Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

42. Xung đột tại dãy Gada: Cuộc chiến tự phát hay một chiến lược?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 27/11/2012
TTXVN (Prêtôria 26/11)
Câu hỏi quan trọng nhất đối với cộng đồng quốc tế trong những ngày gần đây, khi cuộc xung đột đẫm máu tại Dải Gada giữa Ixraen và Hamas bắt đầu, là đây có phải là một hoạt động bình thường của giai đoạn tiếp theo xung đột giữa Palextin và Ixraen đã diễn ra trong suốt 60 năm qua, hay là sự bắt đầu trên cơ sở một kế hoạch đã được định trước và là một chiến lược của một trong hai bên Palextin hay Ixraen? Nếu trường hợp thứ hai là đúng thì ai sẽ là người được hưởng lợi từ cuộc chiến này và ai sẽ phải gánh chịu hậu quả?
Theo “Mạng tin Trung Đông”, để trả lời câu hỏi này cần thiết phải xem xét vị thế từng bên ở khu vực cũng như các cường quốc quốc tế đang can dự vào cuộc chiến tranh này. Theo cách này, sẽ có câu trả lời tương đối khi đưa ra một bức tranh toàn cảnh về những gì từng cường quốc đang tìm kiếm gây ảnh hưởng trong cuộc chiến này. Không giống như các cuộc xung đột trước đây, cuộc chiến hiện nay ở Dải Gada đang phát triển theo các chiều hướng khác nhau tại các diễn đàn quốc tế.
Cuộc chiến tranh tại Dải Gada đang dần trở thành chiến trường cho các tranh chấp giữa các quốc gia trong khu vực cũng như các nước phương Tây. Các dấu hiệu của một sự triển khai chính trị mới đối với khủng hoảng hiện tại ở Dải Gada đã thể hiện rõ ràng trong vài ngày qua khi Chính quyền Barack Obama, cho dù trước đây có những bất đồng với Ten Avíp về chương trình hạt nhân Iran, đã công khai ủng hộ các hành động quân sự của quân đội Ixraen đối với Dải Gada. Mặt khác, một số nước trong khu vực như Nga, Thổ Nhĩ Kỷ đã chỉ trích một số nước khi khuyến khích Ixraen sử dụng bạo lực chống lại người dân Palextin.
Những bằng chứng hiện có cho thấy cuộc chiến tranh hiện nay ở Dải Gada, giống như khủng hoảng ở Xyri, đã dẫn đến một sự sắp xếp mới về trật tự chính trị ở Trung Đông. Theo sự sắp xếp này, những chính phủ liên quan đến các cuộc khủng hoảng được chia thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm Nga, Ai Cập và những nước Arập đang thực hiện các biện pháp cần thiết để thiết lập thỏa thuận ngừng bắn trong khu vực. Nhóm thứ hai gồm Ixraen, Mỹ, Anh và một số quốc gia châu Âu khác. Kể từ khi cuộc chiến nổ ra, số này đã hình thành một mặt trận thống nhất chống lại phong trào kháng chiến của Hamas và không ngừng thể hiện sự ủng hộ đối với Ten Avíp bằng cách tuyên bố rằng các cuộc tấn công của Ixraen đơn giản chỉ là quyền phòng vệ chính đáng. Nhóm thứ ba bao gồm các nước đang trong tình trạng lấp lửng về chính trị gồm Arập Xêút, Gioócđani yà Cata. Nhiều nước Arập vốn có giới lãnh đạo bảo thủ đến nay chẳng thực hiện bất kỳ hành động nào cả. số này chỉ chờ đợi kết quả của các cuộc xung đột đẫm máu và theo quan điểm chủ nghĩa cơ hội nên cho rằng bất kỳ hình thức ủng hộ chắc chắn nào đối với Palextin hay phản ứng tiêu cực đối với các cuộc tấn công của Ixraen sẽ chỉ là một sự rủi ro chính trị. Bức tranh toàn cảnh này cho thấy tổng thể các quan điểm do ba nhóm nước trong cuộc chơi chính trị với cuộc chiến tranh tại Dải Gada.
Đối với những nước Arập bảo thủ, cuộc chiến tại Dải Gada là một nỗ lực để cứu chế độ Al-Assad và bảo vệ cho chương trình hạt nhân Iran. Trong ba thập kỷ qua, đối với tất cả các cuộc chiến tranh giữa Palextin, Ixraen hay giữa Libăng và Ixraen, các nước Arập bảo thủ đã viện dẫn thuyết thận trọng và chờ đợi. Ý tưởng thận trọng và im lặng thậm chí còn tiến xa hơn nữa trong sự kiện cuộc chiến 33 ngày tại Libăng (2006) và sau đó là cuộc chiến 22 ngày tại Dải Gada (20Ọ6), khi đó các nước Arập bảo thủ đã gián tiếp đứng về phía những kẻ xâm lược đó là Ixraen nhưng đồng thời cũng kiềm chế sự ủng hộ đối với cuộc kháng chiến của người dân Palextin.
