THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Tư, ngày 14/11/2012
TTXVN (Hồng Công 12/11)
Trong thời gian qua, người ta nói nhiều đến những nỗ lực hòa bình mà Tổng thống Mianma Thein Sein đang thúc đẩy nhằm chấm dứt các cuộc xung đột giữa quân đội nước này với các nhóm vũ trang sắc tộc trên cả nước. Trong các nỗ lực hòa bình ấy có nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột với tộc người Karen ở bang Karen(còn gọi là bang Kayin). Tuy nhiên, báo mạngAsia Times Online vừa đăng bài viết của nhà báo tự do chuyên viết về Mianma và Đông Nam Á, ông Francis Wade, trong đó cho rằng đằng sau nỗ lực thúc đẩy hòa bình của Chính phủ Micinmci với người Karen còn ẩn giấu nhiều toan tính thâm sâu. Dưới đây là nội dung bài viết:
Cuộc đấu tranh của phong trào nổi dậy Liên đoàn
dân tộc Karen (KNU) đòi quyền tự trị từ Chính phủ Trung ương Mianama giờ
đây đã bước sang thập kỷ kháng chiến vũ trang thứ sáu. Cuộc đấu tranh
này được công nhận rộng rãi là phong trào nổi dậy kéo dài nhất thế giới.
Giờ đây, một sự chia rẽ trong các thủ lĩnh cấp cao của KNU đang đe dọa
làm suy yếu mặt trận vũ trang của phong trào nổi dậy này và làm xói mòn
vị thế thương lượng của KNU vào một thời điểm mà nỗ lực của Tổng thống
Mianma Thein Sein trong việc thúc đấy hòa bình với các nhóm “quân đội”
của các sắc tộc ở nước này đã đạt được sự thừa nhận lớn hơn của cộng
đồng quốc tế.
3 thủ lĩnh cấp cao của KNU – Tư lệnh quân đội,
Tướng Mutu Say Poe cùng hai thành viên Ban điều hành Trung ương KNU là
Roger Khin và David Taw, người mới qua đời – hôm 2/10 vừa qua đã bị Ban
điều hành Trung ương KNU cách chức do đã phá vờ nghi thức ngoại giao của
tô chức trong những nồ lực cá nhân của họ nhằm tăng cường các mối quan
hệ với Nâypiđô thông qua một thỏa thuận Hòa bình Mianma do Chính phủ Na
Uy bảo trợ, Thỏa thuận mang tên Sáng kiến Hỗ trợ Hòa bình Mianma (MPSI).
Tổng thống Thein Sein đã nhận được sự chống lưng vững chắc và ủng hộ
mạnh mẽ từ các quốc gia phương Tây, trong đó có Na Uy vì những sáng kiến
ngừng bắn của nhà lãnh đạo này.
3 quan chức cấp cao nói trên của KNU bị thải hồi
trên danh nghĩa vì đã mở một văn phòng liên lạc với Chính phủ Mianma,
như được gọi trong MPSI, mà chưa được phép của Bộ chỉ huy trung ương của
KNU. Trong khi động thái này thể hiện một sự vi phạm nghiêm trọng hệ
thống chỉ huy của KNU, nó cũng che giấu một vấn đề quan trọng liên quan
đến bất kỳ lệnh ngừng bắn nào tiềm ẩn khả năng phá hoại các dự án phát
triển quốc gia mà cuối cùng đặt bang Karen dưới sự kiểm soát lớn hơn của
chính quyền trung ương và tấn công vào trung tâm của cuộc chiến đòi
quyền tự trị lâu dài của người Karen.
3 thủ lĩnh cấp cao vừa bị thải hồi đại diện cho
một phái ôn hòa trong KNU ủng hộ thương lượng về một thỏa thuận ngừng
bắn với Chính phủ Mianma để đổi lấy sự hỗ trợ phát triển. Một thỏa thuận
như vậy sẽ mở đường cho đầu tư trên phạm vi rộng vào bang miền Đông;
giàu tài nguyên này, một sự thỏa hiệp mà một phái cứng rắn đối địch
trong KNU và nhiều người dân Karen – những người đã chịu sự đàn áp quân
sự nhiều thập kỷ – vẫn chưa chuẩn bị tinh thần ủng hộ.
