng Australia đã có bài viết đăng trên The Wall Street Journal, bàn về
ngoại giao quốc phòng của Việt Nam.
Đất Việt xin giới thiệu với
các bạn bài viết này:
Sự cứng rắn của Trung Quốc trong thời gian gần đây tại khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á đã tạo động lực cho quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ. Cả hai nước đều có chung mong muốn ngăn chặn Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào muốn thâu tóm tuyến đường thương mại chiến lược trên biển cũng như giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thông qua vũ lực.
Năm 2009, Việt Nam đã bắt đầu tham gia vào một trò chơi khá nhạy cảm khi cho rằng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực là hợp pháp. Cũng trong năm đó, các quan chức quốc phòng Việt Nam tới thăm tàu USS John C. Stennis để quan sát các chuyến bay của Hải quân Mỹ trong khu vực biển Đông.
Cuối năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã ghé thăm Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ tại Hawaii khi trên đường bay đến Washington và chụp ảnh lưu niệm trên một chiếc tàu ngầm của Hải quân Mỹ.
Sự cứng rắn của Trung Quốc trong thời gian gần đây tại khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á đã tạo động lực cho quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ. Cả hai nước đều có chung mong muốn ngăn chặn Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào muốn thâu tóm tuyến đường thương mại chiến lược trên biển cũng như giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thông qua vũ lực.
Năm 2009, Việt Nam đã bắt đầu tham gia vào một trò chơi khá nhạy cảm khi cho rằng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực là hợp pháp. Cũng trong năm đó, các quan chức quốc phòng Việt Nam tới thăm tàu USS John C. Stennis để quan sát các chuyến bay của Hải quân Mỹ trong khu vực biển Đông.
Cuối năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã ghé thăm Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ tại Hawaii khi trên đường bay đến Washington và chụp ảnh lưu niệm trên một chiếc tàu ngầm của Hải quân Mỹ.
Tàu sân bay USS John C.
Stennis
Mối
quan hệ của 2 bên tiếp tục được tăng cường khi năm 2010 xưởng đóng tàu của Việt
Nam đã sửa 2 chiếc tàu chỉ huy vận tải quân sự của Mỹ. Nhân dịp kỉ niệm 15 năm
thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Dịp này, tham tán công sứ Việt
Nam tại Washington đã đến thăm tàu sân bay USS George H.W. Bush đang neo đậu
tại Norfolk. Ngay sau đó, các quan chức quân sự và chính quyền Đà Nẵng đã thăm
tàu USS George Washington để chứng kiến các hoạt động quân sự của tàu này trong
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại biển Đông.
Cùng
thời gian, Việt Nam và Mỹ còn tiến hành diễn tập quân sự chung trên biển. Tàu
Hải quân Việt Nam không tham gia vào cuộc diễn tập. Thay vào đó, cuộc diễn tập
thực hiện ngay trên tàu Mỹ khi nó neo đậu tại cảng Đà Nẵng. Đây là một phần
trong chương trình thăm viếng hàng năm bắt đầu từ năm 2003. Cuộc diễn tập chỉ
bao gồm việc huấn luyện phi tác chiến như kiểm soát thiệt hai, tập trận tìm
kiếm và cứu nạn, trao đổi kỹ năng làm bếp trên tàu.
Tuy
có vẻ không quan trọng nhưng những lần diễn tập chung thế này lại rất cần thiết
thực trong việc xây dựng lòng tin. Hiện giờ Việt Nam và Mỹ cùng bàn luận để đưa
ra một chương trình luyện tập giúp nâng cao tính chuyên nghiệp cho Quân đội
Nhân dân Việt Nam. Trong tương lai, cả 2 sẽ hợp tác trong xây dựng năng lực
hoạt động tại những lĩnh vực đặc biêt như gìn giữ hòa bình, an ninh môi trường,
phối hợp tìm kiếm và cứu nạn cũng như ứng phó với các thảm họa trong khu vực.
Có thể là Việt Nam sẽ đưa các sĩ quan của mình sang học tập và huấn luyện tại
các trường cao đẳng và học viện quân sự tại Mỹ.
Việc
Việt Nam sẵn lòng hợp tác vơi Mỹ cũng một phần bởi họ muốn nâng cao năng lực
quân sự và tính chuyên nghiệp cho quân đội nước mình để có thể giữ vai trò quan
trọng hơn trong việc đảm bảo an ninh khu vực. Về phía Mỹ, các quan chức quân sự
Mỹ sẽ cố gắng thúc đẩy mối quan hệ với các bạn đồng nhiệm Việt Nam để đôi bên
có thể hiểu nhau hơn và tăng cường được mối quan hệ hợp tác trong tương lai.
Việc
làm ấm mối quan hệ quân sự với Mỹ cũng phù hợp với sách lược ngoại giao quốc
phòng của Hà Nội. Việt Nam đã có mối quan hệ lâu đời với Nga và Ấn Độ. Hà Nội
cũng có chương trình hợp tác với Australia từ năm 1999. Theo đó, Australia giúp
Việt nam đào tạo hơn 150 sĩ quan. Hiện Việt Nam cũng đẩy mạnh quan hệ quân sự
với Pháp.
Mối
quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng có vai trò quan trọng không
kém mối quan hệ quân sự Việt - Mỹ. Cả 2 nước đã tiến hành 9 cuộc tuần tra chung
tại Vịnh Bắc Bộ từ năm 2006. Năm 2010, hai bên đã tiến hành cuộc diễn tập tìm
kiếm và cứu nạn chung trên biển lần đầu tiên. Tàu của Hải quân Trung Quốc đã 3
lần thăm cảng Việt Nam và năm 2010, Hải quân Việt Nam lần đầu sang thăm Trung Quốc.
Việc
Mỹ nối lại hợp tác với Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác như Indonesia
không thể coi là một chiến lược nhằm kiềm chế Trung Quốc. Tổng thống Obama muốn
cho mọi người thấy Mỹ họ có trách nhiệm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và
sẵn sàng hợp tác với các nước trong khu vực, kể cả Trung Quốc để duy trì an
ninh tại đây. Các quan chức quân sự Mỹ vẫn kêu gọi Trung Quốc nối lại mối quan
hệ hợp tác quân sự. Trước quan hệ Việt – Mỹ, Trung Quốc phải quyết định liệu họ
có muốn hợp tác với cả hai quốc gia, nâng cao năng lực trong việc giải quyết
những thử thách an ninh mới nổi hoặc bị “ra rìa” trong xu thế hợp tác an ninh
biển.
*****
Ruột đau chín khúc
Nguyễn
Xuân Nghĩa -
Việt Tribune Ngày 120720
Bauxite Việt Nam –
23-7-2012
* Những nghịch lý của tham vọng
bành trướng *
Đang chuyển mình từ một cường quốc đại lục thành cường quốc hải
dương, Trung Quốc gặp rất nhiều mâu thuẫn.
Ngay từ năm 1947,
Trung Hoa Quốc dân đảng đã vẽ bản đồ 11 khúc để đòi chủ quyền của Trung Hoa Dân
Quốc trên các quần đảo ngoài khơi biển Hoa Nam (biển Nam Hải, hay Nam Trung
Quốc hải hay South China Sea, tức là Biển
Đông của Việt Nam). Khi ấy, các nước Đông Nam Á còn
dồn trọng tâm vào việc tranh đấu cho độc lập nên không có phản ứng. Tầm nhìn
quá ngắn!
Các nước cũng
chẳng có phản ứng khi Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc ra đời từ năm 1949, thay
Quốc dân đảng làm chủ Hoa lục và vẽ thành bản đồ chín khúc để đòi chủ quyền của
mình và chính thức công bố từ năm 1953. Khi ấy, các nước Đông Nam Á cũng chẳng
có phản ứng, nhiều nước còn nương tựa vào đảng Cộng sản Trung Hoa để giành độc
lập! Tầm nhìn tai hại ...
Ngày nay, toàn
khu vực Đông Nam Á bị kẹt trong vụ tranh chấp về chủ quyền do Trung Quốc gây
ra. Nhưng kẹt nhất không phải là các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Phi Luật
Tân, Mã Lai Á (Malaysia) hay Brunei - hoặc Đài Loan ở phía Bắc.
Kẹt nhất chính là
Trung Quốc. Vì sao lại có nghịch lý đó?
*****
Xưa nay, Trung
Quốc là đại cường lục địa, với mối quan tâm về an ninh tập trung vào đất liền
và những đe dọa ở bên trong. Qua ngần ấy cuộc xung đột trong lịch sử với Việt
Nam, hay Chiêm Thành, Triều Tiên và Nhật Bản của các triều Tống, Nguyên Mông,
Đại Minh hay Mãn Thanh, thật ra Trung Quốc đều bị đánh bại trong các trận thủy
chiến.
Mâu thuẫn đầu
tiên của cường quốc này là có bờ biển rất dài, trải dọc từ Hoàng Hải bên bản
đảo Triều Tiên xuống tới Vịnh Bắc Việt, mà lại không kiểm soát được vùng biển
cận duyên và thường chỉ giữ thế phòng thủ. Nguyên nhân chính là mối nguy cho
Trung Quốc không đến từ biển Đông những ngả giao lưu cần thiết cho kinh tế đều
nằm trong đất liền. Thứ nữa, tình trạng phân hóa và cát cứ khiến lãnh đạo xứ
này phải ưu tiên thống nhất được nội tình trên một lãnh thổ bát ngát.
Sau các trường
hợp bị khuất phục vì thủy chiến với Nga, Nhật hay các cường quốc Âu Châu vào
đời Thanh, lãnh đạo Trung Quốc vẫn phải ưu tiên củng cố hệ thống cai trị ở bên
trong.
Ngày nay, Trung
Quốc đang ra khỏi mâu thuẫn truyền thống đó và muốn kiểm soát được vùng biển
cận duyên nhờ sức mạnh hải quân thì lại gặp nhiều mâu thuẫn khác.
*****
Sau khi cải cách
từ năm 1979, Đặng Tiểu Bình ưu tiên giải quyết các vấn nạn kinh tế và chính trị
bên trong để ra khỏi khủng hoảng xây dựng lực lượng. Với bên ngoài, ông chủ
trương "thao quang dưỡng hối" nhằm che giấu sức mạnh sau chiến lược
hòa dịu với các nước Đông Nam Á: hãy tạm gác một bên những tranh chấp về chủ
quyền để cùng hợp tác và khai thác tài nguyên chung ở ngoài khơi. Năm chục năm
nữa nói chuyện cũng chưa muộn.
Nôm na thì "cái
gì của ta là của ta – cái gì của người thì đôi ta cùng khai thác".
Trong chiến lược
âm nhu đó, lãnh đạo Bắc Kinh khéo áp dụng thủ thuật "bẻ đũa từng
chiếc": đàm phán song phương với từng nước để tránh phản ứng tập thể, một
chiến tuyến chung của các nước Đông Nam Á. Tính toán ở đây là 50 năm sau thì
Trung Quốc đã có thực lực khác nên khỏi cần đàm phán hay thương thuyết gì cả.
Quả nhiên là
trong hai chục năm liền, dù có tranh chấp hay xung đột nhỏ ở ngoài khơi, kể cả
với Việt Nam vào năm 1988, chiến lược hòa dịu hình thức vẫn được áp dụng. Nhưng
ngày nay đề nghị "hãy cùng phát triển khu vực có tranh chấp" không
đem lại kết quả dự tính. Sau khi tham gia trò chơi đó trong các năm 2004-2005,
Phi Luật Tân rồi Việt Nam cũng đành duỗi ra.
Lý do là một mâu
thuẫn bất ngờ khác.
Hải quân Trung
Quốc lớn mạnh cùng nhu cầu kiểm soát các dòng hải lưu để bảo vệ luồng vận
chuyển hàng hóa cho một nền kinh tế đã mở ra ngoài và lệ thuộc vào thị trường
quốc tế khiến các nước đều e ngại. Quy tắc ứng xử ngoài biển Đông ký kết với
Hiệp hội ASEAN 10 quốc gia Đông Nam Á vào năm 2002 vẫn không trấn an được.
Đã thế, khi Hoa
Kỳ vướng bận vào cuộc chiến chống khủng bố từ 2001, lãnh đạo quân sự Trung Quốc
còn nhìn ra cơ hội bành trướng và dẫn tới phản ứng ngược: các quốc gia Đông Nam
Á đều kêu gọi Hoa Kỳ trở lại giữ thế đối trọng với đà bành trướng của Trung
Quốc. Mà không chỉ các nước Đông Nam Á đang có tranh chấp về chủ quyền trên
vùng biển chín khúc của Trung Quốc.
Cái lưỡi bò chín
khúc của Trung Quốc khiến cho chín quốc gia cùng nhìn thấy một mối nguy. Đó là
Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, Ấn Độ, Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai Á, Brunei và cả
Đài Loan. Ngần ấy quốc gia đều trông đợi vào phản ứng của Hoa Kỳ, nay đã xác
định vai trò cường quốc Á Châu và nhấn mạnh đến nhu cầu bảo vệ quyền tự do lưu
thông ngoài biển.
*****
Chúng ta đi tới
các bài toán hiện tại của Bắc Kinh, trong giai đoạn mà tiến thoái gì cũng bất
tiện.
Từ chiến lược
không can dự vào nội tình xứ khác, lãnh đạo Bắc Kinh đang ráo riết mua chuộc,
uy hiếp hay lũng đoạn từng nước. Nghĩa là chứng tỏ bản chất đế quốc của một
nước vẫn đề cao tinh thần "quật khởi hòa bình" để ra khỏi tình trạng
lạc hậu.
Lập luận truyền
thống của mấy chục năm qua, rằng Trung Quốc là một nước kém phát triển, nạn
nhân của liệt cường và nay đang cố gắng công nghiệp hoá trong tinh thần hiếu
hòa, lập luận đó đã hết công hiệu. Và trên các diễn đàn quốc tế lẫn trong dư
luận các nước kém phát triển Á, Phi hay Trung Nam Mỹ, Trung Quốc có bộ mặt thực
dân đế quốc. Đấy là một bài toán về lý luận với hậu quả phản tuyên truyền. Đó
là bài toán thứ nhất.
Chuyện thứ hai,
chiến lược đối thoại song phương để bẻ đũa từng chiếc cũng thất bại và khi Bắc
Kinh chuyển qua giải pháp đối thoại quốc tế thì gặp kết quả trái ngược.
Người ta cứ nói
đến phản ứng của Cam Bốt trong hội nghị tuần trước của khối ASEAN khi tránh nêu
vấn đề tranh chấp ngoài Đông hải và coi đó là một thắng lợi của Bắc Kinh -
chiếc đũa Cam Bốt đã gẫy.
Thật ra, nhận
thức của các nước về lập trường ngoại giao của Bắc Kinh đã xoay chuyển. Thế
giới thấy Trung Quốc dùng thủ thuật song phương để lũng đoạn từng nước, đến khi
bước vào giải pháp đối thoại đa phương trên các diễn đàn quốc tế, cường quốc
này có chủ đích phá hoại. Càng dùng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên
hiệp quốc để bênh vực Iran hay Syria, hoặc có lập trường ngoại giao nhằm bao
che cho Bắc Hàn, Sudan hay Venezuela, Bắc Kinh càng cho thấy Trung Quốc không
là một cường quốc hữu trách và biết điều. Đấy là bài toán thứ hai.
Sau hai chục năm
chỉ nhìn thấy quyền lợi của mình trong mối quan hệ với các nước và bị bất ngờ
khi các chế độ thân hữu bỗng dưng sụp đổ, Bắc Kinh đang muốn xoay qua một đường
lối chủ động và tích cực hơn.
Lãnh đạo Bắc Kinh
đã bị bất ngờ tại Sudan, khi thân chủ bị xé làm hai, với sự xuất hiện của Cộng
hoà Nam Sudan trên một vùng đất nhiều tài nguyên và được Tây phương bảo vệ. Bắc
Kinh cũng bị bất ngờ khi chế độ độc tài Muamar Ghaddafi bị sụp đổ tại Libya.
Những trường hợp trở tay không kịp như vậy xảy ra nhiều hơn là chúng ta nghĩ.
Ngày nay, Bắc Kinh đang muốn chuyển qua chiến lược khác, là chủ động xử lý các
hồ sơ liên quan đến quyền lợi của mình thay vì mơ hồ đề ra những nguyên tắc
chung chung.
Kết quả là không chỉ nói về "cửu đoạn
tuyến" ngoài Đông Hải, Bắc Kinh chủ động trưng bày sức mạnh. Cùng với việc
nâng cấp hành chính cho Tam Sa, Trung Quốc đưa tàu ngư chính và hải đội của
mình vào vùng tranh chấp với Phi Luật Tân và Việt Nam, xẵng giọng với Nhật Bản
vì hồ sơ Điếu Ngư Đài (Senkaku của Nhật). Hậu quả của sự chuyển hướng chủ động
ấy là gây hấn với mọi quốc gia và càng khiến Hoa Kỳ có lý do chính đáng để xác
định vị trí và sức mạnh trên vùng biển Thái Bình Dương, từ Đông Bắc Á xuống
Đông Nam Á. Đấy là bài toán thứ ba.
Trên toàn cảnh,
lãnh đạo Bắc Kinh còn thấy mình thất thế do chiến lược "vô tư trung
lập".
Đặng Tiểu Bình từ
bỏ chủ trương cách mạng toàn cầu và thường trực của Mao Trạch Đông và chấm dứt
yểm trợ các phong trào cộng sản trên thế giới, nhất là tại Á Châu. Ông còn tích
cực hơn vậy khi đưa ra lập trường trung lập: Trung Quốc không can dự vào tranh
chấp của các nước, không liên minh với một phe để tấn công một phe thứ ba, và
giữ thái độ vô tư với mọi phe.
Trong khi ấy, Hoa
Kỳ tích cực phát triển quan hệ với một chuỗi quốc gia bán đảo, hải đảo hay quần
đảo chung quanh lãnh thổ Trung Quốc, từ Nam Hàn, Nhật Bản đến nhiều nước Đông
Nam Á qua tới Ấn Độ dương và Úc Đại Lợi. Kết cuộc thì Bắc Kinh thiếu bạn mà Mỹ
lại có nhiều đồng minh! Lãnh đạo Bắc Kinh phải tính lại.
Trung Quốc bắt
đầu xuất hiện như một đối tác đáng tin của quốc tế khi cần ngăn ngừa hải tặc
hay khủng bố và tìm cách hợp tác với các nước, từ nhóm ASEAN+3 (với Nam Hàn và
Nhật Bản), đến Pakistan và cả Ấn Độ. Nhưng làm sao xây dựng được sự khả tín với
các nước khi Bắc Kinh cũng chủ động can thiệp và xác định sức mạnh của mình
trong khu vực có tranh chấp? Đấy là bài toán thứ tư.
Chúng ta không
đánh giá thấp trình độ tư duy và khả năng biến báo của lãnh đạo Bắc Kinh, nhưng
có thể tự hỏi vì sao họ rơi vào những mâu thuẫn khó gỡ và nay đang gặp bốn bài
toán kể trên? Một giải đáp cho tình trạng tiến thoái lưỡng nan này có thể tìm
thấy ở bên trong nội tình Trung Quốc.
*****
Lãnh đạo Bắc Kinh
muốn áp dụng giải pháp ôn nhu để mời các nước – và doanh nghiệp quốc tế - cùng
hợp tác và phát triển. Trong hợp tác, họ muốn các nước ít nhiều công nhận chủ
quyền của Trung Quốc trên các vùng tranh chấp. Kết quả xảy ra trái ngược với dự
tính: các quốc gia đều nghi ngờ và phản đối. Nhiều nước đối tác đã xoay ngược
lập trường, như Phi Luật Tân dưới sự lãnh đạo của một Tổng thống khác, chứ
không dễ mua dễ bảo như Gloria Macapagal-Arroyo.
Khi xẵng giọng và
dùng sức mạnh quân sự bù đắp cho thế yếu về ngoại giao, nghĩa là tự lột trần
bản chất bành trướng, Trung Quốc chỉ lung lạc nổi các nước nhỏ và yếu, ở ngoài
vòng tranh chấp – như Lào hay Cam Bốt – nhưng gây phản ứng mạnh từ các nước
khác.
Khi cần xoa dịu
dư luận quốc tế và trở lại luận điệu ôn hoà thì lãnh đạo Bắc Kinh gặp phản ứng
từ bên trong: ngư phủ Trung Quốc liều lĩnh lấy những rủi ro có thể dẫn tới xung
đột và các tướng lãnh lại nhân cơ hội nhấn tới.
Trong khi chuẩn
bị Đại hội 18 để đưa một thế hệ mới lên lãnh đạo Trung Quốc, đảng Cộng sản
Trung Hoa cần xoa dịu sự bất mãn lan rộng của quần chúng bằng lý luận dân tộc
cực đoan và bằng tư thế cường quốc trước diễn đàn quốc tế. Đồng thời, ngần ấy
phe đang vận động ngầm ở bên trong để củng cố thế lực sau Đại hội 18 đều cần
tới hậu thuẫn của quân đội. Và để các tướng lãnh lên giọng đề cao giải pháp bá
quyền nước lớn!
Chính là những
bất trắc nội bộ trong giai đoạn giao thời này, khi Bắc Kinh phải chuyển hướng
đối ngoại, mới khiến Trung Quốc lâm thế kẹt. Bung ra thì bị thiên hạ tri hô và
chặn cửa, thu vào thì gặp sự chống đối ở bên trong! Đi vào húng hắng, đi ra vội
vàng ...
N. X. N.
Nguồn: dainamaxtribune.blogspot.com
*****
Trung Quốc với tham vọng bá chiếm tài nguyên biển
-
23-7-2012
Để duy
trì vị thế chính trị đang lên trên trường quốc tế, Bắc Kinh phải đẩy mạnh tốc
độ tăng trưởng kinh tế như trong thời gian vừa qua. Điều này đòi hỏi một lượng
tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, Trung Quốc phải
vươn ra biển. Dưới đây là bài viết của nhà nghiên cứu Kailash K. Prasad, thuộc
Nhóm chính sách Dehli (Dehli Policy Group) đăng trên The National Interest của
Ấn Độ số
ra ngày 6/7 vừa qua.
Đảng cộng sản
Trung Quốc (CCP) đã giành được uy tín lớn từ việc đảm bảo cho sự tăng trưởng
kinh tế một cách vượt bậc. Sự phát triển nhanh chóng này dựa chủ yếu vào nguồn
tài nguyên thiên nhiên, những người đánh giá cao thành tựu của CCP cũng không
thể không tính đến sự đảm bảo một dây chuyền cung cấp năng lượng để duy trì vị
thế chính trị hiện đang lên cao nhất như hiện nay. Và điều này dẫn đến việc Bắc
Kinh đã yêu cầu lượng dầu mỏ, kim loại và khoáng sản nhiều hơn số lượng mà họ
hiện sở hữu, khiến quốc gia này phải ôm tham vọng vươn ra biển xa.
Vì Trung Quốc
xây dựng tổ hợp kinh tế có lợi ích chiến lược tại châu Phi và Trung Đông do vậy
vấn đề tự do của ngành hàng hải thông qua Ấn Độ Dương và nhiều nơi tại Thái
Bình Dương sẽ là mối quan tâm lớn nhất của Bắc Kinh. Không có gì là ngạc nhiên
khi nước này lo lắng về việc chia sẻ trách nhiệm an ninh hàng hải gần biên giới
với họ.
Khi xem xét đến
sức mạnh tương đối của đội tuần tra biển, chủ yếu là sự tham gia của Nhật và
Mỹ, Trung Quốc lo ngại rằng trong thời điểm khủng hoảng việc tiếp cận đường vận
tải biển quan trọng sẽ bị ngăn chặn. Hoặc tồi tệ hơn Bắc Kinh có thể buộc phải
thỏa hiệp về mặt chủ quyền đối với những khu vực mở rộng mà lịch sử cho rằng đã
có từ trước nhưng chưa được luật pháp quốc tế cho phép.
Trước đây,
Trung Quốc đã nỗ lực hết sức để thực hiện tham vọng có thể thống trị vùng biển.
Xét tương quan lực lượng hiện có trên vùng biển trên ta thấy. Tổng trọng lượng
của hạm đội tàu lớn nhất thế giới gồm 21 chiếc là 6.75 triệu tấn. Trừ trọng tải
đội tàu của Mỹ thì đội tàu còn lại của thế giới chiếm 46% và rơi vào khoảng 3.63
triệu tấn. Nếu tính về trọng lượng cũng như số lượng, thì số tàu Mỹ hiện có
cũng không hẳn đã vượt trội. Trên thực tế, sau 3 thập kỷ hiện đại hóa ngành
hàng hải một số tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và có khả năng tấn công bằng vũ
khí hạt nhân của Trung Quốc còn lạc hậu hơn so với của các tàu khác trên thế
giới. Họ mới đang học cách sử dụng tên lửa đạn đạo chống tàu ngầm (ASBM). Chỉ
có hệ thống ASBM mới mang lại cho Trung Quốc khả năng cạnh tranh.
Báo cáo của Bộ
quốc phòng Mỹ cho biết phạm vi hoạt động của tên lửa này có thể bay xa 1,000
dặm (1 dặm bằng 1.6 km). Ngay cả khi máy bay chiến đấu trang bị cho hải quân
thế hệ mới không thể quay trở lại tàu sâu bay nếu chúng được phóng xa hơn so
với mục tiêu ban đầu là 600 dặm thì vẫn có thể ngăn chặn sự tiếp cận của đối
phương từ bờ biển phía Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong tương lai gần,
tham vọng vươn ra biển xanh dường như không thể đạt được. Một tàu sân bay vừa
được nâng cấp từ thời kỳ Liên Xô cũ, vài tên lửa đạn đạo chống tàu ngầm và một
vài tàu ngầm hạt nhân sẽ không cho phép Lực lượng hải quân quân đội giải phóng
nhân dân (PLAN) tiến hành diễn tập ngoài khơi bờ biển nước này, thậm chí ngay
khi thủy thủ Trung Quốc có thể điều khiển được con tàu mới của họ.
Phần lớn hoạt
động của PLAN là ngăn chặn sớm nên tác động chủ yếu của nó là mang lại lợi ích cho
đất liền. Hạm đội tàu lớn nhất là Song, Ming và Romeo đều là tàu ngầm hoạt động
bằng động cơ điện diesel, bến tầu tiếp đất và vũ khí tầm ngắn khác cũng như vũ
khí được trang bị trên bờ sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn của các quốc gia lân cận
đặc biệt là vũ khí tương thích hơn với Trung Quốc và Mỹ.
Trung Quốc cũng
rất mong muốn các quốc gia láng giềng chung đường biển đi theo chiến lược hiện
đại hóa hải quân. Sự ủng hộ như vậy là rất cần thiết sau khi có sự tổn thất rõ
ràng ở Burma - vốn là hành lang năng lượng thay thế của Trung Quốc và điều này
làm cho một số người ở Bắc Kinh suy nghĩ một cách thận trọng về việc thiết lập
mối quan hệ tinh tế, và "xa xỉ" để đảm bảo cho nguồn tài nguyên của
mình.
Nếu Trung Quốc
có thiên hướng về việc tiếp tục chạy đua vũ trang theo kiểu sự kiện đã nhận
thấy trên đảo Scarborough phần nhiều sẽ khó có thể thúc đẩy được tham vọng về
mặt hải quân của mình. Lực lượng ở xa hơn như Ấn Độ và Australia phải đối mặt
với lực lượng PLAN được trang bị nhiều hơn. Lời hùng biện từ Trung Quốc sẽ cung
cấp một ít sự bảo đảm. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng nhận ra rằng tốt hơn là họ nên
cân bằng sự đối trọng với năng lực đang phát triển của Trung Quốc về hải quân
thay cho việc các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh sẽ không hành động theo
sự bất mãn của họ trên thực tế. Australia cũng bắt đầu giai đoạn hiện đại hóa
tàu ngầm với trị giá lên đến 40 tỷ USD. Ấn Độ gần đây cũng đã nhận đợt giao
hàng 1 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên Akula của Nga
và hiện cũng đang xây dựng tàu ngầm bằng năng lượng hạt nhân của chính nó và
tàu sân bay khác. Nhật Bản đang khuếch trương hạm đội tàu ngầm lần đầu tiên
trong 36 năm qua. Hàn Quốc cũng đang hiện đại hóa lực lượng hải quân và lục
quân của họ.
Cái giá của
việc tính toán sai lầm là rất cao và nó cũng rất khó để nhận ra môi trường như
vậy sẽ không có lợi cho Trung Quốc. Về mặt hình thức, lực lượng hải quân mạnh
sẽ cho phép Bắc Kinh giảm gánh nặng trong việc chạy đua. Tuy nhiên, nếu việc
hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc buộc các nước trong khu vực cũng phải hiện
đại hóa và nếu một số nước làng giềng mạnh hơn trong khu vực có khả năng sánh
kịp Trung Quốc thì rất khó để nhận thấy lợi thế của PLAN trong việc đạt được
mục tiêu dài hạn và sự thống trị ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương khó có thể đạt
được. Bất kể sự thua kém nào của Trung Quốc sẽ khiến Bắc Kinh dễ tổn thương và
bị cô lập hơn với một sân sau đầy sự nghi ngờ và cạnh tranh.
Hằng Linh theo The National Interest
*****
Sự hoang tưởng về chủ quyền của TQ
Đất Việt Online - 25/07/2012
Yêu sách
hết sức phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông cùng luận điệu tuyên truyền ngụy
tạo chứng cứ đang khiến nhiều người liên tưởng đến câu nói nổi tiếng của Joseph
Goebbels, Bộ trưởng Tuyên truyền của Đức Quốc xã.
Goebbels nói rằng:
"Nếu nói dối đủ to và cứ tiếp tục lặp đi lặp lại lời dối trá của mình,
quần chúng rồi sẽ tin vào lời dối đó”. Đó là thủ thuật nói dối đúng lúc, nói
dối nhiều lần với tham vọng bá quyền độc chiếm Biển Đông. Diễn biến phức tạp
trên Biển Đông cùng bản chất ngụy tạo chứng cứ thô thiển về chủ quyền lãnh thổ
theo kiểu "biến không thành có”, biến vùng không tranh chấp trở thành vùng
tranh chấp của Trung Quốc đang làm cho nhu cầu của chính người dân Trung Quốc
muốn hiểu rõ sự thật lịch sử trở nên bức thiết. Lịch sử Trung Quốc hiển nhiên khẳng
định lãnh thổ quốc gia này không hề có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
(thuộc chủ quyền của Việt Nam). Lãnh thổ Trung Quốc qua các triều đại được ghi
dấu bằng các bản đồ như "Hoàng triều dư địa toàn đồ” (1728-1729),
"Hoàng triều nhất thống dư địa toàn đồ” (1894), và "Hoàng triều trực
tỉnh địa dư toàn đồ” xuất bản năm 1904 của Trung Quốc được công bố thời nhà
Thanh (do Nhà xuất bản Thượng Hải in năm 1904) là những chứng cứ lịch sử không
thể chối cãi, khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn không thuộc chủ quyền
của Trung Quốc. Nhiều chứng cứ, trong đó có các bản đồ của chính Nhà nước Trung
Quốc công bố với cả thế giới thể hiện rõ ràng cực nam lãnh thổ của quốc gia này
chỉ đến đảo Hải Nam. Cũng như sử sách của Trung Quốc đã khẳng định rõ cực nam của
Trung Quốc là núi Nhai (Nhai Sơn hay Thiên Nhai Sơn) nằm phía nam Nhai Châu
(đảo Hải Nam ngày nay) ở vị trí 18030’ vĩ độ Bắc. Những chứng cứ lịch sử như
vậy không thể xóa bỏ, không thể bị bóp méo nhằm mục đích thực hiện yêu sách
"đường lưỡi bò” phi lý trên Biển Đông. Trong khi đó, ít nhất từ thời Chúa
Nguyễn, Việt Nam đã thực thi chủ quyền thường xuyên và ổn định ở Hoàng Sa và
Trường Sa. Cùng với bản đồ, còn nhiều chứng cứ lịch sử khác khẳng định Hoàng
Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa
Thế nhưng, với yêu sách
hoang đường của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian qua người dân Trung Quốc
chỉ được tiếp cận những chứng cứ ngụy tạo do chính quyền Trung Quốc cố tình đưa
ra. Người dân Trung Quốc không có điều kiện để biết rõ thực chất các chứng cứ
lịch sử - khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt
Nam. Giới trí thức tiến bộ ngay tại Trung Quốc cũng đã phải lên tiếng về chủ
quyền ngụy tạo "biến không thành có” của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và
Trường Sa, với cả "đường lưỡi bò” phi lý chiếm gần trọn Biển Đông. Tuy
nhiên những tiếng nói trung thực đúng đắn ấy ngay "trong lòng Trung Quốc”
vẫn bị trùm phủ bởi luận điệu ngụy biện về chủ quyền qua các kênh truyền thông
ở Trung Quốc. Sự tưởng tượng về chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc thậm
chí còn lọt vào các trang sách giáo khoa giảng dạy ở trường học và nhiều tài
liệu khác. Sự nói dối động trời nếu được lặp đi lặp lại vẫn sẽ có người tin.
Câu chuyện nỗi tiếng "Tăng Sâm giết người” thời Xuân Thu với sự lặp đi lặp
lại những thông tin giả dối đã khiến mẹ của Tăng Sâm tin con mình phạm tội tày
đình - dường như đang được tái lập trong kỹ thuật truyền thông của Trung Quốc
về chủ quyền hoang đường trên Biển Đông. Trung Quốc bị nhiều quốc gia phản đối
khi chính thức đưa ra yêu sách "đường lưỡi bò” bằng Công hàm CML/17/2009
được gửi lên Liên Hợp Quốc ngày 7-5-2009 nhưng Trung Quốc không nêu được cơ sở
pháp lý chặt chẽ nào. Vậy nhưng, quốc gia này vẫn ngông nghênh triển khai các
hoạt động gọi là "chấp pháp trên biển” trong phạm vi "đường lưỡi bò”
phi lý. Trung Quốc đã không ngần ngại gửi các đoàn đến các nước để thuyết trình
với những chứng cứ ngụy tạo về chủ quyền với biển Đông, với Hoàng Sa và Trường
Sa. Bằng cách ấy, Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận lầm tưởng Trung Quốc
có quyền đối với vùng biển mà Trung Quốc đã tuyên bố, nhằm đánh lừa cộng đồng
quốc tế thừa nhận sự tồn tại của "đường lưỡi bò”. Các dữ liệu ngụy tạo
thất thiệt của Trung Quốc đã được kỹ thuật truyền thông tại quốc gia này gieo
vào lòng tin của người dân Trung Quốc về chủ quyền tưởng tượng của họ trên Biển
Đông mà mới nhất là cái gọi là "thành phố Tam Sa” được thành lập. Luận
điệu nói dối đã phát huy hữu hiệu, những viên đạn truyền thông đã bắn vào tâm
tưởng người dân Trung Quốc khiến cho nhiều người trong số họ ngộ nhận rằng Việt
Nam "xâm chiếm” hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trước sự ngụy tạo chứng cứ
tuyên truyền sai trái của Trung Quốc, cộng đồng thế giới rất cần được tiếp cận
các tài liệu về sự thật lịch sử và những căn cứ pháp lý khẳng định chủ quyền
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Dù Việt Nam luôn kiên trì với đường lối hòa
bình, hành xử phù hợp với pháp luật quốc tế, không sử dụng vũ lực, nhưng cần
tăng cường hoạt động chấp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Thiết nghĩ, chân lý sẽ soi sáng khi các vụ việc Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng
chủ quyền của Việt Nam được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, công khai,
khách quan tại Tòa Trọng tài Quốc tế, để cộng đồng quốc tế thấy rõ chủ quyền
không thể tranh cãi của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Chu Ninh/Đại đoàn kết
*****
Trung Quốc đưa tin về bản đồ nhà Thanh
không có Hoàng Sa
Đà
Nẵng Online - Thứ Bảy, 28/07/2012
Báo chí
Trung Quốc đưa tin Việt Nam công bố bản đồ cổ chứng minh chủ quyền của Việt Nam
đối với Hoàng Sa và Trường Sa, nhận được nhiều sự quan tâm theo dõi của người
dân Trung Quốc.
Các cơ
quan truyền thông lớn của Trung Quốc như Sina , Ifeng, Stockstar đưa tin Việt
Nam tìm thấy bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc, chứng minh quần đảo Hoàng Sa
và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam. Nhiều báo khác của Trung Quốc sau đó
đăng tải lại thông tin này.