Vào thời điểm đó, mặt trận thống nhất các quốc gia Arập bảo thủ đã hình thành thế kiềng ba chân với ba chính phủ lớn có ảnh hưởng về tài chính và địa chính trị đối với tranh chấp giữa Palextin và Ixraen là Arập Xêút, Gioócđani và Ai Cập.
Một diễn biến quan trọng nữa được tạo dựng trong sự sắp xếp chính trị mới của các quốc gia Arập bảo thủ ở khu vực với cuộc chiến ở Dải Gada chính là sự thay đổi quan điểm của Ai Cập đối với vấn đề Palextin, đặc biệt là tình hình hiện nay ở Dải Gada, sau sự sụp đổ của cựu độc tài Hosni Mubarak. Kết quả là một bên trong thế kiềng ba chân nói trên đã bị sụp đổ và được thay thế bằng một quốc gia mới tuy nhỏ nhưng giàu có và đầy tham vọng, đó là Cata.
Hiện nay, vị thế của ba nước Arập bảo thủ đối với tình hình tại Gada đã bị chi phối bởi một chính sách lớn hơn hay nói một cách chính xác hơn là sự liên kết của ba nước này với Mỹ để đối phó với tình hình khủng hoảng tại Trung Đông. Giai đoạn đầu, liên minh này đã thực hiện đối với ba cuộc khủng hoảng lớn tại Libi, Yêmen và Baranh. Theo một thỏa thuận bất thành văn, các nhà lãnh đạo của Arập Xêút, Gioócđani và Cata đã đồng ý với các nước châu Âu và Mỹ theo một thể thức nhất định về sự phân chia ảnh hưởng tại Trung Đông.
Đối với khối các nước Arập bảo thủ, Dải Gada và những gì đang xảy ra ở Palextin không phải là một ưu tiên hàng đầu bởi vì họ đã đầu tư mọi khả năng của mình vào vấn đề Xyri. Vì vậy, điều hoàn toàn tự nhiên đối với các nước này là coi cuộc chiến tại Dải Gada hay bất kỳ sự việc bất thường nào khác, có thể gây cản trở hay thậm chí làm lu mờ đến kế hoạch lật đổ Chính phủ Xyri, là một thách thức lớn.
Vì vậy, chẳng lấy gì làm lạ khi các phương tiện truyền thông lớn của Arập Xêút hay mạng lưới truyền thông của Al Jazeera do Cata quản lý đã tuyên bố xung đột hiện nay giữa lực lượng kháng chiến Hamas và quân đội Ixraen chỉ là một chiến thuật của Iran và Xyri, như một chiếc dù cứu vãn cho sự sụp đổ của Chính quyền Assad và đủ để thách thức an ninh của Ixraen, Trong trường hợp này, cả Mỹ và các nước châu Âu cũng khó có thể đủ sức để can dự vào các khủng hoảng khác được nữa ngoài vấn đề Xyri và chương trình hạt nhân Iran.
Đối tác phương Tây của Ten Avíp
Ngay sau khi xung đột xảy ra,Chính phủ Mỹ đã tạm quên đi những khác biệt giữa Barack Obama và Benjamin Netanyahu khi an ninh của Ixraen bị lâm nguy. Yào thời gian này, mặc cho Tổng thống Barack Obama giương cao khẩu hiệu thể hiện là người theo chủ nghĩa hòa bình nhưng Mỹ đã nhanh chóng bày tỏ sự ủng hộ đối với quyết định nguy hiểm của Ten Avíp khi tấn công Dải Gada. Thậm chí, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã điện đàm với Thủ tướng Benjamin Netanyahu, người mà Obama đã cố gắng giữ khoảng cách đến trước ngày cuộc tấn công xảy ra. Theo tuyên bố của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Obama nhấn mạnh sự hỗ trợ toàn diện của Oasinhtơn đối với quyền tự vệ chính đáng của Ixraen trong khi cũng bày tỏ sự thương tiếc đối với những thường dân Ixraen và Palextin bị thiệt mạng. Có nhiều tin đồn đoán rằng Netanyahu đã rất hài lòng với sự giúp đỡ của Mỹ đối với hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Ixraen. Tuy nhiên, sự trao đổi giữa Ten Avíp và Oasinhtơn không chỉ giới hạn trong cuộc điện đàm và hỗ trợ xây dựng hệ thống Iron Dome. Các phương tiện truyền thông phương Tây còn cho biết khi Chính phủ Ixraen đang tiến hành không kích vào Dải Gada, Bộ trưởng Quốc phòng Ixraen Ehud Barak đã điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Ixraen đã nhận được cam kết hỗ trợ của Mỹ trong cuộc chiến xâm lược đối với Palextin. Trong khi đó tại châu Âu, dường như có sự lưỡng lự giữa các đồng minh của Ixraen khi nhìn nhận diễn biến cuộc chiến theo nhiều quan điểm khác nhau.