Được dẫn dắt bởi Tướng Zipporah Sein, phái cứng
rắn trong KNƯ đã thực hiện một đường lối chính sách thăm dò và thận
trọng hơn trong các cuộc thương lượng với chính phủ gần giống dân sự của
Tổng thống Thein Sein. Phái này kiên quyết nhấn mạnh những mối nguy
hiểm của việc mở cửa quá nhiều, quá nhanh cho đầu tư từ bên ngoài trước
khi đạt được một giải pháp chính trị bền vững cho những bất bình mà
người dân Karen đã phải gánh chịu. Mặc dù không được bầu chọn, nhưng KNU
coi bản thân họ là đại diện cho các lợi ích của người dân Karen.
Kinh nghiệm của tộc người Kachin, những người mà
lệnh ngừng bắn 17 năm giữa họ với chính quyền đã chấm dứt vào năm ngoái
trong bối cảnh lại xảy ra những hành động vũ trang thù địch mới, đã được
đánh dấu bởi những dự án phát triển tàn phá môi trường thường do Chính
phủ điều khiển, bao gồm thủy điện, chặt phá rừng và các dự án khai thác
mỏ liều lĩnh. Tình trạng quân sự hóa đi kèm tại các khu vực được đặt mục
tiêu phát triển đã giúp người Karen biết được một câu chuyện mang tính
cảnh báo. Bang miền núi phía Đông của họ giáp biên giới với Thái Lan
cũng giàu tài nguyên vàng, tiềm năng thủy điện và nhiều loại tài nguyên
khác.
Bang Karen đã phải đối mặt với tình trạng thiệt
hại do sự phát triển dựa trên bòn rút các nguồn tài nguyên. Các bác sĩ
thuộc Tổ chức Nhân quyền, một nhóm nhân quyền ở Mỹ, trong một báo cáo
công bố hồi tháng 8 vừa qua đã nêu rõ: “những người sống gần một mỏ
khoáng sản, đường ống dẫn, đập thủy điện hoặc dự án phát triển kinh tế
khác do Chính phủ Mianma thúc đẩy tại bang Karen… chắc chắn đã 8 lần bị
ép buộc phải làm việc cho quân đội và hơn 6 lần bị buộc phải rời bỏ nơi
sinh sống hoặc bị hạn chế đi lại”.
Với những báo cáo như vậy và tiền lệ ở bang
Kachin, các nhà lãnh đạo KNU đã tranh luận về phạm vi và về những giới
hạn mà họ sẽ cho phép các nhà đầu tư từ bên ngoài đầu tư vào lãnh thổ
của họ. Vấn đề trung tâm của cuộc tranh luận là dự án công nghiệp và
cảng Dawei, một dự án lớn có giá trị 50 tỷ USD được lên kế hoạch thực
hiện để phát triển tuyến bờ biển ở miền Nam Mianma. Nếu hoàn thành theo
đúng thiết kế, dự án do Thái Lan hỗ trợ sẽ trở thành một vùng công
nghiệp lớn nhất Đông Nam Á.
Những tuyến đường chính nối cảng Dawei với Thái
Lan hiện đang được xây dựng xuyên qua vùng lãnh thổ do Lữ đoàn 4 của KNU
kiểm soát. Các tiêu đoàn khác của KNU ở gần dự án và các đơn vị mở rộng
của phong trào này đã chống lại việc mở đường. Tháng 12 năm ngoái, giao
tranh đã nổ ra giữa Lữ đoàn 4 và quân chính phủ chịu trách nhiệm bảo vệ
một đoạn đường gần thị trấn Myitta. Những vụ xung đột tương tự cũng đã
bùng phát rải rác trong năm 2011.
Tháng 7/2011, Tập đoàn thông tin Karen (Karen
News Group) đã dẫn lời Tướng Zipporah Sein nói rằng các công ty vào khu
vực này mà chưa được phép của KNU “sẽ bị coi là các công ty được chế độ
độc tài quân sự ủng hộ”.
Những lợi ích tập thể
Cho đến nay, dự án Dawei trị giá nhiều tỷ USD và
do nước ngoài đầu tư là trọng tâm của Chính phủ Mianma trong việc thúc
đẩy hòa bình ở bang Karen. Các cuộc đàm phán ngừng bắn trước đó giữa các
đại diện chính phủ và KNU cũng có sự tham dự của các đại biểu từ Dawei
Princess, một đối tác Mianmatrong dự án Dawei do gã khổng lồ về công
trình của Thái Lan là Italthai đứng đầu.