Bản tin
của đài Phượng Hoàng (Ifeng) tường thuật quang cảnh buổi lễ trao bản đồ cổ
"Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất
nước) do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904 của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng
trao tặng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Ifeng dẫn
nguyên văn lời tiến sĩ Hồng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học
Việt Nam, nguyên trưởng phòng tư liệu thư viện của Viện Hán - Nôm, về giá trị
lịch sử và nội dung không thể chối cãi của bản đồ do chính Trung Quốc thực
hiện.
Tờ
Stockstar và trang tin quân sự của Sina giới thiệu tỉ mỉ về kích thước, lai
lịch của tấm bản đồ, nói rõ bản đồ này xác định đảo Hải Nam là điểm cực nam
lãnh thổ Trung Quốc, có nghĩa là các quần đảo ở Biển Đông như Hoàng Sa, Trường
Sa nằm ngoài lãnh thổ Trung Hoa.
Bài báo
cũng diễn giải đầy đủ các nghiên cứu và phân tích của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng,
nhà sử học Dương Trung Quốc cho hay bản đồ "có yếu tố mới về mặt pháp
lý". Đây là bản đồ được Trung Quốc vẽ theo phương thức hiện đại của phương
Tây, khác với cách vẽ theo cách riêng trước kia, có ghi rõ tọa độ, phù hợp với
ngôn ngữ bản đồ hiện nay.
Đặc biệt,
Stockstar dùng tên gọi theo cách của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa, trong
khi truyền thông Trung Quốc hiếm khi công bố với người dân về cách gọi nào khác
ngoài tên gọi mà nước này đặt ra.
Chỉ trong
chưa đầy hai ngày đăng thông tin về tấm bản đồ này, các video về chủ đề này của
Ifeng và Sina đưa lên trang web đã thu hút gần nửa triệu lượt xem, còn bản tin
phát sóng trên truyền hình và các trang tin khác đưa lại còn thu hút thêm nhiều
người xem khác.
Đây là sự
kiện đáng chú ý trong bối cảnh tình hình tranh chấp trên biển của Trung Quốc
với các nước láng giềng ngày một nóng. Nước này có có những tuyên bố chủ quyền
chồng lấn với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei trên Biển Đông và với
Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Trong khi
một bộ phận người dân Trung Quốc luôn tin rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa là của họ, truyền thông nước này cũng đăng tải các ý kiến nhiều chiều, như
thông tin về bản đồ 1904 này của nhà Thanh, hoặc quan điểm không công nhận
"đường lưỡi bò" như của học giả Lý Lệnh Hoa.
VnExpress
*****
Vì sao Trung Quốc 'ngang nhiên' ở Biển
Đông?
-
30-7-2012
Những diễn biến gần đây ở khu vực tranh chấp Biển Đông
cho thấy Trung Quốc đang theo đuổi một “chuỗi phản ứng quyết liệt” trong cách
tiếp cận ở vùng biển này.
Tác giả bài viết, Stephanie
Kleine-Ahlbrandt, là giám đốc dự án Đông Bắc Á của Nhóm nghiên cứu khủng hoảng
quốc tế.
Bắc Kinh đã phản ứng quyết liệt trong một phép thử diễn ra ở bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines từ đầu tháng 4. Nhân việc Philippines dùng tàu chiến trong vụ việc liên quan tới tàu cá, Trung Quốc đã tận dụng cơ hội để khẳng định chủ quyền của họ với bãi cạn bằng cách triển khai các tàu thực thi pháp luật phi quân sự và cho phép chúng neo đậu lâu dài trong khu vực.
Bắc
Kinh không ngại ngần dùng áp lực kinh tế với Manila khi thắt chặt quy định nhập
khẩu hoa quả nhiệt đới, gây tổn thất khoảng 34 triệu USD cho Philippines.
Bắc Kinh cũng công bố hàng loạt quy định hàng hải mới bao trùm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Khi những quy định ấy còn chưa ráo mực, Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”nhằm thiết lập phạm vi quản lý với một khu vực rộng lớn kể cả những nơi tranh chấp với Việt Nam và Philippines. Đầu tuần này, Bắc Kinh còn cho phép bộ Tư lệnh quân sự Quảng Châu thành lập một đơn vị đồn trú ở “Tam Sa”.
Cũng là một phần của hàng loạt hành động gây hấn, cuối tháng 6, Bắc Kinh quyết định cho phép một trong những tập đoàn dầu khí nhà nước, CNOOC, mời các công ty năng lượng nước ngoài bỏ thầu những dự án cùng thăm dò ở nhiều phần trên Biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Khi Trung Quốc ngày càng lấn lướt trong cuộc chơi, người ta hy vọng các nước ASEAN sẽ thống nhất quan điểm về vấn đề tranh chấp. Nhưng sự thật thì ngược lại. Tại cuộc gặp các ngoại trưởng khu vực diễn ra đầu tháng ở Phnom Penh, Trung Quốc đã tận dụng cơ hội làm yếu đi sự đoàn kết của tổ chức này. Họ dùng ảnh hưởng khiến Campuchia, chủ tịch luân phiên ASEAN, ngăn chặn cuộc thảo luận thực sự có ý nghĩa về tranh chấp ở Biển Đông, thậm chí khiến lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, ASEAN không ra được tuyên bố chung.
Bắc Kinh cũng công bố hàng loạt quy định hàng hải mới bao trùm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Khi những quy định ấy còn chưa ráo mực, Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”nhằm thiết lập phạm vi quản lý với một khu vực rộng lớn kể cả những nơi tranh chấp với Việt Nam và Philippines. Đầu tuần này, Bắc Kinh còn cho phép bộ Tư lệnh quân sự Quảng Châu thành lập một đơn vị đồn trú ở “Tam Sa”.
Cũng là một phần của hàng loạt hành động gây hấn, cuối tháng 6, Bắc Kinh quyết định cho phép một trong những tập đoàn dầu khí nhà nước, CNOOC, mời các công ty năng lượng nước ngoài bỏ thầu những dự án cùng thăm dò ở nhiều phần trên Biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Khi Trung Quốc ngày càng lấn lướt trong cuộc chơi, người ta hy vọng các nước ASEAN sẽ thống nhất quan điểm về vấn đề tranh chấp. Nhưng sự thật thì ngược lại. Tại cuộc gặp các ngoại trưởng khu vực diễn ra đầu tháng ở Phnom Penh, Trung Quốc đã tận dụng cơ hội làm yếu đi sự đoàn kết của tổ chức này. Họ dùng ảnh hưởng khiến Campuchia, chủ tịch luân phiên ASEAN, ngăn chặn cuộc thảo luận thực sự có ý nghĩa về tranh chấp ở Biển Đông, thậm chí khiến lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, ASEAN không ra được tuyên bố chung.
Tàu khu trục số hiệu 560
của Trung Quốc đã mắc cạn trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines
- Ảnh: Getty Images
Ngay khi cuộc gặp ở Phnom Penh kết thúc đáng thất vọng, thì hàng loạt báo chí đã đưa tin về việc một tàu khu trục hải quân Trung Quốc mắc cạn gần bãi Trăng Khuyết - chỉ cách đảo chính Palawan của Philippines 110 km. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, con tàu chỉ thực hiện nhiệm vụ tuần tra thông thường mặc dù nơi mà nó mắc cạn hoàn toàn nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Tàu khu trục này có khả năng là một phần các chuyến tuần tra theo như mô tả của người phát ngôn quân đội Trung Quốc là “sẵn sàng chiến đấu” ở BiểnĐông.
Điều tàu quân sự tới vùng nước tranh chấp cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc đã thay đổi từ việc sử dụng tàu thực thi pháp luật để phản ứng với những sự cố gần đây kiểu như ở bãi cạn Scarborough.
Cách tiếp cận trắng trợn hơn của Trung Quốc có thể được giải thích một phần bằng thực tế là, họ không hài lòng với những gì thu được từ sự thay đổi chiến thuật năm 2011- đặt trọng tâm hơn vào ngoại giao biển tiếp theo những hành động quả quyết.
Chính trị trong nước cũng góp phần vào thái độ của Trung Quốc ở Biển Đông. Trước đó, khi công chúng hoang mang vì bê bối Bạc Hy Lai, thì sự cố ở bãi cạn Scarborough cung cấp cơ hội tiện lợi nhằm tạo ra sự phân tâm, đánh lạc hướng dư luận. Còn giờ đây, Trung Quốc một lần nữa không ngại ngần “khoe cơ bắp” trên biển, một phần cũng bởi thời gian chuyển giao lãnh đạo đã tới rất gần.
Tuy nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc nên cẩn thận vì những gì họ mong muốn. Một cách tiếp cận cứng rắn có thể dễ phản tác dụng. Nó khiến các nước trong khu vực lo ngại và tìm mọi cách “rào giậu” phòng thủ, tự bảo vệ trước một hàng xóm lớn hung hăng. Hơn thế nữa, các tranh chấp lãnh thổ thường đánh thẳng vào cảm giác chủ nghĩa dân tộc - công chúng nổi giận có thể gây áp lực với chính phủ trong những quyết định ngoại giao. Chính phủ Trung Quốc có thể tự mình mắc kẹt ở vị trí giữa sức ép khu vực, quốc tế và gánh nặng chủ nghĩa dân tộc trong nước.
Thái An (theo CNN)
*****
Nghiên
Cứu Biển Đông - Thứ
ba, 31 Tháng 7 2012
Trung Quốc thực sự đang phải đối mặt với những thách thức
to lớn mà chính nước này tạo ra: suy thoái môi trường, dân số lão hóa, bất bình
đẳng thu nhập, tham nhũng tràn lan, bạn bè ngày càng xa lánh … Liệu Trung Quốc
có đủ khả năng để thay thế Mỹ trong một tương lai không xa?
Lúc này, hầu như ai cũng cho rằng Trung Quốc là cường
quốc toàn cầu đang lên – với một nền kinh tế sẽ nhanh chóng thay thế Mỹ, một mô
hình chủ nghĩa tư bản nhà nước đang được các quốc gia thuộc Thế giới Thứ ba ưa
thích hơn so với mô hình chủ nghĩa tư bản dân chủ, chiếm dụng một số vùng châu
Phi và Mỹ Latin và đang ngày càng có ảnh hưởng đối với các quốc gia láng giềng
– một quốc gia đang nổi lên lớn nhất thế giới lại đang hoàn toàn chững lại.
Trong khi Trung Quốc đã vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính được cho là
bắt nguồn từ phương Tây từ năm 2008, nước này lại đang phải đối mặt với những
thách thức nghiêm trọng của chính mình. Nếu xu hướng chủ đạo này vẫn tiếp tục
diễn ra, thì những người cho rằng chúng ta sẽ bước vào thế kỷ Trung Quốc sẽ
phải sớm nhận ra rằng thế kỷ đó đã chấm dứt trước khi nó bắt đầu.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao phi thường của Trung Quốc
là nhân tố đầu tiên khi chú ý đến sức mạnh đang gia tăng của nước này. Những
nền kinh tế phát triển mạnh có thể đóng vai trò then chốt trên thị trường toàn
cầu và có khả năng củng cố trong việc xây dựng phát triển quân đội của mình.
Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại, tăng trưởng giảm từ 10.4% năm 2010 xuống
còn 7.5% năm
2012. Đó là tỷ lệ mà các nhà kinh tế dự đoán sẽ còn giảm thấp hơn nữa. Những
con số thống kê do truyền thông đưa ra dựa trên dữ liệu của Trung Quốc, tính
xác thực của nó rất đáng nghi vấn.
Hơn nữa, theo báo Nhà
Kinh tế (The Economist) của Anh,
một quốc gia đang phát triển càng bắt kịp gần hơn với các nền kinh tế phát
triển, thì càng khó duy trì tỷ lệ tăng trưởng, bởi vì quốc gia đó bắt buộc càng
phải đổi mới chính mình. Đối với những nền kinh tế thị trường đang nổi, câu hỏi
không phải là liệu tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại mà là liệu [nền kinh
tế] Trung Quốc sẽ trải qua việc hạ cánh cứng hay hạ cánh mềm.
Một nền kinh tế đang tăng trưởng chậm đang thách thức tất
cả các chính phủ và đặc biệt là đối với Trung Quốc: tính chính danh của chế độ
không dựa trên sự lựa chọn dân chủ của người dân mà là dựa trên khả năng đem
lại mức sống cao và ngày càng gia tăng. Tăng trưởng mạnh gần đây đã tạo ra
những kỳ vọng lớn lao của người dân Trung Quốc, họ hầu hết đều là những người
không có được sự giàu có như những người mà chính phủ Trung Quốc đã đem lại, đó
là một nhóm người chủ yếu sống ở các thành phố duyên hải. Trái với những khu dân số ở khu vực xa xôi và không đạt được kỳ
vọng, sự chênh lệch và không có khả năng đáp ứng những kỳ vọng tăng trưởng cao
trong tương lai sẽ là những xu hướng mà các nhà khoa học
xã hội đánh giá là những nhân tố chính sẽ làm mất ổn định các chế độ.
Ngoài ra, sự phát triển kinh tế Trung Quốc trong những
thập kỷ qua cũng gây ra những thách thức về môi trường nghiêm trọng. Vào cuối
năm 2007, 16 trên tổng số 20 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới đều ở Trung
Quốc và nước này là quốc gia có lượng khí thải carbon dioxide cao nhất thế
giới. Mô hình kinh tế Trung Quốc hiện nay là mô hình phụ thuộc rất nhiều vào
nguồn tài nguyên, suy thoái môi trường ngày càng kỳm hãm đến tăng trưởng
nước này. Vấn đề này còn phức tạp hơn khi kết hợp với quy mô dân số của
Trung Quốc và khó khăn trong việc giải quyết vấn đề này. Chẳng hạn như vấn đề
khan hiếm nguồn nước nghiêm trọng. Song song với vấn đề trên là tệ nạn tham
nhũng của Trung Quốc, đặc biệt là tại cấp chính quyền địa phương. Trung Quốc
đứng thứ 75 trên bảng xếp hạng Chỉ số Nhận thức Tham nhũng (Corruption
Perceptions Index), thấp hơn nhiều so với Nhật Bản (đứng thứ 14) và Mỹ (đứng
thứ 24).
Dân số lão hóa của Trung Quốc cũng báo trước tình trạng
khó khăn trong tương lai của nước này. Feng Wang, giám độc Trung tâm Nghiên cứu
Cộng đồng Brookings – Thanh Hoa cho rằng sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc có
được là nhờ rất nhiều vào đặc tính nhân khẩu học của nước này – những đặc tính
này đang mất dần. Vì Trung Quốc vẫn duy trì chính sách một con kéo
dài 30 năm của mình, do đó trong những năm tới nước này sẽ đối mặt với sự suy
giảm mạnh mẽ trong bộ phận lực lượng lao động trẻ và sự gia tăng nhanh chóng
trong tầng lớp công dân cao tuổi.
Về vấn đề [chính sách] công nhân Trung Quốc làm việc ở
nước ngoài, chính sách này phải đối mặt với cản trở ngày càng gia tăng. Các
quốc gia châu Phi nhận được hàng tỉ Đô la từ nguồn đầu tư và viện trợ của Trung
Quốc đã phàn nàn rằng Trung Quốc thường không thuê lao động địa phương, họ là
những người chỉ quan tâm đến lợi ích của người Trung Quốc và tránh tiếp xúc với
người dân địa phương; những người bản địa mà họ thuê lại phải chịu đựng điều
kiện làm việc khắc khổ và lương thấp; và những điều khoản thương mại bất bình
đẳng. “Chủ nghĩa trọng thương” và “Chủ nghĩa thực dân kiểu mới” là những thuật
ngữ nhanh chóng được gắn cho Trung Quốc.
Láng giềng của Trung Quốc đang ngày càng xa lánh nước
này. Trong một số trường hợp, gần đây nhất là tại Myanmar và Việt Nam, các quốc
gia này đang tiến gần hơn đối với Mỹ. Thực ra, Trung Quốc có rất ít đồng minh
và những đồng mình mà quốc gia này có (là Bắc Triều Tiên) thường mang lại tổn
thất và phiền toái hơn là sự trợ giúp.
Tóm lại, hình ành về một Trung Quốc giàu có, năng động sẽ
thách thức một nước Mỹ đang suy thoái chỉ là quá khứ của ngày hôm qua. Chúng ta cần có
thêm một trang bìa tạp chí nữa về câu chuyện Trung Quốc trỗi dậy – giống như
chúng ta đã từng nói về Nhật Bản trỗi dậy trước đây – để chắc chắn rằng câu
chuyện này cần phải được viết lại, nếu không muốn bị hiểu sai vấn đề.
Amitai
Etzioni là giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Trường Đại học George Washington.
Cuốn sách mới đây nhất của ông là “Những điểm nóng: Chính sách ngoại giao của
Mỹ hậu Thế giới Nhân quyền (Hot
Spots: American Foreign Policy in a Post-Human-Rights World), cuốn sách sẽ được
Transaction xuất bản vào tháng 10 năm 2012.
Thanh Văn (gt)
*****
TQ phân cực chiến lược tại Châu Á-Thái Bình Dương
- 7/8/2012
Nhà
kinh tế quốc tế Claude Myer nhận định: “Trên thực tế, sự đối đầu mà Bắc Kinh sẽ
thực hiện là cuộc chiến đối đầu với Mỹ, cùng với sự phát triển tại khu vực châu
Á lấy Trung Quốc là trọng tâm và sự sụt giảm tương đối của phương Tây mà Mỹ là
trọng tâm. Một siêu cường đang được hình thành, đó là Trung Quốc với mục tiêu
cuối cùng là nhằm ganh đua vị trí bá chủ của Mỹ và tác động đến trật tự thế
giới theo hình thức đối thoại bình đẳng với Mỹ”.
Chiến
lược của Trung Quốc đã thể hiện thông qua mục tiêu như đã chỉ ra ở trên một
cách rõ ràng từ giữa thập niên vừa qua. Việc Trung Quốc sử dụng quyền lực mềm
để gây ảnh hưởng với các nước châu Á láng giềng đã thu được lợi ích đáng kể
trong phần lớn thập niên vừa qua. Điều này đã tạo ra một khoảng trống chiến
lược nhấn chìm châu Á-Thái Bình Dương với sự sụt giảm về lực lượng quân đội Mỹ
do diễn biến tại Ápganixtan và Irắc. Khoảng trống này cũng tạo thuận lợi cho
Trung Quốc thực hiện một đường hướng về việc mở rộng quân sự không hạn chế và
không có trở ngại.
Điều
này đã tạo ra hai khía cạnh khác nhau của sức mạnh quân sự Trung Quốc. Điều đầu
tiên đó là việc Trung Quốc nhận thấy là đối tác bình đẳng với Mỹ và kích động
Trung Quốc tiếp tục thực hiện một cách dễ dàng những vấn đề còn tranh cãi như
Đài Loan, Tây Tạng và vấn đề biển Nam Trung hoa. Đây là những vấn đề cốt yếu mà
Trung Quốc sẵn sàng gây chiến tranh. Vấn đề thứ hai là Trung Quốc không bị hạn
chế bởi Mỹ đã thành công khi tạo ra được cho các nước lân cận nhận thức rằng
Hoa Kỳ không phải là đối tác chiến lược tin cậy của bất kể một nước châu Á nào
khi phải đối mặt với Trung Quốc. Thủ đô của các nước châu Á được khuyến cáo
rằng sức mạnh của châu Á nằm ở Bắc Kinh chức không phải ở Washington. Trước khi
làm rõ chủ đề của bài viết này hai nhận xét của tác giả nói trên cần phải được
nghiên cứu đó là sự nổi lên của châu Á với Trung Quốc là trọng tâm và ý định
của Trung Quốc là nhằm gây ảnh hưởng với trật tự thế giới theo cách đối thoại
bình đẳng với Hoa Kỳ.
Tham
vọng chiến lược của Trung Quốc về sự nổi lên của châu Á với Trung Quốc là trung
tâm dường như sẽ được giải quyết khi có sự đánh giá chiến lược về khía cạnh môi
trường an ninh châu Á. Sự chuyển đổi của Trung Quốc từ chiến lược lớn dựa vào
quyền lực mềm sang việc sử dụng vũ lực (hard power) dường như tạo ra một sự
phân cực về chiến lược tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ý định của Trung
Quốc sẽ không được môi trường an ninh châu Á nhìn nhận như ý định mang tính
chất hòa bình. Sự thay đổi của Trung Quốc trong chiến lược lớn dường như đã tạo
ra nhận thức về một sự đe dọa của nước này đang nhấn chìm châu Á-Thái Bình
Dương.
Ảnh minh họa
Sự
gia tăng chủ nghĩa ôn hòa ở châu Á cần phải được xem xét như một vấn đề tập
trung nhiều hơn vào nhận thức chiến lược châu Á về khả năng đe dọa của Trung
Quốc hơn là sự nổi lên của châu Á do Trung Quốc lãnh đạo để chiến đấu chống lại
sự thống trị của Mỹ và thay đổi cán cân quyền lực ở châu Á-Thái Bình Dương. Sự
bình đẳng về mặt chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc về đối thoại bình đẳng là
không bền vững và thực tế khi cán cân quyền lực ở châu Á và thế giới cần phải
được xem xét. Trung Quốc chỉ có thể nổi lên như một sự bình đẳng chiến lược với
Mỹ nếu nước này tập trung vào mặt chiến lược được hàng loạt các nước ở châu
Á-Thái Bình Dương tạo thành liên minh do Trung Quốc đứng đầu đối đầu với mô
hình an ninh của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, thật đáng buồn cho
Trung Quốc là không có nước nào trong khu vực này muốn trở thành đồng minh với
với nó trừ CHDCND Triều Tiên và Pakistan vốn là đồng minh chiến lược. Ngoài ra,
cũng có một sự khác biệt về mặt quân sự mà không thể thay đổi giữa Mỹ và Trung
Quốc là về vũ khí hạt nhân, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân (ICBM) và khả năng
điều quân.
Trở
lại chủ đề chính về việc Trung Quốc đang thiết lập sự phân cực ở châu Á-Thái
Bình Dương, cần phải nhấn mạnh rằng việc này là do Trung Quốc chứ không phải do
Mỹ điều hành. Sự phân cực này cũng đã được thiết lập trong một khoảng thời gian
và học thuyết của Tổng thống Mỹ Obama về trục chiến lược tại châu Á và việc tái
cân bằng vị thế của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã bị chậm chễ. Mặc
dù có những hệ quả tự nhiên của những động thái của Trung Quốc trong khu vực
mang tính rất hùng hổ. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã bình yên về mặt chiến
lược cho đến năm 2008 và châu Á cũng không thể hiện sự lo ngại trước việc nổi
lên của Trung Quốc. Cho đến thời điểm đó có nhiều nước trung lập tại châu Á và
họ không tin rằng liệu Mỹ có là một đối tác tin cậy hay không nếu như các vấn
đề an ninh quốc gia của họ bị tác động bởi sự hiếu chiến đang nổi lên như Trung
Quốc. Vào năm 2012 tình hình đã thay đổi rõ rệt, nhiều nước trung lập đã lựa
chọn ngả theo Mỹ về mặt chiến lược. Tại sao lại có sự thay đổi về nhận thức về
mặt chiến lược như vậy?
Chiến
lược lớn của Trung Quốc dựa chủ yếu vào quyền lực mềm để đạt được mục tiêu
chiến lược cuối cùng của nó dường như thực hiện trong giai đoạn từ 2006-2008.
Sự hiếu chiến cũng như áp lực về mặt quân sự là con chủ bài lớn trong chiến
lược của nước này.
Sau
đó, Trung Quốc đã lợi dụng môi trường an ninh hiện có ở khu vực châu Á-Thái
Bình Dương, khủng hoảng tài chính toàn cầu và những giai đoạn phát triển nhanh
về hiện đại hóa quân đội để tiến hành sử dụng một cách mạnh mẽ sức mạnh quân sự
mới được hình thành. Điều này được thể hiện là quan điểm mang tính chất áp đặt
và hiếu chiến của Trung Quốc đối với các nước đang tranh chấp vùng biển Nam
Trung Quốc. Nó cũng được thể hiện thông qua việc trấn áp về mặt quân sự như vụ
việc biểu tình ở Tây tạng diễn ra trước hội nghị Olympic ở Bắc Kinh năm 2008.
Điều này cũng được thể hiện thông qua việc tàu ngầm Trung Quốc có mặt tại vùng
biển Nhật Bản và Trung Quốc không gây áp lực với CHDCND Triều Tiên để có phản
ứng mạnh hơn đối với những hành động mang tính quân sự chống lại Nhật Bản và
Hàn Quốc, hai nước vốn là thành viên chủ chốt của Mỹ trong mô hình an ninh tại
châu Á-Thái Bình Dương.
Có
những dấu hiệu thay đổi về quan điểm của các nước châu Á khi Mỹ bình thường hóa
quan hệ với Việt Nam và Minama, hai nước có địa chiến lược quan trọng và rộng
lớn nằm ở hai bên sườn khu vực châu Á-Thái Bình Dương và có nhiều tiềm năng như
đã từng được niêu tả trong bài viết trước đây của tôi sẽ tao cho Mỹ một chỗ
đứng ở châu Á ngoài Hàn Quốc. Rõ ràng Nhật Bản và Mỹ đã tăng cường quan hệ quân
sự và Hàn Quốc cũng thay đổi thái độ không rõ ràng đối với Trung Quốc.
Philippin sau nhiều năm phản đối Mỹ về việc sử dụng căn cứu không quân và hải
quân quan trọng thì nay cũng đồng ý cho Mỹ tham gia đầy đủ trong bối cảnh nước
này đang có tranh chấp đến cùng với Trung Quốc về vùng biển Nam Trung hoa.
Trung
Quốc được cho là có tầm nhìn, kế sách và tính kiên nhẫn một cách chiến lược lâu
dài. Trung Quốc dường như đã hiểu sai ý định cũng như quyết tâm mang tính chiến
lược của Mỹ khi gắn kết một cách chiến lược tại khu vực này. Mỹ không chỉ tăng
cường mô hình an ninh của nó ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà hiện còn mở
rộng ra khu vực xung quanh như Đông nam châu Á và tiểu lục địa Ấn Độ dưới các
hình thức khác nhau như đối tác chiến lược và quan hệ chiến lược nhằm ám chỉ
cho khu vực biết rõ mục đích mang tính uy lực và đe dọa của Trung Quốc.
Theo
định hướng của Trung Quốc thì cuộc chiến đối đầu với Mỹ là không thể tránh
khỏi, điều này sẽ đưa ra hai câu hỏi là liệu Mỹ hay Trung Quốc sẽ lẩn tránh
cuộc chiến tranh? Câu hỏi thứ hai cần xem xét là trong cuộc chiến như vậy thì
sự tổn thất của hai bên sẽ ra sao? Để trả lời câu hỏi thứ nhất tôi trích dẫn ý
kiến của ông George Friedman -Giám đốc trung tâm nghiên cứu chiến lược Mỹ
(Stratfor) viết trong cuốn sách mới xuất bản gần đây: "Mỹ đã tiến đến sức
mạnh toàn cầu với cuộc chiến Tây Ban Nha-Mỹ vào năm 1898. Và đã duy trì đường
hướng này trong một thế kỷ. Việc thay đổi về mức độ mà Hoa Kỳ sẽ thực hiện thì
đó không phải là sự lựa chọn vì điều này rất kỳ quặc". Tương quan về mặt
tổn thất trong một cuộc chiến kéo dài thì Trung Quốc sẽ bị tổn thất nhiều hơn
so với Mỹ và do vậy sẽ có sự bất lợi về mặt chiến lược hơn. Liệu điều này có
cản trở Trung Quốc hay không? Dường như là không vì Trung Quốc với tham vọng
lớn sẽ khó từ bỏ chiến lược toàn cầu. Lợi thế đối với Mỹ là thành công trong
cuộc chiến tranh lạnh và trong mọi khía cạnh thì nó cũng sẽ thành công trong
một cuộc chiến tranh lạnh thứ hai trong thời gian này. Riêng sức mạnh kinh tế
thì không chuyển thành quyền lực mang tính chiến lược, đó là sức mạnh áp đặt về
quân sự và chính trị và có khả năng điều hành quân sự mang tính toàn cầu.
Để
kết luận thì có thể nhận thấy rằng vấn đề ngoại giao của Mỹ không thể đạt được
trong thời gian trước đây về vấn đề phân cực mang tính chiến lược tại khu vực
châu Á-Thái Bình Dương chống lại sự đe dọa của Trung Quốc, một chính sách hiếu
chiến của Trung Quốc với sự thiếu kiên nhẫn và bất ngờ nhằm thể hiện quyền lực
quân sự mới ở châu Á dường như đã tạo ra một cực chiến lược nổi bật tại châu
Á-Thái Bình Dương chứ không phải sự bất lợi của Trung Quốc.
Mai Linh theo South Asia Analysis Group
*****
Tọa đàm với GS Carl Thayer
Lợi ích
của Trung Quốc không nằm ở việc kích động một cuộc tranh chấp quân sự. Việc
Trung Quốc chiếm đóng đảo không có người ở hay chiếm đoạt đảo từ quốc gia khác
sẽ được xem là một hành động xâm lược – GS. Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc
nói trong tọa đàm qua internet với Tuần Việt Nam.
-
7/8/2012
Tuần Việt Nam
giới thiệu toàn văn nội dung trao đổi với GS. Carl Thayer: Trung Quốc ‘ăn miếng
trả miếng’
Nhà báo Phương Loan: Những ngày qua, tình hình Biển Đông liên tục nóng lên
với những động thái ngày càng leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông: thành lập
cái gọi là thành phố Tam Sa, bầu cử chính quyền ở đây, xây dựng đơn vị đồn trú,
xua hơn 20 nghìn tàu cá ra Biển Đông ... Với mong muốn cung cấp thêm thông tin
cho độc giả quan tâm đến chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa của Việt Nam, cũng như quan tâm về những diễn biến gần đây và viễn
cảnh ở Biển Đông, Tuần Việt Nam đã tổ chức đối thoại trực tuyến với GS Carl
Thayer, từ Học viện Quốc phòng Australia, một chuyên gia về an ninh khu vực, am
hiểu về Biển Đông, khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.
Rất nhiều câu
hỏi đã gửi về Tuần Việt Nam, chia sẻ những trăn trở suy tư trước vận mệnh dân
tộc, mối lo về khả năng một cuộc xung đột vũ trang chớp nhoáng trên Biển Đông,
cũng như đau đáu trước câu hỏi chính sách nào tốt nhất cho Việt Nam trên Biển
Đông trong bối cảnh một ASEAN bị thách thức vì sự chia rẽ.
Ông nhìn nhận
như thế nào về sự leo thang căng thẳng ở Biển Đông thời gian qua? Đằng sau
những leo thang ấy là gì? Những hành xử ngày càng mang tính hiếu chiến của
Trung Quốc đóng vai trò như thế nào với tư cách là tác nhân tạo nên căng thẳng?
GS. Carl Thayer:
Ba sự kiện minh chứng cho sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông trong năm nay.
Trước hết, đó là sự đối đầu ở bãi cạn Scarborough khi Philippines bị ngăn trở
trong việc thực thi quyền tài phán ở vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Philippines bắt giữ một ngư dân Trung Quốc trong khi người này đang đánh bắt cá
bất hợp pháp. Trung Quốc can thiệp bằng việc cử các tàu dân sự tới khu vực này,
và sự cố này kéo dài 2 tháng.
"Việt Nam và các nước khác nên ép Trung
Quốc cụ thể hóa yêu sách của họ, đưa các yêu sách theo đúng luật quốc tế"
- GS Carl Thayer tư vấn
Sự cố thứ hai
là việc vấn đề Biển Đông nổi lên trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 4 và
hội nghị ngoại trưởng ASEAN vào tháng 7. Ở cả hai dịp này, Trung Quốc sử dụng
ảnh hưởng ngoại giao của mình lên Campuchia, nhằn ngăn việc thảo luận vấn đề
Biển Đông.
Sự cố thứ ba là
phản ứng của Trung Quốc khi Việt Nam thông qua Luật biển. Công ty dầu khí ngoài
khơi quốc gia Trung Quốc CNOOC kêu gọi mở thầu 9 lô dầu khi nằm trong vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc ngày càng có nhiều hoạt động chủ động
thể hiện sự quyết đoán trong việc khẳng định các yêu sách chủ quyền.
Bạn đọc Thu Hiền:
Trung Quốc đổ lỗi cho Việt Nam với việc thông qua Luật Biển làm leo thang căng
thẳng ở Biển Đông. Quan điểm của Giáo sư? Theo ông, ý nghĩa của việc thông qua
luật biển này như thế nào?
GS. Carl Thayer:
Trung Quốc đã cố ngăn trở Việt Nam thông qua Luật Biển. Khi Quốc hội Việt Nam
rõ ràng quyết tâm thực hiện việc thông qua Luật Biển thì Trung Quốc đã lên kế
hoạch trả đũa. Đó là lý do CNOOC ngay lập tức mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam và nằm ngoài đường 9 đoạn.
Phần quan trọng
nhất trong Luật Biển Việt Nam là điều 2.2 của luật này quy định rằng, bất kỳ
trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà
CHXHCN Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Nhà báo Phương Loan: Có người mô tả căng thẳng ở Biển Đông là chuỗi các hành
động “ăn miếng trả miếng” với sự thù địch ngày càng gia tăng giữa các bên yêu
sách chủ quyền. Nhiều người quan ngại rằng những căng thẳng ở Biển Đông làm gia
tăng nguy cơ nổ lên khủng hoảng chính trị, quân sự nghiêm trọng hơn ở khu vực
từ những va chạm vô tình. Quan điểm của giáo sư?
GS. Carl Thayer:
Tất cả các bên trong tranh chấp Biển Đông đều chưa đủ lòng tin vào các đối tác
và đều cực kỳ nhạy cảm với việc xâm phạm chủ quyền quốc gia.
Trong năm nay,
căng thẳng gia tăng ở một mức cao hơn, nhưng chúng ta không thấy lặp lại trường
hợp Trung Quốc sử dụng lực lượng quân sự để cắt cáp trong vùng biển của Việt
Nam như sự kiện Bình Minh năm ngoái hay trường hợp xua đuổi tàu khai thác dầu
khí nước ngoài ở vùng biển của Philippines.
Trung Quốc đang
áp dụng các chiêu thức mới. Tôi thường ví Biển Đông như một chiếc bồn tắm.
Trung Quốc đang phát triển ngày càng nhiều lực lượng tàu dân sự và cử một lượng
lớn tàu cá tới phía nam.
Vùng nước này
được tranh giành, gây tắc nghẽn và dễ dẫn đến xung đột vũ trang, như kết luận
của Viện Lowy, một cơ quan nghiên cứu của Australia. Tôi chia sẻ nhận định của
Viện này.
Nhà báo Phương Loan: Liên quan đến vấn đề lòng tin, trong khi đưa ra những
cam kết về hợp tác, người ta liên tục chứng kiến những hành động leo thang gây
hấn ở cường độ cao hơn, mạnh hơn của Trung Quốc trên Biển Đông như vụ mời thầu
9 lô dầu khí ngay trên thêm lục địa của Việt Nam và thậm chí còn nằm ngoài
đường chữ U mà nước này vẽ … Đằng sau những động thái ấy của Trung Quốc là gì,
thưa GS?
GS. Carl Thayer:
Hành động của Trung Quốc là kiểu hành xử “ăn miếng trả miếng” đối với việc Việt
Nam thông qua Luật biển. Các hành động này chủ yếu mang tính chính trị để đáp
trả tuyên bố pháp lý của Việt Nam. Không có vẻ là sẽ có bất kỳ công ty dầu khí
quốc tế lớn nào sẽ chấp nhận lời mời của Trung Quốc.
Bạn đọc Trường Giang: Liệu Trung Quốc sẽ cho kéo giàn khoan nước sâu, cái mà
họ mô tả là “ vũ khí chiến lược, biên cương di động” của TQ xuống cắm ở vùng
Biển Đông hay không?
GS. Carl Thayer:
Không, chí ít trong 3-5 năm tới. Dàn khoan khổng lồ đã được cam kết sẽ hoạt
động lâu dài bên cửa sông Châu (Pearl River) và ở khu vực thuộc vùng đặc quyền
kinh tế của Trung Quốc với nguồn hydrocarbon lớn.
Tạo sức ép ngoại giao lên Trung Quốc
Nhà báo Phương
Loan: Trung Quốc sử dụng đường chữ U chín đoạn để mô tả yêu sách chủ quyền của
mình. Khu vực này hầu như bao trọn Biển Đông. Chúng ta phải xử lý như thế nào
với yêu sách của Trung Quốc, theo Giáo sư?
GS. Carl Thayer:
Có lẽ không ai ở Bắc Kinh biết chính xác thực ra đường 9 đoạn yêu sách điều gì.