Một số quan chức cấp cao trong Liên minh châu Âu (EU) đã luôn khẳng định tuyên bố của Ngoại trưởng Ixraen về vị thế của các nước châu Âu đối với Gada, Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh Catherine Ashton đã nhấn mạnh rằng Ixraen có quyền tự vệ chính đáng để ngăn chặn tên lửa từ Dải Gada bắn vào lãnh thổ nước này. Đồng thời bà cũng cáo buộc phong trào Hamas là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng hiện nay giữa Ten Avíp và Palextin bởi vì Hamas liên tiếp bắn tên lửa vào lãnh thổ Ixraen. Tuy nhiên, Ashton cũng đang cố chứng tỏ mình như những nhà lãnh đạo châu Âu trước đây khi thể hiện mình là người ủng hộ hòa bình và hòa giải giữa hai bên xung đột. Vì vậy, khi bày tỏ sự hối tiếc về những mất mát đối với dân thường Palextin và Ixraen đã bị giết hại thì bà cũng đồng thời bày tỏ mối lo ngại sâu sắc đối với sự leo thang bạo lực giữa Ixraen và Hamas tại Dải Gada.
Những người ủng hộ mi của Hamas và Dải Gada: Từ Anh emHồi giáo của Morsi đến Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ
Không giống như thời điểm có các hành động xâm lược trước đây của Ixraen, tại thời điềm này Dải Gada không đơn độc một mình. Ngược lại, Hamas lại có được lực lượng ủng hộ mạnh mẽ và nhiều đồng minh. Nhóm nước mới ủng hộ Hamas bao gồm những quốc gia có chính quyền mới được hình thành sau “Mùa Xuân Arập” và hiện giờ đang ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của Palextin. Kết quả là lần đầu tiên trong nhiều năm qua, thay vì tiến đến với Ten Avíp, đại diện của Ai Cập đã kiên định lập trường của mình đối với vấn đề Dải Gada. Mặc dù Obama cố gắng để làm cho thế giới tin rằng chuyến thăm của bộ trưởng và các nhà ngoại giao Arập đến Dải Gada đã được thực hiện theo sáng kiến của ông, nhưng trên thực tế chính Tổ chức Anh em Hồi giáo Ai Cập mới là người đưa ra và tìm mọi cách để biến sáng kiến này thành hành động thực tế. Trong chuyến thăm tới Dải Gada cách đây mấy ngày, Thủ tướng Ai Cập Hesham Kandil cùng Thủ tướng Palextin đã tuyên bố rõ ràng rằng tất cả máu đổ ở Dải Gada thuộc về thế giới Arập và họ không thể tiếp tục giữ im lặng. Ngoài ra,
Thủ tướng Ai Cập Hesham Kandil cũng tuyên bố ông đến Dải Gada với danh nghĩa Nhà nước Ai Cập để chứng tỏ những cam kết của nước này trong bao vệ quyền lợi chính đáng của nhà nước Palextin và Dải Gada. Ông Hesham Kandil nhấn mạnh nhà nước Palextin vẫn đang phải gánh chịu đau khổ và “chúng ta đã chứng kiến một vài phút trước đây trẻ em và người dân Palextin đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Ixraen vì họ tìm cách để đạt được quyền tự do của mình”.
Theo tuyên bố của đặc phái viên Tổng thống Morsi, Ai Cập đang tìm cách chấm dứt các biện pháp thù địch do Ixraen thực hiện trong thời gian ngắn nhất do sự gia tăng áp lực từ các nước Arập và cộng đồng quốc tế đối với Ixraen.
Thực tế, chuyến thăm đến Dải Gada của Thủ tướng Kandil và đoàn đại biểu cấp cao Ai Cập đã gửi đi một thông điệp rõ ràng đến Ten Avíp rằng Cairô sẽ không giữ chính sách trung lập nếu Ixraen tìm cách tiêu diệt hoặc cô lập hoàn toàn Hamas.
