Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

53. Mỹ và những bài học đắt giá tại châu Á

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Tư, ngày 7/11/2012
TTXVN (Hồng Công 4/11)
Theo báo mạng Asia Times Online số ra ngày 27/10, hoạt động thực tế ảnh hưởng đến quan hệ Trung – Mỹ tuần qua không phải là việc chĩa mũi nhọn có thể đoán trước được vào Trung Quốc trong vòng tranh luận thứ ba giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và “kẻ thách thức” của Đảng Cộng hòa Mitt Romney tại Florida vào ngày 22/10 vừa qua, mà là chuyến thăm đồng thời ít được chú ý tới châu Á của một nhóm các nhà ngoại giao có ảnh hưởng đã nghỉ hưu của Mỹ.
Trong bài phân tích trên Asia Times Online, tác giả Peter Lee cho biết nhóm các nhà ngoại giao thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa bao gồm Richard Armitage, Stephen Hadley, James Steinberg và Joseph Nye mang theo một nhiệm vụ rõ ràng. Với sự đồng ý của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton về việc đóng vai trò là một đoàn đại biểu bán chính thức, các quan chức phụ trách những vấn đề châu Á này được cho là sẽ phải thuyết phục về chính sách của Chính quyền Obama đối với châu Á – vấn đề đóng quân, ngoại giao và sự khởi đầu kinh tế cũng như sự chú ý chiến lược – có thể mang lại sự cam kết ngoại giao hiệu quả với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa, chứ không chỉ tạo ra những sự đe dọa và giận dữ đối với người Trung Quốc.
Nhiệm vụ của nhóm người này có thể là bất khả thi “ điều có thể giải thích vì sao nó được thực hiện bởi một nhóm những người đã nghỉ hưu mà khôngphải là các quan chức chính phủ nhạy cảm. Trung Quốc không hề muốn ủng hộ mong muốn của Mỹ để trở thành nhà trung gian trung thực không thể thiếu và duy nhất tại khu vực. Bắc Kinh muốn trừng phạt Mỹ vì sự hiện diện của Oasinhtơn tại khu vực, điều được xem như không gì khác ngoài sự chống phá Trung Quốc.
Đây là khoảng thời gian căng thẳng cho sự hiện diện của Mỹ. Trung Quốc đang dò xét chiến lược của Mỹ theo một cách không mong đợi: để yên cho Mỹ và tấn công có lựa chọn vào đồng minh của Mỹ là Nhật Bản với vấn đề tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Đây là một tình huống mà Mỹ dường như không dự đoán được.
Hồi cuối tháng 9 vừa qua, trong một buổi phỏng vấn dài với cộng sự kỳ cựu Mike Chinoy tại Đại học Trung tâm Đông Á Nam California, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell đã nhận định sự hiện diện là một miếng đòn khôn khéo trong nghệ thuật của Mỹ.
Campbell phụ trách Nhật Bản. Ông được đưa lên vị trí trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á – và chuyến thăm sau đó của James Steinberg – phụ trách Trung Quốc của Bộ Ngoại giao Mỹ – được xem là một biểu hiện của sự chuyển hướng quan trọng trong chiến lược của Chính quyền Obama khi nghĩ về việc đối mặt với Trung Quốc.
Trung Quốc không còn được nhìn nhận tích cực là một cường quốc đang nổi, một quốc gia mà cuộc cách mạng dân chủ tự do có thể làm chệch hướng sự tăng trưởng kinh tế dễ dàng, cho dù có sự chậm trễ trong một số năm. Sự thất vọng nhiều mặt từ biến đổi khí hậu tới Bắc Triều Tiên cho đến việc định giá tiền tệ đã thuyết phục Chính quyền Obama rằng vì những mục tiêu thực tế, Trung Quốc đã được xem là một quốc gia độc đoán với giới tinh hoa cứng nhắc về mặt pháp lý đối với Mỹ và các mong muốn của Mỹ.
