Ngày nay, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến Nhật Bản trong nhiều
lĩnh vực rộng lớn. Báo cáo này nhằm tổng hợp thông tin khoa học hiện có
về ảnh hưởng nghiêm trọng của khí hậu, cho thấy những thách thức lớn
trước khi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G8 trong năm nay, hội nghị của 8
nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. Nội dung báo cáo này bao hàm những
thay đổi cụ thể ở Hokkaido, một tỉnh của Nhật Bản, nơi Hội nghị thượng
đỉnh G8 sẽ diễn ra sắp tới. Những tác động quan sát và tác động dự báo
đều được nêu bật nhằm cho thấy Nhật Bản đã thay đổi như thế nào, và
những gì mà tương lai Nhật Bản sẽ có thể phải trải qua. Trong đó, đặc
biệt chú ý đến những thay đổi đáng kể về kinh tế , xã hội và văn hóa.
Ví
dụ, mỗi năm Nhật Bản đều chú ý đến sự ra hoa của cây anh đào và mỗi năm
loài cây này lại nở hoa sớm hơn trong mùa do hậu quả của biến đổi khí
hậu. Trong khi, sự thay đổi này có thể không ảnh hưởng đến phúc lợi kinh
tế của cá nhân người Nhật Bản, thì nó lại tác động đến di sản văn hóa
của họ, và là một ví dụ tượng trưng cho một xu hướng lớn hơn mang lại
mối đe dọa lớn đối với con người và thiên nhiên ở Nhật Bản - từ những
loài quý hiếm cho đến hệ sinh thái quý giá, và từ nghề nghiệp của công
dân cho đến tổng thể nền kinh tế của đất nước hoa anh đào này.
Hokkaido
là hòn đảo ở cực bắc trong số bốn hòn đảo chính của Nhật Bản và mở rộng
từ 41° đến 46 ° vĩ độ Bắc. Hòn đảo này, diện tích 77.978 km2, lớn thứ
hai tại Nhật Bản (Dolan và Warden, 1994). Nó được tách ra từ Sakhalin,
Nga, bởi eo biển Soya và tách ra từ đảo Honshu bởi eo biển Tsugaru. Khí
hậu của Hokkaido là cận Bắc cực (sub-arctic), với nhiệt độ trung bình
hàng năm là 8 °C và lượng mưa trung bình hàng năm là 1.150 mm. Tại
Asahikawa, trung tâm Hokkaido, nhiệt độ trung bình vào tháng 1, tháng
lạnh nhất, là -9 ° C, nhiệt độ trung bình vào tháng 8, tháng nóng nhất,
là 21°C, nhưng do biến đổi khí hậu, những thống kê này có thể sẽ sớm
thay đổi.
Hokkaido có diện tích bên trong gồ ghề với những ngọn
núi lửa phân tán rải rác cùng với các vùng đất thấp màu mỡ có chứa các
hồ, đầm lầy và vùng đất ngập nước, làm cho nơi đây trở thành khu vực
nông nghiệp hàng đầu của Nhật Bản. Trong thực tế, Hokkaido chiếm 90%
diện tích đồng cỏ của Nhật Bản và sản xuất 90% sản phẩm bơ sữa của đất
nước này (Dolan và Warden, 1994). Rừng rụng lá và rừng cây lá kim cũng
chiếm một phần diện tích lớn của hòn đảo này và là nguồn cung cấp gỗ,
bột giấy và giấy cho Nhật Bản. Các khu vực đô thị và khu công nghiệp của
Hokkaido nằm dọc theo con sông dài thứ ba của Nhật Bản là Ishikari, cắt
ngang qua phía giữa Tây Hokkaido. Sông Ishikari cũng là một trong những
ngư trường màu mỡ nhất của Nhật Bản. Đánh bắt cá ở Hokkaido, cả nước
ngọt và nước mặn, cung cấp 1/5 tổng sản lượng đánh bắt của Nhật Bản.
Ngoài nguồn tài nguyên thiên nhiên của Hokkaido, hòn đảo này cũng là
điểm nóng cho du lịch bao gồm khu nghỉ dưỡng mùa đông và các khu vực thể
thao mùa đông.
Ainu là dân bản địa của Hokkaido và được cho là
đông hơn những người Nhật Bản khoảng 1.800 người. Hiện nay, có khoảng
16.000 người Ainu ở Hokkaido, nằm chủ yếu ở phía Tây và Tây Nam của
Sapporo, Hakodate và Otaru. Do mùa đông khắc nghiệt của Hokkaido, các
khu vực của hòn đảo này, chủ yếu là phía Bắc, dân cư thưa thớt nhưng
điều đó đang dần thay đổi.
Xây dựng, khai thác và sản xuất đã
nhanh chóng trở thành những ngành công nghiệp quan trọng ở Hokkaido.
Phát triển công nghiệp và dân cư từ những năm 1980 đã thay đổi đáng kể
chất lượng môi trường và đặc điểm nông thôn của các khu vực của Hokkaido
(Dolan và Warden, năm 1994). Vấn đề môi trường, chẳng hạn như ô nhiễm
không khí và quá trình axit hóa của các hồ và hồ chứa, làm giảm chất
lượng không khí và chất lượng nước , đồng thời giảm giá trị kinh tế và
sinh thái của các nguồn tài nguyên. Tổng hợp những vấn đề này hiện nay
là do biến đổi khí hậu gây ra, đe dọa ảnh hưởng đến nền kinh tế và môi
trường, bắt buộc các cư dân của hòn đảo Hokkaido phải thay đổi.
