THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Ba, ngày 30/10/2012
(Newsweek, tháng 10/2012)
Khi mùa Thu trở nên khô lạnh hơn, một nhiệm kỳ
thứ hai đối với Barack Obama trở nên có nhiều khả năng hơn. Tất nhiên,
điều này có thể thay đổi: các cuộc tranh luận, vấn đề Trung Đông, và số
người thất nghiệp vẫn có thể làm nổ tung cuộc chạy đua. Người ta nhớ
lại, vào thời điểm này năm 2004, George Bush đã sắp chứng kiến sự thu
hẹp khoảng cách dẫn đầu gần 8 điểm đối với một người trong tâm trạng bồn
chồn lo lắng vào Ngày Bầu cử. Nhưng một điều mà cho đến nay, theo quan
điểm của tác giả bài viết này, đã bị đánh giá thấp là tác động tiềm tàng
của một thắng lợi vững chắc của Obama, và có thể việc Đảng Dân chủ giữ
lại được Thượng viện và sự tiến bộ nào đó ở Hạ viện. Lúc này đây là một
kết quả có vẻ hợp lý một cách hoàn hảo. Đây còn là một thời khắc biến
chuyển trong các hoạt động chính trị hiện đại của Mỹ.
Nói một cách thẳng thắn, nếu Obama giành thắng
lợi, ông sẽ trở thành Reagan của Đảng Dân chủ. Câu chuyện này tự nó viết
tiếp. Ông sẽ nổi lên như một nhân vật thần thánh vật lộn qua cuộc suy
thoái và một thế giới bị khủng bố, định hình lại nền kinh tế bên trong
nó, thông qua chương trình chăm sóc sức khỏe phổ cập, tiêu diệt, đội ngũ
của Al- Qaeda, chỉ đạo cuộc cách mạng đòi quyền công dân, và sau đó
thưởng thức những thành quả của sự phục hồi. Chắc chắn, sự phục hồi của
Obama có thể không có được cùng sự mạnh mẽ đã gắn kết với Reagan – người
được hưởng lợi từ việc cắt giảm một lần trong một thế kỷ tỉ lệ thuế thu
nhập cao nhất (từ 70%, lần đầu, xuống còn 50%, và sau đó xuống còn 28%)
cũng như sự tăng vọt của chi phí quốc phòng vào một thời điểm khi khoản
nợ quốc gia chưa phải là một gánh nặng. Nhưng khả năng của Obama để có
được địa vị của Reagan là có thực. Đúng, Bill Clintơn đã giành được hai
nhiệm kỳ và là một chính trị gia sáng giá nhất không trừ một ai, như ông
đã thể hiện ở thành phố Chartotte trong một bài phát biểu hay nhất của
cả hai đại hội đảng bầu chọn ứng cử viên tổng thống. Nhưng cuộc khủng
hoảng mà Obama phải đối mặt trong ngày đầu của ông – giống như cuộc
khủng hoảng mà Reagan phải đối mặt – trầm trọng hơn nhiều so với bất cứ
cái gì mà Clintơn đã đối mặt, và do đó sự đảo lộn trong tương lai là lớn
hơn nhiều. Và không giống như sự ứng biến tay ba liên tiếp của Clinton,
Obama đã và đang chơi một ván bài chiến lược, lâu dài ngay từ đầu – một
ván bài lâu dài sẽ chỉ đem lại kết quả thực sự nếu ông có trọn vẹn 8
năm để chơi nó đến cùng. Ván bài đó không chỉ làm thay đổi nước Mỹ. Nó
có thể còn đưa phe đối lập với ông Đảng Cộng hòa (GOP), trở lại phái
giữa, đúng như Reagan đã đưa Đảng Dân chủ rời khỏi phái cực tả một cách
không phai mờ.