Chính phủ Tuynidi cũng thực hiện cách tiếp cận tương tự đối với vấn đề tại Dải Gada. Dưới sự cai trị độc tài của cựu Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali trước đây, Tuynidi không có phản ứng với những diễn biến chính trị tại đây. Nhưng hiện giờ, Tuynidi đang thực hiện các hành động ờ mức cao nhất bằng việc cử Ngoại trưởng của mình kêu gọi các nước Arập hỗ trợ Hamas chống lại Ixraen.
Trong thời gian này, Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất quan tâm đến hậu quả của cuộc chiến đẫm máu giữa Ixraen và Hamas. Theo các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, Aneara nhìn nhận cuộc xung đột này như quan điểm của Arập Xêút và Cata. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tin rằng cuộc chiến tranh này có thể hủy hoại sự tăng cường quyền lực cho Anh em Hồi giáo, mà Hamas là một chi nhánh của tổ chức này và thậm chí làm cho kế hoạch của Aneara đối với Xyri bị thay đổi. Vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng mọi biện pháp chính trị trong khả năng của mình để chấm dứt chiến tranh. Khi làm như vậy, giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng vai trò của Liên bang Nga và các cường quốc khác ngoại trừ các nước phương Tây tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Theo những tin tức mới đây nhất, Thủ tướng Erdogan đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó ông nhấn mạnh về sự cần thiết phải chấm dứt bạo lực tại Dải Gada.
Ngoài ra, dựa trên những thông tin được Điện Cremli công bố thì cuộc điện đàm đó được thực hiện theo sáng kiến của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo nhiều nhà phân tích, tình hình hiện nay ở Dải Gada đang là vấn đề trọng tâm của giới lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bởi vì sự leo thang xung đột tại Gada đã và đang làm gia tăng thương vong cho dân thường.
Xung đột tại Dải Gada: phép thử vi Liên hợp quốc
Đối với cộng đồng quốc tế, cuộc chiến tranh hiện nay ở Dải Gada là một phép thử nghiệm thực sự. Liên hợp quốc đang tiến hành nhiều nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gada sau khi những sáng kiến của châu Âu và thậm chí cả Mỹ để có được đàm phán hòa bình trở lại ở Trung Đông đều thất bại do sự không khoan nhượng của Ten Avíp. Theo thừa nhận của giới quan sát quốc tế, không quốc gia nào khiến cho vai trò của Liên hợp quốc tại Trung Đông mờ nhạt đi như những chính trị gia cực đoan đang nắm quyền ở Ixraen. Vai trò của Liên hợp quốc đã bị suy yếu nghiêm trọng bởi Chính quyền Netanyahu, thậm chí ngay cả yêu cầu cơ bản của Liên hợp quốc đối với việc tạm ngừng xây dựng các khu tái định cư Do Thái trên phần lãnh thổ bị chiếm đóng cũng bị Ixraen phớt lờ. Gần đây nhất, hành động chưa từng có tiền lệ là sự đe dọa của Ixraen với Liên hợp quốc khi Thủ tướng Netanyahu công khai cảnh cáo Liên hợp quốc về việc chống lại bất kỳ nỗ lực nào cho phép công nhận Chính quyền Palextin là nhà nước quan sát viên.
Vì vậy, đối với Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, làn sóng mới của xung đột quân sự tại Dải Gada có thể là một bài kiểm tra khó khăn. Tổng Thư ký Ban Ki-moon cũng hiểu được rằng Trung Đông mới đã hoàn toàn thay đổi. Kết quả của những thay đổi trên là từ dòng chảy của các phong trào chính trị mới đã lan tỏa khắp Trung Đông, từ Ai Cập đến Libi, khiến các quốc gia này chưa sẵn sàng để chấp nhận làm tổn thương đến lợi ích của các quốc gia Hồi giáo, trong đó có cả Palextin. Điều rõ ràng là các quốc gia mới tại Trung Đông và các nhà lãnh đạo tại đây sẽ không chấp nhận sự im lặng của Liên hợp quốc hướng về hoặc hỗ trợ Chính phủ Ixraen trong giai đoạn này. Vì vậy, một sự lặp lại chính sách trước đây của Liên hợp quốc để phù hợp với lợi ích của các nước phương Tây trong vấn đề Palextin sẽ không tránh khỏi rủi ro đáng kể và hậu quả đối với vị thế của tổ chức này, đặc biệt vai trò của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon.