Võ Minh Tập
Học viên Cao học ĐHSP TP.HCM
DẪN NHẬP
Lực lượng
sản xuất luôn luôn là động cơ đốt trong thúc đẩy sản xuất phát triển. Kinh tế
là cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Nghiên cứu đặc trưng kinh tế có
ý nghĩa hàng đầu vì nó là nhân tố quyết định phát triển của xã hội loài người
nói chung và quyết định sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại nói riêng.
NỘI DUNG
Sau 1945,
chủ nghĩa tư bản hiện đại bước sang một giai đoạn phát triển mới với những đặc
trưng kinh tế mới. Bước phát triển mới này được biểu hiện ở cả lực lượng sản
xuất lẫn quan hệ sản xuất và điều do cách mạng KHKT mang lại. Có thể khái quát
ở 4 đặc điểm sau:
1. Sự chuyển biến quá độ quá độ từ cơ
sở vật chất, kĩ thuật truyền thống sang nền kinh tế tri thức.
Cơ sở vật chất-vật thể như đất đai, nhà máy, thiết bị… không đóng vai
trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế như trước đây mà con người (chất xám) có
ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế .
Các hoạt động kinh tế đều được “số
hóa” và được vận hành trên các siêu xa lộ thông tin, các mạng lưới máy tính bao
trùm khắp thế giới. Thông tin sẽ đóng vai trò quyết định nhất và vai trò như là
“bản vị của mọi hoạt động kinh tế” và bằng trí tuệ của con người.
Sự thay thế từng bước các tư liệu sản
xuất truyền thống do cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất mang lại bằng các
thiết bị tự động hóa như máy tự động trong quá trình hoạt động, máy công cụ
điều khiển bằng số, người máy (đặc biệt là Robot). Hiện nay trên thế giới có
khoảng 500.000 người máy công nghiệp và tập trung hầu hết ở các nước tư bản
phát triển.
Thay đổi đối tượng lao động. Các tư
liệu sản xuất ngày càng đa dạng, phong phú. Nếu trước đây đối tượng lao động là
đất đai, máy móc…thì ngày nay, thông qua hệ thống máy tính tự động, trình độ
hiểu biết và trình độ trí thức của con người.
Năng xuất lao động tăng lên nhanh
chóng, khối lượng của cải khổng lồ có chất lượng cao. Nếu như giai đoạn từ năm
1700 – 1970, sản lượng công nghiệp thế giới tăng 1.730 lần thì chỉ riêng năm 1970 đến thập kỉ 80 sản lượng công nghiệp
thế giới tăng gấp đôi (tức là 3.041,6 lần so với năm 1700). Chỉ riêng trong hai
thập kỉ 60, 70 của thế kỷ XX, loài người đã sản xuất được một khối lượng của
cải vật chất công nghiệp bằng gần 270 năm trước đó [6: 11]. Chính khoa học –
công nghệ đã góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế và trong đó có
3/5 là do năng xuất lao động. Chính năng suất lao động tăng, chủ nghĩa tư bản
dùng giá trị thặng dư để đầu tư cho phúc
lợi xã hội, chế độ lương bổng cho người lao động cao…
Như vậy, chính cơ sở vật chất kỷ
thuật trên cơ sở của kinh tế tri thức là kết quả của sự phát triển cả về trình
độ và tính chất của lực lượng sản xuất lại mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa tạo nên những tiền đề vật chất của một xã hội mới.
2. Sự biến đổi trong đội ngũ người lao động.
Do sự phát triển cách mạng khoa học
kĩ thuật, nhu cầu cạnh tranh cao nên chủ nghĩa tư bản chú trọng đầu tư hàng hóa
sức lao động. Chính điều này đã tạo bước nhảy vọt về lực lượng sản xuất.
Người lao động (công nhân) có trình
độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ rất cao. Ở các nước tư bản phát triển lao động
sáng tạo chiếm 50% trong nền sản xuất. Lao động có trình độ đại học là những
lao động có kĩ năng và trình độ nghiệp vụ cao, là những lao động có sáng tạo
giúp phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Cơ cấu đội ngũ người công nhân cũng
thay đổi. Lao động dịch vụ tập trung từ 70 – 80%, công nghiệp trên 20%, nông
nghiệp khoảng 1%.