Tất nhiên, nhìn lại, sự so sánh giữa Obama và
Reagan dường như là lố bịch thậm chí là báng bổ. Trước hết, có cơ hội để
Reagan tái cử, giành thắng lợi ở 49 bang vào năm 1984 – điều mà Obama,
trong thời kỳ phân cực hơn nhiều, không thể hy vọng lặp lại. Điều cơ bản
hơn là câu chuyện thần thoại về Reagan với tư cách là một người có tư
tưởng bảo thủ không do dự đã khích lệ cánh hữu và làm nản chí cánh tả.
Nhưng thực tế về Reagan, đặc biệt trong nhiệm kỳ đầu của ông, là khác
hẳn. Trên cương vị của mình, ông là một người thực dụng trung hữu đã rất
chật vật trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, thay đổi chính mình bằng cách
cắt giảm thuế vài lần, dựa dẫm một cách không dễ dàng vào các đảng viên
Đảng Dân chủ ở phía Nam, xâm lược Libăng, làm thiệt mạng 265 quân nhân
Mỹ, và sau đó rút lui, và tái tranh cử với một chỉ số thảm hại về thất
nghiệp và lạm phát ở mức 11,5%. (Obama đang tranh cử nhiệm kỳ hai với
một chỉ số thảm hại là 9,8%), Reagan cũng bị chỉ trích mạnh mẽ từ cánh
hữu của ông, cũng như Obama bị chỉ trích từ cánh tả của mình. Một trích
đoạn kinh điển vào đầu năm 1983 từ tờ Miami Herald: “Những người bảo thủ
có thể không ủng hộ Tổng thống Reagan tái cử năm 1984 trừ phi ông thay
đổi hoàn toàn cái mà họ gọi là ‘gần như một cuộc đổ xô sang cánh tả’ ở
Nhà Trắng”. Phe Cộng hòa của Reagan mất 26 ghế năm 1982, giảm 13% so với
số ghế năm trước đó của họ. Cùng năm đó, tỉ lệ ủng hộ Reagan giảm xuống
còn 35% – thấp hơn vài điểm trong nhiệm kỳ đầu của ông so với mức điểm
mà Obama đã từng đạt được, Nếu người ta so sánh cuộc thăm dò ý kiến của
tổ chức Gallup về tỉ lệ ủng hộ tổng thống, người ta cũng nhận thấy một
điều thú vị: tỉ lệ ủng hộ trong nhiệm kỳ đầu của ông Obama – các mức cao
nhất và thấp nhất – giống với tỉ lệ ủng hộ của Reagan hơn bất cứ tổng
thống nào khác gần đâỵ; chỉ có là mức thấp của Obama đã cao hơn và mức
cao của ông đã thấp hơn. Reagan đã chật vật. Vào lúc ông tái cử năm
1984, ông đã được cổ vũ bởi sự tái sinh tăng trưởng kinh tế và giảm lạm
phát – nhưng chính trong nhiệm kỳ hai của mình ông đã trở thành thần
tượng mà ông vẫn giữ được cho đến nay.
Chính sự tiếp tục tăng trưởng kinh tế, sự sụp đổ
của Liên Xô, và các cuộc cải cách thuế và nhập cư năm 1986 đã đưa Reagan
lên tầng cao nhất của các tổng thống tạo biến đổi. Và sự thay đổi này
lâu dài như bất cứ sự thay đổi nào có thể trong các hoạt động chính trị.
Thuế suất ở Mỹ, ngay dù các kế hoạch của Obama tăng mức thuế cao nhất
có trở thành hiện thực – vẫn ở trong mức của Reagan. Bản thân Clinton đã
phê chuẩn kỷ nguyên thuế thấp mới. Obama còn cắt giảm thuế thêm nữa
trong việc kích thích kinh tế (không được sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa
tại Hạ viện). Trong khi đó, cuộc cải cách nhập cư của Reagan đã làm thay
đổi cơ cấu sắc tộc và thành phần cử tri của Mỹ trong nhiều thế hệ. Di
sản đầy đủ hơn của Reagan đồng hành với sự sụp đổ của đế chế Xô viết ở
Đông và Trung Âu dưới thời người kế nhiệm ông, George H.W. Bush. Tất
nhiên, Reagan không phải một mình đạt được tất cả những điều đó. Nhưng
ông là người tạo điều kiện thuận lợi cho việc này.