Nói cách khác, đối phó với Trung Quốc không phải là vấn đề gây thu hút về lợi ích chung, thay vào đó nó đòi hỏi kế sách “cây gậy và củ cà rốt”.
Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 9, Campbell đã miêu tả sự hiện diện của Mỹ là có lợi cho cả Trung Quốc và thế giới, trong một tái khẳng định, bằng giọng nam trầm. Campbell làm rõ ràng rằng các nước láng giềng đang lo lắng của Trung Quốc sẽ hoan nghênh việc Mỹ “trở lại châu Á”. Nhà ngoại giao này cũng đưa ra những lời khẳng định phần nào gây tranh cãi hơn rằng sự chuyển hướng của Mỹ được thiết kế tính tới điều tốt đẹp cho Trung Quốc, rằng việc đa phương hóa các tranh chấp lãnh thổ song phương của Trung Quốc với các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một sáng kiến để chia sẻ gánh nặng với Bắc Kinh, rằng việc Mỹ nối lại quan hệ với Mianma không liên quan đến Trung Quốc, và Học thuyết “Tác chiến trên không – trên biển”, kế hoạch về trận quyết tử chống lại Trung Quốc, chỉ đơn giản là một biểu hiện của sự bực tức tự nhiên của Hải quân Mỹ trong “thế kỷ trước”.
về các vấn đề khó xử trong “tranh chấp chủ quyền” – xung đột giữa Trung Quốc với các nước láng giềng đã bị kích động bởi sự hiện diện của Mỹ – Campbell hy vọng rằng các nhà lãnh đạo của Trung Quốc nhận ra tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ tốt với Mỹ và do đó sẽ có cái nhìn vượt ra ngoài sự khó chịu hiện tại.
Như ông Campbell đã nói: “Chúng tôi có cảm giác Chủ tịch sắp tới của Trung Quốc Tập Cận Bình là một người cam kết tiếp tục một mối quan hệ mạnh mẽ giữa Trung Quốc và Mỹ… [Thủ tướng tương Ịai] Lý Khắc Cường … cũng rất rõ ràng về quyết tâm giữ cho quan hệ Mỹ-Trung ở trong một tiến trình ổn định … Vì vậy, tôi nghĩ chúng tôi có thể tự tin rằng các nhà lãnh đạo sẽ hành động phù hợp… Chúng tôi suy nghĩ một cách sâu sắc cho lợi ích của Trung Quốc trong việc duy trì một mối quan hệ tốt với Mỹ … và chúng tôi nghĩ những cái đầu lạnh có thể sẽ có giá trị với cách nhìn nhận đó trong chu kỳ lãnh đạo tiếp theo [có thể được tiến hành trong tháng 11...]”.
Campbell có một sự tự tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ xem việc cố gắng ngang hàng với Mỹ là điều vô lý.
Dường như là sự tự do hành động của Trung Quốc sẽ bị hạn chế bởi thực tế rằng sự huênh hoang công khai của Trung Quốc có thể phản tác dụng, khiến các đồng minh gần hơn với Mỹ, cô lập Trung Quốc hơn và củng cố cho sự hiện diện của Mỹ.
Một kế hoạch hoàn hảo?… Không.
Tác giả Peter Lee nhấn mạnh: “Tôi không tin rằng Campbell và nhóm của ông tính đến sự thích nghi của Trung Quốc với một loạt hành động khiêu khích về tranh chấp biển đảo của Việt Nam, Phipíppin và Nhật Bản, hay quyết tâm của Trung Quốc về lập trường chống lại những gì mà nước này coi là một cuộc diễn tập rõ ràng của Mỹ về sự ngăn chặn.
Học được bài học về sự thông thạo của phương Tây trong ngoại giao và thương mại quốc tế trong vụ bắt giữ nhục nhã thuyền trưởng Chiêm Kỳ Hùng và các tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trong năm 2010, Trung Quốc chuyển sang chiến lược sử dụng các cuộc biểu tình rầm rộ và tẩy chay trong nước để tạo ra sức ép kinh tế chính trị đối với Nhật Bản.