Trong một sự xuất hiện trước đó, Dawei Princess
đã hoạt động dưới cái tên Công ty Hein Yadana Moe và đã được Lữ đoàn 4
cho phép chặt gỗ ở khu vực Dawei. Mối quan hệ này, cùng với việc vị Giám
đốc Quản lý Dawei Princess, ông Ngwe Soe đã từng là một Đại tá quân đội
Mianma, có nghĩa là công ty này là công ty duy nhất giữ vị trí trung
gian giữa Chính phủ Mianma và KNU.
Những lợi ích riêng của Dawei Princess trong việc
chấm dứt cuộc chiến của KNU là rất lớn. Italthai đã ký một thỏa thuận
với Dawei Princess hồi tháng 4/2011, theo đó cho phép tập đoàn này có
vai trò đi đầu trong việc xây dựng tuyến đường dẫn vào dự án hợp tác
Thái Lan-Mianma. Tuy nhiên, sự kiểm soát của KNU đối với vùng lãnh thổ
dọc theo tuyến đường này là một trở ngại đáng kể đối với tiến trình xây
dựng.
Sự liên quan của công ty này trong các cuộc đàm
phán về một lệnh ngừng bắn vẫn chưa được Chính phủ Mianma hay KNU công
khai. Mặc dù vậy, các quan chức Công ty Dawei Princess, trong đó có Giám
đốc Quản lý Ngwe Soe, đã bị chụp ảnh trong vài lần có mặt tại các vòng
đàm phán cùng với Aung Min, Trưởng phái đoàn thương lượng hòa bình của
Chính phủ Mianma. Có tin nói rằng hai nhân vật bị KNU thải hồi gần đây
là Tướng Mutu Say Poe và David Taw đã thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn
nhanh chóng tại các cuộc thương lượng.
Tuy nhiên, với khoảng 30.000 người dân, trong đó
có một lượng lớn là người Karen, phải đối mặt với tình trạng mất nhà cửa
và viễn cảnh là một số lượng lớn binh sĩ quân đội Mianma sẽ được triển
khai để bảo vệ dự án ở gần vùng lãnh thổ do KNU kiểm soát, nhiều quan
chức KNU đang lo ngại về những tác động tiềm tàng của dự án Dawei đối
với môi trường, xã hội và chính trị khu vực.
Hồi tháng 1 vừa qua, ít ngày sau khi thỏa thuận
ngừng bắn đầu tiên giữa lực lượng vũ trang của tộc người Karen với chính
phủ bị phá vỡ, Phó Chủ tịch KNU David Takapaw đã phát biểu với tổ chức
truyền thông Tiếng nói Dân chủ Mianma: “Về phía chính phủ, đến nay họ
đang thúc đẩy phát triển. Chúng tôi coi đó là một trò bịp bợm, một lời
đề nghị xảo trá, bởi vì phát triển sẽ làm cho người dân và môi trường
của chúng tôi trở nên tồi tệ do nó mang những công ty quốc tế đến và
biến người dân của chúng tôi thành lao động của họ”.
Một thông báo do KNU đưa ra hồi tháng 2 năm nay
nói rằng “các lệnh ngừng bắn đơn phương sẽ không có hiệu quả trong việc
mang lại hòa bình bền vững”. Sau đó, Tướng Zipporah Sein tuyên bố: “Nếu
như các dự án phát triển được thiết lập ở các khu vực của KNU và nếu như
quân đội Mianma điều thêm quân đến để bảo vệ an ninh cho các dự án đó,
thì sẽ có thêm nhiều vụ vi phạm nhân quyền. Đó là lý do tại sao chúng
tôi chỉ muốn thấy sự phát triển khi đã có hòa bình và ổn định”.
Trong quãng thời gian thỏa thuận ngừng bắn đầu
tiên được môi giới hồi đầu năm nay, bất chấp những lời phủ nhận liên
tiếp về một sự chia rẽ sắp xảy ra trong ban lãnh đạo KNU, bầu không khí
tức giận đã bắt đầu bùng phát trong KNU. David Takapaw và David Taw, cả
hai nhân vật kỳ cựu có nhiều ảnh hưởng trong cuộc đấu tranh của KNU,
được cho là đã bất hòa với nhau xung quanh vấn đề KNU nên đảm bảo tốc độ
tiếp xúc với chính phủ ở mức độ nào.