Nhiệm kỳ đầu tiên của ông Obama xem ra rất tương
tự hai thắng lợi lớn ban đầu, chương trình kích thích kinh tế và chăm
sóc sức khỏe phổ cập, mà đã trở thành một sự bất lợi trong cuộc bầu cử
giữa nhiệm kỳ. Sự đổ vỡ giữa nhiệm kỳ của Obama còn tồi tệ hơn của
Reagan, và phe đối lập của ông ít thỏa hiệp hơn nhiều, Reagan giành được
48 phiếu tại Hạ viện của đảng Dân chủ và 37 phiếu tại Thượng viện của
Đảng Dân chủ về chính sách có chữ ký đầu tiên của ông, cắt giảm thuế,
Obama lần lượt giành được 0 và 3 phiếu của Đảng Cộng hòa, về chương
trình kích thích kinh tế trong cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ những
năm 1930. Đó là những kết quả của sự phân cực. Tuy nhiên, chính quyền
vẫn tiếp tục công việc của mình từ năm 2010, và số lượng thành tích là
đáng kể: gần như loại bỏ được Al Qeada, các cuộc cách mạng dân chủ ở thế
giới Arập, điều George Bush có thể chỉ nằm mơ, điều chỉnh lại Phố Uôn
sau sự sụp đổ năm 2008, đầu tư mang tính kích thích kinh tế vào cơ sở hạ
tầng và năng lượng sạch, các chuẩn mực nhiên liệu – khí thải mới có tác
động mạnh cùng với một mức kỷ lục về việc không phụ thuộc vào dầu lửa
nước ngoài, và quan trọng nhất, cải cách y tế. Hiện giờ hãy chờ xem
những gì mà nhiệm kỳ thứ hai của Obama có -thể làm đối với tất cả những
thành quả đó. Trước hết, điều đó có nghĩa là chương trình chăm sóc sức
khỏe phổ cập ở Mỹ – những sự trợ cấp của chính phủ cho người dân để họ
có khả năng mua bao hiểm tư nhân và cấm từ chối bảo hiểm cho những người
có sẵn bệnh từ trước – trở nên không thể đảo ngược được. Đúng là nhiều
chi tiết của luật này sẽ được lợi nhờ cải cách, thử nghiệm, và điều
chỉnh – đặc biệt nếu phe Cộng hòa giúp đỡ thực hiện những việc đó. Nhưng
đây vẫn là sự thay đổi lớn nhất về việc chăm sóc sức khỏe của Mỹ từ khi
thông qua chương trình Medicare năm 1965.