Nó được Trung Hoa cộng hòa vẽ năm 1948 và chính thức đưa lên bàn của Ủy ban
biên giới ngoài thềm lục địa của Liên hợp quốc vào năm 2009. Trung Quốc có vẻ
tuyên bố về quyền lịch sử với vùng nước này. Không có quy định nào trong UNCLOS
phù hợp với yêu sách đó của Trung Quốc.
Trung Quốc cũng
yêu sách chủ quyền đối với tất cả các đảo và đá và vùng nước bao quanh. Chủ
quyền chỉ có thể đòi hỏi đối với các vùng đất. Vùng đất trao cho quốc gia quyền
chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng nước. Ví dụ, mỗi đảo tương ứng với 200
hải lý vùng đặc quyền kinh tế và mỗi đảo đá có 12 hải lý vùng nội thủy.
Việt Nam và các
quốc gia khác trong khu vực có các tuyên bố chủ quyền bám sát với quy định về
quyền chủ quyền và quyền tài phán trong luật quốc tế. Với đường cơ sở, Việt Nam
với yêu sách giống như một phụ nữ mang bầu, nên có điều chỉnh giống Philippines
làm mới đây khi nước này sửa lại đường cơ sở của mình phù hợp với luật quốc tế.
Sau đó Việt Nam
và các quốc gia trong khu vực nên ép Trung Quốc cụ thể hóa yêu sách của họ và
đưa các yêu sách này theo đúng luật quốc tế. Các chuyên gia nói rằng việc này
sẽ giảm khu vực tranh chấp.
Cho tới khi
Trung Quốc điều chỉnh yêu sách đúng với luật quốc tế, Việt Nam và các nước
trong khu vực cần tiếp tục gây sức ép ngoại giao lên nước này.
Gây chiến, uy tín của Trung Quốc sẽ trượt dốc
Nhà báo Phương Loan: Có một câu hỏi, đồng thời là mối quan tâm chung của hầu
hết độc giả: Khả năng về một cuộc đối đầu vũ trang ở Biển Đông hiện thực đến
đâu, theo ông?
GS. Carl Thayer:
Nguy cơ đối đầu vũ trang giữa các tàu quân sự là rất thấp. Nguy cơ đối đầu giữa
các tàu bán quân sự là thấp. Mối nguy về một dạng tai nạn hoặc sự vô ý của các
chỉ huy địa phương luôn hiện hữu.
Nhà báo Phương Loan: Trong bài viết của tác giả Jim Holmes trên tờ Foreign
Policy vừa rồi có nhận định rằng đây là thời khắc trỗi dậy của quân đội Trung
Quốc và rất có thể sẽ có một kịch bản tương tự năm 1974 xảy ra vì lãnh đạo Bắc
Kinh cho rằng họ phải hành động ngay bây giờ để chiếm ưu thế trước trong cuộc
cạnh tranh. Theo GS liệu có nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang trên Biển Đông hay
không?
GS. Carl Thayer:
Tôi không nghĩ như vậy. Lợi ích của Trung Quốc không nằm ở việc kích động một
cuộc tranh chấp quân sự và việc Trung Quốc chiếm đóng đảo không có người ở hay
việc Trung Quốc chiếm đoạt đảo từ quốc gia khác sẽ được xem là vi phạm Tuyên bố
của các bên về ứng xử trên Biển Đông DOC và là một hành động xâm lược. Uy tín
quốc tế của Trung Quốc sẽ bị tụt dốc. Trung Quốc có thể thấy quan hệ với ASEAN
không dễ chịu. Và Trung Quốc sẽ thấy mối liên kết giữa các cường quốc hải quân
đứng đầu là Mỹ sẽ nhanh chóng thành hình.
Nói tóm lại,
hành động của Trung Quốc có thể dẫn tới một dạng chiến tranh lạnh căng thẳng
mới.
Phần 2: Leo thang Biển Đông: Chuyển lửa ra bên ngoài?
-
8/8/2012
Trong phần này, GS. Carl Thayer lý giải những yếu tố
chính trị và kinh tế nội tại của các quốc gia tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông
như một tác nhân leo thang căng thẳng ra sao? Những mưu tính chính trị, những
kế hoạch để thu hút “khán giả trong nước”, gây xao nhãng với những vấn đề bên
trong ra sao?
Giai
đoạn chuyển giao quyền lực là thời kỳ đáng lo ngại bởi vì một số lãnh đạo và
các nhân tố giương ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc nhằm phục vụ cho lợi ích của họ,
GS Carl Thayer cảnh báo.
Trung
Quốc hướng tới ‘khán giả trong nước’
Nhà báo
Phương Loan: Trong
phần trước, Giáo sư đã phân tích những động thái của Trung Quốc thời gian qua
làm leo thang căng thẳng Biển Đông. Ông nhận định khả năng về một cuộc đối đầu
giữa các tàu quân sự hai nước là rất thấp. Tuy nhiên dư luận vẫn quan ngại
trước thực tế Trung Quốc đang quân sự hóa tranh trấp. Trong một loạt động thái
của Trung Quốc vừa qua, có quyết định cho đồn trú quân đội tại cái gọi là Tam
Sa. Lãnh đạo nước này cũng nói có một đơn vị đồn trú khác trực thuộc hải quân
chịu trách nhiệm chiến đấu ở Biển Đông. Theo GS, mục đích của việc này là gì?
Có gì khác so với các tuyên bố và hành động trước đây của Trung Quốc ở Biển
Đông?
GS Carl
Thayer: Sự tham
gia trực tiếp của quân đội Trung Quốc là sự thay đổi chính sách đáng chú ý.
Điều này rất đáng lo ngại bởi vì quyết định lập đơn vị đồn trú được đưa ra bởi
Ủy ban quân ủy trung ương, cơ quan cao nhất về quân đội của đảng.
GS. Carl Thayer trao đổi với GS Tô Hạo của
Trung Quốc bên lề hội thảo quốc gia của Việt Nam về Biển Đông tại TP.HCM năm
2011 - Ảnh Tuổi trẻ
Các tuyên bố
này của Trung Quốc nhằm hăm dọa và ngăn Việt Nam và Philippines có các hành
động trong vùng yêu sách chủ quyền của mình. Nhưng hành động của Trung Quốc
thực ra chủ yếu là hướng tới các khán giả trong nước.
Không có vẻ gì
là chúng ta sẽ chứng kiến việc xây dựng một căn cứ quân sự lớn ở đảo Trúc Lâm
hay sự tham gia trực tiếp của Hải quân Trung Quốc trong các tranh chấp ở Biển
Đông.
Chuyển
lửa ra bên ngoài: Trò chơi nguy hiểm
Bạn Lệ Thùy nêu câu hỏi: Theo
ông, những khó khăn kinh tế trong nước ảnh hưởng như thế nào đến sự gia tăng
căng thẳng ở Biển Đông?
GS Carl
Thayer: Khi các
quốc gia tham chiến hoặc can dự vào một cuộc chiến, kinh tế là khía cạnh đầu
tiên được tính đến. Đồng thời, một nền kinh tế yếu kém cũng sẽ cản trở hành vi
của một quốc gia.
Bạn Lệ Thùy: Ý
của tôi là: liệu có khả năng căng thẳng hiện nay leo thang một phần bởi một vài
bên yêu sách do tình hình kinh tế khó khăn trong nước nên đẩy vấn đề chủ quyền
lên, nhằm làm người dân xao nhãng đến những mối lo thiết thân do những khó khăn
kinh tế mang lại, giảm áp lực với chính phủ trong việc điều hành, quản trị kém
nền kinh tế, nói cách khác, là cách thức chính quyền “chuyển lửa ra bên ngoài”?
GS Carl
Thayer: Tôi
không nghĩ vậy. Việc gia tăng căng thẳng không giúp giải quyết những khó khăn
nằm sâu trong nền kinh tế hay giúp cải thiện năng lực quản trị quốc gia. Đó sẽ
là một trò chơi cực kỳ nguy hiểm mà hệ quả có thể là một cuộc đối đầu. Không ai
là kẻ thắng trong tình thế như vậy.
Nhà báo
Phương Loan: Theo
GS, những vấn đề trong nội bộ, đặc biệt là quá trình chuyển giao quyền lực
trước Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình
trên Biển Đông?
GS Carl
Thayer: Rõ ràng
Trung Quốc không phải là một thực thể thống nhất. Nghiên cứu của Nhóm khủng
hoảng quốc tế ICG cho thấy cái gọi là “9 con rồng” hay 9 bộ của Trung Quốc có
trách nhiệm chồng lấn nhau trong các vấn đề trên biển. Một số cạnh tranh với số
khác để nắm giữ vai trò lãnh đạo và để gia tăng ngân sách của họ nhằm bảo vệ
chủ quyền quốc gia củaTrung Quốc.
Giai đoạn chuyển
giao quyền lực là thời kỳ đáng lo ngại bởi vì một số lãnh đạo và các nhân tố
giương ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc nhằm phục vụ cho lợi ích của họ. Rất có thể
một khi nhóm lãnh đạo mới lên cầm quyền Trung Quốc sẽ nỗ lực để thúc đẩy quan
hệ với Mỹ và trong một chừng mực nhất định khuếch tán căng thẳng ở Biển Đông.
Sản
phẩm của chủ nghĩa dân tộc + mánh lới chính trị
Nhà báo
Phương Loan: Ông
đánh giá như thế nào về vai trò của giới quân sự Trung Quốc trong việc định
hình chính sách đối ngoại của nước này?
GS Carl
Thayer: Quân đội
Trung Quốc được xem là lực lượng bảo thủ mang nặng chủ nghĩa dân tộc và họ
không muốn nhân nhượng trong các yêu sách chủ quyền. Nhưng quân đội Trung Quốc
cũng không muốn đẩy tới đối đầu với Mỹ. Quân đội Trung Quốc đóng vai trò chủ
đạo trong các chính sách an ninh quốc gia, không phải với chính sách ngoại giao
nói chung.
Nhà báo
Phương Loan: Cũng
liên quan đến vai trò của giới chức quân sự Trung Quốc, bạn đọc Lan Phương đặt
vấn đề: ông có cho rằng sự quyết đoán gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông phản
ánh thế đi lên của giới chức quân sự trong chính quyền Trung Quốc hay không?
GS Carl
Thayer: Sự quyết
đoán của Trung Quốc là sản phẩm của chủ nghĩa dân tộc hơn là chủ nghĩa quân sự.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc biết rằng bây giờ không phải thời điểm để thách
thức Mỹ ở một cuộc đối đầu quân sự.
Bạn đọc Nguyễn Hưng: Cuối
năm nay,Trung Quốc sẽ hoàn thành việc chuyển giao quyền lực. Liệu viễn cảnh
tình hình và chính sách Biển Đông của Trung Quốc có gì khác, thưa GS?
GS Carl
Thayer: Sự thay
đổi lãnh đạo sẽ trao cho nhóm lãnh đạo mới thời gian để đánh giá lại chính sách
của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Trung Quốc có vẻ chuyển đổi các chiêu
thức và nhấn mạnh vào việc sử dụng ngoại giao trước tiên. Nhưng Trung Quốc sẽ
không từ bỏ các yêu sách chủ quyền của mình và Trung Quốc sẽ phản ứng lại bất
cứ hành động nào xâm phạm quyền tài phán của nước này.
Bạn Hà Ngọc: Đánh
giá của GS về chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời lãnh đạo mới. Chính
sách này tác động như thế nào đối với tình hình Biển Đông?
GS Carl
Thayer: Nhiều
nhà phân tích đang trông đợi hành xử tốt hơn của Trung Quốc trên Biển Đông dưới
thời Tập Cận Bình bởi các mánh khóe chính trị nhằm hướng tới vị trí lãnh đạo sẽ
không còn áp dụng.
Điều này không
đồng nghĩa với việc sẽ chấm dứt cuộc tranh cãi về chủ quyền nhưng rất có thể
Trung Quốc sẽ nỗ lực để sử dụng ngoại giao một cách tốt hơn.
Bạn Phạm Dũng: Để
sang một bên những sự kiện căng thẳng gần đây, theo ông, đâu là bản chất của
tranh chấp ở Biển Đông?
GS Carl
Thayer: Bản chất
lâu dài của tranh chấp Biển Đông nằm ở chủ nghĩa dân tộc tài nguyên, đặc biệt ở
dầu, khí và hải sản. Bằng việc yêu sách chủ quyền với các đảo, một quốc gia có
thể yêu sách 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Quốc gia đó nhờ đó có quyền tài
phán với các tài nguyên dưới nước, trên thềm lục địa và dưới đáy biển. Trữ
lượng dầu và khí theo tính toán của Trung Quốc cao hơn 7 lần so với tính toán
của Mỹ. Và Trung Quốc muốn kiểm soát nguồn dầu và khí này trên Biển Đông.
Nguyên
trạng: Viễn cảnh tốt nhất
Nhà báo
Phương Loan: Viễn
cảnh tốt nhất và xấu nhất cho căng thẳng Biển Đông trong những năm tới?
GS Carl
Thayer: Viễn
cảnh tốt đẹp nhất là khi Trung Quốc và ASEAN triển khai các hoạt động hợp tác
trong DOC và đạt thỏa thuận và cam kết COC trên Biển Đông. Với COC là nền tảng,
tất cả các bên có thể đồng ý cùng phát triển.
Viễn cảnh xấu
nhất là khi Trung Quốc chộp cơ hội buộc một nước phải rút ra khỏi đảo hoặc đá ở
Biển Đông và sau đó chiếm đóng đảo, đá đó và đóng quân tại đảo và đá để bảo vệ thành
quả từ việc chiếm đoạt ấy.
Nhà báo
Phương Loan: Theo
Giáo sư, đâu là viễn cảnh mà tất cả các bên yêu sách chủ quyền đều có thể hài
lòng?
GS Carl
Thayer: Tranh
chấp chủ quyền sẽ không được giải quyết. Duy trì tính nguyên trạng một cách hòa
bình không có mối đe dọa vũ lực, cùng phát triển trong một số khu vực nhất định
có chọn lựa, và tăng cường hợp tác trong khuôn khổ DOC có thể làm hài lòng tất
cả các bên yêu sách.
Phần 3: Để Trung Quốc hết 'bắt nạt láng giềng'
-
9/8/2012
Trong phần này, Giáo sư Carl Thayer sẽ phân tích những lựa
chọn chính sách cho Việt Nam trong bối cảnh một ASEAN chia rẽ và sự quan tâm
của các nước lớn đến khu vực gia tăng đồng thời với việc lợi ích của các nước
với Trung Quốc cũng không nhỏ.
Việt Nam cũng nên sử dụng các mối quan hệ đối ngoại đa dạng
của mình để xây dựng một liên minh những người ủng hộ mình trong nhóm các cường
quốc, GS Carl Thayer khuyến nghị.
Nhà
báo Phương Loan:
Sau những căng thẳng ở bãi cạn Scarborough, các nhà bình luận ở
Philippines đã buộc tội Trung Quốc sử dụng lợi thế nước lớn của mình để bắt nạt
láng giềng. Theo ông, liệu sự hiện diện của Mỹ có là cần thiết để cần bằng
quyền lực ở khu vực? Hiệp định phòng thủ chung Mỹ - Philippines sẽ quy định sự
tham gia của Mỹ như thế nào đối với tranh chấp Biển Đông?
GS
Carl Thayer:
Chiêu thức bắt nạt của Trung Quốc là sử dụng các tàu dân sự trực thuộc cơ quan
thực thi luật thủy sản và giám sát hàng hải Trung Quốc. Cách thức đáp trả thích
hợp là sử dụng cảnh sát bờ biển của Philippines.
Mỹ
là một cường quốc hàng hải, và lợi ích của Mỹ gắn với việc không quốc gia nào,
kể cả Trung Quốc, chi phối các tuyến đường biển ở Biển Đông. Rõ ràng là hải
quân Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện của mình và ngăn chặn Trung Quốc.
Như
là một kết quả của các hành động của Trung Quốc, Hiệp định Phòng thủ chung Mỹ -
Philippines đang được xem xét lại theo đề xuất của Tổng thống Aquino. Sự ủng hộ
của Mỹ là cần thiết để Philippines xây dựng năng lực cho hải quân và lực lượng
bảo vệ bờ biển nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền tài phán ở vùng đặc
quyền kinh tế của nước này. Hiệp định này cũng đóng vai trò như là một sự ngăn
chặn việc Trung Quốc sử dụng quân sự.
Ý
chí chính trị
Nhà
báo Phương Loan:
Sau sự cố Phnompenh vừa qua, người ta thấy một ASEAN đang bị chia
rẽ. Vậy ASEAN sẽ có ý nghĩa và vai trò gì đối với các nước như Việt Nam và
Philipine trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông?
GS
Carl Thayer: Có
ba diễn tiến riêng rẽ tại hội nghị ASEAN tháng 7 này. Hai diễn tiến tích cực đã
bị phủ bong bởi thất bại của các ngoại trưởng ASEAN trong việc đạt được một
thỏa thuận về ngôn từ của thông cáo chung. Đó có thể là một cuộc tranh luận
nóng giữa các ngoại trưởng nhưng không phải là cuộc tranh cãi kéo dài.
Hai
diễn tiến khác là: trước thời điểm sự cố về thông cáo chung, các ngoại trưởng
ASEAN đã nhất trí thông qua các nhân tố cơ bản của COC và ngoại trưởng ASEAN đã
thắng lợi trong việc đưa tất cả các ngoại trưởng ASEAN đạt thỏa thuận về 6
nguyên tắc của ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Đối thoại với Trung Quốc có thể
bắt đầu vào tháng 9 với mục tiêu thông qua COC vào tháng 11.
Nhà
báo Phương Loan:
Cuối cùng, ASEAN cũng đã đưa ra được các thành tố cơ bản của COC.
Đáng tiếc thay, không có điểm nào về tính ràng buộc pháp lý của COC như trông
đợi trước đó. Trong điều kiện đó, COC giúp gì trong việc giảm căng thẳng? và
trong giải quyết xung đột?
GS
Carl Thayer: Bản
dự thảo COC vẫn chưa được Trung Quốc đồng ý. Nhưng bản dự thảo đòi hỏi các bên
ký kết tìm kiếm giải pháp cho xung đột trên cơ sở các nguyên tắc của Hiệp định
Thân thiện và Hợp tác ASEAN (TAC) một khi hai bên sẵn sàng chấp nhận. Nếu
không, các bên trong tranh chấp có thể giải quyết tranh chấp theo luật quốc tế,
bao gồm UNCLOS.
Trung
Quốc luôn từ chối cả hai lựa chọn này: TAC và luật quốc tế. Nhưng một khi COC
được thống nhất, nó sẽ giúp ngăn Trung Quốc nếu nước này sẵn lòng tuân thủ các
nguyên tắc. Một khi Trung Quốc phá vỡ, giai đoạn ngoại giao sẽ chuyển sang
chính sách thực dụng. Vấn đề là làm sao đạt được một thỏa thuận về cách hành xử
của các bên cho tới khi tranh chấp chủ quyền được giải quyết.
Nhà
báo Phương Loan:
Còn nhớ tháng 7 năm 2011, Trung Quốc và ASEAN đạt được thỏa thuận về
các hướng dẫn thực hiện DOC. Bản hướng dẫn này nhằm giảm căng thẳng và ngăn
chặn việc leo thang tiếp theo ở khu vực. Tình hình trên Biển Đông hiện nay cho
thấy văn bản này chẳng có mấy hiệu quả. Với bản dự thảo COC sắp tới, theo ông,
có thể giúp đảm bảo nguyên trạng trên Biển Đông?
GS
Carl Thayer:
Trung Quốc và ASEAN đã thành lập nhóm làm việc để đề xuất các dự án trong các
lĩnh vực hợp tác đã được nêu trong DOC. Trung Quốc hào phóng đề xuất bảo trợ
cho các hoạt động hợp tác. Tuy nhiên đến nay chưa có hành động nào được thể
hiện. Một khi việc hợp tác chung bắt đầu, chúng ta có thể hi vọng rằng sẽ đóng
góp vào xây dựng lòng tin lẫn nhau. Vẫn còn quá sớm để đưa ra nhận xét.
ASEAN
đã đưa ra tuyên bố về các nhân tố cơ bản của COC. Hiện nay các thành viên ASEAN
và Trung Quốc phải đạt được thỏa thuận về văn bản cuối cùng. COC chỉ đi vào
thực tế một khi các nước liên quan có đủ ý chí chính trị. Yếu tố quan trọng của
COC là buộc các quốc gia không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Nhưng
bản dự thảo COC thực sự không đưa ra bất kì công cụ nào kiểm tra việc một quốc
gia có sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực hay không.
Tăng
năng lực tự vệ
Nhà
báo Phương Loan:
Trước tình hình và những bước leo thang quả quyết như vậy của Trung
Quốc, cũng như sự chia rẽ trong nội bộ ASEAN, Việt Nam còn những lựa chọn giải
pháp nào và Việt Nam cần phải làm gì?
GS
Carl Thayer:
Trước hết, Việt Nam nên tiếp tục tăng cường khả năng tự vệ để bảo vệ chủ quyền
quốc gia và duy trì sự thống nhất trong nước. Việt Nam nên tiếp tục can dự với
Trung Quốc - đấu tranh và hợp tác - nhằm đảm bảo rằng không bên nào sử dụng vũ
lực hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ song phương.
ASEAN
cần tiếp tục vận động các nước thành viên nhằm đạt được một chỗ đứng thống nhất
của ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Việt Nam cũng nên sử dụng các mối quan hệ đối
ngoại đa dạng của mình để xây dựng một liên minh những người ủng hộ mình trong
nhóm các cường quốc. Chính sách ngoại giao của Việt Nam phải luôn nhằm mục tiêu
thuyết phục Trung Quốc rằng hợp tác sẽ mang lại kết quả tốt đẹp hơn là đối đầu.
Bạn
Trịnh Minh Châu,
cựu sinh viên ĐH New South Wales, Úc: Tuy không nghiên cứu về lĩnh
vực quốc phòng và chính trị nhưng từ hơn chục năm nay khi còn học tại Úc cũng
như khi trở lại Việt Nam, tôi đọc nhiều và rất quan tâm các bài viết của GS về
vấn đề chính trị khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, tôi cho rằng GS có
cái nhìn, đánh giá rất khách quan song cũng rất sâu sắc, cụ thể. Việt Nam với
lịch sử hàng ngàn năm trong quá khứ đã có thể tồn tại bên cạnh một Trung Quốc
khổng lồ, nhưng với những gì đang diễn ra tại Biển Đông quả lại là một bài toán
gai góc.
Nhân dân Việt Nam, quân đội và hải quân
nên làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình trong khi vẫn phải phát triển
được quan hệ tốt với cả Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nga?
GS
Carl Thayer:
Việt Nam nên trước tiên dựa vào các cơ quan dân sự để bảo vệ chủ quyền của
mình. Điều này đồng nghĩa với việc phát triển lực lượng cảnh sát biển, tăng
cường năng lực cho họ.
Việc
sử dụng các tàu quân sự, như đã thấy trong trường hợp Philippines ở bãi cạn
Scarborough có thể phản tác dụng. Việt Nam cần xây dựng khả năng tự vệ bằng
cách hiện đại hóa hải quân và không quân, để các lực lượng này có thể phối hợp
hoạt động.
Việt
Nam nên phát triển chiến lược chống tiếp cận như Trung Quốc đã triển khai với
Mỹ.
Việt
Nam nên sử dụng mạng lưới quan hệ dày đặc giữa hai đảng, hai chính phủ và hai
quân đội với Trung Quốc khoanh vùng tranh chấp Biển Đông khỏi quan hệ kinh tế
rộng lớn hơn.
Việt
Nam đang nâng quan hệ với Nga lên mức quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Việt Nam nên tiếp tục nhập khẩu công nghệ quân sự của Nga và thông thạo hệ
thống vũ khí của nước này. Và Việt Nam cũng nên khuyến khích Nga đầu tư nhiều
hơn vào khai thác đầu, khí và ngành hạt nhân.
Vấn
đề nhân quyền ngăn quan hệ Việt - Mỹ đạt được mức đối tác chiến lược. Nhưng cả
hai bên chia sẻ một tầm nhìn chiến lược và việc duy trì một mối quan hệ tốt
không phải là điều khó khăn.
Bạn
đọc Long Lê: Theo
cá nhân tôi, Trung Quốc ngày một quyết đoán hơn trong việc xử lý tranh chấp với
các nước láng giềng ở Biển Đông và sẽ không sẵn sàng tuyên bố lại về yêu sách
chủ quyền của họ đối với hầu hết Biển Đông. Cũng rất rõ ràng là Việt Nam đã
nhiều lần tuyên bố quan điểm chính thức là không liên minh với bất kỳ nước nào
chống lại nước thứ ba. Tuy nhiên, Việt Nam là nước nhỏ, và trong so sánh về
quân sự với Trung Quốc, là nước yếu. Quan điểm của ông với tình thế này của
Việt Nam như thế nào?
GS
Carl Thayer:
Việt Nam cần phát triển quan hệ song phương tốt đẹp với riêng rẽ từng nước
Trung Quốc và Mỹ tập trung vào những lĩnh vực mà lợi ích của hai bên chồng lấn.
Việt Nam cần duy trì sự thống nhất bên trong và phát triển năng lực tự vệ. Đồng
thời, Việt Nam cần khuyến khích sự thống nhất và tính cố kết trong ASEAN. Cuối
cùng, Việt Nam cần phát triển quan hệ với tất cả các cường quốc. Nói cách khác,
đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ, đấu tranh và hợp tác trên bình diện
song phương.
Tăng
hợp tác nhưng không liên minh với Mỹ
Nhà
báo Phương Loan:
Liên quan đến vai trò của Mỹ ở Biển Đông, một số nhà phân tích cho
rằng Mỹ đang ở tình trạng tiến thoái lưỡng nan. GS nghĩ thế nào về nhận định này
và khả năng hành động cũng như giới hạn của Mỹ là gì?
GS
Carl Thayer:
Tình thế lưỡng nan của Mỹ là để quyết định họ sẽ hỗ trợ Philippines tăng cường
năng lực đến mức nào để không bị kẹt trong những hành động thiếu thận trọng của
Philippines. Một tranh chấp về chủ quyền - rằng ai sở hữu các đảo, đá - chỉ có
thể giải quyết bởi những bên trực tiếp liên quan đến tranh chấp. Mỹ không đứng
về bên nào trong vấn đề chủ quyền. Nhưng chính sách của Mỹ là ngăn bất kỳ nước
nào sử dụng quân sự hoặc đe dọa sử dụng quân sự nhằm giải quyết tranh chấp chủ
quyền. Mỹ cũng có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do hàng hải và hàng
không đối với các tàu quân sự và thương mại của họ.
Nhà
báo Phương Loan:
Ý nghĩa của tranh chấp Biển Đông trong chính sách của Mỹ và lợi ích
của ước này ở khu vực?
GS
Carl Thayer: Mỹ
là một quốc gia biển và có nhu cầu qua lại trên Biển Đông đối với các tàu
thuyền quân sự khi di chuyển từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương. Trung Quốc
đang thách thức sự thống lĩnh trên biển của Mỹ và muốn điều khiển vị trí ấy từ
cái gọi là chuỗi đảo đầu tiên ngoài bờ biển Trung Quốc. Mỹ muốn ngăn Trung Quốc
thách thức sự hiện diện cả nước này. Tranh chấp Biển Đông đe dọa sự ổn định của
các tuyến đường biển khi nó thu hút cả Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc đã xây dựng
căn cứ hải quân lớn ở đảo Hải Nam và chiến lược tái cân bằng của Mỹ được thiết
kế nhằm đảm bảo sự qua lại quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á nhằm sử dụng sức mạnh
hải quân đối chọi với Trung Quốc.
Nhà
báo Phương Loan:
Ông nghĩ sự gia tăng hiện diện của Mỹ tại Biển Đông sẽ giúp duy trì
sự ổn định hay sẽ làm phá vỡ sự ổn định của các mối quan hệ giữa các quốc gia
trong khu vực?
GS
Carl Thayer: Bất
chấp tất cả những bài phát biểu về tái cân bằng, không có gì để cho thấy một sự
gia tăng đáng kể sự hiện diện của hải quân Mỹ. Nhưng bản chất và vị trí hiện
diện của hải quân Mỹ sẽ thay đổi. Yếu tố gây bất ổn lâu dài ở Biển Đông là việc
quân đội Trung Quốc thách thức vị trí siêu cường hải quân của Mỹ và phản ứng
của Mỹ nhằm đảm bảo duy trì vị thế thống lĩnh của nước này. Điều này diễn ra
trong bối cảnh sự trỗi dậy của Trung Quốc đồng nghĩa với suy yếu tương đối của
sức mạnh Mỹ. Một số quốc gia trong khu vực lo ngại về nguồn lực của Mỹ để duy
trì vị thế vượt trội của họ. Mỹ đang cố chứng tỏ rằng nước này sẽ duy trì lợi
ích ở khu vực.
Bạn
đọc Long Lê:
Trong điều kiện Trung Quốc hành xử ngày càng gây hấn và trong tương
quan sức mạnh bất đối xứng giữa Việt Nam và Trung Quốc, theo GS, liệu Việt Nam
có nên tiến thêm một bước bằng cách liên minh với Mỹ để có sự hỗ trợ từ bên
ngoài trong việc đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông?
GS
Carl Thayer:
Việt Nam không nên liên minh với Mỹ. Việt Nam nên phát triển quan hệ với Mỹ vì
lợi ích quốc gia của Việt Nam. Mỹ cũng có lợi ích quốc gia của riêng họ trong
việc duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông. Việt Nam có thể tính đến Mỹ trong hành
xử vì lợi ích của chính họ.
Nhà
báo Phương Loan:
Vai trò của các cường quốc khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ, Australia
trong tranh chấp Biển Đông?
GS
Carl Thayer: Cả
ba nước này có một chính sách giống như chính sách của Mĩ. Không nước nào đứng
về bên nào trong các yêu sách chủ quyền. Cả ba đều là các quốc gia biển, hai
trong số đó là đồng minh của Mỹ. Cả ba đều chia sẻ lợi ích trong việc ngăn
Trung Quốc thống trị Biển Đông cũng như việc Trung Quốc gây cản trở cho các hoạt
động của tàu quân sự và dân sự của họ theo các quy định của luật quốc tế, bao
gồm Công ước của Liên hợp quốc tế Luật biển UNCLOS.
*****
Trỗi dậy và sụp đổ
Đàn Chim Việt – 9-8-2012
Giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc Lưu Minh Phúc tác
giả quyển sách Giấc mơ Trung Quốc, được 10 nhà xuất bản lớn cạnh tranh mua bản
quyền và được dư luận thế giới đánh giá cao về tư duy nước lớn, định vị chiến
lược thời “hậu Mỹ”. Nhà chiến lược Lưu Á Châu viết lời tựa “Cuộc cạnh tranh thế
kỷ giữa Trung – Mỹ mở ra thời đại mới trong lịch sử thế giới”.
Mở đầu sách, là những chương “Nhất thế giới là giấc mơ
trăm năm của Trung Quốc”; “Đọ sức thế kỷ: Giành ngôi quốc gia quán quân”. Tác
giả nhìn nhận cạnh tranh toàn cầu như là cuộc cạnh tranh giữa các nền văn minh.
Từ đó, ông nêu ra những ưu thế có tính chiến lược mà Trung Quốc phải nắm lấy để
có thể thuyết phục thế giới tôn vinh mình là ngọn cờ thời đại: “Trong thời đại
toàn cầu hóa, Trung Quốc trỗi dậy, giương cao ngọn cờ hòa bình, phát triển, hợp
tác, xây dựng thế giới hài hòa, làm cho các giá trị Trung Quốc đi ra thế
giới”.“Xây dựng thế giới dân chủ, không có bá quyền là nội dung quan trọng của
giá trị quan chủ yếu của Trung Quốc, có sức hấp dẫn lớn để vẫy gọi và dẫn dắt
thế giới”. Văn hóa Trung Quốc là là văn hóa bảo vệ lục địa kiểu phòng ngự chứ
không giành quyền trên biển kiểu tấn công của phương Tây.Tác giả cho rằng lịch
sử cận đại đã từng chứng kiến các nước lớn trỗi dậy có đặc điểm chung là “Trỗi
dậy về quyền trên biển”, “Trỗi dậy bành trướng”, “Trỗi dậy thực dân” và “Trỗi
dậy chiến tranh”. Đó là những hành động theo luật rừng!
Tiếc thay, các nội dung có tính chiến lược để thực hiện
Giấc mơ Trung Quốc đã không được nhà cầm quyền Bắc Kinh tiếp thu. Ngược lại,
những lời tác giả chỉ trích các nước lớn thực dân xâm lược ở thế kỷ 19 nghe
giống như những dòng tin và bình luận thời sự chỉ trích nhà cầm quyền Trung
Quốc hiện nay: Mời thầu khai thác dầu trên thềm lục địa Việt Nam; Lập thành phố
Tam Sa và đồn binh trên quần đảo của Việt Nam; xua hằng vạn tàu cá có tàu vũ
trang đi kèm xông vào vùng biển Việt Nam; liên tục khiêu khích Ấn Độ, Nhật Bản,
Phillipines … Hằng ngày báo chí Trung Quốc kích động thù hằn dân tộc, đe dọa
dùng vũ lực đánh chiếm Việt Nam, gây chia rẽ các nước ASEAN, khiêu khích Mỹ.
Chương cuối của Giấc mơ Trung Quốc có tiêu đề “Kêu gọi
Thuyết Trung Quốc sụp đổ”! Nếu xử lý không đúng thì “nước lớn trỗi dậy cách
nước lớn sụp đổ chỉ có một bước”. Theo tác giả, “Hiện nay, chênh lệch giàu
nghèo ở Trung Quốc quá lớn, số lượng người có kỹ năng thì ít, lại thiếu đất cho
sáng kiến nảy nở, do đó trong cạnh tranh sau này sẽ ở vào phía bất lợi. Nền
kinh tế không có sáng kiến, không có giá trị phụ gia, một khi đã suy sụp thì
khó duy trì trật tự xã hội cơ bản. Trung Quốc đang có những tiêu cực vào bậc
nhất thế giới. Theo “Tư liệu báo chí” số 10, của báo Giải Phóng Quân năm 2009:
Trung Quốc có số quan tham cao nhất thế giới; số lượng quan lại đông nhất thế
giới; giá thành việc hành chính cao nhất thế giới; chi phí công quỹ nhiều nhất
thế giới; số người chết vì các loại tai nạn cao nhất thế giới; số vụ dối trá,
lừa gạt, làm hàng giả, hàng nhái đứng đầu thế giới. Tác giả cho rằng nguy cơ
chết người là “giới tinh anh chính trị” tài cán tầm thường, đặc quyền đặc lợi.
Các Tổng thống Mỹ đều phải công khai tài sản, hi vọng quan chức Trung Quốc cũng
sẽ phải đi qua cửa ải khai báo tài sản, một yêu cầu của trào lưu thế giới.
Tác giả nhận định, Trung Quốc phải giải quyết được 3 mâu
thuẫn lớn:
·
Thứ
nhất là mâu thuẫn với thiên nhiên: Trung Quốc đang ăn hết cả thế giới và gây
tai họa môi trường toàn cầu.
·
Thứ
hai là mâu thuẫn giữa người với người: Tình trạng căng thẳng giữa người giàu
với người nghèo ngày càng tăng; căng thẳng giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ
đã lên tới mức cao nhất kể từ thời lập quốc.
·
Thứ
ba là mâu thuẫn với thế giới”: Trung Quốc đang bị toàn thế giới xem là một nước
không có dân chủ, chưa có kinh tế thị trường, đang đe dọa khu vực và toàn cầu.
Nhân dân Việt Nam mong muốn nhà cầm quyền Bắc Kinh sớm
nhận ra và có biện pháp khắc phục được 3 mâu thuẫn lớn trong Thuyết Trung Quốc
sụp đổ, trở thành “giới chính trị tinh anh”, từ bỏ tham vọng bành trướng bá
quyền, biết đâu là lợi ích chân chính của nhân dân Trung Quốc, biết phải làm gì
để xây dựng được tình hữu nghị tốt đẹp với các nước láng giềng, tôn trọng “16
chữ vàng” đã cam kết với Việt Nam, thực hiện được “Giấc mơ Trung Quốc”.
Tống Văn Công (Viet-studies)
*****
Trung Quốc sẽ phải tìm cách thỏa hiệp về "đường 9
đoạn"
-
10/8/2012
Sẽ
ngây thơ hay ngốc ngếch nếu giới lãnh đạo Trung Quốc đặt cược khả năng trỗi dậy
thành cường quốc toàn cầu một cách hòa bình và lặng yên của mình. Đến một lúc
nào đó Mỹ sẽ tỉnh dậy từ giấc ngủ địa chính trị; và thực tế đã có dấu hiệu nước
Mỹ đang mở dần con mắt.