Quả bom hòa bình
Takapaw có sự ủng hộ của ông chủ KNU, Tướng
Zipporah Sein, trong khi phía của Taw được cho là đằ phát triển các mối
quan hệ với các nhân vật ôn hòa trong Chính phủ của Tổng thống Thein
Sein thông qua MPSI của Chính phủ Na Uy. Trong những tháng gần đây, Na
Uy đã chuyển hàng triệu USD viện trợ cho các nhóm ở Rănggun để thúc đẩy
phát triển hậu ngừng bắn ở bang Karen.
Với sự liên quan ban đầu trong các dự án dọn mìn
quy mô nhỏ, MPSI đã được thiết kế để mở rộng các sáng kiến kinh tế nhằm
mục đích giúp phục hồi khu vực Karen, một bang bị chiến tranh tàn phá.
Những sáng kiến này gồm có việc tạo ra “các ủy ban phát trien cộng đồng”
và các văn phòng liên lạc chính phủ và các quân đội cúa những tộc người
tại các vùng lãnh thố thuộc quyền kiểm soát của mỗi bên, để tăng cường
cải thiện liên lạc. Trong khi những sáng kiến đó nhận được sự ủng hộ của
Liên hợp quốc và được sự phê chuẩn của quân đội thuộc các sắc tộc như
Quân đội bang Shan, thì chúng vẫn gây ra nhiều tranh cãi.
Tranh cãi đầu tiên và quan trọng nhất là Na Uy đã
chỉ sử dụng các tổ chức được chính phủ phê chuẩn làm các đối tác địa
phương, bất chấp sự tồn tại của nhiều tổ chức cộng đồng độc lập ở bang
Karen và dọc khu vực biên giới với Thái Lan. Những tổ chức độc lập này
đã nhiều lần nhấn mạnh rằng để đạt được thành công, MPSI phải giành được
sự tin tưởng của các nhóm cơ bản, mà nhiều nhóm trong số này hiện vẫn
nghi ngờ những động cơ đằng sau đề nghị phát triển vì hòa bình qua chính
phủ.
Một số người Karen lo sợ rằng sáng kiến do Na Uy
ủng hộ cuối cùng sẽ ép buộc các nhóm cơ bản bắt ta với một chính phủ mà
họ vẫn cảm thấy cực kỳ thiếu độ tin cậy, trong khi lại mở đường cho việc
phát triển kinh tế do nhà nước dẫn dẳt trước khi bang Karen đủ ổn định
để phân phối một cách hiệu quả các lợi ích của việc đầu tư theo một mức
độ cơ bản.
Các đại diện MPSI đã phủ nhận ràng dự án nhiều tỷ
USD này đã gây ra sự chia rẽ trong nội bộ KNU, dù các công việc của dự
án này hiện vẫn đang được đình chỉ cho đến khi KNU giải quyết được cuộc
khủng hoảng nội bộ hiện nay. Kể từ khi bắt đầu, các đại diện MPSI đã bị
cáo buộc chỉ giải quyết vấn đề với những người ủng hộ những đề nghị của
họ mà bỏ qua những người chống lại sáng kiến này.
Tướng Zipporah Sein nói hồi tháng 5, ít tháng sau
khi MPSI được khởi động, rằng sáng kiến này không nên vượt ra ngoài
giới hạn của một giai đoạn thăm dò cho đến khi KNU đạt được một “sự dàn
xếp chính trị” với chính phủ. Đó là một lời kêu gọi từ lãnh đạo tối cao
KNU mà Na Uy có vẻ như đã phớt lờ trong kế hoạch thúc đẩy hòa bình thông
qua phát triển của họ.
Kể từ khi những tin tức về sự chia rẽ trong nội
bộ KNU lọt ra ngoài, các chuyên gia phân tích đã nêu bật việc Chính phủ
Mianma tiếp tục sử dụng chiến thuật chia để trị với các nhóm sắc tộc.
Chiến thuật này chắc chắn đang được sử dụng – trong thực tế, một số đánh
giá cho rằng hiện nay có ít nhất 5 nhóm vũ trang Karen bản xứ với các
mức độ quan hệ khác nhau với chính phủ – nhưng xét từ thượng tầng KNU,
những bất đồng ý kiến bên trong phong trào này đã không được xử lý tốt
từ trên cấp cao nhất.