Một thắng lợi của Obama cũng sẽ giải quyết cuộc
đấu tranh kéo dài 3 thập kỷ giữa thuế và chi tiêu do Rsagan khởi xướng
và được tăng cường bởi sự chi tiêu điên cuồng dưới thời George W. Bush
và sự giảm sút thu nhập trong cuộc đại suy thoái. Vào ngày 31/12 năm
nay, một thỏa thuận phải đạt được hoặc một hình thức thô thiển nhất về
những cắt giảm chi tiêu của chính phủ – giảm tạm thời chi phí cho quốc
phòng và chương trình phúc lợi – sẽ sẽ mở màn cùng với sự kết thúc của
chương trình cắt giảm thuế của Bush. Quan điểm trước đây của Obama là
ủng hộ công thức cắt giảm chi phí trên tăng thuế với tỉ lệ là khoảng 2,5
trên 1, cùng với việc áp dụng trở lại tỉ lệ tăng thuế của kỷ nguyên
Clintơn đối với những người rất giàu. Ông cũng mở ra cuộc cải cách thuế
như là một biện pháp để tăng thu nhập trong khi giảm thiểu những gia
tăng tỉ lệ thuế, như ủy ban Simpson-Bowles của ông khuyển cáo (sau khi
bị Paul Ryan phá rối). Cho đến nay, GOP đã không chịu ngay cả thỏa thuận
với tỉ lệ 10 trên 1 với việc không tăng thu nhập gì cả. Nếu Obama giành
thắng lợi trong cuộc bầu cừ này một cách thuận lợi, thì GOP đương nhiên
sẽ rất khó tỏ ra không khoan nhượng như vậy về thu nhập và cho phép cả
cắt giảm rất nhiều chi phí quốc phòng lẫn gia tăng thuế đối với mọi
người một cách tự động. Phe Cộng hòa sẽ phải thỏa thuận – đặc biệt nếu
nhà chiến lược hàng đầu gây trở ngại của họ, Paul Ryan, thất bại trong
cuộc bầu cử toàn quốc.
Hay có thể họ sẽ không. Lụôn có khả năng rằng phe
Cộng hòa sẽ không thay đổi; rằng cho dù họ mất ghế vào tháng 11 này, số
thành viên còn lại thậm chí sẽ còn không khoan nhượng hơn, và xuất phát
từ những chiếc ghế an toàn hơn. Nhưng có nhiều khả năng hơn là một mất
mát lớn thứ hai đối với một người mà họ đã nhạo báng là không ai sẽ để
tâm. Và mối đe dọa đối với Lầu Năm Góc có thể khích động họ. Một lần
nữa, ván bài kéo dài của Obama được nhằm cho thời khắc tạo đỉnh cao này.
Khi điều đã trở nên rõ ràng vào mùa Hè năm ngoái là không thể có một
cuộc mặc cả lớn, Obama đã có một thỏa thuận mà sẽ đặt Lầu Năm Góc, kỷ
nguyên thuế của Bush, và các chương trình phúc lợi phổ biến đồng thời
“lên thớt” sau cuộc bầu cử, một sự kết hợp mang tên Taxmageddon (một
thuật ngữ đề cập đến thời hạn ngày 31/12/2012 là lúc thực hiện giảm chi
tiêu chính phủ và kết thúc phần lớn chương trình cắt giảm thuế chủ yếu
được ban hành dưới thời Bush và được Obama gia hạn, điều đó có nghĩa là
tăng thuế đối với tất cả mọi người), rất có thể đưa nền kinh tế Mỹ trở
lại suy thoái. Romney hiện nói rằng ông lấy làm tiếc về thỏa thuận đó.
Ông này đã đúng. Nó mang lại cho Obama được tái cử một đòn bấy tối đa
trong một giai đoạn khi một quyết định quan trọng thực sự được đưa ra.
Nếu GOP không chịu thay đổi, thì họ sẽ mất hai trong số những chính sách
quý giá nhất của họ: chi phí quốc phòng lớn và di sản thuế của Bush. Và
họ có thể bị đổ lỗi gây phương hại cho nền kinh tế do điều đó. Ở một
chừng mực nào đó, nhiệm kỳ hai của Obama có thể được xác định rõ về mặt
tài chính bởi hai tháng cuối cùng của nhiệm kỳ thứ nhất của ông.
Nếu một cuộc mặc cả lớn bị hai bên né tránh, vẫn
có một lối thoát dành cho Obama: một cuộc cải cách thuế theo kiểu năm
1986 cùng với đường lối lưỡng đảng. Obama muốn điều đó; Rayan cũng muốn
điều đó. Sẽ có những khác biệt về trọng tâm, tất nhiên – và, dù gì đi
nữa, tác giả bài viết này ủng hộ việc xem xét triệt để đến mức có thể,
không chỉ đơn giản là làm cho luật thuế dễ hiểu đối với tất cả mọi
người, mà còn thúc đẩy chống lại vô số những người vận động hành lang có
ý phá hoại được trả một khoản tiền để chơi khăm nó. Cuộc cải cách thuế
cũng sẽ tạo ra cách để tăng thu nhập mà không phải tăng thuế, có lợi cho
cả hai đảng lẫn nền kinh tế. Obama cần khôn ngoan nhằm vào vấn đề này –
đúng như Reagan đã làm.