Năm
2016, tỷ trọng trong nền kinh tế toàn cầu của Trung Quốc sẽ lớn hơn của Mỹ nếu
tính theo ngang giá sức mua. Đó quả là một quá trình phát triển ngoạn mục; năm
1980, Mỹ chiếm 25% sản lượng sản xuất thế giới, trong khi tỷ trọng của Trung
Quốc chỉ chiếm 2%. Tuy nhiên, sau 30 năm ứng xử khôn khéo về địa chính trị,
Trung Quốc dường như đang sắp đánh mất sự khôn khéo ấy đúng vào thời điểm cần
đến nhất.
Sẽ
ngây thơ hay ngốc ngếch nếu giới lãnh đạo Trung Quốc đặt cược khả năng trỗi dậy
thành cường quốc toàn cầu một cách hòa bình và lặng yên của mình. Đến một lúc
nào đó Mỹ sẽ tỉnh dậy từ giấc ngủ địa chính trị; và thực tế đã có dấu hiệu nước
Mỹ đang mở dần con mắt.
Nhưng
Trung Quốc đã bắt đầu phạm phải những sai lầm nghiêm trọng. Sau khi Nhật Bản
nhún nhịn trước áp lực của Trung Quốc và trao trả tự do cho một tàu cá Trung
Quốc bị bắt hồi tháng 9/2010, Trung Quốc lại lên nước và yêu cầu một lời xin
lỗi chính thức từ phía Nhật Bản, một động thái gây khó chấp nhận cho phía chính
phủ Nhật.
Tương
tự, khi đạn pháo Triều Tiên làm chết các dân thường Hàn Quốc hồi tháng 11/2010,
Trung Quốc giữ thái độ khá im lặng. Sau những cân nhắc kỹ lưỡng, Hàn Quốc đã
quyết định cử đại sứ tham dự lễ trao giải thưởng Nobel Hòa bình cho nhà hoạt
động nhân quyền Trung Quốc đang bị giam giữ Lưu Hiểu Ba hồi tháng 12/2010.
Trung
Quốc cũng khiến phía Ấn Độ "chạnh lòng" khi tự ý từ chối thị thực của
một số quan chức cấp cao Ấn Độ. Thủ tướng Trung Quốc sau đó đã phải cố gắng xoa
dịu tình hình trong cuộc gặp với thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, nhưng những sự
khiêu khích như vậy đã để lại những sự mất tin tưởng đối với phía Ấn Độ.
Nhưng
tất cả những sai lầm đó cũng chưa đáng kể so với những gì Trung Quốc đã làm với
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hồi tháng 7. Lần đầu tiên trong 45 năm
tồn tại, Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN (AMM) không thể thống nhất về bản thông
cáo chung, với lý do bên ngoài được đưa ra là vì nước chủ tịch ASEAN hiện nay,
Campuchia, không muốn bản thông cáo nhắc đến các tranh chấp song phương về Biển
Đông. Nhưng cả thế giới, trong đó có đa số các nước ASEAN, đều hiểu lập trường
của Campuchia là kết quả của áp lực rất lớn từ phía Trung Quốc.
Nhưng
chiến thắng của Trung Quốc hóa ra đạt được với cái giá quá đắt. Trung Quốc
chiến thắng trong cuộc chiến "thông cáo chung", nhưng lại để mất 20
năm gây dựng thiện chí, kết quả của những nỗ lực như hiệp định thương mại tự do
ASEAN-Trung Quốc, ký kết tháng 11/2002. Quan trọng hơn, các nhà lãnh đạo Trung
Quốc trước đây từng tính toán rằng một ASEAN mạnh và đoàn kết là tấm đệm chắn
giá trị chống lại mọi chiến lược kiềm chế của Mỹ. Còn nay, với việc toan chia
rẽ ASEAN, Trung Quốc đã giúp Mỹ có cơ hội địa chính trị không thể tốt hơn để
tiếp cận khu vực. Nếu như Đặng Tiểu Bình sống lại, chắc ông ấy sẽ cảm thấy vô
cùng lo lắng.
Có
thể không công bằng nếu đổ lỗi cho thất bại của ASEAN là do lỗi của các nhà
lãnh đạo Trung Quốc. Có thể nhiều quan chức cấp dưới muốn thể hiện quan điểm
cứng rắn với Biển Đông, nhưng chắc hẳn không nhà lãnh đạo Trung Quốc nào, nếu
được lựa chọn, sẽ muốn đánh hỏng thông cáo chung AMM. Nhưng thực tế rằng nó đã
xảy ra và chứng tỏ một kết quả tai hại của xuất phát từ quá trình ra quyết sách
yếu kém gần đây của Trung Quốc.
"Đường
9 đoạn" mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông có thể sẽ chính là cái gông cùm
lớn mang tên địa chính trị đeo vào cổ Trung Quốc. Việc Trung Quốc gửi công hàm,
trong đó kèm bản đồ "đường 9 đoạn" lên Liên Hợp Quốc (LHQ) nhằm phản
đối việc Việt Nam cùng Malaysia gửi tới LHQ báo cáo về ranh giới thềm lục địa
hồi tháng 5/2009, là một hành động thiếu khôn ngoan. Đây là lần đầu tiên Trung
Quốc gửi kèm tấm bản đồ này trong một văn thư chính thức gửi cho LHQ và gây
những những quan ngại to lớn trong một số nước thành viên ASEAN.
Cơ
hội địa chính trị liên quan đến tấm bản đồ đã không bị Mỹ đánh mất, đó là lý do
tại sao Mỹ, dù có phần khác thường, đã tiến hành một nỗ lực khác nhằm thông qua
Công ước Luật Biển. Sau khi đệ trình đường đứt khúc 9 đoạn lên LHQ, Trung Quốc
lâm vào tình thế không thể thắng vì khó có thể biện hộ cho tấm bản đồ này theo
luật quốc tế. Nhà sử học nổi tiếng Vương Canh Vũ (Wang Gungwu) đã chỉ ra rằng
"những tấm bản đồ đầu tiên đòi chủ quyền Biển Đông là của người Nhật và
sau đó được Trung Hoa Dân quốc thừa hưởng".
Về
mặt đối nội, "đường 9 đoạn" có thể gây rắc rối cho chính phủ Trung
Quốc khi nó đem lại cho những người chỉ trích một thứ vũ khí lợi hại". Bất
kỳ dấu hiệu thỏa hiệp nào sẽ đặt các chính khách đương quyền vào thế nguy hiểm.
Nói cách khác, một vài mỏm đá ở Biển Đông đã khiến cho Trung Quốc hết sức chênh
vênh.
Trung
Quốc chắc chắn sẽ phải tìm cách thỏa hiệp về "đường 9 đoạn". Mà thực
tế, Trung Quốc đã đang bắt đầu ngấm ngầm thỏa hiệp. Mặc dù "đường 9
đoạn" này bao gồm cả vùng biển Đông Bắc của quần đảo Natuna thuộc
Indonesia, Bắc Kinh vẫn khẳng định riêng với Jakarta rằng Trung Quốc không đòi
hỏi chủ quyền đối với quần đảo Natuna hay vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Những
đảm bảo riêng tư này đã xoa dịu mối quan hệ với Indonesia. Vậy Tại sao Trung
Quốc lại không có những thương lượng tương tự với các nước thành viên ASEAN
khác?
Di
sản để lại của hai nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình có khác nhau,
nhưng cả hai vị này đều có chung một điểm là sẵn sàng nhượng bộ về lãnh thổ để
giải quyết tranh chấp biên giới. Điều này giải thích vì sao Trung Quốc khá rộng
rãi với Nga trong việc xác định biên giới.
Mao
Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình làm được điều này vì cả hai đem lại cho Trung Quốc
một sự lãnh đạo mạnh mẽ. Thách thức hiện nay đối với thế giới là ban lãnh đạo
Trung Quốc đã trở nên "năm phe, bảy phái": không một nhà lãnh đạo nào
đủ mạnh để có thể đơn phương nhượng bộ một cách khôn ngoan.
Không
có gì sẽ xảy ra ở Trung Quốc cho đến khi hoàn tất quá trình chuyển giao lãnh
đạo vào tháng 11. Chính quyền mới của Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường sẽ cần một
thời gian để củng cố. Tuy nhiên, Mỹ đang thức tỉnh. Và thế goiwis cũng sẽ thức
tỉnh vào năm 2016. Câu hỏi lớn sau đó sẽ là: Liệu Trung Quốc có khôn khéo về
địa chính trị trên cương vị cường quốc số 1 thế giới như khi còn ở cương vị số
hai?
Đình Ngân (theo
Project Syndicate)
*****
Giới học giả 'bắt bài' Trung Quốc
- 15/8/2012
Một số
nhà phân tích nhìn nhận, hành động leo thang của Trung Quốc gần đây chính là
nhu cầu chính trị nhằm phục vụ cho quá trình chuyển
giao hàng ngũ lãnh đạo, để cho chính phủ có dịp phô diễn sức mạnh ở một thời
điểm cực kỳ nhạy cảm.
Trung Quốc
không mong muốn kiểm soát toàn bộ Biển Đông, Ngô Sĩ Tồn (Wu Shicun), chủ tịch
một viện nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc nói về tuyến đường thủy chiến
lược, nơi cũng được tin là có chứa rất nhiều tài nguyên dầu khí nằm dưới đáy
này.
Thực tế, Trung
Quốc muốn 80% Biển Đông. Ông Ngô là một chính trị gia lão luyện của Trung Quốc,
có sở thích tranh sơn dầu và những bộ đồ nội thất đẹp đẽ mang phong cách châu
Âu. Ông thực tế rất gắt gao ủng hộ cho những tuyên bố chủ quyền lâu nay của Bắc
Kinh đối với phần lớn Biển Đông trong trong một cuộc tranh chấp mà Trung Quốc
ngày càng tỏ ra ngang ngạnh với một số quốc gia trong khu vực khiến các nước
này lôi kéo Mỹ tham gia sâu hơn và cuộc xung đột.
Trung Quốc mới
đây vừa thành lập một lực lượng quân đội đồn trú lớn hơn và mở rộng quy mô một
cơ quan lập pháp đặt đảo Phú Lâm, (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - người
dịch) nơi cách Hải Nam hơn 200 dặm về phía tây nam. Mục tiêu của động thái này,
ông Ngô ngang nhiên nói, là để cho phép Bắc Kinh "thực thi chủ quyền đối
với tất cả các đảo và bãi đá trong Biển Đông" bao gồm hơn 40 đảo
"đang bị chiếm giữ trái phép" bởi Việt Nam, Philippine và Malaysia.
Trong mấy tuần
vừa qua, Trung Quốc liên tục gia tăng áp lực, cử đi các đội tuần tra với các
tàu lớn hơn và liên tục đưa ra các các cảnh báo trên các tờ báo do chính phủ
quản lý đối với Washington, yêu cầu Mỹ ngừng ủng hộ các đối tác châu Á chống
lại Trung Quốc.
Ảnh minh họa
Giới lãnh đạo
Bắc Kinh dường như đang cố gắng xiết chặt Biển Đông như một cách thể hiện cho
người dân trong nước thấy rằng Bắc Kinh giờ đã là một cường quốc khu vực, có
thể làm mọi thứ theo ý mình tại một khu vực từ lâu đã "được coi" là
thuộc sở hữu chính đáng của mình.
Một số nhà phân
tích thì nhìn nhận, hành động leo thang chính là nhu cầu chính trị
nhằm phục vụ cho quá trình chuyển giao hàng ngũ lãnh đạo sau 10
năm mới diễn ra, để cho chính phủ có dịp phô diễn sức mạnh ở một thời điểm cực
kỳ nhạy cảm.
Kishore
Mahbubani, hiệu trưởng trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc
gia Singapore, nói về hàng ngũ lãnh đạo cấp cao Trung Quốc: "Họ phải cố
gắng thể hiện để người dân trong nước thấy họ mạnh mẽ và táo bạo cho đến vài
tháng tới. Họ phải chắc chắn rằng họ không bị nhìn nhận là kẻ yếu đuối".
Chính quyền
Obama, bị báo động bởi sự quá trớn của Trung Quốc, đã lên tiếng, tranh chấp nên
được giải quyết thông qua đàm phán, và do là một trong những hành lang thương
mại quan trọng bậc nhất thế giới, Biển Đông nên được hưởng sự tự do hàng hải.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, trong một tuyên bố mạnh mẽ hơn bình thường vừa qua
nhằm cảnh báo Trung Quốc nên ôn hòa hơn trong thái độ, nêu rõ, Washington tin
rằng những tranh chấp chủ quyền có thể được giải quyết hòa bình, "không ép
buộc, không dọa nạt, không đe dọa sử dụng vũ lực và không sử dụng vũ lực".
Washington đã
phản ứng lại với những gì mà Mỹ coi là một chiến dịch ngoan cố của Trung Quốc
đối với Biển Đông sau khi Bắc Kinh góp phần ngăn cản ASEAN, tại một hội nghị
thượng đỉnh tại Campuchia hồi tháng 7, ra bản thông cáo chung nêu cách tiếp cận
chung về Biển Đông.
Tranh chấp
không ngừng leo thang. Ngày 31/7, đúng dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Quân
đội giải phóng nhân dân, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tuyên bố thành lập
"một hệ thống tuần tra trực chiến" tại các vùng biển "thuộc
quyền tài phán" của Trung Quốc.
Chính phủ Trung
Quốc sau đó cho biết, đã hạ thủy một tàu tuần tra mới nhất, loại 5,400 tấn. Tàu
được thiết kế đặc biệt để bảo vệ "chủ quyền biển", tờ Nhân dân Nhật
báo của Trung Quốc đưa tin.
Các nước láng
giềng càng không khỏi quan ngại khi một tàu khu trục của hải quân Trung Quốc bị
phát hiện mắc cạn gần một khu vực bãi đá có tên là bãi Trăng Khuyết hồi tháng
7, trong vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines. Vụ tai nạn đặt ra câu hỏi
về năng lực của hải quân Trung Quốc và mối hoài nghi về mục đích hoạt động của
con tàu tại đây.
Thế nhưng, Ngô
Sĩ Tồn, chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải, một viện nghiên cứu quốc gia của
Trung Quốc về Biển Đông, thậm chí vẫn quả quyết, mọi hành động của Trung Quốc
đều không hề khiếm nhã.
Khi được phỏng
vấn tại văn phòng rộng rãi được trang trí các bức tranh phong cảnh của Ý và
Nga, ông vừa trở về sau một ngày tham dự buổi lễ mở rộng cơ quan lập pháp và
đơn vị đồn trú trên đảo Phú Lâm.
Phú Lâm, một
hòn đảo đầy cát bao quanh, rộng chưa đầy một dặm vuông, với một đường băng có
khả năng phục vụ các máy bay hành khách hạng trung, thực tế là một đảo trong
quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Một chiếc
Boeing 737 đưa những hành khách đặc biệt tới tham dự buổi lễ, trong đó có người
đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc tại tỉnh Hải Nam, đến để chúc mừng các cán
bộ, và đơn vị đồn trú mới, ông Ngô tiết lộ.
Sự hiện diện
lớn hơn của quân đội Trung Quốc trên hòn đảo khiến Philippines đặc biệt lo ngại
bởi nó đưa Trung Quốc có mặt tới gần hơn các đảo thuộc Biển Đông mà Philippine
tuyên bố chủ quyền.
Kể từ những năm
1990, khoảng 620 cư dân hòn đảo Phú Lâm đã được hưởng nước uống, điện sinh hoạt
và có máy điều hòa nhiệt độ. Cơ quan lập pháp 45 thành viên mới, đặt tại ngôi
nhà gạch hai tầng với các trụ và mái vòm treo các tấm rèm xanh đỏ để chuẩn bị
cho buổi lễ, được thành lập để ban hành luật lệ về các vấn đề biển trên Biển
Đông, ông nói.
Tại viện nghiên
cứu của ông Ngô, trên đảo Hải Nam, một tòa nhà mới đẹp đẽ, khách tới thăm được
mời vào một phòng kính hiện đại và được mở xem một đoạn video tuyên truyền về
chính sách. Đoạn băng dám nói Trung Quốc có các quyền biển với khu vực rộng lớn
của Biển Đông, mặc dù không nói cụ thể là bao nhiêu. Chừng 1.4 triệu dặm vuông
Biển Đông "có tầm quan trọng đối với tương lai trở thành một quốc gia biển
không ngừng lớn mạnh của Trung Quốc", bởi Biển Đông là tuyến đường thương
mại nối giữa Trung Quốc và Mỹ, châu Phi và châu Âu, đoạn băng phân tích.
Phó giám đốc
viện nghiên cứu Lưu Phong (Liu Feng), nói Trung Quốc không chỉ tuyên bố chủ
quyền với phần lớn các đảo trên Biển Đông, mà còn cả các quyền hàng hải, khai
thác thủy hải sản và khoảng sản "trong toàn bộ đường chín đoạn".
"Đường
chín đoạn", xuất hiện trong các văn kiện chính phủ và thậm chí trong tờ
tạp chí hàng không nội địa của hãng Air China, là một trong những điểm chính
gây xung đột trong các tranh chấp Biển Đông. Đường chữ U này kéo dài về phía
nam, ép sát Việt Nam và Philippine ở hai bên trước khi "liếm" gần tới
Malaysia. Bản đồ được vẽ từ trước khi nhà nước Trung Quốc hiện nay thành lập,
nhưng không được bất cứ quốc gia nào công nhận.
Về vấn đề mất
bao lâu để Trung Quốc giành lấy các đảo đang yêu sách chủ quyền, ông Ngô cho
biết, ông không thể đoán trước. Các quốc gia tuyên bố chủ quyền khác vẫn rất
kiên định, ông phải thừa nhận. Tuy nhiên, sự tái can dự của Mỹ vào khu vực châu
Á - Thái Bình Dương nghĩa là "chúng tôi sẽ gặp trở ngại trong việc giải
quyết các vấn đề Biển Đông giữa Trung Quốc với các quốc gia tuyên bố chủ quyền
khác".
Sau khi Bộ
Ngoại giao Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc, Bắc Kinh lập tức lên tiếng
cáo buộc Washington hùa theo các nước châu Á nhỏ hơn để chống lại Trung Quốc.
Ngày 4/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập Robert S. Wang, phó trưởng đoàn
đại diện Mỹ tại Bắc Kinh, và gửi đi một tuyên bố nói rằng Bộ Ngoại giao Mỹ đã
thể hiện "hoàn toàn thiếu tôn trọng sự thật, gây nhầm lẫn đúng sai, và
phát đi một tín hiệu sai lầm nghiêm trọng".
Đình Ngân theo NYTimes
*****
Trung Quốc: Được - mất với quân bài 'chơi rắn'
17/8/2012
Việc bố
trí quân đội và đấu tranh ngoại giao từ năm 2009 tới giữa năm 2011 đã gây căng
thẳng cho tất cả các bên.
Vùng biển Đông
- được quan tâm lâu nay, cùng với eo biển Đài Loan (Trung Quốc) và bán đảo
Triều Tiên là một trong ba điểm nóng của khu vực Đông Á lại dậy sóng một lần
nữa.
Tuyên bố của
Trung Quốc về việc triển khai quân tới quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) sau một
tháng "lớn tiếng" đòi chủ quyền tại vùng biển tranh chấp, sự hiện
diện của hải quân nước này tại khu vực này cũng ngày càng trở nên rõ rệt hơn.
Trung Quốc đã làm chia rẽ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khiến Hội
nghị bộ trưởng ngoại giao của các nước trong khu vực này không thể đưa ra một
tuyên bố chung, điều chưa từng xảy ra trong 45 năm qua.
Việc bố trí
quân đội và đấu tranh ngoại giao từ năm 2009 tới giữa năm 2011 đã gây căng
thẳng cho tất cả các bên. Trên thực tế, việc vùng Biển Đông trải dài từ
Singapore tới Đài Loan được đánh giá là đường hàng hải nhộn nhịp thứ hai trên
thế giới, với một phần ba lưu lượng vận chuyển của thế giới quá cảnh qua đây.
Nhiều quốc gia
láng giềng cũng yêu sách chủ quyền tại Biển Đông... Và bây giờ Biển Đông được
xem như một nơi thử nghiệm quan trong trong cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ, với
việc Trung Quốc bành trướng muốn có thêm vây cánh, và Mỹ thì đang nỗ lực cắt bỏ
những vây cánh đó để duy trì vị thế của mình trong khu vực và toàn cầu.
Các vấn đề pháp
lý và chính trị liên quan đến cuộc chiến tranh giành chủ quyền lãnh thổ, tài
nguyên biển, nguồn năng lượng và các quyền hàng hải đi kèm với chúng là vấn đề
khá phức tạp. Các sử gia trong tương lai có lẽ sẽ phải vận dụng đến câu nói của
cựu Thủ tướng Anh Lord Palmerston đã từng sử dụng hồi thế kỷ 19 để nói về vấn
đề Biển Đông đó là khi ông Lord Palmerston nói về vấn đề tranh chấp giữa hai
vùng đất Schleswig - Holstein của Đức như sau: "Chỉ có ba người hiểu được
vấn đề này. Trong đó một người đã chết, một người bị điên và người thứ ba là
tôi nhưng tôi thì đã quên mất rồi."
Vấn đề lãnh thổ
quan trọng hiện nay đang xoay quanh lợi ích của Trung Quốc thể hiện qua việc
phân chia ranh giới không chính xác trong bản đồ "đường chín đoạn"
(đường lưỡi bò) năm 2009 chiếm gần hết toàn bộ khu vực Biển Đông. Nếu như vậy,
việc yêu cầu đối với chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc sẽ gồm cả bốn quần đảo
đang tranh chấp đó là: Quần đảo Hoàng Sa ở phía Tây bắc (thuộc chủ quyền của
Việt Nam); bãi đá Macclesfield, bãi đá ngầm Scarborough Reef ở phía bắc mà
Phillípin đã tuyên bố chủ quyền; ngoài ra còn nhiều yêu sách khác xung quanh
vấn đề Biển Đông đến từ các nước như Malaixia và Brunây, hoặc giữa từng quốc
gia trên với Trung Quốc.
Hiện nay, tranh
chấp giữa các bên về quyền lợi tại Biển Đông đang gia tăng mặc dù một số đảo
chẳng có gì ngoài đá. Điều này, một phần là do Công ước của Liên hợp quốc về
Luật biển đã được tất cả các quốc gia nói trên phê chuẩn cho rằng, các quốc gia
được quyền tuyên bố chủ quyền trong vòng 200 hải lý cho vùng đặc quyền kinh tế
(EEZ) (cho phép đặc quyền khai thác thủy sản và tài nguyên dầu).
Điều làm tăng
thêm mối quan ngại của khối ASEAN về ý đồ của Bắc Kinh đó là, ngay cả khi Trung
Quốc có thể tuyên bố chủ quyền một cách hợp lý đối với các đảo ở Biển Đông, và
tất cả các quần đảo đều có thể sinh sống, thì vùng đặc quyền kinh tế EEZ gắn
liền với các đảo đó cũng không bao gồm các vùng biển nằm trong đường lưỡi bò
trong bản đồ năm 2009 mà Trung Quốc đưa ra.
Điều này đã gây
ra những lo ngại, không phải là vô căn cứ khi nhận thấy rằng Trung Quốc không
có ý định tuân thủ theo những điều khoản quy định trong Công ước của Liên hợp
quốc về Luật biển, và có lẽ sẽ đưa ra tuyên bố về chủ quyền dựa trên "lịch
sử mở rộng".
Một cách thức
hợp lý hơn cho thời gian tới có thể bắt đầu nếu tất cả các bên đều bình tĩnh
trước hành động khiêu khích của Trung Quốc và lời kêu gọi chủ nghĩa dân tộc cực
đoan từ bên trong.
Một báo cáo
được Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group) phát hành vào tháng
Tư cho biết các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông trong vòng ba năm qua
dường như nổi lên từ những sự khơi mào không nhất quán của các 'diễn viên' nội
địa khác nhau, bao gồm chính quyền địa phương, cơ quan thực thi pháp luật, các
công ty năng lượng quốc doanh và Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA).
Bộ Ngoại giao
Trung Quốc hiểu rõ về những hạn chế trong luật quốc tế hơn bất cứ ai và chưa
làm gì vượt quá giới hạn. Nhưng với các hành động của Quân đội Giải phóng Nhân
dân Trung Quốc và các hành động khác gần đây, khi quá trình chuyển giao quyền
lực của quốc gia này (gây ra căng thẳng cho nhiều quan chức chủ chốt ở trung
ương) sẽ hoàn tất vào cuối năm nay, đó là lý do để hy vọng Trung Quốc sẽ có
thái độ kiềm chế hơn.
Yêu cầu các bên làm
theo đòi hỏi của một bên là điều không tưởng và cũng sẽ không hiệu quả nếu
yêu cầu các nước phải tuân thủ theo hành động của một nước khác.
Đó là nhận định của
cựu Ngoại trưởng Australia- ông Gareth Evans về tình hình Biển Đông. Ông
Evans hiện là Chủ tịch danh dự của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (International
Crisis Group) và là hiệu trưởng danh dự của ĐH Quốc gia Australia (ANU), đồng
Chủ tịch của Trung tâm toàn cầu về Trách nhiệm bảo vệ.
|
Trung Quốc có
thể và nên hạ nhiệt bằng cách cân nhắc lại các phương sách giảm thiểu rủi ro và
gây dựng lòng tin một cách ôn hòa hơn như đã thỏa thuận với ASEAN năm 2002 - và
xây dựng trên nền tảng đó bộ nguyên tắc ứng xử đa phương mới. Và, càng sớm càng
tốt, nó cần phải được định nghĩa chính xác, với sự tham khảo các nguyên tắc đã
được hiểu và chấp nhận, để biết tuyên bố chủ quyền thực sự của họ là đến đâu.
Chỉ khi đó vị thế của nhà nước Trung Quốc mới có được sự tin tưởng dựa trên
những nguyên tắc hấp dẫn về thỏa thuận chia sẻ tài nguyên trong khu vực và
tranh chấp lãnh thổ mà hiện vẫn còn chờ nghị quyết cuối cùng từ các bên tranh
chấp chủ quyền.
Về phần mình,
Mỹ trong khi lý giải cho việc tham gia vào tranh chấp là nhằm chống lại hành
động quá khích của Trung Quốc trong hai năm 2010 và 2011, cần phải thận trọng
trong việc gia tăng những chính sách về khu vực này.
Việc quân đội
Mỹ "quay trục" hướng đến châu Á gây rạn nứt trong quan hệ Mỹ với
Trung Quốc và việc duy trì quan hệ ngoại giao cũng khó khăn hơn trong thời kỳ
chuyển giao quyền lực.
Một điểm tích
cực và được hoan nghênh rộng rãi đó là việc Mỹ có thể thông qua Công ước về
Luật biển, qua đó các nguyên tắc sẽ buộc phải là nền tảng cho việc chia sẻ tài
nguyên một cách hòa bình trong vùng Biển Đông cũng như ở mọi nơi.
Yêu cầu các bên
làm theo đòi hỏi của một bên là điều không tưởng, nó cũng sẽ không hiệu quả nếu
yêu cầu các nước phải tuân thủ theo hành động của một nước khác.
Mai Linh theo Project Syndicate
*****
Ước mơ siêu cường của Trung Quốc trên Biển Đông
Petrotimes - 18/08/2012
Trong ấn bản Winter 2010 của chuyên san Orbis thuộc Viện
Nghiên cứu chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, James Kraska - nguyên cố vấn chính sách
của Giám đốc Cục Hoạch định chính sách chiến lược thuộc Bộ Tổng tham mưu Lục
quân Hoa Kỳ - đã khiến nước Mỹ sởn gai ốc khi hình dung rằng, vào năm 2015,
chiếc Hàng không mẫu hạm (HKMH) trị giá 9 tỉ USD USS George Washington có thể
bị Trung Quốc (TQ) đánh một phát chìm nghỉm! Loại vũ khí nào của TQ mà James
Kraska cho rằng có thể hạ gục HKMH Mỹ?
Bài 2: Con ngáo ộp ASBM!
Trân Châu Cảng “phiên bản 2.0”?
Sự kiện (giả định) trên đã không chỉ cho thấy bức tranh
thay đổi cán cân về sức mạnh hải quân tại châu Á mà còn “đưa đến một giai đoạn
mới về trật tự quốc tế mới trong đó Bắc Kinh bắt đầu nổi lên thay thế Mỹ”. Và
loại vũ khí kinh khủng đủ khả năng diệt được HKMH Mỹ đang được đề cập là thứ mà
đã được nhắc với mật độ dày đặc nhiều năm qua: phản hạm đạo đạn (antiship
ballistic missile-ASBM, tên lửa đạn đạo diệt HKMH). Với ASBM, cái thế “mất đối
xứng” của TQ đối với Mỹ tại bàn cờ chiến lược quân sự Đông Nam Á không còn tồn
tại. Với ASBM, TQ đã có thể thành công trong chiến thuật “dĩ lục chế hải” (dùng
đất liền chế ngự hải dương).
Cách đây hai năm, trong cuộc phỏng vấn tờ Asahi Shimbun
(dẫn lại từ Washington Times 26/12/2010), Tư lệnh trưởng Bộ Tư lệnh Thái Bình
Dương Hoa Kỳ Robert F. Willard nói rằng, ASBM TQ đã bắt đầu đi vào “IOC” (khả
năng hoạt động ở giai đoạn đầu). “Tình hình là đáng lo chứ không phải không, mà
bởi (ASBM TQ) là mối họa đối với Đông Nam Á nên cũng là mối họa đối với nước
Mỹ” - tướng Willard nói. Trong báo cáo đệ trình Quốc Hội (đề ngày 23/3/2012),
chuyên gia Hải quân Ronald O’Rourke cho biết thêm, sát thủ ASBM đã được triển
khai cho quân đội TQ vào đầu năm 2011…
Mô hình một vụ
tấn công bằng ASBM
Bắn từ dàn phóng di động, với hỗ trợ của radar cùng hệ
thống tìm kiếm mục tiêu bằng vệ tinh và máy bay do thám không người lái, ASBM
của TQ, như được miêu tả, là hệ thống gồm tên lửa hai tầng (tầng một để phóng lên
không trung và tầng hai là đầu đạn bay đâm ngược xuống để triệt hạ mục tiêu).
Một ASBM đơn giản sẽ gồm loại tên lửa được lắp một đầu đạn nhưng nó có thể được
nâng cấp để lắp nhiều đầu đạn để tăng mức hiệu quả sát hại. Thập niên 1970,
Liên Xô đã phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung SS-20 để diệt các mục tiêu di
động của NATO. SS-20 thật sự là vũ khí đáng sợ (NATO chỉ có 4-6 phút cảnh báo
sau khi SS-20 rời dàn phóng). Để chống trả, Tổng thống Ronald Reagan cho phát
triển hệ thống bắn chặn Pershing II. Tuy nhiên, sau Chiến tranh lạnh, với Hiệp
ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) ký giữa Washington và Moskva
tháng 12/1987, SS-20 và Pershing II đều được cho vào viện bảo tàng (theo nghĩa
bóng lẫn đen).
Chú Sam “thúc thủ vô sách”?
Theo Marshall Hoyler (cựu Giáo sư Đại học Hải quân Hoa
Kỳ) viết trên chuyên san Naval War College Review (Vol. 63, No. 4, Autumn
2010), 4 năm qua, TQ đã sản xuất từ 9-15 tên lửa DF-21D mỗi năm. Về phía Mỹ,
Hoyler cho biết, hải quân họ có 18 tàu trang bị hệ thống Aegis chuyên bắn chặn
được triển khai khắp thế giới, với hai loại tên lửa SM-2 Block IV và SM-3;
trong đó SM-3 được thiết kế để “đón khách” ngoài tầng khí quyển, trong khi SM-2
Block IV có nhiệm vụ “bồi tiếp” nếu “khách” lọt qua hàng rào khí quyển và phăm
phăm phóng đến mục tiêu (tức đầu đạn của đối phương sau khi tách ra khỏi tên
lửa ngoài tầng khí quyển).
Tính đến cuối năm 2008 (nđd), Mỹ có 40 tên lửa SM-2 Block
IV và 38 tên lửa SM-3. Theo “viễn kiến” của (cựu) Bộ trưởng quốc phòng Robert
Gates vào tháng 4/2009, Mỹ cần phải có 220 SM-3 vào cuối năm 2015. Theo tính
toán của Hoyler, Mỹ cần phải có 13 chiếc tàu trang bị hệ thống Aegis để đối phó
Iran, ba chiếc đối phó với Bắc Triều Tiên và chín chiếc đối phó với TQ; và
trong 220 tên lửa SM-3 được sản xuất đến trước năm 2015 như mong muốn của
Robert Gates, phải có 148 cái dành riêng để tiếp “thượng khách” TQ ... Vấn đề ở
chỗ, như nhận xét của Hoyler, bằng vào việc có nhiều tên lửa bắn chặn hơn, vẫn
chưa chắc rằng Mỹ có thể thủ thắng trong cuộc đọ sức với ASBM-TQ. Tại sao?
Thứ nhất (nghe hệt như Hoyler đang “vẽ đường cho hươu
chạy”!), là TQ có thể bắn DF-21 (loại tên lửa đạn đạo bình thường) để dụ đối
phương bắn trả, rồi chờ đến khi Mỹ “hết đạn”, TQ mới xịt lên DF-21D ASBM thứ
thiệt! Thứ hai, TQ có thể bắn “chim mồi”, bằng cách tung lên những quả bóng
Mylar phủ aluminum. Đầu đạn thật sự sẽ được lắp trong một hoặc vài quả bóng như
vậy; trong khi các quả bóng còn lại chứa pin lithium để làm tản nhiệt, khiến vệ
tinh cảm ứng Mỹ chẳng biết đâu là quả bóng thật sự chứa đầu đạn hạt nhân. Thứ
ba, TQ có thể “bọc áo” cho đầu đạn (phủ lớp làm nguội), khiến nó hoàn toàn
không thể bị thiết bị cảm ứng hồng ngoại của Mỹ dò ra. Để tăng hiệu quả tấn
công, TQ chỉ cần “sử” một trong ba cách trên hoặc cùng lúc dùng cả ba cách!
Hoyler thậm chí còn “vạch áo cho người xem lưng”, khi cho biết, hầu hết tất cả
thử nghiệm SM-3 của Mỹ đều thành công nhưng Mỹ chưa từng công bố thử nghiệm khả
năng phân biệt “chim mồi” cũng như những giải pháp ứng chiến khác, để cho thấy
Mỹ thật sự có đủ khả năng triệt khử ASBM. Đành phải “cam bái hạ phong” thôi!
Một con “ngáo ộp”!
Phải nói rằng ASBM, nếu thật sự được chế tạo thành công,
là một “tuyệt tác” của vũ khí từ cổ chí kim. Nó xứng đáng được xem là biểu
tượng đánh dấu một cuộc cách mạng “bài sơn đảo hải” trong quân sử thế giới. Nó
sẽ làm thay đổi sâu sắc diện mạo chiến tranh, theo cách như bom nguyên tử cách
đây hơn nửa thế kỷ. Nó không chỉ tái lập sự cân bằng quyền lực quân sự mà còn
giúp “giành thiên hạ” về tay mình với ai sở hữu nó. Gút lại, ASBM là “tinh túy”
của mọi thế hệ vũ khí ... Bởi vì, ASBM không phải là vũ khí mà là một hệ thống
vũ khí. Nó là hệ thống của những hệ thống mà theo ngôn ngữ quân sự Mỹ thì đó là
C4ISR (command, control, communications, computers, intelligence, surveillance,
reconnaissance - chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát, do
thám). Nó phải được vận hành và điều khiển với sự phối hợp đồng bộ, với mức
chính xác phải ở chuẩn tuyệt đối, trong đó, bất kỳ sai lệch nào trong kỹ thuật
học, toán học, vật lý đạn đạo học, vi tính học … cũng không thể được chấp nhận.
Do vậy, cần phải phân biệt rõ rằng, việc chế tạo được loại tên lửa đạn đạo tầm
xa như DF-21D là một chuyện nhưng việc đưa nó vào thành một hệ thống tinh vi
phức tạp như ASBM hoàn toàn là chuyện khác. DF-21D chỉ mới là một phần của một
hệ thống mà thôi.
