Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

42. Chính sách của Mỹ đối với Ixraen trong nhiệm kì 2 của O Bama

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Ba, ngày 27/11/2012
TTXVN (Prêtôria 25/11)
Ten Avíp là điểm quan trọng đầu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ mà giới phân tích đang dựa vào để đánh giá kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được tổ chức ngày 6/11/2012 vừa qua. Giới lãnh đạo cấp cao Ixraen đang tự hỏi liệu Obama sẽ hoạch định chính sách đối ngoại chủ đạo nào trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình. Liệu ông sẽ chọn chính sách ngoại giao và tương tác hay ưu tiên hàng đầu cho sự đối đầu và áp lực?
Đây là điểm chung mà người dân Arập và Ixraen đều đang theo dõi triển vọng trong chính sách đối ngoại ở nhiệm kỳ tiếp theo của ông Obama.
“Theo mạng tin Trung- Đông”, đối với Mỹ, vốn đã trải qua cuộc chiến tranh đẫm máu và tốn kém tại Trung Đông trong thập kỷ qua, các xung đột tại khu vực trên thực tế là bài kiểm tra khó khăn nhất mà Tổng thống Mỹ sẽ phải giải quyết trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại. Tình hình hiện nay tại Trung Đông, những diễn biến bất ổn xảy ra tại đây trong 2 năm qua, rất khác so với tình hình trong nhiệm kỳ đầu của ông Obama. 4 năm kể từ khi Tổng thống Obama lên nắm quyền trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2008, vấn đề chính tại Trung Đông đối với Mỹ đơn giản chỉ là làm thế nào để kiểm soát hai cuộc chiến tại Irắc và Ápganixtan cùng với những thách thức liên quan đến tiến trình hòa bình Trung Đông. Tuy nhiên, giờ đây các phong trào Hồi giáo và Arập đã hoàn toàn thay đổi cơ cấu chính trị tại khu vực chiến lược này.
Hầu hết giới quan sát tin rằng trong nhiệm kỳ đầu tiên, Obama đã không vượt qua bài kiểm tra chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 60 năm giữa Palextin và Ixraen. Tổng thống Obama đã nỗ lực thể hiện mình trước cạm bẫy chính trị trong nhũng ngày đầu tiên tại nhiệm của mình. Ngay sau khi được bầu làm Tổng thống, Obama đã cam kết ngăn chặn chính sách bành trướng của Ixraen, đặc biệt là việc nhà nước Do Thái xây dựng các khu định cư nhưng Obama đã thất hứa do sự phản đối của giới lãnh đạo Ten Avíp và điều này được ghi nhận là sự thất bại đầu tiên trong nhiệm kỳ đầu làm tổng thống của ông.
Cũng cần phải nhớ rằng Obama thực hiện cuộc điện đàm quốc tế đầu tiên với Tổng thống Palextin Mahmoud Abbas 4 năm trước đây và sau đó ông đã điện đàm với lãnh đạo của Ixraen, Ai Cập và Gioócđani.
Trong những ngày đầu mới nhậm chức tại Nhà Trắng, Obama đã bổ nhiệm George Mitchell, một nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm, người đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra thỏa thuận ngừng bắn tại Bắc Ailen, làm đặc phái viên về Trung Đông.
Tuy nhiên, các nhà phân tích Mỹ cho rằng ngay từ lúc bắt đầu nhiệm vụ của mình với giới lãnh đạo cấp tiến ở Ten Avíp, đặc phái viên của Obama đã được chỉ định cho một nhiệm vụ bất khả thi. Thủ tướng mớr của Ixraen Benjamin Netanyahu, người lãnh đạo liên minh các chính trị gia cấp tiến của Ixraen, đã phản đối bất kỳ hình thức cấm vận hoặc hạn chế nào đối với chính sách bành trướng của Ten Avíp. Bằng cách này, giới lãnh đạo cấp tiến Ten Avíp đã kéo George Mitchell vào một vũng lầy ngoại giao khó gỡ.
Sau thất bại của đặc phái viên George Mitchell, quan hệ giữa đảng cầm quyền Ixraen và Obama chuyển sang giai đoạn căng thẳng mới, mất lòng tin và nghi ngờ. Việc mất lòng tin vẫn kéo dài đến những ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ đầu của ông Obama.