Như một dấu hiệu cho thấy cách giải quyết của Trung Quốc trong vấn đề này, nên nhớ rằng việc Chính phủ Nhật Bản mua lại quần đảo Senkaku được hiểu phần lớn là hành động hòa giải, để ngăn nhân vật bài Trung Quốc Shintara Ishihara mua các đảo và sử dụng chúng vào các hành động khiêu khích liên tiếp chống lại Trung Quốc.
Ở điểm này, có lẽ xét thấy rằng Chính quyền Obama đã mong muốn xảy ra một cuộc xung đột nóng của Trung Quốc ở thời điểm giữa cuộc chạy đua tranh chức tổng thống Mỹ, Trung Quốc đã quyết định nắm hành động mua đảo và thúc đẩy sự giận giữ của dân chúng để “đo” sự khắc nghiệt nếu trừng phạt lợi ích của Nhật Bản tại Trung Quốc, trong khi tránh sử dụng các hành động chính thức có thể được hiểu như là xâm lược quân sự hay kinh tế chống lại Nhật Bản hoặc cơ chế tự do thương mại trên thế giới.
Tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vấn đề Điếu Ngư chiếm toàn bộ thời gian. Chính quyền cho thấy rõ ràng rằng họ sẽ không lùi bước về vấn đề này, không màng đến việc những người nước ngoài có thể nói về các thiệt hại cho vị thế ở khu vực, nền kinh tế hay tương lai của Trung Quốc như là con gấu trúc có quyền lực mềm được yêu quý, vuốt ve của thế giới.
Những sự đối đầu kinh tế đó, trong khi gây thiệt hại cho quyền lợi của Trung Quốc, chắc chắn cũng không được Nhật Bản hoan nghênh. Trong một nền kinh tế nói chung ảm đạm, không thể loại trừ yếu tố về Điếu Ngư/Senkaku khỏi các vấn đề đầu tư và thương mại quốc tế khác.
Tuy nhiên, trong tháng 9, xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc giảm 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái, góp phần (cùng với sự sụt giảm thảm hại trong xuất khẩu sang Khu vực đồng euro) tạo nên tháng thâm hụt thương mại thứ hai của Nhật Bản trong 30 năm qua. Các nhà sản xuất Nhật Bản được cho là đang xem xét lại việc đầu tư vào Trung Quốc, với lý do dễ hiểu; thời gian sẽ cho biết liệu điều này có hại cho Trung Quốc hay không, hay chỉ đơn giản là mở ra cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh không phải người Nhật. Trong bất kỳ trường hợp nào, tranh cãi quyết liệt về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku không phải là tin tài chính tốt đối với các tập đoàn Nhật Bản.
Vào năm 2012, với phong trào trong nước được lập kế hoạch cẩn thận nhằm chống lại Nhật Bản, Trung Quốc đã xếp Mỹ vào vị thế gã khổng lồ vô dụng không được chào đón, không thể mang sức mạnh quân sự, uy tín hoặc sự thống trị của mình trong các tổ chức tài chính và đối ngoại đa phương quan trọng để chống đỡ nhân danh Nhật Bản.
Vì vậy, liên đoàn siêu anh hùng gồm các nhà ngoại giao đã nghỉ hưu được triệu tập từ các cơ quan tư vấn và cơ quan nhà nước để bay tới Tôkyô và Bắc Kinh. Nhóm này bao gồm hai thành viên đảng Cộng hòa: Richard Armitage, Thứ trưởng Ngoại giao dưới thời George w. Bush và một trợ lý thân thiết của cựu Ngoại trưởng và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Colin Powell, và Stephen Hadley, một quan chức khác dưới thời Chính quyền Bush, nhưng có xu hướng tân bảo thủ hơn và được ca ngợi với tư cách một cố vấn thân cận của Mitt Romney về các vấn đề đối ngoại. Hai thành viên đảng Dân chủ là James Steinberg, cựu Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách vấn đề Trung Quốc của Chính quyền Obama và Joseph Nye, cố vấn tự do và là người đưa ra khái niệm “quyền lực mềm”.