Tiếp theo có cuộc cải cách nhập cư, một mục tiêu
ưu tiên rõ ràng đối với Đảng Dân chủ và Obama. Nếu tổng thống tái đắc
cử, điều đó sẽ một phần là vì ông giành được đa số lớn trong bộ phận cử
tri đang gia tăng nhanh nhất: Người Mỹ gốc Mỹ Latinh. Nếu đủ số người
Cộng hòa nhận thấy rằng tương lai của họ với tư cách là một đảng dựa vào
việc chìa tay ra với khu vực cử tri đó, thì có một cơ hội mà cuộc cải
cách thực sự có thể được quốc hội thông qua. Dưới thời Obama, số ngoại
kiều bất hợp pháp bị trục xuất tăng gấp đôi so với số người bị trục xuất
dưới thời người tiền nhiệm của ông; và số mật vụ biên giới ở mức cao kỷ
lục. Cả hai việc này mang lại cho ông sự tín nhiệm của phe bảo thủ về
vấn đề này, nếu chỉ là đề cánh hữu thừa nhận điều đó. Có một thỏa thuận
sẽ được đưa ra ở đây – một thỏa thuận mà Karl Rove (nhà cố vấn cao cấp
Mỹ) và Jeb Bush (nhà chính trị Mỹ, em trai cựu Tổng thống George W Bush)
sẽ ủng hộ – và chính là thỏa thuận mà George W. Bush đã nỗ lực đưa ra.
Một Obama tái đắc cử và biết tận dụng khả năng có thể làm được điều đó –
và trở thành một thần tượng của người Mỹ gốc Mỹ Latinh chỉ qua một đêm.
Về chính sách đối ngoại, điều mà các tổng thống
thường chú trọng trong nhiệm kỳ thứ hai của họ, Obama có ít thách thức
an ninh hơn nhiều so với Reagan, đương đầu với một cường quốc hạt nhân
toàn cầu có khả năng xóa sạch hoàn toàn nước Mỹ nếu nó muốn. Lo ngại chủ
yếu của Obama là kiềm chế những tham vọng hạt nhân của một nước (Iran)
đang thiếu một quả bom hạt nhân và với một Nhà lãnh đạo Tối cao đã công
khai khẳng định rằng một vụ nổ hạt nhân sẽ là một tội lỗi lớn, Obama đã
áp đặt các biện pháp trùng phạt gây tê liệt đối với Iran, điều đang đánh
mạnh vào chế độ này, hạn chế nghiêm trọng khả năng của nước này bán dầu
lửa trên các thị trường thế giới, Đồng tiền của nước này đã sụp đổ và
lạm phát đang tăng vọt. Đồng minh chính trong khu vực của họ, Xyri, đang
ở trong tình trạng nội chiến. Chúng ta đã nhận thấy rằng chế độ này có
tính hợp pháp đang trở nên mong manh với nhiều người Iran, đặc biệt
trong thế hệ thanh niên đông đảo.
