19:11' 20/11/2012
Tổng thống B. Ô-ba-ma và nhà hoạt động dân chủ đối lập A-ung Xan Xu Ki |
Chiều ngày 19-11-2012, Tổng thống Mỹ
Ba-rắc Ô-ba-ma đã đến Phnôm Pênh, Cam-pu-chia để dự Hội nghị cấp cao
Đông Á (EAS) lần thứ 7.
Tháp tùng ông B. Ô-ba-ma có Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn (Hillary Clinton), nhiều quan chức cấp cao khác của Nhà Trắng cùng đoàn an ninh tùy tùng trên 200 người và 100 nhà báo.
Tại cuộc gặp riêng với Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Cam-pu-chia Hun Xen (Hun Sen) ngay trong chiều 19-11, Tổng thống B. Ô-ba-ma đã bày tỏ quan ngại về thành tích nhân quyền của Cam-pu-chia. Ông B. Ô-ba-ma cũng đề cập đến các vấn đề như bầu cử tự do và công bằng và việc giam giữ các tù nhân chính trị.
Theo Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhô-đét (Ben Rhodes) thuật lại, Tổng thống B. Ô-ba-ma cho rằng những vấn đề trên là một “chướng ngại vật” đối với việc phát triển mối quan hệ sâu đậm hơn giữa Mỹ và Cam-pu-chia.
Trong khi đó, các giới chức Cam-pu-chia đáp lại rằng những quan ngại về nhân quyền đã bị thổi phồng.
Trước đó, ngày 18-11, Tổng thống B. Ô-ba-ma đã tới thủ đô Băng Cốc, Thái Lan, mở màn cho chuyến công du ba nước Đông Nam Á. Tại cuộc hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Dinh lắc Si-na-oa-tra (Yingluck Shinawatra), Tổng thống Mỹ nhận định việc Thái Lan muốn tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thể hiện mong muốn chung của hai nước về một khu vực mà ở đó thương mại được tự do, công bằng, và mọi quốc gia đều tôn trọng luật chơi.
Về phần mình, bà D. Si-na-oa-tra mô tả chuyến thăm của ông B. Ô-ba-ma là “cơ hội hoàn hảo” để tiến tới dịp kỷ niệm 180 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Thủ tướng Dinh-lắc Si-na-oa-tra cho biết Thái Lan sẽ cân nhắc vấn đề tham gia đàm phán TPP và bảo đảm các thủ tục pháp lý trong nước về vấn đề này.
Rời Thái Lan, Tổng thống Mỹ đã có chuyến thăm Mi-an-ma kéo dài sáu tiếng đồng hồ. Giới quan sát cho rằng chuyến thăm Mi-an-ma tuy ngắn ngủi nhưng mang ý nghĩa quan trọng vì ông B. Ô-ba-ma là Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên thăm quốc gia Đông Nam Á này trong lịch sử quan hệ hai nước.
Tại thành phố Y-ăng-gun (Yangon), Tổng thống B. Ô-ba-ma đã gặp Tổng thống nước chủ nhà U Thên Sên (U Thein Sein). Hai bên trao đổi những vấn đề về quan hệ song phương cũng như tiến trình cải cách tại Mi-an-ma.
Tổng thống U Thên Sên cảm ơn các bên liên quan đã nỗ lực cải thiện quan hệ giữa Mi-an-ma và Mỹ. Tổng thống Mi-an-ma nhận định sự hợp tác hướng tới duy trì các mối quan hệ được cải thiện này cần dựa trên sự tôn trọng, thông cảm và hiểu biết lẫn nhau.
Trong khi đó, Tổng thống B. Ô-ba-ma cho rằng cuộc thảo luận với người đồng cấp U Thên Sên là tích cực, đồng thời ông ghi nhận các biện pháp cải cách của chính quyền Mi-an-ma, đánh giá cao những cam kết của Mi-an-ma trong việc giải quyết một số vấn đề như không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ngoài cuộc gặp Tổng thống Mi-an-ma U Thên Sên, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma còn gặp Chủ tịch Hạ viện U S-uê Man (U Shwe Mann) và bà A-ung Xan Xu Ki (Aung San Suu Kyi), nhà hoạt động dân chủ đối lập.
Bà A. Xan Xu Ki hy vọng rằng sự ủng hộ của Mỹ cho phong trào dân chủ ở Mi-an-ma sẽ còn tiếp tục trong những giai đoạn “khó khăn trước mắt”.
Một số nhà phân tích cho rằng chuyến công du châu Á của ông B. Ô-ba-ma ngay sau khi tái đắc cử là quá vội vàng và là một sai lầm.
Tuy nhiên, Tôm Đo-ni-lon (Tom Donilon), Cố vấn an ninh quốc gia của ông B. Ô-ba-ma, trong một cuộc họp báo tuần trước tại Oa-sinh-tơn cho biết Tổng thống B. Ô-ba-ma đã sớm xác định rằng nước Mỹ hiện đang đang chiếm “ưu thế” tại một số khu vực khác như Trung Đông nhưng lại “yếu thế” tại một số khu vực khác như châu Á.
Nhận định này cho thấy ông B. Ô-ba-ma tin tưởng rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương có giá trị chiến lược với Mỹ.
Cố vấn an ninh quốc gia Tôm Đo-ni-lon bổ sung: “Mỹ là một cường quốc ở Thái Bình Dương mà lợi ích không thể tách rời trật tự kinh tế, an ninh, và chính trị của châu Á. Thành công của Mỹ trong thế kỷ XXI phụ thuộc vào sự thành công của châu Á”.