Tại Tôkyô, nhiệm vụ của họ là tư vấn cho Chính phủ Nhật Bản rằng sẽ không có sự thay đổi từ phía Mỹ về các vấn đề Trung Quốc ngay cả khi Romney được bầu làm tổng thống. Kể từ khi Romney cam kết cứng rắn hơn với Trung Quốc so với Tổng thống Obama, có thể giả định mục đích của các đoàn đại biểu lưỡng đảng là để truyền đạt tới Chính phủ Nhật Bản rằng họ không nên mong đợi bất kỳ sự nâng cấp nào trong việc ủng hộ quân sự hay ngoại giao của Mỹ cho Nhật Bản về vấn đề Senkaku nếu ông Romney trở thành Tống thống.
Nhóm này cũng có thể chuyển thông điệp cho Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản Shinzo Abe. Do chính phủ của Thủ tướng Yoshihiko Noda cho thấy một tỷ lệ ủng hộ chỉ là 18%, Abe – người đã đổ dầu vào lửa cho vấn đề Senkaku với chuyến thăm mới đây tới đền Yasukuni – có một cơ hội tốt để trở thành thủ tướng một lần nữa vào mùa Hè tới, nếu không nói là sớm hơn.
Armitage đã cung cấp một thông tin thú vị – và đối với Nhật Bản, không phải là quá tích cực – về vấn đề Senkaku trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo Nhật Bản hồi đầu tháng 10, ám chỉ rằng Chính phủ Mỹ, khi có cơ hội đã không xem xét tuyên bố của Nhật Bản một cách quá nghiêm túc:
Theo Armitage, Mỹ đã quyết định không đứng về phía nào trong vấn đề này sau khi đảo Okinawa được trả lại cho Nhật Bản kiểm soát vào năm 1972, khi Oasinhtơn được cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan vào thời điểm đó yêu cầu không công nhận chủ quyền của Nhật Bản đối với các đảo nhỏ.
Đoàn đại biểu cũng có nhiệm vụ giải quyết vấn đề sự giận dữ trở lại tại Okinawa về sự hiện diện quân sự của Mỹ – một điểm tựa mà sự hiện diện của Mỹ phụ thuộc vào đó – do sự phẫn nộ về vụ lính Mỹ cưỡng bức tập thể một cô gái tại Okinawa, phản đối với việc triển khai máy bay Osprey, và sự giận dữ đang chờ nổ tung về lời hứa tái bố trí lực lượng Mỹ làm nổi bật cái giá chính trị trong thế giới thực của một nước cờ chiến lược mỹ miều, mặc nhiên công nhận rằng chỉ Trung Quốc mới phải chịu những phí tổn thực sự trong một quan điểm về trò chơi được mất ngang nhau với Mỹ.
Trung Quốc đã nói rõ ràng rằng họ không có tâm trạng nào chào đón Mỹ tới thăm vì vấn đề Điếu Ngư/Senkaku, chắc chắn không phải dưới các hình thức của một phái đoàn bán chính thức.
Ngày 22/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố:
Đoàn đại biểu được Hiệp hội các vấn đề đối ngoại mời Ông Stephen Hadley, cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời chính quyền tổng thống trước, và các cựu quan chức chính phủ khác sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 22 – 24/10 để trao đổi quan điểm về quan hệ Trung-Mỹ và các vấn đề hai bên cùng quan tâm. Đoàn đại biểu này không có các chức năng để tham gia cái gọi là “hòa giải” hay “nhiệm vụ tốt đẹp”.
Trong trường hợp ai đó không hiểu điều này, Thời báo Hoàn cầu đăng bài báo có tiêu đề “Trung Quốc tránh các nỗ lực hòa giải Điếu Ngư của đoàn đại biểu Mỹ”:
Ngày 29/10, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết phái đoàn sẽ tập trung vào mối quan hệ Trung-Mỹ.