Cho đến nay, phản ứng của Obama giống như của
Reagan: cung cấp các hệ thống phòng thủ quân sự chưa từng thấy cho
Ixraen, khai thác tốt nhất công nghệ chống Iran, áp dụng các biện pháp
trừng phạt gây tê liệt, và tuy thế sẵn sàng, như Reagan đã làm, xử trí
những dấu hiệu đầu tiên về sự đúng mực từ Têhêran. Obama có thể tìm được
một Gorbachev của Iran hay không? Không chắc. Nhưng cũng không ai cho
rằng Liên Xô sụp đổ khi Reagan bước vào cuộc vận động tranh cử thứ hai
của mình, và đã không diễn ra một cuộc nổi loạn của dân chúng trong
nhiệm kỳ đầu tiên của ông, như Iran đã làm trong nhiệm kỳ của Obama. Và
tuy nhiên, bằng cách cô lập, kiên trì, thống nhất liên minh, và sau đó
là sự thỏa hiệp, điều không thể tưởng tượng nổi đã diễn ra. Tác giả bài
viết này không thể nói rằng mình là người lạc quan – nhưng ai đã thấy
được sự sụp đổ của Bức tường Béclin vào tháng10/1984? Điều mà tác giả
bài viết này miêu tả ở đây là một khả năng tiềm tàng, chứ không phải là
một sự dự đoán. Nhưng hình dung một tổng thống hai nhiệm kỳ đã ngăn chặn
được một cuộc Đại Suy thoái thứ hai, tiêu diệt được Bin Laden, loại trừ
Al Qaeda, cải cách chính sách nhập cư, chấm dứt hai cuộc chiến tranh ở
Irắc và Ápganixtan, đạt được một thỏa thuận giữa hai đảng về thuế và chi
tiêu, và có thể – chỉ là có thể – điều khiển các cuộc cách mạng dân chủ
trong thế giới Arập với kỹ năng mà Tổng thống Bush cha đã chứng tỏ khi
các nền dân chủ mới đang nổi lên ở Đông Âu. Phần lớn nền tảng cho vấn đề
này đã được đặt rồi: cuộc cải cách y tế và quy chế Phố Uôn chỉ cần thời
gian để được thực thi đầy đủ. Các cuộc cách mạng Arập đang ở trong giai
đoạn đầu hình thành. Sự tăng trưởng kinh tế mà sẽ chỉ gia tăng nhanh
nếu tránh được Taxmageddon sẽ góp phần làm cho Obama được lòng dân theo
cách thức mà nó đã tạo ra với Reagan. Khả năng để giành một kết quả to
lớn nếu Obama tái đắc cử – từ khoản nợ tới vấn đề Iran đến phong trào
thánh chiến Jihad cho đến vấn đề nhập cư – là rất lớn.
Chướng ngại vật chủ yếu vẫn là Đảng Cộng hòa hiện
nay, nếu GOP phản ứng trước một thất bại bằng cách thậm chí ngả nhiều
hơn về cánh hữu, Obama sẽ có thể không sánh được với nhũng thành tích
của Reagan. Ông cần thuyết phục đủ số người của phe Cộng hòa ở Hạ viện
và Thượng viện rằng việc họ từ chối thỏa hiệp về thu nhập từ thuế một
phần giải thích lý do tại sao họ thất bại, rằng việc phản đối cải cách
nhập cư có thể khiến họ thất bại mãi mãi, và rằng cuộc cải cách thuế có
thể là một sự nghiệp chung và được lòng dân của hai đảng. GOP đã thanh
lọc những người ôn hòa của mình nhiều đến mức đây có thể là một việc khó
khăn. Nhưng khi họ đã cảm nhận được cách mà các làn gió chính trị đang
thổi, một số ứng cử viên Cộng hòa đã nhận thấy rằng một lời hứa thỏa
hiệp đang giúp họ trong các chiến dịch vận động tranh cử của họ. Khi
Richard Mourdock, người được phong trào Đảng Trà ưa thích, người đánh
bật Richard Lugar trong một cuộc bầu cử sơ bộ, nói rằng ông sẽ “làm việc
với bất cứ ai” một khi ông đắc cử, người ta biết rằng thủy triều có thể
đang thay đổi. Ngay cả nhà lãnh đạo phe Đảng Trà thuộc thượng viện, Jim
DeMint, cũng nói rằng nếu Obama đắc cử, GOP sẽ phải có sự rút lui nào
đó về vấn đề thuế: “Chúng ta sẽ không cứu vãn được vấn đề về chi phí
quốc phòng trừ phi chúng ta thuận theo những ý muốn của Tổng thống về
việc tăng thuế”. Chúng ta không thể biết điều gì sẽ diễn ra, nhưng ở đâu
đó trong GOP vẫn phải có một bản năng còn lại thích đóng một vai trò
trong một giải pháp tăng cường vấn đề này vì lợi ích đảng phái – đặc
biệt với một tổng thống mà một lần nữa họ không thể đánh bại. Nhưng nỗ
lực cuối cùng của trách nhiệm dân sự sẽ có khả năng nhất hồi sinh chỉ
nếu GOP hiện nay dứt khoát thất bại vào tháng 11 tới. Sự thất bại là
điều duy nhất mà những người cuồng tín hiểu được. Và thất bại là điều gì
đó mà những người ôn hòa Cộng hòa còn lại có thể xây dựng dựa vào đó.