Trong thời gian này, giới lãnh đạo Ten Avíp không quan tâm đến chính sách của Obama. Phản ứng nghiêm trọng nhất mà Ten Avíd thể hiện đối với chính sách đối ngoại của Obama là sau bài phát biểu nổi tiếng của ông tại Đại học Cairô trong chuyến thăm Ai Cập. Trong bài phát biểu vào ngày 4/6/2009, Tổng thống Obama đã nói: “Mặt khác, không thể phủ nhận rằng người dân Palextin, cả theo Hồi giáo và Thiên Chúa giáo, đã phải chịu đựng đau khổ khi theo đuổi một quê hương của mình. Hơn 60 năm qua, họ đã phải chịu đựng nỗi đau của việc không có nơi an cư lạc nghiệp. Nhiều người phải sống trong các trại tỵ nạn ở Bờ Tây, dải Gaza và những nước láng giềng vì một cuộc sống hòa bình, an ninh, điều mà họ chưa bao giờ đủ khả năng để làm được. Họ chịu đụng nỗi nhục từng ngàv, từ nhỏ đến lớn, bắt nguồn từ sự chiếm đóng. Không nghi ngờ gì nữa, tình hình người dân Palextin là không thể chấp nhận. Và nước Mỹ sẽ không quay lưng lại với khát vọng chính đáng của người dân Palextin về lòng tự trọng, cơ hội và một nhà nước của riêng mình”.
Trong khi đó, theo cựu Đại sứ Mỹ tại Ten Avíp thì thay vì xây dựng lòng tin giữa hai bên Mỹ-Ixraen thì Obama đã làm dấy lên niềm hy vọng trong lòng người dân Arập và Palextin – niềm hy vọng mà Obama giờ không thể đáp ứng được.
Đó là thời điểm mất lòng tin và cuộc đấu tranh giữa Obama và Netanyahu đã dẫn đến việc Ten Avíp có các hành động “sỉ nhục” Obama. Khi Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Ten Avíp trong chuyến thăm chính thức hồi tháng 3/2010, Bộ Nội vụ Ixraen đã cấp giấy phép xây dựng 1.600 khu nhà tái định cư mới cho người Do Thái bên trong vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tại khu vực Bờ Tây sông Gioócđan. Hành động này nhằm sỉ nhục Biden đã làm gia tăng thêm căng thẳng giữa hai nước.
Vấn đề chính mà Obama phải đối mặt trong những tháng cuối nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên chính là giành được sự ủng hộ sân sau của giới Do Thái Mỹ. Do đó, Obama buộc phải quay lại kế hoạch trước đó mà ông đã trình bày về việc làm dịu đi những hành động của Ten Avíp đối với thế giới Arập và người Palextin. Điều này dẫn đến việc Obama hoàn toàn “quên” rằng mình đã hứa hẹn thành lập nhà nước Palextin độc lập tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) vào tháng 9/2010.
Sự chống đối của giới chức cầm quyền Ixraen và áp lực từ những vận động hành lang của nước này tại Oasinhtơn buộc Nhà Trắng vào tình trạng phải lùi bước đáng xấu hổ. Sự lùi bước của Nhà Trắng tiếp tục được thể hiện khi tháng 2/2011, Mỹ đã phủ quyết một Nghị quvết của Hội đồng Bảo an LHQ lên án việc tiếp tục xây dựng các khu định cư trên phần lãnh thổ Palextin bị chiếm đóng.
Khi cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012 đến gần, Obama càng trở nên cách xa hơn nữa với những hứa hẹn trước đây của ông đối với người dân Arập và Palextin. Trong năm thứ ba của nhiệm kỳ tổng thống với bài phát biểu tại cuộc họp thường niên của Đại hội đồng LHQ, ông Obama đã chuyển tải thông điệp rằng nhà lãnh đạo Mỹ, người từng tuyên bố quyết tâm đem lại sự thay đổi cho Trung Đông, hóa ra chẳng làm được bất cứ điều gì. Trong bài phát biểu đó, ông Obama đã tuyên bố không có cách nào để chấm dứt sự tranh chấp đã diễn ra trong nhiều thập kỷ qua và điều này phụ thuộc vào người dân Palextin, Ixraen chứ không phải người Mỹ để tìm được một giải pháp cho cuộc xung đột này.