Chỉ số HDI rất cao, gần 1%. Theo
thống kê của Liên hợp quốc, Chỉ số HDI ở Nhật là 0,98%, Canada (0,989%)…
Sở dĩ chủ nghĩa tư bản chú trọng đến yếu tố con người là do những nguyên
nhân sau:
- Đây chẳng qua là sự quan tâm của
nhà tư bản đến các thiết bị máy móc, coi đó là tài sản, là tư bản của các nhà
tư bản.
- Khi xã hội càng văn minh thì buộc
chủ nghĩa tư bản cũng phải sử dụng các phương pháp tinh tế trong việc giải
quyết các mối quan hệ xã hội.
- Hơn nữa, trong cơ chế thị trường,
dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ, tính cạnh tranh diễn ra gay
gắt, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà trên cả phạm vi quốc tế mà mục tiêu
hàng đầu là chất lượng sản phẩm-cái bị chi phối bởi chất lượng máy móc, thiết
bị, quy trình công nghệ và trí tuệ con người. Nguồn tài nguyên con người là
nhân tố quyết định cuối cùng đến việc thắng hay thua đối thủ cạnh tranh.
- Cuối cùng là do trình độ khoa học
kĩ thuật phát triển đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, năng xuất lao
động tăng lên không ngừng. Chính vì thế, chủ nghĩa tư bản có nguồn của cải để
đàu tư cho con người.
Tuy nhiên cần khẳng định rằng sự quan
tâm đến điều kiện tái sản xuất lao động của chủ nghĩa tư bản không có nghĩa là
“chủ nghĩa tư bản đã hoàn toàn với bộ mặt
con người” như một số người lầm tưởng mà như phân tích ở trên như là thể
hiện tính hai mặt của chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, có thể nói trong điều kiện
thời đại ngay nay, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đã tăng cường điều tiết
quá trình phân phối và phân phối lại. Vì vậy, mặc dù về cơ bản người lao động vẫn chỉ nhận được phần V, còn
nhà tư bản hưởng m, song do quá trình điều tiết của nhà nước một phần nhỏ m
cũng thuộc về người lao động dưới hình thức quỹ phúc lợi xã hội và được hưởng thụ
thông qua việc tiêu dùng các giá trị sử dụng của công trình do quỹ phúc lợi xã
hội mang lại.
3. Đa dạng hóa và quốc tế hóa các hình thức sỡ hữu.
Hình thức sở hữu trong chủ nghĩa tư
bản hiện đại rất đa dạng:
Trong doanh nghiệp cổ phần có nhiều
chủ sở hữu tư liệu sản xuất góp vốn cổ phần để hưởng lợi tức cổ phần thì: sở
hữu của nhà tư bản là chủ yếu, sở hữu của lao động không đáng kể và được nhà tư
bản sử dụng như công cụ trong quản lý để tu hút sự quan tâm của người lao động
vào quá trình sản xuất. Ở Mỹ, toàn bộ cổ phần mà người lao động có được chỉ
chiếm khoảng 1% toàn bộ giá trị cổ phiếu.
Vậy, chủ nghĩa tư bản đã làm một cuộc
các mạng trong sở hữu hay không? Câu trả lời là không, bởi vì sở hữu không chỉ
giới hạn về sở hữu tư liệu sản xuất (tức sở hữu hiện vật) mà còn có những sở
hữu khác nhue vốn tự có, vốn cổ phần, vốn vay ngân hàng. Mặt khác, công nhân có
tham gia cổ phần nhưng còn rất hạn chế, thực chất sở hữu có quyền lực khi sử
dụng sở hữu đó để quyết định xu hướng phát triển của công ty, xí nghiệp…đó
nhưng trong thực tế, người công nhân vẫn là người làm thuê, không thực hiện
được quyền của mình.
Việc sử dụng và vận hành vốn trong
công ty có sự thay đổi. Kinh doanh tư bản tách rời tư bản chức năng (người điều
hành). Lao động quản lý đã trở thành một nghề, giám đốc thực hiện chức năng
quản lý thông qua hợp đồng làm thuê.
Cùng với quá trình đó còn xuất hiện
nhiều hình thức sỡ hữu khác như sở hữu trí tuệ, sở hữu công trình khoa học,
bằng phát minh sáng chế, sở hữu thông tin. Các hình thức này, nhất là sở hữu
thông tin, đã ngày càng trở nên quan trọng của nền kinh tế và mang tính quyết
định đối với sự tăng trưởng kinh tế tư bản chủ nghĩa. Bởi vì chính trí tuệ là
nguồn gốc của việc sản sinh ra của cải xã hội.