Một cách chính
xác hơn, phải nói rằng tên lửa DF-21D chỉ mới là một phần của một hệ thống
Cho đến nay, dù giới lãnh đạo quân đội TQ nhiều lần nhắc
đến việc chế tạo thành công DF-21D nhưng giới nghiên cứu quân sự thế giới chưa
từng nghe nói đến bất kỳ cuộc thử nghiệm ASBM nào của TQ. Bằng vào cách ứng xử
phô trương quen thuộc của TQ, một vụ thử nghiệm ASBM - nếu có - hẳn đã được làm
rùm beng lên rồi. Bằng vào hệ thống viễn thám mà Mỹ ngày đêm theo dõi TQ, một
cuộc thử nghiệm ASBM - cho dù là “bí mật quân sự tuyệt đối” - hẳn đã bị phát
hiện rồi. Mà nếu chưa được mang ra thử nghiệm thì hệ thống ASBM, cho đến thời
điểm này, vẫn là một con ngáo ộp! Với trình độ hiện tại của TQ, một hệ thống vũ
khí “siêu hoàn hảo” theo chuẩn C4ISR, với khả năng đồng bộ hóa tất cả theo thời
gian thật, là điều viễn tưởng của viễn tưởng!
Theo phân tích của Marshall Hoyler (nđd), dữ liệu từ vệ
tinh truyền xuống mặt đất thường mất hơn năm phút và bộ chỉ huy phải mất thêm
một ít thời gian để xử lý dữ liệu nhằm xác định vị trí chính xác của HKMH.
Ngoài ra, còn phải tính thêm 10-15 phút để trạm phóng (TEL) chuẩn bị công đoạn “bật
quẹt châm lửa” cho DF-21D. Khi rời TEL, ASBM lại cần thêm 12-15 phút để bay đến
mục tiêu. Tổng cộng, ASBM TQ phải mất tối thiểu 32-35 phút. Trong khi đó, với
vận tốc 35 gút, HKMH Mỹ có thể đã di chuyển xa khỏi điểm rơi được lập trình của
đầu đạn ASBM.
Cụ thể, cứ mỗi phút mà ASBM phải mất, HKMH đã đi được hơn
1 km. Mất 32 phút mới đến được vị trí định sẵn thì mục tiêu đã rời xa tối thiểu
32 km rồi! ... Và cũng cần để ý chi tiết quan trọng nữa: tất cả tính toán thời
gian nói ở trên, được thí nghiệm trên mô hình máy tính, đều giả định rằng, hàng
“hậu vệ” dày đặc nổi tiếng giỏi tài “đốn giò” của hệ thống bắn chặn Mỹ đã bất
lực trước ASBM; và giả định rằng giới lãnh đạo Bắc Kinh sẽ ra lệnh bắn ASBM khi
ngay vệ tinh truyền đủ dữ liệu liên quan vị trí HKMH. Trong thực tế, sẽ còn mất
thêm thời gian (không xác định được) để Bắc Kinh cân nhắc động thủ. Thời gian
càng kéo dài, AOU của mục tiêu (“area of uncertainty”, thuật từ quân sự chỉ
phạm vi tấn công có biên độ rộng khiến xác suất thành công thấp) sẽ càng giãn ra,
và vệ tinh TQ lại phải mò mẫm lại từ đầu để tìm xem cái HKMH chết tiệt bây giờ
đang ở “xứ mô” nào rồi …
Mạnh Kim
(Năng lượng Mới số 147, ra thứ Sáu ngày 17/8/2012)
*****
Gây hấn tại Biển Đông, Trung Quốc rơi vào thế kẹt
RFI - Thứ năm 23 Tháng Tám 2012
Quần
đảo Điếu Ngư/Senkaku mà cả hai phía Trung Quốc và Nhật Bản đều đòi chủ quyền
(Reuters)
Trọng Thành
Về những căng thẳng mới đây tại vùng biển Đông Á và Đông Nam Á, hôm nay nhật báo Le Figaro đăng tải các nhận định của bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, phụ trách nghiên cứu thuộc nhóm chuyên gia phân tích chính trị quốc tế International Crisis Group, qua bài viết mang tựa đề “Biển Trung Hoa: căng thẳng trong vùng nước đục”. Bài nhận định của Stephanie Kleine-Ahlbrandt bắt đầu với mô tả cuộc đổ bộ lên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku của những người Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền, vào tuần trước, như một sự kiện mới nhất trong các căng thẳng tại vùng biển phía Đông Trung Quốc, mà Bắc Kinh ngày càng tỏ ra ít khoan nhượng hơn.
Trong khi đó tại vùng biển Đông Nam Á, Trung Quốc cũng
không ngừng gây hấn với các nước láng giềng Philippines và Việt Nam. Vào tháng
Tư, Trung Quốc đã đưa tàu chiến tới khu vực bãi đá ngầm Scarborough, cách bờ biển
Philippines khoảng 200 km, cùng với các tàu tuần ngư, để đáp lại việc hải quân
Philippines không cho tàu cá của Trung Quốc khai thác hải sản tại khu vực này.
Cho đến nay, tàu cá Trung Quốc vẫn ở lại khu vực bãi cạn Scarborough.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã gây áp lực kinh tế với Manila,
với việc xiết chặt các điều kiện nhập khẩu hoa quả nhiệt đới, khiến Philippines
bị thiệt hại 34 triệu đô la.
Vào tháng Sáu, khi Việt Nam ra luật Biển, đặc biệt liên
quan đến hai quần đảo tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa, thì Trung Quốc ngay lập
tức tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa, một đơn vị hành chính hết sức rộng lớn
bao gồm các khu vực tranh chấp, và đồng thời thiết lập một căn cứ quân sự tại
Hoàng Sa. Chính sách cứng rắn của Bắc Kinh một lần nữa được thể hiện với việc
CNOOO, tập đoàn khai thác dầu khí lớn của nhà nước Trung Quốc, đưa ra một tuyên
bố chào thầu ngay trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo chuyên gia của International Crisis Group, trong khi
có vẻ như Trung Quốc lấn lướt các nước láng giềng Việt Nam và Philippines, thì
điều hoàn toàn lô gic là Asean – Hiệp hội các nước Đông Nam Á phải xiết chặt
hàng ngũ. Tuy nhiên, trong một hội nghị tại Phnompenh, Bắc Kinh đã khai thác
được các chia rẽ trong nội bộ tổ chức này, với việc thúc đẩy Cam Bốt, đang nắm
quyền chủ tịch luân lưu của khối, ngăn cản mọi cuộc tọa đàm thực sự về vùng
biển Đông Nam Á. Lần đầu tiên kể từ 45 năm, Asean đã không ra được một thông
cáo chung sau khi hội nghị kết thúc.
Cũng vào thời điểm này, bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc
cho biết sẽ triển khai các đơn vị tuần tiễu hải quân “sẵn sàng chiến đấu”, để đáp trả việc
máy bay quân sự Việt Nam bay trên quần đảo Trường Sa. Như vậy, Trung Quốc có ý
định ưu tiên can thiệp của hải quân, thay vì các tàu hải giám như các đụng độ
trước đó.
Một số dấu hiệu nữa cho thấy thái độ cứng rắn của Bắc
Kinh là việc triệu một nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ lên Bộ Ngoại giao
Trung Quốc, sau khi Washington chỉ trích các động thái khiêu khích của Trung
Quốc tại vùng biển Đông Nam Á. Đây là một phản ứng hiếm thấy từ phía Bắc Kinh,
lần gần đây nhất là để phản đối việc Mỹ quyết định bán vũ khí cho Đài Loan.
Điều này cho thấy, Bắc Kinh rất nhạy cảm với can thiệp của Hoa Kỳ trong các
tranh chấp biển và ý nghĩa ngày càng lớn mà Trung Quốc dành cho các đòi hỏi chủ
quyền tại Biển Đông.
Để kết luận nhà nghiên cứu Stephanie Kleine-Ahlbrandt cho
rằng, thái độ cứng rắn của Trung Quốc có thể làm lợi cho Hoa Kỳ, đẩy Việt Nam
và Philippines về phía Washington. Bên cạnh đó, trước một công luận ngày càng
bức xúc trước các tranh chấp chủ quyền biển đảo và đòi hỏi chính quyền phải có
các hành động cứng rắn, Bắc Kinh có thể sẽ buộc phải phản ứng một cách hung bạo
để không bị mất mặt. “Bị ở vào
thế kẹt và không tránh được một đụng độ vũ trang rõ ràng là điều mà chính quyền
Trung Quốc ít mong muốn nhất”.
*****
Tướng Kiều Lương: Trung Quốc bàn cách dùng vũ lực độc chiếm Biển Đông
Bauxite Việt Nam - 01/09/2012
Đọc bài này lúc thì nghĩ là viên tướng này
kể cũng có đầu óc “chiến lược” thật, lúc lại thấy cái thứ “lý luận quân sự”
của ông ta chả có tư duy luận lý quân sự gì ráo mà chỉ là trơ tráo, đúng kiểu
ngông nghênh, hiếu chiến “anh hùng rơm”. Rồi lại bỗng thấy hài hước, bởi đây quả
là một kẻ giảo hoạt, hót đúng bài của Trung Nam Hải, kể cả cái thói láu cá
“gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”, cũng như thủ đoạn cũ mèm hết
giương Đông lại kích Tây. Tuy nhiên, tất cả những điều trên hình như cũng
không che khuất được một nỗi lo đang thành hình trong ông ta, cũng là của
chính quyền Bắc Kinh – đó là sự liên kết tất yếu của các nước ASEAN và các
nước có quyền lợi ở Biển Đông, ở Hoa Đông,... bên cạnh một Hoa Kỳ hùng mạnh.
Bauxite
Việt Nam
|
(GDVN)
- Để chiếm đoạt toàn bộ đảo, đá và tài nguyên ở biển Đông, tướng Kiều Lương
Trung Quốc đề xuất học Mỹ sử dụng “chiến tranh siêu giới hạn”.
Kiều Lương - Thiếu tướng
Không quân Trung Quốc
Ngày 29- 8, Thiếu tướng Kiều Lương, Giáo sư
chiến lược Học viện Chỉ huy Không quân, Phó Tổng thư ký Ủy ban Nghiên cứu Chính
sách An ninh Quốc gia Trung Quốc có bài viết trên Tân Hoa xã khẳng định chủ quyền
đối với đảo Điếu Ngư (hay đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát thực tế) và
biển Đông (một cách bất hợp pháp), đồng thời bày đặt cách thức kiểm soát đối
với các hòn đảo và vùng biển có liên quan.
Theo Kiều Lương, những công dân Trung Quốc đổ
bộ lên đảo Senkaku vừa qua là một sự bảo vệ nghiêm túc đối với chủ quyền quốc
gia. Tàu hải giám, ngư chính Trung Quốc hoạt động chấp pháp (trái phép) ở vùng
biển bãi cạn Scarborough cũng là “sự biểu thị công khai và bảo vệ đối với chủ
quyền quốc gia của Trung Quốc”.
Kiều Lương đánh giá, trong năm qua, trước
tiên là bãi cạn Scarborough ở biển Đông, kế tiếp là đảo Senkaku ở biển Hoa Đông
đã liên tiếp nổi lên tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, gây
chú ý cho dư luận trong và ngoài nước, thời cơ và cường độ xảy ra cũng nhiều dư
vị.
Kiều Lương chỉ ra 3 “nguyên nhân” làm cường
độ tranh chấp biển Hoa Đông, biển Đông đột ngột mạnh lên: Một là ý thức an ninh
và ý thức “bảo vệ quyền lợi biển” của Trung Quốc ngày càng tăng cường. Theo
Kiều Lương, do tài nguyên trên thế giới khan hiếm và do Trung Quốc có nhu cầu
tài nguyên ngày càng lớn, nên Trung Quốc đã và sẽ rắn mặt, bất chấp luật pháp
quốc tế.
Hai là, Nhật Bản tăng cường kiểm soát đối với
vùng biển xung quanh đảo Senkaku và “một số nước Đông Nam Á gia tăng chủ quyền,
tài nguyên dầu khí ở biển Đông khiến TQ đứng ngồi không yên mặc dù các tuyên bố
chủ quyền của TQ tại các khu vực này đều phi pháp, phi lý.
Công dân Hồng Kông xông lên
đảo Senkaku (hiện do Nhật Bản kiểm soát thực tế) cắm cờ Trung Quốc khẳng định
chủ quyền
Ba là, Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang
hướng Đông (khu vực châu Á-Thái Bình Dương), theo ý chủ quan của Kiều Lương thì
điều này “làm cho một số nước láng giềng có sức mạnh để đối đầu với Trung
Quốc”.
Với ba nguyên nhân trên, ông tướng học giả
này đã đổ lỗi hết cho các nước xung quanh và coi như Trung Quốc chỉ ứng phó bị
động trong thời gian vừa qua với các vấn đề tranh chấp đảo Senkaku, tranh chấp
bãi cạn Scarborough cho tới tranh chấp Biển Đông.
Theo đó, Kiều Lương nhấn mạnh, 3 nguyên nhân,
3 yếu tố trên thúc đẩy lẫn nhau, đã tạo ra cục diện tranh chấp biển Hoa Đông,
biển Đông ngày càng gay gắt hiện nay. Ông nói: “Ở một góc độ nào đó, thực chất
của tranh chấp biển Đông là sự va chạm/xung đột gián tiếp của Trung-Mỹ trong
vấn đề biển Đông”.
Kiều Lương đổ lỗi cho Mỹ mà cho rằng, sau
khủng hoảng tài chính, Mỹ ngày càng có ít con bài trong tay, nhưng Mỹ luôn tìm
cách có được một con bài nào đó để ngăn chặn Trung Quốc. Mỹ đã dùng con bài
“vấn đề biển Đông” để chặn “chân sau” của Trung Quốc, làm cho Trung Quốc không
có thêm sức mạnh để thách thức bá quyền của Mỹ.
Kiều Lương cho rằng, ngay từ đầu năm 2012, Mỹ
mạnh mẽ tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương
trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự, ngoại giao, an ninh, động thái dồn dập, “đã
diễn xiếc liên tục làm hoa cả mắt”.
Trước hết là thông qua diễn tập quân sự ở
biển Hoàng Hải để kéo gần hai nước Nhật Bản, Hàn Quốc. Sau khi ổn định thế trận
ở Đông Bắc Á, Mỹ quay đầu xuống phía Nam, dùng phương thức diễn tập quân sự
liên hợp để khuyến khích một số nước Đông Nam Á liên tục gây chuyện với Trung
Quốc ở biển Đông - Kiều Lương nhận xét.
Sau đó, Mỹ bày tỏ “thiện chí” với chính phủ
Myanmar, đóng đinh chốt vào giữa Trung Quốc và Myanmar; đồng thời tiếp tục đàm
phán với Singapore về vấn đề triển khai tàu chiến đấu duyên hải tốc độ nhanh;
xây dựng quan hệ “đối tác chiến lược” với Ấn Độ.
Kiều Lương nghĩ rằng, các nước Đông Nam Á
không muốn bất cứ nước lớn nào chủ đạo/lãnh đạo khu vực này, vì vậy đứng trước
một nước Trung Quốc trỗi dậy, họ hy vọng lôi kéo Mỹ để cân bằng sức mạnh với
Trung Quốc. Nhưng, các nước nhỏ “chơi trò cân bằng giữa các nước lớn, xưa nay
đều rất nguy hiểm”. Theo Kiều Lương, Philippines “ngây thơ” cho rằng, Mỹ sẽ
giúp không cho Philippines.
Bàn về cách thức kiểm soát biển Đông, Kiều
Lương nhấn mạnh: Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng mạnh về sức mạnh
kinh tế và quân sự. Nhưng điều quan trọng nhất là, tư duy, tâm tính và phương
pháp phải tích cực thay đổi theo tình hình của bản thân Trung Quốc và tình hình
quốc tế.
Kiều Lương cho rằng, "về cách thức bảo
vệ an ninh và quyền lợi quốc gia, từ chiến lược tới sách lược phải có sự tính
toán tổng thể, đối phó với biện pháp tổ hợp thì phải có “quyền thuật tổ
hợp”".
Kiều Lương nhận định sặc mùi hiếu chiến, vô
trách nhiệm rằng, "hiện nay không thể gác lại tranh chấp nước, có nước
láng giềng “xấu xa” đang ngày càng ngang ngược ở cửa nhà của Trung Quốc. Trong
tình hình đó, “phải đánh ngã họ, đoạt lại đồ của mình”; còn một biện pháp nữa
là đàm phán giải quyết. Ông này cho rằng, trong giải quyết tranh chấp quốc tế,
lợi ích hoàn toàn không thể nhượng bộ thì không thể nhượng bộ".
Kiều Lương tiếp tục nhấn mạnh “chủ quyền”
phải “thuộc về Trung Quốc”, sự nhượng bộ của Trung Quốc là “gác lại tranh chấp,
cùng nhau khai thác”. Ông tướng này coi đây là “đường biên ngang” (giới hạn).
Nếu vượt qua đường biên này thì phải kiên quyết đến cùng, cùng “không” khai
thác.
Ông nói rằng, “giấu mình” không phải là
nhường nhịn, mà là “không muốn nói toạc ra”, là “nói nhẹ nhàng”, việc nên làm
thì phải làm và bắt buộc phải làm.
Kiều Lương cho rằng, các thủ đoạn đối đầu
quân sự hiện đại rất đa dạng như có thể dùng quân đội, chiến tranh. Nhưng theo
Kiều Lương, trong tranh chấp các hòn đảo ở biển Đông, nhìn từ góc độ quân sự,
đánh (sử dụng vũ lực) không thành vấn đề, quan trọng là đánh rồi làm thế nào.
Điều này không chỉ là vấn đề quản lý và xây dựng các đảo đá thế nào, mà là vấn
đề đối mặt thế nào với thế giới, đặc biệt là Mỹ và ASEAN. Những vấn đề này phức
tạp hơn nhiều, gai góc hơn nhiều so với “đánh”.
Trong vấn đề biển Đông, ở góc độ “chiến tranh
siêu giới hạn”, ông tướng Kiều Lương cho rằng, phải học hỏi Mỹ, xem Mỹ xử lý
các vấn đề tương tự thế nào, xem Mỹ nhiều lần “tấn công nhầm” ở biên giới
Pakistan và nước khác như thế nào thì sẽ hiểu được vấn đề.
Nguyên lý của “chiến tranh siêu giới hạn” là
thủ đoạn và tấn công “tổ hợp”. Trong vấn đề biển Đông, theo Kiều Lương, có thể
vận dụng tấn công “tổ hợp”, khi ra trận phải tấn công đan chéo, không phải đâm
đầu tấn công. Không đánh trận không có nghĩa là không sử dụng vũ lực, không có
nghĩa là không có xung đột, quan trọng là phải kiểm soát cường độ thế nào.
Theo Kiều Lương, TQ phải vừa thông qua các
hành động đặc biệt để nói rõ “giới hạn” do Trung Quốc bày đặt ra, vừa chưa đến
mức đẩy tất cả các nước đến trạng thái chiến tranh.
Kiều Lương đoán là, nếu không thực sự động
chạm đến lợi ích cốt lõi quan trọng của Mỹ thì Mỹ không sẵn sàng thậm chí không
dám vì các nước như Philippines mà quyết đấu với Trung Quốc. Giữa Trung Quốc và
Mỹ có lợi ích chiến lược lớn hơn phải lệ thuộc vào nhau.
Vì vậy, lợi ích của hai nước Trung-Mỹ không
thể bị nước nhỏ “lừa lọc, bắt cóc”. Ngược lại, nếu Trung-Mỹ xảy ra xung đột,
thì cả hai bên đều chịu thiệt, chắc chắn sẽ làm xuất hiện cục diện về sự trỗi
dậy của bên thứ ba như EU, Nga, Nhật Bản, thậm chí Ấn Độ, Brazil.
Vì vậy, Trung Quốc không nhất định đứng đối lập
với Mỹ trong tất cả các vấn đề, quan trọng là xem có lợi cho mình hay không
(quá thực dụng!). Trong ứng xử với yếu tố Mỹ, theo Kiều Lương thì Trung Quốc
phải có “trí tuệ lớn nhất, sách lược cao nhất, nhẫn nại bền bỉ nhất”. Ngoại
trưởng Mỹ Hillary Clinton nhiều lần tuyên bố, Mỹ phải sử dụng sức mạnh thông
minh (khéo léo), Trung Quốc cũng có thể làm như vậy.
Nhìn lại lịch sử, kinh nghiệm quan trọng nhất
trong sự trỗi dậy của Mỹ là quyết không để mình đối đầu trực tiếp với đế quốc
Anh, mà là cổ vũ các nước khác đối đầu với Anh, sau đó để bản thân trèo lên
đỉnh một cách thuận lợi.
Kiều Lương cho rằng, Trung Quốc là một nước
lớn trưởng thành, với ý nghĩa quốc gia hiện đại, Trung Quốc còn đang ở thời đại
“trẻ con”, cần phải trả giá rất nhiều mới có thể học được cách làm một nước lớn
hiện đại.
Người dân có cảm giác là Trung Quốc – một
nước lớn mà lại còn “hèn nhát”, bởi vì người dân cũng đang “lớn lên”, không
hiểu lắm về quy tắc trò chơi chính trị, quân sự của thế giới hiện nay. Trong
quá trình trỗi dậy, Trung Quốc không chỉ phải có đầy đủ trí tuệ chiến lược, mà
còn phải có đầy đủ nhẫn nại chiến lược.
Mỹ đẩy mạnh thực hiện chiến
lược quay trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Nguồn: giaoduc.net.vn
*****
Hải quân Trung Quốc chưa đáng ngại ở biển Ðông
Hà Tường Cát/Người
Việt (tổng hợp) - Saturday, September 01,
2012
HOA KỲ -Người ta đã nói nhiều
đến nỗ lực phát triển hải quân của Trung Quốc trong hai thập kỷ vừa qua và hiện
nay tình trạng căng thẳng trên biển Ðông do những hành động gây hấn của nước
lớn này khiến có sự lo ngại xung đột có thể xảy ra trong khu vực.
Tuy nhiên, theo phân tích và
nhận định của nhiều quan sát viên quốc tế, mặc dầu với lực lượng áp đảo, khả
năng dùng vũ lực để thực hiện ý đồ bành trướng có nhiều giới hạn về chính trị,
ngoại giao cũng như thực lực của Trung Quốc.
Các chuyên gia quân sự thế
giới đánh giá hải quân Trung Quốc vẫn còn ở chừng mực “hạm đội duyên hải,” chưa
đủ khả năng hoạt động viễn dương. Hiện nay, hải quân Trung Quốc có khoảng 70
tàu chiến thuộc hạng khu trục hạm hay hộ tống hạm và 60 tàu ngầm trong đó có 10
tàu ngầm nguyên tử. Tàu dân sự hay bán quân sự, kiểu như các tàu hải giám, có
thể hỗ trợ khi có chiến tranh, ngoài ra hàng chục ngàn tàu đánh cá là một thứ
“dân quân trên biển” thi hành được nhiều công tác, nhưng tất nhiên cũng chỉ
trong phạm vi cận duyên hay nhiều lắm là ở một phần biển Ðông.
Chiếc hàng không mẫu hạm
Variag cũ của Liên Xô hạ thủy từ năm 1988 mà Trung Quốc mua lại của Ukraine 10
năm sau trong tình trạng giải giới hoàn toàn chỉ còn là một thân tàu trống,
được kéo về và sau đó tân trang hoàn toàn tại quân cảng Ðại Liên. Năm ngoái,
Variag - tên mới chưa chính thức là Thi Lang - đã bắt đầu chạy thử chuyến đầu
tiên. Cuối Tháng Tám vừa qua, báo chí Trung Quốc ồn ào loan tin Thi Lang chuẩn
bị bước vào đợt thử nghiệm thứ 10.
Nhưng phóng viên David Lague
của hãng thông tấn Reuters cho rằng chiếc hàng không mẫu hạm Trung Quốc chỉ
“hữu danh vô thực”. Theo ông, Thi Lang chưa có phi đội máy bay chiến đấu, trang
bị vũ khí và thiết bị điện tử cần thiết cho hoạt động chiến đấu và nhất là còn
thiếu việc huấn luyện nhân sự cũng như khả năng yểm trợ từ tiếp vận. Hơn nữa,
một hàng không mẫu hạm không thể hoạt động đơn lẻ mà phải ở trong một hải đội
bao gồm các chiến hạm hộ tống và tàu tiếp tế.
Trung Quốc muốn mua máy bay
Su-33 của Nga để trang bị cho mẫu hạm, nhưng chỉ đồng ý điều kiện mua một số ít
trong khi Nga đòi hỏi phải mua toàn thể một phi đội vì hiểu rằng Trung Quốc sẽ
sao chép kiểu mẫu để tự chế tạo. Thỏa thuận không đạt được và Trung Quốc cho
biết sẽ dùng máy bay chiến đấu J-15 do xưởng Shenyang sản xuất, dựa theo mẫu từ
một chiếc Su-33 chưa hoàn hảo đã mua lại được của Ukraine.
Trước sự quan tâm của Tây
phương đối với chương trình bành trướng hải quân, Trung Quốc nói rằng mẫu hạm
của họ chỉ nhằm sử dụng vào mục tiêu huấn luyện. Lời giải thích ấy có thể là
đúng vì cho đến nay hải quân Trung Quốc hoàn toàn chưa có kiến thức nào về lãnh
vực vũ khí này.
Vả lại, mẫu hạm Thi Lang,
trọng tải 60,000 tấn, nguyên thủy theo quan niệm chế tạo của Liên Xô là một
tuần dương hạm mang máy bay (aircraft-carrying cruiser) với sứ mạng chiến lược
không hoàn toàn giống như tàu sân bay kiểu Mỹ (aircraft carrier). Thi Lang chỉ
có thể trang bị khoảng 20 máy bay chiến đấu, đường cất cánh kiểu “ski jump”
cong lên ở mũi tàu không có hệ thống máy phóng (catapult) nên máy bay không thể
mang theo nhiều bom đạn nặng.
Ông Scott Cooper, một chuyên
gia quân sự thuộc Bộ Quốc Phòng Úc, không tin rằng Trung Quốc có chương trình
phát triển hàng không mẫu hạm như Hải Quân Hoa Kỳ, dù rằng họ có dự án tự đóng
thêm ít nhất hai hàng không mẫu hạm khác. Theo ông, Trung Quốc chưa đủ khả năng
chế tạo những siêu mẫu hạm nguyên tử thế hệ Nimitz như Hoa Kỳ đang sử dụng hiện
nay và phải nhiều chục năm nữa hải quân Trung Quốc mới có thể sử dụng đủ hiệu
quả những hệ thống vũ khí này. Ông cũng cho là Trung Quốc sẽ chưa có tham vọng
cạnh tranh quyền bá chủ đại dương trong tương lai gần, và nếu phải đụng độ với
Hải quân Hoa Kỳ, chỉ cần dùng tàu ngầm và hỏa tiễn.
Do đó, ông Cooper cho rằng
hàng không mẫu hạm của Trung Quốc vào lúc này nhắm đến mục tiêu chính trị hơn
là quân sự và là sự biểu dương đối với các nước láng giềng Châu Á. Ngay cả
chiến tranh với Ðài Loan cũng không cần tới hàng không mẫu hạm vì máy bay đặt
căn cứ ở lục địa có thể là đủ. Nhưng nếu xung đột trên biển Ðông ở Hoàng Sa hay
Trường Sa thì máy bay từ mẫu hạm sẽ có thể hoạt động hiệu quả hơn vì tầm hoạt
động quá xa, máy bay từ đất liền không thể yểm trợ chiến trận trong một thời
gian dài được.
Tuy vậy, Hải Quân Trung Quốc
sẽ không dễ dàng trong những xung đột trên biển Ðông. Nếu Philippines đến bây
giờ chưa đủ lực lượng đương đầu với Trung Quốc dù là chỉ xung đột nhỏ trong
thời gian ngắn thì từ 5 năm nay, tiềm lực quân sự của Việt Nam đã gia tăng rất
nhiều. Tờ China Review News ở Trung Quốc nhận định rằng trong năm quốc gia Ðông
Nam Á ở biển Ðông - Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei - thì
lực lượng quân sự của Việt Nam, đặc biệt là hải quân, có khả năng công cũng như
thủ toàn diện và mạnh nhất. Nga đã bán cho Việt Nam nhiều hệ thống vũ khí phòng
thủ cũng như tấn công hiện đại, bao gồm chiến hạm gắn hỏa tiễn loại Gepard,
Molnya, và sắp tới là tàu ngầm lớp Kilo. Tầm hoạt động của máy bay chiến đấu
đặt căn cứ ở các sân bay Biên Hòa, Phan Rang, Cam Ranh... bao trùm biển Ðông,
với Su-30MKV là loại máy bay chuyên dụng chiến đấu trên biển cũng như hỏa tiễn
chống chiến hạm Yakhont từ bờ biển Phan Thiết có tầm bắn tới Hoàng Sa và Trường
Sa.
Trong những điều kiện ấy, Hải
Quân Trung Quốc không sẵn sàng để có thể lấn chiếm một số đảo như ở Hoàng Sa
năm 1974 và Trường Sa năm 1988. Vả lại, Hải Quân Trung Quốc không có lực lượng
thủy quân lục chiến và chiến hạm đổ bộ sẵn sàng. Các trang mạng chuyên về quân
sự quốc tế cho biết Trung Quốc đang cố gắng phát triển loại tàu đổ bộ chạy trên
đệm khí LCAC. Việc chiếm các đảo nhỏ và bãi đá ở Trường Sa không thể sử dụng
loại tàu đổ bộ kiểu cổ điển dễ bị mắc cạn, nên cần đến tàu chạy trên đệm khí
hoặc sử dụng trực thăng. Nhưng Trung Quốc hiểu rõ rủi ro khi đụng độ với Việt
Nam, vì vậy những thái độ khiêu khích và gây hấn cho đến nay chưa hẳn là một
dấu hiệu phát triển tới xung đột, trong khi về phía các nước Ðông Nam Á như
Việt Nam và Philippines vẫn luôn luôn kềm chế phản ứng tránh hành động khơi mào
cho chiến tranh.
Cuối cùng thì dù với hệ thống
vũ khí nào và số lượng bao nhiêu, yếu tố căn bản vẫn là con người, sử dụng như
thế nào và kết quả ra sao không ai có thể dự đoán chính xác. Có lẽ Trung Quốc
cũng như các nước Ðông Nam Á ý thức được thực tế ấy, và xung đột không phải là
giải pháp hiệu quả nhất để chắc chắn giải quyết dứt khoát các tranh chấp.
*****
Thách thức lớn nhất của Trung Quốc không phải là Mỹ mà chính là bản thân Trung Quốc
Anka
Lee, The
Diplomat, 2 tháng Chín 2012
Trần
Ngọc Cư
dịch - Bauxite Việt Nam – 4-9-2012
Trung Quốc đang đối diện với những vấn đề kinh tế, dân số và xã
hội cần phải giải quyết. Các vấn đề đối ngoại có thể bị đẩy lui ghế sau.
Tháng Hai năm nay, tại một tiệc khoản đãi ở bang Iowa để đón chào
ông, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình phát biểu những điều mà tờ Des
Moines Register gọi là lời chúc mừng cảm động nhất đối với bang Mắt Ó [Dân Iowa
còn được gọi là Hawkeyes (Mắt Ó), ND]. Tập Cận Bình, người một phần tư thế kỷ
trước đây đã đến thăm Iowa trong tư cách là một quan chức địa phương, đã trở
lại lần này, năm 2012, trong tư cách một lãnh đạo quốc gia muốn dân chúng toàn
cầu biết đến ông nhiều hơn nữa. Trước sự hiện diện của các nhân sĩ Iowa, Tập
Cận Bình đã chia sẻ những kỷ niệm thời thơ ấu khi đọc Mark Twain và nỗi say mê
mà ông hằng ấp ủ đối với dòng sông Mississippi. Và vì thế ông rất sung sướng
là, trong chuyến viếng thăm gần đây nhất, “vẻ đẹp có một không hai của
Muscatine lúc mặt trời lặn” đã đón chào ông thêm một lần nữa. Con người đang
tìm cách quyến rũ vùng trung châu nước Mỹ, tại Đại hội Đảng 18 ở Bắc Kinh vào
tháng Mười này, sẽ chính thức trở thành Chủ tịch nước Trung Quốc.
Khi hình ảnh quốc tế của Trung Quốc tiếp tục đi lên, cùng với ý
nghĩa kinh tế và chính trị của nó, người ta có thể kết luận rằng, dân chúng TQ
có thể kỳ vọng Tập Cận Bình sẽ trở nên nổi bật hơn nữa trên sân khấu chính trị
quốc tế. Là lãnh tụ của một cường quốc thế giới, Tập sẽ dành nhiều thì giờ hơn
nữa cho các vấn đề quốc tế, cầm chịch các tranh luận về những vấn đề toàn cầu,
tương tác thường xuyên với các cử tọa nước ngoài như các công dân của bang Iowa
nói trên và có khả năng nói rõ vai trò của Trung Quốc như một cường quốc có ảnh
hưởng to lớn trên các vấn đề thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, có thể Tập sẽ
rất bận rộn với việc phải đối phó một loạt thách đố kinh tế và xã hội mà Trung
Quốc rất có thể gặp phải trong thập niên tới.
Là một lãnh tụ kế tiếp của Trung Quốc, một trong những quan tâm
chính của Tập sẽ là cần phải quản lý những thách đố kinh tế đang bắt đầu xuất
hiện. Đặc biệt là, Tập sẽ phải lãnh đạo đất nước qua giai đoạn xáo trộn nhất
của thời kỳ quá độ, dần dần chuyển đổi từ một nền kinh tế theo định hướng xuất
khẩu (export-oriented economy) sang một nền kinh tế đặt cơ sở nhiều hơn trên
sức tiêu thụ nội địa. Trong 30 năm qua, đồng lương thấp và sự đông đảo của giai
cấp công nhân trẻ và khỏe mạnh đã cống hiến cho khu vực sản xuất TQ một lợi thế
tương đối vô cùng to lớn và giúp khu vực này bành trướng mạnh.
Nhưng, trong những năm gần đây, mô hình kinh tế Trung Quốc đã trở
nên ngày càng có vấn đề. Khi giới tiêu thụ tại châu Âu, Nhật Bản, và Hoa Kỳ,
phải đương đầu với những thách thức kinh tế trong nước, đã giảm mức tiêu thụ,
thì một nền kinh tế lấy xuất khẩu làm trọng tâm như Trung Quốc tỏ ra thiếu bền
vững, với nhiều loại hàng hóa sản xuất ra mà không bán được – mọi thứ từ đồ
chơi trẻ em đến xe hơi – được báo cáo là đang chất đống trên sàn nhà công xưởng
hay các phòng trưng bày khắp cả nước. Lương công nhân TQ, có thời là lợi thế
lớn nhất của nước này, đã liên tục tăng lên trong nhiều năm qua, khiến một số
chuyên gia, như Tổ hợp Tư vấn Boston, tiên đoán rằng sẽ có một “cuộc phục hưng
cho ngành sản xuất” tại Mỹ. Trong khi đó, nếu tình trạng này cứ tiếp tục đi
xuống và nạn thất nghiệp tiếp tục gia tăng khắp Trung Quốc, chính phủ sẽ đặc
biệt lo lắng về bất ổn xã hội, như từng xảy ra trong những giai đoạn đầu của
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu năm 2008.
Trong trung hạn, những thách thức kinh tế của Trung Quốc sẽ gia
tăng nhiều hơn nữa do các xu thế dân số ảm đạm của nước này. Theo tường trình
của tờ Economist, những số liệu gần đây nhất cho biết rằng tỉ lệ tăng
trưởng dân số trung bình là 0,57% một năm trong thập niên đầu của thế kỷ 21,
giảm xuống từ tỉ lệ tăng trưởng dân số 1.07% một năm mà Trung Quốc đã giữ được
trong thập niên 1990. Do đó, dân số Trung Quốc đang ngày một già nua. Người ta
có thể gán những thách thức dân số của Trung Quốc cho chính sách một con của
Bắc Kinh, hay cho sự kiện khi một đất nước hiện đại hóa và trở nên giàu có hơn
thì người dân sẽ sống lâu hơn và sinh ít con hơn. Dù vì nguyên nhân gì đi nữa,
khi Trung Quốc già đi trước khi trở nên giàu có thì chính phủ cũng sẽ phải tìm
cách để chi trả cho một mạng lưới an sinh xã hội tốt hơn hiện nay và các nhu
cầu chồng chất khác mà một dân số đang trở nên già nua thường đặt ra cho một
chính phủ.
