Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

102.Chủ nghĩa thực dân- quá trình xâm lược, chính sách thống trị và hệ quả đối với châu Á

Võ Minh Tập
Học viên Cao học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh

DẪN NHẬP

Lịch sử chủ nghĩa thực dân là một nội dung lớn trong lịch sử tiến hóa của nhân loại. Đây là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và không ít những công trình với các góc độ nhìn nhận khác nhau.
Cho đến này ngay, mặc dù chủ nghĩa thực dân đã cáo chung nhưng nhìn nhận lại lịch sử của nó (chủ nghĩa thực dân) thật sự là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Thật vậy, những gì của ngày hôm nay trong lịch sử nhân loại đều có những dấu ấn rất sâu sắc mà chủ nghĩa thực dân mang lại. Quan điểm nhìn nhận về chủ nghĩa thực dân của nhiều học giả cũng có phần tương đối kĩ, tuy nhiên cũng còn có nhiều nội dung chưa được để tâm nhiều và có những vấn đề đã diễn ra, đang phát triển mà những cách hiểu trước đây không còn thích hợp.
Với mong muốn và yêu thích vấn đề này, cùng với những nguồn tư liệu tham khảo có giá trị. Tôi xin trình bày một cách tổng hợp, khách quan và có đôi điều đánh giá những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về chủ nghĩa thực dân.
Trong bài viết này, về chủ nghĩa thực dân ở đây chỉ tập trung vào phạm vi các nước thực dân tiêu biểu là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, pháp và Mỹ đối với các nước thuộc địa, phụ thuộc ở châu Á và dĩ nhiên là không trình bày một cách cụ thể về một nước nào trong cùng một châu lục mà trên cơ sở từng nước riêng biệt để nói lên một cách tổng hợp, những đánh giá, so sánh về quá trình xâm lược, những chính sách cũng như hệ quả mà chủ nghĩa thực dân để lại cho các nước thuộc địa, phụ thuộc ở châu Á. Về thời gian sẽ được tính trong khoảng từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XX.
Qua tiểu luận này, tôi xin trình bày những vấn đề sau:
- Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa thực dân. Đó là những quan điểm, ý kiến về chủ nghĩa thực dân của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như Hồ Chí Minh, về vị trí của chủ nghĩa thực dân, về chủ nghĩa thực dân mới.
- Quá trình xâm chiếm các nước châu Á của chủ nghĩa thực dân.
- Ách thống trị hay nói cách khác là những nội dung chính sách thống trị về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa thực dân đối với các nước châu Á.
- Hệ quả (gồm hậu quả tích cực và tiêu cực) của sự xâm lược và thống trị của chủ nghĩa thực dân đơi với các nước châu Á.
- Và cuối cùng là một số kết luận để chung về tất cả những vấn đề trên.





........................................

PHẦN KẾT LUẬN

Trong suốt quá trình tồn tại của mình, chủ nghĩa thực dân có một vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử nhân loại. Việc xâm chiếm thuộc địa có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa thực dân. Dĩ nhiên quá để đi đến sự thống trị các nước thuộc địa ở châu Á có hiệu quả thì chủ nghĩa thực dân phải tốn không ít những thách thức về người và của. 
Khi đã trở thành thuộc địa, nửa thuộc địa nhân dân các nước châu Á bị thống trị trở thành đối tượng bóc lột dã man của các nước thực dân. Nền thống trị mà các nước thực dân áp đặt ở thuộc địa là hà khắc và toàn diện.
Chính sách thống trị và bóc lột của các nước thực dân về kinh tế, chính trị để lại những hậu quả to lớn đối với các thuộc địa ở Châu Á xét trên cả hai phương diện: Tiêu cực và tích cực, trong đó hệ quả tiêu cực là chủ yếu. Chính điều này đã bắt buộc các nước thuộc địa phải hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, những hậu quả tích cực, mặc dù không phải là cơ bản nhưng nó cũng xuất hiện và điều này nằm ngoài ý muốn của chủ nghĩa thực dân. Có thể nói rằng, mặt tiêu cực là chủ yếu, vết thương mà chủ nghĩa thực dân để lại cho các dân tộc châu Á là vô cùng to lớn. Rõ ràng đây không phải là công lao “khai hóa” của chủ nghĩa thực dân, mà là kết quả của hành động vô ý thức của họ.
 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Ray-mông Bac-bê (1963), Đặc điểm của chủ nghĩa thực dân Pháp, Nxb Sự thật, Hà Nội.
2.    Đỗ Thanh Bình (Chủ biên, 1999), Con đường cứu nước đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á, Nxb. ĐHQG, Hà Nội.
3.    Đỗ Thanh Bình (2006), Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX – Một cách tiếp cận mới, Nxb.ĐHSP, Hà Nội.
4.    Võ Kim Cương (2004), Việt Nam và châu Phi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc (Sách tham khảo), Nxb CTQG, Hà Nội.
5.    D.G.E.Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á (sách tham khảo), Nxb CTQG, Hà Nội.
6.    Lê Phụng Hoàng (2009), Các bài giảng về Lịch sử chế độ thực dân, khoa Lịch sử, ĐHSP TP.HCM.
7.    Nguyễn Văn Hồng, Vũ Dương Ninh, Võ Mai Bạch Tuyết (1987,1985), Lịch sử cận đại thế giới, quyển 2, 3, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
8.    Võ Nguyên Giáp (Chủ biên, 1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb.CTQG Hà Nội.
9.    Trịnh Nam Giang (2003), Chủ nghĩa thực dân Anh và chủ nghĩa thực dân Pháp-sự giống nhau và khác nhau về vấn đề thuộc địa, Công trình dự thi năm 2003, ĐHSP Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Hồng (2001), Mấy vấn đề lịch sử châu Á và Lịch sử Việt Nam một cách nhìn, Nxb.Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
11. Ủy ban KHXH (1985), Lịch sử Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
12. V.I.Lê nin (1963), Toàn tập, tập 3, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
13. Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, tập 1, tập 11, Nxb.CTQG, Hà Nội.
14. C.Mác và Ăng-ghen (1970), Tuyển tập, tập 1, Nxb.Sự thật, Hà Nội.
15. C.Mác (1960), Bàn về lịch sử, Tư bản, quyển 1, tập 2, Nxb.Sự Thật, Hà Nội.
16. Vũ Dương Ninh (Chủ biên, 1995), Lịch sử Ấn Độ, Nxb.GD, Hà Nội.
17. Nguyễn Khắc Viện (1985), Bàn về “thế giới thứ ba”, Nxb.Thông tin lí luận, Hà Nội.