Một biểu hiện nữa của sỡ hữu là hình
thức sở hưuz độc quyền vẫn còn tồn tại nhưng không còn độc quyền thuần túy mà
là dạng hỗn hợp và dưới hình thức sỡ hữu các công ty xuyên quốc gia, sở hữu chủ
nghĩa độc quyền nhà nước, sỡ hữu tư bản tài chính.
Như vậy, sự biến đổi các hình thức sỡ
hữu trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là một đặc trưng cơ ản của chủ
nghĩa tư bản hiện đại. Sở hữu như một đôi đũa thần quyết định sự thành đạt của
nhà tư bản.
4. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cơ chế điều tiết của nền kinh
tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước là sản phẩm của sự pát triển hợp
logic của độc quyền trong điều kiện tích tụ và tập trung sản xuất cao độ, là sự
dung hợp giữa nhà nước tư sản và các tổ chức độc quyền, hình thành một cơ cấu
thống nhất, hoạt động theo một cơ chế nhất định nhằm bảo vệ sự tồn tại và lợi
ích của giai cấp tư bản, trước hết là các tổ chức độc quyền.
Sự kết hợp giữa sức mạnh nhà nước và
các tổ chức độc quyền biểu hiện ở các mặt như nhân sự, sở hữu và đặc biệt là sự
điều tiết nền kinh tế bằng việc tổ chức bộ máy, sử dụng các công cụ điều tiết
dựa trên những lý thuyết kinh tế nhất định.
Về sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư bản độc quyền.
- Nguyên nhân xuất hiện điều tiết.
Thứ nhất, đối phó với các cuộc khủng
hoảng, những biến động kinh tế-xã hội trong và ngoài nước. Cụ thể là khôi phục
kinh tế sau khủng hoảng, chạy đua, chuyển hướng hoạt động kinh tế sang phục vụ
mục tiêu quốc phòng, giải quyết những khó khăn, mâu thuẫn nảy sinh như khủng
hoảng, thất nghiệp, những khuyết tật kinh tế...
Thứ hai, do sự phát triển nhanh chóng
của lực lượng sản xuất trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ rất
phát triển vì vậy nhà nước phải có điều tiết, định hướng sự phát triển, tránh
những cuộc khủng hoảng.
Thứ ba, nhà nước cần đầu tư cho
nghiên cứu, bố trí kết cấu nền kinh tế, xã hội để đáp ứng cho sự phát triển nền kinh tế, tránh những
tụt hậu.
Mục tiêu điều tiết.
Nhằm khắc phục những khuyết tật của
nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản hiện đại, định hướng cho sự phát
triển kinh tế, xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển lâu dài của chủ nghĩa tư bản.
Cơ sở lý luận của sự điều tiết.
Vận dụng lý thuyết của J.M.Keynes.
Đặc điểm trong lý thuyết của ông là khẳng định vai trò điều tiết của nhà nước,
xây dựng mô hình điều chỉnh thông qua chính sách tài chính-tiền tệ theo hướng
“trọng cầu”; nguồn nhân lực, các hình thức sỡ hữu và hoạt động điều hành quan
hệ sản xuất.
Việc vận dụng cơ sở lý luận của
Keynes cũng như các lý thuyết sau đó đã
giúp cho nhà nước đua ra cơ chế điều tiết hợp lý. Điều này biểu hiện ở các mặt
sau:
Thứ nhất, tổ chức bộ máy điều tiết
gồm cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp và đại biểu các tập đoàn tư bản
(nhân sự) lớn.
Thứ hai, công cụ điều tiết gồm công cụ
hành chính, pháp luật, chính sách, các đòn bẩy kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu
chiến lược được hoạch định.
Thứ ba, cơ chế điều tiết là sự kết
hợp giữa các cơ chế độc quyền và cạn tranh.
Như vậy, trong sự điều tiết của chủ
nghĩa tư bản hiện đại, cơ chế điều tiết của tư nhân kết hợp ba cơ chế trên đã
hợp thành hệ thống điều hành. Nhà nước duy trì tổ chức, chế độ có kế hoạch, giá
cả, yếu tố cung cầu trong những không gian nhất định có sự tác động của nhà
nước, cơ chế cạnh tranh của thị trường. Trạng thái vô chính phủ của sản xuất
tuy vẫn tồn tại nhưng không phải lúc nào cũng bộc lộ ra những mặt sản xuất điều
đó làm cho lực lượng sản xuất xã hội vẫn tiếp tục phát triển.