Trong khi Tập Cận Bình, cùng với nhóm lãnh đạo mới của Trung Quốc,
phải ra sức làm việc xuyên qua các thách đố này và dần dần cải tổ hệ thống kinh
tế quốc gia nhằm đáp ứng hữu hiệu hơn các biến chuyển xã hội, kinh tế, chính
trị, và dân số trong nước cũng như ở nước ngoài, họ sẽ phải đối phó với một dân
chúng đang trở nên quyết đoán hơn trong việc đòi hỏi và bảo vệ những quyền lợi
của mình sau 30 năm kinh qua các tiến trình tăng trưởng kinh tế nhanh chóng,
khắc nghiệt, và thường là bất bình đẳng. Mặc dù họ không đòi hỏi thay đổi chế
độ, nhưng chắc chắn họ đang đòi hỏi chính phủ hiện tại phải đáp ứng những nhu
cầu của họ nhiều hơn nữa.
Nói tóm lại, nước Trung Quốc mà Tập Cận Bình và ban lãnh đạo sắp
tới sẽ thừa hưởng là một nước đang ở giữa một thời kỳ quá độ tế nhị. Hệ thống
kinh tế lấy xuất khẩu làm chủ đạo mà các lãnh đạo Trung Quốc trước đây dựa vào
trong nhiều thập niên đã mang lại vô số lợi lộc cho đất nước. Nhưng trong tiến
trình phát triển, mô hình kinh tế này cũng gây căng thẳng cho xã hội TQ trong
nhiều phương diện đáng kể, mà hậu quả đến nay mới bắt đầu xuất hiện. Sự gia
tăng sức ép trong nước, cùng với sự kiện các nền kinh tế phát triển không còn
đủ sức nâng đỡ nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu của Trung Quốc, ngụ ý rằng
những nỗ lực tái quân bình – ở trong nước và, theo tiến trình, ở nước ngoài –
nhất định phải diễn ra.
Cuộc thảo luận về ý nghĩa của các nỗ lực nhằm đối phó những thách
thức nội bộ này đã diễn ra công khai tại Trung Quốc. Giáo sư Cui Liru, người
điều khiển các Viện Nghiên cứu Trung Quốc cuả chính phủ về các Quan hệ Quốc tế
đương đại, đã nhìn nhận trong một bài tiểu luận gần đây rằng nhiệm vụ sắp tới
của Bắc Kinh là rất quan trọng và sẽ đòi hỏi những “nỗ lực gian khổ” (jianku
nuli) của cả chính phủ lẫn người dân. Việc chính phủ TQ chuyển trọng tâm
qua việc thiết lập một mạng lưới an sinh xã hội và cải thiện đời sống của người
dân, theo Cui, sẽ là những ví dụ cụ thể chứng tỏ rằng những hứa hẹn về “công
bằng xã hội, công lý, phồn vinh, và hài hòa” vẫn còn được giữ. Cui nói thêm,
chúng sẽ là nền tảng pháp lý mà trên đó sự cai trị lâu dài của Đảng Cộng sản
Trung Quốc đặt cơ sở.
Như tôi đã tranh luận trước đây, các nhà hoạch định chính sách của
Mỹ phải thực tiển đánh giá những thách thức nội bộ của Trung Quốc nếu họ muốn
tìm hiểu những ý đồ và những nỗi bất an của Bắc Kinh, những tác động do chính
sách của nó lên kinh tế toàn cầu, những mối quan hệ của nó với Washington, và,
sau cùng, nó thuộc về loại quyền lực nào trong hệ thống quốc tế hiện nay. Vì
điều quan trọng nhất không phải là khả năng của Tập Cận Bình trong việc trình
diễn bản thân và đất nước mình với thế giới bên ngoài – dù điều này rõ ràng
quan trọng – nhưng là ông sẽ thành công như thế nào trong việc lãnh đạo Trung
Quốc đi qua một thập kỷ gồm những chuyển đổi đau đớn nhưng cần thiết. Trong
khía cạnh này, dù sao đi nữa, có lẽ mọi quốc gia cũng không khác nhau gì mấy:
như một nhà chính trị Mỹ nổi tiếng từng nói, rằng: “tất cả mọi thứ chính trị
đều có tính địa phương”.
Anka Lee là một Nhà phân
tích An ninh châu Á tại Tập đoàn CNA. Các bình luận của ông đã được đăng trong
tạp chí Time và phát biểu trên NBC News.
Nguồn: thediplomat.com
*****
Chủ nghĩa dân tộc vị kỷ của Trung Quốc
Robert
Sutter, The
Diplomat, 31 tháng Tám 2012
Trần Ngọc Cư dịch – Bauxite Việt Nam - 06/09/2012
Sau khỉ Liên Xô và các nước Xô viết chư hầu tại Đông Âu sụp đổ,
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nhanh chóng ý thức rằng TQ không thể tiếp
tục ôm khư khư chủ nghĩa Mác-Lê nin mà tồn tại được. Về mặt kinh tế, TQ đã
ranh mãnh tìm cách phát triển chủ nghĩa tư bản nhà nước, và về mặt ý thức hệ,
TQ bắt đầu cổ vũ một chủ nghĩa dân tộc cực đoan mang màu sắc Đại Hán. Chủ
nghĩa dân tộc đó được xây dựng trên hai tiền đề cơ bản như là liều thuốc
“kích dục” cho nó: một là, Trung Quốc từng bị các cường quốc khác bắt nạt,
phải chịu đựng quan hê bất bình đẳng trong một thời gian dài; hai là, chính
sách ngoại giao của Trung Quốc hiện tại là rất hợp với đạo lý và có chính
nghĩa. Mặc dù đang gặp vô số chống đối của dân chúng trên các vấn đề áp bức
dân tộc thiểu số, nhân quyền, môi trường, tham nhũng nghiêm trọng và phân hóa
giàu nghèo chồng chất dẫn đến bất công xã hội tràn lan, nhưng Đảng và Nhà
nước Trung Quốc cũng đã gặt hái được những thành công ngoạn mục trong việc
xây dựng một chủ nghĩa dân tộc TQ ích kỷ và được sự hưởng ứng của một phân số
trong giới tinh hoa cũng như một bộ phận dân chúng ít am hiểu tình hình thời
sự quốc tế. Đấy là chứng cớ để nhiều học giả trên thế giới cho rằng, dù Việt
Nam rập khuôn Trung Quốc về nhiều phương diện, nhưng trên phương diện này
Việt Nam có khấc với mô hình TQ.
Bauxite Việt Nam
|
Bắc Kinh từ lâu đã đan kết hai sợi chỉ có nội dung là, Trung Quốc
(TQ) từng bị các cường quốc bắt nạt (victimization) và TQ tự cho mình nắm chính
nghĩa trong tay (self-righteousness), để tạo nên chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc.
Điều này khiến cho việc tương nhượng (compromise) trong quan hệ ngoại giao trở
nên khó khăn hơn.
Những cuộc biểu tình của dân chúng vào giữa tháng Tám tại các
thành phố TQ cùng với những bình luận chống Nhật Bản trên báo đài và Internet
liên quan đến các đảo đang tranh chấp trong Biển Đông Trung Hoa đã gây sức ép
đòi hỏi các quan chức TQ phải cứng rắn trong việc bảo vệ các đòi hỏi chủ quyền
TQ và chống lại “các hành động xâm lấn” của Nhật Bản. Những cuộc biểu tình này
đã diễn ra tiếp theo sau các lời kêu gọi của những nhà bình luận nổi tiếng và
các nhóm cử tri khác đòi hỏi Bắc Kinh phải đi theo một đường lối cứng rắn hơn
trong các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông Việt Nam). Bắc
Kinh trong trường hợp đó đã sử dụng những biện pháp khác thường bao gồm việc sử
dụng liên tục các lực lượng an ninh, trừng phạt kinh tế, các dự án kinh doanh
thủy sản và dầu lửa, các sắc lệnh hành chánh, các cảnh báo ngọai giao, và các
phương tiện đe dọa khác mà không cần dùng sức mạnh quân sự trong những nỗ lực
cho đến nay đã thành công trong việc khuất phục các nước Đông Nam Á có đòi hỏi
chủ quyền và ngăn cản không cho ASEAN đi đến một lập trường thống nhất để đối
phó với quyền lực của Trung Quốc.
Các nhà bình luận nước ngoài đã nói đúng khi cho rằng động lực
thúc đẩy dân chúng và giới tinh anh tạo sức ép đòi hỏi Chính phủ Trung Quốc
phải có một đường lối cứng rắn hơn nữa trên các vấn đề lãnh thổ phần lớn phát
xuất từ loại chủ nghĩa dân tộc đã được nhà cầm quyền TQ cổ vũ mạnh mẽ kể từ khi
Chiến tranh lạnh chấm dứt và chủ nghĩa cộng sản quốc tế sụp đổ. Chủ đề dân tộc
chủ nghĩa TQ nhấn mạnh rằng kể từ Thế kỷ XIX đến nay Trung Quốc đã bị đối xử
bất công, lãnh thổ và quyền chủ quyền liên hệ của TQ đã bị các cường quốc khác
xâu xé; Trung Quốc vẫn còn ở trong một tiến trình lâu dài trong nỗ lực xây dựng
quyền lực đủ mạnh để bảo vệ lãnh thổ mà TQ kiểm soát và giành lại lãnh thổ đang
bị tranh chấp và chủ quyền của mình. Nói chung, cuộc vận động tư duy dân tộc
chủ nghĩa này đã tạo ra ý thức “một quốc gia bị bắt nạt” (victimization) trong
dân chúng và trong giới tinh anh TQ, những người được coi là có ảnh hưởng ngày
càng lớn trên việc hoạch định quyết sách đối ngọai của Trung Quốc trong một
thời đại mà chính trị thủ lĩnh (strong-man politics) kiểu Mao Trạch Đông và
Đặng Tiểu Bình đã nhường bước cho một Ban lãnh đạo tập thể (a collective
leadership) biết lắng nghe quan điểm của giới tinh anh nằm ngoài chính quyền và
của dân chúng.
Việc tạo hình ảnh trong vấn đề đối ngoại
Đáng tiếc là, việc nhấn mạnh cảm thức của một nước từng bị bắt nạt
trong quá khứ và cả trong hiện tại chỉ là một phần của chủ nghĩa dân tộc ích kỷ
(self-absorbed nationalism) mà nhà cầm quyền TQ đã và đang nuôi dưỡng. Cũng
quan trọng không kém là những nỗ lực rộng lớn để xây dựng hình ảnh một Trung
Quốc đóng vai có đạo lý trên sân khấu thế giới, tương phản với các cường quốc
thế giới khác bị coi là chỉ biết theo đuổi những lợi ích quốc gia ích kỷ. Những
nỗ lực này đã được thể hiện bởi Bộ Ngoại giao, bởi nhiều tổ chức chính phủ,
đảng và quân đội có liên quan đến các vấn đề đối ngoại, bởi những tổ chức bề
ngoài có vẻ phi chính phủ nhưng thân cận với Chính phủ TQ và bởi bộ máy quảng
bá/tuyên truyền đồ sộ của chính quyền TQ. Những nỗ lực này đã tăng cường địa vị
quốc tế của Trung Quốc đồng thời điều kiện hóa người dân tại Trung Quốc để họ
suy nghĩ tích cực về những quan hệ đối ngoại của TQ.
Như vậy, chính sách đối ngoại của Trung Quốc, chẳng hạn, được rêu
rao là có nguyên tắc trong việc xử lý các vấn đề đối ngoại, đảm bảo các lập
trường có đạo lý trong quan hệ đối ngoại của TQ; những lập trường có nguyên tắc
và đạo lý sẽ tạo cơ sở cho những chiến lược hữu hiệu của TQ trong các vấn đề
thế giới. Rõ ràng là, những chiến lược này được coi là để đảm bảo rằng Trung
Quốc không sai lầm trong vấn đề đối ngoại, một lập trường có tính biệt lệ được
tô đậm thêm bởi hình ảnh một Trung Quốc luôn luôn tránh công khai nhìn nhận các
sai lầm về chính sách đối ngoại hoặc lên tiếng xin lỗi về hành động của mình
trong các vấn đề thế giới. Hẳn nhiên, một số viên chức ngoại giao và chuyên gia
chính sách đối ngoại TQ hiểu biết nhiều hơn và có thể riêng tư bày tỏ ý kiến
bất đồng với mẫu hình cực kỳ đạo lý của TQ trong chính sách đối ngoại, nhưng họ
không dám đi ra ngoài tư duy chính thống đã được dư luận rộng rãi của giới tinh
anh và quần chúng chấp nhận. Bất cứ chỉ trích nào mà giới tinh anh và quần
chúng dùng để đả kích chính sách đối ngoại của Trung Quốc đều có xu thế tập
trung vào một lý do là Trung Quốc đã quá rụt rè và không đủ mạnh dạn trong việc
đương đầu với những xúc phạm từ nước ngoài.
Ngày nay, những nỗ lực xây dựng hình ảnh [đẹp đẽ] của Trung Quốc
đang hậu thuẫn cho một vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trong các vấn đề châu Á
và thế giới, một vai trò nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người dân TQ và các
giới cử tri khác nhau tại Trung Quốc. Những nỗ lực này cũng báo hiệu một cách
lạc quan rằng Trung Quốc sẽ theo đuổi những chính sách tốt lành đặt cơ sở trên
những chủ đề được chính quyền TQ nhấn mạnh gần đây. Những chủ đề này gồm có: cổ
vũ hoà bình và phát triển ở nước ngoài, tránh thái độ khống chế hoặc bá quyền
với các nước láng giềng hay với các nước khác khi quyền lực của Trung Quốc gia
tăng, và noi gương các vương triều trong lịch sử Trung Quốc là không theo đuổi
chủ nghĩa bành trướng.
Hy sinh sự thật
Việc xây dựng một hình ảnh như thế trong cuộc vận động tư duy dân
tộc chủ nghĩa liên quan đến các quan hệ đối ngoại hiện đại của TQ là đi ra
ngoài sự thật quá xa so với sự kiện Trung Quốc bị các cường quốc bắt nạt được
mô tả trong cuộc vận động này của TQ. Sự kiện Trung Quốc từng bị nhiều cường
quốc o ép trong phần lớn các Thế kỷ XIX và XX là có thật. Trái lại, bằng chứng
về một đường lối có đạo lý, có nguyên tắc, và tốt lành là biệt lệ chứ không
phải quy luật phổ quát trong các hình thái dích dắc (zigzags) của những quan hệ
đối ngoại thường là mang tính bạo lực của TQ trong phần lớn 60 năm qua. Đặc
biệt, đây là trường hợp đã diễn ra trong vùng chung quanh Trung Quốc tại châu
Á, khu vực đã và đang là vùng ảnh hưởng lớn nhất của TQ và là vùng nhận sự quan
tâm đối ngoại lớn nhất của TQ. Hầu hết các nước láng giềng của Trung Quốc đều
đã phải kinh qua các hành động xâm lấn hoặc xâm lược của các lực lượng an ninh
TQ; các nước này và các nước xa hơn nữa đã từng chiến đấu chống lại các đội
quân nổi dậy hay các lực lượng ủy nhiệm có vũ trang (armed proxies) hoàn toàn
được Trung Quốc yểm trợ và nhắm vào các nước nói trên. Chủ trương bạo động và
những hành động cực đoan này vẫn còn tiếp tục diễn ra sau triều đại “cách mạng”
của Mao. Hậu thuẫn mạnh mẽ của Trung Quốc dành cho tập đoàn Khmer Đỏ cực đoan
đã gia tăng vào những năm cuối của chế độ Mao và vẫn còn duy trì ở mức cao suốt
triều đại Đặng Tiểu Bình. Trong giai đoạn bạo động đó, các lãnh đạo TQ vẫn
tuyên bố hậu thuẫn cho các nguyên tắc và đạo lý trong vấn đề đối ngoại, nhưng
theo quan điểm của các dân tộc láng giềng và các chuyên gia nước ngoài, những
nguyên tắc này thay đổi không ngừng và khoảng cách giữa nguyên tắc và thực hành
thường là quá xa.
Trong thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, Trung Quốc đã cố gắng nhưng
không có kết quả đáng kể trong việc trấn an các lãnh đạo láng giềng vì họ nhớ
quá kỹ những lề thói bạo lực và đe dọa của Trung Quốc trong quá khứ. Hành vi
thô bạo gần đây của Trung Quốc trong Biẻn Đông Việt Nam và trong Biển Đông Trung
Hoa đã nhắc nhở những nỗ lực hù dọa và o ép của TQ trong quá khứ. Một phần vấn
đề trong các nỗ lực trấn an thế giới của Trung Quốc là, dư luận của giới tinh
anh và người dân TQ gần như chứng tỏ rằng họ không hề hay biết gì về chủ trương
bạo lực và những hành động cực đoan của TQ trong quá khứ, và vì thế họ không
hiểu được những lý do đằng sau thái độ ngờ vực và cảnh giác của nhiều chính phủ
láng giềng, và của cường quốc quan trọng từ bên ngoài ở trong khu vực, tức Hoa
Kỳ, đối với Trung Quốc. Liên quan đến Hoa Kỳ, một lề thói khác được nhìn thấy
suốt lịch sử ngoại giao TQ và được hỗ trợ mạnh mẽ bởi cuộc vận động tư duy dân
tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc là phải biểu lộ sự chống đối ồn ào nhất đối với
những nỗ lực của các cường quốc bên ngoài nhằm thiết lập và duy trì những vị
trí để củng cố ảnh hưởng và sức mạnh chung quanh Trung Quốc. Những động thái
này, không những do Mỹ mà còn do Liên Xô trong quá khứ và do Nhật Bản và Ấn Độ
cho đến ngày nay, bị nhà cầm quyền Trung Quốc cũng như dư luận hậu thuẫn của giới
tinh anh và quần chúng liên tục tố cáo bằng những từ ngữ phóng đại trắng trợn
là một mối đe doạ đối với Trung Quốc, gồm cả việc làm sống lại chính sách bao
vây ngăn chặn của thời Chiến tranh lạnh và các âm mưu khác.
Những ẩn ý
Dư luận của giới tinh anh và của quần chúng không chỉ chịu ảnh
hưởng của cuộc vận động tư duy dân tộc chủ nghĩa nhấn mạnh sự kiện Trung Quốc
bị dọa nạt bởi các cường quốc khác. Cũng nghiêm trọng không kém là, cuộc vận
động tư duy dân tộc chủ nghĩa TQ còn củng cố một ý thức độc đáo, mạnh mẽ về đạo
lý và chính nghĩa trong các vấn đề đối ngoại của Trung Quốc. Do đó, dư luận TQ
chỉ thấy bất cứ vấn đề gì mà Trung Quốc gặp phải với các nước láng giềng và với
các cường quốc liên quan gồm cả Mỹ về các vấn đề chủ quyền và an ninh nhạy cảm
là do các nước ấy gây ra chứ không phải do Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc thiếu
kiên nhẫn đối với các lời phản đối của những nước có đòi hỏi chủ quyền khác và
đối với các lời kêu gọi đòi Trung Quốc phải nhượng bộ trên những vấn đề nhạy
cảm liên quan đến chủ quyền và an ninh tại khu vực châu Á gần kề Trung Quốc. Do
đó, dư luận của giới tinh anh và quần chúng TQ đòi hỏi những chính sách cứng
rắn hơn để bảo vệ các lợi ích của TQ trong Biển Đông Việt Nam và Biển Đông
Trung Hoa. Nỗ lực xây dựng hình ảnh TQ đã thành công trong việc điều kiện hóa
dư luận TQ, và sự kiện này chỉ làm gia tăng khó khăn trong việc quản lý các
căng thẳng trên các biển gần Trung Quốc và làm cho việc giải quyết các vấn đề
này khó thực hiện trong một tương lai có thể trông thấy.
Robert Sutter là Giáo sư về
Thông lệ Bang giao Quốc tế tại Trường Bang giao Quốc tế Elliott thuộc Viện Đại
học George Washington tại Washington, DC. Bài viết này được xuất bản lần đầu
bởi Bản tin hàng tuần Pacific Forum CSIS Pacnet ở trang mạng này và chỉ tiêu
biểu cho quan điểm của từng tác giả.
*****
“Quốc gia ngu ngốc và lạc hậu”: Lời lẽ châm biếm tự nhắm vào mình khi Trung Quốc phê phán Hoa Kỳ.
David
Wertime
Bauxite Việt Nam - 13/09/2012
“Hoa kỳ thực ra chỉ là một
làng quê khổng lồ và kém phát triển” – một tiểu luận ẩn danh trên trang web hóa
ra lại khơi mào cho sự châm biếm nhằm chính Trung Quốc.
.
Cờ
của Trung Quốc và Mỹ trong cuộc gặp ngoại giao tại Bắc Kinh (Reuter)
Trước chuyến thăm ngoại giao của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary
Clinton tới “Vương Quốc ở trung tâm thế giới” một luận điệu phê phán đầy mỉa
mai đã lan tỏa như virut trên Sina Weibo, một mạng xã hội của Trung Quốc, với
hơn 44 ngàn lượt chia sẻ và 5,400 lời bình trên Twitter. Luận điệu này không rõ
nguồn gốc và tác giả đã phê phán một cách bỡn cợt nước Mỹ như một quốc gia ngu
ngốc, thô sơ và ấu trĩ. Tưởng rằng có thể làm các độc giả Mỹ bị xúc phạm, nhưng
chẳng bao lâu sau khi được ra mắt, bài viết đó thực sự đã trở thành một sự phê
phán sắc sảo và có tác dụng ngược lại đối với Trung Quốc.
Tờ Tea Leaf Nation đã dịch những phần lý thú và rôm rả nhất (chúng
thường có mặt trong đa số các bài luận) và xin mời các độc giả thưởng thức.
Đừng đi Mỹ, một quốc gia ngu ngốc và
lạc hậu
Tôi từng ở Mỹ một thời gian dài và giờ đây thì thấy hối hận vì sự
lựa chọn này. Chúng ta đã bị mụ mẫm bởi truyền thông phương Tây luôn luôn làm
cho ta nghĩ rằng Hoa Kỳ là một đất nước hiện đại. Nuôi hy vọng học tập khoa học
tân kỳ của Mỹ để về phục vụ quê hương, tôi đã bằng mọi nỗ lực để theo đuổi
“siêu cường” đó, thế nhưng kết quả lại thật đáng thất vọng!
(1) Hoa Kỳ thực ra chỉ là một cái làng nông nghiệp khổng lồ kém
phát triển. Ở trường trung học các thầy giáo vẫn dạy rằng công nghiệp càng phát
triển thì môi trường lại càng bị xâm hại. Ví dụ như trong một thành phố công
nghiệp bạn phải thấy ống khói khắp nơi, các xí nghiệp to khắp nơi và bụi cũng
khắp nơi. Đó mới là biểu tượng của công nghiệp hóa! Thế còn Hoa Kỳ thì sao? Đố
bạn tìm ra các ống khói, thảng hoặc mới thấy một vài cái nho nhỏ nhưng lại là
thứ để trang điểm cho nhà dân. Thay vào đó là những dòng sông và hồ nước sạch
khắp nơi nơi và chẳng có các nhà máy giấy và luyện thép nơi bờ sông. Không khí
trong lành và sạch là biểu tượng của một xã hội thô sơ và đó không thể là dấu
tích của công nghiệp hóa !
(2) Người Mỹ chẳng hiểu gì về kinh tế. Các tuyến đường cao tốc tỏa
đi mọi phương, có lẽ là đến mọi làng xóm, tuy nhiên khó tìm ra nổi một trạm thu
phí! Thật là một sự phung phí khủng khiếp cơ hội kinh doanh! Khó có thể cưỡng
nổi ý định của bản thân là xúc một ít xi măng để xây vài trạm thu phí và chắc
chắn là chỉ trong vòng một tháng tôi sẽ có đủ tiền để mua một căn nhà trông ra
Đại Tây Dương. Ngoài ra, bên lề đường cao tốc bạn có thể thấy những mặt hồ tĩnh
lặng còn hoang dã. Chính quyền để mặc cho lũ chim cư ngụ và vẫy vùng thỏa sức
mà không nghĩ tới việc thiết lập vườn cảnh quan trông ra hồ để kiếm bộn tiền.
Rõ là người Mỹ không có cái đầu làm kinh tế.
(3) Ngành xây dựng Hoa Kỳ quả là quá thô sơ. Ngoài một số lượng
nhỏ các thành phố lớn (mà bạn đã biết) thì không có những tòa tháp bê tông và
gạch chọc trời … Tôi sợ rằng hình như Mỹ không có các tòa nhà bằng gạch. Hầu
hết nhà cửa làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu lạ khác. Sử dụng gỗ thô sơ để xây
nhà thì dường như những kiến trúc ngoại bang này còn chưa qua thời phong kiến
trước khi có nhà Thanh!
(4) Lối tư duy của người Mỹ ngây ngô và lạc hậu. Khi mới tới Mỹ
tôi thuê một cái xe kéo chở hành lý giá 3 đôla, nhưng lại không có tiền lẻ. Một
người Mỹ thấy tôi có nhiều đồ nên đã trả 3 đồng đó và thuê xe cho tôi. Người Mỹ
thường cởi mở và hỏi xem tôi có cần giúp đỡ gì không. Ở nước tôi, đã qua thời
của Lôi Phong vào những năm 50 và 60 thế kỷ trước cho nên bây giờ thì cái lối
cư xử đó quả là quá lạc hậu! (Lôi Phong là thanh niên thời phong trào thi đua
cộng sản Mao, người từng được nêu gương sáng về đạo đức hy sinh bản thân). Trở
lại thời kỳ đó, con người ta rất đạo đức giả, nhưng bây giờ thì chúng ta không
theo lối mòn đó nữa. Chúng ta tiến hành mọi việc giờ đây một cách trần trụi và
đó mới là hiện đại hóa! Bởi vậy lối tư duy của Mỹ lạc hậu hơn chúng ta vài thập
kỷ và không có dấu hiệu nào cho thấy rằng họ có khả năng đuổi kịp chúng ta.
(5) Người Mỹ không biết ăn thịt thú rừng. Có một đêm tôi lái xe đi
cùng một bạn học đến thành phố khác và bất thình lình mấy con nai Sika (một
giống nai đốm có nguồn gốc từ Nhật Bản – ND) nhảy xổ ra. Anh bạn cùng lớp lập
tức phanh gấp và đổi hướng để tránh tai nạn. Hình như là trường hợp kiểu này
thường xảy ra khi mà sự va chạm với một con nai cũng đủ để làm vỡ tan chiếc ô
tô. Chính phủ Mỹ không biết quản lý chuyện này như thế nào … Và người Mỹ quả
thực không biết ăn thịt thú rừng, họ cũng không có cả quán ăn chuyên thịt thú
rừng, rất ít khẩu vị đối với thú rừng thơm ngon bị giết thịt như hươu, nai và
kém hứng thú bán sừng hươu nai để kiếm những khoản tiền lớn! Người Mỹ sống cùng
động vật hoang dã hàng ngày và còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Đó
quả thật là một xã hội sơ khai.
(6) Người Mỹ không biết tự trọng. Các giáo sư ở trường đại học Mỹ
không có bộ dạng hoành tráng (架子); họ không hề có cái phong thái của những giáo sư đạo mạo. Nghe
nói rằng vị giáo sư D… là một giáo sư về tâm lý học nổi tiếng, thế nhưng trong giờ
giải lao thì ông ta lại ăn bánh quy trong phòng làm việc với các sinh viên của
mình, bàn luận về bộ phim “21” và nữ nghệ sĩ Trung Quốc Trương Tử Di (Ziyi
Zhang). Ông ta không hề có cái vẻ đường bệ của một nhà khoa học, cho nên tôi
thực sự cảm thấy thất vọng. Ngoài ra, các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ chẳng bao
giờ đưa học vị “PhD” lên danh thiếp của họ và họ không biết cách thể hiện ra
ngoài vị thế của mình. Những người được đào tạo bởi các giáo sư kiểu như vậy sẽ
chẳng thể nào biết cách đi đứng, nói năng nếu như họ trở thành những quan chức
chính phủ… Có vẻ như các công chức Trung Quốc còn biết cách thu hút sự kính
trọng của người dân; ngay cả một vị thủ trưởng một văn phòng không mấy quan
trọng ở nước tôi còn tỏ ra đường bệ hơn cả Tổng thống Hoa Kỳ. Không có gì phải
ngạc nhiên khi người ta nói công dân hạng nhất ở Trung Quốc chỉ xứng với công
dân hạng ba ở Mỹ.
(7) Học sinh tiểu học Hoa Kỳ không có những hoài bão cao cả.Ngay
từ thuở ban đầu các học sinh tiểu học không hề có ý định để trở thành quan chức
… Chẳng hề có lớp học của các Tổng thống, các Bí thư tương lai hoặc các Ủy viên
hội đồng mà tôi từng tham dự khi còn nhỏ. Sau giờ học thường là không có bài
tập về nhà và bạn không có cách nào ngay cả việc nhắc tới chuyện đó khi liên hệ
tới bài tập về nhà của học sinh tiểu học Trung Quốc. Trường học (Mỹ - ND) quan
tâm quá nhiều đến dạy dỗ đạo đức cho trẻ em, làm cho những đứa nhỏ hướng tới để
trước tiên là trở thành những công dân đủ tư cách thực thụ, sau đó mới là tiếp
thu những lý tưởng có ý nghĩa dài lâu. Trở thành người công dân đủ tư cách ư?
Quả là một quan niệm cổ lỗ sĩ.
(8) Người Mỹ hay làm ầm ĩ mỗi khi phát hiện ra một bệnh tật nho
nhỏ. Đầu tiên là họ hẹn gặp bác sĩ, sau đó bác sĩ kê đơn. Một số người lại còn
phải theo lời khuyên của một dược sĩ có bằng cấp nữa. Khi mua thuốc họ lại phải
tự mình tới hiệu thuốc để lấy chúng mà mọi việc diễn ra không chóng vánh như ở
Trung Quốc … Tôi không hiểu tại sao lại phải tách bạch riêng việc khám bệnh với
việc mua thuốc … thay vì tách riêng lợi nhuận khỏi trách nhiệm. Rõ ràng là các
bệnh viện Hoa Kỳ không có khái niệm về phương pháp kiếm tiền! Sao không nói cho
bệnh nhân tên thuốc luôn đi? … Như thế họ sẽ độc quyền việc bán thuốc và tăng
giá thuốc lên 8 hay 10 lần. Có biết bao nhiêu cơ hội kinh doanh tốt mà họ không
biết tận dụng. Rõ ràng là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là thứ đã chết
rồi.
(9) Ý kiến công chúng Mỹ là thứ dở hơi. Nhiều lúc tôi đã mất kiên
nhẫn vì sự ngu dốt và xuẩn ngốc của họ. Chẳng hạn như khi họ biết là Trung Quốc
có các đài truyền hình và báo chí thì họ đã hỏi tôi một cách ngu dốt rằng:
“Trung Quốc cũng có báo chí cơ à?!”. Đó quả thực là một sự sỉ nhục; chúng ta
không chỉ có các tờ báo bằng tiếng Trung được Bộ Tuyên truyền cho phát hành một
cách tỷ mỉ, kỹ lưỡng; khi nhìn vào các tờ báo của chúng ta cũng chẳng khác gì
nghe quốc ca, không hề giống với các tờ báo của Hoa Kỳ chứa một mớ lộn xộn ý
kiến quần chúng, thậm chí dám lăng mạ đích danh Tổng thống.. (ở Trung Quốc)
chúng tôi không bao giờ đăng tin các vụ sì –căng- đan liên quan tới các lãnh
đạo; bởi vì sau đó ai sẽ còn muốn làm lãnh đạo nữa ?...
(10) Người Mỹ về phương diện tinh thần là trống rỗng. Điều mà tôi
không thể chịu nổi đó là: đa số người Mỹ nói câu cảm tạ trước mỗi bữa ăn và họ
nguyện cầu một cách ngây thơ “Chúa phù hộ cho nước Mỹ”. Thật là buồn cười; nếu
như Chúa phù hộ cho nước Mỹ thì tại sao nước Mỹ lại bị lạc hậu, thô sơ và đơn
giản đến như vậy? Cầu Chúa Trời phỏng có ích lợi gì không? Thực tế hơn là nên
dành thời gian cầu nguyện đó mà đi lễ thủ trưởng của bạn! Đó mới là cái cách
thời thượng…
(11) Người Mỹ không có khái niệm thời gian. Với bất kể thứ gì, họ
đều đứng vào hàng để chờ đợi … Người Trung Quốc chúng ta thông minh hơn, các
bạn hẳn đã thấy đấy. Không quan trọng đám đông như thế nào,chúng ta vẫn có kỹ
năng chen vào đâu đấy, và điều đó giúp cắt giảm khối thời gian mà lại tránh mệt
mỏi do phải đứng chồn chân! Nếu ai đó biết cách đi cổng sau thì còn tiết kiệm
nhiều thời gian hơn nữa. Những người Mỹ cổ hủ hoàn toàn không biết làm điều
này.
(12) Cửa hàng ở Mỹ thật vô nghĩa: bạn vẫn có thể trả lại hàng sau
khi mua vài tuần mà không có lý do gì. Sao lại có thể trả lại hàng hóa cơ chứ
khi mà không cần thuyết phục tôi dù chỉ trong chốc lát? ...
(13) Nước Mỹ không an toàn, 95% nhà dân quên lắp đặt lưới, cửa ra
vào, cửa sổ chống trộm; điều kỳ lạ nữa là tất cả lũ trộm cắp móc túi đi đâu mất
tiêu rồi?
(14) Người Mỹ vốn nhút nhát và yếu đuối. 95% lái xe đều không dám
vượt đèn đỏ … mặc dù 99% người lớn ở Hoa Kỳ đều sở hữu xe ô tô và phương pháp
lái xe của họ thì rất lạ: có bao nhiêu là xe trên đường thế nhưng bạn không thể
nghe thấy một tiếng còi xe, phố xá thật im lìm tĩnh lặng như thể không phải là
phố nữa. Không thấy sự năng động ồn ào của một thành phố thủ phủ cấp tỉnh ở
Trung Quốc.
(15) Người Mỹ thiếu xúc cảm. 95% nhân viên không nghĩ về việc phải
làm gì cho tiệc cưới của cấp trên cho nên họ chẳng bao giờ tìm cớ để quan tâm,
chăm sóc lãnh đạo của mình; ở Trung Quốc liệu có chuyện quần chúng bỏ qua cơ
hội chăm sóc thủ trưởng của mình không? Nói theo cách khác, ai ở Trung Quốc lại
dám làm điều này? Hãy nhìn xem chúng tôi có bao nhiêu là tình cảm.
(16) Người Mỹ không nhạy cảm. 99% dân Mỹ đi học rồi kiếm việc làm,
thăng tiến và hoạt động mà không biết về sự cần thiết phải đưa “hồng bao”
(phong bì chứa đầy tiền mặt) để đi lối sau…
(17) Hãy nhìn vào bức hình ở trên, điều này là đủ lý do để chúng
ta coi thường nước Mỹ! Trong khi đang săn đuổi Bin Laden thì Obama và các thuộc
cấp của ông ta đang chăm chú vào màn hình truyền hình ảnh trực tiếp do vệ tinh
đưa về trong phòng Tình huống của Nhà Trắng. Cảm tưởng của tôi là:
·
Các thuộc cấp Hoa Kỳ không tôn trọng lãnh đạo của họ một cách đúng
mức và thậm chi còn dồn ép vị Tổng thống đáng trân trọng của họ phải nép mình
ngồi trong góc nhà. Obama đáng thương, thật không bằng cả anh trưởng thôn của
Thiên triều Trung Hoa ( 天朝).
·
Căn phòng Tình huống của Nhà trắng đúng là một thứ huênh hoang
khoác lác. Nó vừa bé lại không được trang trí nội thất khác thường, đúng là
không tương xứng với phong cách của một cường quốc. Một căn phòng cơ quan cấp
thị trấn của Thiên triều ( Trung Quốc- ND) có lẽ còn to hơn, sang trọng hơn rất
nhiều.
·
Không có các đĩa hoa quả hoặc nước giải khát, không có … thuốc lá
đắt tiền … và đó mà lại là nền kinh tế số 1 thế giới ư, ha, ha!
Phạm Gia Minh dịch từ Tea Leaf Nation một
trang mạng liên kết đối tác của tờ Atlantic (Thăng long – Hà nội 12/09/2012)
*****
Petrotimes – 25-12-2012
Có mặt ở hầu hết định chế quốc tế như
một “cổ đông” với vị thế đang lên, Trung Quốc ngày càng góp tiếng nói trong
nhiều vấn đề quan trọng toàn cầu. Thế nhưng, nói đến yếu tố trách nhiệm tương
xứng với vị thế của một cường quốc thì Trung Quốc đang ở đâu?