Một vụ việc tương tự đã xảy ra vào năm 2006 khi
cố lãnh đạo của người Karen. Tướng Bo Mya, gặp các quan chức Mianma ở
Thái Lan để thảo luận về khả năng thực hiện một thỏa thuận ngừng bắn mà
chưa được phép của Ban chấp hành trung ương KNU. Ông này đã giữ được vị
trí của mình, nhưng đã khiến các quan chức vũ trang cấp cao của phong
trào này tức giận.
Những nhân vật kỳ cựu của KNU đã chán đến tận cổ
các chiến thuật của chính phủ, trong đó có việc thường xuyên mở rộng các
đề nghị hòa bình chỉ để lợi dụng sự yên tĩnh sau đó nhằm củng cố các vị
trí của quân chính phu trước cuộc chiến mới. Cho đến nay, ban lãnh đạo
một phong trào KNU kiệt quệ vì chiến tranh dường như coi mồi nhử của sự
phát triển và vai trò chính trị mang tính chất thăm dò trong tương lai
của đất nước như một giải pháp để họ có thể tiếp tục tồn tại được. Sự
chia rẽ gần đây cuối cùng có thể có nguyên nhân phần lớn là do chiến
thuật thương lượng hơn là do sự bất đồng về mục tiêu.
Đâu đó ở đất nước Mianma, như ở bang Kachin,
những sự kiện gần đây cho thấy vẫn có những nguy cơ đáng kể trong việc
ràng buộc cam kết với chính phủ. Trong khi vẫn dùng những từ ngữ khoa
trương khi nói về thúc đẩy hòa bình với các nhóm sắc tộc, Tổng thống
Thein Sein đã thất bại trong việc kiềm chế quân đội, lực lượng đang tiếp
tục đàn áp và tiến hành các vụ tấn công lạm dụng quyền lực chống lại
tộc người Kachin ở khu vực miền Bắc xa xôi của đất nước.
Bất chấp một thỏa thuận ngừng bắn mang tính chất
thăm dò, các hoạt động vũ trang thù địch vẫn tiếp tục diễn ra ở bang
Karen. Nhóm cứu trợ Biệt đội Mianma Tự do hồi tháng 9 nói trong một bản
tin rằng bất chấp lệnh ngừng bắn, quân đội Mianma tiếp tục “cung cấp cho
các doanh trại của họ vượt quá tỷ lệ cung cấp thông thường và tiếp tục
sử dụng các lao động bị cưỡng bức” ở bang Karen. Nhóm cứu trợ trên, một
tổ chức thường hoạt động bí mật ở các khu vực xung đột, cũng nói rằng
quân đội Mianma đang xây dựng những doanh trại mới và tiến hành các vụ
tấn công quân sự ở những khu vực đã tuyên bố ngừng bắn.
Những thông tin trên đã làm dấy lên nghi vấn về
sự chân thành và những cam kết trong các đề nghị thương lượng hòa bình
mà chính phủ đưa ra với KNU. Các chuyên gia phân tích cũng nghi ngờ rằng
liệu Na Uy hay các quốc gia phương Tây khác giờ đây hăng hái ủng hộ các
sáng kiến hòa bình của Tổng thống Thein Sein có hay biết gì về sự mong
manh của một tiến trình cải cách chủ yếu bị chi phối bởi giới tinh hoa
ưu tú Mianma vốn đang khát những cơ hội kinh doanh ở các vùng lãnh thổ
giàu tài nguyên của các nhóm sắc tộc ở quốc gia Đông Nam Á này?
Trong khi đó, một sự chia rẽ thành hai phái ôn
hòa và cứng rắn trong nội bộ KNU báo trước điều bất lợi cho những triển
vọng hòa bình ở bang Karen. Cái chết của nhà môi giới quyền lực đầy ảnh
hưởng David Taw sau một cuộc đấu tranh kéo dài chống lại bệnh tật, sẽ
càng làm phức tạp nội bộ KNU. Chiến thuật chia để trị của chính phủ lại
một lần nữa góp phần vào việc gây chia rẽ ban lãnh đạo của một quân đội
sắc tộc thù địch. Một KNU bị vỡ làm nhiều mảnh sẽ khó giải quyết hơn là
một KNU thống nhất.