Ngày nay, hệ thống kinh tế thế giới
tư bản chủ nghĩa đã có nhiều biến đổi sâu sắc trong hệ thống của nó so với giai đoạn độc quyền. Những biến đổi
đó, có thể khái quát như sau:
Một là, sự phát triển không đều giữa
các bộ phận cấu thành hệ thống.
Dưới tác động của qui luật phát triển
không đều, nền kinh tế các nước tư bản trong hệ thồn kinh tế thế giới tư bản
chủ nghĩa đã phát triển với nhịp độ và phương hướng khác nhau, dẫn đến trình độ
phát triển không đồng đều.
Mỹ: Là một nước tư bản đứng đầu thế
giới những cũng gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng như tốc độ tăng trưởng không ổn
định giữa các năm (1980 là 4,4%, 1990 là 1%, năm 1996 là 3,4%, năm 2000 là
2,2%...); Lạm phát tăng kèm theo giảm phát (nă 1981-1990 trung bình là 4,5%,
năm 1996 là 1,9%, năm 1998 là 1%, năm
2000 là 2%).
Nhật: Từ những năm 70 thế kỉ XX trở
đi, Nhật bước vào giai đoạn “thần kì”, tốc độ tăng trưởng hàng năm tăng 13%.
Tuy nhiên, cũng không tránh những chao đảo do cơ chế quản lý, những vấn đề nội
bộ và tác động của cuộc khủng hoảng trong những năm 90 như GDP bình quân từ năm
1981-1990 là 4%, năm 1991 là 3,8%, năm 1993 là 0,3%, năm 1996 là 5%; Tỷ lệ lạm
phát trung bình năm 1981-1990 là 1,9%, năm 1991 là 2,7%, năm 1996 là 1,4%, năm
1999 là 0,5%...[6:36]
Tây Âu: có nhiều bước phát triển mới,
nhất là việc nhất thể hóa để hình thành EU đã mang lại một sức mạnh bền vững
cho các nước này. Tuy nhiên, EU cũng đứng trước những thách thức không nhỏ như
thất nghiệp, mâu thuẫn nội bộ, mô hình nhà nước, nợ…
Các nước đang phát triển: có sự phân
hóa mạnh, một số nước tăng trưởng nhanh, đã bước vào những nước công nghiệp
phát triển, song về tổng thể các nước đang phát triển vẫn trong tình trạng lạc
hậu, vẫn tụt hậu so với các nước tư bản phát triển.
Do sự phát
triển không đồng đều giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế thế giới tư bản chủ
nghĩa đã dẫn đến sự hình thành các trung tâm kinh tế thế giới.
Các công ty xuyên quốc gia-sản phẩm
của quá trình tích tụ và tập trung tư bản sản xuất trong điều kiện quốc tế hóa.
Hiện nay trên thế giới có khoowngr trên 60.000 công ty xuyên quốc gia với
khoảng hơn 500.000 chi nhánh ở nước ngoài (trong đó có khoảng 500 công ty hàng
đầu trong công nghiệp, 500 công ty trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, 500 công
ty trong lĩnh vực dịch vụ) [6:46].
Hai là, vị trí, vai trò của các nước
trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế thế giới vừa hợp tác, vừa cạnh tranh
rất quyết liệt.
- Về cạnh tranh:
Sự phát triển không điều giữa các bộ
phận cấu thành nền kinh tế, làm cho cạnh tranh hết sức gay gắt, có xu hướng
ngày càng tăng cùng với sự phát riển không đều đó.
Cùng với sự phát triển của lực lượng
sản xuất, đặc biệt là quá trình quốc tế hóa sâu rộng trở thành quá trình toàn
cầu hóa đã tạo ra tiền đề và điều kiện khách quan để các bộ phận cầu thành của
nền kinh tế thế giới hợp tác với nhau theo những mức độ khác nhau và chính sự
hợ tác trong cạnh tranh tạo nên một động thái mới của sự phát triển.
Cạnh tranh quốc tế được biểu hiện
dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú và bao trùm toàn bộ quá trình tái sản
xuất giữa các chủ thể khác nhau của nền kinh tế thị trường thế giới như giữa
các quốc gia, giữa các doanh nghiệp…của các quốc gia khác nhau.
Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa hữu
hình thì hướng vào chất lượng và giá cả, còn hàng hóa vô hình, đặc biệt là sản
phẩm chất xám…thì sự cạnh tranh lại hướng vào chiến lược dài hạn, biện pháp đầu
tư, lợi ích vật chất…
Công cụ cạnh tranh: được sử dụng một
cách đa dạng và linh hoạt:
Công cụ kinh tế: như các biện pháp,
chính sách thuế quan, phi thuế quan…
Công cụ hành chính, pháp luật: tạo
cuộc chiến tranh về thương mại, tiền tệ, công nghệ…
Độc quyền vẫn tồn tại và là đặc trưng
cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại, không có độc quyền thuần túy, cạnh tranh
giữa các tổ chức độc quyền vẫn là đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới.
- Về hợp tác:
Nguồn gốc của hợp tác do yếu tố cạnh tranh. Biểu hiện:
Hình thức: diến ra dưới nhiều hình
thức khác nhau như hợp tác giữa các công ty ở nhiều nước, nhiều quốc gia khác
nhau.
Nội dung: hơp tác trong kinh doanh,
hợp tác để sản xuất hàng hóa, hợp tác trong các công trình nghiên cứu khoa học.
Quy mô sự hợp tác: xuất hiện các liên
minh kinh tế khu vực (EU, NAFTA, ASEAN,…).
Như vậy, hợp tác và cạnh tranh đan
xen nhau, là hia mặt của nền kinh tế thế giới nó chung và chủ nghĩa tư bản hiện
đại nói riêng. Quá trình đó đã tác động sâu rộng đén toàn bộ đời sống kinh tế
thế giới, lôi cuốn tất cả quốc gia trên thế giới vào vòng xoáy này. Quá trình
toàn cầu hóa về kinh tế đã tạo ra nhiều cho các quốc gia đi sâu quá trình phát
triển rút ngắn do chủ nghĩa tư bản khởi xướng.
KẾT LUẬN
Chủ nghĩa tư bản hiện đại có sự biến
đổi cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Về lực lượng sản xuất: tính chất xã
hội hóa cao biểu hiện ở tính quốc tế và trình độ hiện đại của lực lượng sản
xuất trên cơ sở áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học-công nghệ.
Về quan hệ sản xuất: thích ứng với
phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ này của chủ nghĩa tư bản hiện đại đã
có hình thức vận động mới biểu hiện ở sự biến đổi của hình thái sở hữu, quản lý
và phân phối.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại là chủ
nghĩa tư bản độc quyền, tức là độc quyền vẫn là hình thái vận động mới của quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa song đã có sự phát triển lên một nấc thang mới và
có tính quốc tế.
Những đặc trưng của chủ nghĩa tư bản
hiện đại chi là sự phát triển kế tiếp những đặc trưng kinh tế vốn có của chủ
nghĩa tư bản, nó hoàn toàn không phải là những đặc trưng mới “phi tư bản”. Nói
như nhà kinh tế học nổi tiếng của các nước tư bản F.Caron: “ Nền tảng kinh tế
chúng ta đã không thay đổi, đó luôn luôn là chủ nghĩa tư bản không có một sự
biến đổi về bản chất mà chắc chắn đó là sự biến đổi về kích thước”.
Sự phân tích những đặc trưng kinh tế
của chủ nghĩa tư bản ngày nay đã làm bộc lộ tiềm năng phát triển và sẽ tiếp tục
phát triển nhưng cũng bộc lộ những giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản nằm
ngay trong bản chất của độc quyền của chủ nghĩa tư bản.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1.
Viện
thông tin khoa học xã hội (2002), Một chủ nghĩa tư bản mới hay những diện mạo
mới của chủ nghĩa tư bản, Viện TT KHXH, HN.
2.
Viện
thông tin KHXH (2001), Chủ nghĩa tư bản hiện đại những điều chỉnh mới, Viện TT
KHXH, HN.
3.
Đỗ
Lộc Diệp, Đào Duy Quát, Lê Văn Sang (2003), Chủ nghĩa tư bản đầu thế kỉ XXI,
Nxb KHXH, HN.
4.
Đỗ
Lộc Diệp (2002), Chủ nghĩa tư bản ngày nay: Những nét mới từ thực tiễn Mỹ, Tây
Âu và Nhật Bản, Nxb KHXH, HN.
5.
Harry
Shutt (2002), Chủ nghĩa tư bản những bất ổn tiềm tàng, Nxb CTQG, HN.
6.
Nguyễn
Quang Thích (2002), Tập bài giảng về chủ nghĩa tư bản hiện đại, Nxb CTQG, HN.
7.
Tiêu
Phong (2004), Hai chủ nghĩa một trăm năm, Nxb CTQG, HN.