Trong giai đoạn tranh cử, Obama đã thẳng thắn thừa nhận sự thất bại đối với những ý tưởng về xung đột và tiến trình hòa bình Trung Đông, cho rằng mình không thể làm được gì nếu không có sự hỗ trợ của Quốc hội mà chủ yếu là liên quan đến chính sách đối ngoại. Sau đó, Obama cũng thừa nhận mình đã không thành công trong việc giải quyết những vấn đề trên cũng như không thể thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông theo cách mình muốn.
Câu hỏi giờ đây là liệu sự bế tắc đang gây rắc rối cho đảng Dân chủ có thể cuối cùng sẽ được giải quyết và liệu Obama về cơ bản có một kế hoạch để thay đổi tương quan chính trị giữa Ixraen và Palextin hay không?
Trong một cuộc tranh luận vào giai đoạn tranh cử, Obama đã cố gắng né tránh đề cập đến chính sách mà Tổng thống tiền nhiệm George w. Bush đã từng áp dụng đối với Trung Đông. Thậm chí, ông còn đi quá xa khi nhắc nhở đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney rằng chính Romney đã nài nỉ xin tiền và phiếu bầu từ những nhà vận động hành lang Do Thái Mỹ để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, Obama đã thực hiện một hành động tương tự khi phủ nhận chính sách của người tiền nhiệm George Bush 4 năm trước đó. Vì vậy, có thể cho rằng với việc né tránh chính sách Trung Đông của cựu Tổng thống Bush hay sử dụng những ngôn từ văn hoa về xung đột tại Trung Đông thì Obama sẽ không bao giờ có thể giải quyết được vấn đề điểm nóng tại khu vực.
Một số nhà phân tích cho rằng cho dù với sự hiểu biết hiện tại của Obama và kinh nghiệm của các nhà hoạch định chính sách tại Ten Avíp thì Obama cũng không đủ để đổi giọng cho mình hay sử dụng ngôn ngữ một cách hòa bình được nữa. Theo đó, Tổng thống Mỹ không cần phải thận trọng để tránh mất phiếu bầu từ nhũng nhà vận động hành lang Do Thái vì ông ta không thể tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ ba nữa và do đó có thể lựa chọn sức mạnh kinh tế, chính trị để khiến Ten Avíp hòa hợp hơn với những ý tưởng chính trị của mình.
Một số phương tiện truyền thông tại Mỹ tuyên bố việc tái cử Tổng thống của ông Obama có thể được coi là một tin xấu đối với giới lãnh đạo Ten Avíp. Căn cứ vào sự đầu tư vào chiến dịch tranh cử cho đảng Cộng hòa của giới vận động hành lang Do Thái, giới truyền thông Mỹ cho rằng Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu và bạn bè của mình đã sử dụng mọi cách để giúp Romney giành chiến thắng trong cuộc đua vào vị trí Tổng thống. Trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch tranh cử, Obama đã không ngừng dốc toàn lực sự ủng hộ của Mỹ đối với Chính quyền Netanyahu với điều kiện phải có thay đổi nhất định trong chính sách hiếu chiến của Ixraen cũng như lập trường của Chính quyền Ten Avíp đối với Palextin hay vấn đề hạt nhân Iran. Cũng tại thời điểm đó, đối thủ của Obama đã tuyên bố ủng hộ vô điều kiện mọi kế hoạch bành trướng của Ixraen.
Vào thời điểm nóng bỏng của chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ, vấn đề hạt nhân Iran đã làm lu mờ quan hệ giữa Ten Avíp và Obama hơn bất kỳ vấn đề nào của Trung Đông. Trong thời gian diễn ra cuộc họp của Đại hội đồng LHQ được tổ chức trước khi diễn ra cuộc bầu cử, Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Ixraen đã có bài phát biểu buộc tội lẫn nhau. Sau đó, trong các cuộc tranh luận tranh cử, Obama tự hào tuyên bố rằng mình đã thành công trong việc ngăn chặn một cuộc chiến tranh mới về vấn đề hạt nhân Iran. Tuy nhiên, câu hỏi là việc ngăn chặn đó đến mức độ nào và liệu Tổng thống Mỹ có khả năng chống lại những yêu cầu đầy tham vọng của giới lãnh đạo Ten Avíp hay không.