[1] Chủ nghĩa thực dân cũ được dùng để chỉ chính sách, chế độ mà những nước tư bản sau khi xâm lược đã đặt ách thống trị trực tiếp lên các thuộc địa bằng hệ thống các quan chức và quân đội thực dân…và trực tiếp bóc lột nhân dân thuộc địa.
[2] Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 11, Nxb CTQG, HN, tr.261.
[3] Chủ nghĩa thực dân mới xuất hiện sau chiến tranh thế giới thứ hai, dùng để chỉ các nước thực dân chuyển từ sự chiếm đóng, cai trị trực tiếp sang gián tiếp, bằng cách sử dụng những biện pháp tinh vi, xảo quyệt hơn thông qua bọn tay sai bản xứ, bằng viện trợ kinh tế, quân sự với hệ thống cố vấn…để tiếp tục thống trị các nước đã giành được độc lập về danh nghĩa. Khái niệm này đôi khi người ta còn dùng với những cái tên khác như: “chủ nghĩa thực dân trá hình”, “chủ nghĩa thực dân linh hoạt”, “chủ nghĩa thực dân kinh tế”, “chủ nghĩa thực dân mới kiểu mới”.
[4] Hồ Chí Minh, Sđd, tập 1, tr,243.
[5] C. Mác và Ph. Ăngghen (1970), Tuyển tập, Tập 1 , Nxb Sự thật, Hà Nội, tr 246.
[6] C. Mác (1960),  Bàn về lịch sử, Tư bản Q.1, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội,  tr. 168.
[7] Mác và Ăngghen (1970), Tuyển tập,  Nxb Sự thật, Hà Nội, tr 428.
[8] V.I. Lênin (1963), Toàn tập, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.766.
[9] Xem Võ Nguyên Giáp (chủ biên, 1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 97.
[10]  Đặc biệt trong làng sóng đấu tranh của các nước XHCN trên diễn đàn quốc tế, cũng như việc Liên Hợp quốc thông qua hai bản Tuyên ngôn: Tuyên ngôn về việc thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân và trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa (1960); Tuyên ngôn về việc thủ tiêu tất cả các hình thức chế độ phân biệt chủng tộc (1963).
[11] Trường hợp ở Miền Nam Việt Nam, sau đó là cả Đồn Dương là một ví dụ. Thất bại của Mỹ năm 1975 ở Đông Dương là thất bại có tính chiến lược thứ hai, tuy nhiên không vì thế mà Mỹ từ bỏ mục tiêu ngăn chặn làng sóng xâm nhập của “chủ nghĩa cộng sản”.
[12] Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2u_%C3%81
[13]  Từ năm 1874 đến 1888, Anh lần lược thôn tính các bang ở Mã Lai. Năm 1895, Liên bang Mã lai được hợp nhất từ 4  bang (Pê-rắc, Xê-lan-go, Xem-bi-lan và Pahang). Đến năm 1909, Anh ép Xiêm kí Hiệp ước Băng Cốc nhường cho Anh 4 bang (Xê-da, Kê-lan-tan, Tơ-ren-ga-nu và Pec-li-xơ), rồi đặt nền bảo hook của Giô-hô , sau đó hợp nhất thành xứ bảo hộ ngoài liên bang Mã Lai.
[14]  V.I.Lênin (1963), Toàn tập, tập 27, Nxb Sự thật, HN.
[15] Ray-mông Bac-bê (1963), Đặc điểm chủ nghĩa thực dân Pháp, Nxb Sự thật HN, tr.12-18.
[16] Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Ấn Độ cung cấp cho Anh khoảng 1 triệu binh lính, các thuộc địa của Pháp có số lính nhập ngũ là 583.450 người, sau chiến tranh số người bị ép sang làm việc tại chính quốc Pháp là 220. 668 người (năm 1923).
[17]  Trịnh Nam Giang (2003), Chủ nghĩa thực dân Anh và chủ nghĩa thực dân Pháp. Sự giống nhau và khác nhau về vấn đề thuộc địa. Công trình dự thi năm 2003, ĐHSP Hà Nội, tr.34.
[18]  UB KHXH (1985), Lịch sử Việt Nam , tập 2, Nxb KHXH, HN. Tr.103-109.
[19]  Vũ Dương Ninh (Chủ biên, 1995), Lịch sử Ấn Độ, Nxb GD, tr.82.