Biến đổi khí hậu được quan sát thấy
Nhật
Bản đang nóng lên. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Nhật Bản đã tăng
khoảng 1,0 ° C trong thế kỷ qua (Cruz et al., 2007). Ngoài ra, Nhật Bản
đã phải trải qua những ngày nóng thường xuyên hơn (những ngày có nhiệt
độ tối đa cao hơn 35 ° C) và ít những ngày lạnh cực độ hơn (JMA, 2005).
Thật không may, sự thay đổi này thậm chí nhiều hơn mức đã định tại
Hokkaido, nơi nhiệt độ mùa đông trung bình đã tăng nhiều hơn mức trung
bình quốc gia (nóng lên 1,33 ° C ở Hokkaido so với mức trung bình quốc
gia 1,09 ° C) (JMA, 2006).
Trong khi sự thay đổi về lượng mưa trên
khắp Nhật Bản không xuất hiện một cách rõ ràng, nó là bằng chứng cho
thấy rằng các trận mưa đã trở nên biến đổi hơn. Cụ thể, IPCC (2007) cho
rằng, xét về tổng thể, không có xu hướng tăng hoặc giảm đáng kể về lượng
mưa trong suốt thế kỷ 20. Tuy nhiên, sự thay đổi, ví dụ như: về thời
gian, mùa vụ, số lượng… đã tăng lên đối với Nhật Bản. Đây là loại thay
đổi có thể biến thành các mô hình lượng mưa không thể dự báo trước, sẽ
làm cho quy hoạch quản lý tài nguyên nước và nông nghiệp trở nên khó
khăn hơn. Trong một số khu vực của Nhật Bản, xu hướng giảm đáng kể lượng
mưa trung bình hàng năm đã được nhận thấy (Cruz et al, 2007). Ngoài ra,
có sự giảm đáng kể lượng tuyết rơi cũng như thời gian và mức độ của
băng biển (sea-ice) ở phần phía Nam của Biển Okhotsk (Ishizaka 2004;
Hirota et al, 2006), bao gồm cả dọc theo bờ biển Hokkaido (JMA, 2007a),
mặc dù điều này phần lớn bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi dòng chảy đại
dương và không phải hoàn toàn do biến đổi khí hậu. Hình ảnh vệ tinh trên
biển Okhotsk xác nhận rằng mỗi năm đã có 4,4% lượng băng trên biển suy
giảm trong ba thập kỷ qua (EORC, 2008). Gần đây, số lượng trung bình các
ngày quan sát băng trôi trên biển trong thời gian bốn năm qua đã giảm
từ 87 xuống 65 ngày mỗi năm (JMA, 2008).
Các trường hợp thời tiết
khắc nghiệt ở Nhật Bản đã tăng lên cả về tần suất và cường độ. Trong
suốt 100 năm qua, có sự gia tăng tần suất của các trận mưa đỉnh điểm và
điều này đã góp phần làm tăng số lượng các hệ thống dự báo thời tiết
(the number of frontal weather systems). Ngoài ra, đã có sự gia tăng
lượng mưa tối đa trong giai đoạn 1961 đến năm 2000 (Isobe 2002; Kanai et
al, 2004).
Dự báo biến đổi khí hậu (Projected climate change)
Nhiệt
độ trung bình hàng năm được dự báo sẽ tăng 3°C vào năm 2050, và 5°C vào
năm 2080 đối với toàn bộ khu vực Đông Á (Lal et al, 2001. Alam et al,
2007). Đối với Nhật Bản, nhiệt độ được dự báo cũng tương tự, với nhiệt
độ trung bình hàng năm dự kiến sẽ tăng 2-3°C trong vòng 100 năm tới
(MOE, 2006). Ở Hokkaido nhiệt độ được dự báo tăng lên sẽ vượt quá 4°C ở
xung quanh khu vực biển Okhotsk (Kurihara et al, 2005; MOE, 2006a). Tỷ
lệ nóng lên được dự báo thay đổi theo mùa và thời gian trong ngày, với
sự ấm lên trong mùa đông tăng nhanh hơn trong mùa hè và sự ấm lên trong
buổi đêm tăng nhanh hơn trong ban ngày (Kurihara et al, 2005). Số ngày
sương giá trên khắp Nhật Bản được dự báo sẽ giảm 20 đến 45 ngày vào năm
2090 với những thay đổi lớn nhất ở Hokkaido và dọc theo biển Nhật Bản
(Mizuta et al, 2005). Tần suất, thời gian và cường độ của các đợt nóng
vào mùa hè và số lượng những ngày nóng cũng dự báo sẽ tăng lên khắp
khu vực Đông Á (Gao et al, 2002;. Meehl, 2004; Cruz et al, 2007). Tương
tự như vậy, khả năng các mùa nóng đỉnh điểm tại Nhật Bản được dự báo có
sự gia tăng lớn và nhiệt độ trung bình ban ngày mùa hè (tháng 6, tháng 7
và tháng 8) ở Nhật Bản được dự báo tăng từ 3,0 đến 4,2 ° C vào năm 2100
(MOE, 2006a; JMA, 2007a). Hơn nữa, một nghiên cứu Nhật Bản gần đây minh
họa rằng, số lượng những ngày trên 30°C sẽ tăng mạnh từ khoảng 40 ngày
một năm hiện nay lên hơn 100 ngày một năm vào năm 2100 (CCSR, 2004). Sự
thay đổi nhiệt độ như vậy có nghĩa rằng Nhật Bản có thể chuyển đổi từ
một quốc gia có bốn mùa thành quốc gia chỉ có ba mùa, điều này sẽ đưa
đến những thay đổi gây tác động ngược trong toàn bộ nền văn hóa Nhật
Bản. Các đại dương có khả năng sẽ tiếp tục ấm lên, với nhiệt độ bề mặt
biển tăng từ 1 đến 6 ° C ở phía Đông xích đạo Thái Bình Dương, bao gồm
cả dọc theo bờ biển phía Đông của Hokkaido (Murazaki et al, 2005).