Nếu bạn là người của Đảng Cộng hòa muốn thấy đảng của mình trở lại phái
giữa, thì việc bầu lại cho Obama là điều có hiệu quả duy nhất mà bạn có
thể làm. Hãy xem sự thành công của Reagan có tác dụng gì đối với người
Đảng Dân chủ: nó mang lại cho chúng ta Bill Clinton theo đường lối ôn
hòa. Một tổng thống ôn hòa thuộc Đảng Cộng hòa ôn hòa trong tương lai
chưa hiện hữu ở đâu đó – nhưng việc bầu Romney-Ryan sẽ làm cho sự xuất
hiện của ông ta hay bà ta còn trở nên mờ nhạt hơn nữa.
Tác giả bài viết này cho rằng có lẽ mình đang nằm
mơ. Không nghi ngờ gì nữa, hy vọng của tác giả sẽ bị chế nhạo là một sự
tưởng tượng khờ dại, tự do trên phương tiện truyền thông lớn nữa. Nhưng
tác giả bài viết này đã đeo biểu tượng Reagan 1980 ở trường trung học
cũng vì cùng lý do mà tác giả đã mặc áo phông in hình Obama năm 2008 –
không phải vì các hoạt động chính trị của họ đều giống nhau, mà vì họ
đều đúng về những thách thức khác nhau mà mỗi người phải đối mặt, và cả
hai đều mơ ước lớn hơn các đối thủ của mình vào các thời kỳ khủng hoảng
thực sự.
Niềm hy vọng mà nhiều người ủng hộ Obama cảm nhận
được 4 năm trước không phải là một niềm hy vọng viển vông. Chúng ta
không trông chờ những điều kỳ diệu, mà là một quá trình đè bẹp lâu dài,
tàn bạo chống lại các lực lượng và các nhóm lợi ích đã đưa Mỹ xuống “đất
đen” về kinh tế và tinh thần vào năm 2009. Tác giả bài viết đã theo dõi
vị tổng thống này
đối mặt với các lực lượng và nhóm lợi ích đó với
sự khôn khéo và thực dụng nhưng cũng cả với sự kiên trì vững chắc. Obama
chưa bao giờ hứa là một tổng thống không sai lầm, hay một tổng thống tự
do cánh tả, hoặc một con đường dễ dàng ở phía trước. Ông luôn khẳng
định rằng ông không thể làm cho người Mỹ những gì mà người Mỹ cần phải
làm cho chính mình. Trong bài diễn văn nhậm chức không sáng sủa và
nghiêm túc ông đã cảnh báo rằng “những thách thức mà chúng ta đối mặt là
thực tế, nghiêm trọng, và nhiều. Chúng sẽ không được ứng phó một cách
dễ dàng hay trong một khoảng thời gian ngắn”.