Vương Phẩm, một chuyên gia nghiên cứu về Nhật Bản thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho Thời báo Hoàn cầu biết: “Nhận xét của ông Hồng Lỗi chỉ ra rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận sự hòa giải của Mỹ, vốn không thể hiện bất kỳ sự chân thành nào trong việc xoa dịu tranh chấp tại Điếu Ngư cho đến thời điểm này”.
Để làm lu mờ hình ảnh về vai trò trung gian lớn hơn của Mỹ, Thời báo Hoàn cầu chế nhạo: ông Vương Phẩm cho biết trong khi Mỹ đang tất bật ngăn chặn các cuộc đụng độ quân sự giữa hai cường quốc châu Á để quyền lợi của Mỹ không bị tổn hại, Mỹ cũng đang cố gắng hết sức mình để khuyến khích Nhật Bản đẩy mạnh quốc phòng nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc và Thủ tướng tương lai Lý Khắc Cường đã gặp gỡ đoàn đại biểu và hướng cuộc gặp trở lại thảo luận về những hạn chế của Mỹ đối với đầu tư của Trung Quốc, tạo ra tình thế mối quan hệ Trung-Mỹ quá quan trọng đối với Mỹ nên Mỹ không thể xem nhẹ.
Vấn đề quần đảo Điếu Ngư đã được đề cập:
Ông Lý Khắc Cường cũng khẳng định lập trường của Trung Quốc về vấn đề quần đảo Điếu Ngư, nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cần cùng nhau bảo vệ các kết quả của chiến thắng sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai và trật tự quốc tế thời hậu chiến.
Khuôn khổ này đặt Mỹ vào vị trí mà Trung Quốc muốn: kẻ gây rối bất lực không thể bảo vệ đồng minh hoặc kiềm chế các đối thủ.
Mặc dù kêu gọi một giải pháp hòa bình cho tranh chấp quần đảo Điếu Ngư, Nhật Bản thể hiện toàn bộ nỗ lực trong các chuyến thăm của Ngoại trưởng Koichiro Gemba đến Pháp, Anh và Đức mới đây để tìm kiếm sự ủng hộ cho tuyên bố chủ quyền đối với các đảo. Tuy nhiên, tờ Mainichi Shimbun của Nhật Bản cho biết những nỗ lực trong các chuyến thăm này chỉ nhận được phản ứng lạnh nhạt khi thảo luận về vấn đề tranh chấp. Tờ báo cho biết cả ba quốc gia mà ông Gemba tới thăm đều không thể hiện quan điểm về vấn đề này. Hãng tin Kyodo đưa tin khi được hỏi có nhận được sự hỗ trợ nào trong các chuyến công du không, Ngoại trưởng Gemba đã không trả lời trực tiếp, chỉ nói rằng mỗi nước trên có lập trường khác biệt và không một chi tiết nào về vấn đề này được tiết lộ. Hãng tin Kyodo cho biết ông Gemba đã rất kỳ vọng về chuyến công du nhung đã nhận ra rất khó nhận được sự ủng hộ tại các nước ông đã đến.
Trong khi đó, Tôkyô đã bắt đầu chuyển hướng sang Mátxcơva. Trong một cuộc họp giữa Nhật Bản và Nga tại Tôkyô ngày 26/10, người Nhật yêu cầu Nga thể hiện sự thông cảm đối với lập trường của Nhật Bản về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Nhật báo Sankei Shimbun cho biết sự hiện diện trên biển của Trung Quốc đang mở rộng và Nhật Bản cùng Nga có một “niềm tin chung về việc kiềm chế Trung Quốc”.
Lo lắng của thế giới về sự trỗi dậy của Trung Quốc và tinh thần bài Trung Quốc đang leo thang mạnh tại Nhật Bản có thể sẽ không để cho Trung Quốc có bất kỳ chiến thắng rõ ràng và sự thỏa mãn nào trước Nhật Bản. Tuy nhiên, giả định trước đó rằng Trung Quốc chỉ đơn thuần là một con hổ giấy không muốn và không thể trả đũa trong bất kỳ cách nào cần phải được xem xét lại.