Lượng
mưa và tần suất của các trận mưa cường độ cao cũng được dự báo sẽ tăng
trên toàn khu vực Đông Á (Ichikawa, 2004; Emori et al, 2005;. JMA, 2005;
Cruz et al, 2007;. Christensen et al, 2007). Lượng mưa trung bình tại
Nhật Bản dự báo sẽ tăng hơn 10% trong thế kỷ 21, đặc biệt là trong
những mùa ấm áp (Kimoto et al, 2005). Trong khi sự khác biệt khu vực có
khả năng sẽ tồn tại, lượng mưa trong mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 9) ở
Nhật Bản được dự báo sẽ tăng 17 đến 19% (MOE, 2006a). Lượng mưa trong
mùa đông trên khắp Nhật Bản được dự báo hoặc không thay đổi hoặc giảm
nhẹ.
Biến đổi lớn hơn trong các trận mưa được dự báo diễn ra trên
khắp Nhật Bản, số ngày mưa lớn (những ngày có lượng mưa hàng ngày trên
30mm/ngày) dự báo sẽ tăng 5 ngày một năm và số ngày không có mưa được
dự báo sẽ tăng 10 ngày một năm (Kimoto et. al, 2005). Hokkaido được dự
báo tần suất và cường độ mưa tăng lên (Nishimori và Kitoh, 2006; Mizuta
et al, 2005).
Sự gia tăng tần suất hoặc cường độ của các trường
hợp thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn như hạn hán, lũ lụt và lốc xoáy
nhiệt đới, cũng được dự báo sẽ diễn ra ở một số khu vực của Đông Á (Cruz
et. al, 2007). Trong thực tế, sự gia tăng nhiệt độ bề mặt biển 2 đến
4°C so với nhiệt độ hiện tại có thể làm gia tăng 10 đến 20% cường độ cơn
bão nhiệt đới, tùy thuộc vào độ nhạy khí hậu (Knutson và Tuleya, 2004).
Tác động
Khí
hậu Nhật Bản đang thay đổi. Quan sát sự gia tăng của cả lượng mưa và
nhiệt độ trên đất liền và trên biển đã cho thấy sự thay đổi môi trường -
những thay đổi được dự báo sẽ dẫn đến hậu quả đáng kể về kinh tế - xã
hội và tự nhiên. Nhiệt độ nóng lên, mực nước biển dâng cao, những thay
đổi trong các mô hình mưa và tuyết rơi cũng như các trường hợp thời tiết
khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng đến Nhật Bản ở nhiều khía cạnh, ví dụ như các
mô hình nông nghiệp, sức khỏe con người, cơ sở hạ tầng, du lịch, trồng
rừng, các loài hoang dã di cư, cá và thậm chí cả bản sắc văn hoá dân
tộc. Phần sau đây sẽ nêu lên một số tác động được quan sát và tác động
được dự báo từ biến đổi khí hậu:
1. Nước biển dâng
Mực
nước biển toàn cầu đã tăng ước tính khoảng 0,17 m trong thế kỷ 20
(IPCC, 2007). Hiện nay, mực nước biển ở các vùng ven biển của Châu Á
đang gia tăng với tốc độ hàng năm từ 1 đến 3 mm (Cruz et al, 2007). Dọc
theo bờ biển của Nhật Bản, mực nước biển đã tăng lên với tốc độ nhanh
chóng 3,3 mm mỗi năm kể từ giữa những năm 1980 và với tốc độ 5,0 mm mỗi
năm từ năm 1993 (JMA, 2007a). Tốc độ mực nước biển dâng tối đa đã được
ghi nhận tại Kushiro, Hokkaido, tăng 9,3 mm mỗi năm từ 1970 đến năm 2003
(JMA, 2004). Dự báo biến đổi khí hậu trong tương lai mực nước biển toàn
cầu tăng thêm 0,18 đến 0,59 vào năm 2100 (IPCC, 2007), mặc dù nhiều nhà
khoa học cho rằng điều này là quá thấp. Ở Đông Á, tốc độ mực nước biển
dâng hàng năm được dự báo sẽ tăng lên 5 mm mỗi năm trong thế kỷ tới
(Cruz et al, 2007). Sự gia tăng cường độ như vậy đe dọa nghiêm trọng
34.000 km bờ biển của Nhật Bản có chứa một phần lớn dân số và hoạt động
kinh tế của Nhật Bản (Kojima, 2004). So với các nước khác, Nhật Bản có
số lượng người dân lớn thứ sáu (hơn 30 triệu người) sống trong phạm vi
10 km của biển Nhật Bản (IIED, 2007). Trong khi các thành phố ven biển
chiếm chỉ khoảng 32% tổng diện tích của Nhật Bản, chúng nắm giữ khoảng
46% tổng dân số và sản xuất khoảng 47% sản lượng công nghiệp và 77% tổng
số chi phí cho kinh doanh bán lẻ hay thị trường hàng hoá được tiêu thụ
trong các thành phố ven biển (Kojima, 2004). Thật không may, mực nước
biển dâng không xảy ra một cách riêng biệt, nó cũng có thể làm trầm
trọng thêm các cơn bão biển, bão (typhoons), sóng thần, xói mòn bãi
biển, tất cả đều là mối đe dọa lớn đối với cộng đồng ven biển và năng
suất kinh tế (Kojima, 2004).