Nhưng trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông đã kết thúc
cuộc Chiến tranh Irắc theo đúng kế hoạch, ngăn chặn cuộc Đại Suy thoái
thứ hai, điều hành việc gia tăng công ăn việc làm mạnh mẽ hơn nhiều
trong khu vực tư nhân trong quá trình phục hồi của ông so với Géorge
Bush đã làm trong thời kỳ của mình, đã cứu vãn ngành công nghiệp ôtô của
Mỹ, chấm dứt việc tra tấn tù nhân, và đã chứng kiến đảng của ông chấp
nhận sự bình đẳng hoàn toàn trong hôn nhân và cho phép những người đồng
tính gia nhập quân đội. Nếu những người theo đường lối tự do đã bỏ phiếu
cho ông năm 2008 cho rằng đây là một sự thất bại hay phản bội, trong
bối cánh cuộc khủng hoảng lan rộng mà ông thừa kế, thì trước hết họ
không thể nghiêm chỉnh về sự thay đổi thực sự. Nhưng một số người trong
chúng ta thì nghiêm chỉnh và vẫn nghiêm chỉnh. Chúng ta hiểu rằng sự
thay đổi thực sự gặp phải sự phản đối thực sự. Trên thực tế, người ta
chỉ biết sự thay đổi là thực sự khi sự phản đối là rất mạnh mẽ. Và phản
ứng thích hợp đối với sự phản đối đó không phải là nhằm phế truất tổng
thống, người đã đạt được sự tiến bộ trong nhiệm kỳ đầu tiên này giống
như Reagan trong một môi trường kinh tế và tài chính tồi tệ hơn nhiều,
mà nhằm làm mạnh hơn lời hứa của Obama, để khẳng định rằng những vấn đề
cơ bản của Mỹ chỉ có thể được giải quyết bởi một tổng thống thỏa hiệp
thực hiện những thỏa thuận giữa hai đảng. Và cặp đôi nào có nhiều khả
năng hơn đế thỏa hiệp với đảng kia: Obama- Biden hay Romney-Ryan? Câu
hỏi này sẽ tự trả lời.
Đúng như Reagan đã trở thành một thần tượng chỉ
trong nhiệm kỳ hai của ông, Obama cần thêm 4 năm để củng cố và xây dựng
dựa trên những tiến bộ lớn, còn dang dở trong nhiệm kỳ đầu của ông. Đó
là lý do tại sao, nếu bạn ủng hộ Obama năm 2008., với tư cách một người
theo đường lối tự do muốn có sự thay đổi, với tư cách là một người độc
lập muốn tìm kiếm giải pháp thực dụng, hay với tư cách là một người bảo
thủ hy vọng lôi kéo GOP trở lại từ sự điên rồ theo kiểu Palin, thì thật
vô nghĩa nếu gạt bỏ ông lúc này. Vì đây là lúc kết quả của ván bài kéo
dài thực sự có tác dụng, khi sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn sẽ hỗ
trợ cho tổng thống, khi thỏa thuận giữa hai đảng về nợ nần có thể làm
tăng thêm lòng tin trong lĩnh vực kinh doanh và gia tăng sự phục hồi,
cuộc cải cách y tế phổ cập trở nên không thể đảo ngược và chi phí y tế
được kìm hãm, khi người lính cuối cùng rời khỏi Ápganixtan, khi hàng
triệu người nhập cư trái phép có thể bước ra khỏi bóng tối và góp phần
xây dụng nền kinh tế sắp tới, và khi tình cảm gia tăng của cuộc chiến
tranh tôn giáo có thể lắng dịu được kiểm soát và được xử lý, chứ không
phải được tăng cường, phân cực hóa, và lan tràn rộng rãi hơn.
Đây luôn là lời hứa của Obama. Ông đã không thất
hứa. Và chúng ta – đúng, chúng ta xứng đáng có một cơ hội để thực hiện
lời hứa này.