Sự phát triến này có thể sẽ không khiến các kiến trúc sư của sự chuyển hướng sang châu Á, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton và Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á Kurt Campbell đánh giá lại các chính sách cơ bản.
Thay vào đó, nó sẽ được nhìn nhận như là một thử nghiệm về quyết tâm của Mỹ để thực hiện chính sách – “kiểm tra lòng can đảm” – mặc dù “lòng can đảm” trong thế giới thực trong câu hỏi nằm tại các lĩnh vực yếu của nền kinh tế Nhật Bản – và, gần như chắc chắn Chính quyền Obama có thể sẽ “xuống nước gấp đôi”, chứ không phải “quay trở lại”.
Ban đầu, tình trạng phân cực bị kích động bởi sự chuyển hướng có thể được coi như là một đặc điểm, chứ không phải là một sai sót. Nhật Bản, ngày càng xa lạ với Trung Quốc, nước sẽ liên kết nhiệt tình và hiệu quả hơn với Mỹ.
Tuy nhiên, khi Nhật Bản và Trung Quốc leo thang tranh chấp Senkaku (Điếu Ngư), khả năng của Mỹ để ngăn chặn, hạn chế, khai thác, hoặc xoáy vào xung đột này sẽ giảm đi tương ứng.
Tại Nhật Bản, chống Trung Quốc hiện là một lối sống chính trị, không chỉ là một mưu kế ngoại giao, ở Trung Quốc, chống Nhật Bản đang trở thành một vấn đề của bản sắc dân tộc.
Uichiro Niwa, một doanh nhân, người đã từ bỏ cương vị Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản vì quan điểm ôn hòa, không thay đổi quan điểm về vấn đề Senkaku (ông hiện vẫn tạm quyền do người kế nhiệm đã chết vì đau tim trước khi nhận nhiệm vụ), buồn rầu nói: “Hiện các chương trình truyền hình của Trung Quốc liên tục đưa hình ảnh lá cờ Nhật Bản và một bức ảnh của tôi. Họ nói bằng ngôn ngữ đơn giản rằng Nhật Bản là một tên trộm đã đánh cắp lãnh thổ Trung Quốc. Ngay cả học sinh tiểu học có thể liên tưởng các hành vi trộm cắp với lá cờ và hình ảnh của tôi. Ở Trung Quốc, tôi cảm thấy như mình là kẻ cầm đầu”.
Ông Niwa cho biết nhiều tình nguyện viên Nhật Bản dạy tiếng Nhật hoặc làm việc như những người chăm sóc, theo một chương trình của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, cũng cảm nhận một cảm giác căng thẳng cực độ. Ông Niwa, người trở thành Đại sứ tại Trung Quốc năm 2010, nói: “Đây là lần đầu tiên họ báo cáo về một tình hình như vậy kể từ khi tôi đến Trung Quốc”.
Bản thân ông Campbell đã công nhận sai lầm cơ bản của chiến lược chuyển hướng sang châu Á của Mỹ khi ông đề cập tới sự thù địch gia tăng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, nảy sinh tất nhiên bởi các yếu tố trong quá khứ và hiện tại, nhưng trầm trọng hơn do sự hiện diện của Mỹ.
Chúng tôi đang lo lắng rằng mức độ căng thẳng cao, dai dẳng làm mất đi lợi thế thương mại Trung-Nhật, và các mối liên kết rất lớn đã phát triển giữa con người với con người, về văn hoá, kinh doanh… nó đang khuấy động cảm xúc tiêu cực ở cả hai bên… Chúng tôi thừa nhận rằng thiệt hại đã xảy ra, và chúng tôi đang lo lắng về nó.
Theo tác giả Peter Lee, những con người này đang học cách căm ghét nhau vì những lý do hiện tại cũng như những lý do lịch sử, và Mỹ không làm gì được nhiều về điều này. Điều đó có thể là hậu quả lâu dài nhất từ sự chuyển hướng của Mỹ.