Những tác động liên quan đến sự gia
tăng mực nước biển là lũ, ngập lụt và lũ lụt nghiêm trọng, sự xâm nhập
của nước mặn vào song ngòi và các tầng chứa nước ngầm, làm xói mòn vùng
ven biển của Nhật Bản. Con người và các loài động vật hoang dã sẽ trải
nghiệm những tác động gia tăng mức độ của lũ lụt, bão, nước dâng và sự
xâm lấn của thủy triều vào hệ thống các sông và cửa sông
(McLean et al.,2001). Trong thực tế, sự gia tăng mực nước biển trung
bình 0,3 m có khả năng có thể loại bỏ hơn 50% bãi cát trên bờ
biển của Nhật Bản. Hơn 90% các bãi biển của Nhật Bản sẽ biến mất khi mực
nước biển dâng 1 mét, cùng với nhiều vùng đất ngập nước thủy
triều nơi cung cấp nguồn thức ăn cho các loài chim di
cư (Hulme và Sheard năm 1999; MOE, 2004; Harasawa 2006). Chính phủ Nhật
Bản ước tính rằng các chi phí liên quan đến việc bảo vệ đất nước này
khỏi tình trạng nước biển dâng 1m sẽ chi phí khoảng 115 tỷ USD, trong
khi giá trị các tài sản có nguy cơ rủi ro từ việc mực nước biển dâng
1m vượt quá 1 nghìn tỷ USD (Kojma, 2006).
2. Tác động đến con người
Biến đổi
khí hậu sẽ tác động đến con người bằng nhiều cách, từ tiếp
xúc trực tiếp (ví dụ như: các đợt nóng, lũ lụt và bão) đến tiếp xúc gián
tiếp (ví dụ như: thay đổi chất lượng không khí, chất lượng nước và
mất các dịch vụ hệsinhthái) và phávỡhệ thống xã
hội và kinh tế (Confalonieri et al, 2007). Các mô hình khí
hậu khu vực dự báo sẽ tăng cường độ đợt nắng nóng đối
với Nhật Bản (Cruz et al, 2007.) và nhiệt độ tăng có thể làm cho tình
trạng già hóa dân số diễn ra nhanh chóng hơn do sự gia tăng căng thẳng
do nóng bức và các bệnh truyền nhiễm (Stern, 2006). Nhiệt
độ tăng cũng có thể thúc đẩy sự lây lan của một số bệnh truyền nhiễm
qua vật chủ trung gian và qua đường nước gây ra (WHO,2002, MOE,
2004; Chính phủ Nhật Bản, 2006). Một khảo sát của Viện Nghiên cứu Bệnh
Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản cho thấy rằng, môi trường sống của các
loại muỗi ở Nhật Bản đang được mở rộng, chúng có thể mang theo bệnh sốt
xuất huyết đến Hokkaido (NIFD, 2007). Nhiệt độ tăng cũng có thể mang đến
những điều kiện sinh trưởng tốt hơn cho các loại sinh vật và
ký sinh trùng gây bệnh (Chính phủ Nhật Bản, 2006). Dựa trên một nghiên
cứu y tế quốc gia tập trung vào tác động của biến đổi khí hậu, có ý kiến
cho rằng Nhật Bản đã trải qua mức độ cao của trường hợp khẩn cấp liên
quan đến sự nóng bức và các bệnh dị ứng gia tăng cũng
như các bệnh liên quan đến dị ứng với phấn hoa cây tuyết tùng của
Nhật Bản (Koike, năm 2006).
Do biến đổi khí hậu, các mô
hình thời tiết của Nhật Bản bị ảnh hưởng, có khả năng gia tăng mạnh
hơn và thường xuyên hơn các trường hợp thời tiết khắc nghiệt, chẳng
hạn như bão, hạn hán và lũ lụt, mà hầu như chắc chắn sẽ có tác
động nghiêm trọng đến nền kinh tế của Nhật Bản. Trong khi rất khó khăn
để quy trách nhiệm các trường hợp cá nhân đối với biến đổi khí hậu, một
nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy
rằng những thay đổi khí hậu và kinh tế - xã hội đã không
những làm tăng xác suất của các trường hợp lũ lụt, đặc biệt là ngập lụt ở
đô thị mà còn làm tăng tính chất dễ bị tổn thương từ lũ lụt, bởi vì mật
độ dân số tăng và tập trung tài sản kinh tế ở Nhật Bản
(OECD, 2006). Kết quả là,
xác suất trường hợp lũ lụt phát triển thành một thảm họa đã tăng lên và Nhật Bản sẽ phải đối mặt với chi phí cuộc sống gia tăng và sự cần thiết phải gia tăng bảo vệ con người khỏi các thảm họa "tự nhiên".
xác suất trường hợp lũ lụt phát triển thành một thảm họa đã tăng lên và Nhật Bản sẽ phải đối mặt với chi phí cuộc sống gia tăng và sự cần thiết phải gia tăng bảo vệ con người khỏi các thảm họa "tự nhiên".
Châu Á đặc biệt dễ bị tổn thương với các
thảm họa thiên nhiên và Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Biến đổi khí
hậu sẽ làm trầm trọng thêm tính dễ bị tổn thương hiện có của Nhật
Bản với các trường hợp thời tiết khắc nghiệt như bão và những cơn
bão ven biển có khả năng tăng tốc độ gió bão ở Nhật Bản lên
6% (ABI, 2005). ABI ước tính rằng thiệt hại liên quan đến gió được bảo
hiểm từ những cơn bão khắc nghiệt ở Nhật Bản có thể tăng từ thua lỗ hàng
ngày hiện tại từ 10-14 tỷ USD lên 15-20 tỷ USD, tăng 67-70%, nhiều hơn
gấp hai lần các chi phí của mùa bão năm 2004, chi phí đắt đỏ nhất trong
vòng 100 năm qua (ABI, 2005). Bên cạnh đó cũng đã có một sự gia
tăng gấp 10 những thiệt hại về kinh tế liên quan đến thời tiết trong
hơn 40 năm qua (IPCC,2001). Bão (Typhoons) là một trong ba kiểu bão chủ
yếu ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm Nhật Bản, lớn thứ ba trên thế
giới (ABI,2005). Tính trung bình, tổng thiệt hại trong ngành công nghiệp
do những cơn bão (Typhoons) được bảo hiểm của Nhật Bản ước tính lên
tới 4 tỷ USD (ABI, 2005) và năm 2004 là năm chi phí tốn kém nhất cho
mùa bão (Typhoons) trong một thế kỷ, với tổng thiệt hại từ 3 cơn bão
(Typhoons) lên đến 14 tỷ USD (ABI, 2005).
Nguồn nước và lĩnh vực
nông nghiệp có khả năng là lĩnh vực nhạy cảm nhất với biến đổi khí hậu
đã gây ra những tác động ở Châu Á (Cruz et al, 2007). Nhiệt độ tăng
và lượng mưa biến động hơn có thể có một ảnh hưởng bất lợi trên các lưu
vực sông, các dịch vụ hệ sinh thái mà chúng cung cấp (ví dụ như lọc
nước) và các loài gia cầm nông nghiệp (MOE, 2004). Những thay đổi trong
việc phân bố lượng mưa: lượng mưa và nhiệt độ gia tăng cũng
sẽ có tác động đáng kể đến chất lượng nước và nguồn nước (Gitay et al.
2002). Nhiệt độ ấm lên và sự giảm sút về nguồn nước sẵn có cũng có
thể ảnh hưởng xấu đến một số hồ nước ngọt ở Nhật Bản, đặc biệt, chất
lượng nước có thể sẽ xấu đi và việc tăng chất hóa học trong nước có thể
trở nên phổ biến hơn, ảnh hưởng đến sản xuất và thu hoạch cá
(Gitay, et al., 2002). Những thay đổi về tài nguyên nước cũng có thể
tác động đến khu vực kinh tế - xã hội và môi trường như sức khỏe, an
toàn cộng đồng, đa dạng sinh học, nông nghiệp và ngành công
nghiệp (EEA, 2007).
Những tác động của tình trạng nhiệt độ nóng
lên sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến các ngành công nghiệp nông
nghiệp của Nhật Bản (Hirota et al., 2006). Nhiệt độ khu vực tăng
lên đã ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp của Hokkaido trong một số khía
cạnh khác nhau, thuận lợi cho canh tác lúa nhưng không thuận lợi cho các
loại trái cây. Trên thực tế, nhiệt độ tăng cao đã ảnh hưởng tiêu
cực đến một số loại cây ăn quả và các sự cố trái cây bất thường đã được
xác định trên khắp Nhật Bản từ nho không chuyển màu đỏ cho đến cùi
đào màu nâu. Sự gia tăng nhiệt độ nước do biến đổi khí hậu gây
ra sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh thái, sự phân bố địa lý của các loài
thủy sản và có thể dẫn đến sự suy giảm và có nguy cơ tuyệt chủng của một
số loài quan trọng khỏi khu vực. Bởi vì Hokkaido được coi là một
trong những khu vực sản xuất gạo lạnh nhất trên thế giới, cây lúa được
phân bố có giới hạn. Nghiên cứu gần đây cho thấy sự gia tăng nhiệt độ có
thể dẫn đến sự gia tăng của sản xuất lúa gạo (ví dụ, nhiệt độ tăng
1 ° C có thể dẫn đến năng suất lúa tăng 6%). Khi các yếu tố khác - chẳng
hạn như bức xạ mặt trời và tốc độ gió, được kể tới, nhiệt độ nước có
thể làm ấm lên bất cứ nơi nào từ 0 đến 2 ° C và sau đó sản lượng gạo có
thể dao động từ giảm 30% đến tăng 41%. Điều này cho thấy độ không chắc
chắn lớn trong mô hình tác động của khí hậu đến việc trồng lúa ở khu vực
này của Nhật Bản (Shimono et al, 2007). IPCC nhấn mạnh rằng, năng suất
lúa được dự báo sẽ giảm đến 40% trong khu vực đồng bằng tưới
tiêu ở miền trung và miền nam Nhật Bản, dưới bầu khí quyển tăng gấp
đôi nồng độ carbon dioxide (CO) (Cruz et al, 2007). Mặt khác,
Hokkaido có thể gặp một đợt gia tăng tạm thời thu hoạch ngũ cốc. Tuy
nhiên, với những thay đổi trong lượng mưa và độ ẩm đất, sự gia tăng này
không thể kéo dài nếu nó xảy ra ở tất cả các nơi.
Biến đổi khí
hậu sẽ ảnh hưởng đến cả cá nước ngọt, cá nước mặn trên khắp Nhật Bản
và các vùng nước ven biển của quốc gia này, đe dọa thay đổi trụ cột
chính của ẩm thực Nhật Bản. Một trong những nghiên cứu đầu tiên về
sự thay đổi lớn trong sự phân bố và sự phong phú của các loài cá là ở
phía Bắc biển Bering (Grebmeier et al, 2006), nhưng những quan
sát này có thể cũng được áp dụng cho vùng biển Nhật Bản. Một ví dụ là sự
thay đổi được dự báo đối với loài cá thu đao ở phía bắc Thái Bình
Dương ngoài khơi bờ biển của Nhật Bản (MAFF, 2007). Nhiệt độ
ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, tăng trưởng và phân bố của các
loài cá và có thể thay đổi các hiệu ứng mạng lưới thức ăn của cán cân
động vật ăn thịt - con mồi, thay đổi mức độ các chất dinh dưỡng trong
nước. Do băng trôi tạo ra một môi trường đại dương giàu dinh dưỡng thúc
đẩy tảo băng (ice algae) tăng trưởng và do đó hình thành nên các liên
kết chính trong chuỗi thức ăn đại dương, một sự thay đổi trong thời gian
trôi của các dải băng sẽ ảnh hưởng đến sản lượng cá và tiếp đó là ngành
công nghiệp đánh bắt cá của Nhật Bản (MOE, 2006a). Trong khi vùng biển
ngoài khơi của Nhật Bản hiện một số loài thủy sản được xem là giàu có
nhất thế giới [phần lớn là do sự hội tụ của dòng cận nhiệt đới Nhật Bản
(Kuroshio) và dòng cận Bắc cực Kurile (Oyashio) (MOE,2006)], nghiên
cứu cho thấy rằng Nhật Bản có thể phải đối mặt với một sự suy
giảm đáng kể trong một số loại cá đánh bắt trong thế kỷ 21.
Sự
suy giảm mức độ băng biển (sea-ice) và tuyết bao phủ cũng sẽ có khả
năng thay đổi hiệu quả của ngành du lịch nhờ vào băng tuyết, chẳng
hạn như thị trấn nghỉ mát trượt tuyết của Niseko, Hokkaido
(JMA, 2007a). Trong khi sự suy giảm mức độ hiện tại của băng biển được coi là hiệu ứng kết hợp của nhiệt độ nóng lên và thay đổi dòng chảy đại dương, không thể phủ nhận nó là một biểu tượng của Hokkaido, và không có nó Hokkaido sẽ bị mất một phần trong sự toàn vẹn văn hóa của mình. Abashiri, Hokkaido, khu vực cực nam của thế giới trải nghiệm băng trôi, có thể là nơi đầu tiên các tảng băng nổi sẽ biến mất (tháng 6, 2008).
(JMA, 2007a). Trong khi sự suy giảm mức độ hiện tại của băng biển được coi là hiệu ứng kết hợp của nhiệt độ nóng lên và thay đổi dòng chảy đại dương, không thể phủ nhận nó là một biểu tượng của Hokkaido, và không có nó Hokkaido sẽ bị mất một phần trong sự toàn vẹn văn hóa của mình. Abashiri, Hokkaido, khu vực cực nam của thế giới trải nghiệm băng trôi, có thể là nơi đầu tiên các tảng băng nổi sẽ biến mất (tháng 6, 2008).
3. Tác động đến các hệ thống tự nhiên
Hokkaido quy
hoạch một số khu vực hoang dã rộng lớn nhất ở Nhật Bản, từ những khu
rừng ôn đới mát mẻ ở phía nam cho đến tiểu hệ sinh thái cận Bắc cực ở
phía bắc và hơn 200 loài chim trong khu rừng rụng lá đất thấp. Ngoài ra,
chỉ duy nhất khu vực này ở Nhật Bản tạo điều kiện sinh trưởng cho loài
gấu nâu. Tuy nhiên,sự căng thẳng của biến đổi khí hậu cộng thêm những
áp lực hiện có đe dọa các loài và các khu vực tự nhiên này. Biến đổi
khí hậu có thể sẽ có tác động lớn nhất đến các hệ sinh thái biển và ven
biển, các khu vực miền núi và rừng (Alam et al, 2007). Trong thực tế,
hơn 20% động vật có vú, động vật lưỡng cư, các loài cá nước lợ và cá
nước ngọt, các thực vật có mạch (nhựa) đang sinh sống ở Nhật Bản phải
đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, cùng với khoảng 20% các loài bò
sát và hơn10% các loài chim (MOE, 2006). Biến đổi khí hậu sẽ làm trầm
trọng thêm vấn đề này. Khi nhiệt độ tiếp tục tăng lên, một số loài chỉ
tồn tại ở độ cao nhất của các dãy núi của Hokkaido bị đe dọa nhất. Một
loài động vật là pika, là loài sống ở vùng núi bị đe dọa trong suốt quá
trình phân bố sinh sống của chúng (WWF, 2008). Tại Nhật
Bản pika được liệt kê như là một loài của địa phương bị đe dọa vào Danh
sách đỏ của Bộ Môi
trường Nhật Bản (MOE, 2008). Thật không may, pika đã bị tuyệt chủng cục
bộ ở một số vùng trên thế giới (Beeveret al, 2003). Khi nhiệt độ tăng,
một số loài cây rừng đã phản ứng bằng cách di chuyển dần lên độ cao hơn
và đang xâm lấn những bãi cỏ núi cao,
nơi gần đây đã có sự suy giảm trong sự phân bố của thực vật núi cao ở Hokkaido (MOE, năm 2004). Nếu xu hướng này tiếp tục, Nhật Bản có thể mất nhiều bãi cỏ núi cao mang tính biểu tượng và các loài sống ở đó.
nơi gần đây đã có sự suy giảm trong sự phân bố của thực vật núi cao ở Hokkaido (MOE, năm 2004). Nếu xu hướng này tiếp tục, Nhật Bản có thể mất nhiều bãi cỏ núi cao mang tính biểu tượng và các loài sống ở đó.
Ngoài
ra, các loài di cư như những thiên nga Whooper và đại bàng
biển Steller có thể cũng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu như nhiệt
độ ấm lên và các mô hình lượng mưa thay đổi. Một phần ba trong tổng
số các loài chim này của thế giới di cư tới bờ biển phía đông bắc
của Hokkaido. Loài sếu Nhật Bản, biểu tượng quốc gia, tượng trưng
cho cuộc sống lâu dài và hạnh phúc, cũng bị ảnh hưởng tương tự. Hiện
nay, Hokkaido cũng là một trong những địa điểm trú đông cho các loài
này, và "gần như có mối đe dọa" đối với loài ngỗng trắng (white-fronted
goose) (Anser albifrons) (MOE, 2004). Tuy nhiên, các loài khác cũng có
thể phải cạnh tranh cho các nhu cầu sống và đòi hỏi về thức ăn tương
tự. Biến đổi khí hậu cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sản và vòng
đời của một số loài, thảm thực vật, sau đó là các loài ở tầng thấp phụ
thuộc vào những loài thực vật này, các loại côn trùng và các
bệnh (gốc et al, 2003.). Ví dụ, sự phân bố dịch chuyển về phía bắc
của loài bướm, sâu bướm, chuồn chuồn và ve sầu ở Nhật Bản đã được nhận
thấy (MOE, 2004). Nhiều loài sẽ bị buộc phải di chuyển về phía các
cực (pole-ward) hoặc những nơi có độ cao lớn hơn (khi có thể) trong việc
ứng phó với biến đổi khí hậu. Sự di cư của các loài này chắc chắn sẽ
thay đổi thành phần của hệ sinh thái hiện tại và các khu vực hoang
dã (Gitay et al., 2002).
Thiệt hại của các loài do biến đổi khí
hậu gây ra và nguy cơ tuyệt chủng cũng đe dọa các loại cây trồng nông
nghiệp (ví dụ như các loài thụ phấn), y dược. Nhiệt độ tăng và lượng
mưa biến động có ảnh hưởng đến chu kỳ sinh trưởng của các loài thực
vật riêng lẻ, chẳng hạn như nở hoa sớm hơn trong thời điểm mùa xuân so
với thập kỷ trước (Root et. al. 2003.). Số ngày đổi màu lá vàng mùa
thu và số ngày lá rụng cũng đang thay đổi (JMA, 2007b). Trong hơn 50
năm qua, Nhật Bản đã trải qua số ngày nở sớm hơn trung bình đối với hoa
anh đào là 4,2 ngày (JMA, 2007b). Những thay đổi chu kỳ sinh trưởng
cũng đã được phát hiện ở cây Ginkgo và cây Thích (maple) Nhật Bản, cả
hai đều có mùa sinh trưởng dài hơn. Hiện loài cây Ginkgo bắt
đầu mùa sinh trưởng sớm hơn bốn ngày và kết thúc muộn hơn
khoảng tám ngày so với thời kỳ sinh trưởng của loài cây này
trong suốt bốn thập kỷ qua (Matsumoto, et al., 2003). Những thay đổi chu
kỳ sinh trưởng cũng đã được phát hiện ở các loại cây trồng khác của
Nhật Bản, bao gồm cả cây bồ công anh (dandelion) Nhật Bản và cây đậu tía
(Wisteria) Nhật Bản. Nhìn chung, nhiệt độ ấm hơn đã làm cho hoa nở sớm
hơn và do đó gây ra lo ngại về sự không phù hợp hệ sinh thái, các loài
chim và côn trùng đang có nguy cơ lớn nhất (JMA, 2007b).
Tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng
Một
phần lớn dân số và sản lượng công nghiệp của Nhật Bản nằm gần bờ
biển và do đó rất dễ bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Cơ
sở hạ tầng tại các cảng công nghiệp nặng của Nhật Bản là đặc biệt dễ bị
tổn thương (ví dụ, nhà xưởng, nhà máy lọc dầu, khí đốt hóa lỏng và hóa
chất thực vật, các nhà máy thép, nhà máy đóng tàu và các thùng chứa dầu)
(Hulme và Sheard, 1999). Nhật Bản có một số lượng đáng kể bờ biển, đó
cũng sẽ là nguy cơ khi mực nước biển dâng, kết hợp với bão biển và
thiên tai, bao gồm cả sóng thần, xói mòn bờ biển và lũ
lụt (UNDP, 2007). Trong thực tế, khoảng 860 km2 các thành phố công
nghiệp lớn của Nhật Bản nằm thấp hơn mực nước trung bình và khả năng dễ
bị tổn thương của khuvựcnày sẽ lớn hơn
gấpbalầnkhimựcnướcbiển dâng 1m (Hulme và Sheard, 1999). Các lĩnh vực
khác dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu bao gồm nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, tài nguyên nước, quản lý ven biển, hệ sinh
tháitựnhiên vàcácdịchvụcủachúng, sứckhỏecon người. Thật không may, ngay
cả khi chúng ta đã ổn định nồng độ CO2 ở mức hiện tại, sự nóng lên toàn
cầu vẫn sẽ tiếp tục trong những thập kỷ tới và mực nước biển sẽ tiếp tục
tăng lên trong những thế kỷ tới.
Nhằm ứng phó hiệu quả với sự
tăng lên không thể tránh khỏi của nhiệt độ và những tác động liên quan
như ngập lụt ven biển và lũ lụt, những chiến lược thích ứng cần được áp
dụng trong khuôn khổ quốc gia hiện nay và đánh giá biến đổi khí hậu cần
được lồng ghép vào các chính sách quốc gia. Đối với hệ thống tự
nhiên, WWF (2003) đã vạch ra bốn nguyên lý cơ bản để xây dựng khả năng
phục hồi trong khi đối mặt với biến đổi khí hậu:
1. Bảo vệ không gian một cách đầy đủ và thích hợp
2. Giới hạn tất cả các áp lực phi khí hậu
3. Sử dụng cách tiếp cận quản lý thích ứng tích cực và bắt đầu chiến lược thử nghiệm
2. Giới hạn tất cả các áp lực phi khí hậu
3. Sử dụng cách tiếp cận quản lý thích ứng tích cực và bắt đầu chiến lược thử nghiệm
4. Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính
Các biện pháp
thích ứng liên quan đến phòng vệ cơ sở hạ tầng xã hội, bảo vệ vùng ven
biển, các phương pháp canh tác và sản xuất nông nghiệp có thể bao
gồm thận trọng thu hồi, thích ứng và phòng ngừa như đề xuất
của IPCC (MOE, 2006a). May mắn thay, bằng chứng ở Nhật Bản cho thấy
những tác động của biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng hiện nay
đang được xem xét ở các lĩnh vực xây dựng và giao thông vận
tải (Shimoda, 2003) và đặc thù của các biện pháp thích ứng này bao gồm
các cấu trúc phòng vệ bờ biển. Tuy nhiên, ước tính 115 tỷ USD sẽ được
huy động để bảo vệ cơ sở hạ tầng ở Nhật Bản khỏi thiệt hại khi mực nước
biển dâng chỉ 1m (Kojima,2004; Harasawa et al, 2005).
Ngoài ra còn có các biện pháp thích ứng được Tổ chức Khí tượng Thế giới (2008) và Koike (2006) vạch ra:
• Giáo dục và đào tạo về phòng chống thiên tai, ứng phó và chuẩn bị sẵn sàng
• Phát triển và duy trì hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm các trường hợp khắc nghiệt
• Phát triển và duy trì hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm các trường hợp khắc nghiệt
• Kiểm soát các trường hợp khẩn cấp liên quan đến bức xạ nhiệt và thông báo cho các tổ chức viện trợ khi cần thiết
• Sử dụng các biện pháp thích ứng với sự gia tăng mực nước biển
• Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro bao gồm cả
xây dựng và/hoặc kiểm tra các cơ sở phòng ngừa bão biển
• Xác định các yêu cầu giám sát và lập ra những kế hoạch để tuyên truyền thông tin rủi ro đến người dân
• Thiết lập các hệ thống và các kế hoạch sơ tán
• Giáo dục và tiếp cận cộng đồng về những rủi ro và giải pháp với biến đổi khí hậu
• Sử dụng các biện pháp thích ứng với sự gia tăng mực nước biển
• Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro bao gồm cả
xây dựng và/hoặc kiểm tra các cơ sở phòng ngừa bão biển
• Xác định các yêu cầu giám sát và lập ra những kế hoạch để tuyên truyền thông tin rủi ro đến người dân
• Thiết lập các hệ thống và các kế hoạch sơ tán
• Giáo dục và tiếp cận cộng đồng về những rủi ro và giải pháp với biến đổi khí hậu
KẾT LUẬN
Báo
cáo này cho thấy rằng biến đổi khí hậu thực sự đã ảnh hưởng đến Nhật
Bản, ví dụ như nông nghiệp và ngành công nghiệp thủy hải sản, hệ sinh
thái và đa dạng sinh học, di sản văn hóa và bản sắc văn hóa. Những thay
đổi từ biểu tượng ví dụ như hoa anh đào nở sớm cho đến những tác động đe
dọa sự sống và chi phí đắt đỏ khi mực nước biển dâng và các trường
hợp thời tiết khắc nghiệt. Khí hậu thay đổi buộc các cư dân của Nhật Bản
phải thay đổi cả hiện nay và trong tương lai.
Mặc dù Nhật Bản
có tiềm năng thích nghi cao, đất nước này vẫn còn rất dễ bị tổn
thương từ những hậu quả của nhiệt độ ấm lên và nên khẩn trương
giảm thiểu khí thải nhà kính gây ô nhiễm môi trường, trong
khi thực hiện các chiến lược thích ứng càng sớm càng
tốt. Theo ông Nicholas Stern (2006), Trưởng Bộ phận Kinh tế của Chính
phủ Vương quốc Anh (Head of the U.K. Government Economic Service), tổng
chi phí và rủi ro của biến đổi khí hậu sẽ tương đương với thiệt hại
5 đến 20% GDP toàn cầu mỗi năm - nếu chúng ta không hành động ngay bây
giờ. Ngược lại với những chi phí cắt cổ của việc không hành động, Stern
nhấn mạnh rằng chi phí của việc giảm phát thải
khí gây hiệu ứng nhà kính để tránh những tác động xấu nhất của biến đổi
khí hậu có thể được giới hạn khoảng 1% GDP toàn cầu mỗi năm.
Biến đổi khí
hậu toàn cầu có lẽ là thách thức lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt
và vì số lượng các khí nhà kính mà chúng ta đã thải vào bầu khí
quyển, chúng tôi khẳng định nhiệt độ ít nhất sẽ nóng lên 0,6 ° C trong
những năm tiếp theo. Đáp lại, chúng ta rất cần phải giảm phát thải
khí gây hiệu ứng nhà kính, sử dụng các chiến lược thích ứng phù hợp và
hiệu quả để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và tác động của nó. Thế
giới vẫn có thể tránh được những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí
hậu, nhưng để mở ra cánh cửa cơ hội này cần phải hành động để kiềm chế
sự nóng lên toàn cầu dưới ngưỡng nguy hiểm của 2 °C. Các nước công
nghiệp như Nhật Bản cần phải thừa nhận trách nhiệm của họ với cuộc khủng
hoảng khí hậu hiện nay và cần tiên phong trong việc giảm nhẹ
và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thực hiện: Hà Hậu, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.