“Tư cách” của người “ngồi chiếu trên”
Ngày 17/3/2011, Stephen Olson và Clyde
Prestowitz thuộc Viện Chiến lược kinh tế (Washington DC) đưa ra bản báo cáo
thực hiện với sự ủy nhiệm của Ủy ban Xem xét an ninh kinh tế Trung Quốc - Hoa
Kỳ thuộc Quốc hội Mỹ có tựa đề “Vai trò tăng dần của Trung Quốc trong các thể
chế quốc tế”. Báo cáo cho thấy, Trung Quốc ngày càng hội nhập sâu vào nhiều tổ
chức thế giới, từ Liên Hiệp Quốc (LHQ), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế
giới (WB) cũng như các tổ chức chính trị khu vực như Hiệp hội Các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN). Và trong bài viết dài trên “The Washington Quarterly”, Michael
Fullilove, Giám đốc Chương trình các vấn đề toàn cầu thuộc Viện Quan hệ quốc tế
Lowy (Úc), cũng cho thấy thêm rằng, Trung Quốc từ hơn một thập niên nay đã
khước từ chính sách giấu mình và bắt đầu tham gia tích cực vào các cuộc tranh
luận liên quan nhiều đến vấn đề thế giới nổi cộm.
Sự thay đổi chiến lược từ phong thái
thận trọng sang cách thức phô trương đã thể hiện tư duy chính trị quốc tế mới
của Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa và đa phương hóa: Họ muốn tăng cường
mức độ ảnh hưởng để có thể định hình luật chơi theo cách của họ, hơn là chấp
nhận thụ động để Mỹ và phương Tây dắt dây xỏ mũi. Một nước vốn nghèo và bé cổ
thấp họng sau khi hùng mạnh luôn muốn chứng tỏ vị thế mới của mình thật ra là
điều dễ hiểu. Nhưng khi đã có thể vỗ ngực xưng tên là “cường quốc” thì “anh”
không thể chỉ biết phát ngôn bạo mồm hay có mặt ở các phiên họp biểu quyết tìm
kiếm cách thức giải quyết một vấn đề quốc tế mà “anh” còn phải cho thấy “anh”
đã bắt đầu có đủ tư cách và làm tốt vai trò trách nhiệm của mình. Với Trung
Quốc, sự gánh vác cần có của một nước lớn đối với các vấn đề chung của thế giới
còn là điều đang bị tảng lờ. Nói cách khác, “cổ đông” Trung Quốc chỉ “góp vốn”
cho các cuộc đầu tư chính trị mà có thể kiếm được lời. Còn không thì thôi. Đó
có phải là một lối hành xử ích kỷ?
Trên diễn đàn LHQ, Trung Quốc chỉ nói và làm những
gì không đụng chạm đến những “hạch tâm lợi ích” của mình
Nhìn lại cuộc họp thượng đỉnh về biến
đổi khí hậu toàn cầu tổ chức tại Copenhagen. Vào những giờ cuối cùng trước khi
cuộc họp kết thúc, khoảng 16h thứ Sáu 18/12/2009, trong phòng hội nghị trước
hơn 20 nguyên thủ quốc gia, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã không kiềm chế
được cơn giận khi chỉ trích với giọng mỉa mai: “Tôi nói điều này ra với tất cả
sự kính trọng và tấm lòng bạn hữu, với tất cả sự tôn kính dành cho Trung Quốc …
Phương Tây đã đồng thuận cam kết cắt giảm 80% khí thải gây hiệu ứng nhà kính,
thế mà, phần mình Trung Quốc - chẳng bao lâu nữa sẽ là cường quốc kinh tế lớn
nhất thế giới - lại như muốn nói với thế giới rằng: “Cam kết này chỉ áp dụng
cho quý vị chứ không phải cho chúng tôi!” ... Điều này là không thể chấp
nhận!”.
Hóa ra Trung Quốc đã chủ trương đánh
bài chuồn khỏi những ràng buộc cắt giảm khí thải. Buổi thảo luận được tổ chức
bên lề hội nghị Copenhagen, được báo chí gọi là “cuộc họp thượng đỉnh mini” với
lãnh đạo đại diện 25 nước, có Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Đức Angela
Merkel, Thủ tướng Anh Gordon Brown, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và nhiều
nguyên thủ khác. “Sĩ số” phòng họp lại vắng mặt một nhân vật quan trọng: Thủ
tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Thay vào đó, ngồi đối diện Tổng thống Obama chỉ là
một “anh” viên chức ngoại giao Trung Quốc, hàm Thứ trưởng, ông Hà Á Phi! Và vậy
là, như có thể thấy trước, hội nghị với sự tham gia của 192 quốc gia (nhằm đưa
ra Nghị định thư Copenhagen, thay thế Nghị định thư Kyoto bắt đầu hết hiệu lực
năm 2012), mà Thủ tướng Gordon Brown gọi là “hội nghị quốc tế quan trọng nhất
từ sau Thế chiến thứ hai”, đã hạ màn với kết quả zero! Thế mà trước khi đến
Copenhagen, Trung Quốc tuyên bố sẽ cắt giảm khí thải đến 40-45% so với mức năm
2005, vào trước thời hạn 2020!
Trung Quốc làm gì trong LHQ?
Chẳng khó khăn gì để thấy chiến thuật
lẫn chiến lược Trung Quốc trên trường ngoại giao quốc tế, cụ thể là trong LHQ.
Một mặt họ ra vẻ luôn sẵn sàng biết điều, biết chơi, biết ứng xử … khi tham gia
vào một số hoạt động LHQ. Họ không muốn bị cho là nước lớn đứng ngoài lề đối
với những chuyện lớn. Mặt khác, họ dè dặt lảng tránh những vấn đề không có lợi
riêng cho quốc gia, dù cộng đồng quốc tế đang đòi hỏi và muốn Trung Quốc thể
hiện thái độ quyết đoán nhất định.
Lấy ví dụ việc tham gia lực lượng gìn
giữ hòa bình LHQ của Trung Quốc. Hai thập niên qua, đóng góp của Trung Quốc cho
hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ bắt đầu tăng dần. Tuy nhiên, sự có mặt Trung
Quốc trong hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế luôn được tính toán cân nhắc,
theo đúng “bản sắc” Bắc Kinh. Chẳng hạn, họ thường chỉ bỏ phiếu thông qua việc
sử dụng lực lượng gìn giữ hòa bình tại những nước nào không công nhận Đài Loan!
Thập niên 90 Bắc Kinh đã phủ quyết hoặc dọa phủ quyết các đề xuất đưa lực lượng
Mũ nồi xanh LHQ đến Haiti, Guatemala và Macedonia bởi lý do trên. Xét về quân
số, Trung Quốc có thể tự hào hiện là nước gửi quân nhiều nhất cho lực lượng gìn
giữ hòa bình LHQ nhưng không như phương Tây, Trung Quốc chỉ gửi cảnh sát và
nhân viên y tế hơn là lính tác chiến cho lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ. Nói
cách khác, trách nhiệm Trung Quốc là nằm ở những giới hạn trong gìn giữ an
ninh, một khi khả năng dọn dẹp đổ máu đã qua đi…
Với Hội đồng Bảo an (UNSC), đã qua rồi
cái thời Trung Quốc chỉ ngồi nghe ý kiến người khác. So với những thành viên
thường trực khác trong UNSC, Trung Quốc là nước bỏ phiếu phủ quyết ít nhất: chỉ
vỏn vẹn 4 phiếu từ năm 1971 đến 2002 (so với 75 của Mỹ). Trung Quốc thường
tránh né bằng cách bỏ phiếu trắng hoặc không tham gia bỏ phiếu, trừ khi vấn đề
có liên quan trực tiếp đến quyền lợi quốc gia họ, đặc biệt như vấn đề Đài Loan
hoặc Tây Tạng. Trong đấu trường LHQ, Trung Quốc sử dụng chính sách nước đôi: Sẽ
có một Trung Quốc cứng rắn đầy mùi vị học thuyết trong Đại hội đồng LHQ và có
một Trung Quốc mềm dẻo và thực tế hơn trong UNSC.
Trung Quốc thường đưa hai “diễn viên”
với kỹ thuật diễn xuất khác nhau đến LHQ. “Anh” ở sân khấu Đại hội đồng LHQ thường
thủ vai kẻ rắn đầu trong khi “anh” trong UNSC thường thủ vai tay chơi lọc lõi
và tinh ranh hơn. Đơn cử với trường hợp Sudan. Trong UNSC, Trung Quốc liên tục
làm loãng mức độ nghiêm trọng vụ việc, hoặc khước từ, hoặc vắng mặt trong những
phiên thảo luận đưa ra giải pháp xử lý tình hình nội chiến Sudan. Tuy nhiên,
khi nhận ra sự mong manh của chính thể đương quyền Sudan, Bắc Kinh bắt đầu hạn
chế vai trò ông trùm bảo kê và hé mở khả năng ủng hộ LHQ! Cụ thể, khi ngồi ghế
Chủ tịch UNSC năm 2007, Bắc Kinh đã đi cửa sau ép Chính phủ Khartoum (Sudan)
chấp nhận một sứ mạng liên hợp của LHQ và Liên đoàn châu Phi nhằm buộc Sudan
đồng ý thực thi Hiệp ước Darfur 2006. Tại sao Bắc Kinh trở mặt với Khartoum? Đó
là thời điểm mà Bắc Kinh đang cần đánh bóng họ trước thềm Thế vận hội Bắc Kinh
2008! Hơn nữa, cục diện lôi thôi ở Sudan nếu tiếp diễn sẽ có thể lan rộng trong
khu vực và ảnh hưởng trực tiếp đến các thương vụ đầu tư của Trung Quốc ở Lục
địa đen.
Nhân vật gây tai tiếng Sa Tổ Khang
Văn hóa trong ngoại giao
Giới học giả chính trị quan hệ quốc tế
tại Bắc Kinh nói rằng, khoảng cách dị biệt giữa Trung Quốc với phương Tây trên
các diễn đàn quốc tế vẫn còn lớn, bởi Trung Quốc vẫn thường bị “hiểu lầm”,
“hiểu sai”, “ngộ nhận”; bởi những “định kiến” và “ác cảm” xuất phát từ lòng
“ganh tỵ” trước một Trung Quốc phát triển quá nhanh; và rằng những “nghị sự
trách nhiệm” của phương Tây chỉ là những đòn phép chiến thuật được thiết kế
nhằm làm hạn chế sự đi lên mạnh mẽ của Trung Quốc! Hãy để thực tế trả lời rằng,
những ý kiến trên đúng hay sai.
Nếu là người tử tế thật sự, đừng bao
giờ để xảy ra những chuyện đại loại như trường hợp một viên chức cấp cao LHQ người
Trung Quốc - Sa Tổ Khang (Phó tổng thư ký đặc trách các vấn đề xã hội - kinh tế
của LHQ), trong phiên họp tại một khu nghỉ mát ở Áo vào tháng 9/2010 - lại nhậu
xỉn “quắc cần câu” rồi giật micro phát biểu oang oang với Tổng thư ký Ban
Ki-moon rằng: “Tôi biết ông chẳng bao giờ ưa tôi, ông tổng thư ký à. Mà tôi
cũng có bao giờ ưa ông đâu”. Viên chức họ Sa còn quay sang nhìn viên chức LHQ
Robert Orr (người Mỹ) và lè nhè nói tiếp: “Tôi thật sự không thích cái thằng
cha đó. Hắn là người Mỹ và tôi thật sự không thích bọn Mỹ” … Không hẳn là họ Sa
đã “mượn rượu” để nói lên những gì thật sự vốn “trăn trở” lâu nay. Vì, trong
cuộc phỏng vấn BBC năm 2006, nhân vật từng lăn lộn trong nghề ngoại giao suốt 4
thập niên này cũng đã tỉnh táo nói: “Cái bọn Mỹ này nên câm họng lại thì hơn.
Im mồm đi. Mấy người là số một chắc? Sao cứ chỉ trích Trung Quốc vậy? Quên đi.
Đến lúc câm họng lại đi. Mấy người có quyền làm bất cứ gì tốt cho mấy người
nhưng đừng bảo chúng tôi là cái gì thì tốt cho Trung Quốc”. Thái độ và văn hóa
của một viên chức ngoại giao thâm niên như Sa Tổ Khang, một đại diện Trung Quốc
ở LHQ đã đủ để thấy được tư cách Trung Quốc ở trường ngoại giao quốc tế?
Trách nhiệm chẳng là cái gì?
Định nghĩa đơn giản của từ “trách
nhiệm” là gì, hỏi Trung Quốc, họ sẽ có nhiều phiên bản giải thích khác nhau,
tùy trường hợp cụ thể. Riêng trong lĩnh vực từ thiện, Trung Quốc, đến nay, vẫn
là một trong những quốc gia (được xem là giàu) xếp đứng chót bảng!
Không lâu trước khi một chương trình
đặc biệt - được báo chí gọi là “bữa tiệc Ba-Bi”, do 2 tỉ phú Warren Buffett và
Bill Gates thân chinh đến Bắc Kinh tổ chức - bắt đầu diễn ra vào cuối tháng
9/2010, báo chí Trung Quốc đã đồn đoán rằng, chắc chỉ khoảng 1/2 trong số 50 tỉ
phú Trung Quốc được mời là có mặt. Nhưng hơn 2/3 nhân vật có trong danh sách
mời đã đến. Tuy nhiên, họ đến vì muốn tên mình xuất hiện bên cạnh 2 nhân vật từ
thiện huyền thoại Warren Buffett và Bill Gates trong các bài báo xuất hiện vào
hôm sau, hơn là đến để sẵn sàng chung tay đóng góp vào quỹ từ thiện của 2 tỉ phú
Mỹ. Với người Trung Quốc, “từ thiện” là một khái niệm xa lạ đối với cuộc sống.
Ghi nhận của Chính phủ Bắc Kinh cho biết, tổng số tiền quyên được từ các tổ
chức hoạt động xã hội từ thiện đã tăng từ 1.5 tỉ USD (10 tỉ tệ) năm 2006 lên
hơn 7.5 tỉ USD (50 tỉ tệ) năm 2009. Chẳng thấm vào đâu so với 300 tỉ USD/năm
tại Mỹ.
Theo Giáo sư Đặng Quốc Thắng thuộc
Trung tâm Nghiên cứu trách nhiệm xã hội và sáng tạo (Trường đại học Thanh Hoa),
tại Trung Quốc, chỉ khoảng 20% đóng góp từ thiện hàng năm là đến từ các cá
nhân. Ở Mỹ, tỉ lệ trên là 70%. Trong khi đó, Trung Quốc đang được biết đến như
một thị trường hấp dẫn của sản phẩm cao cấp xa xỉ (thứ 2 thế giới, sau Nhật;
nước mà có đến 17% dân số đóng góp từ thiện, so với 11% của Trung Quốc).
Giá trị của tinh thần bác ái nhân đạo
từ Khổng Tử đã ít nhiều biến mất khỏi Trung Quốc hiện đại. Tại sao Trung Quốc
ngày nay không có những người như Warren Buffett và Bill Gates? Vấn đề là lỗ
hổng niềm tin. Như Tào Đức Vượng (Giám đốc điều hành Tập đoàn Phúc Diệu, nơi
sản xuất kính lớn nhất Trung Quốc) từng nói rằng, ông có cảm giác bị lừa khi
đưa tiền cho các tổ chức từ thiện, rằng chẳng biết liệu những đồng tiền đóng
góp của mình có đến được tay người nghèo không. Trong nước đã vậy, với bên
ngoài, Trung Quốc đương nhiên thua xa nhiều nước ở bảng đóng góp từ thiện toàn
cầu.
Ngọc Trí
*****
“Chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ phá sản”
Vietnam +: 05/10/2012
Bắc Kinh phải
nhận ra rằng phương thức "Trung Quốc giành tất cả" trong tranh chấp ở
Biển Đông sẽ không đạt hiệu quả, mọi giải pháp đều phải dựa trên tinh thần thỏa
hiệp và sẽ không có được giải pháp nếu bất kỳ bên nào ngoan cố.
Đó là cảnh
báo của giới phân tích được đăng trên Mạng lưới An ninh và Quan hệ Quốc tế
(ISN), một trong những trang mạng hàng đầu thế giới chuyên đăng tải và cung cấp
thông tin cho giới chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế và an ninh, vừa
được đài TNHK đăng tải.
Tác giả bài
viết là Theresa Fallon, thành viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Châu Âu về
Châu Á có trụ sở tại Bỉ, và Tiến sĩ Graham Ong-Webb, chuyên viên cố vấn phụ
trách Văn phòng Đông Nam Á của tổ chức tư vấn rủi ro toàn cầu Control Risks đặt
tại Singapore.
Các tác giả
cho rằng chiến lược "giành tất cả" của Bắc Kinh tiếp tục khiến quan
hệ giữa Trung Quốc với các nước khác ngày càng trở nên phức tạp và Bắc Kinh
đang đánh mất bạn bè vì cách hành xử của mình ở Biển Đông cũng như Biển Hoa
Đông.
Theo hai nhà
phân tích trên, sở dĩ chiến lược "giành tất cả" của Trung Quốc ở Biển
Đông gặp trở ngại là vì các tuyên bố chủ quyền dựa trên lịch sử của Trung Quốc
không thuyết phục được các bên, cộng với những khó khăn trong việc giải quyết
các tuyên bố chủ quyền chồng chéo giữa Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam,
Indonesia, Philippines, Malaysia và Brunei.
Hai phân tích
gia Ong-Webb và Fallon nhấn mạnh để các cơ chế luật quốc tế phát huy hiệu quả
trong tranh chấp Biển Đông, trước tiên Trung Quốc phải nhìn thấy rằng quyền lực
kinh tế hay quân sự không thể giải quyết được tranh chấp chủ quyền, mà cần phải
áp dụng "quyền lực mềm" để tìm bạn và vận dụng vai trò lãnh đạo trong
khu vực, cũng như phải áp dụng phương thức cùng nhau chia sẻ nguồn tài nguyên.
Vietnam+
*****
Nghiên
Cứu
Biển Đông - Thứ ba, 09 Tháng 10 2012 - dinh tuan anh
Khó có thể có sự thay đổi căn bản về chính sách đối ngoại
của Trung Quốc trong bối cảnh cân bằng lực lượng quốc tế đã định hình, sự phát
triển thường xuyên về lợi ích quốc gia của Trung Quốc và nhu cầu về sự tiếp tục
trong chính sách kinh tế đối nội của Trung Quốc.
Tuy vậy, có một số thứ sẽ thay đổi trong những năm tới.
Các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc đã sẵn sàng để đương đầu với hệ thống quốc
tế và các thể chế của nó. Một cảm giác gia tăng xuất phát từ năng lực ngày càng
tăng của Trung Quốc trong việc xử lý các vấn đề quốc tế sẽ tạo ra những cơ hội
mới để Trung Quốc ngày càng dính líu tới các công việc quốc tế. Nhưng một môi
trường quốc tế ngày càng phức tạp sẽ đòi hỏi Trung Quốc phải có những cách tiếp
cận thuần thục hơn nếu nó muốn sử dụng ngoại giao và sử dụng quốc lực tổng thể
một cách hiệu quả.
Thử thách lớn nhất đối với ban lãnh đạo trong tương lai
gần là Trung Quốc sẽ sử lý các tranh chấp liên quan đến lợi ích của Trung Quốc
tại Trường Sa với các nước láng giềng như thế nào. Trung Quốc khó có thể từ bỏ
chính sách hoà giải của nó hiện nay thông qua các đối thoại song phương và đa
phương tìm cách giải quyết các xung đột thông qua các thể chế pháp lý quốc tế bằng
việc xem xét các bằng chứng lịch sử liên quan tại Biển Đông và các nơi khác.
Trung Quốc coi chính sách này là một cơ hội để chứng minh năng lực lãnh đạo của
mình trong việc giải quyết các tranh chấp rộng hơn trong cộng đồng quốc tế.
Về mặt lý thuyết, Trung Quốc giữ quyền giải quyết các
tranh chấp này bằng mọi cách mà nó có thể sử dụng, nhưng lý tưởng mà nói, nó sẽ
lựa chọn thông qua giải pháp ngoại giao. Việc lãnh đạo mới của Trung Quốc có
ngày càng quyết đoán hơn trong các đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ hay không còn
phụ thuộc vào việc họ có tính đến hiệu quả và lợi ích thực sự mang lại. Những
nhận thức này phụ thuộc vào nhiều yếu tố quốc tế và trong nước.
Yếu tố bên trong chủ yếu bao gồm an ninh năng lượng,
khoáng sản và nguồn lợi thuỷ sản. Trung Quốc sẽ phải đối mặt với triển vọng
ngày càng tồi tệ liên quan đến an ninh tài nguyên về ngắn hạn và những sức ép
như vậy có thể ảnh hưởng đến hành vi đối ngoại của nó. Giải pháp cơ bản cho
Trung Quốc cho vấn đề này là phải tăng một cách có ý nghĩa việc sử dụng hiệu
quả nguồn tài nguyên, mục tiêu cuối cùng là đạt được mức độ sử dụng hiện nay
của Nhật Bản. Lý tưởng nhất sẽ là Trung Quốc phải cắt việc sử dụng thực tế
nguồn năng lượng trong những năm tới. Việc các nhà lãnh đạo mới phải đầu tư cho
một chiến lược năng lượng dài hạn là việc làm vô cùng thiết yếu.
Về vấn đề Biển Đông, ban lãnh đạo mới phải đưa ra được
một giải pháp tổng thể cho các nước láng giềng ASEAN của Trung Quốc để giải
quyết những đòi hỏi riêng rẽ của họ theo một cách thực sự cân đối nhất. Những biện
pháp như vậy sẽ bao gồm cả ngoại giao phòng ngừa, cùng quản lý và phát triển
những khu vực, nguồn nước và tài nguyên tranh chấp.
Những thách thức và cơ hội khác đối với Trung Quốc sẽ là
phải tạo ra được những tiêu chuẩn về an ninh vũ trụ, không gian mạng. Những
chính sách đối với những vấn đề này và những vấn để chung toàn cầu của ban lãnh
đạo mới sẽ giúp nâng cao năng lực của Trung Quốc nhận thức được tiềm năng của
họ để trở thành một siêu cường có trách nhiệm và có năng lực.
Bước vào thập kỷ hai của thế kỷ này, Trung Quốc phải cẩn
thận không để cho chính sách đối ngoại của mình bị đặc trưng là sự bất đồng với
các nước khác, mà phải đặc trưng bằng việc đưa ra các sáng kiến và tính đồng
thuận chung. Thông qua việc tôn trọng vai trò lãnh đạo của các nước trong khu
vực, Trung Quốc cần thiết phải đảm bảo được rằng cộng đồng quốc tế tin vào các
ý định hoà bình của mình.
Trung Quốc đã tìm cách tăng uy tín của mình đối với các
quốc gia khác thông qua quyền lực mềm. Bởi vậy, Trung Quốc phải tuân theo các
luật lệ quốc tế khi tham gia để tạo ra cho mình một hình ảnh là một cổ đông có
trách nhiệm. Việc này sẽ xua đi những quan ngại về những ý định và mục đích
chiến lược của Trung Quốc. Trung Quốc có thể áp dụng tốt nhất sức mạnh mềm của
mình thông qua việc thúc đấy sự tăng trưởng và phát triển xã hội của mình.
Trung Quốc cũng có thể tăng cường năng lực của mình để có tác động tích cực đến
các nước khác bằng cách nhấn mạnh trách nhiệm bảo vệ công dân của mình, và mở
rộng hỗ trợ bảo vệ như vậy ở nước ngoài thông qua các diễn đàn và những sứ mệnh
quốc tế.
Về quan hệ Trung - Mỹ, bất cứ vấn đề nào cũng là cơ hội
và thách thức. Mỹ chưa bao giờ rời châu Á, bằng cách “tái cân bằng lại” Mỹ chỉ
đơn giản là nhấn mạnh lợi ích của mình bằng cách tăng cường sự hiện diện của Mỹ
ở châu Á và phối hợp hành động tại đây. Trong khi Mỹ muốn ổn định khu vực này,
nhưng những hành động của Mỹ có thể đạt được mục đích đó, nhưng cũng có thể làm
mất ổn định khu vực. Tuy vậy, Trung Quốc và Mỹ cùng chia sẽ lợi ích chung trong
khu vực là ổn định và Bắc Kinh sẽ hoan nghênh bất cứ một hành động nào của Mỹ
đối với mục đích đã tuyên bố.
Trong số các khả năng khác nhau, mối quan hệ thương mại
ngày càng cân bằng sẽ tạo ra những tiềm năng lớn cho sự hợp tác của hai nước.
Trung Quốc chẳng bao lâu sẽ vượt Mỹ trở thành nước nhập khẩu lớn nhất và sẽ
tăng xuất khẩu lên hai lần trong vòng năm năm tới. Cũng trong cùng thời gian,
Mỹ cũng sẽ tăng gấp đôi xuất khẩu của mình. Kế hoạch của hai nước sẽ lợi cho cả
đôi bên.
Nhiều triển vọng ảm đạm hơn sẽ xuất hiện khi xem xét đến
việc xử lý và an ninh của các vấn đề chung toàn cầu thí dụ như khoảng không,
khu vực hàng hải và không gian ảo. Những vấn để này rất có thể sẽ thống trị
những bất đồng trong việc phối hợp giữa Mỹ và Trung Quốc trong khi những chủ để
như Đài Loan lại rất ít bị bùng nổ trong thập kỷ tới./.
Theo East
asia forum (ngày 8/10)
Vũ
Hiền (gt)
*****
Căng thẳng Trung - Nhật: Kinh tế thế giới lãnh đủ
Vietnam Net - 12/10/2012
Quyết
định vắng mặt tại hội nghị IMF ở Tokyo của Bộ trưởng tài chính và Thống đốc
ngân hàng trung ương Trung Quốc cho thấy, nền kinh tế thế giới trong đó có
Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với những thiệt hại nghiêm trọng nếu như căng
thẳng chính trị giữa hai nước vẫn còn tiếp tục leo thang.
Coi
nhẹ hợp tác quốc tế
Mối quan hệ đang bị tổn thương giữa Nhật Bản và Trung Quốc lại đang phải chứng kiến một cơn bão mới vào hôm thứ Tư vừa qua (10/10) khi thống đốc ngân hàng Trung Ương Trung Quốc Zhou Xiaochuan và bộ trưởng tài chính Xie Xuren vào phút chót đã quyết định sẽ vắng mặt tại hội nghị cấp cao các lãnh đạo tài chính toàn cầu được tổ chức ở thủ đô Nhật Bản Tokyo trong tuần này. Trước đó, một số lãnh đạo các ngân hàng hàng đầu của Trung Quốc cũng quyết định hủy bỏ kế hoạch tham gia hội nghị.
Động thái này báo hiệu những thiệt hại kinh tế nghiêm trọng mà thế giới sẽ phải đối mặt nếu như căng thẳng giữa hai quốc gia này vẫn tiếp tục leo thang, các nhà đầu tư, các chuyên gia phân tích và chính trị gia tại đây cảnh báo.
Theo kế hoạch, ông Zhou Xiaochuan sẽ có vai trò quan trọng trong hội nghị IMF lần này khi bàn về những vấn đề kinh tế nổi cộm trên toàn cầu trong đó có việc làm sao để giải quyết một cách tốt nhất cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung.
Mối quan hệ đang bị tổn thương giữa Nhật Bản và Trung Quốc lại đang phải chứng kiến một cơn bão mới vào hôm thứ Tư vừa qua (10/10) khi thống đốc ngân hàng Trung Ương Trung Quốc Zhou Xiaochuan và bộ trưởng tài chính Xie Xuren vào phút chót đã quyết định sẽ vắng mặt tại hội nghị cấp cao các lãnh đạo tài chính toàn cầu được tổ chức ở thủ đô Nhật Bản Tokyo trong tuần này. Trước đó, một số lãnh đạo các ngân hàng hàng đầu của Trung Quốc cũng quyết định hủy bỏ kế hoạch tham gia hội nghị.
Động thái này báo hiệu những thiệt hại kinh tế nghiêm trọng mà thế giới sẽ phải đối mặt nếu như căng thẳng giữa hai quốc gia này vẫn tiếp tục leo thang, các nhà đầu tư, các chuyên gia phân tích và chính trị gia tại đây cảnh báo.
Theo kế hoạch, ông Zhou Xiaochuan sẽ có vai trò quan trọng trong hội nghị IMF lần này khi bàn về những vấn đề kinh tế nổi cộm trên toàn cầu trong đó có việc làm sao để giải quyết một cách tốt nhất cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung.
Trung Quốc là thành viên quan trọng trong những cuộc thảo luận này bởi ngân hàng trung ương nước này là người mua lớn các loại trái phiếu Euro zone. Trung Quốc sẽ cử đại diện của ngân hàng trung ương và bộ tài chính tới Tokyo để tham dự hội nghị, tuy nhiên nhưng người này không thể thay thế được vai trò của ông Zhou và ông Xie.
Hai quan chức lãnh đạo tài
chính tiền tệ của Trung Quốc không tham dự cuộc họp IMF
Tiết lộ về sự
vắng mặt của hai nhân vật quan trọng đến từ nền kinh tế lớn thứ 2 trong hội
nghị hàng năm của IMF và WB đã khiến cho thị trường chứng khoán sụt giảm xuống
mức thấp nhất trong vòng 2 tháng qua.
Các quan chức chính phủ Nhật Bản khẳng định, sự vắng mặt của các lãnh đạo Trung Quốc tại hội nghị IMF tuần này sẽ làm tổn hại đến chính họ hơn là Nhật Bản. Hành động này có thể gây tổn hại đến uy tín của Trung Quốc với cương vị là thành viên của cộng động quốc tế, lấy đi cơ hội tăng cường mối quan hệ hợp tác với các quốc gia khác.
Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba nói: “sự vắng mặt của thống đốc ngân hàng Trung ương Trung Quốc tại hội nghị IMF và WB không chỉ là dấu hiệu xấu cho mối quan hệ Nhật - Trung mà còn cho cả nền kinh tế thế giới. Tôi không cho rằng điều này sẽ tốt cho Trung Quốc. Cộng đồng quốc tế sẽ nhìn nhận và đánh giá về những động thái này”.
Tín hiệu xấu cho nền kinh tế thế giới?
Tranh chấp về chủ quyền một quần đảo nhỏ tại biển Đông đã khiến cho quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng này vô cùng căng thẳng trong thời gian qua. Nhiều cuộc biểu tình, thậm chí là xung đột đã diễn ra tại Trung Quốc nhằm vào người Nhật. Hàng hóa Nhật Bản gặp hạn tại thị trường Trung Quốc trong khi đó hoạt động du lịch tại hai quốc gia cũng trong tình trạng lao dốc.
Vào thứ Ba, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã công bố mức sụt giảm thảm hại về doanh thu tại thị trường Trung Quốc sau những vụ tấn công vừa qua nhằm vào các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh của Nhật Bản.
Toyota cho biết, doanh thu bán hàng tháng 9 của họ giảm đến 49%. Ông Dion Corbett, đại diện của hãng này cho biết, với mức sụt giảm này, thật khó để Toyota có thể đạt được mục tiêu tại Trung Quốc. Trong khi Honda và Nissan cũng giảm 41% và 35% doanh thu. Các nhà sản xuất khác như Mitsubishi Motors cũng công bố mức giảm lớn tại thị trường này.
Các cuộc tấn công, biểu tình đã buộc nhiều doanh nghiệp Nhật Bản phải quyết định tạm thời đóng cửa hoạt động tại Trung Quốc. Tranh chấp không chỉ khiến cho các doanh nghiệp Nhật bị thiệt hai nặng nề mà còn tổn hại đến thị trường xe hơi lớn nhất thế giới.
Theo hiệp hội xe hơi Trung Quốc, doanh thu tháng 9 lần đầu tiên bị sụt giảm trong vòng 9 tháng qua càng làm gia tăng áp lực đối với toàn ngành công nghiệp và cả nền kinh tế đang đi xuống của Trung Quốc. Doanh số bán hàng tháng 9 giảm 0.3% về mức 1.32 triệu xe so với năm ngoái mà nguyên nhân quan trọng chính là sự giận dữ của người tiêu dùng Trung Quốc trước những diễn biến của vụ tranh chấp biển đảo.
Trong khi các cuộc biểu tình tấn công đã có dấu hiệu lắng dịu thì những mất mát về kinh tế dường như vẫn đang tiếp tục. Cũng vào hôm thứ Tư vừa qua (10/10), một số chuyên gia phân tích đã giảm dự báo về triển vọng tăng trưởng của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cũng các công ty làm ăn lớn tại Trung Quốc.
Ngân hàng J.P. Morgan hôm trước đó cũng ước tính, các cuộc tẩy chay của người Trung Quốc đối với hàng hóa và dịch vụ Nhật bản có thể khiến cho nền kinh tế Nhật Bản giảm 0.8% vào quý cuối cùng năm nay. Nếu như căng thẳng vẫn còn ở mức cao thì vào năm 2013, tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ bị mất 0.2%.
“Tôi thực sự vô cùng lo lắng” về những căng thẳng đang leo thang giữa Nhật Bản và Trung Quốc”- ông Tomoya Masanao, một nhà quản lý đầu tư của tập đoàn Pacific Investment Management tại Nhật Bản cho biết. Ông Masanao dự đoán diễn biến này có thể chỉ là tạm thời, tuy nhiên ông cũng cảnh báo IMF cần theo dõi xem liệu tình hình sẽ tiếp tục kéo dài bao lâu và nhìn nhận nó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản cũng như quan hệ thương mại như thế nào.
Ngân hàng Deutsche vào hôm thứ Tư cũng giảm 2.4% dự báo về doanh thu năm trên mỗi cổ phiếu của Toyota chủ yếu là do lo ngại về mối quan hệ với Trung Quốc. Goldman Sachs cũng với lý do tương tự đã cắt giảm dự báo lợi nhuận kinh doanh của 16 công ty trong đó có nhà sản xuất máy in nổi tiếng Canon và hãng máy ảnh Olympus.
“Nhật Bản rõ ràng là đang chuyển tập trung nhiều hơn sang hoạt động đầu tư và kinh doanh nước ngoài, do vậy, các mối quan hệ chính trị đóng vai trò quan trọng. Quan tâm và giải quyết thấu đáo vấn đề này (tranh chấp) là vô cùng cần thiết đối với lợi ích của các doanh nghiệp Nhật Bản”, ông Martin Shulz, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Viện nghiên cứu Fujitsu cho biết tại một diễn đàn biên lề hội nghị IMF.
Trong khi đó, ông Eswar Prasad, cựu quan chức cấp cao của IMF, hiện làm việc tại Viện Brookings nói: "Có lẽ Trung Quốc chưa thực sự tinh tế khi thể hiện sự bất mãn và khó chịu của mình khi cuộc tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản đang tiếp tục leo thang. Hành động của Trung Quốc cho thấy, họ đặt vấn đề về tranh chấp biển đảo lên trên cả các vấn đề chính trị và kinh tế".
Các quan chức chính phủ Nhật Bản khẳng định, sự vắng mặt của các lãnh đạo Trung Quốc tại hội nghị IMF tuần này sẽ làm tổn hại đến chính họ hơn là Nhật Bản. Hành động này có thể gây tổn hại đến uy tín của Trung Quốc với cương vị là thành viên của cộng động quốc tế, lấy đi cơ hội tăng cường mối quan hệ hợp tác với các quốc gia khác.
Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba nói: “sự vắng mặt của thống đốc ngân hàng Trung ương Trung Quốc tại hội nghị IMF và WB không chỉ là dấu hiệu xấu cho mối quan hệ Nhật - Trung mà còn cho cả nền kinh tế thế giới. Tôi không cho rằng điều này sẽ tốt cho Trung Quốc. Cộng đồng quốc tế sẽ nhìn nhận và đánh giá về những động thái này”.
Tín hiệu xấu cho nền kinh tế thế giới?
Tranh chấp về chủ quyền một quần đảo nhỏ tại biển Đông đã khiến cho quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng này vô cùng căng thẳng trong thời gian qua. Nhiều cuộc biểu tình, thậm chí là xung đột đã diễn ra tại Trung Quốc nhằm vào người Nhật. Hàng hóa Nhật Bản gặp hạn tại thị trường Trung Quốc trong khi đó hoạt động du lịch tại hai quốc gia cũng trong tình trạng lao dốc.
Vào thứ Ba, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã công bố mức sụt giảm thảm hại về doanh thu tại thị trường Trung Quốc sau những vụ tấn công vừa qua nhằm vào các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh của Nhật Bản.
Toyota cho biết, doanh thu bán hàng tháng 9 của họ giảm đến 49%. Ông Dion Corbett, đại diện của hãng này cho biết, với mức sụt giảm này, thật khó để Toyota có thể đạt được mục tiêu tại Trung Quốc. Trong khi Honda và Nissan cũng giảm 41% và 35% doanh thu. Các nhà sản xuất khác như Mitsubishi Motors cũng công bố mức giảm lớn tại thị trường này.
Các cuộc tấn công, biểu tình đã buộc nhiều doanh nghiệp Nhật Bản phải quyết định tạm thời đóng cửa hoạt động tại Trung Quốc. Tranh chấp không chỉ khiến cho các doanh nghiệp Nhật bị thiệt hai nặng nề mà còn tổn hại đến thị trường xe hơi lớn nhất thế giới.
Theo hiệp hội xe hơi Trung Quốc, doanh thu tháng 9 lần đầu tiên bị sụt giảm trong vòng 9 tháng qua càng làm gia tăng áp lực đối với toàn ngành công nghiệp và cả nền kinh tế đang đi xuống của Trung Quốc. Doanh số bán hàng tháng 9 giảm 0.3% về mức 1.32 triệu xe so với năm ngoái mà nguyên nhân quan trọng chính là sự giận dữ của người tiêu dùng Trung Quốc trước những diễn biến của vụ tranh chấp biển đảo.
Trong khi các cuộc biểu tình tấn công đã có dấu hiệu lắng dịu thì những mất mát về kinh tế dường như vẫn đang tiếp tục. Cũng vào hôm thứ Tư vừa qua (10/10), một số chuyên gia phân tích đã giảm dự báo về triển vọng tăng trưởng của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cũng các công ty làm ăn lớn tại Trung Quốc.
Ngân hàng J.P. Morgan hôm trước đó cũng ước tính, các cuộc tẩy chay của người Trung Quốc đối với hàng hóa và dịch vụ Nhật bản có thể khiến cho nền kinh tế Nhật Bản giảm 0.8% vào quý cuối cùng năm nay. Nếu như căng thẳng vẫn còn ở mức cao thì vào năm 2013, tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ bị mất 0.2%.
“Tôi thực sự vô cùng lo lắng” về những căng thẳng đang leo thang giữa Nhật Bản và Trung Quốc”- ông Tomoya Masanao, một nhà quản lý đầu tư của tập đoàn Pacific Investment Management tại Nhật Bản cho biết. Ông Masanao dự đoán diễn biến này có thể chỉ là tạm thời, tuy nhiên ông cũng cảnh báo IMF cần theo dõi xem liệu tình hình sẽ tiếp tục kéo dài bao lâu và nhìn nhận nó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản cũng như quan hệ thương mại như thế nào.
Ngân hàng Deutsche vào hôm thứ Tư cũng giảm 2.4% dự báo về doanh thu năm trên mỗi cổ phiếu của Toyota chủ yếu là do lo ngại về mối quan hệ với Trung Quốc. Goldman Sachs cũng với lý do tương tự đã cắt giảm dự báo lợi nhuận kinh doanh của 16 công ty trong đó có nhà sản xuất máy in nổi tiếng Canon và hãng máy ảnh Olympus.
“Nhật Bản rõ ràng là đang chuyển tập trung nhiều hơn sang hoạt động đầu tư và kinh doanh nước ngoài, do vậy, các mối quan hệ chính trị đóng vai trò quan trọng. Quan tâm và giải quyết thấu đáo vấn đề này (tranh chấp) là vô cùng cần thiết đối với lợi ích của các doanh nghiệp Nhật Bản”, ông Martin Shulz, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Viện nghiên cứu Fujitsu cho biết tại một diễn đàn biên lề hội nghị IMF.
Trong khi đó, ông Eswar Prasad, cựu quan chức cấp cao của IMF, hiện làm việc tại Viện Brookings nói: "Có lẽ Trung Quốc chưa thực sự tinh tế khi thể hiện sự bất mãn và khó chịu của mình khi cuộc tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản đang tiếp tục leo thang. Hành động của Trung Quốc cho thấy, họ đặt vấn đề về tranh chấp biển đảo lên trên cả các vấn đề chính trị và kinh tế".
HUNGNINH
(TH)
*****
Cáo lỗi cùng thế giới: Những gì xảy ra ở Bắc Kinh sẽ không giới hạn tại Bắc Kinh
Minxin
Pei, The Diplomat, 22 tháng Mười 2012
Trần
Ngọc Cư dịch –
Bauxite Việt Nam - 30/10/2012
Minxin
Pei là một giáo sư môn Chính phủ tại Đại học Claremont McKenna và là một nhà
nghiên cứu thâm niên không thường trú tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Công
trình nghiên cứu của ông đã được đăng trên các tạp chí Foreign Policy, Foreign
Affairs, The National Interest, Modern China, China Quaterly, Journal of
Democracy và trong nhiều sách được biên tập. Nhiều bài xã luận của ông đã xuất
hiện trên các báo Financial Times, New York Times, Washington Post, Newsweek
International, và International Herald Tribune, cũng như nhiều nhật báo quan
trọng khác - The Diplomat.
Một trong những câu hỏi ám ảnh đầu óc của hầu hết các nhà quan sát
tình hình Trung Quốc (TQ) hiện nay là, Bắc Kinh sẽ ứng xử thế nào với thế giới bên
ngoài khi chính quyền này phải đối diện với một tình hình nội bộ khó khăn hơn
nhiều? Trong những thách thức rõ nét mà Trung Quốc sẽ đối phó trong những năm
sắp tới có những vấn đề như tính năng động kinh tế đang suy giảm, một cơ cấu
làm quyết sách với quyền lực bị tản mác và thiếu ổn định, chủ nghĩa dân tộc
đang trỗi dậy, những đòi hỏi cải tổ chính trị ngày càng gia tăng, và nỗi bất
bình của dân chúng đối với nguyên trạng (the status quo) đang lan rộng [The
status quo còn được dịch ra tiếng lóng là “Vũ Như Cẫn”, ND].
Nói chung, những khó khăn nội bộ này sẽ làm suy giảm các nguồn lực
có thể có được để duy trì và bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế
giới, sẽ giới hạn khả năng quân đội Trung Quốc trong nỗ lực hiện đại hóa, và sẽ
khiến các lãnh đạo TQ trở nên dè dặt hơn trong việc đảm nhận những trách nhiệm
quốc tế và khu vực quan trọng hơn. Điều đáng lo ngại hơn cả là, thái độ ứng xử
thất thường của Trung Quốc, do hậu quả của một hỗn hợp gồm thiếu kinh nghiệm
lãnh đạo và bất ổn chính trị, rất có thể sẽ đánh dấu cách điều hành chính sách
đối ngoại của Bắc Kinh trong những năm tới.
Dựa trên địa vị nổi bật mà Trung Quốc đã nắm giữ trong việc phóng
chiếu ảnh hưởng kinh tế của mình khắp thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát
triển có nhiều tài nguyên, người ta có thể cho là hoang tưởng, nếu có ai bảo
rằng những khó khăn kinh tế đang ló dạng trong nước có thể hạn chế nghiêm trọng
khả năng của Trung Quốc trong việc khẳng định mình như một cường quốc kinh tế
thay thế cho phương Tây. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn cái cung cách mà Trung Quốc đã
và đang tài trợ các đầu tư của mình tại châu Phi, Trung Á, và châu Mỹ La tinh,
người ta sẽ chứng minh được rằng những đầu tư này không những tốn kém, mà lại
còn chứa đầy rủi ro.
Những khoản trợ cấp và cho vay ưu đãi mà Trung Quốc đã cung cấp
cho nhiều nước khác nhau để giành lấy thiện chí của họ ít ra đã lên đến một con
số tổng cộng hàng chục tỷ đôla (đây là những con số được báo cáo; không ai biết
được con số đích thực). Những khoản vay này được thực hiện vào giai đoạn Trung
Quốc có mức tăng trưởng trên 10% và dư thừa tiền mặt để vung vít. Nhưng khi
kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu giảm tốc và lượng tiền chảy vào ngân khố của Bắc
Kinh giảm đi, thì Chính phủ Trung Quốc hẳn nhiên sẽ không đủ ngân sách để duy
trì những mũi tiến công kinh tế và ngoại giao này. Xét về chính trị nội bộ, nếu
Nhà nước TQ tiếp tục duy trì một chương trình ngoại viện hào phóng khi dân
chúng trong nước đang vật lộn với cuộc sống, thì việc này chắc chắn sẽ kích
động những chỉ trích gay gắt từ phía dân chúng. Cách đây không lâu, Bộ Ngoại
giao Trung Quốc đã bị lên án gay gắt khi có tin tiết lộ rằng Trung Quốc đã viện
trợ cho Macedonia những xe buýt an toàn để chở học sinh trong khi con em trong
nước phải đến trường trên những phương tiện chuyên chở bấp bênh.
Cuộc xâm nhập đầy rủi ro của Trung Quốc vào các nước đang phát
triển sẽ gặp phải một trở ngại khác. Hầu hết các dự án tầm cỡ mà Trung Quốc hậu
thuẫn tại những nước này được tài trợ do các khoản vay từ các ngân hàng nhà
nước Trung Quốc. Dựa vào kinh nghiệm trước đây, nhiều dự án trong số này có khả
năng thất bại. Khi chính các ngân hàng Trung Quốc được dự kiến sẽ vật lộn với
một loạt nợ không sinh lãi ở trong nước, các ngân hàng này sẽ không muốn tiếp
tục tài trợ các dự án có mức rủi ro cao và lợi nhuận thấp như thế ở nước ngoài.
Vì thế, mọi người có thể thấy trước, một Trung Quốc suy yếu ở trong nước có
nghĩa là một Trung Quốc mất dần ảnh hưởng ở nước ngoài.
Một tổn thất hiển nhiên khác là chiến dịch khoa trương của Trung
Quốc để phóng chiếu “quyền lực mềm” (soft power). Được mệnh danh ở trong nước
là “dawaixuan” (cuộc tuyên truyền to lớn ở nước ngoài), chiến dịch này
đã dẫn đến việc mở rộng sự hiện diện của các phương tiện truyền thông chính
thức Trung Quốc khắp thế giới. Tân Hoa Xã, chẳng hạn, đã phát động chương trình
tin tức truyền hình bằng tiếng Anh. Tờ lá cải dân tộc chủ nghĩa, Global
Times (Hoàn cầu Thời báo), đã thêm một phiên bản tiếng Anh. Tờ báo chính
thống China Daily thường xuyên chiếm nguyên một trang quảng cáo trên các
tờ The New York Times, The Wall Street Journal, và The
Washington Post. Nếu phán đoán từ sự kiện hình ảnh của Trung Quốc đang trở
nên tồi tệ khắp thế giới, thì chiến dịch tuyên truyền này đã hoàn toàn thất
bại. Khi các vị trưởng ban tuyên truyền của Bắc Kinh tiếp nhận những ngân sách
khắc khổ trong vòng một hoặc hai năm tới, thật khó mà tưởng tượng được họ sẽ
quyết định phung phí tiền bạc như trước đây.
Ảnh hưởng kinh tế, văn hóa, và ngoại giao đang suy yếu của Trung
Quốc, do sự cắt giảm các nguồn lực tài chính gây ra, không phải là nạn nhân duy
nhất của những khó khăn trong nước. Giải phóng quân Nhân dân (GPQND), trong gần
hai thập niên qua có mức tăng trưởng ngân sách trên 10%, chắc chắn phải tranh
đấu nhiều hơn nữa để giành lấy phần mình trong một chiếc bánh nhỏ hơn. Tiến độ
của việc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc có thể chậm lại. Đối với các nước
láng giềng của Trung Quốc, tình hình này sẽ làm cho họ bớt lo lắng. Washington,
hẳn nhiên, có thể thở dài nhẹ nhõm. Tuy nhiên, một kết quả như vậy là không có
gì chắc chắn. Người ta tưởng tượng được rằng GPQND có thể lấy cớ phải đối phó
với chiến lược “xoay trục” của Mỹ và các tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản,
Philippines, và Việt Nam, để đòi hỏi thêm nhiều chi phí quốc phòng. Ví như
GPQND có thành công trong đòi hỏi của mình đi nữa, tổ chức này sẽ phải trả một
giá đắt bởi vì quân đội Trung Quốc còn phải cạnh tranh với những tập thể chính
trị khác có quyền lực không kém, như các doanh nghiệp Nhà nước, guồng máy thư
lại, và các chính quyền địa phương, để giành lấy ngân sách đang bị cắt giảm.
Một số nhà quan sát phương Tây có thể vui mừng về những thảm trạng
đang chồng chất bên trong Trung Quốc vì chúng sẽ làm suy yếu ảnh hưởng của
Trung Quốc và giảm thiểu “mối đe dọa của Trung Quốc”. Nhưng họ cần phải thận
trọng về những gì họ đang mong muốn. Một Trung Quốc dù suy yếu vẫn có thể gây
thiệt hại nghiêm trọng cho trật tự thế giới.
Thiệt hại hiển nhiên khi Trung Quốc bị suy yếu bên trong sẽ là
thái độ e ngại của Bắc Kinh trong việc đóng một vai trò xây dựng hơn trong các
vấn đề toàn cầu và khu vực. Những người hoài nghi có thể nói rằng các lãnh đạo
Trung Quốc, ngay cả trong thời kỳ đất nước thịnh vượng, vẫn nói thì nhiều mà
thực hiện thì ít. Mặc dù một số trong những lời chỉ trích đó là đúng sự thực,
nhưng nếu đánh giá khách quan hơn, ta sẽ thấy rằng thỉnh thoảng Bắc Kinh cũng
đóng một vai trò tích cực nhưng không được nhìn nhận xứng đáng, chẳng hạn trong
cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á những năm 1997-98 và trong nỗ lực thúc đẩy tự
do mậu dịch khu vực. Thậm chí về Bán đảo Triều Tiên, Bắc Kinh đã gây áp lực
khiến Bình Nhưỡng bớt hung hăng hơn trước, kể từ đầu năm 2011 (sau khi không
làm điều đó trong năm 2010). Về Iran và Libya, Trung Quốc cũng tránh thọc gậy
bánh xe. Về các cuộc thảo luận khí hậu toàn cầu, lập trường đàm phán đang diễn
biến của Bắc Kinh cũng cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, ngay cả những đóng góp
khiêm nhượng của Trung Quốc cho trật tự thế giới cũng có nguy cơ tan biến nếu
các lãnh đạo TQ, vì quá bận tâm với những khủng hoảng trong nước, phải quyết
định chấm dứt mọi đóng góp.
Quan niệm thông thường về một Trung Quốc suy yếu là, nước này sẽ
trở nên hiếu chiến hơn vì giới lãnh đạo của nó sẽ thấy có lợi trong việc đánh
lạc hướng sự chú ý của dân chúng bằng những hô hào về lòng yêu nước và bằng một
chính sách đối ngoại hung hăng hơn. Đây là một lối giải thích giản đơn về cung
cách ứng xử của Bắc Kinh. Chắc chắn là, những cám dỗ này đang hiện hữu, và
người ta có thể dự kiến rằng các lãnh đạo mới của Trung Quốc, vì bị hạn chế bởi
thiếu kinh nghiệm và thiếu vốn liếng chính trị, sẽ lợi dụng những tình cảm dân
tộc chủ nghĩa của người dân. Nhưng nói cứng là một chuyện, mà hành động cứng
rắn lại là một chuyện khác. Khi chúng ta nghiên cứu kỹ hành vi ứng xử trong
chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong vòng 60 năm qua, chúng ta sẽ thấy
rằng Bắc Kinh, dù ăn nói đao to búa lớn, thực ra đã lựa chọn kỹ càng các trận
đánh trước khi lâm chiến. Ý thức sâu sắc về các khả năng quân sự hạn chế của
mình, các lãnh đạo Trung Quốc đã tránh lao vào những cuộc chiến mà họ biết chắc
sẽ thua.
Nếu ta áp dụng tư duy này vào việc phỏng đoán hành vi đối ngoại
của Trung Quốc trong những năm sắp tới, chúng ta nắm chắc một điều là Trung
Quốc sẽ ở trong một tình trạng bấp bênh (uncertainty). Sự tự tin phát xuất từ
một nền kinh tế mạnh và tình hình tương đối ổn định ở trong nước sẽ biến mất,
và thái độ tự chế (self-imposed restraints) về các luận điệu sô vanh cũng tiêu
tan luôn. Những thách thức nhiều mặt đối với giới lãnh đạo mới -- khả năng kinh
tế bị đình đốn, bất ổn xã hội, tình trạng chia rẽ ở chóp bu, và sự phục hưng các
lực lượng dân chủ -- sẽ gây ra tình trạng thiếu tập trung và yếu kém chính trị
trong việc duy trì kỹ luật đối với nhiều tác nhân có liên quan đến chính sách
đối ngoại.của Trung Quốc.Hậu quả của những rắc rối nội bộ chồng chất này, mặc
dù không nhất thiết có tác động dữ dội, nhưng chắc chắn sẽ đưa đến một lề thói
ứng xử thất thường, gây lo ngại và đặt ra nhiều câu hỏi cho các láng giềng của
Trung Quốc và phần còn lại của cộng đồng quốc tế.
*****
Chủ nghĩa dân tộc đe dọa sự yên bình ở Biển Đông
RFI
- Chủ nhật 04 Tháng Mười Một 2012
Biểu tình chống Nhật tại Sơn Đông ngày 19/08/2012 - REUTERS/Stringer
Lê Phước
Hồi tháng 4/2012, Trung Quốc và Philippines đối đầu quanh bãi đá ngầm Scarborough, đến tháng 6 Việt Nam thông qua luật biển khiến Trung Quốc phản ứng bằng cách thành lập thành phố Tam Sa, tiếp đó, tháng 9 Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa một số đảo của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư dẫn đến việc cả nước Trung Quốc bị rúng động vì các cuộc biểu tình bài Nhật. Những cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ như vậy càng bị khuấy động thêm bởi tinh thần dân tộc ở mỗi nước liên quan.
Nguyệt san Le Monde Diplomatique số ra tháng 11 nhìn về
khu vực tranh chấp nhạy cảm này với bài phân tích khá sâu sắc. Bài viết chạy
dòng tựa báo động: “Chiến
tranh dân tộc chủ nghĩa trên vùng biển xung quanh Trung Quốc”.
Nói về chính quyền trung ương Bắc Kinh, tác giả cho rằng,
những động thái mạnh bạo của Trung Quốc với các nước láng giềng trong thời gian
gần đây cho thấy nhà cầm quyền hiện tại của Trung Quốc đã thoát ly khỏi chính
sách được ông Đặng Tiểu Bình khơi mào trước kia. Hồi ấy, ông Đặng chủ trương
tạm gác lại tranh chấp để bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng trong
mục đích tất cả cùng phát triển. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng đã từng tuyên bố: “Gác lại tranh cãi
và tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển chung”. Ấy thế nhưng,
tác giả cho rằng, lời nói này chỉ là “chót lưỡi
đầu môi”, bởi trong
thực tế hành động của phía Trung Quốc thì hoàn toàn khác.
Nhìn về chính quyền các địa phương của Trung Quốc, tác
giả mang đến một thông tin đáng suy ngẫm, đó là việc nhà cầm quyền ở một số địa
phương Trung Quốc có hành động đôi khi vung tay quá trán, tức vượt quyền hạn
cho phép và gây lún túng cho Bắc Kinh. Tác giả chỉ rõ, chính quyền Hải Nam,
Quảng Đông và Quảng Tây muốn tìm đầu ra cho các doanh nghiệp của mình, mà đầu
ra càng lớn thì kinh tế địa phương càng thịnh vượng, kinh tế địa phương càng
thịnh vượng thì vai trò của họ trong bộ máy nhà nước càng được chắc chắn.
Bởi thế họ đã khuyến khích ngư dân xâm nhập sâu hơn vào
vùng biển tranh chấp bằng cách buộc họ hiện đại hóa tàu bè và trang bị các hệ
thống vệ tinh hàng hải. Đồng thời, họ cũng ưu tiên cấp phép cho các tàu lớn.
Chính quyền Hải Nam cũng đã nhiều lần muốn phát triển du lịch trên quần đảo
Hoàng Sa (tác giả dùng tên quốc tế là Paracels) bất chấp sự phản đối quyết liệt
của phía Việt Nam. Tóm lại, chính sách của các địa phương trong quan hệ với Bắc
Kinh là “hành động
trước suy nghĩ sau”, tức đẩy
con cờ của mình xa đến mức có thể, đến khi mà chính quyền trung ương “cau mày” mới chịu thôi.
Bắc Kinh dùng chiêu bài dân sự trong tranh chấp lãnh thổ
Tác giả cũng đi vào phân tích sự ganh đua của hai lực
lượng cảnh sát biển đầy quyền lực và lực lượng hải giám trực thuộc bộ đất đai
và tài nguyên, và cơ quan bảo vệ luật đánh bắt hải sản trực thuộc bộ nông
nghiệp. Hai cơ quan này ra sức tranh giành tiền trợ cấp và các khoản ưu ái của
nhà nước để đạt được càng nhiều tiền càng tốt. Nguồn thu càng lớn trên việc
đánh thuế cũng là một lợi ích trong việc thăng quan tiến chức của họ. Bởi thế,
họ không ngần ngại để cho ngày càng nhiều tàu đánh bắt xâm nhập vùng biển tranh
chấp.
Thêm vào đó, chính quyền trung ương cũng thấy rằng, sử
dụng các lực lượng mang tính dân sự như hai cơ quan này sẽ tránh được nhiều rủi
ro hơn khi sử dụng lực lượng thuần túy quân sự. Còn đối với lực lượng hải quân
Trung Quốc, dù rằng sự hiện diện của lực lượng này trên biển Đông ngày càng gia
tăng, nhưng đến hiện tại họ vẫn giữ vai trò thứ yếu. Bởi một khi có xung đột,
hoặc là họ vẫn ở sau hậu quân hoặc là họ sẽ đến trễ, bởi thế vai trò của chính
quyền địa phương trong việc đối mặt trực diện với sự cố sẽ giữ một vai trò
trọng yếu.
Tuy vậy, tác giả cho rằng chính sách tăng cường và hiện
đại hóa hải quân “một cách
hoàn toàn không minh bạch” của
Trung Quốc cũng là một đầu mối gây căng thẳng, tạo ra một cuộc đua vũ trang
trong khu vực. Nói về bộ ngoại giao Trung Quốc, thì vai trò của bộ này trong
thực tế rất hạn chế. Tác giả cho rằng, những cơ quan nắm quyền lực thật sự
trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh là bộ thương mại, bộ tài chính, bộ an
ninh quốc gia và Ủy ban phát triển và cải cách nhà nước.
Chính phủ Bắc Kinh muốn sử dụng chiêu bài dân tộc chủ
nghĩa để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Thế nhưng, tác giả cho rằng, coi
chừng lâm cảnh gây ông đập lưng ông. Tác giả nhắc lại, hồi đầu năm 2012, để làm
dịu căng thẳng, bộ ngoại giao Trung Quốc đã nói rằng Trung Quốc không tuyên bố
chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông. Ngay lập tức, dư luận tại nước này nổi cơn
tam bành, nhiều cư dân mạng còn kêu gọi lãnh đạo Đảng cầm quyền tiến hành thanh
trừng nội bộ, và cho rằng chóp bu đảng đang chứa chấp những “kẻ phản bội” và “tham nhũng”, “chúng bóc lột máu
và nước mắt của người dân”.
Tokyo làm việc cho Washington?
Nhìn về biển Hoa Đông, tác giả nhận định, sóng gió tranh
chấp lãnh hải ở khu vực này còn dữ dội hơn vùng biển Đông (Tác giả dùng tên
Biển Hoa Nam). Xích mích giữa Nhật Bản và Trung Quốc không chỉ trên hồ sơ tranh
chấp lãnh thổ, mà những hành vi tàn bạo của quân đội Nhật khi chiếm đóng Trung
Quốc cũng đã khiến cho sự phẩn nộ của người Trung Quốc càng dữ dội. Thù mới hận
cũ đã khiến nhiều người Trung Quốc xuống đường biểu tình bài Nhật, tấn công các
cơ sở làm ăn của người Nhật ở Trung Quốc. Về phía Nhật Bản, tác giả cho rằng,
nhiều người Nhật cảm thấy bị đe dọa bởi sự lớn mạnh của Trung Quốc.
Theo tác giả, một bộ phận các quan chức ngoại giao Trung
Quốc hiện tại cho rằng, Trung Quốc không cần thiết phải kiêng nể các cường quốc
cạnh tranh nữa vì Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trên trận chiến kinh tế, và sắp
tới sẽ vượt qua cả Hoa Kỳ. Họ ngày càng chú ý đến quan hệ Trung-Mỹ nhiều hơn là
quan hệ Trung-Nhật, bởi vì nhiều quan chức Trung Quốc cho rằng, “Tokyo chỉ còn
là một chi nhánh của Washington”, vì thế chính sách đối ngoại của Nhật hoàn
toàn phụ thuộc vào chính sách Châu Á của Hoa Kỳ, mà chính sách Châu Á của Hoa
Kỳ thì nhắm vào việc cản trở sự lớn mạnh của Trung Quốc.
Tác giả kết luận: sự leo thang của tinh thần dân tộc chủ
nghĩa, cuộc chạy đua vũ trang, tình trạng thiếu một thể chế lãnh đạo tầm khu
vực và tình trạng bấp bênh của các quá trình chuyển giao quyền lực đã làm tầm
trọng hơn nguy cơ xung đột ở những khu vực này.
*****
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời Tập Cận Bình
VN Express – 17-11-2012
Thách thức lớn nhất mà lãnh đạo mới của Trung Quốc phải đối mặt là vận dụng chính sách đối ngoại để đảm bảo sự trỗi dậy của quốc gia, trong khi duy trì ổn định và ảnh hưởng của họ trên toàn thế giới.
Kevin Rudd, người từng giữ chức thủ
tướng Australia từ năm 2007 tới 2010, ngoại trưởng Australia từ năm 2010 tới
2012, và hiện là chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc cũng như chính sách đối
ngoại của nước này, cho rằng sự mạnh lên nhanh chóng của cường quốc số hai thế
giới nhiều khả năng sẽ bị tác động bởi những thách thức nảy sinh từ mối quan hệ
của nước này với cộng đồng quốc tế.
Theo ông Rudd, Tập Cận Bình, người vừa
nhậm chức tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, dường như được sinh ra để trở
thành một nhà lãnh đạo. Rudd dự đoán về chính sách đối ngoại của Trung Quốc
trong một bài viết cho BBC, dưới đây.
Tập Cận Bình lên nắm quyền vào thời
điểm Trung Quốc đang nổi lên như một nền kinh tế hàng đầu thế giới. Lần đầu
tiên kể từ cuối thế kỷ 18, Trung Quốc, một quốc gia không sử dụng tiếng Anh và
không thuộc về phương Tây, sẽ thống trị nền kinh tế thế giới.
Tổng bí thư mới của Trung Quốc có một
gia thế hoàn hảo, với danh tiếng của cha ông, cựu phó thủ tướng Tập Trọng Huân,
người đi đầu trong phong trào cải cách kinh tế ở Trung Quốc, cùng nhiều năm
liền tích lũy kinh nghiệm lãnh đạo và làm kinh tế ở các tỉnh thành lân cận Bắc
Kinh. Từ 5 năm trở lại đây, cùng với việc giữ các chức vụ quan trọng trong đảng
Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình bắt đầu tích cực tìm hiểu về những vấn đề
toàn cầu và quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia toàn trên thế giới, đặc
biệt là Mỹ.
Với quan điểm hiện đại hóa Trung Quốc
trong khi vẫn duy trì sự ổn định chiến lược ở Đông Á, Tổng bí thư Tập Cận Bình
chính là nhà lãnh đạo mà những người làm chính sách ở Mỹ rất muốn được hợp tác
cùng.
Màn
hình lớn truyền hình trực tiếp về Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc tại thủ đô
Bắc Kinh - Ảnh: AFP
Chủ nghĩa dân tộc Đông Á
Lịch sử hàng nghìn năm của nhân loại
cho thấy, quyền lực chính trị luôn luôn xuất phát từ sức mạnh kinh tế, và theo
thời gian, chính trị và an ninh quốc tế đã trở thành hai vấn đề luôn được liên
kết chặt chẽ với nhau.
Tuy nhiên, sự lớn mạnh của Trung Quốc
vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi những thách thức mà nước này và phần còn lại của thế
giới phải đối mặt. Các trở ngại này thực chất lại đang đóng vai trò duy trì
trật tự thế giới hiện tại, dựa trên sự ổn định chiến lược toàn cầu và đà tăng trưởng
kinh tế quốc tế kể từ sau Thế chiến II.
Trật tự thế giới hiện tại phần nào đã
thỏa mãn những nỗ lực của chính phủ và nhân dân Trung Quốc sau 30 năm tiến hành
cải cách và hiện đại hóa đất nước. Nếu được duy trì trong tương lai, trật tự
này vẫn sẽ tiếp tục đáp ứng được những lợi ích của Trung Quốc, bất chấp thực tế
rằng nó không được xây dựng dựa trên đóng góp của nền kinh tế lớn thứ hai thế
giới, mà là nhờ vào thắng lợi của các quốc gia phương Tây sau sự sụp đổ của Bức
tường Berlin.
Trái với sức mạnh kinh tế nổi trội,
tiềm lực quân sự của Trung Quốc vẫn còn khá yếu nếu so sánh với Mỹ. Theo ông
Rudd, Mỹ, cường quốc số một thế giới, vẫn sẽ tiếp tục duy trì vị trí độc tôn
cho tới giữa thế kỷ 21, và đó là một tầm nhìn chiến lược toàn cầu mà Trung Quốc
thực sự phải tính tới.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận một sự
thật rằng, tại khu vực Đông Á hay cả một vùng rộng lớn trải dài từ Ấn Độ dương
sang Thái Bình Dương, sức ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày một mạnh hơn. Từ
tầm nhìn chiến lược, cấu trúc lực lượng cho tới học thuyết quân sự của nước này
đều hướng tới một mục đích, đó là hỗ trợ “lợi ích cốt lõi” của quốc gia, mà ở
đó, Trung Quốc tuyên bố muốn hợp nhất vùng lãnh thổ Đài Loan với đại lục, cũng
như khẳng định chủ quyền với các vùng biển Hoa Nam (Việt Nam gọi là Biển Đông)
và Hoa Đông.
Thách thức với Trung Quốc là một loạt
tranh chấp về vấn đề lãnh thổ với các nước láng giềng. Trong khi đó, Mỹ, với sự
chuyển hướng chiến lược từ Trung Đông sang châu Á – Thái Bình dương, vẫn kiên
trì với những ý kiến trung lập. Vấn đề tranh chấp tại Biển Đông và quần đảo
Điếu Ngư/Senkaku chính là hai đại diện tiêu biểu cho những điểm nóng có thể
bùng lên trong tương lai tại khu vực này.
Khác với ở phương Tây, chủ nghĩa dân
tộc trong vấn đề chính trị vẫn đang tồn tại và phát triển khá mạnh ở Đông Á.
Bất chấp thực tế về xu hướng hợp nhất các nền kinh tế trong khu vực, những ngọn
lửa của chủ nghĩa dân tộc, nếu đặt trong một hoàn cảnh thích hợp, vẫn sẽ dễ
dàng bùng lên và biến thành một đám cháy lớn. Đó chính là câu hỏi hóc búa mà các
chính phủ phải đau đầu tìm lời giải đáp.
Thách thức lớn mà Trung Quốc cùng các
quốc gia trong khu vực phải chung tay giải quyết, đó là xây dựng một nền an
ninh tự chủ và có giới hạn. Đây được coi như một trong những nhiệm vụ quan
trọng nhất được đề cập tới trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, chương trình nghị
sự về chính trị và an ninh mở rộng. Hội nghị này sẽ diễn ra sau loạt hoạt động
của ASEAN tại Campuchia bắt đầu từ hôm qua.
Mở rộng thị trường quốc tế
Bên ngoài Đông bán cầu, một câu hỏi
thường xuyên được đặt ra, là Trung Quốc sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình như thế
nào với phần còn lại của thế giới.
Trong giai đoạn trước mắt, mục tiêu
tối cao của Trung Quốc là hoàn thành nhiệm vụ hiện đại hóa nền kinh tế, phục vụ
cho lợi ích quốc gia và người dân. Tính sống còn của nhiệm vụ này sẽ chỉ đạo
chiến lược đối ngoại của Trung Quốc.
Trung Quốc tất nhiên muốn sự ổn định
chiến lược toàn cầu bởi các tranh chấp sẽ chỉ làm suy yếu triển vọng tăng
trưởng kinh tế của nước này.
Trung Quốc cũng muốn duy trì khả năng
tiếp cận thị trường toàn cầu, thứ đã giúp nước này đạt được những thành tựu
kinh tế như hiện nay. Theo thời gian, lãnh đạo Trung Quốc hy vọng rằng, thay vì
nhu cầu quốc tế, lĩnh vực tiêu dùng nội địa sẽ giúp họ điều chỉnh sự tăng
trưởng kinh tế tốt hơn.
Sự mong manh của nền kinh tế quốc tế,
với hai cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ châu Âu, đã mang
tới những kinh nghiệm cho Trung Quốc trong việc quản lý đất nước. Hiện nay,
dòng chảy thương mại và đầu tư vẫn đóng vai trò rất quan trọng với tương lai
trung hạn của nền kinh tế Trung Quốc.
Việc trở thành một cường quốc hàng đầu
mang lại cho Trung Quốc những lợi ích chính trị sâu sắc. Sức mạnh kinh tế giúp
nước này giữ vai trò quan trọng hơn trong việc ổn định trật tự thế giới.
Với tư cách là thành viên thường trực
của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định vị thế
lớn mạnh của họ trong vấn đề Syria, khi ba lần cùng Nga sử dụng phiếu phủ quyết
để bác bỏ ý định can thiệp quân sự vào quốc gia Trung Đông này. Trung Quốc cũng
kiên quyết khi ủng hộ và bảo vệ các chính quyền Damascus, Tehran và Bình
Nhưỡng, dựa trên lập trường không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia
khác.
Mặt khác, Trung Quốc cũng đang thể
hiện mình là một thành viên tích cực trong cộng đồng quốc tế, khi tham gia vào
nhiều tổ chức toàn cầu, từ xã hội, kinh tế, tới nhân đạo và môi trường.
Trung Quốc đang có rất nhiều đóng góp
cho các tổ chức gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc trên toàn thế giới. Nước này
cũng đã phát triển một chính sách viện trợ toàn cầu mới, không phụ thuộc vào
các nguyên tắc được điều hành bởi Ủy ban Hỗ trợ Phát triển của Tổ chức Hợp tác
và Phát triển Kinh tế, đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ trở thành một thành
viên nổi bật hơn trong lĩnh vực viện trợ ở các quốc gia đang phát triển.
Trung Quốc ở châu Phi
Hai cậu bé Liberia khoe tấm
ảnh cựu tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào - Ảnh: Christopher
Herwig
Rõ ràng là châu Phi có thể mang lại
những lợi ích kinh tế và đối ngoại sâu sắc cho Trung Quốc. Theo ông Rudd, Trung
Quốc hiện coi lục địa đen là nguồn cung cấp năng lượng và nguyên liệu thô quan
trọng, những thứ rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng và hiện đại hóa.
Thực tế, dòng chảy đầu tư trực tiếp
nước ngoài từ Trung Quốc vào lục địa đen đang tăng mạnh. Xét trên phương diện
tiêu cực, điều này lại đang gây ra nhiều cuộc tranh luận gay gắt trong nội bộ
các quốc gia ở châu Phi, nơi đã phát sinh căng thẳng liên quan tới sự phát
triển quá nhanh chóng của các mỏ khai thác khoáng sản quy mô lớn.
Châu Phi cũng sẽ là một nhân tố quan
trọng đối với vị thế của Trung Quốc trong mắt các quốc gia đang phát triển.
Hiện ở châu Phi đang nổi lên cuộc tranh luận về "mô hình phát triển của
Bắc Kinh", theo đó sự phát triển và thành công về kinh tế thông qua cải
cách thị trường có thể đạt được, mà không cần phụ thuộc vào tiến trình tự do
hóa về chính trị theo kiểu các nền dân chủ Tây phương.
Do vậy , châu Phi đóng vai trò rất
quan trọng đối với Trung Quốc. Và tại mỗi một thủ đô ở châu lục này, cũng như
trên toàn châu lục, vai trò của Trung Quốc trong kinh tế và chính trị sẽ luôn
được tính đến. Bắc Kinh mới đây đã tài trợ lớn cho việc xây dựng trụ sở của
Liên minh châu Phi.
Cuối cùng, lời giải cho câu hỏi: trong
thập niên tiếp theo, đâu sẽ là những thay đổi lớn về mặt đối ngoại của Trung
Quốc? Revin Rudd cho rằng, chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, xét trên bình
diện rộng, vẫn sẽ là tiếp tục theo đuổi những mục tiêu đã đặt ra nêu trên, chứ không
có những thay đổi sâu sắc về căn bản.
Quỳnh Hoa (theo BBC)