Do đó, Tổng thống B. Ô-ba-ma đang nỗ lực thiết lập nhiều hiệp định mậu dịch tự do với các nước trong khu vực châu Á, với mục tiêu cuối cùng là “duy trì môi trường an ninh bền vững, một trật tự khu vực mà gốc rễ là sự cởi mở kinh tế, giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, cai quản dân chủ và tự do chính trị”./.
Tháp tùng ông B. Ô-ba-ma có Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn (Hillary Clinton), nhiều quan chức cấp cao khác của Nhà Trắng cùng đoàn an ninh tùy tùng trên 200 người và 100 nhà báo.
Tại cuộc gặp riêng với Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Cam-pu-chia Hun Xen (Hun Sen) ngay trong chiều 19-11, Tổng thống B. Ô-ba-ma đã bày tỏ quan ngại về thành tích nhân quyền của Cam-pu-chia. Ông B. Ô-ba-ma cũng đề cập đến các vấn đề như bầu cử tự do và công bằng và việc giam giữ các tù nhân chính trị.
Theo Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhô-đét (Ben Rhodes) thuật lại, Tổng thống B. Ô-ba-ma cho rằng những vấn đề trên là một “chướng ngại vật” đối với việc phát triển mối quan hệ sâu đậm hơn giữa Mỹ và Cam-pu-chia.
Trong khi đó, các giới chức Cam-pu-chia đáp lại rằng những quan ngại về nhân quyền đã bị thổi phồng.
Trước đó, ngày 18-11, Tổng thống B. Ô-ba-ma đã tới thủ đô Băng Cốc, Thái Lan, mở màn cho chuyến công du ba nước Đông Nam Á. Tại cuộc hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Dinh lắc Si-na-oa-tra (Yingluck Shinawatra), Tổng thống Mỹ nhận định việc Thái Lan muốn tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thể hiện mong muốn chung của hai nước về một khu vực mà ở đó thương mại được tự do, công bằng, và mọi quốc gia đều tôn trọng luật chơi.
Về phần mình, bà D. Si-na-oa-tra mô tả chuyến thăm của ông B. Ô-ba-ma là “cơ hội hoàn hảo” để tiến tới dịp kỷ niệm 180 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Thủ tướng Dinh-lắc Si-na-oa-tra cho biết Thái Lan sẽ cân nhắc vấn đề tham gia đàm phán TPP và bảo đảm các thủ tục pháp lý trong nước về vấn đề này.
Rời Thái Lan, Tổng thống Mỹ đã có chuyến thăm Mi-an-ma kéo dài sáu tiếng đồng hồ. Giới quan sát cho rằng chuyến thăm Mi-an-ma tuy ngắn ngủi nhưng mang ý nghĩa quan trọng vì ông B. Ô-ba-ma là Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên thăm quốc gia Đông Nam Á này trong lịch sử quan hệ hai nước.
Tại thành phố Y-ăng-gun (Yangon), Tổng thống B. Ô-ba-ma đã gặp Tổng thống nước chủ nhà U Thên Sên (U Thein Sein). Hai bên trao đổi những vấn đề về quan hệ song phương cũng như tiến trình cải cách tại Mi-an-ma.
Tổng thống U Thên Sên cảm ơn các bên liên quan đã nỗ lực cải thiện quan hệ giữa Mi-an-ma và Mỹ. Tổng thống Mi-an-ma nhận định sự hợp tác hướng tới duy trì các mối quan hệ được cải thiện này cần dựa trên sự tôn trọng, thông cảm và hiểu biết lẫn nhau.
Trong khi đó, Tổng thống B. Ô-ba-ma cho rằng cuộc thảo luận với người đồng cấp U Thên Sên là tích cực, đồng thời ông ghi nhận các biện pháp cải cách của chính quyền Mi-an-ma, đánh giá cao những cam kết của Mi-an-ma trong việc giải quyết một số vấn đề như không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ngoài cuộc gặp Tổng thống Mi-an-ma U Thên Sên, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma còn gặp Chủ tịch Hạ viện U S-uê Man (U Shwe Mann) và bà A-ung Xan Xu Ki (Aung San Suu Kyi), nhà hoạt động dân chủ đối lập.
Bà A. Xan Xu Ki hy vọng rằng sự ủng hộ của Mỹ cho phong trào dân chủ ở Mi-an-ma sẽ còn tiếp tục trong những giai đoạn “khó khăn trước mắt”.
Một số nhà phân tích cho rằng chuyến công du châu Á của ông B. Ô-ba-ma ngay sau khi tái đắc cử là quá vội vàng và là một sai lầm.
Tuy nhiên, Tôm Đo-ni-lon (Tom Donilon), Cố vấn an ninh quốc gia của ông B. Ô-ba-ma, trong một cuộc họp báo tuần trước tại Oa-sinh-tơn cho biết Tổng thống B. Ô-ba-ma đã sớm xác định rằng nước Mỹ hiện đang đang chiếm “ưu thế” tại một số khu vực khác như Trung Đông nhưng lại “yếu thế” tại một số khu vực khác như châu Á.
Nhận định này cho thấy ông B. Ô-ba-ma tin tưởng rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương có giá trị chiến lược với Mỹ.
Cố vấn an ninh quốc gia Tôm Đo-ni-lon bổ sung: “Mỹ là một cường quốc ở Thái Bình Dương mà lợi ích không thể tách rời trật tự kinh tế, an ninh, và chính trị của châu Á. Thành công của Mỹ trong thế kỷ XXI phụ thuộc vào sự thành công của châu Á”.
Do đó, Tổng thống B. Ô-ba-ma đang nỗ lực thiết lập nhiều hiệp định mậu dịch tự do với các nước trong khu vực châu Á, với mục tiêu cuối cùng là “duy trì môi trường an ninh bền vững, một trật tự khu vực mà gốc rễ là sự cởi mở kinh tế, giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, cai quản dân chủ và tự do chính trị”./.